Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP CAN THIỆP BỆNH NHÂN TẠI PHÒNG KHÁM RĂNG HÀM MẶT TRUNG TÂM Y TẾ AN DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.14 KB, 13 trang )

THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI
PHÁP CAN THIỆP BỆNH NHÂN TẠI PHÒNG KHÁM RĂNG
HÀM MẶT- TRUNG TÂM Y TẾ AN DƯƠNG
(TỪ THÁNG 04/2021 ĐẾN THÁNG 10/2021)

ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. TỔNG QUAN:

Hiện nay bệnh sâu răng là một vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới
quan tâm. Năm 1986 Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã coi bệnh răng
miệng là mối quan tâm thứ 3 của loài người sau bệnh ung thư và bệnh tim
mạch. Năm 2007 tại Hội nghị sức khỏe răng miệng Thế giới lần thứ 60,
các nước thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua nghị quyết
đưa xúc tiến và phòng ngừa bệnh sâu răng vào quy hoạch phòng ngừa và
điều trị tổng hợp bệnh mạn tính. Trong những năm gần đây Việt Nam có sự
tăng trưởng về kinh tế xã hội vì vậy chế độ dinh dưỡng ăn uống có sự thay
đổi, việc sử dụng lương thực, thực phẩm khơng hợp lý dẫn đến mức độ
tăng nhanh chóng của bệnh sâu răng. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
tình trạng sâu răng tại nhiều địa phương trong cả nước cho thấy bệnh sâu
răng có xu hướng gia tăng./.
Phòng Răng Hàm Mặt- Trung Tâm Y Tế An Dương là phòng khám và
điều trị chủ yếu cho 16 xã trên địa bàn huyện và một số xã giáp gianh như
huyện Kim Thành- Hải Dương và phường Quán Toan- Quận Hồng Bàng
có tình trạng kinh tế và mức sinh hoạt tương đối đầy đủ. Tuy nhiên các
bệnh răng miệng đặc biệt là bệnh sâu răng còn rất phổ biến, việc phòng
ngừa và chữa trị các bệnh răng miệng còn chưa được quan tâm đúng mức.
Từ những thực trạng đó chúng tơi nghiên cứu đề tài để tìm hiểu thực
trạng của bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp của người
bệnh trong khu vực này từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021./.

1




II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Là những người bệnh được chẩn đoán xác định bệnh Sâu răng dựa trên
tiền sử và khám lâm sàng, cận lâm sàng. Được điều trị nội khoa kết hợp
điều trị trám răng tại phòng Răng Hàm Mặt- Trung Tâm Y Tế An Dương
từ tháng 04/ 2021 đến tháng 10/ 2021.
1.2. Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng khám Răng Hàm Mặt- Trung Tâm Y
Tế An Dương.
1.3. Thời gian nghiên cứu.
Từ tháng 04/ 2021 đến 10/2021.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu.
2.2 : Cỡ mẫu nghiên cứu.
Tất cả các bệnh nhân được khám và điều trị sâu ngà răng tại phòng Răng
Hàm Mặt- Trung Tâm Y Tế An Dương, cụ thể có 97 bệnh nhân.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
- Đặc điểm bệnh nhân: Tuổi, giới tính nghề nghiệp, phương pháp điều trị.
- Kết quả khám và điều trị sâu ngà răng .
- Theo dấu hiệu lâm sàng.
- Theo chẩn đốn hình ảnh.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu nghiên cứu.


- Nghiên cứu tình trạng bệnh nhân có Sâu răng và các triệu chứng thường
gặp của bệnh.

2


- Nghiên cứu kết quả sau điều trị bệnh Sâu răng bằng phương pháp điều trị
sâu ngà răng phục phồi bằng trám răng và khẳng định tính khả thi hiệu
quả của phương pháp điều trị.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thống kê và nghiên cứu rõ hiện trạng các bệnh án nội trú, ngoại trú.
- Phân tích và xử lý số liệu.
- Đề xuất biện pháp điều trị, phòng biến chứng và hiệu quả.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.

1.1. Đại cương về bệnh Sâu răng.
Bệnh Sâu răng là bệnh rất phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ những
trẻ răng sữa đến người già mà không có sự phân biệt nào. Sâu răng khơng
chỉ gây đau nhức mà còn gây ra những biến chứng khác nguy hiểm hơn rất
nhiều, nặng nhất là bệnh nhân phải mất răng. Vì thế cần có những hiểu biết
về bệnh Sâu răng để có cách phịng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh.
Bệnh Sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc tấn công cấu trúc răng
gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là chúng
gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng, điều này
khiến người bệnh đau nhức khó chịu.
- Nguyên nhân gây sâu răng:
+ Do vi khuẩn.
+ Do thức ăn (đồ ngọt).
+ Do kết cấu răng.

+ Do chăm sóc răng miệng.
- Diễn biến bệnh sâu răng chia làm 3 giai đoạn:

3


+ Giai đoạn 1: Xuất hiện các đốm trắng.
Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ
phận duy nhất trong cơ thể khơng có khả năng tự phục hồi phải điều trị.
Thơng thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của
răng, nếu khơng có sự can thiệp điều trị của các biện pháp nha khoa.

+ Giai đoạn 2: Sâu men răng.
Ở giai đoạn này vi khuẩn sâu răng tạo thành một vùng tổn thương rõ
rệt trên bề mặt răng, có màu nâu, trắng hoặc đen. Khi ăn thức ăn nóng hoặc
lạnh, chua, ngọt bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt và hơi đau nhức.

+ Giai đoạn 3: Sâu ngà răng.
Giai đoạn này sâu răng tiếp tục phát triển ăn sâu vào bên trong phá
hủy nhanh chóng thành phần ngà răng, dần dần đến tủy răng và gây cảm
giác đau nhức. Lúc này những lỗ hổng sâu răng đã xuất hiện rõ ràng.
- Biến chứng của sâu răng:
+ Viêm tủy răng.
+ Viêm nha chu.
+ Viêm lợi.
+ Sâu răng lân cận.
1.2. Quá trình điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng trám răng.
Bước 1:
- Khám và đánh giá tình trạng bệnh răng miệng của bệnh nhân. Đánh giá
phân loại sâu răng, giải thích cho bệnh nhân phối hợp điều trị.

- Đánh giá tình trạng sức khỏe tồn thân và cho xét nghiệm cần thiết liên
quan.
Bước 2:
- Dùng kháng sinh trong 1->2 ngày trước khi làm thủ thuật nếu có triệu
chứng viêm.

4


- Chống viêm, giảm phù nề, giảm đau nếu cần thiết.

Bước 3:
- Vệ sinh răng miệng tốt trước khi làm thủ thuật, như lấy cao răng. Hướng
dẫn vệ sinh rặng miệng cho bệnh nhân.
Bước 4: Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng trám răng.
+ Các bước thực hiện thủ thuật:
- Sát khuẩn vùng miệng và răng cần làm.
- Dùng mũi khoan tùy theo tình trạng lỗ sâu, lắp vào tay khoan nhanh ,tạo
xoang trám lấy sạch ngà mủn và chất sâu.
- Dùng bơng (gịn) cơ lập xoang mặt ngồi , mặt trong.
- Dùng tay xịt hơi làm khô xoang trám.
- Trợ thủ trộn chất hàn vừa đủ vào trong xoang trám.
- Đưa chất hàn vào trong xoang trám.
- Sửa soạn khớp cắn bằng giấy than.
- Đánh bóng miếng trám .
- Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng sau khi hàn răng.
2 . KẾT QUẢ THU ĐƯỢC.
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:

2.1. Phân tích theo giới tính:

Bảng số liệu thống kê:
Giới tính

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Nam

57

58,7 %

Nữ

40

41,3%

Tổng số

97

100%

5


Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giới tính và bệnh nhân sâu răng:
Nhận xét: Bệnh nhân Nam 58,7%, bênh nhân Nữ chiếm 46,9%. Tỷ lệ

Nam/Nữ là 1:1. Số bênh nhân Nam và Nữ mắc bênh gần như tương đương
nhau.
2.2. Phân loại theo tuổi.
Bảng số liệu thống kê:
Độ tuổi

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Dưới 15 tuổi

18

18,6%

Từ 16-40 tuổi

45

46,4%

Trên 40 tuổi

34

35,0%

Tổng số


97

100%

Biểu đồ thể hiện mối tương quan độ tuổi của bệnh nhân sâu răng:

Độ tuổi

Trên 40; 10.94%

Từ 16 đến 40; 25.00%
Dưới 15 ; 64.06%

Nhận xét:
 Độ tuổi hay gặp nhất là 16-40 tuổi, chiếm 46,4% tổng số bênh nhân nghiên
cứu. Đây là độ tuổi thuộc tầm thanh niên, độ tuổi này thường liên quan

6


nhiều đến chế độ ăn và vên sinh răng miệng. Kết hợp với sự nhận thức và
quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng nên độ tuổi này thường đi
khám nhiều hơn so với các độ tuổi khác.
2.3. Phân loại theo cung hàm.
Bảng số liệu phân loại bệnh nhân sâu răng theo cung hàm
Cung hàm

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %


Hàm trên

28

28,8%

Hàm dưới

69

71,2%

Tổng số

97

100%

Biểu đồ mối quan hệ giữa hàm trên và hàm dưới của bệnh nhân sâu
răng:

HÀM TRÊN; 28.87%

HÀM DƯỚI; 71.13%

Nhận xét:
* Bệnh nhân điều trị bênh Sâu răng hàm dưới có tỉ lệ cao hơn so với bệnh
sâu răng cung hàm trên.


7


* Nguyên nhân chủ yếu là do cách chăm sóc răng miệng và vùng răng hàm
dưới là vùng thấp dễ đọng thức ăn, vi khuẩn cịn sót lại nhiều hơn nên tỷ lệ
hàm trên và hàm dưới có sự chênh lệch rõ rệt.
2. 4. Phân loại theo nghề nghiệp.
Bảng số liệu thống kê bệnh nhân sâu răng theo nghề nghiệp:
Nghề nghiệp

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Học sinh, sinh viên

32

33%

Công nhân, viên chức

40

41,2%

Nơng nghiệp

25


25,8%

Tổng số
97
100%
 Độ tuổi ít gặp nhất là trẻ em dưới 12 tuổi chiếm 18,6% tổng số bênh nhân
tham gia nghiên cứu . Đây là lứa tuổi có hàm răng hỗn hợp nên cân nhắc
việc điều trị hay không điều trị khi mắc bệnh.
Biểu đồ thể hiện mối tương quan nghề nghiệp của bệnh nhân sâu răng
Phân loại theo nhóm nghề nghiệp

Nơng nghiệp; 25.77%

Học sinh, sinh viên; 32.99%

Cơng chức, viên chức; 41.24%

8


Nhận xét:
* Bênh nhân đến khám và điều trị sâu răng phần nhiều là đội ngũ cán bộ
viên chức, công nhân chiếm 41,2% tổng số bênh nhân đến điều trị.
* Ít gặp nhất là bênh nhân làm nông nghiệp chiếm 25,8%.
=> Điều này thể hiện đội ngũ cán bộ viên chức , cơng nhân có sự quan tâm
hơn về sức khỏe răng miệng, cũng như hiểu biết về tác hại của nó đối với
sức khỏe. Ngồi ra một phần là do điều kiện kinh tế ở giai cấp này có thể
tốt hơn nên có điều kiện kinh tế quan tâm hơn đến sức khỏe răng miệng
của mình hơn.
2. 5. Các phương pháp điều trị :

a. Bảng đánh giá phương pháp điều trị nội khoa trước khi làm thủ thuật hay
làm thủ thuật luôn.
Số bệnh

Tỷ lệ

nhân

%

20

20,6%

Làm thủ thuật luôn

77

79,4%

Tổng số

97

100%

Phương pháp điều trị
Điều trị nội khoa chuẩn bị trước khi làm thủ
thuật


Nhận xét:
* 79,4% bênh nhân đến khám và điều trị bệnh sâu răng ngay sau khi có
tình trạng viêm lợi hay có biểu hiện sâu ở vùng chân răng.
* Chỉ có 20,6% bệnh nhân sâu kẽ răng cần phải điều trị nội khoa trước khi
làm thủ thuật.

9


b. Bảng đánh giá phương pháp điều trị bằng Glasslonomer Cement và bằng
Composide.
Phương pháp điều trị

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Composide

19

19,5%

Glasslonomer Cement

78

80,5%

Tổng số


97

100%

Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa các phương pháp
điều trị sâu ngà răng của bệnh nhân sâu răng

Composide; 19.5; 19.50%

Glasslonomer Cement; 80.50%

Nhận xét:
* 80% bênh nhân đến khám và điều trị bênh sâu ngà răng phúc hồi bằng
Glassinomer Cement. Chỉ có 19,5% bênh nhân điều trị bênh sâu ngà răng
phục hồi bằng Composide.
Phương pháp điều trị bênh sâu ngà răng phục hồi bằng Glassinomer
Cement thường được sử dụng nhiều hơn.
2. 6. Đánh giá kết quả sau điều trị.

10


Kết quả

Tốt

Khá

Kém


Tổng số

Số bệnh

90

7

0

97%

97,7%

7,3%

0

100%

nhân
Tỷ lệ

Nhận xét:
 Bệnh nhân sau khi được điều trị bênh sâu ngà răng phục hồi bằng trám
răng tại phòng khám Răng-Hàm-Mặt TTYT An Dương đạt kết quả tốt là
97,7%, chỉ có 7,3% là khá, khơng có bệnh nhân nào có kết quả điều trị
kém.
 Điều đó cho thấy khơng có bênh nhân nào sâu tái phát sau khi điều trị

tai cơ sở.
V : KẾT LUẬN:
- Trong chương II chúng tối đã phân tích , nghiên cứu 7 bảng số liệu của 97
bệnh nhân có bênh sâu răng tai phòng khám Răng –Hàm-Mặt TTYT An
Dương từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021. Thơng qua các số liệu phân
tích trên chúng tơi khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của phương
pháp điều trị trám răng.
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và theo dõi đánh giá kết quả của phương
pháp trám răng của 97 bênh nhân tại phịng khám RHM TTYT An Dương
chúng tơi rút ra kết luân như sau:
1. Một số đặc điểm của bệnh sâu răng:
- Bệnh sâu răng là bệnh hay gặp nhất và gây nhiều tác hại cho sức khỏe răng
miệng nói riêng cũng như sức khỏe con người nói chung.
-

Kinh phí để điều trị cho bênh nhân sâu răng không nhiều nhưng nếu
không được phát hiện và xử lý điều trị kịp thời sẽ gây lên rất nhiều tổn hại

11


khơng những cho sức khỏe răng miệng mà cịn mất rất nhiều kinh phí chio
việc phục hình răng .
- Bệnh nhân Nam chiếm tỷ lệ cao hơn(58,7%), bênh nhân Nữ (41,3%).
- Độ tuổi hay gặp nhất đi khám và điều trị sâu răng là từ 16-40 tuổi chiếm
46,4%
- Nghề nghiệp hay gặp nhất là công nhân, viên chức chiếm 41,2%tổng bênh
nhân.
- Cung hàm dưới thường bị sâu răng nhiều hơn chiếm 71,2% tổng số bênh
nhân nghiên cứu.

- Phương pháp điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Glassinomer Cement
được sử dụng nhiều nhất trong quá trình điều trị sâu răng chiếm 80,4%
tổng bệnh nhân nghiên cứu.
2. Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị:
- Phương pháp điều trị:
+ Để điều trị 97 bênh nhân có bệnh sâu răng chúng tôi sử dụng phương
pháp điều trị nội khoa kết hợp phương pháp thủ thuật trám răng.
- Kết quả điều trị:
+ Tất cả các bênh nhân trên đều được điều trị tại phòng khám Răng-HàmMặt tại TTYT An Dương đạt kết quả 100% là khá, tốt ngay sau khi điều trị
và ra viện.
VI: KHUYẾN NGHỊ:
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn nghiên cứu tôi nhận thấy
rằng để mỗi người dân trong cộng đồng muốn có một sức khỏe răng
miệng tốt, hạn chế được các biến chứng của bệnh sâu răng, tơi có một vài
khuyến nghị sau:
1.Với cộng đồng:

12


+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ban nghành đồn
theertrong cơng tác phịng và điều trị các bệnh răng miệng, đặc biệt là cơng
tác phịng bệnh răng miệng học đường.
+ Cần có kế hoạch và chiến lược lâu dài cho việc tuyên truyền
phòng chống bệnh về răng miệng, đặc biệt là phòng tránh các biến chứng
của bênh sâu răng.
2. Với Trung Tâm
+ Phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức các buổi tuyên truyền,
giáo dục để nhân dân hiểu biết về các bệnh răng miệng, phòng chống các
biến chứng của bênh sâu răng.

+ Tiếp tục duy trì và phát triển coobg tác khám chữa bệnh Răng-Hàm-Mặt
như hiện nay, duy trì và nâng cao trình độ khám và điều trị bệnh ngày một
tốt hơn.
+ Cần đầu tư thêm các trang thiết bị , dụng cụ và thêm nhân lực cho phòng
khám chuyên khoa và khám cận lâm sàngđể đáp ứng yêu cầu khám chữa
bệnh Răng-Hàm-Mặt tốt hơn như phẫu thuật nhổ răng khôn, răng khó mọc
lệch ngầm, kết hợp xương, phẫu thụât cắt nang răng, máy chụp XQ
Panorama.
+ Với phòng khám chuyên khoa phải tăng cường hơn nữa công tác giáo
dục, tư vấncho bênh nhân đến khám và tăng cường cơng tác dự phịng cho
người bệnh.
VII : TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Bệnh học sâu răng Trường đại học y Hà Nội.
- Bài giảng Răng Hàm Mặt Trường đại học y Hà Nội.
- Bài giảng răng và bộ răng Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng.
- Bệnh học sâu răng Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng.
- Bệnh học sâu răng Viện Răng-Hàm-Mặt Hà Nội.

13



×