Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận môn tiếng việt cơ sở chủ đề khảo sát và nghiên cứu hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.12 KB, 16 trang )

lOMoARcPSD|17838488

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN
MÔN TIẾNG VIỆT CƠ SỞ
Chủ đề
Khảo sát và nghiên cứu hiện tượng trộn mã ngôn ngữ
trong giao tiếp Tiếng Việt

Lớp học phần:
Thành viên nhóm:

NNTV1114(221)_01
Nguyễn Thị Minh Thư
Phạm Thị Thanh Tâm
Phạm Diệu Thùy
Võ Mai Trang
Đinh Thị Thanh Thư
Hoàng Xuân Thu

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

2


B/ NỘI DUNG

2

I. Cơ sở lí luận chung
1. Lý luận chung
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ
2. Các vấn đề cụ thể
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Trộn mã ngôn ngữ
2.1.2. Thái độ ngôn ngữ
2.1.3. Tiếp xúc ngôn ngữ
2.1.4. Vay mượn từ ngữ
2.2. Phân loại trộn mã ngơn ngữ
2.2.1. Mơ hình chèn
2.2.2. Mơ hình xen kẽ
2.2.3. Mơ hình từ vựng hóa tương đồng
II. HÀNH VI SỬ DỤNG NGƠN NGỮ
1. Động cơ sử dụng
2. Cơ chế tâm lí

2
2
2
3
4
4
4
5

6
6
7
8
8
9
10
10
11

C/ KẾT LUẬN

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

1
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ là một công cụ quan trọng để con người có thể giao tiếp và trao
đổi, truyền tải những thứ nằm ngồi nó. Trong thời đại tồn cầu hóa, khi sự hội
nhập, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng thì việc con người có thể biết hai hay
nhiều ngôn ngữ ngày càng phổ biến hơn. Những người có thể sử dụng tốt hai
ngơn ngữ thường có xu hướng sự dụng chêm xen những từ và cụm từ của ngôn

ngữ thứ hai khi đang giao tiếp bằng ngơn ngữ mẹ đẻ của mình - đây được gọi là
hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trong ngôn ngữ học. Trộn mã ngơn ngữ có thể xảy
ra trong cả giao tiếp nói như hội thoại, phỏng vấn, chương trình giải trí và khi
viết như trong tiểu thuyết, tạp chí, báo chí và quảng cáo.
Nhằm mục đích nghiên cứu về hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trong giao
tiếp của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện nghiên cứu với đề tài “Khảo sát hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trong
hoạt động giao tiếp Tiếng Việt (viết và nói)”.

B/ NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận chung
1. Lý luận chung
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Lĩnh vực ngôn ngữ luôn nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu
trên thế giới. Tiên phong mở đầu trong việc nghiên cứu sâu về “tiếp xúc ngôn
ngữ” là hai nhà ngôn ngữ học Uriel Weinreich và Einar Haugen, trong đó, tác
phẩm ‘Language in contact: Findings and Problem (1953)’ của U.Weinreich đã
đưa thuật ngữ “tiếp xúc ngơn ngữ” được biết đến rộng rãi. Kể từ đó, khá nhiều
cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này xuất hiện, chẳng hạn như: ‘Language
contact and bilingualism (Appel, R., and Pieter Muysken.1987)’, ‘Language
contact, creolization and genetic linguistics (Thomason, Sarah, and Terrence
Kaufmann. 1988)’, ‘Bilingualism’ (Romaine, Suzanne. 1989),... Chúng nói đến
những khía cạnh và góc nhìn khác nhau của tác giả về “tiếp xúc ngôn ngữ”, từ
khái niệm, phân loại cho tới đặc điểm, hệ quả. Mặc dù đã nhiều năm trôi qua,
chúng vẫn luôn là những tài liệu học thuật quý giá, thể hiện những quan điểm
không hề lỗi thời. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi con người có điều kiện
2
Downloaded by hây hay ()



lOMoARcPSD|17838488

tiếp cận với nhiều điều mới mẻ, chẳng hạn như học một ngôn ngữ mới, hiện
tượng “tiếp xúc ngôn ngữ” dần trở nên phổ biến, cụ thể hơn, một khía cạnh của
“tiếp xúc ngôn ngữ” đã trở thành trào lưu, gọi là hiện tượng “trộn mã ngôn
ngữ”.

1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ
Theo giáo sư Uriel Weinreich, “…hai hoặc nhiều ngơn ngữ được xem là
có tiếp xúc nếu chúng được sử dụng luân phiên bởi một số người”. Từ lý luận
này, ta có thể hiểu “tiếp xúc ngơn ngữ” thường xuất hiện ở cộng đồng những
người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là qua hình thức
lời nói. Khi U. Weinreich đưa ra ý kiến về “tiếp xúc ngôn ngữ”, ông cũng chỉ
tập trung vào một khía cạnh là hiện tượng này xảy ra trong các cuộc đối thoại
giữa người với người, có sự hiện diện của họ trong cùng một thời gian và địa
điểm nhất định, chứ không đề cập tới các hình thức khác như thơng qua sách vở
hay các phương tiện truyền thông (phim ảnh, đài báo,…). Phải đến khi
‘Language Contact: An introduction’ của Sarah G. Thomason ra đời, phạm vi
của “tiếp xúc ngôn ngữ” mới được mở rộng có phần linh hoạt hơn. Theo
Thomason, việc “tiếp xúc ngơn ngữ” cịn có thể được thực hiện mà khơng cần
có sự hiện diện của những người sử dụng các ngôn ngữ khác nhau ở cùng một
thời gian hay địa điểm, thông qua các nền tảng khác như sách báo hay các bài
viết. Có thể thấy, lý luận về “tiếp xúc ngơn ngữ” đã bao qt được cả khía cạnh
nói và viết.
Chính vì “tiếp xúc ngơn ngữ” xuất hiện trong mơi trường sử dụng nhiều
ngôn ngữ đa dạng, nên “…giữa chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra các hệ quả
về ngôn ngữ” (Ngôn Ngữ Học Xã Hội 2012 – Nguyễn Văn Khang). “Tiếp xúc
ngôn ngữ” mang đến xu hướng đan xen nhiều yếu tố về cấu trúc, vốn từ,…, từ
đó dẫn đến hiện tượng trộn mã và chuyển mã ngôn ngữ. Hay nói cách khác,
“trộn mã ngơn ngữ” chính là sản phẩm của “tiếp xúc ngơn ngữ”. Trên thế giới

nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
ngơn ngữ ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ngôn ngữ giới trẻ, tập trung vào vấn đề “trộn
mã ngôn ngữ”, cụ thể là việc chêm xen Tiếng Anh vào một ngôn ngữ bản địa
như: Tiếng Anh và Tiếng Nga trong ‘The influence of the English language on
the Russian youth slang’ của Derkach , Tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc trong
‘The effects of the English language on the cultural identity of Chinese
university students’ của Seppala, ‘Từ ngoại lai trong Tiếng Việt (2007)’,…
3
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Những tài liệu trên khẳng định một hiện thực rằng: sự ảnh hưởng của Tiếng Anh
tới các ngôn ngữ khác trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt ở bộ phận
thanh thiếu niên.
Tình huống thực tế này đặt ra một câu hỏi, liệu những yếu tố như môi
trường giao tiếp, phạm vi giao tiếp, chủ đề giao tiếp liên quan đến các khía cạnh
văn hóa – xã hội đã góp phần hình thành nên thái độ và sự lựa chọn của giới trẻ
với ngôn ngữ họ sử dụng trong lời nói và cách viết hàng ngày? Theo PGS.TS
Trịnh Cẩm Lan của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà
Nội viết trong đề tài nghiên cứu “Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng
biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay”, bà đã khẳng định rằng,
có xuất hiện những hình thức ngôn ngữ phi chuẩn của giới trẻ trong tiếng Việt
hiện nay cần được nghiên cứu, cũng như hệ thống hoá các tri thức ngôn ngữ học
xã hội về tiếp xúc ngôn ngữ, chuyển mã, trôn mã và thái độ ngôn ngữ. Có thể
thấy, ngồi những yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến thái độ ngôn ngữ của các
bạn trẻ, cịn có thể kể đến nhiều nhân tố xã hội khác như tuổi tác, giới tính, trình
độ giáo dục, nghề nghiệp... Ngược lại, rất nhiều những hành vi sử dụng ngôn từ
lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của thái độ ngôn ngữ.


2. Các vấn đề cụ thể
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Trộn mã ngôn ngữ
Theo các nhà ngôn ngữ học xã hội, mã là một tập hợp các quy ước để
chuyển đổi một hệ thống tín hiệu này sang một hệ thống tín hiệu khác, là một
dạng biến thể ngôn ngữ được một cộng đồng sử dụng nhằm mục đích giao tiếp
với người khác. Cụ thể hơn, trong giao tiếp, mã là một quy tắc để chuyển đổi
một phần thông tin (một chữ cái, từ hoặc cụm từ) thành một dạng hoặc cách
biểu diễn khác của ngôn ngữ.
Mã trong giao tiếp có thể là một ngơn ngữ, nhiều loại ngôn ngữ hoặc
phong cách của một ngôn ngữ. Tùy vào hoàn cảnh cũng như nhu cầu giao tiếp,
người giao tiếp sẽ lựa chọn mã ngôn ngữ cho phù hợp. Hai hình thức mã ngơn
ngữ thường gặp đó là: Chuyển mã (code-switching) và Trộn mã (code-mixing).
Thuật ngữ trộn mã nhấn mạnh đến sự kết hợp của ngơn ngữ cịn thuật ngữ
chuyển đổi mã thì lại nhấn mạnh sự chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn
4
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

ngữ khác.
Chuyển mã là một thuật ngữ trong ngôn ngữ học đề cập đến việc người
giao tiếp sử dụng nhiều hơn một ngơn ngữ và chuyển đổi một cách tồn bộ từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác trong một cuộc trị chuyện. Nói cách khác,
thuật ngữ chuyển mã là một thuật ngữ phổ biến nhấn mạnh sự thay thế hai hoặc
nhiều ngôn ngữ, các loại ngôn ngữ hoặc thậm chí cả phong cách nói.
Trộn mã là sự trộn lẫn của hai hoặc nhiều loại ngơn ngữ trong lời nói/văn
bản. Nói cách khác, trộn mã là các yếu tố hành vi của việc sử dụng các đơn vị

ngôn ngữ (từ, cụm từ, mệnh đề, v.v.) của một ngôn ngữ nào đó được tích hợp
với các đơn vị ngơn ngữ khác trong một câu duy nhất. Việc trộn mã diễn ra mà
khơng cần thay đổi chủ đề và có thể liên quan đến nhiều cấp độ ngôn ngữ khác
nhau như âm vị học, hình thái học, cấu trúc ngữ pháp hoặc các mục từ vựng.
Điều này dẫn tới việc ngôn ngữ thứ hai có xu hướng bị ngơn ngữ thứ nhất đồng
hóa ở một mức độ nào đó.

2.1.2. Thái độ ngơn ngữ
Thái độ ngôn ngữ (language attitude) là những cảm giác, tình cảm của
con người (ở đây là người bản ngữ) đối với ngôn ngữ của họ (tiếng mẹ đẻ)
và/hoặc đối với các ngôn ngữ khác. Thái độ ngôn ngữ được hiểu như là một cấu
trúc tâm lý của cá nhân liên quan đến ngôn ngữ của họ và/hoặc ngôn ngữ của
người khác. Việc hình thành nên thái độ ngơn ngữ có thể chịu ảnh hưởng từ các
yếu tố xã hội như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp,...
Thái độ ngơn ngữ, theo góc nhìn tâm lý học xã hội, thường tập trung vào
lý giải việc các cá nhân tham gia giao tiếp nghĩ gì về ngơn ngữ và làm gì với
ngơn ngữ. Thái độ ngơn ngữ là biểu hiện thái độ xã hội của cá nhân, được phân
biệt bởi tiêu điểm và tham chiếu cụ thể đến cả ngơn ngữ và việc sử dụng nó
trong xã hội.
Do sự liên kết chặt chẽ giữa ngôn ngữ và thành viên cộng đồng, khái
niệm về thái độ ngôn ngữ thường được mở rộng để bao gồm thái độ đối với diễn
giả. Biểu hiện của sự tích cực hoặc cảm giác tiêu cực đối với một ngôn ngữ,
phản ánh ấn tượng về ngôn ngữ: phức tạp hay đơn giản, dễ hay khó học, mức độ
quan trọng, sự sang trọng, địa vị xã hội, v.v. Thái độ đối với một ngôn ngữ cũng
có thể cho thấy những gì mọi người cảm nhận về những người nói ngơn ngữ đó.
Thái độ ngơn ngữ thường được nghiên cứu theo hai khuynh hướng:
5
Downloaded by hây hay ()



lOMoARcPSD|17838488

khuynh hướng tinh thần luận (mentalism) và khuynh hướng hành vi luận
(behaviorism).
2.1.3. Tiếp xúc ngơn ngữ
Q trình tác động, thâm nhập, và thậm chí thay thế lẫn nhau giữa các
ngơn ngữ, do trong các điều kiện lịch sử, xã hội, văn hố nhất định, chủ nhân
của những ngơn ngữ này bằng nhiều hình thức, trạng huống khác nhau đã tiến
hành việc giao tiếp bằng lời nói, văn bản với nhau. Tiếp xúc ngôn ngữ là hiện
tượng phổ biến đối với tồn bộ ngơn ngữ nhân loại và là một tác nhân khá quan
trọng làm tạo nên sự biến đổi và phát triển cho từng ngôn ngữ. Các hiện tượng
ngôn ngữ thường gặp khi nảy sinh Tiếp xúc ngôn ngữ là: vay mượn, giao thoa,
sao phỏng, lai tạp, hoà trộn hoặc thay thế hoàn toàn.
O.S.Akhmanova (1966) đã định nghĩa Tiếp xúc ngôn ngữ là “Sự tiếp giao
nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương
liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có
những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau”. Ví dụ như Tiếng Việt đã
tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt trong một giai đoan lịch sử rất dài: 1000 năm đô hộ
đến thế kỉ thứ X khi nước ta giành độc lập tự chủ và cho đến ngày nay khi hai
nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao thì sự tiếp xúc ngôn ngữ ấy lại càng sâu
rộng và mạnh mẽ hơn thông qua rất nhiều con đường: khẩu ngữ, sách vở....
Tiếp xúc ngôn ngữ đã để lại một hệ thống từ Hán Việt vay mượn trong hệ
thống từ của Tiếng Việt, nhưng khi du nhập vào Việt nam lại tạo ra nhiều biến
thể mà chữ Nôm là một đại diện tiêu biểu cho sự sáng tạo, thơng minh tài trí của
người Việt Nam.
2.1.4. Vay mượn từ ngữ
Hiện tượng vay mượn từ ngữ là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ,
là một trong những phương thức quan trọng để bổ sung vốn từ vựng của một
ngôn ngữ, là hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội và hiện tượng ngôn ngữ văn
hóa. Hiện tượng vay mượn từ vựng như thế diễn ra khác nhau giữa các ngôn

ngữ khác nhau và khác nhau giữa các thời kì trong bản thân một ngôn ngữ.
Trước hết, vay mượn từ ngữ là một phương thức phổ biến để bổ sung vốn
từ trong các ngôn ngữ toàn cầu. Bên cạnh việc áp dụng các phương thức cấu tạo
từ trong mỗi hệ thống ngôn ngữ để tạo từ mới thì việc vay mượn từ vựng là
phương thức rất cần thiết và hữu ích trong việc biểu đạt, thể hiện các hiện
tượng, khái niệm mới xuất hiện, đặc biệt trong thời đại giao lưu, hội nhâp, tiếp
6
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

xúc văn hố , “bùng nổ thơng tin” như hiện nay.
Các từ vay mượn được đưa vào ngôn ngữ vay mượn với tư cách là các
yếu tố cấu tạo từ, từ, cụm từ, hoặc có thể là mơ hình cấu tạo từ mới.
Trong Tiếng Việt, hiện tượng vay mượn tiếng Hán là vơ cùng phổ biến, đóng vai
trị quan trọng. Do đất nước Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc
và từng bị Bắc thuộc hơn 1000 năm dẫn đến hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ và
vay mượn ngơn ngữ. Ví dụ: ‘Khán giả’: được cấu tạo bởi hai chữ Hán, trong đó
‘khán’ là nhìn, ‘giả’ là nghe.
Vay mượn từ ngữ Tiếng Anh cũng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới mà ở Việt Nam, Tiếng Anh lại là môn học bắt buộc nên những từ ngữ Tiếng
Anh được người Việt sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: phơng,
phơng chữ: được phiên âm từ “font", phiên âm /fɑnt/; In-tơ-net: có nguồn gốc
từ “internet", có phiên âm /ˈɪntərnet/.

2.2. Phân loại trộn mã ngơn ngữ
Theo Suwito (1983:76), trộn mã được chia thành hai loại:
Trộn mã bên trong (inner code-mixing) xảy ra do sự chèn các yếu tố ngôn
ngữ của ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ quốc gia với biến thể của nó (có nguồn

gốc từ ngôn ngữ mẹ đẻ với tất cả các biến thể của nó) nó cũng có thể xảy ra
giữa ngơn ngữ địa phương hoặc ngơn ngữ khu vực. Ví dụ: một người nói có thể
sử dụng một số mã của tiếng Hán Việt trong cuộc nói chuyện bằng tiếng thuần
Việt của mình, nhưng khơng phải tồn bộ cấu trúc của tiếng Hán “Đồ vật làm
bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù làm rất
cầu kì, mĩ lệ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.”.
Trong khi đó, trộn mã bên ngoài (outer code-mixing) xảy ra do sự chèn
vào của yếu tố ngơn ngữ của một ngơn ngữ nước ngồi vớit tất cả biến thể của
nó. Do đó, có sự pha trộn giữa ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ quốc gia với
tiếng nước ngồi. Ví dụ: Một người nói có thể chèn các yếu tố tiếng Anh vào
cuộc nói chuyện tiếng Việt “Mày design theo brief khách hàng đưa sáng nay
chưa?”
Sự trộn mã bên trong có thể xê dịch giữa sự xen kẽ các từ hoặc cụm từ
đơn lẻ và các mệnh đề trong một câu đơn hoặc phát ngơn đơn, cịn trộn mã
ngồi câu thơng thường xảy ra giữa các câu. Bởi vì nó xảy ra ở ranh giới câu
nên đòi hỏi tương tác về mặt cú pháp ít phức tạp hơn giữa hai ngôn ngữ liên
quan đến việc trộn mã. (Siregar, 1996)

7
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Dựa theo Muysken, trộn mã được chia thành 3 mô hình chính: chèn, xen
kẽ, và sự từ vựng hóa phù hợp. Ơng cho rằng 3 mơ hình trên bị hạn chế bởi các
cách cài đặt trong song ngữ cụ thể. Điều này tạo ra nhiều sự thay đổi trong cách
trộn các mơ hình gặp phải
2.2.1. Mơ hình chèn (Insertation)
Kiểu trộn mã đầu tiên được đề xuất bởi Muysken (2000) là mơ hình chèn.

Ơng cho rằng nó đang chèn vật chất (các mục từ vựng hoặc toàn bộ thành phần)
từ một ngôn ngữ này sang một cấu trúc từ ngôn ngữ khác. Các khái niệm chèn
cho thấy điểm hạn chế về mặt cấu trúc thuộc tính của một số cơ sở hoặc ma trận
cấu trúc. Quá trình trộn mã đây là sự chèn phạm trù từ vựng hoặc cụm từ nước
ngoài vào một cấu trúc nhất định. Các sự khác biệt chỉ đơn giản là kích thước và
loại phần tử được chèn, ví dụ: danh từ so với cụm danh từ. Điều này có nghĩa là
trộn mã chỉ xảy ra trong các phần của một ngôn ngữ nhỏ hơn một mệnh đề và
một câu, chẳng hạn như từ hoặc cụm từ.
Ví dụ: “Đối với em là một người rất sentimental, partner của mình phải
ln ở cạnh mình. Nếu như phải đi đến long distance relationship thì thật sự
phải là mối quan hệ rất serious.”

2.2.2. Mơ hình xen kẽ (Alternation)
Đây là mơ hình xen kẽ thêmg các cấu trúc của ngơn ngữ khác. Đây là sự
ràng buộc khi pha trộn về tính tương thích hoặc tương đương giữa các ngơn ngữ
liên quan tại điểm chuyển đổi. Theo góc nhìn này, việc trộn mã cũng giống như
chuyển mã giữa các lượt hoặc phát âm. Sự khác nhau nằm ở độ dài và kiểu

8
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

thành phần được dùng xen kẽ; ví dụ như mệnh đề và câu, cùng các đơn vị ngữ
pháp khác như chủ ngữ, động từ, hoặc vị ngữ. Ví dụ: “Mọi chuyện thì ln đơn
giản nhưng people always make it complicated”.
Trong ví dụ này, trong nửa sau của câu, tiếng Việt đã được thay thế tồn
bộ bằng tiếng Anh chứ khơng chỉ được thay thế một phần. Ta có nói rằng, mơ
hình xen kẽ là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng trộn mã.


2.2.3. Mơ hình từ vựng hóa tương đồng (Congruent lexicalization)
Đây là mơ hình khi hai ngơn ngữ được sử dụng có chung cấu trúc ngữ
pháp, và có thể thay đổi từ vựng trong câu với các thành phần của cả hai ngơn
ngữ. Hình thức trộn mã có thể dưới dạng từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ thứ hai
mà được biết đến rộng rãi trong ngôn ngữ thứ nhất.
Tiếng Việt khơng có ngơn ngữ nào thật sự tương đồng về cả mặt ngữ
pháp hay từ vựng để có thể thật sự thay thế nên trong trường hợp này, sự trộn
mã giữa tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha sẽ rõ ràng hơn. Sự trộn mã giữa tiếng
Anh và tiếng Tây Ban Nha có thể giống như sự kết hợp giữa mơ hình - và mơ
hình xen kẽ, nhưng có sự thay đổi liên tục giữa từ hay thành phần của hai ngôn
ngữ trong một cấu trúc chung. Ví dụ: “Bueno, in other words, el flight |que sale
de Chicago around three o'clock.” / “Good, in other words, the flight that leaves
Chicago around three o'clock.”

9
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

II. HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
1. Động cơ sử dụng
Vấn đề cần bàn luận ở đây, theo chúng tôi là làm sao để đảm bảo được
giới hạn và mức độ của việc trộn mã để khi giao tiếp họ vừa giữ gìn được sự
trong sáng của tiếng Việt, vừa có thể đạt được mục đích giao tiếp. Nhưng trước
tiên, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ về tỉ lệ các ngôn ngữ
được sử dụng vào việc trộn mã. Kết quả cho thấy hơn 70% số lượng người được
khảo sát chêm xen tiếng Anh vào ngôn ngữ tiếng Việt hằng ngày. Do đó, với
một ngơn ngữ toàn cầu như tiếng Anh, động cơ đằng sau hiện tượng trộn mã là

một bước quan trọng để tìm hiểu và phân tích.
Chúng tơi đã đưa ra một số lý do của việc chêm xen từ ngữ tiếng Anh
trong giao tiếp tiếng Việt và cân nhắc các phương án này. Lý do đầu tiên đó là
người nói gặp khó khăn trong việc diễn tả suy nghĩ hay cảm xúc bằng ngơn ngữ
mẹ đẻ, vì vậy họ phải vay mượn từ vựng của ngôn ngữ khác để lấp đầy khoảng
trống ngôn ngữ. Kết quả là, người nói sẽ bắt đầu chêm xen từ ngữ tiếng Anh
trong quá trình giao tiếp. Lý do thứ hai, trộn mã xảy ra khi một cá nhân muốn
nhấn mạnh ý niệm, quan điểm của mình để thể hiện sự liên kết với một nhóm
người trong xã hội. Mối quan hệ được thiết lập giữa người nói và người nghe
khi người nghe phản ứng lại với một cách trộn mã tương tự. Lý do thứ ba, chêm
xen một từ/cụm từ từ ngôn ngữ B sang ngôn ngữ A có thể thuận tiện hơn là việc
chờ đợi ai đó suy nghĩ để đưa ra một từ vựng B thích hợp.

10
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Để làm rõ điều này, chúng tôi nêu câu hỏi: “Anh/chị cho biết động cơ sử
dụng tiếng anh chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt?”
Bảng 1. Động cơ sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt
STT

Động cơ

Tỉ lệ (%)

1


Giảm nhẹ ý thơ tục

30

2

Do thói quen sử dụng ngơn ngữ của người nói

90

3

Để luyện tiếng Anh

50

4

Lấp đầy khoảng trống từ vựng

50

5

Thấy có vẻ sành điệu, phù hợp với sinh viên

30

6


Lặp lại thông điệp nhằm nhấn mạnh

40

Như vậy, chúng ta thấy động cơ lựa chọn sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong
giao tiếp tiếng Việt đối với sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân là do thói quen
chiếm tỉ lệ cao nhất 90%.

2. Cơ chế tâm lí
Theo Trudgill, "người nói chuyển sang thao túng hoặc tác động hoặc xác
định tình hình như họ muốn và để chuyển tải các sắc thái ý nghĩa và ý định cá
nhân”. Khi trích dẫn điều này, ta thấy rằng trộn mã có thể được sử dụng để tự
biểu đạt và là một cách sửa đổi ngơn ngữ vì mục đích cá nhân.
Để nắm được mục đích cũng như cơ chế sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm
xen trong giao tiếp tiếng Việt, chúng tôi nêu câu hỏi: “Anh/ chị cho biết, bạn sử
dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếng tiếng Việt với mục đích gì?”
Kết quả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. Mục đích sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt

11
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Mục đích

Tỉ lệ(%)

Tập luyện


35

Thể hiện cái tơi

40

Đua địi

5

Theo xu thế

20

Bảng trên cho thấy, sinh viên sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong
giao tiếp tiếng Việt là thể hiện cái tôi 40%, tập luyện 35%, theo xu thế 20%, đua
đòi chiếm tỉ lệ thấp nhất 5%. Nhà triết học người Đức L. Pheurbach từng viết:
“Con người cá thể không chứa bản chất con người trong mình… Bản chất con
người chỉ bộc lộ ta trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con
người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thơng thường; cịn
con người trong giao tiếp với đồng loại,….”. Đại đa số con người khi giao tiếp
chủ yếu muốn thể hiện ‘cái tơi’ cá nhân khác với bất kì một ai khác.
Thói quen chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của
khơng ít sinh viên đã khiến cho họ không ngần ngại chêm xen tiếng Anh vào
trong giao tiếp của mình kể cả khi đang giao tiếp với người lớn tuổi. Sự chêm
xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt ở góc độ nào đó có thể làm biến
dạng ngôn ngữ tiếng Việt, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt cũng như làm ảnh
hưởng đến văn hóa Á Đơng của người Việt. Ví dụ như: “sorry bạn’’, “dân
play’’, “bài này hot’’, “design ảnh’’… Điều này càng khẳng định trong cộng

đồng sinh viên có sự thay đổi phong cách giao tiếp dẫn đến thúc đẩy sinh viên
lựa chọn từ ngữ tiếng Anh, trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Việt.
Để tìm hiểu sự cần thiết sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao
tiếp tiếng Việt, chúng tôi đã đặt câu hỏi: “Theo anh/ chị, sử dụng từ ngữ tiếng
Anh chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt đối với sinh viên trường bạn có cần
thiết khơng?” Kết quả cho thấy, có 80% sinh viên cho rằng cần thiết và 20%
sinh viên thấy không cần thiết sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao
tiếp tiếng Việt.
Thông qua khảo sát, hiện tượng trộn mã xảy ra theo các cấp độ khác nhau

12
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

từ cấp độ từ cho đến cấp độ lời nói/văn bản. Về động cơ trộn mã có thể thấy
rằng, trộn mã là hành vi lựa chọn ngôn ngữ của người nói phụ thuộc vào ngữ
cảnh, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp cũng như vai giao tiếp. Như vậy,
hiện tượng trộn mã địi hỏi người sử dụng phải có một vốn hiểu biết nhất định
về cả hai ngôn ngữ và nhận thức về các chuẩn mực cộng đồng. Chính vì thế,
việc chêm xen ngơn ngữ sẽ khơng ảnh hưởng nhiều tới sự trong sáng của tiếng
Việt.

C/ KẾT LUẬN
Trong thời đại hội nhập phát triển ngày nay, hiện tượng trộn mã, vay
mượn từ ngữ là hệ quả tất yếu của việc tiếp xúc ngôn ngữ giữa các quốc gia,
dân tộc trên thế giới. Trong một cuộc giao tiếp trực tiếp hay trực tuyến, người
đa ngữ có thể chêm xem, trộn lẫn các yếu tố của mã ngôn ngữ khác khi đang sử
dụng mã ngơn ngữ chính tuỳ mục đích sử dụng hay thói quen ngơn ngữ. Qua

nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy hầu hết những cá nhân sử dụng trộn mã là do
thói quen và đa phần cũng cho rằng việc pha trộn ngôn ngữ trong đời sống là
điều tất yếu và bình thường. Từ đó có thể thấy, hiện tượng chêm xem ngoại ngữ
vào lời nói, lời văn đã chứng minh được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng vô
cùng khi xâm nhập vào đời sống của con người, đặc biệt là giới trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

[1] Dương Quốc Cường. Nghiên cứu hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh
trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên Đại học Đà Nẵng.
< />f?
fbclid=IwAR1IOITC3ROEMFTIt6JSCBRgB5mzWig3po1u24PwzueW4hEzrg
ZWCAd3X_I>
[2] Nguyễn Thúy Nga (2016). Nghiên cứu tiếp xúc ngơn ngữ qua các thời kì.
< />[3] Trịnh Cẩm Lan, Nguyễn Minh Diệu (2019). Thái độ ngôn ngữ đối với
những hiện tượng biến đổi trong Tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay.
< />[4] Maria Adelina Ianos (2014). Language attitudes in a multilingual and
multicultural context. The case of autochthonous and immigrant students in
Catalonia.< />e1.pdf?sequence=4>
[5] Cours (2006). Exposé Écrit Pour Un Séminaire.
< />[6] Ahmad Mustamir Waris (2012). Code switching and mixing
(Communication in Learning Language)
< />[7] Code-Switching and Code-Mixing – What You Need to Know.
< />[8] Ahmad Mustamir Waris. Code Swtcihing and Mixing (Communication in

Learning Language) < >
[9] Fanani, A., & Ma'u (2018). Code switching and code mixing in English
learning process.
< />%2F10.21831%2Flt.v5i1.14438 >
[10] Nguyễn Văn Khang. Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB Giáo dục (2007).
[11] Trần Kiều Huế (2012). Một số vấn đề chung về vay mượn từ vựng và khái
quát về từ mượn Hán trong tiếng Nhật
[12] Trần Thị Phương Lý, Cao Thị Kim Vy (2021). Nghiên cứu cấu trúc trộn mã

14
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

ngôn ngữ Việt- Anh trong giao tiếp trao đổi mua bán của tiểu thương chợ Bến
Thành, Tp. Hồ Chí Minh. < />%E1%BB%A9u/Ng%C3%B4n-ng%E1%BB%AF/p/nghien-cuu-cau-truc-tronma-ngon-ngu-viet-anh-trong-giao-tiep-trao-doi-mua-ban-cua-tieu-thuong-choben-thanh-tp-ho-chi-minh-1811>
[13] D Wisal Ahmad Ansaar (2017). Sociolinguistics by R.A Hudson.
< />[14] Stefan Liberski (2020). An analysis of Code Switching aand Code Mixing
in The Film “ Tokyo Fiancée ”.
< />Switching_and_Code_Mixing_in_The_Film_Tokyo_Fiancee_by_Stefan_Libers
ki>
[15] Shailendra Kumar Singh, Manoj Kumar Sachan, (2017). Importance and
Challenges of Social Media Text
< />nges_of_Social_Media_Text#pf3 >
[16] Nurul Azizah Ikhsani (2012). Code mixing in the articles of gogirl!
< />ng%20to%20Muysken%20 >
[17] Pieter Muysken (2022). Code-switching processes: Alternation, insertion,
congruent lexicalization.
< />sequence=1#:~:text=When%20several%20words%20are%20switched,together

%2C%20congruent%20lexicalization%20is%20plausible.&text=get%20for
%2Dme%20a%20glass >

15
Downloaded by hây hay ()



×