Tải bản đầy đủ (.docx) (184 trang)

luận án tiến sĩ kinh tế đề tài chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.2 KB, 184 trang )

NGUYỄN ANH TUẤN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
CƠNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ
KINH TẾ

NGHỆ AN, NĂM 2022


NGUYỄN ANH TUẤN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
CƠNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ
KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 9 31 01 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
2. GS. TS. HOÀNG VĂN HOA

NGHỆ AN, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng


dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Nghệ An, ngày…..tháng….năm 2022
Tác giả luận án

Nguyễn Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án này, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này, cho phép tơi được trân trọng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Minh Phượng và GS.TS. Hồng Văn Hoa đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Sau đại học, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ UBND tỉnh Nghệ An
và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án.
Xin trân trọng cảm ơn bố mẹ, anh chị, vợ và người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Anh Tuấn



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC BẢNG
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
viii
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài luận án
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
4. Các câu hỏi nghiên cứu
4
5. Phương pháp nghiên cứu
4
6. Những đóng góp mới của luận án
14

7. Kết cấu của luận án
15
CHƯƠNG 1
16
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO
16
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi

16

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng và vai trị của nơng nghiệp cơng
nghệ cao
16
1.1.2.Các cơng trình nghiên cứu về xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao17
1.1.3. Các công trinh nghiên cứu về chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao
19
1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
20
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng và vai trị của nơng nghiệp cơng
nghệ cao
20
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về xu hướng phát triển nông nghiệp công nghiệp cao
21
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
23


1.3. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
25

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO
27
2.1. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao

27

2.1.1 Các khái niệm
27
2.1.2. Vai trò, đặc điểm và mục tiêu của phát triển nông nghiệp công nghệ cao
31
2.1.3. Nội dung chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao
34
2.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao37
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao ở
một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
44
2.2.1. Thực tiễn chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao ở một số quốc gia trên
thế giới
44
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
49
2.2.3. Bài học rút ra cho chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao của tỉnh Nghệ
An 52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
53
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP CƠNG
NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 202055
3.1. Tiềm năng và lợi thế về phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
55

3.1.1. Điều kiện và tài nguyên tự nhiên
55
3.1.2. Điều kiện và tài nguyên xã hội
57
3.1.3. Thực trạng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 59
3.1.5. Thực trạng kết quả và hiệu quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo
ngành sản xuất
66
3.2. Thực trạng chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn tỉnh
Nghệ An
74
3.2.1. Nhóm chính sách về đất đai
74
3.2.2. Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao 79
3.2.3. Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển khoa học cơng nghệ
86
3.2.4. Nhóm chính sách vay vốn, tín dụng
92
3.2.5. Nhóm chính sách tổ chức sản xuất và thị trường
99


3.3. Đánh giá chung về chính sách phát triển nơng nghiệp công nghệ cao trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
106
3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
106
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
112
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

118
CHƯƠNG 4 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ
AN
120
4.1. Mục tiêu và định hướng chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao của tỉnh
Nghệ
An
đến
năm
2030

tầm
nhìn
năm
2045
120

4.1.1. Quan điểm
120
4.1.2. Bối cảnh 121
4.1.3. Mục tiêu 124
4.1.4. Định hướng
125
4.2. Giải pháp tăng cường chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
129
4.2.1. Giải pháp chung về thể chế tăng cường chính sách phát triển nơng nghiệp
cơng nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

129
4.2.2.Giải pháp đối với các nhóm chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao134
4.2.3. Giải pháp về chính sách đất đai và quy hoạch vùng sản xuất
145
4.2.4. Một số giải pháp khác
147
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
149
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
151
1. Kết luận
151
2. Kiến nghị
153
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
154
TÀI LIỆU THAM KHẢO
155


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích đất ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

60

Bảng 3.2. Lao động được tham gia tập huấn ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp

61


Bảng 3.3. Mức độ cần thiết phải ứng dụng công nghệ cao đối với các khâu sản xuất
nơng nghiệp tại Nghệ An
64
Bảng 3.4. Sản phẩm có nhu cầu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp
65
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát hộ sản xuất và gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ
cao vào trồng trọt
67
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát chi phí sản xuất bắp cải bình qn/sào/vụ

68

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát chi phí, thu nhập sản xuất bắp cải giữa các nhóm hộ
sản xuất ứng dụng công nghệ cao và sản xuất truyền thống (Bình qn/ha)
69
Bảng 3.8. Tình hình ứng dụng cơng nghệ cao trong chăn nuôi

70

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát hộ sản xuất và gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ
cao vào ni trồng thủy sản
71
Bảng 3.10. Chi phí ni cá trắm thả nổi bình quân/tạ của các hộ, gia trại điều tra .
72 Bảng 3.11. Tình hình thuê đất của hộ và gia trại
79
Bảng 3.12. Nhu cầu về vốn đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp



96
Bảng 3.13. Những khó khăn khi hộ và gia trại, hợp tác xã vay vốn

97


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP
Sơ đồ 1:

Khung phân tích luận án

Hộp 3.1.

Ý kiến đóng góp về lớp tập huấn

Hình 3.1.

6
61

Mơ hình trồng bắp cải nhà lưới, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại
Nghĩa Đàn, Nghệ An

Hình 3.2.

Error! Bookmark not defined.

Mơ hình chăn ni lợn, gà ứng dụng cơng nghệ cao tại Yên Thành,
Nghệ An


Error! Bookmark not defined.

Hình 3.3. Mơ hình ni cá thả nổi tại Quỳnh Lưu, Nghệ AnError! Bookmark not
defined.
Hộp 3.2.

Ý kiến đóng góp về cơng tác giám sát và đánh giá phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Sở Nông nghiệp & PTNT và
Trung

tâm

Khuyến

nông

tỉnh

Nghệ

An

73
Hộp 3.3.

Ý kiến về ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển nơng nghiệp ứng dụng
cơng

nghệ


cao

92
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ DN được hỗ trợ về nội dung phát triển sản xuất

82

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ HTXNN được hỗ trợ về nội dung phát triển sản xuất

83

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nông dân được hỗ trợ về nội dung phát triển sản xuất

84

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ DN được hỗ trợ về nội dung phát triển KHCN

89

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ HTXNN được hỗ trợ về nội dung phát triển KHCN

90

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nông dân được hỗ trợ về nội dung phát triển KHCN

91

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tổ chức, cá nhân có vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức 96
Biểu đồ 3.8. Tình hình thực hiện hợp đồng SX và tiêu thụ SP giữa DN và ND 101



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CBCC

Cán bộ cơng chức

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân


HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

KHCN

Khoa học cơng nghệ

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

NQ/TW

Nghị quyết / Trung ương

ND

Nông dân

NN

Nông nghiệp

NT


Nông thôn

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng chính phủ

QĐ-UBND

Quyết định ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

UDNNCNC
XDCB

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ
cao
Xây dựng cơ bản


XDCSHT

Xây dựng cở hạ tầng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu
quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Để phát triển nông
nghiệp công nghệ cao đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chính
sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao đóng vai trị hết sức quan trọng. Tuy
nhiên, việc ban hành và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần
gắn với những đặc thù kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi
bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát
triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành
trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, 05/11/2016 về thực
hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội
trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh
những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như:
“Hiện đại hóa, thương mại hóa nơng nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông
nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - cơng nghệ, có năng suất, chất
lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất
lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của
từng vùng”…Vì thế, với những chính sách được ban hành trước đó về nơng nghiệp
cơng nghệ cao như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐTTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng
nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp
tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nơng nghiệp,

trong đó có nơng nghiệp cơng nghệ cao.
Nghệ An
trởđểthành
tâm hình
ứng dụng
nơng
cơng
nghệ
cao của cả
nước,
có với
tiềmđịnh
nănghướng
rất lớn
phát trung
triển loại
du lịch
gắnnghiệp
với phát
triển
nơng


nghiệp công nghệ cao, với các mục tiêu tương lai là trở thành trung tâm lớn về rau
hoa, trung tâm chè, trung tâm sản xuất cây dược liệu, trung tâm chăn nuôi gia súc gia
cầm... của cả nước [77]. Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra một lượng sản phẩm lớn,
năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường; Giúp nông dân
chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mơ sản
xuất được mở rộng. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giúp giảm giá thành sản
phẩm, đa dạng hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường; Hạn chế được

sự lãng phí về tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công
nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản
xuất.
Trên thực tế, những năm qua, các Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách
phát triển nơng nghiệp công nghệ cao được triển khai trên địa bàn tỉnh đã tạo bước
chuyển lớn về tư duy sản xuất của người dân, đặc biệt là việc đẩy mạnh ứng dụng khoa
học cơng nghệ (KHCN), áp dụng cơ giới hóa để tăng năng suất và giá trị kinh tế. Tuy
nhiên, thông qua giám sát thực tế tại một số địa phương, có những địa phương thực
hiện được 7 - 10 chính sách, thậm chí chỉ có 2 - 4 chính sách. Quá trình triển khai thực
tế tại các địa phương, một số chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao chưa
tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, khơng cịn phù hợp với thực tiễn và được đề
nghị bãi bỏ. Từ thực tiễn triển khai và đánh giá hiệu quả của các chính sách, để khai
thác tối đa thế mạnh của địa phương, nhiều địa phương đã đề xuất tỉnh nghiên cứu ban
hành chính sách tạo động lực như hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp quy mơ lớn, chính sách
khuyến khích đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị; chính sách đầu tư
chợ đầu mối gắn với kho bảo quản nông sản…Tuy nhiên, theo tổng quan, việc thực
hiện chính sách chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao; tỉ suất hỗ trợ thấp; thủ tục còn
rườm rà; thời gian thanh toán chi trả kéo dài khiến các đối tượng thụ hưởng chưa mặn
mà.
Từ những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài “Chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý
luận và ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về lý luận về chính sách phát triển nơng nghiệp


cơng nghệ cao, phân tích và đánh giá thực trạng của các chính sách bộ phận phát triển
nơng nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 – 2020, từ đó đề
xuất các quan điểm, giải pháp hồn thiện chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ

cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính
sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao;
- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao tại tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn 2015 – 2020;
- Đề xuất quan điểm, giải pháp hồn thiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ
cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là chính sách phát triển nông nghiệp
công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An (bao gồm cả chính sách của trung ương và
chính sách của chính quyền tỉnh Nghệ An)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung:

Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách bộ phận
hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao như: (1) Chính sách đất đai; (2) Chính
sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao; (3) Chính sách hỗ trợ phát triển
khoa học cơng nghệ; (4) Chính sách tín dụng cho phát triển nơng nghiệp cơng nghệ
cao; (5) Chính sách tổ chức sản xuất và thị trường.
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính sách, khơng đi vào nghiên cứu về
quy trình chính sách (hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách).
 Phạm vi về không gian:

Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
 Phạm vi thời gian:

Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2015 – 2020, và luận giải đề xuất
các giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2045.



4. Các câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp và xây dựng khung lý thuyết, những câu hỏi nghiên cứu sau
đây sẽ được giải quyết:
Câu hỏi 1: Hệ thống chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao trên địa
bàn tỉnh bao gồm các bộ phận cấu thành nào? Các chính sách bộ phận của phát triển
nơng nghiệp cơng nghệ cao bao gồm những chính sách nào?
Câu hỏi 2: Đánh giá chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao bao gồm
những tiêu chí nào?
Câu hỏi 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nơng nghiệp cơng
nghệ cao bao gồm những nhóm yếu tố nào?
Câu hỏi 4:Tình trạng phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao trong giai đoạn 2015
- 2020?
Câu hỏi 5: Các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn
tỉnh Nghệ An (Chính sách đất đai, Chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp cơng nghệ
cao, Chính sách hỗ trợ phát triển khoa học cơng nghệ, Chính sách tín dụng cho phát
triển nơng nghiệp cơng nghệ cao, Chính sách tổ chức sản xuất và thị trường) trong
thời gian qua đã góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển nông nghiệp công nghệ
cao tại tỉnh Nghệ An?
Câu hỏi 6: Nội dung của các chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao
(quan điểm, mục tiêu, các chính sách bộ phận, các giải pháp chính sách) trong thời
gian qua là tối ưu và sẽ tiếp tục tác động tích cực lên tình hình phát triển nơng nghiệp
cơng nghệ cao tại tỉnh Nghệ An?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung phân tích luận án
Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu, các lý thuyết về chính sách,
chính sách phát triển NNCNC; đưa ra nội dung của phát triển NNCNC gồm: Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ phát
triển khoa học cơng nghệ; Chính sách vay vốn, tín dụng cho phát triển nơng nghiệp

cơng nghệ cao; Chính sách hỗ trợ tổ chức sản xuất và thị trường đối với chủ thể thực
hiện chính sách: cơ quan quản lý, cơ quan triển khai chính sách, và chủ thể thụ hưởng
chính sách gồm: Doanh nghiệp (DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp); Hợp tác
xã nông


nghiệp; Hộ nông dân (hộ sản xuất nông nghiệp) trong phát triển CNC trong nông
nghiệp… Những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến phát triển NNCNC,
đặc biệt những nhân tố chủ quan (chủ thể) như nguồn lực, yếu tố đầu vào: đất đai, tuy
rằng NNCNC có thể thay thế đất trồng bằng giá thể nhưng vẫn cần mặt bằng để sản
xuất tập trung qui mô lớn để tăng hiệu quả đầu tư nhờ qui mô; vốn đặc biệt quan trọng
đối với phát triển NNCNC bởi CNC đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn cho hạ tầng cơ
sở và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu
nông nghiệp, phân tích cơ cấu nơng nghiệp theo hướng sản xuất nơng sản hàng hóa và
nơng sản CNC thơng qua phân tích thực trạng phát triển nơng nghiệp. Chính sách của
trung ương và địa phương về ứng dụng KHCN và CNC trong nông nghiệp. Thực trạng
ứng dụng KHCN và ứng dụng NNCNC ở Nghệ An. Trên cơ sở phân tích đánh giá bối
cảnh trong và ngoài nước và thực trạng ở Nghệ An để tìm ra những thành tựu, những
thuận lợi, thời cơ; những khó khăn, thách thức; cũng như vấn đề cần phải giải quyết
trong chính sách phát triển NNCNC ở Nghệ An trong thời gian tới.


6
Nội dung các chính sách phát triển
NNCNC
Các yếu tố ảnh hưởng
đến chính sách phát triển
NNCNC
- Quan điểm chính sách
- Mục tiêu của chính sách

- Các chính sách bộ phận:

+ Chính sách đất đai.
+ Chính sách hỗ trợ
sản xuất nơng nghiệp
cơng nghệ cao
+ Chính sách hỗ trợ
phát triển khoa học cơng
nghệ;
+ Chính sách tín dụng
cho phát triển nơng
nghiệp cơng nghệ cao;
+ Chính sách tổ chức

Những hạn chế khó khăn,
thách thức của chính sách
phát triển NNCNC của
địa bàn nghiên cứu

Những vấn đề đặt ra đối
với chính sách phát triển
NNCNC

sản xuất và thị trường;

Sơ đồ 1: Khung phân tích luận án

tại Nghệ An

Quan điểm,

mục tiêu
chính sách
phát triển
NNCNC


5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp tiếp cận
a. Tiếp cận trên - xuống
Phương pháp này chỉ ra rằng, thực thi chính sách cơng bắt đầu với một quyết
định được các cơ quan nhà nước trung ương ban hành. Theo Parson (năm 1995) các
nghiên cứu trên - xuống dựa trên “mơ hình hộp đen” về q trình chính sách cơng dựa
vào phân tích hệ thống. Vì thế, phương pháp trên - xuống dựa vào tập hợp các giả định
sau:
- Các chính sách bao gồm các mục tiêu được xác định rõ ràng để có thể đo lường được
kết quả thực hiện.
- Các chính sách bao gồm các cơng cụ chính sách được xác định rõ ràng để hoàn thành
mục tiêu.
- Chính sách được đặc trưng bởi sự tồn tại của duy nhất một đạo luật hoặc một tuyên bố
chính sách có thẩm quyền khác.
- Có một chuỗi thực thi mà bắt đầu với một thơng điệp chính sách ở cấp cao nhất và xem
thực thi xuất hiện trong một chuỗi.
- Những người thiết kế chính sách hiểu biết rõ về khả năng và cam kết của những người
thực hiện. Khả năng bao gồm sự sẵn có các nguồn lực cho tổ chức thực thi thực hiện
các nhiệm vụ như nguồn nhân lực, tài chính, thẩm quyền pháp lý, sự tự chủ và kiến
thức cần thiết để thực thi chính sách một cách hiệu lực. Cam kết bao gồm mong muốn
của những người thực thi để hoàn thành các mục tiêu của những người thiết kế chính
sách cấp cao; mức độ cam kết cao cho thấy giá trị và các mục tiêu của các nhà thiết kế
chính sách được những người thực thi cấp thấp hơn, đặc biệt những người thực thi ở
cấp cơ sở chia sẻ.

Do đó, phương pháp trên - xuống tập trung vào các khoảng trống giữa các mục
tiêu được các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách thực tế thiết lập, và
các kết quả. Hơn nữa, những người thực thi thừa nhận các giả định được đáp ứng,
hoặc thừa nhận mọi vấn đề xảy ra bởi các giả định này có thể được khắc phục. Vì thế,
phương pháp này nhấn mạnh việc thành lập các cơ cấu hợp lý và kiểm sốt để khuyến
khích hoặc bắt buộc tuân thủ các mục tiêu đã thiết lập.
Phương pháp trên – xuống hữu dụng hơn khi các mục tiêu và mục đích chính
sách rõ ràng hơn và các chính sách cơng được thiết kế một cách tồn diện. Nó phù hợp
để thực thi các chính sách cơng với một sự lập pháp cụ thể, nguồn tài chính cho nghiên
cứu hạn chế và hoàn cảnh cấu trúc được rõ ràng.
Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế sau:
- Thứ nhất, phương pháp từ trên- xuống lấy cách diễn đạt của luật làm điểm bắt đầu và
không xem xét tầm quan trọng của các hành động diễn ra trước đó trong các chính
sách.
Thứqua
hai,các
thực
thicạnh
chínhchính
sáchtrị
theo
phương
pháp
từ bỏ
trên
- xuống
được xem là q trình thuần túy,
bỏ
khía
hoặc

cố gắng
loại
chúng.
Phương


pháp từ trên - xuống nhấn mạnh vào sự rõ ràng, ban hành quy tắc và giám sát như với
mô hình ban hành quyết định độc lập trên cơ sở kết quả đạt được và tiêu chí kỹ thuật,
khơng chịu ảnh hưởng bởi chính trị. Tuy nhiên có rất ít khả năng tách chính trị ra khỏi
hành chính , và những cố gắng cách ly vấn đề chủ quan của chính trị. Vì vậy, việc cố
gắng phân tách một vấn đề vốn mang tính chính trị ra khỏi chính trị có thể trực tiếp
dẫn đến sự thất bại của chính sách công.
- Thứ ba, phương pháp từ trên - xuống xem những nhà hoạch định chính sách cơng là
các nhà hoạt động chính yếu: Những người thực thi chính sách cấp địa phương có
chun mơn và kiến thức thực tế, do đó họ có vị thế tốt hơn để đề xuất chính sách có ý
nghĩa. Tuy nhiên phương pháp trên - xuống cho rằng các nhà hoạt động địa phương là
những trở ngại đối với thực thi chính sách thành cơng và cần thiết phải kiểm sốt hành
lười nhác của họ; Quyền tự do hành động cho các nhà hành chính cơ sở, chắc chắn
trong một mức độ nào đó các nhà hoạch định chính sách khơng thể có khả năng kiểm
soát được các hành động của họ. Cuối cùng, chính sách cơng được ban hành để giải
quyết một vấn đề công. Tuy nhiên, vấn để công này lại khác nhau về tính phức tạp,
cường độ và nguyên nhân ở các địa phương khác nhau, do đó rất khó để cấp trung
ương xác định mục tiêu và các giải pháp cụ thể phù hợp vối tất cả các địa phương.
b. Tiếp cận dưới - lên
Những người đề xuất phương pháp dưới - lên gồm có Berman, Hjem, Porte,
Hull và Lipsky... Các tác giả này cho rằng, cách tốt nhất để hiểu thực thi chính sách
cơng là xem xét chính sách từ quan điểm của dân số mục tiêu và những người cung cấp
dịch vụ; và cho rằng các mục tiêu, các chiến lược, các hoạt động và các mối hên lạc
giữa các nhà hoạt động tham gia vào quá trình thực thi vĩ mô phải được hiểu rõ dễ
hiểu biết về thực thi. Chính ở cấp vĩ mơ chính sách trực tiếp tác động lên người dân và

ảnh hưởng của chính sách lên hành động của các nhà hành chính cấp cơ sở phải được
đánh giá để dự đoán tác động của chính sách đó. Thực thi bắt nguồn từ hành động
tương tác chính sách và mơi trường.
Theo Herman (1978) thực thi chính sách có thể xảy ra ở hai cấp. Ở cấp thực thi
vĩ mô, các chủ thể thực thi cấp trung ương đặt ra một chương trình; ở cấp thực thi vi
mô, các chủ thể cấp địa phương tác động trở lại các kế hoạch cấp vĩ mô, phát triển các
chương trình và thực hiện chúng. Berman cho rằng, hầu hết các vấn đề thực thi xuất
phát từ sự tương tác của một chính sách với mơi trường tổ chức cấp vi mô. Các nhà
hoạch định trung ương chỉ có thể gián tiếp ảnh hưởng đến cấc nhân tố cấp vi mơ. Do
đó, có sự thay đổi lớn trong cách thức thực hiện cùng một chính sách quốc gia ở cấp
địa phương. Các nhân tố bối cảnh trong mơi trường thực thi có thể chi phối hồn tồn
các quy định đã được tạo ra ở cấp cao nhất của thấp thực thi và các nhà hoạch định
chính sách cơng sách khơng có khả năng kiểm sốt q trình thực thi chính sách cơng.
Với những điều kiện này, theo phương pháp dưới - lên, nêu những người thực thi cấp
địa phương không được quyền tự do điều chỉnh chương trình phù hợp/với các điều kiện
của địa phương thi chắc chắn sẽ thất bại. Herman cho rằng, sự thành công của
chương


trình phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của các cá nhân trong cơ cấu thực thi tại địa
phương mà có thể điều chỉnh chính sách cơng phù hợp với các điều kiện của địa
phương; nó chỉ phụ thuộc ở mức độ hạn chế vào các hoạt động của cấp trung ương.
Hơn nữa phương pháp từ dưới – lên hữu ích cho thực thi nếu các mục tiêu không rõ
ràng và các chính sách cơng khơng phải là một lĩnh vực đơn lẻ.
Phương pháp từ dưới- lên có những đặc điểm sau:
- Nhấn mạnh vai trò của các cơ quan thực thi và nhân sự của chúng trong việc định hình
các kết quả thực tế của chính sách cơng. - Bắt nguồn từ sự tương tác của chính sách và
mơi trường.
- Loại bỏ liên kết và mạng lưới giữa các chủ thể liên quan (nhà nước và xã
hội).


- Thừa nhận bản chất mơ hồ và đôi khi mâu
thuẫn của các mục tiêu chính sách.
- Giả định các nhóm có liên quan
tham gia tích cực vào q trình
thực thi. Phương pháp từ dưới –
lên cũng bị những hạn chế sau:
- Phân quyền diễn ra trong phạm vi bối cảnh
cuả kiểm soát trung ương và các hành
chính cấp cơ sở có nhiều quyền tự do hành động trong những tương tác của họ với
khách hàng. Sự linh hoạt và quyền tự chủ có thể là thích hợp khi các mục tiêu của
những người hoạch định chính sách cơng và người thực thi là giống nhau, nhưng nếu
chúng khác nhau thì sự linh hoạt và sự tự có thể làm cho các chính sách cơng đạt được
các mục tiêu chính thức thấp hơn. Lý thuyết tổ chức cổ điển (lí thuyết về thủ trưởng –
nhân viên) đã đưa ra nhiều ví dụ về những nhân viên hạ thấp tầm quan trọng các mục
tiêu của họ trên và tập trung vào các mục tiêu phụ của chính họ.
- Quá nhấn mạnh vào mức độ tự chủ của địa phương. Những thay đổi trong các hành
động có thể chủ yếu được giải thích bởi những người thực thi khác nhau ở cấp địa
phương, tất cả các hành động có thể khơng trong phạm vi hạn chế của các ranh giới
được thiết lập bởi chính sách do trung ương quyết định. Các nhà hoạt động cấp trung
ương không hành động chi tiết hoặc can thiệp vào những trường hợp cụ thể, nhưng họ
có thể cấu trúc các mục tiêu và các chiến lược của những người tham gia tích cực. Cơ
cấu tổ chức, các nguồn lực sẵn có, và sự tiếp cận khu vực thực thi có được quyết định
ở trung ương và về cơ bản có thể tác động đến kết quả chính sách cơng.
- Tập trung vào những người tham gia hiện tại trong q trình chính sách cơng, có xu
hướng bỏ qua những phát triển chính sách trong quá khứ và sự ảnh 5 hưởng của
những người tham gia trước đây. Ngoài ra, nó có thể bỏ sót các nhân tố kinh tế xã hội,
pháp lý thuộc lực và sự tham gia của các nhà hoạt động.
c. Tiếp cận pháp lý
Tiếp cận pháp lý (hay pháp luật) được hiểu là hoạt động tuyên truyền, giáo dục

đưa pháp luật về với người dân giúp người dân tại cơ sở có cái nhìn đúng đắn về pháp
luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo
vệ và phát huy quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò
của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước


pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mục đích: Đánh giá thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở để có
giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong
việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu
nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích hợp pháp
của cơng dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp
phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
5.2.2. Phương pháp khảo sát
Luận án sử dụng các số liệu thứ cấp, tức là các số liệu thống kê đã công bố từ
các nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, Uỷ ban nhân dân tỉnh và
các sở, ban, ngành của tỉnh Nghệ An...Trên cơ sở các nguồn số liệu đó, tác giả tiến
hành phân tích, tính tốn thơng qua công cụ là phần mềm Word, Excel trên máy tính.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 3.
a) Chọn mẫu điều tra
- Cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT, cán bộ các phịng ban quản
lý lĩnh vực phát triển nơng nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Gồm 30 phiếu,
trong đó: 10 cán bộ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT; 10 cán bộ
thuộc Sở Cơng thương; 50 cán bộ phịng chức năng thuộc UBND các huyện, thị xã,
thành phố trên địa bàn tỉnh Nghệ An và 50 hộ nông dân; 30 doanh nghiệp;
(b) Thiết kế bảng hỏi
Nội dung điều tra phỏng vấn được chuẩn bị sẵn với các bộ phiếu được thiết kế
dưới dạng câu hỏi mở cho từng đối tượng điều tra:
Bộ phiếu 1: Điều tra cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT,
Sở Công thương: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; Trách nhiệm, vai trị

những khó khăn vướng mắc trong q trình tổ chức thực hiện. Công tác quy hoạch
quản lý và vận động nhân dân; Những đề xuất hoàn thiện giải pháp để phát triển nơng
nghiệp nơng thơn có hiệu quả
Bộ phiếu 2: Điều tra các Doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nơng nghiệp:
Nhiệm vụ, lợi ích khi tham gia xây dựng; Những hỗ trợ từ phía doanh nghiệp; Những
khó khăn vướng mắc trong quá trính doanh nghiệp phát triển nông nghiệp; Những
khuyến nghị đề xuất của Doanh nghiệp.
Bộ phiếu 3: Điều tra hộ dân về nội dung: Thông tin cơ bản về chủ hộ, kết quả
sản xuất nông nghiệp của hộ, đời sống văn hóa tinh thần của hộ sau khi có sự đầu tư
vào nơng nghiệp nơng thơn; Vai trò của hộ dân; Những đánh giá của người dân về
hoạt động phát triển cho nông nghiệp cao; Khuyến nghị của của hộ.
(c) Tiến hành thu thập thông tin
Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA – Participatory Rural
Appraisal) là phương pháp thu thập thông tin được dự kiến sử dụng chủ yếu trong đề
tài nghiên cứu. Đây là một trong các phương pháp nghiên cứu tham dự được sử dụng
rộng rãi và có vai trị đáng kể trong nghiên cứu và phát triển nông thôn. Thông qua
công cụ


này cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện ra vấn đề, nghiên cứu và đề xuất
hướng giải quyết, phối hợp thực hiện và cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ
cập.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để thu thập được các thông tin về tình hình
phát triển nơng nghiệp cao trên địa bàn tỉnh; đồng thời tìm ra những khó khăn, vướng
mắc trong q trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra ngun nhân và đề xuất hoàn thiện
giải pháp.
(d) Thực hiện khảo sát
* Mục tiêu:
- Đánh giá hiệu quả các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao và các nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả của chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên

địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và một số giải pháp nâng cao hiệu quả các
chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
* Đối tượng điều tra:
Nhiệm vụ điều tra xác định hai nhóm đối tượng chính:
(1) Đối tượng thực hiện chính sách: cơ quan quản lý, cơ quan triển khai chính
sách.
(2) Đối tượng thụ hưởng chính sách gồm: Doanh nghiệp (DN hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp); Hợp tác xã nông nghiệp; Hộ nông dân (hộ sản xuất nông
nghiệp).
* Phạm vi khảo sát:
- Phạm vi nội dung: Tập trung lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của đối tượng thực hiện
chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao
trên địa bàn tỉnh Nghệ An (được ban hành, thực thi trong thời gian 2015 – 2020).
Luận án giới hạn trong việc đánh giá việc triển khai và tác động (kết quả) của 4
nhóm chính sách:
(1) Nhóm chính sách đất đai;
(2) Nhóm chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao;
(3) Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển khoa học cơng nghệ;
(4) Nhóm chính sách hỗ trợ vay vốn, tín dụng;
(5) Nhóm chính sách hỗ trợ tổ chức sản xuất và thị trường.
- Phạm vi không gian (địa bàn): Điều tra điểm mang tính đại diện, lựa chọn 12 huyện,
thị thành phố gồm:
+ Đồng bằng, ven biển: TP Vinh, Nghi Lộc, Nam Đàn, Yên Thành, Diễn Châu,
Quỳnh Lưu, Cửa Lò.
+ Trung du, miền núi: Thanh Chương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quế
Phong.
- Phạm vi thời gian: nhiệm vụ được tiến hành trong 11 tháng (từ tháng 5/2019–
10/2020);



* Nội dung khảo sát
(1) Rà soát, tổng hợp các chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao trên địa
bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015– 2020:
Rà sốt, tổng hợp các chính sách phát triển nơng nghiệp công nghệ cao trên địa
bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 – 2020, gồm: các chính sách của Trung ương và
chính sách của UBND tỉnh ban hành. Các thơng tin: tên văn bản; số, ký hiệu văn bản;
ngày, tháng, năm ban hành; cơ quan ban hành; nội dung chủ yếu.
Phân nhóm các chính sách đã được tổng hợp (các chính sách chọn điều tra,
đánh giá: chính sách đất đai; chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (nông – lâm –
thủy sản); chính sách hỗ trợ tín dụng; chính sách hỗ trợ khoa học cơng nghệ; chính
sách hỗ trợ tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Trên cơ sở đó, lựa chọn một số chính sách cụ
thể để lấy ý kiến đánh giá.
(2) Đánh giá kết quả một số chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn
tỉnh:
Kết quả của các chính sách (chính sách đất đai; chính sách hỗ trợ sản xuất
nơng nghiệp; chính sách hỗ trợ tín dụng; chính sách hỗ trợ phát triển khoa học cơng
nghệ; chính sách hỗ trợ tổ chức sản xuất và tiêu thụ) được đánh giá qua 3 khía cạnh:
- Đánh giá việc thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh:
công tác xây dựng và ban hành chính sách; cơng tác phổ biến tuyên truyền chính sách;
tổ chức thực hiện chính sách (đối tượng khuyến khích, đối tượng thụ hưởng, trình tự
thủ tục đăng ký và nhận hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, quy mô hỗ trợ, cách thức triển
khai...).
- Đánh giá tác động (hiệu quả) của các chính sách đến sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn của tỉnh: sự tác động (tốt, xấu, không tác động) đến hoạt động SXKD của DN,
HTX và kinh tế hộ nông dân; vấn đề việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ...;
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp công nghệ cao ở tỉnh.
(3) Đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và một số giải pháp nâng cao kết quả các
chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới.

Để thực hiện được các nội dung trên tác giả sử dụng phương pháp trưng cầu ý
kiến bằng bảng hỏi là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các
cuộc điều tra về dư luận xã hội.
* Thiết kế bảng hỏi (Phiếu điều tra).
Mẫu phiếu điều tra (bảng hỏi) được thiết kế cho cuộc điều tra dành cho nhóm
đối tượng thụ hưởng chính sách gồm 3 mẫu phiếu (Phiếu trên 30 chỉ tiêu – Phiếu điều
tra kèm theo ở Phụ lục).
+ Mẫu 01 dành cho Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: M1DNNN;


+ Mẫu 02 dành cho HTX nông nghiệp: M2-HTXNN;
+ Mẫu 03 dành cho Nông dân (Hộ sản xuất nông nghiệp): M3- HND.
* Chọn mẫu điều tra: Vì thời gian và kinh phí có hạn nên cuộc điều tra xã hội học này
không thể lấy ý kiến đánh giá của tất cả nông dân, HTX, doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực nơng nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, cuộc điều tra được thực
hiện bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên (phỏng vấn bằng bảng câu hỏi gửi cho các đối
tượng điều tra điền thông tin vào mẫu phiếu điều tra). Mẫu khảo sát cũng được phân
bổ có chú trọng đến hạn ngạch theo địa phương. Đây là phương pháp được áp dụng có
hiệu quả và vẫn đảm bảo tính khoa học, chính xác cho cuộc nghiên cứu.
- Về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: Dàn chọn mẫu là danh sách
các DN thực tế đang hoạt động tại thời điểm hiện tại, thuộc các loại hình hoạt động
trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp (cả DN sản xuất và DN kinh doanh dịch vụ nông
nghiệp). Danh sách được tổng hợp từ niên giám thống kê, danh bạ doanh nghiệp
(website), tổng hợp danh sách từ Sở NN&PTNT tỉnh....
- Hợp tác xã nông nghiệp: Dàn chọn mẫu là danh sách các HTXNN thực tế đang hoạt
động tại thời điểm hiện tại (do Liên minh HTX tỉnh cung cấp).
- Nông dân: Dàn chọn mẫu tập hợp danh sách các hộ ở xóm, bản có tham gia hoạt động
trồng trọt – chăn nuôi – lâm nghiệp – thủy sản. Áp dụng chọn mẫu 3 cấp: cấp 1 (xã,
phường, thị trấn) -> cấp 2 (thơn, xóm, bản) -> cấp 3 (hộ gia đình).
Quy mơ mẫu: Đơn vị khảo sát là 50 doanh nghiệp, 80 hợp tác xã nông nghiệp

và 25 xã, phường tại 12/21 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh. Quy mô số lượng mẫu
dự kiến ban đầu trong cuộc khảo sát này là 1.090 mẫu cho 3 nhóm đối tượng. Kết quả,
nhóm điều tra đã tiếp cận đầy đủ các nhóm đối tượng và đạt số lượng như dự kiến (tỷ
lệ phiếu phát ra 100.0% - tỷ lệ phiếu thu về đạt 99.7%) (Phụ lục).
Luận án thực hiện 50 cuộc phỏng vấn sâu tới đối tượng là cán bộ quản lý các
cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan triển khai chính sách để lấy ý kiến nhận xét, đánh
giá toàn diện hơn về thực trạng việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nơng
nghiệp, nơng thôn ở tỉnh (từ khâu hoạch định, thực thi đến kết quả và tác động của cơ
chế chính sách đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn).
Việc phỏng vấn sâu lấy ý kiến của các cán bộ tại: Sở NN & PTNT và các đơn vị
trực thuộc; Ban dân tộc tỉnh; Liên minh HTX; Hội nơng dân tỉnh; Phịng NN & PTNT
– UBND huyện, thị, thành; Hội nông dân huyện và Ban nông nghiệp xã (UBND xã).
Công cụ thực hiện là khung câu hỏi phỏng vấn sâu được thiết kế cho đối tượng
thực hiện chính sách (cơ quan quản lý, cơ quan triển khai): 1 mẫu ((Phiếu dưới 30 chỉ
tiêu – Phiếu PVS kèm theo ở Phụ lục).
5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Luận án sử dụng các số liệu thứ cấp, số liệu thống kê đã công bố từ các nguồn:
Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An...và số liệu khảo sát. Tác giả sử dụng
công cụ là phần mềm Excel, SPSS để phân tích. Phương pháp phân tích định lượng
nhằm khẳng


định các yếu tố cần thiết và các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến chính sách phát triển
NNCNC. Phương pháp định tính bổ sung và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chính
sách phát triển NNCNC tại Nghệ An.
5.2.4. Phương pháp chuyên gia
Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý mang tính sơ bộ đã được chuẩn bị sẵn,
các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn.
Trong đề tài này, chúng tôi dự kiến tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn
trực tiếp cán bộ các Sở, ban ngành, cán bộ lãnh đạo các huyện, thị xã và thành phố,

các doanh nghiệp; các hộ nông dân. Trong q trình điều tra có sự điểu chỉnh cho phù
hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Mời chuyên gia ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An (Liên minh HTX tỉnh Nghệ
An; Sở NN & PTNT; Hội DN vừa và nhỏ) phối hợp thực hiện: xây dựng bộ tiêu chí,
điều tra thực địa, phân tích kết quả điều tra và xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu.
Đồng thời, thu thập ý kiến góp ý chuyên sâu của các chuyên gia trong và ngồi tỉnh
thơng qua hội thảo khoa học.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có thể có một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
Thứ nhất về mặt lý luận: Thơng qua việc hệ thống hóa và làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao từ đó rút ra các kết
luận mang tính quy luật của chính sách phát triển nơng nghiệp công nghệ cao đồng
thời đưa ra được khái niệm, nội dung và yếu tố của chính sách phát triển nơng nghiệp
cơng nghệ cao.
Luận án nhìn nhận và xem xét chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao
thơng qua các chính sách bộ phận: Chính sách đất đai; Chính sách hỗ trợ sản xuất
nơng nghiệp cơng nghệ cao; Chính sách hỗ trợ phát triển khoa học cơng nghệ; Chính
sách tín dụng cho phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao; Chính sách tổ chức sản xuất
và thị trường. Đồng thời, luận án đã luận giải được các nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao tại một địa phương.
Luận án khẳng định vai trò quyết định của KHCN, đặc biệt là cuộc CMCN 4.0
và vai trị của các chủ thể trong sản xuất nơng nghiệp CNC, nhất là vai trò của doanh
nghiệp (DN) liên kết với nông dân sản xuất nhỏ cùng ứng dụng CNC đối với phát triển
nông nghiệp và phát triển bền vững.
Thứ hai về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích lý luận và kinh nghiệm phát
triển nông nghiệp công nghệ cao của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và một
số tỉnh thành ở Việt Nam Nghiên cứu sinh giải bài tốn mang tính quy luật đó trên địa
bàn tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới.
Dựa trên phân tích tiềm năng, lợi thế của tỉnh Nghệ An luận án tập trung phân
tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, làm rõ chính sách phát triển nơng nghiệp cơng

nghệ cao từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những nhân tố quyết định...và các
vấn đề đặt ra cần giải quyết từ đó xây dựng quan điểm, đề xuất định hướng và các giải
pháp


×