Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) phân tích và cho ví dụ minh họa về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS năm 2015 bình luận điểm mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.61 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định luật
được hình thành và phát triển sớm nhất trong các chế định dân sự. Những quy định về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày càng có vai trị quan trọng đối với việc duy trì
trật tự xã hội cũng như bảo đảm lẽ công bằng mà các hệ thống pháp luật đều hướng tới.
Xã hội phát triển kéo theo những tranh chấp về quyền và lợi ích nói chung, tranh chấp
liên quan đến bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng xảy ra càng nhiều, tính chất
các vụ việc ngày càng phức tạp, mà những quy định cụ thể không thể giải quyết được
trọng vẹn những vụ việc phát sinh trên thực tế. Điều đó cho thấy, việc xây dựng quy
định nhằm xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
hoàn toàn cần thiết. Vì vậy, em chọn đề bài “Phân tích và cho ví dụ minh họa về các căn
cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS năm
2015. Bình luận điểm mới của quy định trong BLDS năm 2015. Bình luận điểm mới của
quy định trong BLDS năm 2015 so với quy định trong BLDS năm 2005”.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số vấn đề lý luận chung về trách nhiệm dân sự và căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1.

Khái niệm và phân loại trách nhiệm dân sự

1.1.

Khái niệm trách nhiệm dân sự
Để trả lời cho câu hỏi “Trách nhiệm dân sự là gì? Nó có phải trách nhiệm pháp lý

hay khơng?”, chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm và định nghĩa cụ thể về “trách


nhiệm”, “dân sự”, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm pháp lý” sau đây:
Theo Từ điển Tiếng Việt, “trách nhiệm” có thể được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa thứ
nhất, trách nhiệm là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn,
nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả”1; Nghĩa thứ hai, trách nhiệm được hiểu là
“phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm trịn, nếu kết
quả khơng tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Theo hai cách định nghĩa ở trên thì có
thể thấy trách nhiệm là việc phải làm theo bổn phận của mình, mối quan hệ phát sinh
giữa một hay nhiều chủ thể phải làm một công việc, thực hiện một hành vi hoặc không
được làm một công việc, một hành vi vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác… Về
đối tượng của nghĩa vụ, đó có thể là tài sản, cơng việc phải làm hoặc không được làm
trong nghĩa vụ dân sự, các đối tượng này phải được chỉ định chính xác để thuận lợi cho
việc thực hiện và tránh xảy ra tranh chấp…
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì “dân sự” là việc có quan hệ đến dân, là
việc thuộc về quan hệ tài sản hoặc hơn nhân gia đình… do tịa án xét xử2.
Khái niệm tiếp theo cần tiếp cận đó là “trách nhiệm pháp lý” là gì? Theo Từ điển
Luật học, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do
pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo
1
2

Viện ngơn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.1020.
Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 246-247.

2


lãnh hoặc giám hộ)3. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với cưỡng chế nhà nước, với
việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định. Định nghĩa về trách nhiệm pháp lý trong
giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội như sau:
“Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi

phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi phạm
pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi
phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy
định ở chế tài các quy phạm pháp luật”4.
Theo từ điển Luật học của Bộ Tư pháp- Viện Khoa học pháp lý, “Trách nhiệm dân
sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp
luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại”5.
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập hai) do TS. Lê Đình Nghị chủ biên, định
nghĩa TNDS như sau: “Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, là biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước được áp dụng đối với người có nghĩa vụ khi họ vi phạm
trước người có quyền”6.
Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu “trách nhiệm dân sự” là một loại trách
nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân
sự, buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra cho người bị thiệt hại
thông qua việc bồi thường cả về vật chất và tinh thần.
1.2. Phân loại trách nhiệm dân sự
Theo quy định của BLDS Việt Nam năm 2015, dựa vào căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ,
TNDS được phân thành hai loại là: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là hai chế định quan trọng trong việc xác định
3

Bộ Tư pháp- Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa- Nxb Tư pháp, Hà Nội,
tr.803.
4Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Luật dân sự, Luật Hơn nhân và Gia đình,
Luật tổ tụng Dân sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
5 Bộ Tư pháp- Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa- Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.800.
6 Bộ Tư pháp (2005), Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề về bộ luật dân sự năm 2005), tr.249.

3



trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. Hai loại TNDS này đều mang những đặc
điểm chung của TNDS và có khơng ít những nét riêng về bản chất cũng như nội dung.
2. Khái niệm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo từ điển Tiếng Việt, “căn cứ” vừa là động từ vừa là danh từ, được hiểu là tiền
đề, cơ sở, chỗ dựa để lập luận và hành động.
Căn cứ phát sinh chính là những cơ sở cần thiết, những điều kiện, yếu tố mà dựa
vào chúng hay nói cách khác là khi hội tụ đầy đủ những yếu tố đó sẽ làm xẩy ra một sự
việc nhất định.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp động có thể hiểu là
những yếu tố, điều kiện, cơ sở được pháp luật quy định mà khi hội tụ đầy đủ chúng sẽ
xác định được trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường
và mức độ bồi thường. Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ.
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo quy định
tại Điều 584 BLDS năm 2015, xác định có ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và có mối quan hệ
nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật. Yếu tố lỗi của chủ thể có hành
vi

trái pháp luật gây ra thiệt hại khơng bị coi là căn cứ phát sinh trách nhiệm và đây

chính là điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005.
II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Dạng trách nhiệm pháp lý nào cũng vậy, dù là hình sự, dân sự hay hành chính đều
phải dựa vào một cơ sở pháp lý nhất định. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, pháp luật dân sự có quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do người gây ra và do tài sản gây ra.

4



1. Đối với thiệt hại do người gây ra
Theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác”. Từ quy định này, chúng ta thấy cơ sở đó là một thể thống nhất bao
gồm:
Thứ nhất: Phải có hành vi xảy ra trên thực tế
Đây là điều kiện tiên quyết, bởi vì nếu khơng có thiệt hại xảy ra thì khơng phát sinh
trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại được bồi thường bao gồm: thiệt hại về vật chất và tổn
thất về tinh thần.
BLDS năm 2015 không tồn tại định nghĩa về thiệt hại, trong khoa học pháp lý có ý
kiến cho rằng thiệt hại là sự thay đổi biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá
trị nhân dân do pháp luật bảo vệ7. Thiệt hại phải xác định được trên cơ sở khách quan,
do vậy khi xác định thiệt hại phải đặt thiệt hại đó trong mối quan hệ về mặt khơng gian
và thời gian của thiệt hại. Hay nói cách khác, thiệt hại sẽ được hiểu là sự giảm sút về lợi
ích vật chất của người bị thiệt hại mà họ đã có. Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, khơng có thiệt hại thì khơng phải
bồi thường vì vậy trước tiên cần xác định thế nào là thiệt hại.
-

Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí

để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai
thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại;
-

Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi


phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất,
bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe;

7

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia,

tr.471.

5


-

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí để ngăn chặn,

khắc phục thiệt hại, thu nhâp thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm hại;
-

Tổn thất về tinh thần: Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn

đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, cảnh góa bụa, mồ cơi, sự xấu
hổ… về ngun tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như
trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi động viên đối với
người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người
có hành vi trái pháp luật, BLDS quy định người xâm hại phải: “bồi thường một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị thiệt hại, người thân thích gần
gũi của người đó phải gánh chịu.
Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thực hiện thông
qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm phạm đến
những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Hành vi vi phạm những quy định của pháp luật bao gồm việc không làm những
điều mà pháp luật bắt phải làm hoặc làm một việc mà pháp luật không cho phép làm.
Như vậy, hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
phải thỏa mãn hai điều kiện: vi phạm đến pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại có thể tồn tại ở
dạng hành động và ở dạng không hành động. Thực tế, hành vi gây thiệt hại dưới dạng
hành động vẫn phổ biến hơn.
Pháp luật quy định một số hành vi, mặc dù gây ra thiệt hại vẫn được xem là hành vi
hợp pháp. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là thiệt hại xảy ra do các hành vi hợp pháp
này sẽ khơng được bồi thường. Đó có thể là:
6


-

Hành vi gây thiệt hại trong giới hạn phòng vệ chính đáng;

-

Hành vi gây thiệt hại phù hợp với yêu cầu của tình thế cấp thiết;

-

Hành vi gây thiệt hại có sự đồng ý hợp pháp của người bị thiệt hại. Lưu ý rằng sự
đồng thuận phải là phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.

-


Hành vi gây thiệt hại khi thi hành công vụ hoặc thực hiện chức trách nghề nghiệp
phù hợp với điều kiện do pháp luật quy định.

-

Những trường hợp khác do pháp luật quy định.
Thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại

và thiệt hại thực tế
Mối quan hệ nhân – quả giữa hai cặp phạm trù này được hiểu thiệt hại xảy ra phải
là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên
nhân gây ra thiệt hại.
Trong khoa học pháp lý, người ta vận dụng cặp phạm trù “ngẫu nhiên và tất nhiên”
để làm tiêu chuẩn xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
đã xảy ra. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và
thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành
vi

nếu trong bản thân hành vi với những điều kiện cụ thể khi đã xảy ra đã chứa đựng

một khả năng hiện thực khách quan làm phát sinh ra nó. Mối quan hệ nhân quả có chức
năng gắn kết giữa hai yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quan hệ nhân
quả là một diễn biến trong quá trình thuộc về một khoảng thời gian cụ thể. Do vậy, hành
vi được coi là nguyên nhân phải diễn ra trước kết quả.
Dựa vào mối quan hệ này, khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp luật dân
sự nói riêng xác định rằng: Chỉ những thiệt hại nào được coi là hậu quả tất yếu, không
thể tránh khỏi của hành vi trái pháp luật thì người gây thiệt hại đó mới phải chịu trách
nhiệm bồi thường. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi xác
7



định chính xác hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại. Hay nói cách khác
thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật.
2. Thiệt hại do tài sản gây ra
Bên cạnh các quy định về bồi thường thiệt hại do con người gây ra, BLDS 2015
cịn có quy định chung về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Cụ thể, khoản 3 Điều
584 BLDS năm 2015 đã quy định: “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu,
người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.
Đây là quy định chung, áp dụng cho mọi loại tài sản gây ra thiệt hại. Ở đây, để làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì điều kiện đầu tiên là thiệt hại phải tồn tại
trong thực tế, tiếp theo thiệt hại phải có nguyên nhân là do tài sản gây ra. Khi các điều
kiện này được hội tụ đủ thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại.
BI.

Điểm mới của quy định trong BLDS năm 2015 so với quy định trong BLDS

năm 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thứ nhất, trong BLDS năm 2005, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được quy định bắt đầu với cụm từ “Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý…”. Trong BLDS
năm 2015, quy định này lại được bắt đầu với cụm từ “Người nào có hành vi xâm
phạm…”. Như vậy, trong BLDS năm 2015, hành vi gây thiệt hại lại được chú trọng
không thể có lỗi tồn tài ngồi hành vi trái pháp luật của một chủ thể. Hơn nữa, lỗi trong
trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng
là lỗi suy đốn. Tức là không cần phải chứng minh lỗi, mà chỉ cần chứng minh hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là đủ. Do đó, chỉ cần xác định được hành vi gây
thiệt hại là hành vi trái pháp luật thì đương nhiên sẽ xác định được yếu tố lỗi của chủ thể
nhất định.

Thứ hai, BLDS năm 2015 đưa ra các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của người gây thiệt hại, được áp dụng đối với mọi trường hợp. Cụ thể, khoản 2 Điều
8


584 BLDS 2015 quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn
toàn là do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác”. Trong BLDS năm 2005, các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường được
xác định ở từng trường hợp cụ thể.
Thứ ba, BLDS năm 2015 đưa ra quy định khái quát nhất về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do tài sản gây ra tại khoản 3 Điều 584 “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ
sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường
hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”. Đây là quy định mới mà
trong BLDS năm 2005 không đề cập. Quy định này giúp cho các chủ thể mở rộng được
phạm các trường hợp có thể yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi các quyền và
lợi ích đó bị xâm phạm bởi tài sản của một chủ thể nhất định. Tuy nhiên, quy định này
có một số điểm hạn chế cần khắc phục như sau:
-

Mục đích của quy định này là đưa ra cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ thể phải

bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung. Tuy nhiên, quy định này chỉ xác định
hai chủ thể phải bồi thường thiệt hại đó là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản. Điều
này là không phù hợp với thực tế, đặc biệt là trường hợp động vật gây thiệt hại. Bởi vì
thực tế, động vật có thể gây thiệt hại khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu chuyển
giao đang quản lý, thậm chí có thể là người thứ ba tác động làm đọng vật gây thiệt hại,
hoặc do người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Do đó, quy định này phải được
sửa đổi theo hướng bổ sung các chủ thể có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
khi tài sản nói chung, động vật nói riêng gây ra thiệt hại.

-

Quy định này dẫn chiếu đến khoản 2 để xác định các trường hợp chủ sở hữu,

người chiếm hữu tài sản không phải bồi thường thiệt hại bao gồm trường hợp thiệt hại
phát sinh do sự kiện bất khả kháng và hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Tuy nhiên,
tinh thần của khoản 2 Điều 584 chỉ có thể áp dụng với trường hợp thiệt hại do hành vi
9


của con người gây ra. Do đó, để đảm bảo sự phù hợp của khoản 3 khi dẫn chiếu áp dụng
2 thì quy định tại khoản 2 phải được sửa đổi cho phù hợp.
IV. Ví dụ thực tiễn
1. Tình huống
Ơng A là chủ sở hữu một cơ sở sửa chữa xe ô tô. Anh B, anh C là những người làm
công cho ông A. Vào ngày 15 tháng 10 năm 2018, anh B và anh C cùng sửa chữa xe ô tô
cho ông K. Lợi dụng lúc ông K không để ý, anh B và anh C đã đổi một số phụ tùng xe ô
tô của ông K và thay vào đó phụ tùng cùng loại nhưng có chất lượng kém hơn. Sau hai
ngày, ông K biết được hành vi trên của B và C, ông đã yêu cầu bồi thường cho ông số
tiền 10.000.000 (mười triệu) đồng.
2. Giải quyết
Trong tình huống trên, quan hệ giữa ơng A và anh B và C là quan hệ sử dụng lao
động làm cơng. Ơng A là người sử dụng lao động làm công. Như vậy, theo quy định tại
Điều 600 BLDS, ông A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ơng K số tiền mà những
người lao động làm công của ông đã gây thiệt hại cho ông K là 10.000.000 đồng. Trong
tình huống này, ơng K có quyền u cầu ông A có trách nhiệm bồi thường. Theo quy
định tại Điều 600 BLDS, trong trường hợp những người làm công có lỗi trong việc gây
thiệt hại, thì họ có nghĩa vụ hồn trả cho ơng A khoản tiền mà ơng A đã bồi thường cho
ông K. Ở trên, anh B và C đều có lỗi cố ý, do vậy họ phải hồn trả khoản tiền mà ơng A
đã bồi thường cho ơng K. Ơng A có quyền u cầu các anh B và C có nghĩa vụ hồn trả

cho ơng theo phần. Nhưng nếu ông A và các anh B và C có thỏa thuận được về việc các
anh chỉ có nghĩa vụ hồn trả cho ơng A một phần, thì các anh có nghĩa vụ hồn trả cho
ơng A khoản tiền thấp hơn khoản mà ông A đã bồi thường cho ơng K.
Từ tình huống trên ta nhận thấy căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do con người gây ra đó là:

10


Thứ nhất, phải có hành vi xảy ra trên thực tế: Thật vậy, hành vi đổi phụ tùng xe
của ông K mà anh B và C thực hiện xảy ra vào ngày 15/10/2018.
Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi đổi phụ tùng xe
của ơng K và thay vào đó phụ tùng kém chất lượng là hành vi trái pháp luật vì hành vi
đó làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của ơng K thì tham gia vào hợp đồng
giữa ông K và ông A (người sử dụng lao động). Cụ thể, hành vi trên đã làm giảm tuổi
thọ xe ô tô của ông K, giá trị chiếc xe bị giảm sút…
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại
và thiệt hại thực tế: Ở đây, hành vi đổi phụ tùng kém chất lượng vào xe của ông K là
nguyên nhân dẫn đến việc xe của ông K bị giảm tuổi thọ. Cịn xe của ơng K bị giảm tuổi
thọ là hậu quả tất yếu của hành vi đổi phụ tùng kém chất lượng vào xe của ông K gây ra.
Hay nói cách khác, giảm tuổi thọ xe (thiệt hại) là hậu quả của hành vi đổi phụ tùng kém
chất lượng (hành vi trái pháp luật) gây ra.
KẾT LUẬN

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb Cơng an
nhân dân, Hà Nội, 2017 (tái bản có chỉnh sửa).

2.

Bộ luật dân sự năm 2015.

3.

TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015, Nxb Tư pháp, 2016.

12


13


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................................................... 2
I. Một số vấn đề lý luận chung về trách nhiệm dân sự và căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...............................................................2
1. Khái niệm và phân loại trách nhiệm dân sự......................................................2
2. Khái niệm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng...........................................................................................................................4
II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.................4
1. Đối với thiệt hại do người gây ra........................................................................5
2. Thiệt hại do tài sản gây ra...................................................................................8

BI.

Điểm mới của quy định trong BLDS năm 2015 so với quy định trong BLDS

năm 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng . 8

IV. Ví dụ thực tiễn......................................................................................................10
1. Tình huống..........................................................................................................10
2. Giải quyết............................................................................................................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................12
14


15



×