Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU UEd thiết kế và sử dụng trò chơi phần quang hình học trong dạy học vật lí cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN PHƯƠNG NAM

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI PHẦN QUANG HÌNH HỌC
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ

HÀ NỘI – 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN PHƯƠNG NAM

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI PHẦN QUANG HÌNH HỌC
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
Chun ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 8140111

Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN VĂN NHÃ


HÀ NỘI – 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình nghiên cứu và học tập tại trường Đại học Giáo dục – Đại
học Quốc gia Hà Nội, tơi đã hồn thành xong luận văn của mình. Trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, động viên,
giúp đỡ vô cùng quý báu của các Thầy, Cô giảng viên. Đó là một nguồn động
lực to lớn và rất ý nghĩa đối với bản thân tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc đến các Thầy, Cô giảng viên trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. Và đặc
biệt, tơi xin bày tỏ lịng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn
Nhã, người đã truyền động lực và cảm hứng và giúp đỡ cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với các anh chị học viên cao học
khóa QH 2017 – S đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian theo học tại
trường. Cùng với đó, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các anh chị em
đồng nghiệp cùng các em học sinh tại trường Phổ thông liên cấp Newton và
những người thân trong gia đình đã động viên, quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài này.
Dù đã rất cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả lịng nhiệt tình và tâm
huyết, song vẫn cịn những thiếu sót, tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ
quý thầy cô và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Học viên

Trần Phương Nam


i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

TNSP

Thực nghiệm sư pham

Nxb

Nhà xuất bản

ĐHSP

Đại học Sư Phạm

ĐHQG

Đại học Quốc Gia

KHGD

Khoa học Giáo dục


KHXH

Khoa học Xã hội

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm

GV

Giáo viên

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Bảng 1.1. Lựa chọn của học sinh về hình thức và phương pháp dạy học .......... 23
Bảng 1.2. Lựa chọn về kiểu trò chơi yêu thích ................................................... 24
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học của giáo viên ....................... 25
Bảng 1.4. Đánh giá của giáo viên về tác dụng của trò chơi trong dạy học......... 25
Bảng 3.1. Sự đánh giá về mơn Vật lí theo mức độ ............................................. 66
Bảng 3.2. Mức độ biểu hiện tính tích cực trong học tập của học sinh................ 67
Bảng 3.3. Thống kê cảm nhận của học sinh về giờ học Vật lí
của lớp đối chứng ................................................................................................ 69

Bảng 3.4. Thống kê cảm nhận của học sinh về giờ học Vật lí
trước thực nghiệm sư phạm của lớp thực nghiệm............................................... 69
Bảng 3.5. Thống kê cảm nhận của học sinh về giờ học Vật lí
sau thực nghiệm sư phạm của lớp thực nghiệm. ................................................. 70
Bảng 3.6. Thống kê điểm kiểm tra sau thực nghiệm sư phạm............................ 72
Biểu đồ 1.1. Lựa chọn của học sinh về hình thức và phương pháp dạy học ...... 23
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ cảm nhận của học sinh
trước và sau khi thực nghiệm sư phạm ............................................................... 70
Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ cảm nhận của học sinh
giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .............................................................. 71
Biểu đồ 3.3. Phân bố điểm kiểm tra của học sinh ở lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm sau thực nghiệm sư phạm ................................................... 72
Hình 2.1. Sơ đầu cấu trúc phần Quang hình học ................................................ 30
Hình 2.2a. Các hình ảnh minh họa số 1 cho trị chơi đuổi hình bắt chữ............. 38
Hình 2.2b. Các hình ảnh minh họa số 2 cho trị chơi đuổi hình bắt chữ ............ 39
Hình 2.3a. Hình ảnh minh họa số 1 cho trị chơi tìm cụm từ liên quan .............. 41
Hình 2.3b. Hình ảnh minh họa số 2 cho trị chơi tìm cụm từ liên quan.............. 41
iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 2.3c. Hình ảnh minh họa số 2 cho trị chơi tìm cụm từ liên quan .............. 42
Hình 2.4. Các mảnh ghép minh họa cho trị chơi mảnh ghép trí tuệ .................. 43
Hình 2.5. Cách sắp xếp vị trị đèn laze và điểm A minh họa cho
trò chơi sắp xếp các dụng cụ quang .................................................................... 44
Hình 2.6. Mơ phỏng thấu kính hội tụ tự chế bằng nilon và nước ....................... 46

iv


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ............................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
5. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 3
7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ............................................................. 3
9. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4
10. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài ................................................. 5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước .................................................. 7
1.2. Các khái niệm cơ bản................................................................................... 8
1.2.1. Trò chơi....................................................................................................... 8
1.2.1.1. Chơi và hoạt động chơi ............................................................................ 8
1.2.1.2. Trò chơi .................................................................................................. 10
1.2.2. Trò chơi trong dạy học ............................................................................. 10
1.3. Những vấn đề lí luận cơ bản về trò chơi trong dạy học ......................... 12
v


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.1. Cấu trúc chung của trò chơi trong dạy học ............................................ 12
1.3.2. Phân loại trò chơi trong dạy học ............................................................. 13
1.3.3. Chức năng dạy học của trò chơi ............................................................. 18
1.4. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Vật lí cho học sinh
ở trường phổ thơng liên cấp Newton ............................................................... 21
1.4.1. Vài nét về trường phổ thông liên cấp Newton ........................................ 21
1.4.2. Khảo sát tình hình sử dụng trò chơi tại trường Liên cấp Newton ........ 22
1.4.3. Kết quả tìm hiểu ....................................................................................... 22
1.4.3.1. Kết quả phiếu khảo sát từ học sinh ........................................................ 22
1.5.3.2. Kết quả phiếu khảo sát từ giáo viên ....................................................... 25
1.4.4. Đánh giá kết quả khảo sát ....................................................................... 27
Kết luận chương 1 ............................................................................................. 29
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ TRỊ CHƠI PHẦN
QUANG HÌNH HỌC TRONG DẠY VẬT LÍ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG........................................................................... 30
2.1. Thiết kế một số trị chơi phần Quang hình học trong dạy học Vật lí.... 30
2.1.1. Phân tích nội dung và kiến thức trong phần Quang hình học .............. 30
2.1.1.1. Cấu trúc phần Quang hình học .............................................................. 30
2.1.1.2. Mục tiêu của phần học ........................................................................... 30
2.1.1.3. Đặc điểm phần Quang hình học ............................................................ 32
2.1.2. Cơ sở và nguyên tắc của việc thiết kế trị chơi trong dạy học Vật lí ...... 33
2.1.2.1. Cơ sở thiết kế trò chơi trong dạy học Vật lí ........................................... 33
2.1.2.2. Nguyên tắc của việc thiết kế trị chơi trong dạy học Vật lí .................... 33
2.1.3. Thiết kế một số trị chơi phần Quang hình học trong dạy học Vật lí
cho học sinh trung học phổ thơng ...................................................................... 34
2.1.3.1. Mơ tả chung các nhóm trị chơi dạy học .................................................. 34

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.3.2. Thiết kế một số chơi trong dạy học Vật lí phần Quang hình học .............. 35
2.1.4. Xây dựng bài giảng sử dụng trị chơi trong dạy học
phần Quang hình học ........................................................................................ 46
2.2. Xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học .......................................... 54
2.2.1. Các bước xây dựng trò chơi..................................................................... 54
2.2.2. Các quy tắc và chú ý khi xây dựng và sử dụng các loại trò chơi
trong dạy học ...................................................................................................... 55
2.2.2.1. Quy tắc xây dụng và sử dụng của trò chơi trong dạy học ..................... 55
2.2.2.2. Một số chú ý khi sử dụng các loại trò chơi trong dạy học..................... 57
2.2.3. Sử dụng trò chơi kết hợp với phương tiện, kỹ thuật dạy học................. 58
2.2.4. Bồi dưỡng cho giáo viên về nhận thức và kỹ năng xây dựng và sử dụng
trị chơi trong dạy học Vật lí .............................................................................. 60
2.2.5. Nâng cao nhận thức, hành vi và thái độ tích cực cho học sinh
khi thực hiện các trò chơi trong dạy học do giáo viên đề ra ............................ 61
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 62
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 63
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ......................................................... 63
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 63
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm trò chơi trong dạy học ....................................... 63
3.2. Đối tượng, thời gian và phương pháp thực nghiệm sư phạm ................ 64
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm............................................................. 64
3.2.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm ......................................... 64
3.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................... 64
3.3. Cách thức thực nghiệm và tiêu chí đánh giá ........................................... 65
3.3.1. Cách thức thực nghiệm sư phạm ............................................................ 65

3.3.2. Quy trình xử lí số liệu .............................................................................. 66
vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................. 67
3.4.1. Đánh giá định tính ................................................................................... 67
3.4.1.1. Biểu hiện tích cực của học sinh trong giờ học....................................... 67
3.4.1.2. Cảm nhận của học sinh về các giờ học Vật lí ........................................ 68
3.5. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm ................................................ 73
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 75
1. Kết luận .......................................................................................................... 75
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 78

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lớp học ngày nay, các nhà giáo dục thường xuyên phải đổi mới các
phương pháp giảng dạy nhằm tạo cơ hội thuận lợi nhất và tốt nhất cho người
học. Ngoài việc học những kiến thức người học cần được đào tạo thêm về những
kĩ năng, những phẩm chất cần thiết và đặc biệt để cho người học cảm thấy tự tin
với công việc của mình và mở rộng việc học tập. Trong bối cảnh đó, việc tạo
động lực và niềm say mê yêu thích của người học là cực kì quan trọng. Điều này

vừa yêu cầu người học phát huy sự chủ động, tích cực trong học tập, đồng thời
địi hỏi người thầy chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm để có
khả năng thích ứng cao trong việc tiếp cận xu hướng dạy học mới.
Hiện nay mục tiêu mới của giáo dục nước ta là phát triển đồng đều các năng
lực chuyên môn, các kĩ năng và phẩm chất để sẵn sàng bước vào kỉ nguyên cách
mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, hình thức dạy học truyền thống, dựa trên diễn
thuyết trên chưa đáp ứng được hết những mục tiêu mới và đặc biệt phương pháp
dạy học truyền thống có thể gây khó đối với một số học sinh. Khi đó hiệu quả
của một tiết học, từ việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức đến rèn luyện kĩ năng sẽ
rất thấp. Việc tìm kiếm động lực để hồn thành bài tập ở nhà hoặc chuẩn bị trước
khi đến lớp có thể là một cuộc đấu tranh liên tục, đặc biệt là khi mọi nỗ lực được
đáp lại bằng thứ hạng không cao hoặc sự thất vọng của giáo viên và bố mẹ.
Nhằm đáp ứng yêu cầu NQ29/CP về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục, nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động và triển
khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học
nhằm phát huy sự chủ động, tích cực cho học sinh đã được triển khai. Trong đó
sử dụng trị chơi trong dạy học là một biện pháp dạy học đã được triển khai, tuy
nhiên việc sử dụng chưa nhiều và phần lớn ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Sử
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dụng trò chơi trong dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học hiện đại.
Những trò chơi được lồng ghép kiến thức sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ được kiến
thức tốt hơn và một cách tự nhiên hơn. Ngồi ra những trị chơi trong dạy học sẽ
giúp cho khơng khí trong lớp học thoải mái và tạo ra sự u thích cho học sinh.
Các trị chơi theo nhóm u cầu học sinh ngồi những kiến thức bài học phải có
kĩ năng hoạt động nhóm tốt, nâng cao tinh thần đồn kết trong lớp học.
Phần Quang hình học – Vật lí 11 cơ bản Trung học phổ thơng có khối lượng

kiến thức khá lớn và nhiều kiến thức khó. Ngồi ra phần này cũng có rất nhiều
cơng thức tính tốn khó nhớ.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng trị
chơi phần Quang hình học trong dạy học Vật lí cho học sinh trung học phổ
thông” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về sử dụng trò chơi trong dạy học để
thiết kế và sử dụng một số trò chơi phần Quang hình học trong dạy học Vật lí
cho học sinh trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần Quang
hình học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu cơ sở lí luận của trị chơi và u cầu của một trị chơi.
2) Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng trò chơi trong dạy học.
3) Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng trò chơi trong dạy học mơn Vật lí.
4) Xây dựng một số trị chơi trong dạy học phần Quang hình học trong dạy học
mơn Vật lí và các biện pháp sử dụng các trị chơi học tập đã thiết kế.
5) Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các trò chơi
và các biện pháp sử dụng của các trò chơi.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học mơn Vật lí (phần Quang hình học) có sử dụng trị
chơi của giáo viên và học sinh lớp 11 trường phổ thông liên cấp Newton.
- Đối tượng nghiên cứu
Một số trò chơi trong dạy học phần Quang hình học trong Vật lí 11.

5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Thiết kế một số trò chơi có lồng ghép kiến thức phần Quang hình học như
thế nào để đáp ứng các yêu cầu trong lớp học?
- Việc sử dụng trò chơi hỗ trợ trong quá trình dạy phần Quang hình học như
thế nào để có hiệu quả và đúng mục đích?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề tài “Thiết kế và sử dụng trò chơi phần Quang hình học trong
dạy học Vật lí cho học sinh trung học phổ thơng” được hồn thành có thể sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phần Quang hình học cho học sinh lớp 11.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và sử dụng trị chơi trong
dạy học phần Quang hình học trong dạy học mơn Vật lí của học sinh lớp 11.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận của đề tài
Đề tài phát triển lí luận về xây dựng trị chơi trong dạy học Vật lí cho học
sinh trung học phổ thơng.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng trong các tiết học cho học sinh
trung học phổ thơng mơn Vật lí.
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu lý luận về trò chơi và các yêu cầu đối với trị chơi trong dạy và
học Vật lí ở trường trung học phổ thông.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra, quan sát, chuyên gia...)
+ Nghiên cứu thực tiễn việc dạy và học sử dụng trò chơi trong phần Quang
hình học.
+ Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia giáo dục, chuyên gia tin học về
xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy song song lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Một lớp sử dụng
các trị chơi trong dạy học và một lớp khơng sử dụng các trò chơi trong dạy học.
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học nhằm phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm
sư phạm.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn dự
kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thiết kế và sử dụng một số trị chơi phần Quang hình học trong
dạy học Vật lí cho học sinh trung học phổ thơng.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Vào giữa khoảng giữa thế kỉ XIX, các nhà giáo dục nước Nga đã tìm hiểu
và nghiên cứu vai trò của giáo dục, đặc biệt tính hấp dẫn của trị chơi dân gian

với độ tuổi trẻ nhỏ. Các nhà giáo dục đã nhận thấy tính hiệu quả của các trò chơi
trong dạy học. Trong lời mở đầu của cuốn “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra
nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga
[8]
Bên cạnh các trị chơi học tập truyền thống cịn có một số trò chơi trong dạy
học khác do các nhà giáo dục đã có tên tuổi xây dựng. J.A.Komenxki, một nhà
sư phạm của Tiệp Khắc, một người nổi tiếng về xu hướng sử dụng trò chơi trong
dạy học giúp phát triển tồn diện cho trẻ. Ơng cho rằng trị chơi là một hình thức
hoạt động rất cần thiết, phù hợp tư duy và hoạt động của trẻ. Trò chơi trong dạy
học là một hình thức hoạt động trí tuệ nghiêm túc, nó giúp những khả năng của
trẻ em được phát triển đồng đều và giúp trẻ mở rộng kiến thức phong phú. Theo
quan điểm của J.A.Komenxki thì trị chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ và cũng
là phương tiện phát triển tồn diện cho trẻ. Ơng đã khun rằng phải chú ý đến
trò chơi trong dạy học cho trẻ đồng thời phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho
trẻ nhằm phát huy tối đa hiệu quả của trò chơi.
Ta đã biết rằng, trong lịch sử Ph.Proebel (1782-1852) là nhà giáo dục người
Đức nổi tiếng. Trong nền giáo dục của những thập niên trước, việc sử dụng trò
chơi nhằm mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong tư duy giáo
dục của ông. Ph.Proebel đã khởi xướng và đưa ra ý tưởng dạy học kết hợp với

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


các trị chơi cho trẻ. Tuy nhiên cở sở lí luận của ơng về trị chơi lại phản ánh tính
chất sư phạm duy tâm thần bí. PPhroebel cho rằng thơng qua trị chơi trẻ sẽ nhận

I.B.Bazedova có suy nghĩ rằng trò chơi là phương tiện dạy học. Theo
I.B.Bazedov, nếu trong giờ học, giáo viên sử dụng các phương pháp chơi hoặc

dạy học dưới các hình thức trị chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của người học
và chắc chắn hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Hệ thống trò chơi học tập mà ông thiết
kế mang lại niềm vui và tăng cường sự phát triển năng lực trí tuệ. Ông đã thiết kế
một số trò chơi như trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kĩ năng, trò chơi đốn từ
trái nghĩa hoặc điền từ cịn thiếu [17]
Ngồi ra, tính tích cực cũng được nhiều nhà sư phạm như nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh khác nhau.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước
Ở trong nước, cũng có nhiều tác giả đã nghiên cứu về việc xây dựng và sử
dụng trò chơi trong dạy học ở các lĩnh vực khác nhau. Một số tác giả như Vũ
Minh Hồng, Lê Bích Ngọc [6], [10]. đã bắt đầu nghiên cứu và biên soạn một số
trò chơi và trò chơi trong dạy học. Những hệ thống trò chơi học tập được các tác
giả nghiên cứu chủ yếu nhằm củng cố kiến thức cho học sinh và giành riêng cho
một số mơn học. Các trị chơi trong dạy học được đề cập đến chủ yếu để hình
thành biểu tượng toán đơn giản, rèn các giác quan, ghi nhớ, phát triển tư duy,
ngôn ngữ và làm quen với môi trường xung quanh...
Các tác giả chú ý rất nhiều đến ý nghĩa phát triển của trị chơi học tập,
khơng đơn thuần chỉ phát triển ở các giác quan mà còn phát triển các chức năng
tâm lý chung của trẻ. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu đó cũng chưa đi sâu
nghiên cứu và tìm hiểu về việc xây dựng, sử dụng trị chơi trong dạy học dành
cho q trình nhận thức của học trò.
Trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập
đến trò chơi trí tuệ. Loại trị chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ và
nâng cao tính sáng tạo của trẻ. Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trị

chơi trí tuệ dành cho trẻ em [16].

Một số nghiên cứu gần đây đã đề cập đến việc xây dựng và sử dụng trò chơi
trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên các nghiên
cứu lại để cập các trò chơi trong dạy học ở nhiều bộ môn khác nhau. Tác giả
Trương Thị Xuân Huệ tìm hiểu việc xây dựng và sử dụng trị chơi nhằm hình
thành biểu tượng tốn ban đầu cho trẻ mẫu giáo lớn [7]. Tác giả Hứa Thị Hạnh

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thì nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng trị chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ
của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) và đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy
tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi
trong học tập. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu chủ yếu
là trẻ nhỏ, chưa nghiên cứu về các đối tượng lớn tuổi hơn.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay, có khá
nhiều tác giả và cơng trình nghiên cứu về trị chơi trong dạy học. Song chưa có
một cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc thiết kế và sử dụng trị chơi phần
Quang hình học trong dạy học Vật lí cho học sinh trung học phổ thơng. Những
cơng trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và
sử dụng trị chơi phần Quang hình học trong dạy học Vật lí cho học sinh trung
học phổ thơng”.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Trò chơi
1.2.1.1. Chơi và hoạt động chơi
Chơi là một trong những hoạt động cơ bản và thiết yếu của con người. Nó
ln có mặt trong đời sống con người ở mọi lứa tuổi và chỉ thay đổi hình thức

chơi từ người ít tuổi đến người nhiều tuổi. Khi chơi, tất cả đều say mê, vui vẻ,
thoải mái. Chơi là một nội dung chính của cuộc sống và cũng là hoạt động chủ
đạo của trẻ nhỏ. Còn đối với người lớn, hoạt động chơi lại chiếm một vị trí nhất
định nào đó trong cuộc sống của họ.
Chơi và hoạt động chơi có thể được hiểu như sau:

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hoạt động chơi của mỗi người được thể hiện vô cùng đa dạng về cả nội
dung và hình thức. Mỗi tác giả đều có những định nghĩa về trị chơi, vì vậy khó
có thể đưa ra một khái niệm chung cho thuật ngữ “chơi” trong toàn bộ phạm vi
hoạt động rộng lớn của con người.
Q trình chơi có thể quy về 2 cấp độ sau: cấp độ hành vi và cấp độ hoạt
động. Hoạt động chơi chỉ có ở con người. Nó diễn ra theo nhu cầu, được điều
khiển bởi động cơ bên trong chủ thể của quá trình chơi, và là hình thái đặc biệt
của sự chơi. Yếu tố động cơ là một yếu tố để phân biệt rõ hoạt động chơi với
những dạng hoạt động khác của con người.
Hoạt động chơi là dạng chơi có ý thức, cả nội dung văn hóa xã hội, dựa trên
các chức năng tâm lý cấp cao và chỉ có ở người, khơng có ở động vật [8].
Tóm lại, chơi và hoạt động của con người mang đến cho người chơi một
trạng thái vui vẻ và thoải mái. Tuy nhiên không phải mọi hiện tương chơi đều là
có ý thức. Có nhiều hiện tượng chơi chỉ là những hành vi, nhu cầu bản năng của
sinh vật hoặc con người. Hoạt động chơi ở con người có bản chất tự nhiên, ngây
thơ vì hoạt động chơi ở con người là một trường hợp của chơi nhưng đây là dạng
chơi ở người có ý thức, có động cơ xã hội, có nhận thức, tình cảm và đạo đức.

9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.1.2. Trò chơi
Trò chơi là do bản năng quy định và chơi là một hoạt động để giải phóng
năng lượng dư thừa. Còn theo J.Piagie cho rằng trò chơi là một trong những yếu
tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ.
Theo quan điểm triết học cho rằng trị chơi có bắt nguồn từ cuốc sống lao
động và mang bản chất xã hội. Các trò chơi được lưu giữ qua nhiều thế hệ thông
qua con đường giáo dục.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “trị chơi” được định nghĩa theo hai cách
như sau:
+ Loại trị chơi phổ biến: Đó chính là trị chơi có luật, có mục đích rõ ràng,
kết quả và u cầu hành động và có tính tranh đua giữa người chơi hoặc tính
thách thức đối với người tham gia [8].

Để tạo thành trị chơi thì các trị chơi địi hỏi phải có luật lệ, quy tắc, nhiệm
vụ. Nếu khơng có những yếu tố trên thì đó chỉ có sự chơi đơn giản. Ngồi ra trị
chơi cũng có các yếu tố chơi, các trị chơi phải có hệ thống, tổ chức rõ ràng. Và
để tiến hành trò chơi phải có hệ thống luật chơi và tất cả người chơi phải tuân
theo luật chơi. Tất cả hành vi chơi khơng theo luật, chơi tùy tiện thì khơng được
gọi là trò chơi.
1.2.2. Trò chơi trong dạy học
Trò chơi trong dạy học có nguồn gốc từ trong dân gian, từ chính cuộc sống
hàng ngày của con người. Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được chơi những trò chơi đầu
tiên giữa con cái với người thân trong gia đình. Trẻ em được tiếp xúc với những
trò vui, các bài hát, những âm thanh để trẻ nhận biết không gian xung quanh, gọi
10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tên các đồ vật và dùng những hình thức đó để dạy con cái. Những cách thức như
vậy đều là những trị chơi chứa đựng yếu tố dạy học.
Có nhiều quan điểm khác nhau về trò chơi trong dạy học. Tất cả những trị
chơi kết hợp với phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập củng cố trong dạy
học mà chưa kể đến nội dung và tính chất của trị chơi thì đều được gọi là trị
chơi trong dạy học.
Trị chơi trong dạy học địi hỏi luật chơi có định hướng đối với sự phát
triển trí tuệ, năng lực và thể chất người học. Các trò chơi thường do giáo
viên nghĩ ra, thường có tính chất đơn giản và được dùng nó với mục đích
giáo dục.

Những trị chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trong dạy học đều phải
tuân theo mục đich, nội dung và các nguyên tắc trong day học. Các trò chơi
hướng dẫn và động viên học sinh tích cực chủ động tìm kiếm và thu thập thông
tin, kiến thức đồng thời rèn luyện các kĩ năng, ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức,
thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất [8].
Đối với các trò chơi trong dạy học, các nhiệm vụ, luật chơi được sắp xếp và
tổ chức tương đối chặt chẽ và sao cho phù hợp nhất để thực hiện được nhiệm vụ
dạy học và mục tiêu bài học.
Các trò chơi trong dạy học được giáo viên và các tác giả sáng tạo và sử
dụng thường dựa trên lí tưởng dạy học, lí luận dạy học của mỗi người và mục
tiêu học tập của từng mơn học cụ thể. Trị chơi trong dạy học là một trong những
hoạt động giáo dục diễn ra theo một thoải mái, không cứng nhắc và được học
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



sinh rất đón chào. Chúng thể hiện và phản ánh lý thuyết, ý tưởng và chân lí giáo
dục của nhà giáo và tác giả trị chơi.

1.3. Những vấn đề lí luận cơ bản về trò chơi trong dạy học
1.3.1. Cấu trúc chung của trò chơi trong dạy học
Về cơ bản trị chơi trong dạy học cũng phải có mọi đặc điểm của các trị
chơi thơng thường. Nhưng về cấu trúc nó kết hợp nhiều yếu tố chơi và nhiều yếu
tố sư phạm vào trong trò chơi và cách tổ chức thực hiện. Đó là cấu trúc phức tạp,
gồm những yếu tố sau:
- Mục đích của trị chơi là những nhiệm vụ học tập của học sinh. Mục đích
này sẽ quyết định tất cả những yếu tố của trò chơi. Kết thúc trị chơi, mức độ đạt
được của mục đích trị chơi sẽ được phản ánh từ kết quả hiện thực mà học sinh
thu được. Đồng thời kết quả đó sẽ đánh giá được mức độ thành công trong việc
giải quyết các nhiệm vụ học tập của học sinh. Học sinh tiếp nhận được những
những bài học cụ thể thì phải thể hiện ra được trong kết quả chơi.

- Luật chơi là những quy định đưa ra nhằm bảo đảm sự định hướng và tính
cơng bằng trong các hoạt động chơi. Luật chơi cũng định hướng mục đích chơi
đồng thời chỉ ra các phương thức và tính chất của hoạt động, xác định thứ tự và
thời gian của các hành động, tạo ra các tiêu chí điều chỉnh hành vi của người

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chơi và tiêu chí đánh giá hoạt động. Dựa vào đó ta có thể biết hành động chơi có
đáp ứng được các nhiệm vụ học tập hay không [3]
- Để đảm bảo nhiệm vụ học tập thì đối tượng hoạt động cần được xác định

và thiết kế chặt chẽ và cần được hướng dẫn cụ thể rõ ràng.

1.3.2. Phân loại trò chơi trong dạy học
a) Nguyên tắc chung phân loại trị chơi
Hiện nay chưa có một sự thống nhất nào về phân loại trò chơi. Theo quan
điểm thể hiện trong các tài liệu sách giáo khoa và luận văn khoa học thì trị chơi
có thể phân thành các loại
- Trị chơi học tập;
- Trị chơi vận động;
- Trị chơi đóng vai (chủ đề);
- Trị chơi đóng kịch (theo kịch bản);
- Trò chơi xây dựng - lắp ghép;
- Trò chơi bác sĩ;
- Trị chơi nghệ thuật;
- Trị chơi ngơn ngữ...
Từ trước đến này phân loại trị chơi khơng theo một cách cố định mà tùy
thuộc vào từng cách tiếp cận cụ thể. Ta có thể phân loại trị chơi theo một số
cách như sau:

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Cách tiếp cận văn hố
+ Những trị chơi phóng tác (Simulations): Đó là những trị chơi tái tạo lại
một phần nhỏ hiện thực dưới hình thức trị chơi. Đối tượng, quan hệ và tính
huống tái tạo trong các trị chơi chơi này phản ánh nhu câu giải quyết vấn đề, tạo
dựng vấn đề thiết thực trong cuộc sống.
+ Những trị chơi sáng tạo (games): Đó là trị chơi hay những hoạt động

được tiến hành theo những quy luật, có phần thưởng. Mục đích chơi được đưa ra
một cách chủ động, khơng phụ thuộc vào những yếu tố có sẵn.
+ Những trị chơi nửa phóng tác nửa sáng tạo của (simualated Games): Đó
là trị chơi mà mục đích và phần thưởng thường dựa theo những tiền lệ sẵn có,
những các quy luật của trò chơi lại là những yếu tố mới được đặt ra, khơng dựa

thường có hình thức đặc trưng của văn hố dân tộc, văn hóa vùng miền. Nội
dung trị chơi cũng thường là giải trí, thư giãn, vui vẻ, bồi dưỡng đời sống tinh
thần.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Cách tiếp cận tâm lý
+ Những trị chơi có tính chất cạnh tranh, vượt qua thử thách để có kết quả
tốt nhất. Những trị chơi này có quy luật rất chặt chẽ và cụ thể nhằm xác định rõ
mục tiêu, kết quả, hoặc yêu cầu phải vượt qua, buộc những người chơi phải tranh
đua để giành thành tích tốt nhất.

* Cách tiếp cận chức năng
+ Những trò chơi giải trí, thư giãn giúp giải toả bớt những căng thẳng tâm
lý do cơng việc, đời sống, khơng nhắm mực đích hay lợi ích cơng việc. Những
trị chơi này có thể có tính chất thi đấu, cũng có thể khơng, có giải thưởng hoặc
khơng có giải thưởng. Ví dụ: Đánh bài, thi hát đối, chơi đố chữ...chủ yếu để vui
vẻ và thư giãn.

15


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×