Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.54 KB, 9 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
1. Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ mẫu 1
1.1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đối tượng của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ rất đa dạng, phong phú:
một đoạn thơ, một bài thơ, một hình tượng thơ,...
- Cách làm bài: bài viết thường có các ý chinh sau
+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ
+ Bàn luận về những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ
1.2. Luyện tập
Câu 1 (trang 86, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
I. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Huy Cận và đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)
II. Thân bài
- Nêu hoàn cảnh ra đời và khái quát cảm xúc trong toàn bộ bài thơ Tràng giang
- Phân tích đoạn thơ:
+ Hai câu thơ đầu: vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, mang nét buồn
nhưng vẫn tráng lệ, kì vĩ với hình ảnh mây cao, núi bạc,... Qua đó, cho thấy sự
rung cảm tinh tế của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên
+ Hai câu còn lại: nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả được bộc lộ một
cách trực tiếp, chân thực, tự nhiên, không cần sự tác động của yếu tố ngoại cảnh –
“khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà”
- Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Nội dung: khổ thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, từ đó khắc họa nỗi
niềm nhớ quê, nhớ nhà của tác giả
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

+ Nghệ thuật: sử dụng từ láy, hình ảnh thơ cổ điển mang phong vị đường thi
III. Kết bài
Cảm nghĩ của bản thân về đoạn thơ
2. Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ mẫu 2
2.1. CÁCH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
a. Nghị luận về một bài thơ
Đề: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. (Xem tồn văn bài
thơ trong SGK).
Đối với một bài thơ, các bước làm bài có thể như sau:
a) Đọc chậm nhiều lần bài thơ để có cảm nhận chung về tác phẩm: bài thơ nói về
vấn đề gì, tình cảm của tác giả bộc lộ trong bài thơ như thế nào?,...
b) Tìm hiểu sâu về bài thơ.


Về nội dung: đề cập đến những ý gì, điều gì trong cuộc sống của con người.



Về nghệ thuật: có những điểm nào cần chú ý: về hình ảnh, âm điệu, ngơn
ngữ, thể thơ,..



Điểm đặc sắc nhất của bài thơ là gì?

(Về bước b, có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý trong SGK để tìm hiểu bài thơ).
c) Lập dàn ý cho bài phân tích của mình:



Nêu các luận điểm để phân tích bài thơ. Có thể có nhiều luận điểm khác
nhau tùy theo cảm nhận và suy nghĩ của từng người viết. Các luận điểm đó
được sắp xếp trong một lập luận lơgic của bài làm.



Trình tự bài có thể có nhiều cách.

Ví dụ:


Cách 1: Theo trình tự các đoạn thơ, câu thơ



Cách 2: Theo trình tự nội dung - nghệ thuật - đánh giá bài thơ.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí



Cách 3: Nêu nét đặc sắc nổi bật của tác phẩm - phân tích cái hay, vẻ đẹp đánh giá bài thơ.

d) Viết bài theo dàn ý đã lập bằng phong cách nghị luận văn học với cảm hứng của

mình.
Chú ý:


Nghị luận về một bài thơ khơng chỉ đơn thuần làm cơng việc giảng giải,
phân tích bài thơ đó mà quan trọng hơn là phải phẩm bình, thưởng thức,
đánh giá bài thơ bằng những cảm nhận riêng, rung động riêng và chủ kiến
của mình về bài thơ đó.



Nghị luận về một bài thơ (mà đề bài không nêu yêu cầu cụ thể), người viết
có thể nghị luận về tồn bộ bài thơ đó, hoặc chỉ chọn một hoặc vài ba điểm
đáng nói nhất, thích thú nhất để bình luận.

b. Nghị luận về một đoạn thơ
Đề: Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu (xem văn bản
trong SGK).
Nghị luận về một đoạn thơ, xét chung, về cách làm cũng giống như nghị luận về
một bài thơ. Chỉ có điều, ở một tác phẩm thơ thì ý tưởng và chủ đề trọn vẹn hơn,
còn ở một đoạn thơ thì có khi cũng là một ý tiêu biểu cho cả bài thơ, nhưng cũng
có trường hợp nó lại là một ý đặc sắc nào khác chưa hẳn đã là ý bao trùm cho chủ
đề của tác phẩm. Vì vậy, điều căn cứ vào để nghị luận chính là văn bản của đoạn
thơ chứ không phải bài thơ. Bài thơ ở đây chỉ là một tài liệu để giúp ta soi sáng
thêm đoạn thơ nhằm hiểu sâu sắc thêm đoạn thơ. Vì vậy, trong điều kiện có thể,
cũng nên tìm đọc bài thơ có đoạn thơ cần nghị luận. Anh (chị) có thể dựa vào các
bước làm bài của dạng bài nghị luận về một bài thơ trên đây đề làm dạng bài này
(nghị luận về một đoạn thơ).
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Thơng thường, người ta có thể ra đề: Phân tích về đoạn thơ A hoặc Suy nghĩ về
đoạn thơ B,...; anh (chị) cần theo yêu cầu đó (phân tích hoặc suy nghĩ) để làm bài
cho đúng.
Anh (chị) cần đọc kỹ, tham khảo những gợi ý trong SGK để làm bài này và cố
gắng tập viết thành một bài nghị luận văn học bằng cảm hứng và những suy nghĩ
riêng của mình.
2.2. LUYỆN TẬP
Phân tích đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận (xem văn bản
trong SGK).
Gợi ý:


Cảnh chiều xuống trên sông: đẹp nhưng đượm buồn.



Tâm trạng thi nhân: nỗi buồn nhớ nhà dâng lên sâu thăm thẳm.



Nghệ thuật:



o


Hình ảnh đối lập, gợi cảm: núi mây hùng vĩ / cánh chim bé nhỏ.

o

Âm điệu phù hợp: dập dềnh như sóng nước trên Tràng giang.

o

Tứ thơ mới mẻ: học tập thơ xưa và sáng tạo thêm cái mới.

Nét đặc sắc: sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp
lãng mạn của Thơ mới.

3. Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ mẫu 3
3.1. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ văn 12 tập
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Lời giải chi tiết:
Đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Đề 2: Phân tích đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Tìm hiểu đề

Lập dàn ý


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Đề 1

+ Hồn cảnh ra đời bài thơ: viết
vào mùa đông 1947, năm đầu tiên
của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp.

Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn
cảnh ra đời của bài thơ.
Thân bài:

+ Vẻ đẹp huyền ảo, lung linh của núi
+ Phân tích tư tưởng và nghệ thuật
rừng đêm trăng (trăng, hoa, cây cổ
của bài thơ trong hoàn cảnh lớn và
thụ, tiếng suối).
hoàn cảnh nhỏ của bài thơ để thấy
hết giá trị.
+ Nhân vật trữ tình mải mê lo việc
nước đến tận khuya, tình cờ bắt gặp
tiếng suối dưới trăng (khác các ẩn sĩ
tìm đến thiên nhiên để lánh đời,
dưỡng tính).
+ Bài thơ hiện đại ở chỗ con người

nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên,
cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả
cảnh ngụ tình.
Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp hài hịa
giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến
sĩ trong bài thơ.
Đề 2

Khí thế cuộc kháng chiến chống Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất
xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).
thực dân Pháp dũng mãnh, hào
hùng (thể hiện qua lực lượng tham Thân bài:
gia, những con đường và thời + Khí thế dũng mãnh của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp ở
điểm tổng tiến công sôi nổi,…)
Việt Bắc: 8 câu đầu.
+ Khí thế chiến thắng của các chiến
trường khác: 4 câu sau.
+ Nghệ thuật sử dụng hình ảnh,
ngơn ngữ tài tình của tác giả trong
đoạn thơ.
Kết bài: Đoạn thơ thể hiện thành
công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí


chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Câu 2 (trang 86 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng, nội dung của
bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Lời giải chi tiết:
- Đối tượng của bài nghị luận rất đa dạng (bài thơ/đoạn thơ/hình tượng thơ…).
- Nội dung bài nghị luận bao gồm: giới thiệu khái quát về bài thơ/đoạn thơ, bàn về
những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ, đánh giá chung về bài
thơ/đoạn thơ.
3.2. Luyện tập
Câu hỏi (trang 86 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lịng q dờn dờn vời con nước
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu chung
Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng (1940) là một trong những bài thơ hay
nhất, tiêu biểu nhất trong sáng tác của Huy Cận. Tứ thơ Tràng giang được hình
thành vào một buổi chiều mùa thu 1939, khi nhà thơ đứng bờ nam bến Chèm (Hà
Nội), nhìn cảnh sơng Hồng mênh mông sông nước bốn bề bao la thuần tuý tả cảnh
thiên nhiên, mơ tả cái vơ hình, cái vĩnh viễn. Đó là cái “thế giới bên trong", cái linh
hồn của tạo vật trong nỗi 1 xa vắng mênh mông. Khổ thơ kết cũng vừa là cảnh, vừa
là tâm hồn.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí


2. Thân bài
Câu 1:
Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao", “mây bạc",
mà viết “mây cao", “núi bạc". Đó là cách làm lộn dịng cảm giác khiến người đọc
chống ngợp...
Động từ “đùn" tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sơng. Hình ảnh
cánh chim chiều hơm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so
sánh).
Câu 3: Lòng quê: nỗi nhớ quê hương gợi lên theo sóng nước.
Câu 4: Xuất xứ từ câu thơ của Thơi Hiệu đời Đường: "Nhật mô hương quan hà xứ
thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu." ("Quê hương khuất bóng hồng hơn - Trên
sơng khói sóng cho buồn lịng ai" - Tản Đà dịch thơ). Tứ thơ mới mẻ, học tập thơ
xưa và sáng tạo thêm cái mới.
=> Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của "cái tơi" trữ tình. Cảm xúc
hướng về q hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của
nhà thơ.
Nét đặc sắc nghệ thuật: Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút
pháp lãng mạn của Thơ mới.
3. Kết bài
Tâm hồn nhà thơ đôn hậu, tinh tế. Đáng quý là cảnh vật và tâm trạng tác giả tuy
buồn cô liêu nhưng rất đẹp, thể hiện tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận thế giới
tự nhiên và cuộc sông con người.
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Nghị luận về
một bài thơ, đoạn thơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn

phí

thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn
bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp
và đăng tải.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×