Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN MÁY XÂY DỰNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC MÁY XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MƠN MÁY XÂY DỰNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC
MÁY XÂY DỰNG

Người biên soạn:
ThS. Nguyễn Ngọc Trung

Hà Nội, 2013


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

1

M ỤC LỤC
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÁY XÂY DỰNG ........................................... 5
1.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI TỔNG THỂ MÁY XÂY DỰNG VÀ XẾP DỠ ................ 5
1.1.1. Công dụng của máy xây dựng .................................................................................. 5
1.1.2. Phân loại chung ....................................................................................................... 5
1.2. CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN CỦA MXD ............................................................................. 6
1.2.1. Thiết bị động lực ...................................................................................................... 6
1.2.2. Hệ thống điều khiển ................................................................................................. 6
1.2.3. Hệ thống truyền động............................................................................................... 6
1.2.4. Cơ cấu công tác ....................................................................................................... 6
1.2.5. Cơ cấu quay ............................................................................................................. 6
1.2.6. Hệ thống di chuyển .................................................................................................. 6
1.2.7. Khung và vỏ máy ..................................................................................................... 6


1.2.8. Các thiết bị phụ ........................................................................................................ 6
1.3. THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC ....................................................................................................... 6
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................................ 6
1.3.2. Động cơ đốt trong: (Động cơ xăng và Diezel) .......................................................... 6
1.3.3. Động cơ điện: (Động cơ điện một chiều và xoay chiều) ........................................... 6
1.3.4. Động cơ thuỷ lực ..................................................................................................... 7
1.3.5. Động cơ khí nén....................................................................................................... 7
1.4. HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG............................................................................................ 7
1.4.1. Truyền động cơ khí (TĐCK) dùng trên MXD .......................................................... 7
1.4.2. Truyền động thuỷ lực (TĐTL)................................................................................ 10
1.4.3. Hệ thống truyền động điện ..................................................................................... 10
1.4.4. Hệ thống truyền động khí nén ................................................................................ 11
1.5. HỆ THỐNG DI CHUYỂN ................................................................................................ 11
1.5.1. Hệ thống di chuyển bánh xích ................................................................................ 11
1.5.2. Hệ thống di chuyển bánh hơi.................................................................................. 11
1.5.3. Hệ thống di chuyển bánh sắt trên ray...................................................................... 11
1.5.4. Di chuyển trên Phao ............................................................................................... 11
1.5.5. Di chuyển Bước ..................................................................................................... 11
1.6. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MXD-XD .................................................. 11
1.6.1. Chỉ tiêu về năng suất của MXD.............................................................................. 11
1.6.2. Chỉ tiêu về chi phí nhiên liệu .................................................................................. 12
1.6.3. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế .................................................................................... 12
1.6.4. Chỉ tiêu về độ tin cậy ............................................................................................. 12
CHƯƠNG 2:
MÁY NÂNG VÀ VẬN CHUYỂN..................................................................... 13
2.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI ....................................................................................... 13
2.1.1. Công dụng ............................................................................................................. 13
2.1.2. Phân loại ................................................................................................................ 14
Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6



Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

2

2.2. MÁY NÂNG ..................................................................................................................... 15
2.2.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản ................................................................................. 15
2.2.2. Chế độ làm việc của máy nâng ............................................................................... 16
2.2.3. Năng suất của máy nâng ........................................................................................ 16
2.2.4. Các cơ cấu chủ yếu của máy nâng .......................................................................... 17
2.2.5. Các loại kích .......................................................................................................... 19
2.2.6. Các loại tời ............................................................................................................ 21
2.2.7. Cần trục dựa tường (cột quay) ................................................................................ 22
2.2.8. Thang nâng xây dựng (vận thăng) .......................................................................... 23
2.2.9. Cần trục ôtô ........................................................................................................... 24
2.2.10. Cần trục bánh xích ................................................................................................. 24
2.2.11. Cần trục tháp.......................................................................................................... 25
2.2.12. Cầu trục (Cầu lăn) .................................................................................................. 26
2.2.13. Cổng trục ............................................................................................................... 27
2.3. MÁY VẬN CHUYỂN....................................................................................................... 28
2.3.1. Máy vận chuyển liên tục ........................................................................................ 28
2.3.2. Cơng dụng và phân loại ......................................................................................... 28
2.3.3. Nhóm băng tải ....................................................................................................... 28
2.3.4. Thiết bị vận chuyển bằng khí nén ........................................................................... 33
2.3.5. Máy vận chuyển theo chu kỳ.................................................................................. 35
CHƯƠNG 3:
MÁY LÀM ĐẤT ............................................................................................... 38
3.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI ....................................................................................... 38
3.1.1. Công dụng ............................................................................................................. 38
3.1.2. Phân loại ................................................................................................................ 38

3.2. ĐẤT VÀ Q TRÌNH ĐÀO CẮT ĐẤT........................................................................... 38
3.2.1. Tính chất cơ lý của đất ........................................................................................... 38
3.2.2. Quá trình đào cắt đất .............................................................................................. 39
3.3. MÁY ĐÀO - VẬN CHUYỂN ĐẤT .................................................................................. 39
3.3.1. Máy ủi ................................................................................................................... 39
3.3.2. Máy cạp ................................................................................................................. 42
3.3.3. Máy san ................................................................................................................. 44
3.3.4. Máy đào ................................................................................................................. 46
3.4. MÁY ĐẦM LÈN ĐẤT...................................................................................................... 50
3.4.1. Yêu cầu cơ bản của công tác đầm lèn và các yếu tố ảnh hưởng .............................. 50
3.4.2. Công dụng và phân loại máy đầm lèn ..................................................................... 51
3.4.3. Máy đầm lèn tĩnh ................................................................................................... 52
3.4.4. Máy đầm rung ........................................................................................................ 54
CHƯƠNG 4:
MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CÔNG ĐÁ ................................................................ 57
4.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CÔNG ĐÁ ..................................... 57
4.2. MÁY VÀ THIẾT BỊ NGHIỀN ĐÁ ................................................................................... 57
Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

3

4.2.1. Công dụng và phân loại ......................................................................................... 57
4.2.2. Các loại máy nghiền đá chu kỳ (máy nghiền má) ................................................... 58
4.2.3. Các loại máy nghiền liên tục .................................................................................. 60
4.3. MÁY VÀ THIẾT BỊ SÀNG ĐÁ ....................................................................................... 65
4.3.1. Công dụng và phân loại ......................................................................................... 65
4.3.2. Máy sàng lắc lệch tâm............................................................................................ 66

4.3.3. Máy sàng rung ....................................................................................................... 67
4.3.4. Máy sàng ống (máy sàng quay) .............................................................................. 68
4.4. TRẠM NGHIỀN SÀNG ĐÁ ............................................................................................. 69
4.4.1. Giới thiệu chung: ................................................................................................... 69
4.4.2. Sơ đồ công nghệ của trạm nghiền sàng đá .............................................................. 70
CHƯƠNG 5:
MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT BÊTÔNG ..................................................... 71
5.1. MÁY VÀ THIẾT BỊ TRỘN BÊTÔNG XI MĂNG ............................................................ 71
5.1.1. Công dụng và phân loại ......................................................................................... 71
5.1.2. Máy trộn bêtông kiểu tự do, làm việc chu kỳ .......................................................... 72
5.1.3. Máy trộn bêtông kiểu cưỡng bức, làm việc chu kỳ ................................................. 74
5.1.4. Năng suất máy trộn bêtông làm việc theo chu kỳ.................................................... 75
5.2. THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN BÊTÔNG ............................................................................... 76
5.2.1. Công dụng và phân loại ......................................................................................... 76
5.2.2. Xe ôtô trộn và vận chuyển...................................................................................... 76
5.2.3. Máy bơm bêtông .................................................................................................... 77
5.2.4. Năng suất của bơm bêtơng ..................................................................................... 79
5.3. MÁY ĐẦM BÊTƠNG ...................................................................................................... 79
5.3.1. Công dụng và phân loại ......................................................................................... 79
5.3.2. Đầm mặt ................................................................................................................ 80
5.3.3. Đầm trong (đầm dùi) .............................................................................................. 81
5.3.4. Đầm cạnh............................................................................................................... 81
5.3.5. Năng suất của máy đầm ......................................................................................... 82
5.4. TRẠM TRỘN BÊTƠNG XI MĂNG ................................................................................. 82
5.4.1. Cơng dụng và phân loại ......................................................................................... 82
5.4.2. Sơ đồ công nghệ và nguyên lý làm việc của trạm trộn ............................................ 83
5.5. TRẠM TRỘN BÊTÔNG NHỰA NĨNG .......................................................................... 83
5.5.1. Khái niệm chung về cơng nghệ sản xuất BTNN và phân loại trạm trộn BTNN ....... 83
5.5.2. Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của trạm trộn BTNN ............................................ 85
5.5.3. Các thiết bị chủ yếu trong trạm trộn BTNN ............................................................ 85

CHƯƠNG 6:
MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG ...................................................... 88
6.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ......................................................................................... 88
6.1.1. Khái niệm chung .................................................................................................... 88
6.1.2. Phân loại ................................................................................................................ 88
6.1.3. Phạm vi sử dụng .................................................................................................... 88
Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

4

6.2. BÚA ĐĨNG CỌC DIEZEL .............................................................................................. 88
6.2.1. Cơng dụng và phân loại ......................................................................................... 88
6.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ............................................................................... 89
6.3. BÚA RUNG ...................................................................................................................... 91
6.3.1. Công dụng và phân loại ......................................................................................... 91
6.3.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc: .............................................................................. 92
6.4. BÚA THỦY LỰC ............................................................................................................. 92
6.5. THIẾT BỊ XỬ LÝ NỀN YẾU BẰNG BẤC THẤM .......................................................... 93
6.5.1. Khái niệm về bấc thấm........................................................................................... 93
6.5.2. Phân loại ................................................................................................................ 93
6.5.3. Phạm vi sử dụng .................................................................................................... 94
6.5.4. Máy ép cọc bấc thấm ............................................................................................. 94
6.6. MÁY KHOAN CỌC NHỒI............................................................................................... 95
6.6.1. Khái niệm và phân loại .......................................................................................... 95
6.6.2. Sơ đồ cấu tạo và trình tự tạo cọc khoan nhồi .......................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 98


Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ môn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

5

MÁY XÂY DỰNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÁY XÂY DỰNG
1.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI TỔNG THỂ MÁY XÂY DỰNG VÀ XẾP DỠ
1.1.1. Công dụng của máy xây dựng
Máy xây dựng là danh từ chung để chỉ các máy và thiết bị phục vụ công tác xây dựng cơ bản,
xây dựng công nghiệp, giao thông, cầu cảng và sân bay,... Chủng loại về máy xây dựng có rất nhiều
và cũng rất đa dạng.
1.1.2. Phân loại chung
Theo tính chất cơng việc hay theo công dụng người ta chia thành:
- Máy phát lực hay còn gọi là động cơ.
- Máy nâng - vận chuyển:
+ Máy vận chuyển ngang
+ Máy và thiết bị nâng (hay máy vận chuyển lên cao)
+ Máy vận chuyển liên tục.
- Máy làm đất.
- Máy sản xuất vật liệu xây dựng:
+ Máy sản xuất đá
+ Máy sản xuất bê tông (bê tông xi măng và bê tông nhựa nóng,…).
- Máy chun dùng:
+ Máy gia cơng nền móng
+ Máy thi công Đường sắt
+ Máy thi công Cầu
+ Máy thi công Hầm

+ Máy thi công Đường bộ.
Theo dạng nguồn động lực
- Máy chạy bằng động cơ điện
- Máy chạy bằng khí nén
- Máy chạy bằng thủy lực.
Theo hình thức bộ di chuyển
- Máy di chuyển bằng bánh xích
- Máy di chuyển bằng bánh hơi (bánh lốp)
- Máy di chuyển bằng bánh sắt đặt trên ray
- Máy di chuyển trên phao nổi
- Máy di chuyển kiểu bước.
Theo hình thức điều kiển bộ cơng tác
- Máy điều khiển cơ khí
- Máy điều khiển bằng thủy lực
- Máy điều khiển bằng khí nén.
Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ môn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

6

1.2. CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN CỦA MXD
Mỗi máy xây dựng được coi là một hệ thống gồm các bộ phận chính sau:
1.2.1. Thiết bị động lực
1.2.2. Hệ thống điều khiển
1.2.3. Hệ thống truyền động
1.2.4. Cơ cấu công tác
1.2.5. Cơ cấu quay
1.2.6. Hệ thống di chuyển

1.2.7. Khung và vỏ máy
1.2.8. Các thiết bị phụ
Tùy theo yêu cầu và chức năng công tác mà máy có thể có đầy đủ các bộ phận trên hoặc chỉ
cần một vài bộ phận.
1.3. THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC
1.3.1. Khái niệm
Thiết bị động lực được hiểu là động cơ dẫn động ban đầu của máy, từ đó năng lượng được
chia ra dẫn động các hệ thống.
1.3.2. Động cơ đốt trong: (Động cơ xăng và Diezel)
Do nhà bác học Điezen người Đức thiết kế, chế tạo và từ năm 1894 đến nay nó vẫn được sử
dụng rộng rãi trên MXD đặc biệt là ở những máy thường xuyên di động như ô tô, máy kéo, tàu
hoả,...
a. Ưu điểm:
- Khởi động nhanh
- Dễ dàng thay đổi tốc độ quay bằng cách thay đổi lượng xăng hoặc dầu diezen phun vào
trong xi lanh.
- Hiệu suất tương đối cao so với động cơ hơi nước 35 ¸ 40%.
- Tính cơ động tốt.
b. Nhược điểm:
- Không đảo được chiều quay.
- Chịu quá tải kém.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Phụ thuộc vào thời tiết, mùa đơng lạnh thường khó khởi động.
1.3.3. Động cơ điện: (Động cơ điện một chiều và xoay chiều)
Động cơ điện một chiều thường dùng ở những máy di động theo một quỹ đạo nhất định.
Động cơ điện xoay chiều thường dùng ở những máy cố định (cần trục tháp).
a. Ưu điểm:
- Kết cấu nhỏ gọn song có khả năng vợt quá tải tốt.
Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6



Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

7

- Hiệu suất cao nhất trong các loại động cơ (80 ¸ 85%).
- Khởi động nhanh, dễ dàng thay đổi chiều quay của trục động cơ (đối với động cơ điện xoay
chiều, dùng dịng điện ba pha).
- Khơng gây ơ nhiễm môi trờng, điều kiện làm việc tốt, sạch sẽ.
- Dễ dàng tự động hố.
- Vì có những ưu điểm trên nên động cơ điện đang được sử dụng rộng rãi trên MXD cũng
nhu trong đời sống của chúng ta.
b. Nhược điểm:
- Tính cơ động kém vì phụ thuộc vào nguồn điện.
1.3.4. Động cơ thuỷ lực
Động cơ này hoạt động được là nhờ động năng của dòng thuỷ lực với trị số áp suất cho phép
do bơm thuỷ lực tạo ra.
a. Ưu điểm:
- Làm việc an toàn, êm, khởi động nhanh.
- Có thể thay đổi chiều quay của trục động cơ.
b. Nhược điểm:
Cồng kềnh, phức tạp vì phải có hệ thống dẫn thuỷ lực và bơm thuỷ lực, dẫn đến hiệu suất
khơng cao do ma sát giữa dịng thuỷ lực và ống dẫn, do hiện tượng rò rỉ chất lỏng.
1.3.5. Động cơ khí nén
Động cơ này hoạt động được là nhờ động năng của dịng khí nén với trị số áp suất cho phép
do máy nén khí tạo ra.
Ưu, nhược điểm của động cơ khí nén cũng giống như động cơ thuỷ lực.
1.4. HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG
1.4.1. Truyền động cơ khí (TĐCK) dùng trên MXD
Hiện nay truyền động cơ khí được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và chế tạo

máy, đặc biệt chiếm ưu thế trong lĩnh vực chế tạo ôtô, máy kéo, và các MXD-XD.
a) Những bộ phận chính của truyền động cơ khí:
- Truyền động xích

Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ môn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

- Truyền động cáp

- Truyền động bánh răng, bánh răng - thanh răng, trục vít - bánh vít

- Truyền động đai

b) Các loại phanh

(a)- Phanh má điện - từ; (b)- Phanh má điện - thủy lực; (c) - Phanh đai
Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6

8


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

c) Hộp giảm tốc

Sơ đồ cấu tạo của hộp giảm tốc

Cách xác định tỉ số truyền của hộp giảm tốc

i= (z2 / z1).(z4 / z3).(z6 / z5)
Z1 ,Z3,.Z5 – Số răng của các bánh răng chủ động
Z 2,Z 4,Z 6 –Số răng của các bánh răng bị động
*) Ưu điểm:
- Có khả năng truyền lực lớn
- Hiệu suất truyền động tương đối cao
- Có độ bền và độ tin cậy cao
- Cho phép thay đổi đặc tính linh hoạt
- Chế tạo đơn giản, giá thành hạ
- Dễ bảo dưỡng sửa chữa
*) Nhược điểm
- Cơ cấu làm việc ồn
- Điều khiển nặng và kém nhậy
Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6

9


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

10

*) Các thông số cơ bản của TĐCK:
- Tỉ số truyền động: i =n1/ n2

- Hiệu suất truyền động của cơ cấu :  = N1/ N2
Trong đó:
N1: Cơng suất đầu vào [kW]
N2: Công suất đầu ra [kW]
Nm: Công suất tiêu hao trong bộ truyền [kW]

n1: Số vòng quay trục vào [vòng/phút]
n2: Số vòng quay trục ra [vòng/phút]

Đầu vào

Đầu ra
Nm

N1, n1

N2, n2

1.4.2. Truyền động thuỷ lực (TĐTL)
Ngày nay truyền động thủy lực ngày càng được sử dụng rộng rãi vì chúng có rất nhiều những
ưu điểm nổi bật
a. Ưu điểm:
- Năng suất cao, độ tin cật cao, điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng, linh hoạt và có khả năng tự
động hóa.
- Cấu tạo gọn nhẹ, bố trí theo ý muốn
- Truyền lực lớn và đi xa
- Điều chỉnh vô cấp tốc độ cơ cấu
- Tự bôi trơn, tự bảo vệ khi máy quá tải.
b. Nhược điểm:
- Áp suất làm việc cao, đòi hỏi bộ truyền phải được chế tạo từ các vật liệu đặc biệt, giá thành
cao
- Khó làm kín khít các bộ phận công tác, chất công tác dễ bị rị rỉ ra ngồi.
- Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên.
TĐTL có hai dạng cơ bản là: TĐTL thủy tĩnh và TĐTL thủy động
* Truyền động thủy tĩnh là loại truyền động trong đó sử dụng dầu cơng tác có áp suất cao
chuyển động với vận tốc nhỏ để dẫn động các cơ cấu.

* Truyền động thuỷ động là loại truyền động mà năng lượng được truyền chủ yếu là nhờ động
năng của dầu, áp suất khơng cần lớn.
Trong đó truyền động thủy tĩnh thường được sử dụng rộng rãi trên máy xây dựng.
1.4.3. Hệ thống truyền động điện
Hệ thống truyền động điện bao gồm các động cơ điện, bộ phận truyền động, dây dẫn và các
thiết bị điều khiển...
a. Ưu điểm
- Truyền động được xa và rất xa nhưng kích thước vẫn nhỏ gọn
- Có khả năng tự động hóa cao, truyền động nhanh, chính xác.
- Hoạt động êm, không gây ồn
Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

11

- Chăm sóc kỹ thuật dễ dàng
- Đảm bảo vệ sinh mơi trường
b. Nhược điểm
- Địi hỏi chặt chẽ các biện pháp và thiết bị đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Yêu cầu trình độ sử dụng cao.
1.4.4. Hệ thống truyền động khí nén
Trong các máy xây dựng truyền động khí nén được sử dụng rất rộng rãi như hệ thống phanh
hơi, cơ cấu đóng mở ly hợp, dùng trong các máy công cụ cầm tay,…
a. Ưu điểm
- Truyền lực với khoảng cách tương đối xa
- Bộ truyền sạch sẽ
- Tốc độ truyền nhanh, sơ đồ cấu trúc của mạch đơn giản
- Chăm sóc, bảo dưỡng kỹ thuật dễ dàng.

b. Nhược điểm
- Áp lực truyền nhỏ
- Khó pháp hiện rị rỉ hơi
- Cơng nghệ chế tạo chính xác, giá thành cao.
1.5. HỆ THỐNG DI CHUYỂN
Máy xây dựng thường dùng các loại hệ thống di chuyển sau:
1.5.1. Hệ thống di chuyển bánh xích
1.5.2. Hệ thống di chuyển bánh hơi
1.5.3. Hệ thống di chuyển bánh sắt trên ray
1.5.4. Di chuyển trên Phao
1.5.5. Di chuyển Bước
1.6. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MXD-XD
1.6.1. Chỉ tiêu về năng suất của MXD
Năng suất máy là khả năng sản xuất của máy trong một đơn vị thời gian làm việc (m3/h; T/h;
T/ca,...). Năng suất máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đối tượng mà máy phải thi công, chế độ
làm việc, cấu tạo, trình độ kỹ thuật của người lái, cách tổ chức khai thác máy...
Có 3 loại năng suất chủ yếu: NS lý thuyết, NS kỹ thuật, NS thực tế.
a. Năng suất lý thuyết: là khả năng tính theo cấu tạo của máy, dùng đề đánh giá giải pháp
cấu tạo của máy ở gia đoạn thiết kế.
Ký hiệu: Qlt
b. Năng suất kỹ thuật: là NS lớn nhất mà máy có thể đạt được sau một giờ làm việc thuần
túy và liên tục trong những điều kiện cụ thể phù hợp với khả năng kỹ thuật của máy. Dùng để đánh
giá máy ở giai đoạn thử nghiệm xuất xưởng.
Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

12


Ký hiệu: QK
c. Năng suất thực tế: là năng suất được xác định dựa trên năng suất kỹ thuật có tính đến các
điều kiện sử dụng của máy.
Ký hiệu: Qt;
Qt = QK.Kt
Với Kt là hệ số sử dụng máy theo thời gian.
1.6.2. Chỉ tiêu về chi phí nhiên liệu
- Chí phí nhiên liệu tính cho một giờ máy
1.6.3. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Giá thành một ca máy
- Giá thành một đơn vị sản phẩm
- Hiệu quả của việc khai thác máy mới
- Hệ số sử dụng thời gian
- Hệ số sử dụng máy
1.6.4. Chỉ tiêu về độ tin cậy
- Tính khơng hỏng
- Tính sửa chữa
- Độ bền lâu
- Hệ số sẵn sàng.
- Tuổi thọ phần trăm, tuổi thọ trung bình.

Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

13

CHƯƠNG 2: MÁY NÂNG VÀ VẬN CHUYỂN
2.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI

2.1.1. Công dụng
Máy nâng - vận chuyển là thiết bị dùng để cơ giới hóa cơng tác nâng (hạ) và vận chuyển hàng hóa,
vật nặng trong khơng gian. Chúng được dùng để thực hiện các công việc như bốc xếp hàng hóa tại
các nhà ga, bến cảng, nhà kho, lắp ráp các thiết bị, xây lắp nhà cao tầng, phục vụ cơng tác thi cơng
cầu, ...

Hình 2-1. Một số hình ảnh về máy nâng - vận chuyển
Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

14

2.1.2. Phân loại

MÁY NÂNG - VẬN CHUYỂN

Máy vận chuyển

Máy nâng

Máy nâng đơn giản

Kích

Tời

Kích vít,
kích

thanh
răng,
kích thủy
lực

Tời
quay
tay,
Tời
máy

Palăng

Palăng kéo
tay, Palăng
điện

Thang máy

Cần
trục
nhỏ

Các loại máy trục

CT cố
định

CT di động


CT dây cáp

CT cột
quay, CT
cột buồm

CT ôtô, CT
bánh xích,
CT bánh lốp,
CT tháp, Cầu
trục, Cồng trục

CT nổi
CT hải
cảng
CT Đsắt

Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6

Máy VC
bằng thiết bị
cơ khí

Máy VC bằng
khí nén

Băng đai
Băng tấm
Băng xoắn
Băng gầu

Băng rung động

Máy dạng hút
Máy dạng đẩy
Máy hỗn hợp


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

15

2.2. MÁY NÂNG
2.2.1. Các thơng số kỹ thuật cơ bản

L
vxc

h

o

vdc
vh

H

vc
vh
vdc
n


Q

R
Hình 2-2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy nâng
a) Tải trọng nâng danh nghĩa: là trọng lượng vật nâng lớn nhất mà một máy trục được phép nâng.
Nó gồm trọng lượng hàng nâng và trọng lượng cơ cấu móc hàng (móc câu, gầu ngoạm,...)
Ký hiệu: Q [Tấn, kG, kN,...]
b) Chiều cao nâng: là khoảng cách từ mặt nền máy đứng đến tâm móc câu ở vị trí làm việc cao nhất.
Ký hiệu: H [m]
c) Tầm với (R) và khẩu độ (L)
- Đối với máy trục có cần tầm với R là khoảng cách từ tâm cơ cấu móc hàng đến tâm quay của cần
trục.
- Đối với máy trục không có (kiểu cầu) khẩu độ L là khoảng cách từ tâm bánh xe di chuyển này đến
tâm bánh xe di chuyển kia.
d) Tốc độ làm việc: là tốc độ của các thao tác làm việc, nâng hạ hàng, nâng hạ cần, di chuyển,
quay,...
+ Tốc độ nâng hạ hàng: Vh = 10 ÷ 30 [m/phút].
+ Tốc độ di chuyển tồn bộ máy: Vdc = 50 ÷ 200 [m/phút].
+ Tốc độ quay: n = 1 ÷ 3 [vịng/phút].
+ Tốc độ di chuyển xe con: Vxc = 20 ÷ 30 [m/phút].
e) Mơmen tải: là tích số giữa tải trọng nâng và tầm với.
M = Q.R hoặc M = Q.L [T.m]
f) Trọng lượng bản thân: là trọng lượng của các cơ cấu trong máy hoặc tự trọng của toàn bộ máy.
Ký hiệu: G [Tấn, kG]
g) Trọng lượng riêng của cơ cấu: k G 
k) Công suất riêng: k N 

N
Q.R


G
Q.R

hoặc k N 

hoặc k G 

N
Q.L

G
Q.L

[tấn/tấn.m]

[kW/tấn.m]

N: Tổng cơng suất tồn bộ máy, [kW]

i) Giá thành riêng: k g 

C
G

; C: Giá thành toàn bộ máy.

Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ môn Máy xây dựng P.403-A6



Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

16

Chú ý: kG, kN, kC có trị số càng nhỏ thì tính kinh tế và hiệu suất làm viêc của máy càng cao. Các
thông số này chỉ dùng để so sánh giữa các máy cùng loại về tính hợp lý trong thiết kế và chế tạo.
k) Kích thước bao hình học của máy: lxbxh [m]
trong đó: l: Chiều dài của máy [m].
b: chiều rộng của máy [m].
h: chiều cao của máy [m].
l) Áp lực đè của máy xuống nền: pđ [kG/cm2], thường pđ = 0,4 ÷ 1,2 [kG/cm2].
2.2.2. Chế độ làm việc của máy nâng
Những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá, xếp loại chế độ làm việc của máy nâng
1- Hệ số sử dụng trong ngày
kng = Số giờ làm việc trong ngày / 24 giờ
2- Hệ số sử dụng trong năm
kn = Số ngày làm việc trong năm / 365 ngày
3- Hệ số sử dụng theo tải trọng
kQ 

Qtb
Q

trong đó:

Qtb - trọng lượng trung bình một ca làm việc [Tấn]
Q - tải trọng nâng danh nghĩa [Tấn].
4- Cường độ làm việc của máy
CD% 


T0
T

.100

trong đó:

To - Tổng thời gian làm việc của máy trong một chu kỳ [s]
T - Thời gian hoạt động trong một chu kỳ [s].
5- Số lần đóng mở máy trong một giờ (m)
6- Số chu kỳ làm việc trong một giờ (n)
7- Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường (to).
2.2.3. Năng suất của máy nâng
Máy nâng là máy làm việc theo chu kỳ, do đó năng suất tính theo cơng thức sau:
N

3600
TCK

.Qtb .k t hoặc N 

3600
TCK

.Q.k Q .k t [Tấn/giờ]

Trong đó:
Q - tải trọng nâng danh nghĩa [T]
kt - hệ số sử dụng thời gian
kQ - hệ số sử dụng tải trọng

TCK - thời gian một chu kỳ làm việc [s]
TCK = tm + tn + tq + th + tt + tn’ + tq’ + th’
tn, tq, th
- thời gian nâng, quay, hạ hàng [s]
tn’, tq’, th’ - thời gian nâng, quay, hạ khơng có hàng [s]
tm, tt
- thời gian móc và tháo hàng [s].

Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

17

*) Đối với gầu ngoạm
Qtb = V..
V - dung tích gầu [m ]
3

 - trọng lượng riêng vật liệu [kG/m3]
 - hệ số điền đầy (tra bảng).

2.2.4. Các cơ cấu chủ yếu của máy nâng
a) Cơ cấu nâng hạ hàng
Là để nâng hạ hàng với tốc độ khác nhau
1-§
1

2

3
5

5-P
6

6-P

4

Hình 2-3. Sơ đồ cơ cấu nâng hạ hàng
1- Động cơ; 2- Phanh hãm; 3- Hộp giảm tốc;
4- Tang cuốn cáp; 5- Ròng rọc (puly); 6- Cụm móc câu
Động cơ (1) hoạt động sẽ truyền chuyển động quay qua hộp giảm tốc (3) làm quay tang cuốn cáp
(4). Khi tang cuốn cáp (4) quay sẽ cuốn hoặc nhả cáp nhờ vậy mà cụm móc câu (6) cùng hàng được
nâng lên hoặc hạ xuống.
b) Cơ cấu thay đổi tầm với
Người ta thường dùng hai phương pháp sau để thay đổi tầm với:
33
7

5

7

6

5

6

11

22

1 - §é

44
2

2

11

9

76

7

33
4

88

4

5 - Cụ

87



1 - Đ ộng cơ

6

2 - Phanh khớ p nối
3 - Hộp giảm tốc
4 - Tang cuốn cá p

7

5 - Puly dẫn huớ ng

- H3.3 Sơ đồ cơ cấu nâng hạ cần

a)

b)

Hỡnh 2-4. C cu thay i tm vi
1- Động cơ; 2- Phanh hãm; 3- Hộp giảm tốc; 4- Tang cuốn cáp; 5- Cáp thép;
6- Cần; 7- Puly; 8- Cụm móc câu; 9- Xe con.
Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

18

- Thay đổi góc nghiêng của cần mà ở đỉnh cần có rịng rọc của cơ cấu nâng hạ hàng (Hình 2-4.a):

Động cơ (1) hoạt động sẽ truyền chuyển động quay qua hộp giảm tốc (3) làm quay tang cuốn cáp
(4). Khi tang cuốn cáp (4) quay sẽ cuốn hoặc nhả cáp nhờ vậy mà cần (6) được nâng lên hoặc hạ
xuống để thay đổi góc nghiêng của cần.
- Dùng xe con, trên xe con có tới hàng (Hình 2-4.b): Động cơ (1) hoạt động sẽ truyền chuyển động
quay qua hộp giảm tốc (3) làm quay tang cuốn cáp (4). Khi tang cuốn cáp (4) quay một đầu nhả
cáp, một đầu cuốn cáp để kéo xe con di chuyển.
c) Cơ cấu quay
+ Dùng truyền động bánh răng
+ Dùng truyền động cáp
+ Dùng truyền động thủy lực - cáp.
1

1- Động cơ;
2- Phanh hãm;
3- Hộp giảm tốc;
4- Bánh răng hành tinh;
5- Vành răng lớn cố định.

2

3
4

5

Hình 2-5. Cơ cấu quay
Động cơ (1) hoạt động sẽ truyền chuyển động quay qua hộp giảm tốc (3) làm quay bánh răng nhỏ
(4) được ăn khớp với vành răng lớn (5) cố định vào bệ máy, nhờ vậy mà tồn bộ cơ cấu phía trên
bánh răng được quay tròn.
d) Cơ cấu di chuyển

Là cơ cấu di chuyển tồn bộ máy trong q trình làm việc. Trong máy nâng người ta thường sử
dụng các loại cơ cấu di chuyển như cơ cấu di chuyển bánh lốp, di chuyển bánh xích và di chuyển
bằng bánh sắt trên ray.
1

2

3
4

5

1- Động cơ điện;
2- Phanh hãm;
3- Hộp giảm tốc;
4- Bánh sắt;
5- Ray.

Hình 2-6. Cơ cấu di chuyển
Động cơ (1) hoạt động sẽ truyền chuyển động quay qua hộp giảm tốc (3) làm quay bánh săt (4) nhờ
vậy mà bộ máy có thể di chuyển trên ray.

Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

19

d) Cơ cấu phanh hãm

6

7

5

1- Má phanh
2- Tang phanh
3- Cần phanh
4- Chốt liên kết
5- Hệ thống lò xo điều chỉnh
6- Thanh kéo
7- Tam giác truyền lực
8- Cần đẩy
9- Piston thủy lực
10- Lị xo
11- Ống dẫn hướng

8
4

9

3

1

2

10

11

Hình 2-7. Cơ cấu phanh hãm
2.2.5. Các loại kích
1) Kích thanh răng
*) Sơ đồ cấu tạo

2

3

1

1-Thân kích
2- Thanh răng
3- Đầu quay
4- Bàn đỡ
5- Tay quay
6- Truyền động bánh rằng

6

5

4

l

Hình 2-8. Kích thanh răng
*) Ngun lý làm việc:

- Khi quay tay quay theo chiều nâng thông qua hệ thống các cặp bánh răng trung gian (6) làm thanh
răng (2) di chuyển lên xuống để nâng hạ vật.
- Vật được giữ ở một vị trí nào đó là nhờ hệ thống phanh (cóc hãm).
- Lực cần thiết của tay người:
P

Q.r

l.i.

Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

20

Trong đó:
i - tỷ số truyền

 - hiệu suất cơ cấu

2) Kích trục vít
*) Sơ đồ cấu tạo: (hình 2-9)
*) Ngun lý làm việc:
- Tùy theo chiều nâng hay hạ vật, người ta sẽ điều
chỉnh vị trí thích hợp của khớp nối (3).
- Khi lắc qua lắc lại tay quay (4) quanh trục thẳng đứng
mômen sẽ được truyền từ tay quay qua khớp nối (3)
đến vít nâng (2) làm trục vít di chuyển lên xuống để

nâng hạ hàng.
- Vật nâng được giữ nguyên tại vị trí nhờ khả năng tự
hãm của ren.
- Lực cần thiết của tay người
+ Khi nâng: Pn 
+ Khi hạ: Ph 

Q.r

Q.r
l

l

6

6

4

4

33

2

2
5

5


11

.tg( r+  )

1-Thân kích
Vít
nâng
1.2Th©
n kÝ
ch
2.3-V Khp
ít nâng ni
3. K hớ p nối
4.4-Tay
quay
Tay
quay
5. Bu lông
Bunâ
lụng
6.5-Bàn
ng
7.6-Đ Bn
ếmá ynâng
7- Đế máy
77

.tg( r- )


Trong đó:

Hình 2-9. Kích trục vít

r - góc ma sát tương đương

 - góc của ren vít (4¸6o)
r - bán kính vịng chia.
3) Kích thủy lực
*) Sơ đồ cấu tạo:
Q

P

F

10
1

D
6

9
8

l

1 - Pis
7


2

q

d
r

FP

1- Piston kích;
2- Thân kích;
3- Van hút;
4- Piston bơm;
5- Chốt liên kết;
6- Van xả dầu;
7- Van tăng áp;

3 - Va
4 - Pis
8- Xylanh bơm;
5 - ch
6 - Va 9- Tâm lắc;

10- Cần
3
4

5

Hình 2-10. Kích thủy lực

Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ môn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

21

*) Nguyên lý làm việc:
- Khi làm việc điều khiển cần (10) để di chuyển piston bơm (4), khi piston bơm di chuyển từ trái
sang phải van tăng áp (7) đóng van hút (3) mở dầu được hút vào xy lanh thuỷ lực, khi piston bơm
(4) di chuyển ngược lại từ phải sang trái van hút (3) đóng van tăng áp (7) mở, dầu được đẩy vào
trong thân kích (2), cứ như vậy áp lực dầu sẽ tăng dần và đẩy vật nặng đi lên.
- Khi cần hạ vật mở van xả dầu (6), dầu được xả về thùng, áp lực dầu giảm dần do đó vật nặng từ từ
được hạ xuống.
- Lực tác động lên tay quay để nâng vật:
P
P.l  F.p.r .

Mà F 

F

1



p.d 2
4

; p


Q

p.D2
l

4

Þ P

Q.r d 2 1
. .
l D2 

O

F.p P

Trong đó:
Q - trọng lượng nâng vật
d, D - đường kính piston bơm và piston kích
r, l - các cánh tay đòn


r

- hiệu suất chung của truyền động ( = 0,75 ¸ 0,8).

2.2.6. Các loại tời
1) Tời tay quay

*) Sơ đồ cấu tạo: (hình 2-11)
*) Nguyên lý làm việc:

5
4


- Trọng lượng hàng nâng Q = 0,5 ¸ 1 [T]; chiều dài cáp

thường từ 100 ¸ 300 [m].
- Người công nhân quay tay quay thông qua các cặp
bánh răng (3), (4), (5) truyền mômen đến trục tang và
làm cho tang quay, thông qua hệ thống palăng cáp để
nâng, hạ hoặc kéo vật.
- Mômen tang: Mt = Mđ.i.
- Mơmen dẫn động tay người: Mđ = z.P.l.k
Trong đó:
P - lực tác động của tay người
l - chiều dài tay quay
k - hệ số kể đến sự không đều của người cơng
nhân
z - số người cơng nhân

3

2
Mt
1
Dt


Hình 2-11. Tời quay tay
1- Tang cuốn cáp; 2- Giá tời;
3,4,5- Các bánh răng

Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ môn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

z = 1 -> k = 1
z = 2 -> k = 0,8
z = 4 -> k = 0,7
2) Tời điện
*) Sơ đồ cấu tạo:

22

a
4

Sc
Vn
Q

Vc

1
M
3
2

1
Hình 2-12. Sơ đồ cấu tạo tời điện
1- Động cơ điện; 2- Phanh hãm; 3- Hộp giảm tốc; 4- Tang tời
*) Nguyên lý làm việc:
- Động cơ (1) quay qua hộp giảm tốc (3) truyền chuyển động đến tang (4) để cuốn cáp nâng, hạ
hàng hoặc kéo vật nặng.
- Lực kéo cáp: Sc 
- Công suất: N 

Q

a.p

Sc .v c

1000.c

Trong đó:
Q - trọng lượng vật nâng

p - hiệu suất của palăng cáp

a - bội suất cáp
vc - vận tốc cuốn cáp vào tang

c - hiệu suất truyền động chung của cơ cấu.

2.2.7. Cần trục dựa tường (cột quay)
- Cần trục dựa tường là loại cần trục kiểu cần, đặt cố định tại một chỗ. Các chuyển động chính của
cần trục gồm nâng hạ vật và quay. Cần trục có thể có tầm với khơng đổi hoặc thay đổi, trong trường

hợp cần trục có tầm với thay đổi thì có thêm cơ cấu thay đổi tầm với.
- Cần trục dựa tường được dùng nhiều trong các phân xưởng để phục vụ cơng tác sửa chữa, lắp ráp
máy móc thiết bị có tải trọng nhỏ từ 0,25 ¸ 3,5 tấn.

- Đăc điểm của loại cần trục này là kết cấu thép quay trong các gối tựa cố định trên nền và kết cấu
của tòa nhà. Để tiết kiệm diện tích thì kết cấu thường đặt sát tường hoặc các cột cố định trong nhà
xưởng.
Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

23

- Sơ đồ cấu tạo
3
1

3

1

2

4

2

6
6


5
4
Hình 2-13. Các loại cần trục dựa tường
1- Kết cấu thép; 2- Tời hàng; 3- Ổ đỡ; 4- Ổ chặn; 5- Bộ máy quay; 6- Hộp điều khiển
2.2.8. Thang nâng xây dựng (vận thăng)
*) Công dụng:
Khi thi công các nhà cao tầng, để vận chuyển vật liệu lên cao và tạo điều kiện thuận lợi cho
công nhân trong việc đi lên (hoặc xuống) người ta sử dụng thang nâng xây dựng kết hợp chở hàng
và người trong cabin. Nó có thể phục vụ cho các tồ nhà cao 30 tầng (110m).
Cấu tạo của thang nâng chở hàng và người cơ bản giống thang nâng chở hàng chỉ khác là: Bàn nâng
được thay bằng cabin để xếp hàng và người đứng trong cabin sẽ an toàn hơn. Bộ phận mang hàng
cũng có thể là gầu để bốc dỡ vật liệu rời hoặc dính, nhão.
*) Sơ đồ cấu tạo:
Hình 2-14. Sơ đồ cấu tạo thang nâng xây đựng
1- Nền móng
5
2- Bộ tời điện
3- Cáp thép
4- Cột thép
5- Hệ thống liên kết
với cơng trình
6- Ray trượt
7- Bàn nâng
8- Cụm puly di động
2
1

8
6

6

7
4

7

3

*) Nguyên lý làm việc:
- Kết cấu thép được chế tạo thành từng đoạn ngắn (3m) để dễ chế tạo và vận chuyển lắp ráp, nếu
chiều cao hơn 10m thì phải liên kết vào nhà.
- Bộ phận mang hàng di chuyển theo cơ cấu dẫn hướng cứng.
Trường Đại học Giao thơng vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6


Bài giảng Máy xây dựng - ThS. Nguyễn Ngọc Trung

2.2.9. Cần trục ơtơ

3

24

3
4

4

*) Sơ đồ cấu tạo:


2

5

2

5
66

7

7

88

11

9

9

1313

12

10
11

12

11
10
Hình 2-15. Sơ đồ cấu tạo cần trục ơtơ
1- Cụm puly móc câu; 2- Puly đầu cần; 3- Đoạn cần di động; 4- Cáp kéo; 5- Đoạn cần cố định;
6- Xy lanh nâng hạ cần; 7- Cabin; 8- Cụm tời nâng hàng; 9- Đối trọng; 10- Xy lanh chân chống;
11- Bánh di chuyển; 12- Mâm quay; 13- Cabin
*) Nguyên lý làm việc:
- Nguồn động lực từ máy cơ sỡ sẽ truyền động đến các bộ phận cơ bản sau:
+ Cơ cấu quay để quay phần cần trục
+ Dẫn động bơm dầu tạo ra dầu cao áp cung cấp cho hệ thống các xy lanh thuỷ lực (xy lanh
chân chống, xy lanh nâng hạ cần, xy lanh điều khiển cần).
- Cần trục dạng ống lồng có các đoạn cần di động và cố định được lồng vào nhau và được điều
khiển bằng xy lanh 2 chiều đặt bên trong.
66
2.2.10. Cần trục bánh xích
1- Bánh xích;
*) Sơ đồ cấu tạo:
2- Mâm quay;
3- Cabin điều khiển;
4- Cần;
5- Puly móc câu;
6- Puly đỉnh cần;
7
7- Cụm puly di động;
7
5
5
8- Giá chữ A;
88
9

10
10
11
9- Đối trọng;
10- Tời thay đổi góc
4
nghiêng cần;
9
4
9
11- Tời nâng hạ hàng.
1

1

2

2

3

3
Hình 2-16. Sơ đồ cấu tạo cần trục bánh xích

*) Nguyên lý làm việc:
- Thường dùng động cơ diesel chạy máy phát điện cung cấp nguồn điện cho các cơ cấu hoạt động.
Trường Đại học Giao thông vận tải, Khoa Cơ khí, Bộ mơn Máy xây dựng P.403-A6



×