Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

(TIỂU LUẬN) THẢO LUẬN NHÓM môn KINH tế vĩ mô đề tài phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm của việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.58 KB, 36 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN NHĨM
MƠN: KINH TẾ VĨ MƠ
Đề tài: Phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản
lượng và việc làm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Giảng viên bộ môn:

ThS. Trần Kim Anh

Lớp học phần:

2063MAEC0111

Lớp hành chính:

K55S

Nhóm thực hiện:

Nhóm 3

Hà Nội – 2020

1


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................
I.

Lý thuyết
1.

Khái niệm: ...................................................................................

2.

Cơ chế tác động:...........................................................................

3.

II.

2.1.

Khi nền kinh tế

2.2.

Khi nền kinh tế

Chính sách tài khóa cùng chiều – ngược chiều .............................
3.1.

Chính sách tài k


3.2.

Chính sách tài k

Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm ở V
1.

Chính sách tài khóa giai đoạn 2015-2020 .....................................
1.1.

Tình hình chung

1.2.

Chính sách tài k

1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
1.2.5.
1.3.
2.

3.

Kết quả ............

Chính sách tài khóa 6 tháng đầu 2020 .........................................

2.1.

Thực trạng đầu

2.2.

Chính sách tài k

2.3.

Kết quả ............

Một số đề xuất cho thời gian tới ..................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................

2


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Chính sách tài khóa mở rộng.................................................................................4
Hình 2: Chính sách tài khóa thu hẹp...................................................................................5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước................................................. 17
Bảng 2: Phân bố nguồn lực theo các ngành kinh tế.......................................................... 17
Bảng 3: Quy mơ gói kích thích kinh tế............................................................................. 21
Bảng 4: Các nhóm đối tượng được chính phủ hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng.....................22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế..........................................................................7
Biểu đồ 2: GDP Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019............................................................. 14

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019..............................15
Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo thành phần kinh tế...................16
Biểu đồ 5: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019..................................... 16
Biểu đồ 6: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo...................................... 17
Biểu đồ 7: Tăng trưởng GDP quý I giai đoạn 2010-2020................................................. 19
Biểu đồ 8: Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2020...............................23
Biểu đồ 9: Tốc độ tăng GDP các quý năm 2020............................................................... 23
Biểu đồ 10: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 (%)................................ 24

3


I.
1.

Lý thuyết
Khái niệm:

Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu cơng cộng để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
-

Mục tiêu:

Ngắn hạn: Tác động đến sản lượng, việc làm, giá cả nhằm mục tiêu ổn
định kinh tế.

Dài hạn: Chức năng điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm đạt mục tiêu quan
trọng là tăng trưởng.


-

2.

Cơng cụ:


Chi tiêu cơng của chính phủ (G)



Thuế (T)

Cơ chế tác động:

Chính sách tài khóa được Chính phủ sử dụng nhằm tác động với tổng cầu của nền
kinh tế (thơng qua chi tiêu cơng và thuế) từ đó tác động đến mức sản lượng cân bằng, giá
cả và việc làm.
2.1.

Khi nền kinh tế suy thoái:
-

Thực trạng:

 Khi nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm năng Y < Y*, thất nghiệp
trong nền kinh tế gia tăng
 Để khôi phục nền kinh tế và giảm thất nghiệp chính phủ cần sử dụng chính
sách tài khóa mở rộng
- Chính sách tài khóa mở rộng:

Tăng chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ
hoặc giảm thuế hoặc vừa tăng chi
tiêu vừa giảm thuế

Hình 1: Chính sách tài khóa mở rộng

4


2.2.

Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng
-

Thực trạng:

 Khi sản lượng nền kinh tế vượt quá sản lượng tiềm năng Y > Y*, lạm phát
trong nền kinh tế gia tăng


Để kiềm chế lạm phát chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt

- Chính sách tài khóa thu hẹp:
Giảm chi tiêu cho hàng hóa dịch
vụ hoặc tăng thuế hoặc giảm chi
tiêu và tăng thuế

Hình 2: Chính sách tài khóa thu hẹp
3.
Chính sách tài khóa cùng chiều – ngược chiều

3.1. Chính sách tài khóa cùng chiều
-

Mục tiêu:



Giữ cho ngân sách luôn cân bằng



Không quan tâm đến sản lượng

-

Giả định:



Nền kinh tế đang suy thối



Ngân sách chính phủ đang thâm hụt

-

Kết quả:




Tăng thuế hoặc/và giảm chi tiêu (chính sách tài khóa thu hẹp)



Nền kinh tế suy thối trầm trọng hơn



Ngắn hạn: Ngân sách có thể cân bằng



Dài hạn: Ngân sách bị thâm hụt

5


3.2.

Chính sách tài khóa ngược chiều

-

Mục tiêu:



Giữ cho sản lượng luôn đạt mức sản lượng tiềm năng với việc làm đầy đủ




Không quan tâm đến ngân sách

-

Giả định: Nền kinh tế đang suy thoái

-

Kết quả:



Giảm thuế hoặc/và tăng chi tiêu (chính sách tài khóa mở rộng)



Đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng



Ngắn hạn: Thâm hụt ngân sách cơ cấu



Dài hạn: Hạn chế được thâm hụt ngân sách

II. Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm ở Việt Nam
2. Chính sách tài khóa giai đoạn 2015-2020

1.1. Tình hình chung đầu năm 2015 (Cuối 2014)
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu, tăng trưởng
chậm hơn so với dự báo, lạm phát cũng tăng chậm và ở mức thấp. Ở trong nước, bên cạnh
những yếu tố tích cực như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, lãi
suất huy động và cho vay giảm, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại tệ
tăng cao, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng... nền kinh tế cũng thể hiện những bất cập, hạn
chế như năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tái cơ
cấu nền kinh tế chưa tạo sự thay đổi nhiều và chưa rõ nét, tổng cầu tăng chậm, thị trường
bất động sản chậm phục hồi, sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cịn khó khăn
khi chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới.

1.1.1. Về sản lượng
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước
tính đạt 186,2 tỷ USD.
Quy mơ nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 3 937 956 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ
USD, GDP bình quân đầu người đạt 2 030 USD.
Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số tiêu dùng CPI đạt 4,09%, kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, duy trì đà tăng trưởng cao, trong đó khu vực kinh tế

6


trong nước đạt 48,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 101,6 tỷ USD. Có
xuất siêu nhưng con số này cũng chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp nước ngoài, trong
khi khu vực trong nước chủ yếu xuất hàng thô, hàng mới qua sơ chế và hàng gia công.
Công nghiệp phụ trợ cũng chậm phát triển. Mặc dù cán cân thương mại thặng dư 2 tỷ
USD, song cán cân dịch vụ lại thâm hụt.
Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn, ở mức 67.800 đơn vị. Là một nền
kinh tế có độ mở lớn, song Việt Nam vẫn chưa thoát lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Năm 2014, nhập siêu từ nước láng giềng phương Bắc này lên gần 29 tỷ USD.


Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
1.1.2. Việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến thời điểm 01/01/2015 là 54,48 triệu
người, trong đó lao động nam chiếm 51,3%, lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,47 triệu người, trong đó lao
động nam chiếm 53,7%; lao động nữ chiếm 46,3%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính
53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc

7


năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch
vụ chiếm 32,0%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45% ; trong đó
khu vực thành thị là 1,18%; khu vực nông thôn là 3,01%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 – 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, trong đó khu
vực thành thị là 11,49%, khu vực nông thôn là 4,63%.Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ
25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%

1.2. Chính sách tài khóa của chính phủ
Chính sách tài khóa là một trong những công cụ điều hành vĩ mô quan trọng của nền
kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành cải cách chính sách tài khóa
mở rộng mạnh mẽ để phù hợp với bối cảnh hội nhập.
1.2.1. Năm 2015
Thị trường tồn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng
và phục hồi chậm



Cơng cụ thuế của chính phủ

Chính sách tài khóa năm 2015 được điều hành khá linh hoạt, điều này thể hiện rõ nhất
trong chính sách thu ngân sách khi thực hiện các biện pháp miễn, giảm thuế và điều chỉnh
đối tượng chịu thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, phát triển doanh
nghiệp thông qua việc: Điều chỉnh bổ sung một số mặt hàng không chịu thuế giá trị gia
tăng; giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng, dầu; miễn, giảm tiền sử dụng đất tại địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; bổ sung
danh mục nhóm hàng với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên vật
liệu, linh kiện, bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ:


Tăng thời gian miễn thuế đối với thu nhập được miễn thuế của doanh nghiệp

từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bán sản phẩm
làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng Việt Nam, bán sản phẩm thử nghiệm:
từ 01 năm lên 03 đến 05 năm.

8


 Trường hợp chưa có chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt do chưa đến
thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu
trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
 Khoản lợi ích nhận được là nhà ở do doanh nghiệp xây dựng cho công nhân
làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp được trừ khỏi thu nhập chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp.
 Bổ sung nhiều quy định để khuyến khích hợp lý doanh nghiệp Việt Nam đầu

tư ra nước ngoài chuyển thu nhập về Việt Nam


Chi tiêu của chính phủ:

Tổng chi ngân sách nhà nước ước tính đạt 1.093,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% dự
tốn năm. Cụ thể, chi đầu tư phát triển 203 nghìn tỷ đồng, bằng 104,2%; ước chi phát
triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, quản lý hành chính đạt 745 nghìn tỷ
đồng, bằng 97,1%; chi trả nợ và viện trợ 148,3 nghìn tỷ đồng tính đến 15/12, bằng 98,9%.

1.2.2. Năm 2016
Nền kinh tế diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng
trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sơi động,
giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động
xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ
dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc,
tình trạng hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở
Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã
ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất.


Cơng cụ thuế của chính phủ:

Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng,
đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán
cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì khơng phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng
nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Bổ sung các quy định về miễn giảm thuế:
 Miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

phải nộp hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống để cải cách thủ tục hành chính.

9


 Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật trong nước chưa sản xuất được nhằm góp phần hỗ trợ lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp phát triển.
 Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên
liệu, vật tư linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
 Ưu đãi thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để thống nhất với một số luật chuyên
ngành như: để sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ mơi trường.


Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài ngun, khống sản có

tổng trị giá tài ngun, khống sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá
thành sản phẩm trở lên thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để khuyến khích
chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng trong nước.


Chi tiêu của chính phủ:

Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2016 ước tính đạt
1.135,5 nghìn tỷ đồng, bằng 89,2% dự tốn năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 190,5
nghìn tỷ đồng, bằng 74,7%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phịng, an
ninh, quản lý hành chính đạt 786 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4%; chi trả nợ và viện trợ đạt
150,3 nghìn tỷ đồng, bằng 96,9%.


1.2.3. Năm 2017
Nền kinh tế thế giới chuyển biến tích cực với đà tăng trưởng khả quan từ kinh tế Mỹ
và các nước phát triển. Hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi trở lại là những
yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Bên cạnh kết quả nổi bật về cải thiện
môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xuất khẩu, thu hút khách quốc tế và đầu
tư nước ngoài trong những tháng đầu năm, kinh tế nước ta cũng đối mặt với những khó
khăn: Tốc độ tăng trưởng quý I có dấu hiệu chững lại, giá nông sản, thực phẩm giảm
mạnh tác động tiêu cực tới chăn nuôi và thách thức tới mục tiêu tăng trưởng năm 2017
của cả nước.


Cơng cụ thuế của chính phủ:

Tăng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017
Các chính sách hỗ trợ trực tiếp thơng qua các ưu đãi về thuế, tín dụng cho các ngành
công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ; Các chính sách hỗ trợ

10


gián tiếp phát triển các yếu tố tiền đề để thực hiện chính sách cơng nghiệp như hỗ trợ phát
triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm…
Áp dụng mức độ ưu đãi cao nhất cho mức thuế suất 10% trong vòng 15 năm, miễn
thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong vòng 9 năm tiếp theo đối với doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, khu kinh tế hoặc thuộc
các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư; Áp dụng mức thuế suất 0% đối với hoạt
động xây dựng, lắp đặt cơng trình cho doanh nghiệp chế xuất; doanh nghiệp cung cấp
hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất (khu phi thuế
quan)...



Chi tiêu của chính phủ:

Thực hiện chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả gắn với thực hiện cơ
cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công an tồn, bền vững. Đẩy mạnh cải cách
hành chính trong quản lý chi ngân sách nhà nươc, quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc
ứng trước dự toán ngân sách nhà nước và chi chuyển nguồn sang năm sau.
Thực hiện kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; tập trung quản lý nợ cơng
chặt chẽ; Hồn thiện hệ thống văn bản pháp lý về nợ công. Thực hiện đánh giá đầy đủ các
tác động lên nợ công, nợ chính quyền địa phương và khả năng trả nợ trong trung hạn
trước khi thực hiện các khoản vay mới.
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2017 ước tính đạt
1.219,5 nghìn tỷ đồng, bằng 87,7% dự tốn năm, trong đó chi thường xun đạt 862,6
nghìn tỷ đồng, bằng 96,2%; chi trả nợ lãi 91 nghìn tỷ đồng, bằng 92%; riêng chi đầu tư
phát triển đạt 259,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,6% dự tốn năm (trong đó chi đầu tư xây
dựng cơ bản đạt 254,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,3%). Chi trả nợ gốc từ đầu năm đến thời
điểm 15/12/2017 ước tính đạt 147,6 nghìn tỷ đồng, bằng 90,1% dự tốn năm.

1.2.4. Năm 2018
Kinh tế tồn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch gia tăng, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với một số nền kinh tế lớn, nhiều quốc
gia chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế,
từ đó tác động đến tài chính tồn cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế…
Trong nước, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư cơng cịn chậm và chưa rõ nét, tình

11


hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp… tác động không thuận đến việc thực

hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018.


Cơng cụ thuế của chính phủ:

2018 là năm bắt đầu thực hiện các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước; thực hiện lộ trình giảm thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ
các nước trong khu vực Đông Nam Á xuống mức 0% theo Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN. Ngồi ra, nhằm góp phần phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ, Chính phủ đã
bổ sung quy định về thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ơ tơ nhập khẩu theo
Chương trình ưu đãi thuế.
Tăng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 cho
người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương
hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành.
Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua
công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản
phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết
kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.


Công cụ chi tiêu của chính phủ:

Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2018 đã cơ bản đảm bảo kinh phí đáp ứng kịp
thời các nhiệm vụ chính trị, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, xói lở bờ sông, bờ biển,
hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội, chương trình hỗ trợ
nhà ở cho người có cơng với cách mạng, cơng tác quốc phịng, an ninh quốc gia, an tồn
xã hội. Cơng tác quản lý, kiểm sốt ngân sách nhà nước chặt chẽ theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước và nghị quyết của Quốc hội. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương
đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, điều hành dự toán ngân sách nhà nước từng bước

có hiệu quả và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo nghị quyết của Quốc hội.
Chi phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội; bảo đảm quốc phịng, an ninh; quản
lý hành chính quyết tốn 931.858.604 triệu đồng, bằng 95,6% so với dự toán, chiếm
64,9% tổng chi ngân sách nhà nước, tỷ trọng giảm so với mức 65,5% của năm 2017. Chi
trả nợ lãi quyết toán 106.583.600 triệu đồng, giảm 5.934.400 triệu đồng so với dự toán.

12


1.2.5. Năm 2019
Kinh tế – xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới
tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính – tiền tệ
quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng
thị trường. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực trong
năm 2018, kinh tế vĩ mơ ổn định nhưng cũng phải đối mặt khơng ít khó khăn, thách thức
với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành
chăn ni gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi; một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng
trưởng chậm lại; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.


Cơng cụ thuế của chính phủ:

Về thuế giá trị gia tăng (GTGT), sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng,
đánh bắt chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; phân bón; máy
móc; thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn
gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở địa bàn khó khăn hoặc đặc

biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến
nông sản, thủy sản ở địa bàn đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với: Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực
đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn. Giảm 50% số thuế phải nộp đối với đất của dự án đầu tư thuộc
lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn.
Miễn thuế, lệ phí xuất nhập khẩu cho hàng hóa cho hàng hóa cứu trợ thiên tai:


Miễn thuế, lệ phí nhập khẩu, xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân nước ngồi, tổ

chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt
Nam nhập khẩu, tái xuất khẩu phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa để phục vụ
cơng tác cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai.

13


 Trường hợp lượng hàng hóa để lại Việt Nam được sử dụng vào mục đích khác
phải chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
 Đối với người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu
quả thiên tai: Được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh ưu tiên tại các cửa khẩu;
trường hợp ứng phó khẩn cấp, nếu chưa có thị thực thì được cấp thị thực tại cửa
khẩu.
 Đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa được phép nhập khẩu, tái xuất
sau khi hồn thành hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai thì được
ưu tiên làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.



Công cụ chi tiêu của chính phủ:

Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt
1.316,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,6% dự tốn năm, trong đó chi thường xuyên đạt 927,9
nghìn tỷ đồng, bằng 92,8%; chi đầu tư phát triển 246,7 nghìn tỷ đồng, bằng 57,5%; chi trả
nợ lãi 99,3 nghìn tỷ đồng, bằng 79,5%. Chi ngân sách nhà nước năm 2019 được quản lý
chặt chẽ theo đúng dự toán và tiến độ thực hiện; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà
nước, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đồng thời cơ
cấu lại chi trong từng lĩnh vực, gắn với đổi mới sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế và
đổi mới khu vực sự nghiệp công.

1.3. Kết quả

300
250
200

193.2

205.3

2015

2016

223.8

245.2


261.6

150
100

50
0
2017

2018

Biểu đồ 2: GDP Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019

14

2019


12
10

8
6.68
6

6.33

4

2

0
2015

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 do trong
bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước
gặp nhiều khó khăn do thời tiết khơng thuận lợi, như rét đậm, rét hại tại các tỉnh miền núi
phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long, lũ lụt, sự cố môi trường biển nghiêm trọng tại một số tỉnh miền
Trung, mơi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành
công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được
Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực
hiện.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể
từ năm 2008 trở về đây, năm 2019 tuy tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn đạt kết quả
ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%.
Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.


15
Nước ngoài

2015

4
6
31


2016

2017

2018

23

323.

423.

37.5

333.

38

343.

Nhà nước

2019

Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Năm
2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP so với
32,6% trong năm 2015. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn duy trì mức tăng trưởng khá
trong thời gian qua; năm 2019, tổng vốn đạt 38,02 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kì; duy

trì tỉ trọng ổn định ở mức 23,3 – 23,8% trong giai đoạn 2015 – 2019.
300
250
200
150
100

50
0
-50


Biểu đồ 5: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

16


Ngoại trừ năm 2015 thì Việt Nam đều có xuất siêu. Năm 2019 cán cân thương mại
xuất siêu tới 11,12 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến gần 500 tỷ USD vượt
chỉ tiêu kế hoạch.

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước

Nông nghệp, lâm

nghiệp, thủy sản
Công nghiệp và xây
dựng


Các hoạt động dịch
vụ
Bảng 2: Phân bố nguồn lực theo các ngành kinh tế
25
24
23
22
21


20

Biểu đồ 6: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào

17


Thơng qua bảng số liệu có thể dễ dàng nhận thấy được tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc
làm trên cả nước giảm qua từng năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo
cũng tăng lên. Số lao động trong Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản cịn chiếm phần lớn
nhưng có xu hướng giảm, thay vào đó là chuyển dịch sang khu vực Cơng nghiệp, Xây
dựng và Dịch vụ. Cùng với đó, cơ cấu kinh tế cũng có những thay đổi thương ứng theo
hướng giảm tỷ trọng khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; tăng tỷ trọng của 2 khu vực
cịn lại là Cơng nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ do q trình cơng nghiệp hóa và các chính
sách đẩy mạnh mở rộng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp, dịch
vụ của chính phủ.
Nhận xét: Trong giai đoạn 2015-2019, trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới
và trong nước, Đảng ta đã kịp thời điều chỉnh chính sách tài khóa một cách chủ động, linh
hoạt nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất kinh

doanh, tạo thuận lợi tối đa hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, tác động mạnh mẽ cho phát
triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, tạo thêm động lực mới cho các doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và góp phần cải thiện mơi
trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời có nhiều chính sách thuế tăng mức lương tối thiểu,
thu hút nguồn nhân lực. Việc nâng cao hiệu quả phân bố nguồn lực tạo nên tiền đề cho
tăng trưởng, phát triển đất nước cũng được chú trọng.
Bên cạnh đó nhu cầu chi ngân sách nhà nước ở mức cao, nhất là chi cho đầu tư phát
triển, áp lực lên hệ thống an sinh xã hội do vấn đề già hóa dân số. Hiệu quả chi tiêu cơng
tuy được cải thiện nhưng còn chậm, phân bổ nguồn lực còn phân tán. Khả năng tiếp cận
nguồn vốn vay ưu đãi giảm dần, đã làm thu hẹp dư địa về khả năng can thiệp của Chính
phủ khi cần thiết. Ngân sách nhà nước chậm giải ngân vẫn chủ yếu do chậm hoàn thiện
thủ tục phê duyệt, điều chỉnh dự án, thiết kế kỹ thuật, dự tốn; cơng tác đấu thầu cịn
nhiều bất cập; giải phóng mặt bằng chậm; chậm quyết tốn dự án hồn thành, quyết tốn
hợp đồng nên khơng giải ngân được kế hoạch vốn được giao… Các chính sách hỗ trợ cho
doanh nghiệp mang tính khuyến khích chung, chưa cụ thể dẫn đến những khó khăn trong
việc triển khai thực hiện, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, mặt bằng sản xuất,
ươm tạo doanh nghiệp, chưa có quy định chính sách thuế phân biệt đối với nhà đầu tư vào
doanh nghiệp khởi nghiệp khi chuyển nhượng vốn, chính sách thuế hiện quy định đánh
thuế đối với từng lần chuyển nhượng vốn, từng lần chuyển nhượng chứng khốn…nên số
lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động cịn cao.

18


2.
Chính sách tài khóa 6 tháng đầu 2020
2. 1. Thực trạng đầu năm 2020
Ngày 27/12/2019 theo tổng cục thống kê Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019
đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%6,8% .Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ
lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương

có xu hướng tăng. Tuy nhiên dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã kiếm cho
tình trạng thất nghiệp và thu nhập giảm sút, theo đánh giá, suy thoái kinh tế do dịch
Covid-2019 lớn hơn dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn nhiều so với
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007-2008.
 Sản lượng:
8
7
5.84

6
5
4
3
2
1
0

2010

Biểu đồ 7: Tăng
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
GDP quý I nhận tăng 3,82% - mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản trong quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả
lợn châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sơng Cửu Long; dịch cúm gia
cầm có nguy cơ bùng phát và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới hoạt
động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nơng sản; trong đó, ngành nơng nghiệp tăng
trưởng âm 1,17%.Trong khu vực công nghiệp quý I/2020 tăng 5,28% so với cùng kỳ năm
trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10,45% của quý I/2018 và 9% của quý I/2019. Ngành



19


dịch vụ ghi nhận mức tăng 3.27% trong quý 1/2020, là mức thấp nhất trong vòng một
thập kỷ do người tiêu dùng được khuyến cáo hạn chế ra ngoài mua sắm, ăn uống, và đi du
lịch để ngăn chặn đà lây lan của dịch Covid-19. Trong quý 1/2020, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam chỉ đạt 3.7 triệu người, giảm 18.1% so với cùng kỳ.


Việc làm: Dịch Covid-19 xuất hiện đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất

kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và việc làm của người lao động, khiến
tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân số từ 15
tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động. Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm
của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây.
2.2. Chính sách tài khóa


Cơng cụ thuế:

Trước bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của đời sống kinh tếxã hội, nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, nhiều lao
động phải nghỉ luân phiên, làm việc cầm chừng hoặc mất việc làm, đời sống của một bộ
phận người dân gặp khó khăn. Để ứng phó với dịch bệnh và góp phần hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khơi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, Chính phủ
đã đưa ra một số giải pháp và trình Quốc hội thơng qua một số giải pháp cấp bách như:
Miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư và thiết bị y tế phục vụ phòng chống
dịch Covid-19, vật tư, nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp da giày, dệt may, nơng
nghiệp, cơ khí, cơng nghiệp phụ trợ, cơng nghiệp ô tô;...
Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp,

hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu chịu thuế năm 2020
không quá 200 tỷ đồng; Giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp
dụng đến hết năm 2020; Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh
nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo
quyết định, hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê
đất hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Rà soát,
cắt giảm một số khoản phí và lệ phí như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
giảm 67% mức phí cơng bố thơng tin doanh nghiệp; giảm từ 50-70% phí thẩm định cấp
sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính;...

20


Ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp
và hộ kinh doanh; giãn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
tới hết năm 2020 nhằm kích thích cả sản xuất và tiêu dùng trong nước...
Giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với
các chuyến bay nội địa từ tháng 3 đến hết tháng 9/2020; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng
đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung
giá từ tháng 3 đến hết tháng 9/2020.
Giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.


Công cụ chi tiêu:

Giảm thuế và tiền
th đất
Hỗn đóng bảo

hiểm xã hội
Chi hỗ trợ an sinh
Giảm tiền điện

(Nguồn: tapchinganhang.gov.vn)
Để hỗ trợ cho nền kinh tế, Chính phủ, các bộ, ban, ngành và các tổ chức có liên quan
đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh tốn điện tử. Quốc hội
và Chính phủ đã sử dụng mọi nguồn lực tài chín9h cho giai đoạn hậu COVID-19 như chỉ
đạo xây dựng, triển khai các gói hỗ trợ về tài khóa (khoảng 180.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ
an sinh xã hội (trên 62.000 tỷ đồng) trong số này, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp
36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và 13.000-14.000 tỷ


21


×