Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

(TIỂU LUẬN) thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn phong châu, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.78 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

TRƯƠNG THỊ BÍCH NGÂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN PHONG
CHÂU, HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

Thái Nguyên - năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

TRƯƠNG THỊ BÍCH NGÂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN PHONG
CHÂU, HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
Hệ đào tạo


Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
Cán bộ cơ sở hướng dẫn

Thái Nguyên – năm 2021


ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KT&PTNT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Dành cho cơ sở nơi sinh viên thực tập tốt nghiệp)

Họ và tên sinh viên: Trương Thị Bích Ngân
Mã sinh viên: DTN1754110004
Lớp: K49 KTNN
Kết quả đánh giá và cho điểm:
STT

Nội dung


1

Ý thức học hỏi nghề nghiệp

2

Thái độ ứng xử trong công việc và sinh h

3

Năng lực cơng tác

4

Mức độ hồn thành nhiệm vụ

5

Hoạt động xã hội
Tổng

Nhận xét khác:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Phú Thọ, ngày .....tháng .....năm 2021
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Ký và ghi rõ họ tên)



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một bước đệm rất quan trọng trong quá trình học
tập của sinh viên. Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã có cơ
hội củng cố kiến thức đã học và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Sau
quá trình thực tập tốt nghiệp này, em đã trau dồi cho mình những kỹ năng, kiến
thức cũng như kinh nghiệm quý giá để làm hành trang cho chặng đường sau khi
tốt nghiệp đại học tới đây.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, em xin trân trọng cảm ơn Ban
lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy/cô giảng viên khoa
Kinh tế & Phát triển nông thơn cùng tồn thể các bạn sinh viên khóa 49 chuyên
ngành Kinh tế nông nghiệp đã luôn luôn động viên, quan tâm và nhiệt tình
hướng dẫn cho em để em có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp đại học này
một cách tốt nhất.
Đặc biệt, cháu xin chân thành cảm ơn bác Trần Xuân Mỹ - chủ trang trại
chăn ni lợn cùng tồn thể các anh chị đang làm việc tại đây đã cho cháu cơ hội
được thực tập tại môi trường năng động này và trong suốt quá trình thực tập đã
yêu quý, giúp đỡ, chỉ dạy cho cháu nhiều điều bổ ích.
Cuối cùng, em xin gửi một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng
viên TS. Nguyễn Thị Yến - người đã trực tiếp đồng hành cùng em, động viên, hỗ
trợ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt chặng đường thực tập tốt nghiệp vừa
qua để em có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp đại học một cách tốt nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Phong Châu, ngày 30 tháng 05 năm 2021

Sinh viên
Trương Thị Bích Ngân



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1:

Phân bổ các loại đất giai đoạn 2019-2020, kế hoạch sử dụng đất
năm 2021 trên địa bàn thị trấn Phong Châu

Bảng 4.2:

Thông tin trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện thị trấn
Phong Châu năm 2020

Bảng 4.3:

Quy mơ và diện tích các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020

Bảng 4.4:

Đặc điểm chăn nuôi của giống lợn thuần chủng và giống lợn cao
sản

Bảng 4.5:

Giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020


Bảng 4.6:

Chi phí trung gian của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020

Bảng 4.7:

Giá trị gia tăng các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn
Phong Châu giai đoạn 2018-2020

Bảng 4.8:

Tỷ suất sử dụng đất của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
thị trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020

Bảng 4.9:

Tỷ suất hiệu quả lao động của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa
bàn thị trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020

Bảng 4.10:

Hiệu quả đồng vốn của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
trấn Phong Châu giai đoạn 2018-2020


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ thị trấn Phong Châu

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu diện tích các nhóm đất trên địa bàn thị trấn Phong
Châu
Hình 4.3: Biểu đồ dự kiến tốc độ tăng trưởng diện tích các nhóm đất trên địa
bàn thị trấn Phong Châu giai đoạn 2019-2021


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
ASF
BVMT
CN&TY

LMLM
PRRS
PTNT
STT
TS
TT
UBND


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................................. iv

MỤC LỤC............................................................................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài..................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu............................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................... 2
1.4. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu............................................................... 3
1.5. Bố cục của khóa luận.............................................................................................................. 3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................... 4
2.1.1. Trang trại................................................................................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm trang trại......................................................................................................... 4
2.1.1.2. Phân loại trang trại........................................................................................................... 4
2.1.2. Trang trại chăn nuôi lợn.................................................................................................... 5
2.1.2.1. Tiêu chí về giá trị sản xuất bình qn của trang trại chăn ni lợn

5

2.1.2.2. Tiêu chí về quy mô chăn nuôi của trang trại chăn nuôi lợn........................5
2.1.2.3. Tiêu chuẩn trang trại chăn nuôi lợn......................................................................... 5
2.1.3. Kinh tế trang trại................................................................................................................... 6
2.1.4. Phát triển kinh tế trang trại.............................................................................................. 6


vi

2.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................................... 7
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên................................................................................................................................ 7

2.2.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn
trên địa bàn thị trấn Phong Châu................................................................................................ 7
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU....................................................................................................................................................... 10
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 10
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 10
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 10
3.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................... 10
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 10
3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 10
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................... 11
3.3.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp................................................................................................ 11
3.3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp............................................................................................. 12
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................. 12
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................... 12
3.3.4.1. Phương pháp tổng hợp................................................................................................ 12
3.3.4.2. Phương pháp so sánh................................................................................................... 12
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 13
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 16
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................................... 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................................. 16
4.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................................... 16


vii

4.1.1.2. Địa hình............................................................................................................................... 16
4.1.1.3. Khí hậu................................................................................................................................ 17
4.1.1.4. Tài ngun nước............................................................................................................. 17
4.1.1.5. Tài nguyên đất................................................................................................................. 17

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................................. 19
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế............................................................................................................ 22
4.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội........................................................................................ 22
4.1.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn
nghiên cứu đối với sự phát triển trang trại chăn ni lợn trên địa bàn................22
4.1.3.1. Thuận lợi............................................................................................................................. 23
4.1.3.2. Khó khăn............................................................................................................................ 23
4.2. Thực trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
trấn Phong Châu............................................................................................................................... 24
4.2.1. Quy mô trang trại............................................................................................................... 25
4.2.2. Cơ sở vật chất....................................................................................................................... 26
4.2.3. Giống lợn................................................................................................................................ 27
4.2.4. Phịng chống dịch bệnh................................................................................................... 29
4.2.5. Mơi trường chăn nuôi...................................................................................................... 29
4.2.6. Phát triển kinh tế................................................................................................................. 31
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
trấn Phong Châu............................................................................................................................... 37
4.3.1. Hiệu quả sử dụng đất........................................................................................................ 37
4.3.2. Hiệu quả sử dụng lao động........................................................................................... 38
4.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn...................................................................................................... 39
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi


viii

lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu..................................................................................... 39
4.4.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên........................................................................................ 39
4.4.2. Yếu tố về thị trường.......................................................................................................... 40
4.4.3. Yếu tố về khoa học công nghệ.................................................................................... 41
4.3.4. Yếu tố về vốn....................................................................................................................... 42

PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP................................................................................................... 44
5.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu.......................................................................... 44
5.1.1. Quan điểm.............................................................................................................................. 44
5.1.2. Phương hướng..................................................................................................................... 44
5.1.3. Mục tiêu.................................................................................................................................. 44
5.2. Các giải pháp............................................................................................................................ 44
5.2.1. Các giải pháp........................................................................................................................ 44
5.2.1.1. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách về đất đai trên địa
bàn thị trấn Phong Châu............................................................................................................... 44
5.2.1.2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong
trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu......................................... 45
5.2.1.3. Chính sách hỗ trợ trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn
Phong Châu......................................................................................................................................... 46
5.2.3.Đề nghị/Kiến nghị............................................................................................................... 46
5.4.4. Kết luận................................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
II. Tài liệu tham khảo từ từ Internet
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chăn ni lợn có vị trí quan trọng và có tiềm năng phát triển kinh tế rất
lớn trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà
nước ta đã quan tâm và có những chính sách để phát triển ngành chăn nuôi lợn
tương xứng với tiềm năng của ngành. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã

đạt được, hiện nay ngành chăn nuôi cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thách thức về hiệu quả sản xuất chăn nuôi, rủi ro dịch bệnh và biến động
thị trường. Việc giải quyết các tồn đọng cịn gặp nhiều bất cập vì phần lớn cơ sở
chăn nuôi lợn nước ta là nông hộ nhỏ lẻ, gây khó khăn trong việc trong việc
kiểm sốt dịch bệnh và triển khai các kế hoạch phát triển cục bộ. Để đáp ứng nhu
cầu thực tiễn, việc chuyển đổi chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại và
phát triển kinh tế trang trại là xu hướng phát triển tất yếu khách quan của ngành
chăn ni lợn.
Hiện nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại
chăn ni lợn được đưa ra nhằm đóng góp cho sự phát triển của ngành. Tuy
nhiên, hoạt động sản xuất của ngành chăn nuôi lợn diễn ra trên khắp các vùng
miền cả nước, mà mỗi vùng miền lại có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và
kinh tế - xã hội, do đó cơng trình nghiên cứu phát triển ngành chăn ni lợn mỗi
vùng miền sẽ có sự khác biệt để phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng vùng
miền. Phong Châu là thị trấn thuộc địa phận huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ, là
địa phương thuộc vùng tập trung chăn nuôi lợn của huyện, với ưu điểm là có
tiềm năng đất đai rất lớn để phát triển trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay
trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong châu chưa phát triển tương


2

xứng với tiềm năng của địa phương cả về số lượng lẫn chất lượng. Để góp phần
cho sự phát triển của ngành chăn ni lợn nước ta nói chung và địa phương nơi
em đang sinh sống nói riêng, em chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp
phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu,
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” để làm đề tài nghiên cứu trong bài khóa luận
tốt nghiệp đại học của mình.
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
-


Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
thị trấn Phong Châu.

-

Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong phát
triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu.

-

Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn hiệu quả
và bền vững.

1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
-

Củng cố kiến thức đã học và mở rộng kiến thức chuyên môn.

-

Trang bị cho bản thân kỹ năng, kinh nghiệm thực tế.

-

Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

-


Góp phần hồn thiện lý luận về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn
hiệu quả và bền vững.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp các chủ trang trại chăn nuôi lợn xác định được
phương hướng phát triển đúng đắn và tham khảo giải pháp để phát triển kinh tế
trang trại chăn nuôi lợn hiệu quả và bền vững.


3

Bài khóa luận tốt nghiệp đại học “Thực trạng và một số giải pháp phát
triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu, huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” góp phần kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung các chính
sách để hỗ trợ phát triển trang trại chăn ni lợn trên địa bàn.
1.4. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Bài khóa luận tốt nghiệp đại học “Thực trạng và một số giải pháp phát
triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu, huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” là cơng trình nghiên cứu phát triển trang trại chăn nuôi
lợn đầu tiên trên địa bàn thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Đánh dấu những bước tiến đầu tiên trong việc nghiên cứu khoa học về phát triển
kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại địa phương.
1.5. Bố cục của khóa luận
Bố cục của bài khóa luận gồm 05 phần chính:
-

Phần 1: Mở đầu.

-


Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn.

-

Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.

-

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

-

Phần 5: Các giải pháp.


4

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Trang trại
2.1.1.1. Khái niệm trang trại
“Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao
gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với quy mô
ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản
lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các
loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường”
(Phùng Đức Anh, 2015) [5].
2.1.1.2. Phân loại trang trại

Theo quy định Thông Tư “Quy định tiêu chí kinh tế trang trại” số
02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cơng bố
ngày 28/02/2020 thì trang trại được phân loại như sau [1]:
1.

Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như trồng
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ trọng
giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của
trang trại trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau:
a)

Trang trại trồng trọt.

b)

Trang trại chăn nuôi.

c)

Trang trại lâm nghiệp.

d)

Trang trại nuôi trồng thủy sản.

e)

Trang trại sản xuất muối.



5

2.

Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó khơng có lĩnh vực sản xuất nào
có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của
trang trại trong năm.

2.1.2. Trang trại chăn nuôi lợn
Trang trại chăn nuôi lợn thuộc loại trang trại chuyên ngành. Để thành lập
một trang trại chăn nuôi lợn cần đáp ứng 03 tiêu chí về giá trị sản xuất bình
qn, quy mô chăn nuôi và tiêu chuẩn trang trại.
2.1.2.1. Tiêu chí về giá trị sản xuất bình qn của trang trại chăn ni lợn
Giá trị sản xuất bình qn của trang trại chăn nuôi lợn phải đạt từ 2,0 tỷ
đồng/năm trở lên [1].
2.1.2.2. Tiêu chí về quy mơ chăn ni của trang trại chăn nuôi lợn
Theo quy định Nghị định “Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi” số
13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020, có 03 loại quy mơ trang trại chăn ni lợn,
quy định cụ thể như sau [4]:
-

Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.

-

Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi.

-

Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi.


(Lưu ý: công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại
Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.)
2.1.2.3. Tiêu chuẩn trang trại chăn nuôi lợn
Theo quy định Luật Chăn nuôi, trang trại chăn nuôi lợn phải đáp ứng các
điều kiện sau đây [6]:
-

Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về
mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này.


6

-

Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn ni và xử lý
chất thải.

-

Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ
mơi trường.

-

Có chuồng trại, trang thiết bị chăn ni phù hợp với từng loại vật ni.

-


Có hồ sơ ghi chép q trình hoạt động chăn ni, sử dụng thức ăn chăn
nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để đảm bảo truy xuất nguồn
gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu
kỳ chăn ni.

-

Có khoảng cách an tồn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng
chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm môi
trường đến khu vực chăn nuôi trang trại.

2.1.3. Kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết “Về kinh tế trang trại” số 03/2000/NQ-CP ngày
02/02/2000, khái niệm về kinh tế trang trại được nhận định như sau: “Kinh tế
trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, nơng thơn,
chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản
xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nơng, lâm, thủy sản” (Chính phủ, 2000) [3].
2.1.4. Phát triển kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết “Về kinh tế trang trại” số 03/2000/NQ-CP ngày
02/02/2000, mục đích của phát triển kinh tế trang trại được nhận định như sau:
“Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ
thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nền nơng nghiệp bền vững; tạo


7

việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xóa đói giảm nghèo;
phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nơng thơn mới” (Chính phủ, 2000) [3].

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc bộ. Diện
tích tự nhiên tồn tỉnh là 3526,2 km 2, dân số trung bình là 1,16 triệu người (số
liệu năm 2013). Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá,
giáo dục, y tế của Việt Nam nói chung và của vùng Trung du Miền núi Bắc bộ
nói riêng. Ngồi việc phát triển vùng chè nổi tiếng của cả nước, ngành chăn nuôi
lợn của tỉnh Thái Nguyên cũng phát triển rất mạnh cả về quy mơ và giá trị hàng
hố. Năm 2015, tổng số trang trại chăn nuôi lợn của tỉnh Thái Nguyên là 138
trang trại (chiếm 37% trong tổng số 376 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh).
Năm 2020, tổng số trang trại chăn nuôi lợn của tỉnh Thái Nguyên là 353 trang
trại (chiếm 64% trong tổng số 548 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh). Các
trang trại chăn nuôi lợn chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (Công
ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt
Nam,…). Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, số trang trại chăn ni lợn tăng nhanh trong vịng 05 năm như vậy là
một tín hiệu tích cực và hiện nay nhiều trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên được đầu tư hệ thống chuồng trại hiện đại (trung bình mỗi trang
trại chăn ni được đầu tư từ 3,5 tỷ đồng đến 4,0 tỷ đồng). Do đó, nhiều trang
trại chăn ni lợn trên địa bàn có cơ sở vật chất hiện đại và có quy mơ chăn ni
lớn lên đến hàng nghìn con.


8

2.2.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế cho các trang trại chăn nuôi
lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu
Từ thực tiễn phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong những năm gần đây, có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau

đây:
-

Chủ trương chính sách của tỉnh Thái Nguyên là yếu tố quyết định sự phát
triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn: trên cơ sở đường lối đổi
mới, các chính sách phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn của Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa quyết định giải phóng các lực lượng
sản xuất, huy động các nguồn lực vào phát triển kinh tế trang trại chăn
nuôi lợn trên địa bàn. Trong q trình đó, tỉnh Thái Ngun đã có những
chính sách và cơ chế hỗ trợ cụ thể cho sự phát triển kinh tế trang trại chăn
nuôi lợn như sau:
+

Phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp lồng ghép các chương trình dự án giao

thơng nơng thơn, điện, thuỷ lợi, cung cấp điện, giúp cho nhiều trang trại
chăn ni lợn có đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại cũng như vận
chuyển hàng hố, có điện thắp sáng.
+

Tạo nguồn vốn vay cho các chủ trang trại chăn nuôi lợn thông qua dự án

phát triển vật nuôi, quỹ hỗ trợ phát triển.
+

Các chính sách đất đai được thực hiện để hỗ trợ cho sự phát triển kinh

tế trang trại chăn nuôi lợn như: dồn đổi, tích tụ ruộng đất; cấp đất, cho
thuê đất có thời hạn lâu dài.
+


Các lớp bồi dưỡng về quản lý và kỹ thuật chăn nuôi lợn được Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức để nâng cao kiến thức cho các chủ
trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.


9

-

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và lai tạo các giống
lợn cao sản năng suất mới: nhiều trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn đã
áp dụng các công nghệ mới, học tập các mô hình làm giàu ở những vùng
và địa phương trong cả nước. Hệ thống chuồng lạnh, hệ thống xử lý chất
thải đồng bộ hiện đại được áp dụng vào sản xuất nhằm đảm bảo tiểu khí
hậu chuồng ni và đảm bảo an tồn dịch bệnh. Cơng nghệ sinh học được
áp dụng vào việc lai tạo các giống lợn cao sản mới có năng suất cao, phù
hợp với điều kiện khí hậu và có khả năng miễn dịch cao. Nhiều đề tài
nghiên cứu ứng dụng đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái
Nguyên triển khai có hiệu quả ở các trang trại chăn nuôi lợn.

-

Các trang trại chăn nuôi lợn được quy hoạch đồng bộ: các trang trại chăn
nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được quy hoạch đồng bộ, từng
bước khắc phục tính tự phát từ việc chuyển đổi từ mơ hình kinh tế hộ sang
mơ hình kinh tế trang trại.



10

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kinh tế của các trang trại
chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn
Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện từ ngày
23/02/2021 đến ngày 25/05/2021.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
-

Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn thị trấn Phong Châu hiện nay
như thế nào?

-

Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn?

-

Giải pháp nào cần thực hiện để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn
có hiệu quả và bền vững?

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Tiêu chí lựa chọn địa điểm nghiên cứu: tất cả các trang trại chăn nuôi lợn
đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định Luật Chăn ni năm 2018 và có
Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (còn hiệu lực) thuộc địa bàn thị trấn Phong
Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trấn Phong Châu có tổng số 05 trang trại
chăn nuôi lợn. Trong nghiên cứu này, em đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu


11

toàn bộ 05 trang trại lợn để đánh giá sự phát triển kinh tế trang trại của loại hình
chăn ni này.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp: là những số liệu khơng có sẵn và lần đầu tiên được thu thập
bởi chính người nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: là các hình thức tiếp cận của người
nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu để thu thập được số liệu sơ cấp.
Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp hiện nay: phương pháp quan sát,
phương pháp phỏng vấn bằng thư điện tử, phương pháp phỏng vấn bằng điện
thoại, phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp, phương pháp điều tra nhóm cố
định, phương pháp điều tra nhóm chuyên đề.
Mỗi một phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thì đều có ưu - nhược điểm
riêng nên mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học lại phù hợp với một hoặc một số
phương pháp thu thập số liệu sơ cấp nhất định. Đề tài nghiên cứu:“Thực trạng
và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị
trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” có đặc điểm là người nghiên
cứu (bản thân em) là người dân đã sống lâu năm tại địa phương, có sự hiểu biết
rõ ràng về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, tận dụng lợi thế này nên
em chọn phương pháp quan sát để thu thập thơng tin cho bài khóa luận.

Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thơng tin bằng cách ghi
lại có kiểm sốt thơng tin thơng qua hoạt động quan sát (phương pháp quan sát
thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính
xác của dữ liệu đã thu thập).


12

Phương pháp quan sát được sử dụng trong bài khóa luận để thu thập thông
tin về một số đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trấn Phong
Châu; một số hiện trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn.
3.3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp: là các số liệu có sẵn, người nghiên cứu có thể dễ dàng tìm
thấy số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Nguồn thu thập số liệu thứ cấp:
-

Bên trong tổ chức: tài liệu nội bộ trường đại học, tài liệu nội bộ công
ty, tài liệu nội bộ cơ quan nhà nước, tài liệu nội bộ các tổ chức khác.

-

Bên ngoài tổ chức: tài liệu được xuất bản, tài liệu khác được thu thập từ
Internet.

Trong đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh
tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ” có sử dụng số liệu thứ cấp bên trong và bên ngồi tổ chức để đề
tài nghiên cứu có tính khách quan và chính xác nhất.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và
Word:
-

Phần mềm Excel: tính toán các chỉ số.

-

Phần mềm Word: tạo biểu đồ.

3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.3.4.1. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là phương pháp phân loại và tổng hợp dữ liệu theo
nhóm chỉ tiêu nghiên cứu, giúp cho quá trình phân tích đánh giá nhanh chóng và
hiệu quả.


13

3.3.4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp thực hiện các hoạt động so sánh dữ
liệu để rút ra được nhận xét chính xác và khách quan.
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Giá trị sản xuất: là giá trị bằng tiền của các sản phẩm được bán ra (bao gồm
phần giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường).
Cơng thức tính:

=∑

Chi phí trung gian: là tồn bộ khoản chi phí vật chất và dịch vụ phục vụ sản

xuất (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
Cơng thức tính:

=∑

Giá trị gia tăng: là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một
chu kỳ kinh doanh.
Cơng thức tính:
VA= GO - IC


14

Chỉ tiêu về cơ cấu: tỷ trọng của từng tổng thể bộ phận trong tổng thể chung.
Cơng thức tính:
×

=

% (ĐVT: %)

( = , ,…, )

Tốc độ phát triển liên hoàn: tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so
với thời gian liền trước đó.
Cơng thức tính:
×

=


% (ĐVT: %)

( = , ,…, )

Tốc độ phát triển định gốc: tốc độ phát triển của hiện tượng nghiên cứu trong
một thời gian dài.
Cơng thức tính:

=

×

% (ĐVT: %)

( = , ,…, )

Tỷ lệ tăng trưởng: mức độ tăng trưởng của hiện tượng nghiên cứu ở hai thời
điểm khác nhau.


×