Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 53 trang )

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
Năm 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
1. ĐỊNH NGHĨA KHÁNG SINH VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH ....3
1.1. ĐỊNH NGHĨA KHÁNG SINH ............................................................................................ 3
1.1.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh ..................................................................................3
1.2. THỰC TRẠNG KHÁNG THUỐC ............................................................................4
1.2.1. Tình hình kháng thuốc trên thế giới ..........................................................................4
1.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh và kháng thuốc tại Việt Nam .....................................5
1.3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN..........................7
1.3.1. Vai trị của chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện ......................................7
1.3.2. Các chiến lược của chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện .........................7
1.4. CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA BỘ Y
TẾ ........................................................................................................................................9
1.5. TỔNG QUAN VỀ MƠ HÌNH BỆNH TẬT ............................................................. 10
1.5.1. Khái niệm mơ hình bệnh tật ....................................................................................10
1.5.2. Phân loại mơ hình bệnh tật .....................................................................................11
1.5.3. Sơ lược mơ hình bệnh tật tại Việt nam ....................................................................11
1.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình bệnh tật ........................................................... 11
1.6. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .............................................................................12
1.6.1. Liều xác định hàng ngày (Defined Daily Dose - DDD) ..........................................12
1.6.2. Ngày điều trị (Days of Therapy – DOT)..................................................................17
1.6.3. Thời gian điều trị (Length of Therapy – LOT) ........................................................18
1.6.4. Mã ATC....................................................................................................................20
1.6.5. Mã ICD-10 ...............................................................................................................23


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

2.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN THEO
DU 90%, DDD/1000 NGƯỜI/NGÀY VÀ DDD/100 GIƯỜNG/NGÀY

28

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 28


2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................................ 28
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ..................................................................................................28
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................28
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN THEO
DOT/1000DP VÀ DỰA TRÊN MỘT SỐ TIÊU CHÍ CỦA BỘ Y TẾ .......................... 30
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 30
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................30
2.2.3. Thu thập dữ liệu .......................................................................................................31
2.2.4. Xử lý dữ liệu.............................................................................................................31
2.2.5. Các chỉ tiêu khảo sát ............................................................................................... 31
2.2.6. Công thức áp dụng theo DOT và LOT ....................................................................31
2.3. PHÂN TÍCH MƠ HÌNH BỆNH TẬT THEO MÃ ATC VÀ LIỀU XÁC ĐỊNH
TRONG NGÀY (DDD) ....................................................................................................32
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 32
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................33
2.3.3. Khái qt mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề
nghiệp. ............................................................................................................................... 34
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ DỰ KIẾN.............................................................................40

3.1. NỘI DUNG 1: KẾT QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN THEO
DU 90%, DDD/1000 NGƯỜI/NGÀY VÀ DDD/100 GIƯỜNG/NGÀY .......................40
3.1.1. Báo cáo phân tích DDD theo DU 90% ...................................................................40
3.1.2. Báo cáo so sánh lượng thuốc tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc .........................40
3.1.3. Báo cáo phân tích DDD theo DDD/100 giường/ngày ............................................40
3.1.4. Báo cáo phân tích DDD theo DDD/1000 người/ngày ..........................................40
3.2. NỘI DUNG 2: KẾT QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN THEO
DOT/1000DP ....................................................................................................................40
3.3. NỘI DUNG 3: KẾT QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN DỰA
TRÊN MỘT SỐ TIÊU CHÍ CỦA BỘ Y TẾ...................................................................40
3.4. NỘI DUNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KS ...............40
3.5. NỘI DUNG 5: KHÁI QT HĨA MƠ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN ...40


CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1. KẾT LUẬN .........................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1.1. Thực trạng sử dụng Kháng Sinh tại bệnh viện .......... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Các tiêu chí đánh giá sử dụng Kháng Sinh tại bệnh việnError!

Bookmark

not

defined.
4.1.3. Mơ hình bệnh tật tại bệnh viện .................................. Error! Bookmark not defined.
4.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH AN TỒN, HỢP LÝ,
HIỆU QUẢ ................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
DDD
ATC
DOT
LOT
IDC

Tiếng Anh
Defined Daily Dose
Anatomical – Therapeutic –
Chemical Code
Days of Therapy
Length of Therapy
International Classification of
Diseases

BC
BD
CME
NHSN

BHYT
BV
BYT
CNTT
DMT
DLS

DU90%

Chicago Mercantile Exchange

Chương trình đào liên tục

National Healthcare Safety
Network

Mạng lưới an toàn y tế quốc gia

Centers for Disease Control
and Prevention
The Hospital
Ministry of Health
Information Technology

Drug Utilization 90%

ĐV
GLASS
GS
HĐT & ĐT
KS
KSDP
NB
NK
PGS
PM
SL

TT
VNĐ
WHO

Phân loại Quốc tế về bệnh tật
Báo cáo
Biệt dược

EUCAST
CDC

Tiếng Việt
Liều xác định hàng ngày
Hệ thống phân loại thuốc theo
Phẫu thuật - Điều trị - Hóa học
Ngày điều trị
Thời gian điều trị

Global Antimicrobial
Surveillance System
Professor
Drug and Theurapeutics
Committees
Antibiotic
Preventive Healthcare
Patient
Associate Professor

World Health Organization


Kiểm soát chất lượng
Trung tâm kiểm sốt và phịng
ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
Bảo hiểm y tế
Bệnh viện
Bộ Y tế
Công nghệ thông tin
Danh mục thuốc
Dược lâm sàng
Số lượng thuốc sử dụng đối với
90% đơn thuốc
Đơn vị
Hệ thống giám sát kháng khuẩn
toàn cầu
Giáo sư
Hội đồng thuốc và điều trị
Kháng sinh
KS dự phịng
Người bệnh
Nhiễm khuẩn
Phó giáo sư
Phần mềm
Số lượng
Thông tư
Việt Nam đồng
Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh hai thuốc qua các năm

Bảng 1.3. So sánh 3 tử số DDD, DOT, LOT [49]
Bảng 1.3. Phân nhóm thuốc theo ATC
Bảng 1.4. Phân nhóm thuốc theo 5 mức độ
Bảng 1.5. Bộ mã ICD-10 gồm 4 ký tự:
Bảng 1.6. Bảng phân tích DDD theo DU 90% (tồn bệnh viện)
Bảng 1.7. Bảng phân tích DDD theo DU 90% (nội trú)
Bảng 1.8. Bảng phân tích DDD theo DU 90% (ngoại trú)
Bảng. Bảng so sánh lượng thuốc tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc (nội trú)
Bảng. Bảng phân tích DDD theo DDD/100 giường/ngày (nội trú)
Bảng. Bảng phân tích DDD theo DDD/1000 người/ngày (tồn bệnh viện)
Bảng. Bảng phân tích DDD theo DDD/1000 người/ngày (nội trú)
Bảng. Bảng phân tích DDD theo DDD/1000 người/ngày (ngoại trú)
Bảng. Đặc điểm về giới tính
Bảng. Đặc điểm về độ tuổi
Bảng. Kiểu phác đồ trị liệu
Bảng. Thời gian nằm viện
Bảng. Sử dụng kháng sinh và tiêu thụ kháng sinh theo nhóm
Bảng. Sử dụng và tiêu thụ của từng kháng sinh cụ thể
Bảng. Kiểu phác đồ trị liệu
Bảng. Bảng phân tích DDD theo DU 90%
Bảng. Bảng phân tích DDD theo DU 90%
Bảng. Tóm tắt … hoạt chất trong khoảng DU 90% với tỷ lệ DDD …%
Bảng. Bảng phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày
Bảng. Biểu mẫu danh mục thuốc theo mã ATC đổ vào cơng cụ phân tích
Bảng. Tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện theo mã ATC
Bảng. Các bệnh phổ biến tại bệnh viện
Bảng. Tỷ lệ các bệnh được chẩn đoán phân loại theo mã ICD


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Ứng dụng của DDD trong đánh giá sử dụng thuốc
Hình 1.2. Các kiểu nghiên cứu liên quan đến DDD
Hình 1.3. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90% (tồn bệnh viện)
Hình 1.4. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất (tồn bệnh viện)
Hình 1.5. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90% (nội trú)
Hình 1.6. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất (nội trú)
Hình 1.7. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90% (ngoại trú)
Hình 1.8. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất (ngoại trú)
Hình 3.1. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90%
Hình 3.2. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất
Hình. Tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện theo mã ATC
Hình. Tỷ lệ các bệnh được chẩn đoán phân loại theo mã ICD


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của kháng sinh, đã đánh dấu một kỷ nguyên mới
của nền y học thế giới, cứu sống hàng triệu người thốt khỏi các bệnh nhiễm khuẩn
nguy hiểm. Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh hợp lý vẫn đang là một thách thức lớn
của toàn thế giới và thuật ngữ “đề kháng kháng sinh” đã trở nên quen thuộc trong
điều trị nhiễm khuẩn. Ngay trong buổi lễ nhận giải Nobel vào năm 1945, cha đẻ của
thuốc kháng sinh Alexander Fleming (1881-1955), đã đưa ra lời cảnh báo thông qua
phát biểu “Những kẻ lạm dụng thuốc penicillin không suy nghĩ sẽ phải chịu trách
nhiệm về mặt đạo đức cho cái chết của người đau đớn vì nhiễm trùng gây ra bởi vi
khuẩn kháng penicillin” 47. Dự đốn của Fleming nhanh chóng thành hiện thực.
Penicillin được tung ra vào năm 1943 và kháng penicillin rộng rãi vào năm
1945. Vancomycin ra đời năm 1972, kháng vancomycin xuất hiện 1988. Imipenem
ra đời năm 1985, và kháng imipenem xuất hiện năm 1998. Daptomycin, một trong
những thuốc mới, ra đời năm 2003 và kháng Daptomycin xuất hiện liền vào năm

sau 2004.
Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống
kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 (Quyết định số 2174/QĐ-BYT
của Bộ Y tế ngày 21/6/2013). Mục tiêu của kế hoạch là: nâng cao nhận thức của
cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc; tăng cường, hoàn thiện hệ thống giám sát
quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc; bảo đảm cung ứng đầy đủ các
thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; tăng cường sử
dụng thuốc an tồn, hợp lý; tăng cường kiểm sốt nhiễm khuẩn; tăng cường sử dụng
kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Kế hoạch phòng chống kháng thuốc là Kế hoạch liên ngành, đòi hỏi sự nỗ
lực và cam kết của tất cả các Bộ/ Ngành các cấp. Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống kháng thuốc (Quyết định số 879/QĐ-BYT của Bộ Y tế
ngày 13/3/2014) và thành lập 9 tiểu ban giám sát kháng thuốc trên Quốc gia 44.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành các tài liệu chuyên môn: “Hướng dẫn sử
dụng kháng sinh”, “Hướng dẫn thực hiện quản lý kháng sinh trong bệnh viện” cùng
với dự thảo tiêu chí C9.7 của Bộ Y Tế, tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện về
quản lý sử dụng kháng sinh cũng như Quyết định 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 về


2
hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện 7, 8, 9. Trên
cơ sở đó, với mong muốn đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, từ đó
có biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh, chúng tôi thực hiện
đồ án “Đánh giá thực trạng, đề xuất cải tiến thực hiện chương trình quản lý sử
dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, hiệu quả tại Bệnh viện Phục hồi chức năng –
Điều trị bệnh nghề nghiệp”.
Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh, từ đó xây dựng được chương trình
quản lý sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, hiệu quả tại Bệnh viện Phục hồi chức
năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện:
+ Theo mơ hình bệnh tật;
+ Tỉ lệ sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện;
+ Tỉ lệ BN bị nhiễm khuẩn Bệnh viện;
+ Tỉ lệ kháng kháng sinh;
+ Tuân thủ phác đồ điều trị của BN.


3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1. ĐỊNH NGHĨA KHÁNG SINH VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG
SINH
1.1. Định nghĩa kháng sinh:
Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các
vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng
lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một
phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
1.1.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc

điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ
mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?
- Phải chọn đúng loại kháng sinh nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại
bệnh thuốc sẽ khơng có hiệu quả;
- Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có
thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ
thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh;
- Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách;

- Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh
thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thơng thường là không dưới 5
ngày;
- Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết;
- Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường
hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phịng ngừa. Ví dụ,
dùng kháng sinh phịng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu.
Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái
nhiễm.


4
1.2. THỰC TRẠNG KHÁNG THUỐC
1.2.1. Tình hình kháng thuốc trên thế giới 51:
Công bố đầu tiên của WHO về dữ liệu giám sát sự đề kháng kháng sinh cho
thấy mức độ đề kháng cao đối với một số bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở cả các
nước có thu nhập cao và thu nhập thấp.
Hệ thống giám sát kháng khuẩn toàn cầu (GLASS) mới của WHO cho thấy
sự xuất hiện kháng kháng sinh rộng rãi trong số 500.000 người bị nghi ngờ nhiễm
khuẩn ở 22 quốc gia.
Các vi khuẩn kháng thuốc được báo cáo phổ biến nhất là Escherichia
coli, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, và Streptococcus pneumoniae,
tiếp theo là Salmonella spp. Hệ thống này khơng bao gồm dữ liệu về tính kháng
của Mycobacterium tuberculosis, gây bệnh lao, vì WHO đã theo dõi nó từ năm
1994 và cập nhật hàng năm trong báo cáo Lao toàn cầu.
Trong số những người bệnh nghi ngờ nhiễm trùng máu, tỷ lệ vi khuẩn kháng
với ít nhất một trong những kháng sinh thường được sử dụng nhất là rất lớn giữa
các quốc gia khác nhau (từ 0 đến 82%). Đề kháng với penicillin – thuốc được sử
dụng trong nhiều thập kỷ trên thế giới để điều trị viêm phổi - dao động từ 0 đến
51%. Và từ 8 đến 65% E.coli liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu đã đề

kháng với Ciprofloxacin, một kháng sinh thường được sử dụng để điều trị tình trạng
này.
Tiến sĩ Marc Sprenger, Giám đốc Ban đề kháng kháng sinh của WHO nói
“Một số loại nhiễm trùng phổ biến nhất trên thế giới – và có khả năng gây nguy
hiểm nhất đang chứng tỏ khả năng kháng thuốc”. “Và đáng lo ngại nhất là, các tác
nhân gây bệnh không riêng biệt biên giới quốc gia. Đó là lý do tại sao WHO khuyến
khích tất cả các nước thiết lập hệ thống giám sát tốt để phát hiện kháng thuốc có
thể cung cấp dữ liệu cho hệ thống toàn cầu này”.
Đến nay, 52 quốc gia (25 quốc gia có thu nhập cao, 20 quốc gia thu nhập
trung bình và 7 quốc gia thu nhập thấp) đã được ghi nhận vào hệ thống giám sát
kháng khuẩn Toàn cầu của WHO. Đối với báo cáo đầu tiên, 40 quốc gia cung cấp
thông tin về hệ thống giám sát quốc gia của họ và 22 quốc gia cũng cung cấp dữ
liệu về mức độ kháng kháng sinh.


5
Tuy nhiên, WHO đang hỗ trợ nhiều quốc gia hơn để thiết lập các hệ thống
giám sát đề kháng kháng sinh quốc gia nhằm tạo ra dữ liệu đáng tin cậy, có ý
nghĩa. GLASS đang giúp chuẩn hóa cách thức các quốc gia thu thập dữ liệu và cho
ra một bức tranh hồn chỉnh hơn về các mơ hình và xu hướng kháng kháng sinh.
5 nhóm bệnh lý hàng đầu được chỉ định kháng sinh là: (1) Viêm phổi hoặc
nhiễm trùng đường hô hấp dưới, (2) Nhiễm trùng da và mô mềm, (3) Nhiễm trùng
trong ổ bụng, (4) Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, (5) Nhiễm trùng đường tiết
niệu trên.
1.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh và kháng thuốc tại Việt Nam:
a. Sử dụng kháng sinh trong cộng đồng
Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng
nông thôn và thành thị các tỉnh Phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng
kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Trong tổng số 2.953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2.083 hiệu thuốc ở thành thị

(chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nơng thơn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán
đơn thuốc kê kháng sinh. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở
nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà
khơng có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Mua kháng sinh để điều trị ho
31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn). Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất
là ampicillin/amoxicillin (29,1%), Cephalexin (12,2%) và Azithromycin (7,3%).
Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà khơng có đơn 49,7% (thành thị)
và 28,2% (nông thôn) [12].
b. Sử dụng kháng sinh và tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
Điểm lại kết quả báo cáo tính nhạy cảm của các kháng sinh đã được tiến
hành từ năm 2003-2006 cho thấy tỉ lệ đề kháng của Klebsiella spp. đối với các
kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, thế hệ 4, fluoroquinolon và aminosid đã tăng
nhanh từ >30% trong năm 2003 lên >40% trong năm 2006; đối với Pseudomonas
spp. từ >40% trong năm 2004 lên >50% trong năm 2006 và đối với Acinetobacter
spp. từ >50% trong năm 2004 lên >60% trong năm 2006. Trong khi
imipenem/cilastatin, carbapenem được đưa vào thị trường Việt Nam mới gần được
10 năm, cũng đã giảm nhạy cảm đối với các trực khuẩn gram âm không sinh men.


6
Tỷ lệ đề kháng imipenem/cilastatin của Pseudomonas spp. Tăng dần qua các năm
12,5% (2003), 15,5% (2005) và 18,4% (2006) [12.
Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh
ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh giai đoạn 2008 - 2009 cho thấy: năm 2009, 30-70% vi khuẩn
gram âm đã kháng với Cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40-60% kháng với
aminosid và fluoroquinolon. Gần 40% chủng vi khuẩn Acinetobacter giảm nhạy
cảm với imipenem. Sử dụng kháng sinh trung bình là 274,7 DDD/100 ngày giường. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với báo cáo của Hà Lan cùng kỳ là 58,1
DDD/100 ngày - giường và báo cáo từ 139 bệnh viện của 30 nước châu Âu năm
2001 là 49,6 DDD/100 ngày - giường. Sự tương quan giữa việc dùng kháng sinh và

kháng kháng sinh thể hiện rõ khi tỷ lệ kháng của vi khuẩn gram âm đối với
Cephalosporin thế hệ 4 cao ở những nơi việc tiêu thụ Kháng Sinh lớn [3.
Theo báo cáo về cập nhật kháng kháng sinh ở Việt Nam theo tác giả Đoàn
Mai Phương trình bày tại Hội nghị khoa học tồn quốc của Hội hồi sức cấp cứu và
chống độc Việt Nam năm 2017, vi khuẩn gram âm kháng thuốc đã xuất hiện trên cả
nước. Căn nguyên chính phân lập được là E.coli, K.pneumoniae, A.baumannii và
P.aeruginosa. Vi khuẩn A.baumannii và P.aeruginosa có tỷ lệ đề kháng cao nhất,
có những nơi đề kháng đến trên 90% [22]. Tại bệnh viện Bạch Mai, khảo sát của
Phạm Hồng Nhung và cộng sự cũng chỉ ra A.baumannii, P.aeruginosa,
K.pneumoniae là tác nhân gây bệnh hàng đầu tại Khoa hồi sức tích cực trong giai
đoạn 2011-2015. Tỷ lệ phân lập được các vi khuẩn này năm 2015 lần lượt là 38,0%;
16,2% và 15,2% [20]. Đồng thời, các vi khuẩn này đề kháng với kháng sinh
Carbapenem khá cao, tỷ lệ nhạy cảm chỉ cịn dưới 40%.
Theo kết quả ”Tìm hiểu thực trạng sử dụng KS trong nhiễm khuẩn BV tại
các đơn vị điều trị tích cực ở một số cơ sở khám, chữa bệnh” cho thấy 04 chủng vi
khuẩn phân lập được nhiều nhất là Acinetobacter spp, Pseudomonas spp, E.coli,
Klebsiella spp. Tần xuất nhiễm Acinetobacter spp. hay Pseudomonas spp. chiếm tỷ
lệ ưu thế (>50%) trong viêm phổi bệnh viện (thở máy hay không thở máy). Sự
kháng thuốc cao đặc biệt ở nhóm cephalosporin thế hệ 3, 4 (khoảng từ 66-83%) tiếp
theo là nhóm aminosid và fluoroquinolon tỷ lệ kháng xấp xỉ trên 60%.


7
Sự kháng thuốc cao còn được phản ánh qua việc sử dụng kháng sinh theo
kinh nghiệm ban đầu không phù hợp với kết quả kháng sinh đồ là 74% [16.
1.3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
1.3.1. Vai trị của chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện có thể mang lại lợi ích về tài
chính và cải thiện việc chăm sóc sức khỏe người bệnh. Chương trình quản lý tốt có
thể giúp làm giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh từ 22 - 36% và tiết kiệm chi phí hàng

năm từ 200.000 - 900.000$ cho các Bệnh Viện. Tuy nhiên có nhiều yếu tố tham gia
quyết định việc thực hiện có hiệu quả. Các yếu tố này bao gồm xây dựng được một
đội ngũ cốt lõi gồm các Bác sĩ và Dược sĩ lâm sàng được đào tạo bài bản về bệnh lý
nhiễm khuẩn; đảm bảo sự đồng thuận và hỗ trợ hợp tác của Hội đồng thuốc và Điều
trị, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện hoặc các đơn vị tương đương; xây
dựng được cơ chế phối hợp giữa lãnh đạo, các nhân viên y tế và các đối tác liên
quan tại địa phương để thực hiện triệt để các mục tiêu đề ra [30].
1.3.2. Các chiến lược của chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
a. Các chiến lược chính
Chương trình có hai chiến lược chính: [30]
 Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh
Việc đánh giá sử dụng kháng sinh cần được thực hiện qua những tương tác
trực tiếp và phản hồi từ người kê đơn. Phản hồi này có thể được thu thập từ các Bác
sĩ chuyên khoa hoặc từ các Dược sĩ lâm sàng được đào tạo về bệnh nhiễm khuẩn.
 Xây dựng danh mục thuốc khuyến cáo
Chiến lược này sẽ làm giảm đáng kể việc dùng kháng sinh và giúp tiết kiệm
chi phí sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đối với việc kiểm sốt kháng kháng sinh, u cầu
kê đơn có điều kiện có ý nghĩa ít rõ ràng hơn, bởi vì lợi ích lâu dài tác động lên
kháng kháng sinh chưa được chứng minh, chủ yếu để giới hạn việc sử dụng kháng
sinh và kiểm soát tổng thể xu hướng dùng kháng sinh trong bệnh viện.
b. Các chiến lược hỗ trợ
Các chiến lược hỗ trợ của chương trình bao gồm [30]:
 Đào tạo


8
Chiến lược đào tạo được xem như là nhân tố cần thiết cho tất cả các chương
trình quản lý sử dụng thuốc vì chiến lược này có ảnh hưởng nhất định đến hành vi
kê đơn. Bên cạnh đó, chiến lược đào tạo sẽ cung cấp nền tảng kiến thức cho nhân
viên y tế, qua đó đảm bảo hiệu quả của chương trình quản lý Kháng Sinh. Tuy

nhiên, nếu chỉ có đào tạo mà không kết hợp với các biện pháp can thiệp thì hiệu quả
thu được sẽ bị hạn chế, không tạo ra được các thay đổi sớm trong thực hành kê đơn
Kháng Sinh của các thầy thuốc.
 Xây dựng hướng dẫn điều trị và phác đồ điều trị chuẩn
Việc triển khai chiến lược này cần được thực hiện trên cơ sở đào tạo nhân
viên y tế và thu thập các phản hồi về tình hình sử dụng Kháng Sinh thực tế tại cơ sở
điều trị từ các Bác sĩ chuyên khoa và Dược sĩ lâm sàng.
 Sử dụng Kháng Sinh theo chu kỳ
Thay thế một Kháng Sinh bởi Kháng Sinh khác có thể giảm nhẹ áp lực hoặc
giảm sự kháng thuốc lên Kháng Sinh đó.
 Sử dụng mẫu kê đơn Kháng Sinh
Mẫu kê đơn có thể có hiệu quả trong chương trình quản lý Kháng Sinh và có
thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hướng dẫn thực hành.
 Phối hợp Kháng Sinh
Phối hợp Kháng Sinh nhằm: tạo ra tác dụng hiệp đồng, hỗ trợ lẫn nhau; mở
rộng phổ tác dụng của Kháng Sinh và ngăn ngừa sự xuất hiện kháng thuốc. Ví dụ
trong điều trị Enterococcus endocarditis, hiệu quả điều trị tăng lên rõ rệt khi phối
hợp một thuốc tác động trên thành tế bào vi khuẩn với nhóm Aminosid.
Sử dụng liệu pháp điều trị xuống thang
Dựa trên kết quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ, loại bỏ liệu
pháp điều trị phối hợp không cần thiết sẽ làm giảm số lượng Kháng Sinh sử dụng,
qua đó làm giảm chi phí điều trị.
 Tối ưu hóa chế độ liều
Tối ưu hóa chế độ liều dựa trên đặc điểm nhiễm khuẩn (vi sinh vật gây bệnh,
vị trí nhiễm khuẩn, đặc tính dược động học và dược lực học của Kháng Sinh sử
dụng) là một phần quan trọng trong chương trình quản lý Kháng Sinh.
 Đổi từ dạng tiêm sang dạng uống


9

Đổi từ dạng tiêm sang dạng uống trong điều kiện cho phép có thể làm giảm
thời gian nằm viện và chi phí khám chữa bệnh.
1.4. CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
CỦA BỘ Y TẾ [8], [9]
Tiêu chí về sử dụng Kháng Sinh
-

Số lượng, tỷ lệ % NB được kê đơn Kháng Sinh.

-

Số lượng, tỷ lệ % Kháng Sinh được kê phù hợp với hướng dẫn theo phác đồ

điều trị.
-

Số lượng, tỷ lệ % ca phẫu thuật được chỉ định Kháng Sinh dự phòng.

-

Số lượng, tỷ lệ % NB được kê Kháng Sinh phối hợp.

-

Số lượng, tỷ lệ % NB kê đơn Kháng Sinh đường tiêm.

-

Ngày điều trị Kháng Sinh (DOT - Days Of Therapy) trung bình.


-

Liều dùng một ngày (DDD - Defined Daily Dose) với từng Kháng Sinh

cụ thể.
-

Số lượng, tỷ lệ % ngừng Kháng Sinh, chuyển Kháng Sinh từ đường tiêm

sang Kháng Sinh uống trong những trường hợp có thể.
Tiêu chí về nhiễm khuẩn bệnh viện:
- Tỷ lệ % NB mắc nhiễm khuẩn bệnh viện trên tổng số NB nằm viện.
- Tỷ lệ % ca phẫu thuật bị nhiễm khuẩn vết mổ trên tổng số ca phẫu thuật.
- Tỷ lệ % NB mắc viêm phổi do thở máy trên tổng số NB thở máy.
- Tỷ lệ % NB mắc nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đặt đường truyền trung tâm
(catheter) trên tổng số NB đặt đường truyền trung tâm.
- Tỷ lệ % NB mắc nhiễm khuẩn tiết niệu trên tổng số NB được đặt thông tiểu.
- Tỷ lệ % dung dịch vệ sinh tay sử dụng trên tổng số giường bệnh.
- Tỷ lệ % các trường hợp nhiễm vi khuẩn đa kháng (trong đó có Carbapenem)
được cách ly.
Tiêu chí về mức độ kháng thuốc (xác định theo tiêu chuẩn EUCAST hoặc
CLSI):
- Số lượng, tỷ lệ % vi khuẩn kháng thuốc đối với từng loại Kháng Sinh/ từng
loại bệnh phẩm/ khoa hoặc khối lâm sàng.


10
- Số lượng, tỷ lệ % chủng vi khuẩn sinh (β-lactamase phổ rộng (Extended
spectrum beta-lactamase - ESBL).
- Số lượng, tỷ lệ % chủng tụ cầu vàng kháng methicillin (Methicillinresistant Staphylococcus Aureus - MRSA).

- Số lượng, tỷ lệ % chủng tụ cầu vàng giảm tính nhạy cảm với Vancomycin (ở
mức I - Intermediate) (Vancomycin-resistant Staphylococcus Aureu - VRSA).
- Số lượng, tỷ lệ % chủng cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycin
(Vancomycin-Resistant Enterococcus - VRE).
- Số lượng, tỷ lệ % chủng vi khuẩn kháng Carbapenem.
- Số lượng, tỷ lệ % chủng vi khuẩn kháng Colistin.
- Số lượng, tỷ lệ % chủng vi khuẩn Clostridium difficile kháng KS.

Tiêu chí khác:
Số lượng, tỷ lệ % cán bộ y tế tuân thủ các hướng dẫn (hướng dẫn điều trị,
hướng dẫn sử dụng KS, hướng dẫn về vi sinh, hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn).
1.5. TỔNG QUAN VỀ MƠ HÌNH BỆNH TẬT
1.5.1. Khái niệm mơ hình bệnh tật [2]

Là cơ cấu phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh
của một cộng đồng trong một giai đoạn. Từ mơ hình bệnh tật (MHBT) người ta có
thể xác định được các nhóm bệnh phổ biến nhất, các nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong
cao nhất để có cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài
cho cộng đồng đó.
Vai trị của MHBT trong xây dựng kế hoạch y tế và quản lý bệnh viện:
Trong hoạch định chính sách y tế thường quan tâm tập trung đến các vấn đề
sức khỏe chính của cộng đồng dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong theo cách tính
DALY (Disability Adjusted Life Years) dựa vào tỷ lệ mới mắc, tử vong của một
bệnh trong cộng đồng. Trong bệnh viện để thực hiện tốt cơng tác khám bệnh, chuẩn
đốn, kê đơn, điều trị và chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất là dựa trên
mọi nguồn lực của bệnh viện đó. Do vậy xây dựng kế hoạch và quản lý bệnh viện căn
cứ vào MHBT phục vụ cho cộng đồng là quan trọng nhất.


11

1.5.2. Phân loại mơ hình bệnh tật [2]
Thường có 03 mơ hình chính:
 MHBT ở các nước chậm phát triển: đa số là bệnh nhiễm trùng chiếm
tỷ lệ cao nhất.
 MHBT ở các nước đang phát triển: bệnh không nhiễm trùng và bệnh
mạn tính là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao.
 MHBT ở các nước phát triển: phần lớn là bệnh tim mạch, đái tháo
đường và bệnh lý người già đang có chiều hướng gia tăng hiện nay.
1.5.3. Sơ lược mơ hình bệnh tật tại Việt nam [2]
Theo thống kê về bệnh tật của Bộ Y tế thì MHBT hiện nay đã hồn hồn
thay đổi và có chiều hướng gia tăng chiếm 62% các bệnh lây nhiễm do siêu vi
trùng, còn bệnh do vi trùng gây nên chiếm tỷ lệ thấp khoảng 27%.
Hiện nay, MHBT ở nước ta đan xen giữa bệnh nhiễm trùng và bệnh không
nhiễm trùng, bệnh cấp tính và bệnh mạn tính, trong đó xu hướng bệnh khơng
nhiễm trùng và bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
Một trong những nguyên nhân của sự biến đổi là xu thế xã hội phát triển
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên đa số cơng việc được xử lý trên
máy tính, trên điện thoại thơng minh tạo ra nhiều áp lực trong công việc gây căng
thẳng stress, ảnh hưởng của nhiều hóa chất độc hại, …
Theo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Việt nam tăng
nhiều, mức sống của người dân càng cao thì các bệnh tim mạch, đái tháo đường,
bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thối hóa khớp cũng gia tăng theo.
1.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình bệnh tật
MHBT của bệnh viện phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh đến
khám và điều trị tại bệnh viện.
Do vậy, MHBT chịu tác động bởi các yếu tố:
 Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới tính, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp,
văn hóa,… Yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực.
 Mơi trường sống: mơi trường tự nhiên (khí hậu, ơ nhiễm môi trường,
nguồn nước sinh hoạt,…) và môi trường xã hội (nơi học tập, làm việc,…) là những

yếu tố bên ngồi cơ thể mà con người khó kiểm sốt hay thậm chí khơng kiểm sốt


12
được, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và góp phần hình thành nên
MHBT trong khu vực. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và lối sống chiếm vai trò quyết
định đến sức khỏe mỗi người, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề thực phẩm
bẩn cũng như ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân vẫn đang cịn thấp ở các nước
đang phát triển nói chung và Việt nam hiện nay nói riêng. Chế độ dinh dưỡng hợp
lý, an tồn, thói quen sinh hoạt điều độ, vận động phù hợp giúp cơ thể hoạt động tốt,
tăng sức đề kháng chống lại nguy cơ bệnh tật, hạn chế và đẩy lùi các bệnh nguy
hiểm trong xã hội. Hiện nay, có rất nhiều bệnh được xác định có ngun nhân chủ
yếu do ăn uống, lối sống, tính chất cơng việc như béo phì, tiểu đường, tim mạch,
ung thư,… đã và đang xảy ra ở các nước đang phát triển trong thời kỳ đổi mới cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Yếu tố tổ chức y tế: số lượng, chất lượng, nguồn lực, cách tổ chức của
ngành y tế trong việc cung ứng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm các cơ
sở y tế, dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ y tế cơng cộng và sức khỏe
cộng đồng,…đóng vai trị vơ cùng quan trọng, quyết định sức khỏe và tính mạng
của người bệnh, làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, góp phần trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
1.6. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.6.1. Liều xác định hàng ngày (Defined Daily Dose - DDD)
Là phương pháp được thông qua bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ những
năm 1970 với mục đích chuẩn hóa những nghiêm cứu về sử dụng thuốc giữa các
quốc gia khác nhau. DDD là viết tắt của Defined Daily Dose, là liều trung bình duy
trì giả định mỗi ngày cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn [34].
Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong
điều trị nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định
khác nhau, DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉ được dành cho

những thuốc đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại [34].
DDD là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các
khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. Ngoài ra,
cịn giúp chuyển đổi chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp,
viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị.


13
DDD có thể được áp dụng để tính lượng tiêu thụ thuốc trong bất kỳ một
khoảng thời gian nào. Mặc dù vậy, phương pháp DDD cũng có những hạn chế như:
liều DDD khơng có ý nghĩa đối với sử dụng thuốc ở trẻ em và hiện cũng khơng có
một liều DDD nào được xác định cho người bệnh có suy giảm chức năng thận [34].
Thơng thường, liều DDD ít thay đổi, tuy nhiên đối với kháng sinh, vẫn có
một số trường hợp DDD thay đổi theo thời gian, điều này gây khó khăn cho việc
đánh giá xu hướng sử dụng kháng sinh.
Ví dụ:
Rx: Levofloxacin 750mg po q48h x 7 ngày
DDD = (0.75g * 24/48)/0.5g DDD) x 7d = (0.75) x 7d = 5.25 DDD
 Ưu và nhược điểm của phương pháp tính DDD [52]
 Ưu điểm:
Phương pháp DDD giúp chuyển đổi các thành phẩm thuốc dạng liều, gói ra
một đơn vị tính tốn chung (tính tốn dựa trên giá cả kích thước gói/sản phẩm).
Tính chính xác liều cao (PO, IV) và giúp đánh giá hiệu quả của thời gian tiến
hành can thiệp.
Dễ đánh giá, chi phí thấp và ít tốn thời gian.
Ví dụ: Một ngày điều trị nhận xấp xỉ theo cân nặng từng thuốc: 0,24g
Gentamycin = 4g Cefotaxim = 14g Piperacillin/Tazobactam.
 Nhược điểm:
Chỉ áp dụng cho những thuốc có mã ATC.
Khơng tương thích với liều sử dụng trên lâm sàng (liều của đối tượng nghiên

cứu theo tuổi, cân nặng và dược động học).
Không cho phép loại suy số người bệnh phơi nhiễm và cho trẻ em, trẻ sơ
sinh.
 Cách tính DDD thực hiện như sau: [52]
Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc được mua trong chu kỳ phân tích
theo đơn vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và hàm lượng (mg, g, IU).
Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ trong một năm theo đơn vị mg/g/UI
bằng cách lấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm) nhân với hàm lượng.
Chia tổng lượng đã tính cho DDD của thuốc.


14
Chia tổng lượng đã tính cho số lượng NB (nếu xác định được) hoặc số dân
nếu có.
 Cơng thức tính DDD
Phân tích DDD/1000 người/ngày (cho 1 nhóm đối tượng dân số) [52]
DDD⁄1000 người⁄ngày =

Tổng lượng sử dụng x 1000
DDD chuẩn x Số người bệnh x khoảng thời gian khảo sát

Phân tích DDD/100 giường/ngày (cho một khu vực khảo sát) [52]
DDD/100 giường/ngày =

Tổng lượng sử dụng x 100
DDD chuẩn x Số giường bệnh TB x khoảng thời gian khảo sát

Thực tế công suất sử dụng giường bệnh không phải lúc nào cũng là 100% và
cũng có thể khảo sát trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì thế ta có thể áp
dụng cơng thức tính DDD sau:

DDD/100 giường/ngày=

Lượng thuốc sử dụng trong 1 khoảng thời gian (mg) x 100
DDD (mg) x TS giường x công suất giường bệnh x khoảng thời gian (ngày)

 Cách áp dụng các cơng thức tính DDD
 Số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc – DU 90%:
DU 90% là số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc, đây là một
phương pháp không tốn kém, linh hoạt và đơn giản để đánh giá chất lượng của
thuốc quy định trong chăm sóc sức khỏe định kỳ. Hay nói cách khác là đánh giá
chất lượng chung của việc kê đơn thuốc [52.
Số lượng sản phẩm trong phân khúc DU 90% và tuân thủ các hướng dẫn theo
đơn có thể là chỉ số chất lượng nói chung. Điều này có nghĩa là số lượng thuốc sử
dụng chiếm 90% tổng số lượng sử dụng có thể bổ sung làm chỉ số về chất lượng kê
đơn thuốc [52.
 DDD/1000 người/ngày (áp dụng cho 1 nhóm đối tượng dân số):
Là dữ liệu về việc buôn bán hoặc kê đơn dựa trên số DDD/1000 dân cư mỗi
ngày có thể cung cấp một cái nhìn ước tính về tỉ lệ dân số nghiên cứu được điều trị
mỗi ngày với một thuốc hoặc một nhóm thuốc [52]. Ví dụ: 10 DDD/1000 dân nghĩa
là trong một nhóm đại diện dân số là 1000 dân thì có 10 DDD của thuốc (10/1000 =


15
1%), tức là 1% dân số được nhận liều thuốc này mỗi ngày trong năm đó. Chỉ số này
rất hữu ích đối với những loại thuốc điều trị bệnh mạn tính và khi có sự tương đồng
giữa liều DDD với liều kê đơn PDD [52].
Inhabitant- days (per 1000 inh - day): tính lượng tiêu thụ kháng sinh tại trung
tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu khơng áp dụng tính lượng tiêu thụ kháng sinh ở
bệnh viện [52.
Ví dụ: 5 DDD/dân/năm, chỉ rằng lượng thuốc được tính tốn điều trị cho mỗi

người với 5 ngày suốt một năm [52.
 DDD/100 giường/ngày (áp dụng cho một khu vực khảo sát)
Dùng đánh giá tình hình sử dụng thuốc cho nhóm người bệnh nội trú. Một
ngày giường được hiểu là người đó bị giới hạn hoạt động tại giường và trải qua đêm
tại bệnh viện. Những trường hợp người bệnh làm thủ tục và phẫu thuật buổi sáng,
sau đó cho xuất viện buổi chiều đôi khi được đưa vào một ngày hoặc loại trừ [52.
Ví dụ: 70 DDD/100 giường/ngày thì ước khoảng 70% người bệnh nội trú
được dùng một liều DDD chuẩn giả định mỗi ngày.
Là ngày nằm viện thường áp dụng để tính lượng tiêu thụ kháng sinh tại Bệnh
Viện [52].
Giả thuyết: ngày nhập + ngày xuất = 1 ngày [52].
Thực hành: chỉ số ngày giường [52].
Xấp xỉ khi tính tốn: số giường x cơ số ngày giường x số ngày (thời gian
khảo sát)


16

Hình 1.1. Ứng dụng của DDD trong đánh giá sử dụng thuốc
 Ý nghĩa của phân tích DDD
DDD có tác dụng theo dõi, giám sát, đánh giá thơ tình hình tiêu thụ và sử
dụng thuốc, không phải là bức tranh thực về dùng thuốc [52.
DDD giúp so sánh, sử dụng thuốc không bị phụ thuộc vào giá cả và cách pha
chế thuốc [23].
Giá trị của DDD quan trọng trong đánh giá các vụ kiện về kê đơn [52].
Ví dụ:
Bảng 1.1. So sánh hai thuốc qua những năm
WHO DDDs (g/ngày)
Thuốc
Cefoperazon

Ceftazidim

Trước năm
1992
2
4

1992-2000
6
6

Sau năm 2000
4
4


17

Nội trú
Nội trú

● DU 90%
● DDD/1000 người/ngày
● DDD/100 giường/ngày
● So sánh chi phí và hiệu quả
● So sánh các nhóm thuốc

Ngoại trú
Ngoại trú


Nhóm thuốc

● DU 90%
● DDD/1000 người/ngày
● So sánh chi phí và hiệu quả
● So sánh các nhóm thuốc
● So sánh giữa các nhóm:
 Các thuốc kháng sinh trong một nhóm
 Giữa KS và ĐTĐ, KS và Tim mạch, ĐTĐ và Tim mạch

Bệnh viện

 So sánh giữa các bệnh viện:
 Chi phí
 Hiệu quả
 Thuốc sử dụng

 Thời điểm nghiên cứu
 Trước/ sau can thiệp dược

Hình 1.2. Các kiểu nghiên cứu liên quan đến DDD
1.6.2. Ngày điều trị (Days of Therapy – DOT)
Hầu hết các bệnh viện và tổ chức quốc gia, bao gồm mạng lưới an toàn y tế
quốc gia (National Healthcare Safety Network – NHSN) của Trung tâm kiểm sốt
và phịng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (Centers for Disease Control and Prevention –
CDC), đo lường việc sử dụng kháng sinh bằng DOT. DOT là số lượng các tác nhân
kháng khuẩn riêng lẻ được cung cấp cho người bệnh vào mỗi ngày dương lịch.
DOT rất hữu ích để đánh giá tổng gánh nặng của việc sử dụng kháng khuẩn vì nó
dựa trên số lượng tác nhân được đưa ra cũng như số ngày phơi nhiễm kháng sinh.
DOT được tính theo ngày dương lịch bất kể số lượng liều đã cho [46.

Ví dụ:
Rx: Levofloxacin 500mg po od x 7 ngày DOT = 1 DOT x 7d = 7 DOT
Rx: Levofloxacin 750mg po od x 7 ngày DOT = 1 DOT x 7d = 7 DOT
Rx: Levofloxacin 750mg po od x 7 ngày + Vancomycin 1g iv q12h x 7 ngày


18
DOT = 1 DOT x 7d + 1 DOT x 7d = 14 DOT
 Ý nghĩa của DOT
Là công cụ đo lường việc sử dụng kháng sinh chính xác và được ưa sử dụng
nhất hiện nay [49].
Giúp đánh giá tiêu thụ thuốc không bị phụ thuộc vào sự thay đổi liều dùng,
do đó khắc phục những hạn chế trong đo lường bằng phương pháp DDD vì liều
DDD khơng chính xác trong một số quần thể nhất định (suy giảm chức năng thận,
trẻ em) [50.
Đánh giá tổng gánh nặng của việc sử dụng kháng sinh vì dựa trên số lượng
tác nhân được đưa ra cũng như số ngày phơi nhiễm kháng sinh [46.
1.6.3. Thời gian điều trị (Length of Therapy – LOT)
LOT có thể được coi là ngày tiếp xúc kháng sinh. LOT được tính theo thời
gian điều trị của ngày dương lịch bất kể số lượng tác nhân được sử dụng. LOT là
hữu ích để đánh giá thời gian (trong ngày) của điều trị kháng khuẩn [46].
Ví dụ:
Rx: Levofloxacin 500mg po od x 7d LOT = 1 LOT x 7d = 7 LOT
Rx: Levofloxacin 750mg po q48h x 7d LOT = 1 LOT x 7d = 7 LOT
Rx: Levofloxacin 750mg po od x 7d + Vancomycin 1g iv q12h x 7d
LOT = 1 LOT x 7d = 7 LOT
Bảng 1.3. So sánh 3 tử số DDD, DOT, LOT [49]
Chỉ
số


DDD
Liều duy trì trung bình

DOT

LOT

Bất kỳ liều thuốc KS

mỗi ngày đối với một loại nào

nhận

được

Số ngày mà NB

trong nhận được các tác

thuốc được sử dụng cho chỉ khoảng thời gian 24 giờ đại nhân

kháng

khuẩn

Định định chính ở người lớn theo diện cho 1 DOT. Số ngày toàn thân, bất kể số
nghĩa quy định của Tổ chức Y tế mà NB nhận được một tác lượng các loại thuốc
Thế giới (WHO).

nhân kháng khuẩn (bất kể khác nhau. Do đó,


DDD là một nỗ lực để liều). DOT cho một NB LOT sẽ thấp hơn hoặc
hoàn thiện đánh giá DOT.

nhất định về nhiều loại bằng DOT vì mỗi loại


×