Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp tự học của sinh viên ngành may trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 133 trang )

v

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2014
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thu Trang


vi

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, người nghiên cứu xin trân trọng gởi lời cảm ơn chân thành đến
GVC.TS. Võ Thị Ngọc Lan đã tận tình hướng dẫn và có nhiều góp ý quý báu giúp
người nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Người nghiên cứu trân trọng cảm ơn quý Thầy/ Cô khoa CNM & TT Trường
ĐH SPKT TP.HCM đã động viên, tạo điều kiện và đưa ra những ý kiến quý báu về
chuyên ngành để người nghiên cứu khảo sát thực trạng tự học của sinh viên ngành
may.
Người nghiên cứu cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên ngành may, đặc biệt là
các bạn sinh viên lớp 131092 khoa CNM & TT Trường ĐH SPKT TP.HCM đã nhiệt
tình giúp đỡ và hợp tác với người nghiên cứu trong quá trình khảo sát và thực nghiệm
sư phạm.
Bên cạnh đó người nghiên cứu xin cảm ơn các anh chị học viên lớp Cao học
Giáo dục 20B cùng gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ người nghiên cứu
thực hiện đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2014


Người nghiên cứu

Nguyễn Thị Thu Trang


vii

TÓM TẮT
Đổi mới phương pháp dạy và học là vấn đề cấp thiết của giáo dục hiện nay. Đặc
biệt, yêu cầu về đổi mới phương pháp học tập trong mô hình đào tạo theo hướng tiếp
cận CDIO với 150 tín chỉ đối với sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên
ngành may Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh nói riêng địi
hỏi sinh viên phải có những phương pháp, kỹ năng tự học học hiệu quả. Kết quả học
tập sinh viên cao khi họ có phương pháp tự học hiệu quả và chính họ vận dụng tốt
những kỹ năng tự học như: kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng đọc sách và ghi
nhớ bài học bằng sơ đồ tư duy.
Do đó, thực hiện đề tài “Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp tự học của sinh
viên ngành may Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu
về phương pháp tự học của sinh viên nói chung và sinh viên ngành may Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM nói riêng, đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp tự
học cho sinh viên, nâng cao kết quả học tập của sinh viên.
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp tự học của sinh viên
-

Tổng quan về tình hình nghiên cứu phương pháp tự học trên thế giới và Việt
Nam


-

Khái quát về phương pháp tự học: khái niệm về tự học, phương pháp tự học,
kỹ năng học tập cơ bản, những yếu tố ảnh hưởng tới phương pháp tự học của
sinh viên.

Chương 2: Thực trạng phương pháp tự học của sing viên ngành may Trường
Đại học Sư Phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
-

Khảo sát về thực trạng phương pháp tự học của sinh viên ngành may. Bao gồm
khảo sát về nhận thức của sinh viên về tự học; lập kế hoạch và quản lý thực
hiện theo kế hoạch; phương pháp học tập; những khó khăn trong q trình tự


viii

học của sinh viên; phương pháp dạy học của giáo viên; ứng dụng E-Learning
trong dạy học.
-

Nguyên nhân


Sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của việc tự học, đặc biệt chưa
coi trọng việc lập kế hoạch học tập và rèn luyện kỹ năng đọc sách, ghi nhớ
bài học bằng sơ đồ tư duy.




Kỹ năng đọc sách của sinh viên còn hạn chế.



Cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc tự học, tự rèn luyện còn hạn chế

Chương 3: Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp tự học cho sinh viên ngành
may Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
-

Giải pháp 1: Lập kế hoạch học tập và quản lý thực hiện kế hoạch học tập theo
tuần của sinh viên

-

Giải pháp 2: Rèn luyện kỹ năng đọc sách và ghi nhớ bài học bằng sơ đồ tư duy

-

Giải pháp 3: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động tự học của sinh
viên

-

Giải pháp 4: Ứng dụng E-Learning hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên

-

Giải pháp 5: Khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học


-

Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
-

Kết luận
Những kết quả đạt được của đề tài:
 Từ cơ sở lý luận về tự học, thực trạng và nguyên nhân của thực trạng về
phương pháp tự học của sinh viên ngành may, người nghiên cứu đã đề
xuất giải pháp cải tiến phương pháp tự học cho sinh viên ngành may;
 Thực nghiệm sư phạm:
Chứng minh được giả thuyết: Khi sinh viên lập kế hoạch và quản lý thực
hiện kế hoạch học tập theo tuần thì kết quả học tập sẽ cao hơn.


ix

Bên cạnh những kết quả đạt được này, đề tài mới chỉ: Thực nghiệm trong
thời gian ngắn, số lượng mẫu thực nghiệm còn hạn chế.chưa thực nghiệm
được tất cả các giải pháp đã đề xuất.
-

Hướng phát triển của đề tài: Tiến hành thực nghiệm các giải pháp còn lại, để
kết quả nghiên cứu đề tài được áp dụng trong thực tiễn hỗ trợ hoạt động tự học
của sinh viên ngành may Trường ĐH SPKT TP.HCM.

-


Kiến nghị


x

ABSTRACT
Innovating Teaching and Learning methods is more and more essential for
education nowaday. Especially, the requirement of innovating learning methods to
the CDIO approach with 150 credits for general students and Garment Technology
students at University of Technical Education Ho Chi Minh City, required them must
have effective study methods, study skills. Their study results well when they have
effective self – study methods and they apply self-study skills well such as: Semester
planning skill, reading skill and remember lesson by mind maps.
So, the thesis’s subject “Suggest solutions to improve self-study methods for
Garment Technology students at the University of Technical Education Ho Chi Minh
City” to find out about self-study methods of general students and Garment
Technology students at the University of Technical Education Ho Chi Minh City, to
put forward solution improves student’s self-study methods, enhence their study
results.
The research paper includes 3 parts:
PART INTRODUCTION
PART CONTENT
Chapter 1: Rationale of student’s self – study methods
-

Overview about researching for student’s self – study methods in the word and
VietNam

-


General of self – study methods: concept of self – study, self – study methods,
basic study skills; factors affact to student’s self – study methods.

Chapter 2: The situation of the self – study methods of Garment Technology
students at the University of Technical Education Ho Chi Minh City
-

Survey for situation of the self – study methods of Garment Technology
students. Include survey for student’s awarenesses about self – study; semester
planning and manage to do semester planning; study methods of Garment


xi

Technology students; difficulties of student’s self – study process; teaching
methods; applying E-Learning in teaching.
-

The cause:


Students have awared of self – study rule incompletely, especial
unappreciated semester planning and trained reading skill, remember
lesson by mind maps.



Reading skill of students are still limited.




Material facilities still support student’s self-study activities limited.

Chapter 3: Suggest solutions to improve self-study methods for Garment
Technology students at the University of Technical Education Ho Chi Minh City
-

Solution 1: Making semester plan and manage to do semester plan per week

-

Solution 2: Training reading skill and remember lesson by mind maps

-

Solution 3: Making condition about material facilities, support student’s selfstudy activities

-

Solution 4: Applying E-Learning to support student’s self-study activities

-

Solution 5: Encourage students take part in Research Science

-

Start experimenting and evaluate resulting.

PART CONLUTION AND RECOMMENDATIONS

-

Summarize all actual results in the research paper
 Present overview about self – study, real situation of the self – study
methods of Garment Technology students and define the cause of those
situations, suggested solutions to improve self-study methods for Garment
Technology students at the University of Technical Education Ho Chi
Minh City.
 Start experimenting and evaluate resulting:
Hypothesis is demonstrated: If students make semester plan and manage
to do it, their study result will become better.


xii

Besides that, research still have some limits such as: Start experimenting in
short time, the number of experiment sample is still limited all solutions have
unexperimented.
-

Provide some recommendations to develop the topic: Start experimenting all
solution, apply research result in the reality to support self-study activite of
Garment Technology students at the University of Technical Education Ho
Chi Minh City.

.


13


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA .................................................................................................i
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ...............................................................................ii
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN....................................................... iii
LÝ LỊCH KHOA HỌC .......................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... v
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ vi
TÓM TẮT .............................................................................................................vii
MỤC LỤC ............................................................................................................ 13
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 17
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ 18
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... 19
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 20
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 20
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 21
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 21

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 21

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 21
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21

3.2.


Khách thể nghiên cứu .......................................................................... 22

4. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................... 22
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 22
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 24
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH
VIÊN ..................................................................................................................... 24
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước .................................. 24
1.1.1. Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................... 24
1.1.2. Kết quả nghiên cứu ở trong nước ........................................................ 27


14

1.2. Hoạt động học và hoạt động tự học của sinh viên đại học ............................ 31
1.2.1. Hoạt động học của sinh viên đại học .................................................. 31
1.2.2. Hoạt động tự học của sinh viên đại học .............................................. 32
1.3. Phương pháp tự học của sinh viên đại học ..................................................... 33
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................. 33
1.3.2. Kỹ năng học tập.................................................................................... 35
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới phương pháp tự học của sinh viên ................... 39
1.4.1. Yếu tố chủ quan.................................................................................... 39
1.4.2. Yếu tố khách quan ................................................................................ 39
1.5. Cơ sở của việc nâng cao năng lực tự học cho sinh viên ................................ 40
1.5.1. Cơ sở triết học ...................................................................................... 40
1.5.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên ...................................................... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 43
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
NGÀNH MAY TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH ............................................................................................................ 44
2.1 Giới thiệu về Khoa Cơng nghệ May và Thời trang Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 44
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển........................................................ 44
2.1.2. Cơ sở vật chất ....................................................................................... 44
2.1.3. Chương trình đào tạo ............................................................................ 45
2.1.4. Đội ngũ giảng viên và sinh viên ........................................................... 45
2.1.4.1. Đội ngũ giảng viên ............................................................................ 45
2.1.4.2. Sinh viên ............................................................................................ 46
2.2. Kết quả khảo sát phương pháp tự học của sinh viên ngành may Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh ....................................................... 47
2.2.1. Tổ chức khảo sát .................................................................................. 47
2.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................... 47
2.2.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 62


15

Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO
SINH VIÊN NGÀNH MAY TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ TP. HỒ CHÍ
MINH .................................................................................................................... 63
3.1. Những căn cứ xác lập các giải pháp .............................................................. 63
3.2. Giải pháp cải tiến phương pháp tự học cho sinh viên ngành may Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 64
Giải pháp 1: Lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch học tập theo tuần của
sinh viên ......................................................................................................... 64
Giải pháp 2: Rèn luyện kỹ năng đọc sách và ghi nhớ bài học bằng sơ đồ tư duy
............................................................................................................. 67
Giải pháp 3: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động tự học của sinh

viên

............................................................................................................. 69

Giải pháp 4: Ứng dụng E-Learrning trong giảng dạy nhằm hỗ trợ quá trình tự
học của sinh viên ngành may ......................................................................... 70
Giải pháp 5: Khuyến khích sinh viên ngành may tham gia nghiên cứu khoa
học

............................................................................................................. 73

3.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 94
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 96
1. Kết luận .......................................................................................................... 96
2. Hướng phát triển của đề tài ............................................................................ 98
3. Kiến nghị ........................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 100
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 102
Phụ lục 1: Chương trình đào tạo kỹ sư cơng nghệ may ...................................... 102
Phụ lục 2a: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho sinh viên ........................................ 114
Phụ lục 2b: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho Giảng viên ..................................... 120
Phụ lục 2c: Câu hỏi phỏng vấn sinh viên sau khi thực nghiệm .......................... 124
Phụ lục 3: Bảng kế hoạch ôn tập của sinh viên nhóm thực nghiệm ................... 125
Phụ lục 4a: Kết quả học tập học kỳ I của lớp 13109 .......................................... 126


16

Phụ lục 4b: Bảng điểm của một số sinh viên ...................................................... 128

Phụ lục 4c: Bảng tổng hợp điểm trung bình các môn thi học kỳ II .................... 133
Phụ lục 5: Các kết quả kiểm nghiệm SPSS ........................................................ 135


17

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

CDIO

Conceive - Design - Implement - Operate

CNM & TT

Công nghệ may và thời trang

ĐH SPKT TP.HCM

Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

NCKH

Nghiên cứu khoa học


18


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Biểu đồ nhận thức của sinh viên về vai trị của hoạt động tự học……48
Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn việc lập kế hoạch học tập và thực hiện theo kế hoạch
học tập của sinh viên ........................................................................... 49
Hình 2.3: Biểu đồ phương pháp tự học của sinh viên ........................................ 51
Hình 2.4: Biểu đồ phương pháp tự học của sinh viên ngoài giờ học trên lớp .... 53
Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn những khó khăn trong quá trình tự học của sinh viên
............................................................................................................... 55
Hình 2.6: Biểu đồ so sánh tính tích cực học tập của sinh viên khi giáo viên sử dụng
phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và phương pháp thảo luận
nhóm ..................................................................................................... 57
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ xếp loại mức độ học lực môn Xác suất thống kê
ứng dụng ............................................................................................... 79
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh tỉ lệ xếp loại mức độ học lực mơn Tốn C2 .............. 80
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ xếp loại mức độ học lực mơn Lý 1 ..................... 81
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ xếp loại mức độ học lực mơn Anh văn 2 ........... 83
Hình 3.5: Biểu đồ so sánh tỉ lệ xếp loại mức độ học lực môn Tin ....................... 84
Hình 3.6: Biểu đồ so sánh tỉ lệ xếp loại mức độ học lực mơn Ngun liệu dệt…85
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh điểm thi kết thúc học phần mơn Ngun liệu dệt…...86
Hình 3.8: Biểu đồ so sánh tỉ lệ xếp loại mức độ học lực môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ......................................................................................................86
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh tần số điểm thi q trình mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh
............................................................................................................... 87
Hình 3.10: Biểu đồ so sánh tần số điểm thi kết thúc học phần mơn Tư tưởng Hồ
Chí Minh ............................................................................................... 87



19

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá kỹ năng đọc sách của sinh viên .............................. 59
Bảng 3.1: Các hệ số tương quan PEARSON giữa điểm trung bình mơn Xác suất
thống kê, Toán C2, Lý 1 ..................................................................... 82
Bảng 3.2: Các hệ số tương quan PEARSON giữa điểm trung bình mơn Anh văn
2 và Tin ............................................................................................. 84
Bảng 3.3: Các hệ số tương quan giữa điểm quá trình, điểm thi kết thúc học phần
và điểm trung bình mơn TTHCM ....................................................... 88
Bảng 3.4: Bảng điểm trung bình mơn ̅̅̅
X 0 và độ lệch chuẩn S.............................89


20

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi trở thành sinh viên học tại các trường đại học, cao đẳng thì cần phải xác định
tư tưởng học tập nghiêm túc. Phải có ý thức tự giác trong học tập, phát huy năng lực
tự học, tự nghiên cứu… tự chịu trách nhiệm với kết quả học tập của mình.
Trong luật Giáo dục tại khoản 2, điều 5 quy định: “Phương pháp giáo dục phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lịng say mê học tập và ý chí

vươn lên.” [16, 2]
Hoạt động học tập ở đại học, cao đẳng khác với hoạt động học ở phổ thông cả về
nội dung, tính chất và hình thức. Các hình thức học tập tương đối đa dạng như: sinh
viên tham gia giờ học lý thuyết trên giảng đường, tham gia thực hành ở phịng thí
nghiệm; thực hành tại xưởng; tham gia nghiên cứu khoa học, các diễn đàn, hội thảo
khoa học; tự học ở thư viện… Trong các hình thức đó, giáo viên đóng vai trị là người
cố vấn, định hướng q trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức của sinh viên. Nhưng sinh
viên là người chủ động, tự giác học tập, rèn luyện những kỹ năng tự học để thích nghi
với mơi trường giáo dục đại học.
Trước những yêu cầu đổi mới tồn diện nền giáo dục ở bậc đại học nói chung,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng với phương thức đào
tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo có nhiều ưu thế so với phương thức
đào tạo truyền thống. Việc học theo tín chỉ là một trong những biện pháp mang lại
hiệu quả giúp cho sinh viên phát huy khả năng tự học của mình. Nhưng khơng phải
sinh viên nào cũng nhận thức đúng về vai trò của tự học và có phương pháp tự học
hiệu quả.
Từ khóa tuyển sinh năm 2012, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã
triển khai áp dụng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO với 150 tín chỉ
cho tất cả các ngành đào tạo. Chương trình này địi hỏi người dạy và người học phải
thực sự nỗ lực vì giờ lên lớp giảm. Giáo viên phải có đầy đủ năng lực chuyên môn
lẫn phương pháp sư phạm để hướng dẫn sinh viên tự học, chủ động trong học tập.


21

Đối với sinh viên ngành may, chương trình học gồm các mơn lý thuyết và thực hành
đan xen, địi hỏi các em cần phải sắp xếp thời gian học tập và rèn luyện tay nghề
ngồi giờ học chính khóa hợp lý. Vì thế, cần có giải pháp cải tiến phương pháp tự học
cho sinh viên ngành may Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh để đáp
ứng được những đòi hỏi của trường ta hiện nay. Việc đề xuất các giải pháp cải tiến

phương pháp tự học cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành may nói riêng cần
được dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
Do đó, thực hiện đề tài “Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp tự học của sinh
viên ngành may Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu
về phương pháp tự học của sinh viên nói chung và sinh viên ngành may Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM nói riêng là thiết thực, đề xuất giải pháp cải tiến
phương pháp tự học cho sinh viên. Các giải pháp này sẽ tạo cho sinh viên hứng thú
và gây được động cơ học tập tốt nhằm nâng cao kết quả học tập.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu

2.1.

Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp tự học của sinh viên ngành may Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.

Để hồn thành mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải hoàn thành những
nhiệm vụ:
-

Hệ thống cơ sở lý luận về phương pháp tự học của sinh viên.

-

Khảo sát và phân tích thực trạng tự học của sinh viên ngành may Trường ĐH
SPKT TP.HCM.


-

Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp tự học của sinh viên ngành may
Trường ĐH SPKT TP.HCM.

-

Thực nghiệm sư phạm.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tự học của sinh viên ngành may Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật

Tp. Hồ Chí Minh.


22

Khách thể nghiên cứu

3.2.

Quá trình học của sinh viên ngành may; sinh viên, giảng viên khoa Công nghệ
may và Thời trang Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh.
4. Giới hạn nghiên cứu
Để khảo sát phương pháp tự học của sinh viên ngành may Trường ĐH SPKT
TP.HCM, người nghiên cứu chọn mẫu là 207 sinh viên với độ tin cậy 85% và sai số
0.05 trong đó:

50 sinh viên đã tốt nghiệp các lớp 07109; 08109; 09109; chiếm 31.25% trong

-

tổng số 160 sinh viên đã tốt nghiệp của 3 lớp.
157 sinh viên ngành may đại học chính qui các lớp 11109; 12109; 13109 thuộc

-

các khóa 2011 – 2015; 2012 – 2016; 2013 – 2017; chiếm 60% trong tổng số
266 sinh viên ngành may đại học chính qui.
Đồng thời người nghiên cứu chọn 20/27 (chiếm 74%) tổng giảng viên thuộc khoa
Công nghệ May và Thời trang Trường ĐH SPKT TP. HCM để khảo sát về phương
pháp tự học của sinh viên ngành May.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu phương pháp tự học của sinh viên ngành may Trường Đại học Sư phạm Kỹ
Thuật Tp. Hồ Chí Minh được cải tiến như những giải pháp người nghiên cứu đề xuất
thì kết quả học tập của sinh viên sẽ cao hơn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp quan sát sư phạm

Bằng cách quan sát hoạt động tự học của sinh viên trên lớp khi có sự chuẩn bị bài
trước khi đến lớp, tự học ở trường, thư viện.
-

Phương pháp điều tra giáo dục


Phương pháp điều tra giáo dục gồm phương pháp bút vấn và phỏng vấn thông
qua phiếu điều tra và sử dụng câu hỏi phỏng vấn sinh viên ngành may, cán bộ giảng
viên khoa Cơng nghệ may và Thời trang nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của sinh


23

viên về vấn đề tự học, mức độ, hình thức, phương pháp tự học của sinh viên ngành
may Trường ĐH SPKT TP.HCM.
-

Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu, phân loại hệ thống hóa lý thuyết thơng qua sách,
báo, luận văn về phương pháp tự học của sinh viên nói chung và sinh viên ngành may
nói riêng.
-

Phương pháp toán học thống kê

Ứng dụng toán học thống kê nhằm xử lý số liệu đã thu thập được thông qua việc
tiến hành khảo sát thực trạng.
-

Phương pháp thực nghiệm

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau khi áp dụng giải pháp lập kế hoạch và
quản lý thực hiện kế hoạch ôn tập theo tuần.



24

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA
SINH VIÊN
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.1. Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
Ở phương Tây, Nhà triết học Hy lạp cổ đại Socrates (469–399 TCN) được biết
đến với phương pháp “Vấn đáp pháp”, đây là phương pháp phát hiện chân lí bằng tranh
luận. “Vấn đáp pháp” có thể hiểu là phương pháp đối thoại, khuyến khích tư duy cá nhân.
Đối lập với trào lưu du giáo Sophia trao truyền tri thức để đổi lấy thù lao, Socrates khéo
léo đặt ra một hệ thống những câu hỏi gợi ý để người tham gia tranh luận, rồi liên
tiếp dồn họ đến chỗ tự mình mâu thuẫn, đối chọi với quan điểm của mình. Tuy Socrates
khơng tự cho mình là bậc thầy của bất cứ ai nhưng với quan điểm ngày nay có thể nói
rằng ông đã chỉ ra vì sao phải tự học và đặc biệt là tự học có đối tác. Ơng chỉ là người
giúp cho người khác tự nhận ra chân lý bằng chính tư duy của họ. Ngày nay các phương
pháp phát vấn, thảo luận nhóm, seminar, thi vấn đáp…thể hiện sự tương tác giữa thầy và
trò qua đối thoại. Giáo viên phải đặt ra câu hỏi khơi gợi để người học tự suy nghĩ tìm tịi,
phát hiện ra “chân lý”. [3, 2]
Rabelais (1494 -1553), nhà văn, nhà tư tưởng người Pháp, ông không chỉ bàn đến
nội dung giáo dục mà còn đề ra các phương pháp giáo dục hiệu quả. Ông cho rằng cần
phải học ở mọi nơi, mọi chỗ, học gắn kết với cuộc sống và thực hành. Ông khẳng định
nguồn kiến thức quan trọng nhất là sách vở nên phải biết cách “đọc” và đọc là một kỹ
năng cần được rèn giũa từ nhỏ. Như vậy đọc sách cũng chính là cách tự học, làm giàu tri

thức cho bản thân.
Tư tưởng nhấn mạnh vai trị tích cực chủ động của người học, xem người học là
chủ thể của q trình học tập đã có từ lâu. Thế kỉ XVII, nhà sư phạm lỗi lạc người
Tiệp Khắc Jan. Amos. Comenxki (1590 – 1670) người được xem là cha đẻ của nền


25

giáo dục cận đại đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục. Comenxki đã khái quát kinh
nghiệm dạy học của loài người và nâng lên đỉnh cao bằng cách đưa ra một hệ thống
các nguyên tắc chỉ đạo công tác dạy học như: Dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh, dạy học vừa sức, đảm bảo tính trực quan, đảm bảo độ vững bền của tri thức, dạy
học phải đảm bảo tính hệ thống, liên tục… Nguyên tắc này vẫn cịn ngun giá trị lý
luận của nó cho đến ngày nay. Nguyên tắc đã thể hiện quan điểm của ơng về các
nhiệm vụ mà q trình dạy học phải đạt được, trong đó có tự học. Tính tích cực của
người học thể hiện rõ nét trong quá trình người học tìm tịi, khám phá tri thức đặc biệt
là nỗ lực học tập và vươn lên không ngừng.
Nhà tâm lý học Nhicôlai Alêchxanđơrôvich Rubakin (1862 - 1946) với tác phẩm
“Tự học như thế nào?” Ông đưa ra nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập
nâng cao kiến thức của mình trong nhà trường cũng như sau khi ra trường. Trong
cuộc sống rất cần kiến thức chuyên mơn, phải có một nghề nhất định để sống và góp
phần vào việc tạo ra của cải cho xã hội để tồn tại. Nhưng để phân biệt những vấn đề
xảy ra xung quanh thì lại cần đến kiến thức chung bằng con đường tự học. Tự học
không chỉ là xem sách mà phải biết so sánh cái viết trong sách với thực tế cuộc sống.
Để học thì phải đọc sách. Theo N.A.Rubakin “Vũ khí chính trong cơng tác tự học là
sách.” [2, 1] Ơng khun nên luyện cho mình có lòng ham mê học và đọc sách, càng
đọc được nhiều càng tốt. Phải biết đối chiếu kiến thức đã học với chương trình chung
của khoa học mà sách đề cập tới. Ơng cho rằng, nhìn và nhớ khơng phải đã đủ trong
phương pháp đọc sách, mà phải biết rung động trước từng câu từng chữ, biết biến
chúng thành vật sống trong mối quan hệ chung. Ông cũng cho rằng, nên đọc sách văn

học gắn liền với sách khoa học kỹ thuật, cái nọ bổ sung kiến thức cho cái kia. Rubakin
kết luận rằng: “Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời đó chính là phương pháp tự học.” [25, 7]
Tiến sĩ Maria Montessori (1879 – 1952) là một nhà giáo dục người Ý với phương
pháp giáo dục Montessori. Đây là phương pháp giáo dục trực quan, dành cho trẻ sự
tự do quan sát và sáng tạo trong học tập. Bà viết tác phẩm “Trẻ tự học”, nêu ra các
nét chính của phương pháp giáo dục Montessori. Có thể nói Montessori đã quan tâm


26

đến vấn đề tự học của người học nói chung và trẻ nhỏ nói riêng. Ngay từ nhỏ phải tập
cho trẻ cách học để hình thành nhân cách sau này.
John Dewey (1859 - 1952) là nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục
người Mỹ. Dewey là một trong những người đầu tiên phát triển triết học về chủ nghĩa
thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lý học chức năng, các ý tưởng
của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và cải cách xã hội. Tác phẩm “Dân chủ và
Giáo dục” đề cập đến quá trình học của người học và tầm quan trọng của tư duy trong
giáo dục. Nêu ra bài học giáo dục phải kích thích tự tư duy của người học “Sự truyền
đạt có thể kích thích người kia (người nghe) tự mình hiểu ra vấn đề đang được nói
đến và suy luận ra một ý niệm tương tự (như ý niệm người nói ra suy nghĩ), hoặc sự
truyền đạt ấy có thể bóp nghẹt hứng thú trí tuệ của người nghe và ngăn cản ý niệm
vừa mới chớm xuất hiện. Song cái mà anh ta trực tiếp nhận được, khơng thể là một
sự hiểu biết. Chỉ có vật lộn với những điều kiện của vấn đề đang phải giải quyết, tìm
kiếm và tìm ra cách giải quyết của chính mình, anh ta mới tư duy” [7, 194]. Ngoài
những kiến thức được cung cấp ở nhà trường, người học phải tự tìm tịi thêm kinh
nghiệm thực tiễn. Tư tưởng của Dewey muốn bổ sung kiến thức cho học sinh ngoài
sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên, đề cao hoạt động đa dạng của học sinh kể
cả những hoạt động gắn với đời sống; dạy học không chỉ là công việc truyền thụ một
khối kiến thức mà còn là sự phát triển một số kĩ năng cho người học. Một phương
châm nổi tiếng của Dewey được xem như một sự cách tân của thế giới sư phạm là

“Học sinh là mặt trời xung quanh nơi hội tụ mọi phương tiện giáo dục.” [15, 8] Lý
thuyết học sinh là trung tâm là một khuynh hướng tiến bộ lành mạnh nhằm giải phóng
năng lực sáng tạo của người học sinh.
Có thể nhận thấy các nhà giáo dục phương Tây có những quan điểm về tự học là
phải tự tìm tòi, tự tư duy và giải đáp những thắc mắc để trau dồi kiến thức cho bản
thân không những trong sách vở mà còn ở đời sống thực tiễn. Giáo viên có vai trị
hướng dẫn, tạo động cơ, khuyến khích q trình tự học của học sinh.
Ở phương Đơng, ngay Thời cổ đại, vấn đề tự học tuy không được đề cập trực tiếp
mà chỉ được đề cập đến ở mức độ tự tìm tịi, khám phá, trang bị tri thức cho bản thân.


27

Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên), nhà giáo dục kiệt xuất của Trung Hoa
luôn quan tâm và coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của người học. Khi nói về cách học,
ơng cho rằng cách học đúng là: “Học và suy nghĩ phải phù hợp với nhau và coi trọng
cả hai”. [11, 4] Ta có thể hiểu rằng học là phải tư duy và phải suy nghĩ về những điều đã
học và vận dụng vào cuộc sống.
Fukuzawa Yukichi (tên dịch ra tiếng Việt là Phúc Trạch Dụ Cát, 1835 – 1901)
là nhà tư tưởng tiến bộ, nhà giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai Sáng
ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong tác phẩm “Khuyến học”
(1872-1876) đề cập đến tinh thần cơ bản của con người và mục đích của học vấn.
Ơng nhận định “Đọc sách là phương tiện nâng cao học vấn” [26, 88]. “Để trở thành
người dẫn đường chỉ lối, để đưa tinh thần của mọi người trong xã hội lên tầm cao
hơn, để dạy được những điều hay trong học vấn cho mọi người, thì hơn hết thảy mọi
việc nào khác, trước hết các bạn phải cố gắng phấn đấu trong sự nghiệp học tập.”
[26, 143]
Thông điệp về giáo dục của UNESCO trong thế kỷ XXI là: Học để biết, học để
làm, học để làm người và học để cùng chung sống. Trong xu thế tồn cầu hố, xây
dựng một nền giáo dục “mọi người đều được học và học suốt đời”. Học suốt đời là

một quan điểm về giáo dục, được coi như một bước nhảy vọt về chất trong sự phát
triển của giáo dục thế kỷ 21. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi con người
phải “học cách học”. “Học cách học” chính là làm thế nào để phát huy năng lực tự
học của người học, để học tập hiệu quả.
Tóm lại, qua nghiên cứu các tư tưởng, quan điểm, bàn về dạy học, dạy cách học,
phương pháp dạy học, năng lực tự học, hoạt động tự học của các tác giả trên thế giới
thì tự học là cần thiết đối với tất cả mọi người. Vấn đề tự học của học sinh nói chung
và sinh viên đại học nói riêng được quan tâm dưới nhiều góc độ như phát huy năng
lực học tập độc lập, tích cực của người học, phương pháp dạy học lấy người học làm
trung tâm, vấn đề đọc sách trong tự học… nhằm mục tiêu phát triển giáo dục vì giáo
dục là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước.
1.1.2. Kết quả nghiên cứu ở trong nước


28

Ở Việt Nam, hoạt động tự học của người học qua các giai đoạn lịch sử không
được quan tâm như nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã
hội…
Nền giáo dục phong kiến đã tạo lập theo cách học thuộc lòng một cách thụ động
chứ không theo cách học sáng tạo. Cách học này trước hết là học thuộc chữ, sau đó
giải thích những chữ đó cũng phải theo cách người trước đã giải thích, chỉ có một
cách duy nhất học thuộc lịng, chứ khơng có cách giải thích khác theo cách hiểu cá
nhân. Mục đích của việc học cốt để đi thi, thi để làm quan chứ không phải học do nhu
cầu muốn được trang bị tri thức.
Thời Pháp thuộc, từ giai đoạn 1917- 1945 nền giáo dục phong kiến Nho giáo dần
dần bị xóa bỏ nhưng với chính sách cai trị “ngu dân”, mọi hoạt động kích thích tính
độc lập, sáng tạo đều bị bóp nghẹt. Hoạt động tự học khơng được để ý tới.
Sau năm 1954, một số nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ đã quan tâm tới vấn đề
tự học. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) - một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà

giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với tác phẩm “Tự học, một nhu cầu của thời
đại” đã cho thấy vai trò quan trọng của tự học và coi đó là một nhu cầu của thời đại .
Theo tác giả “Tự học là khơng ai bắt buộc mà mình tự tìm tịi, học hỏi để hiểu biết
thêm. Có thầy hay khơng, ta khơng cần biết; người tự học hồn tồn làm chủ mình,
muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được: đó mới là điều kiện quan
trọng.” [13, 12]
Nguyễn Duy Cần (1907 -1998) hiệu Thu Giang, với tác phẩm “Tôi tự học” đề
cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người, đồng thời nêu lên một
số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tuy nhiên những tác phẩm này chỉ
nêu lên một số giải pháp tự học mang tính kinh nghiệm cá nhân nhằm hướng dẫn
người học cách tự học. Theo ông “Đọc sách là phương tiện cần thiết nhất, hiệu quả
nhất để đào tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng.” [5, 36] Đọc sách là một
trong những phương pháp tự học hiệu quả, chỉ có đọc sách, tư duy, nghiên cứu thì
mới làm giàu cho tri thức. Ơng cũng đưa ra những phương pháp đọc sách hiệu quả.
Không phải sách gì cũng đọc, đọc sách phải biết chọn lọc, và phải có cách đọc.


29

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam đã khẳng định
giáo dục chính là tương lai của đất nước, cơng việc học tập của thế hệ trẻ hơm nay
chính là vận mệnh của đất nước trong tương lai. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày
khai trường” (tháng 9/1945), Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
khơng, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được
hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” [8, 41] Người
đã khẳng định vai trò của giáo dục và trong tư tưởng về phương pháp giáo dục, Người
đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học và học tập suốt đời. Người quan niệm: “Về cách học,
phải lấy tự học làm cốt” [9, 312]. Điều này tương đồng với quan điểm “Học, học nữa,
học mãi” của Lênin. Tư tưởng tự học của Người có thể hiểu là phải xác định mục
đích, xây dựng động cơ học tập, có kế hoạch học tập cụ thể, học mọi lúc mọi nơi, ra

sức luyện tập, thực hành những gì đã học. Nói về tự học thì đọc sách là một trong
những phương pháp tự học mà Người chú trọng, đề cao. Tư tưởng của Người về giáo
dục đã được vận dụng, quán triệt trong các nghị quyết của Đảng. Nghị quyết hội nghị
lần thứ II – Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong
trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.”
[6, 13]
Tại Hà Nội năm 1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề “Nghiên cứu tự
học – tự đào tạo” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều
giáo sư đầu ngành. Trong cuộc hội thảo này, nội dung các bài viết, các bài phát biểu
đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và yêu cầu các cấp ngành phải chăm lo xây
dựng phong trào tự học tồn dân. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2 năm 1998 đã đặc
biệt quan tâm đăng tải một số bài viết tiêu biểu trong hội thảo: “Tự học – chìa khố
vàng của giáo dục” của GS. Phan Trọng Luận, “Vì năng lực tự học sáng tạo của học
sinh” của Nguyễn Nghĩa Dân…


×