Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.87 KB, 44 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
--------------- --------------

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG AN NINH
TẠI TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP”

LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

Năm học: 2021 – 2022
--------------- --------------


SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
--------------- --------------

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH
TẠI TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

Họ tên tác giả: Lê Văn Quyền
Tổ
: Khoa học xã hội

2




MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu, tính mới của đề tài ......................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 3
1. Cơ sở khoa học về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các
trường trung học phổ thông .............................................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3
1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 6
1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 7
2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc
phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập. .............................................. 9
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số thuận lợi, khó khăn trong cơng tác
quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phịng – an ninh................... 9
2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường ................................................................... 9
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy
học mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập................12
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc
phòng – an ninh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và tại trường
THPT Hà Huy Tập nói riêng. ........................................................................................... 15
2.2.1. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc
phịng – an ninh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. ..................................... 15
2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc
phịng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập. ............................................................... 16
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn

Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.........................................18
3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng thiết bị cho cán bộ giáo
viên bộ môn, học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc
phịng – an ninh. ................................................................................................................ 18
3.1.1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động............................................................18
3.1.2. Biện pháp hành chính ................................................................................. 18
3.2. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ giáo viên quản lý phịng thiết bị dạy học mơn
Giáo dục quốc phịng – an ninh......................................................................................... 19
3


3.3. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ nhóm
chun mơn, cán bộ giáo viên quản lý phịng thiết bị bộ mơn, giáo viên và học sinh
trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn GDQPAN............................. 21
3.3.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. .................................. 21
3.3.2. Xây dựng kế hoạch và qui chế bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học..... ..23
3.3.3. Quy trình tổ chức thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học. ......................... 23
3.4. Một số hình ảnh về cơng tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học và học sinh
tham gia học tập, hội thao Giáo dục quốc phòng và thành tích đạt được............... 25
3.4.1. Một số hình ảnh về công tác bảo quản thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc
phòng an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập ....................................................... 25
3.4.2. Một số hình ảnh về cơng tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục
quốc phòng an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập. .............................................. 26
3.4.3. Một số hình ảnh học sinh tham gia học tập mơn Giáo dục quốc phịng an
ninh của trường THPT Hà Huy Tập. .................................................................... 27
3.4.4. Một số hình ảnh học sinh tham gia hội thao và những thành tích đạt được
trong hội thao GDQPAN của trường THPT Hà Huy Tập..................................28
4. Kết quả thực hiện đề tài ................................................................................. . 32
4.1. Bảng thống kê so sánh của 01 năm học trước chưa thực nghiệm và 02 năm học
sau thực nghiệm khi thực hiện các giải pháp ở trên ............................................ ..32

4.1.1. Năm học 2018 – 2019: Trước khi áp dụng các biện pháp………………….32
4.1.2. Năm học 2019 – 2020: Năm thứ nhất áp dụng các biện pháp ..................... 33
4.1.3. Năm học 2020 – 2021: Năm thứ hai áp dụng các biện pháp ....................... 34
4.2. Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn Giáo dục quốc phòng – an ninh
trước khi thực nghiệm ......................................................................................... 34
4.3. Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh
sau khi thực nghiệm ............................................................................................. 35
4.4. Bảng so sánh kết quả học tập cuối năm mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh
trước và sau khi thực nghiệm: .............................................................................. 35
PHẦN III. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ ............................................................... 36
1. Kết luận ............................................................................................................ 36
2. Kiến nghị.......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 39

4


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Nội dung

Viết tắt

Bộ giáo dục và Đào tạo

BGD&ĐT

Sở giáo dục và Đào tạo

SGD&ĐT


Giáo dục trung học

GDTrH

Trung học phổ thơng

THPT

Giáo dục quốc phịng an ninh

GDQPAN

Cơ sở vật chất

CSVC

Thiết bị dạy học

TBDH

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Số thứ tự


STT

5


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay, ngồi
việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cán bộ
quản lý giáo dục còn phải chú ý đến việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học cho nhà trường. Hiện nay thiết bị dạy học ở các nhà trường trung học
phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An tuy được tăng cường hàng năm nhưng do
không đồng bộ, thiếu chủng loại, chưa đảm bảo chất lượng kỹ thuật, còn thiếu cán
bộ chuyên trách …khả năng sử dụng thiết bị của một bộ phận giáo viên còn hạn
chế, công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là chưa có
biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học phù hợp nên tình trạng “dạy chay”,
“học chay” xảy ra khá phổ biến. Do đó, chưa phát huy được tính chủ động tích
cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển
giáo dục. Thiết bị dạy học trong nhà trường có một vai trị rất quan trọng, là một bộ
phận cơ sở vật chất trọng yếu góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng
kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo
viên và học sinh.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và hội
nhập quốc tế. Giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh là một bộ phận quan
trọng của công tác giáo dục quốc phịng tồn dân, góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục tồn diện cho học sinh. Nhận rõ vị trí vai trị quan trọng của nhiệm vụ
trên, một nội dung khơng thể thiếu được để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng
dạy mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh trong các nhà trường THPT hiện nay, đó
là cơng tác quản lý và sử dụng vũ khí trang thiết bị vật chất vào quá trình dạy học
là một nhu cầu cấp thiết, đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay

thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã được nhiều ngành, nhiều
cấp lãnh đạo quan tâm và thu được nhiều kết quả đáng kể trong việc ứng dụng vào
dạy học tại các trường THPT, trong đó có trường THPT Hà Huy Tập, thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An. Song song với việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q
trình dạy học, thì việc từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và
sử dụng thiết bị dạy học tại các nhà trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên sự đồng bộ cũng như việc đề xuất mua sắm, cung cấp các trang
thiết bị cho quá trình dạy học mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh ở các trường
THPT trong tồn tỉnh hiện nay thì “cầu vượt cung” , còn là một khoảng cách khá
lớn. Đặc biệt hơn là việc đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý và sử dụng các vật chất, vũ khí trang thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc
phịng - an ninh một cách có hiệu quả, an toàn đảm bảo và đúng quy định. Từ nhu
cầu thực tiễn và yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, bản thân tôi
là một giáo viên giảng dạy lĩnh vực Giáo dục quốc phòng – an ninh và phụ trách
chung điều hành quản lý phịng bảo quản thiết bị của bộ mơn nên tơi lựa chọn đề tài
1


nghiên cứu là: “Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy
học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập”.
2. Mục đích nghiên cứu, tính mới của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác
quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh. Đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn
Giáo dục quốc phịng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập một cách có hiệu
quả, nhằm đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tính mới của đề tài: Nêu rõ tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với quá
trình dạy học mơn học GDQPAN. Phân tích, làm rõ thực trạng hiện nay về công
tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học mơn GDQPAN ở các trường THPT. Từ
đó đề xuất một số biện pháp cụ thể gắn với thực tế, đặc thù môn học nhằm nâng

cao công tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học an toàn, hiệu quả nhất. Đặc biệt
hơn là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong quá trình
sử dụng thiết bị dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQPAN.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc quản lý và
sử dụng thiết bị dạy học.
3.2. Phân tích thực trạng việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo
dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT.
3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng
thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Các thiết bị dạy học phục vụ cho giảng dạy và học
tập mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và
sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh tại trường THPT Hà
Huy Tập.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp ý kiến chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm...
5.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
- Sơ đồ
- Thống kê
- Bảng biểu
2



PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở khoa học về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường
trung học phổ thông
1.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục và Đào tạo muốn phát triển tốt thì địi hỏi phải phát triển cơ sở vật
chất (CSVC) nói chung và thiết bị dạy học (TBDH) nói riêng cả về chất và lượng.
Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố VIII được trình bày tại
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng
bước hiện đại hoá nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng
Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện …” và “Đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực
nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Như
vậy, theo tinh thần nghị quyết của Đảng và nhà nước sẽ tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất cho các trường học, bởi vì yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào
tạo khơng cho phép kéo dài tình trạng CSVC nghèo nàn, thiếu TBDH tối thiểu mà
phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường CSVC, TBDH trường học trở thành
một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp dạy học,
đưa việc dạy và học lên một tầm chất lượng mới.
Nghị quyết của Chi bộ Đảng trường THPT Hà Huy Tập cũng đã chỉ rõ: “
Tiếp tục tăng cường, hoàn thiện CSVC, bổ sung TBDH và đi vào hoạt động có
hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học”. Để đạt được những mục tiêu
nêu trên, ngoài những lý do khách quan thì cơng tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy
học cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chất
lượng giáo dục của nhà trường.
Để đổi mới Giáo dục và Đào tạo thì giải pháp trọng tâm là nâng cao năng lực
đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Một
trong những điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy là cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học.
1.1.1. Khái niệm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học

tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
1.1.2. Nội dung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
CSVC và TBDH bao gồm: Trường học; sách giáo khoa; thư viện trường
học; các thiết bị phục vụ dạy học.
Thiết bị dạy học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan,
thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện (nghe - nhìn). Thiết bị dạy
học các bộ mơn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham gia vào
quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng
3


tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và
phương pháp dạy học.
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu
chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính quy.
Ngồi ra cịn có các thiết bị dạy học khơng chính quy do giáo viên và học
sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng, cải tiến cũng góp phần khơng nhỏ trong việc
dạy học.
1.1.3. Vị trí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố liên quan chặt chẽ và
tương tác với nhau, trong đó CSVC và TBDH là một thành tố không thể tách rời
Mục tiêu

Môi
trường
xã hội,
tự

Phương pháp


Nội dung

Môi
trường
xã hội,
tự
nhiên

nhiên
Giáo viên

Học sinh

CSVC
TBDH

SƠ ĐỒ CÁC CẶP THÀNH TỐ CẤU THÀNH QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Theo sơ đồ, các cặp thành tố có quan hệ tương hỗ hai chiều. việc điều khiển
tối ưu các mối quan hệ của các thành tố có thể coi là một nghệ thuật về mặt sư
phạm. CSVC và TBDH có mặt trong q trình trên đồng thời có vai trị như các
thành tố khác và khơng thể thiếu một thành tố nào.
1.1.4. Vai trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trị quan trọng trong quá trình dạy
học. TBDH là điều kiện để thực hiện nguyên lý "Trực quan" và nguyên lý "học đi
4


đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn". Đứng về mặt nội dung và phương pháp
dạy học thì CSVC và TBDH đóng vai trị hỗ trợ tích cực. Vì có TBDH tốt thì ta
mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực

sự vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của
người dạy.
- Thiết bị dạy học (nhất là các phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, máy
chiếu đa năng, tivi, máy bắn tập MBT, súng AK hốn cải, mơ hình đường đạn, mơ
hình lựu đạn, video...) góp phần mở rộng nguồn tri thức cho học sinh, giúp việc
lĩnh hội một khối lượng tri thức lớn nhanh chóng hơn (trăm nghe khơng bằng một
thấy), đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
TBDH khơng chỉ đóng vai trò minh hoạ cho bài giảng của giáo viên, cho học sinh
quen với các đặc tính bên ngồi, bên trong của sự vật và hiện tượng, diễn biến của
quy trình cơng nghệ mà cịn đảm bảo cho học sinh nhận biết sâu sắc các vấn đề đó,
tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. (Theo VAT Project :"Khả năng của các giác quan
trong việc duy trì học tập : Nghe 11%, nhìn 81%, các giác quan khác 8%."). Tính
trực quan trong hoạt động dạy học thường được thực hiện nhờ TBDH. Các TBDH
thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà
giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được. Chúng giúp cho giáo viên phát huy
tác dụng tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, làm
cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa những hiện tượng, tái hiện được những
khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản
xuất và đời sống.
Như vậy, TBDH tạo điều kiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh.
1.1.5. Yêu cầu và tính chất của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Yêu cầu :
+ Phù hợp đối tượng : Phải xem xét đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, khi tổ
chức và thiết kế cơ sở hạ tầng trường học,lựa chọn các mẫu TBDH, nguyên vật
liệu cho công tác giảng dạy, học tập.
+ Phù hợp khả năng và đặc điểm tư duy học sinh : Sự hỗ trợ của các TBDH
để vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu.
- Tính chất:
+ Tính khoa học: là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực

+ Tính sư phạm: sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ,
kích thước, màu sắc.
+ Tính kinh tế: giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục đào tạo, phù
hợp với tình hình kinh tế đất nước.
5


1.1.6. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử
dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH phục vụ đắc lực cho cơng tác dạy học
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.1.7. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Bao gồm phòng để thiết bị dạy học, phịng học bộ mơn, thao trường thực
hành luyện tập, các tài liệu trực quan (tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu…), các mơ
hình ( mơ hình đường đạn, mơ hình lựu đạn...), những điều kiện hỗ trợ khác (điện,
nước...)
1.1.8. Chức năng của quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Lập kế hoạch sử dụng, trang bị, bảo dưỡng sửa chữa, bảo quản TBDH; tổ
chức việc thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các
điều chỉnh thích hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra.
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1.Thực hiện công văn số 4450/BGDĐT-GDQPAN ngày 04/10/2021 của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) năm học 2021-2022
1.2.2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; triển khai thực
hiện Luật GDQPAN năm 2013.Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 18/10/2013 của
Thủ tướng chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật GDQPAN
1.2.3. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24/CT-TTg
ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm

vụ, giải pháp tổ chức dạy học an tồn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất
lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid 19.
1.2.4. Kiểm tra, rà soát số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,
cùng với bảo đảm của trên các trường cần quan tâm bố trí kinh phí mua sắm, bổ
sung thiết bị dạy học mơn GDQPAN theo lộ trình hàng năm nhằm đáp ứng nhu
cầu dạy học theo đúng Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/1/2018 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT. Chú trọng công tác quản lý, bảo quản và khai thác sử dụng các
thiết bị dạy học đúng tính năng, tác dụng và đảm bảo an tồn tuyệt đối. Bố trí kho
chuyên dùng chứa vũ khí, trang thiết bị môn học, thực hiện nghiêm túc chế độ bảo
quản, bão dưỡng, quy tắc an toàn trong trong quản lý, khai thác vũ khí, trang bị.
1.2.5. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện theo
Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh
trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông Tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày
12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6


1.2.6. Công văn số 2610/SGD&ĐT Nghệ An – GDTrH : V/v Hướng dẫn quản
lý và sử dụng thiết bị dạy học.
1.2.7. Công văn số 219/SGD&ĐT Nghệ An – GDTrH : Hướng dẫn sử dụng,
bảo quản và quản lý sử dụng súng tiểu liên AK hoán cải năm 2018.
1.2.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đảm
bảo hiệu quả chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Hằng năm các trường
rà soát, mua sắm bổ sung thiết bị bảo đảm cho việc dạy học mơn GDQPAN và rà
sốt đảm bảo đúng chế độ trang phục cho giáo viên GDQPAN theo đúng quy định
hiện hành.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay một số nước phát triển trên thế giới đã bước sang thời kỳ của nền
kinh tế tri thức, dựa trên cơ sở phát triển mạnh như vũ bão về khoa học công nghệ

đặc biệt là cơng nghệ thơng tin, tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu
thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đất nước có nhiều cơ hội lớn để phát triển
kinh tế. Muốn "đi tắt, đón đầu", hội nhập với nền kinh tế thế giới thì yếu tố con
người, sản phẩm của nền giáo dục đào tạo đóng vai trị quyết định. Nhận thức rõ
vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định
"Giáo dục là quốc sách hàng đầu", "giáo dục là sự nghiệp của tồn Đảng, tồn
Dân”. Trước u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước địi hỏi
phải phát triển nền giáo dục theo hướng: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình
giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới
quản lý giáo dục.
Để thực hiện được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục toàn diện trong
giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước. Phải chuẩn bị nhiều điều kiện trong đó
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng của quá trình dạy học.
Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận của cơng tác giáo dục quốc gia, tác
động tích cực và trực tiếp đến nhận thức của toàn dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, giữ gìn an ninh của đất nước; là một biện pháp cơ bản để thống nhất nhận
thức, nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phịng tồn dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý của nhà
nước: Đây là yêu cầu tất yếu đảm bảo xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh
nhân dân vững mạnh góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc. Giáo dục quốc phòng và
an ninh cho học sinh là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, nhằm trang bị cho
học sinh những nội dung cơ bản về đường lối quân sự, an ninh và các kiến thức, kỹ
năng quân sự cần thiết. Qua đó, để học sinh nhận thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Do tính đặc thù mơn học Giáo dục quốc phịng – an ninh thường “khơ cứng”,
người học dễ nhàm chán, bởi vậy, cùng với việc cập nhật kịp thời, bổ sung sự phát
triển mới của nhiệm vụ Quốc phòng – an ninh, bảo vệ Tổ quốc vào nội dung giảng
7



dạy, các giáo viên cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học của
học sinh theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và sự
phát triển của nhiệm vụ Quốc phòng – an ninh. Đồng thời, nâng cao chất lượng
soạn giáo án, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu, trao đổi, cập nhật,
khai thác thông tin, tư liệu trong biên soạn giáo án điện tử, mơ phỏng các tình
huống chiến đấu, động tác kỹ thuật,… và đưa những hình ảnh, thơng tin mới về
hoạt động Quốc phòng – an ninh vào bài giảng, tạo sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn
người học qua từng bài học. Trong quá trình lên lớp, giáo viên cần sử dụng nhiều
phương pháp giảng dạy, huấn luyện, tích hợp hóa các phương pháp dạy - học trong
cùng một bài giảng, khắc phục lối truyền thụ một chiều theo kiểu độc thoại, tăng
tính đối thoại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, rèn luyện
cho học sinh năng lực tư duy, vận dụng kiến thức vào thực hành và thông qua thực
hành để tiếp thu kiến thức lý thuyết.
Trong điều kiện hiện nay của các trường, cơ sở vật chất đã có sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và xã hội. Nhưng thiết bị dạy học còn thiếu về số lượng, chất
lượng chưa đảm bảo, không đồng bộ về cơ cấu, một số thiết bị đã cũ, hỏng, nguồn
kinh phí do nhà nước cấp để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dạy học (nhất là
thiết bị hiện đại) còn hạn chế. Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
hiện có của các trường cịn nhiều hạn chế về nhận thức của cán bộ giáo viên, về vai
trò và ý nghĩa của thiết bị dạy học trong q trình đổi mới. Những khó khăn và bất
cập của thiết bị dạy học mâu thuẫn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, với
nguyện vọng của giáo viên và học sinh. Có thiết bị dạy học phù hợp để nâng cao
chất lượng dạy học và nắm bắt kiến thức một cách trực quan sinh động, rèn luyện
kỹ năng thực hành. Đây là cơ sở thực tiễn để tìm ra các biện pháp quản lý nhằm sử
dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới và mục tiêu giáo dục.
Công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ quản lý
khơng chỉ nắm vững pháp luật mà cịn phải có các kỹ năng quản lý. Một số tồn tại
trong việc quản lý, sử dụng TBDH ở trường THPT Hà Huy Tập trong thời gian
qua tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng hiệu quả đem lại chưa thực sự cao. Thiết
bị, đồ dùng dạy học tuy được bảo quản khá tốt nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao,

chưa thu hút được giáo viên mượn và học sinh thực hành vớiTBDH. Nhân viên
thiết bị của nhóm bộ mơn là giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm, nhiệt tình với cơng
việc nhưng nghiệp vụ, kỹ năng còn rất nhiều hạn chế. Làm thế nào để nâng cao
nhận thức, kỹ năng quản lý và sử dụng thiết bị cho giáo viên, nghiệp vụ của nhân
viên thiết bị… luôn là một câu hỏi day dứt, trăn trở. Vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học mà Đảng và nhà nước đang đề ra yêu cầu nhà trường phải xây dựng hệ
thống CSVC cần thiết, TBDH đảm bảo.
2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc
phịng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.
8


2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số thuận lợi, khó khăn trong cơng
tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh.
2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường THPT Hà Huy Tập tọa lạc tại phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An. Có một sự trùng hợp rất thú vị và rất đỗi tự hào là ngày kỉ niệm thành
lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội quốc phịng tồn dân cũng là ngày
thành lập mái trường mang tên cố Tổng bí thư Hà Huy Tập. Cách đây đúng 47
năm, ngày 22/12/1975, từ sau khói lửa chiến tranh, nhân dân thành phố Vinh vui
mừng, phấn khởi khi con em mình được đến một địa chỉ giáo dục mới là trường
Cấp 3 vừa học vừa làm Vinh - tiền nhân của mái trường THPT Hà Huy Tập. Từ
ngôi trường tranh tre nứa mét chỉ có 4 lớp với 200 học sinh, cán bộ giáo viên chỉ
có 8 người. Đến nay, ngôi trường được xây dựng khang trang, hiện đại, có 42 lớp
với gần 1900 học sinh và 101 cán bộ giáo viên.
Cùng với sự phát triển và ổn định về quy mô, chất lượng giáo dục ngày càng
được nâng cao. Ban giám hiệu qua các thời kì đều đặt nhiệm vụ nâng cao chất
lượng dạy học lên hàng đầu. Trong năm học 2021-2022 trường có 70 cán bộ giáo
viên trình độ thạc sỹ, có 60 giáo viên từng đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Và chính
các thầy cơ đã chắp cánh cho học sinh vươn tới ước mơ. Các thầy cô ở trường

THPT Hà Huy Tập đã xây dựng một chương trình giáo dục của nhà trường hiện
đại, chú trọng nhiều hơn vào giáo dục kĩ năng để đào tạo nên những cơng dân phát
triển tồn diện về phẩm chất và năng lực theo đúng tinh thần Nghị quyết 29.
Chúng ta có thể tự hào khi những nỗ lực suốt hơn 47 năm qua được các cấp, các
ngành ghi nhận, ngợi khen. Và tự hào hơn, mái trường THPT Hà Huy Tập thực sự
là địa chỉ được yêu mến, được tin tưởng của học sinh, phụ huynh thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An.
a. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên
Bảng 1: Tình hình đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nhà trường
Hiệu Phó hiệu Giáo Kế Văn Thư, Bảo
trưởng trưởng viên toán Thủ quỹ vệ
Biên
chế

01

03

91

01

02

Hợp
đồng
TC

Thiết
bị

02

03
01

03

91

01

02

Tạp
Y tế
vụ

02

01
01

02

03

01

Bảng 2: Số lượng giáo viên thuộc các bộ môn


9


MƠN

SỐ GIÁO VIÊN

Văn

18

Sử

04

Địa

04

GDCD

03

Tốn

21



12


Hố

07

Sinh

05

Tin

04

Anh

12

Thể dục

05

Quốc phịng

03

Cơng nghệ

01

b. Tình hình học sinh

Bảng 3: Tổng số học sinh và số lớp năm học 2021-2022
Khối

Số lớp

Số học sinh

10

15

680

11

14

635

12

13

585

Tổng

42

1900


Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, rèn luyện tốt và được thể hiện qua kết
quả hai mặt giáo dục từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2020 – 2021 dưới đây:
Bảng 4: Kết quả xếp loại học lực từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2020-2021
Năm 2017 - 2018

Xếp loại

Năm 2018 – 2019

Năm 2019 – 2020

Năm 2020 – 2021

HS

TL(%)

HS

TL(%)

HS

TL(%)

HS

TL(%)


Giỏi

585

37

590

35

700

39

710

37

Khá

965

60

985

58

1100


61

1115

59

Tr. Bình

50

3

125

7

90

5

75

4

Yếu

0

0


0

0

0

0

0

0

Kém

0 HS

0

0

0

0

0

0

0


10


Bảng 5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021
Năm 2017 - 2018
Xếp loại

Năm 2018 – 2019 Năm 2019 – 2020 Năm 2020 – 2021

HS

TL(%)

HS

TL(%)

HS

TL(%)

HS

TL(%)

Tốt

1400

87,5


1500

88,2

1620

90

1670

88,3

Khá

155

9,7

150

8,8

150

8,3

175

9,3


T.bình

45

2,8

50

3

30

1.7

45

2,4

Yếu

0

0

0

0

0


0

0

0

c. Tình trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường
* Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chung của nhà trường
- Diện tích trường: 20.000 m2
- Phịng học: Có trên 45 phịng có đủ bàn ghế, bảng, tivi, máy chiếu, ánh sáng,
quạt phục vụ cho dạy và học 1 ca.
- Phòng làm việc Hiệu vụ, phịng họp hội đồng...
- Phịng nghe, nhìn: 02 phịng
- Phịng thiết bị dạy học,thí nghiệm: 03phịng
- Thư viện: 01 phịng
- Phịng máy tính: 02 phịng
- Phịng kho thiết bị dạy học mơn Quốc phịng: 01phịng
- Phịng kho thiết bị dạy học mơn Thể dục: 01phịng
- Phịng sinh hoạt nhóm chun mơn: 08 phịng
- Sân học thực hành Thể dục – Quốc phòng
* Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được cung cấp và mua sắm phục vụ cho
công tác giảng dạy mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh tại trường THPT Hà
Huy Tập hiện nay:
TT
1

Tên thiết bị

Đơn vị

tính

Số
lượng

Quyển

3

Ghi chú

Tài liệu

1.1

Sách giáo viên GDQP lớp 10,11,12

2
2.1

Tranh in
Bộ tranh dùng cho lớp 10

Bộ

02

2.2

Bộ tranh dùng cho lớp 11


Bộ

02
11


2.3
3
3.1

Bộ tranh dùng cho lớp 12

Bộ

02

Khẩu

100

Các loại súng
Súng tiểu liên AK-47 luyện tập
Súng trường CKC hoán cải

3.2

Khẩu

10


Khẩu

10

Bộ

01

Súng tiểu liên AK hoán cải
3.3
4
4.1

Máy bắn tập
Máy bắn MBT-03
Súng kết hợp với máy bắn tập MBT

4.2
5

Khẩu

02

Có mã số của
từng khẩu súng
( Lưu sổ)

Lựu đạn


5.1

Mơ hình lựu đạn cắt bổ

Quả

30

5.2

Mơ hình lựu đạn luyện tập

Quả

130

6

Có mã số của
từng khẩu
súng(Lưu sổ)
Có mã số của
từng khẩu
súng(Lưu sổ)

Thiết bị khác

6.1


Bia ngắm bắn số 4

Cái

04

6.2

Mơ hình đương đạn trong khơng khí

Cái

05

6.3

Bệ tỳ, bao cát

Cái

08

6.4

Kính kiểm tra ngắm

Cái

32


6.5

Nẹp tranh

Cái

30

6.7

Dụng cụ băng bó ( nẹp gỗ, tre)

Cái

40

6.8

Tủ đựng súng và đựng thiết bị

Cái

05

6.9

Khóa tủ súng AK và CKC

Cái


12

Cái

01

6.10 Cáng cứu thương

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý và sử dụng thiết bị
dạy học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.
a. Những thuận lợi
* Về phía nhà trường
Trong những năm vừa qua trường THPT Hà Huy Tập được cấp trên đầu tư
về cơ sở vật chất như phòng nghe Ngoại ngữ, phòng Tin học, nhà đa chức năng,
đặc biệt hơn là được cung cấp những thiết bị quân sự phục vụ cho dạy học mơn
Giáo dục quốc phịng an ninh: như súng trường CKC hoán cải; súng tiểu liên AK
12


hoán cải; máy bắn tập MBT-03, lựu đạn...các cơ sở vật chất được nâng cao hơn so
với những năm trước.
Bên cạnh đó được sự quan tâm của BGH trường đối với cơng tác thiết bị,
hàng năm trường đã trích kinh phí để đầu tư mua sắm các thiết bị cịn thiếu đối với
mơn học Giáo dục quốc phịng – an ninh, phịng kho được bố trí liền kề với khu
vực bảo vệ an toàn đảm bảo và rất thuận tiện cho việc mượn trả các thiết bị phục
vụ cho dạy học các bài lý thuyết và thực hành. Có 1 phịng kho quốc phịng có diện
tích là 40m2. Thiết bị hàng năm được bổ sung khá đầy đủ, đồng bộ, có chất lượng
khá tốt có thể đảm bảo cho các bài sử dụng trang thiết bị không bị gián đoạn. Các
thiết bị này được bảo quản an toàn, đúng quy định.
* Về phía giáo viên

Nhóm Giáo dục quốc phịng - an ninh của trường THPT Hà Huy Tập gồm ba
thầy cơ giáo, trong đó có hai giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành cử nhân
sư phạm Giáo dục quốc phòng – an ninh. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng
cao chất lượng giảng dạy, kết quả học tập. Vì thực tế hiện nay các trường THPT
trên địa bàn Tỉnh, giáo viên đảm nhiệm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an
ninh đang là các giáo viên không được đào tạo đúng chuyên ngành kiêm nhiệm,
được đào tào ngắn hạn, nên chất lượng giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Phần lớn các giáo viên trong nhóm đều có ý thức cao trong việc sử dụng các
thiết bị dạy học, có sự chuẩn bị và đầu tư, nghiên cứu kỹ các nội dung trước khi lên
lớp với các tiết phải sử dụng thiết bị dạy học. Giáo viên bộ môn được tập huấn
thường xuyên về công tác chuyên môn và cách sử dụng thiết bị dạy học; nhiều giáo
viên tự học tự trao đổi kiến thức về thiết bị dạy học nên sử dụng rất thành thạo thiết
bị dạy học phục vụ cho bài giảng, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Các tiết
học có sử dụng thiết bị dạy học được giáo viên triển khai thực hiện, đảm bảo nội
dung giảng dạy.
Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị sẵn có, một số giáo viên cịn đầu tư
nghiên cứu để cải tiến, chế tạo các loại đồ dùng dạy học để phù hợp với điều kiện
nhà trường hoặc còn tự tạo ra những đồ dùng dạy học rất sáng tạo, tự làm những
loại vật chất mà trong danh mục thiết bị dạy học khơng có.
* Về phía học sinh
Đa phần học sinh đều rất say mê, hứng thú khi được tiếp xúc với các thiết bị
dạy học mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh. Vì khi được tiếp xúc trực tiếp với
trang thiết bị, vật chất, vũ khí sẽ giúp cho các em ngồi việc khắc sâu kiến thức bài
giảng còn giúp cho các em rút ra nhiều bài học bổ ích khác nữa. Đặc biệt hơn khi
được học các tiết thực hành ngoài thao trường bãi tập, học sinh rất hào hứng vì
được học các các trang thiết bị, vật chất vũ khí thực tế sẽ giúp các em được làm
quen với vũ khí trang bị, hình thành ý thức bảo vệ tổ quốc, ngồi ra cịn khơi dậy
cho học sinh niềm đam mê khám phá khoa học. Chính vì điều đó trường THPT Hà
Huy Tập hàng năm đều đã tổ chức các đợt hội thao GDQPAN cấp trường, thu hút
13



đơng đảo học sinh tồn trường tham gia và ngồi ra tuyển chọn bồi dưỡng những
học sinh có năng khiếu về Quốc phòng, an ninh tham gia hội thi hội thao Giáo dục
quốc phòng – an ninh các trường THPT cấp Tỉnh do sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức. Và các em đã đạt nhiều thành tích cao trong đợt hội thao.
b. Những khó khăn
* Về phía nhà trường
Thiết bị dạy học của nhà trường đã được trang bị nhưng một số thiết bị được
cấp từ những năm trước đến nay đã kém chất lượng. Một số thiết bị còn thiếu so
với danh mục thiết bị tối thiểu của mơn học. Có những thiết bị được cấp có hạn sử
dụng ngắn. Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn
hẹp tuy nhiên nhà trường đã cố gắng khắc phục và tiến hành xây dựng để đặt
phịng kho quốc phịng vào một vị trí an tồn, đảm bảo đúng theo u cầu. Có
những thiết bị do tính đặc thù nên tìm mua một số bộ phận là rất khó vì vậy khi
hỏng một bộ phận nào đó thì cả thiết bị đó khơng sử dụng được nữa. Phịng kho
chưa có hệ thống quạt lọc gió để hạn chế ẩm mốc phịng, ảnh hưởng trực tiếp đến
các thiết bị dạy học như: súng tiểu liên AK hoán cải; súng CKC hoán cải; máy bắn
tập MBT-03...
* Về phía giáo viên
Bên cạnh các giáo viên tích cực sử dụng thiết bị thì cịn có một số giáo viên
có ý thức sử dụng và khai thác thiết bị dạy học chưa đồng đều. Để có tiết dạy tốt,
giáo viên phải đầu tư cơng sức, trí tuệ và thời gian, nhưng khơng phải giáo viên
nào cũng đồng tình hưởng ứng. Với các loại thiết bị công nghệ cao hoặc khó sử
dụng, cách sử dụng mới lạ, giáo viên ngại sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo
các chức năng của thiết bị do kiến thức và trình độ cịn hạn chế.
Một số thiết bị có cấu tạo phức tạp nên u cầu giáo viên phải có thời gian
để tìm hiểu và lắp ráp vận hành đúng quy trình tránh việc lúng túng khi thực
hành. Cũng chính vì vậy mà nhiều giáo viên còn chưa say mê hứng thú với việc
sử dụng thiết bị dẫn đến việc cịn đối phó khi nhà trường kiểm tra. Giáo viên

quản lý phòng kho quốc phòng là giáo viên vừa tham gia giảng dạy bộ mơn, vừa
kiêm phụ trách phịng thiết bị nên việc quản lí thiết bị, vật chất vũ khí cịn nhiều
hạn chế.
* Về phía học sinh
Vẫn cịn một số học sinh có tính tị mị chưa có ý thức chấp hành nội quy thực
hành ở ngoài thao trường bãi tập chưa tốt, dẫn đến làm hư hỏng thiết bị, đùa
nghịch với thiết bị. Bên cạnh đó cịn có những học sinh chưa có kỹ năng, hoặc tiếp
thu kiến thức chậm về việc học thực hành, làm việc với các thiết bị. Mỗi lần có tiết
học thực hành, đặc biệt là các tiết có sử dụng súng, máy bắn tập, lựu đạn...học sinh
tị mị với các loại vũ khí,vật chất nên cơng tác quản lý của giáo viên với nội dung
thực hành luyên tập của học sinh khó khăn, vất vả, dẫn đến một số tiết học chưa
đạt được hiệu quả cao.
14


2.2. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc
phịng – an ninh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và tại
trường THPT Hà Huy Tập nói riêng.
2.2.1. Thực trạng về cơng tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục
quốc phịng – an ninh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
a. Ưu điểm:
- Ban giám hiệu các trường đã kiểm tra chỉ đạo, quán triệt đến nhân viên phụ trách
thiết bị và các giáo viên bộ môn GDQP đối với công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học
môn GDQP- AN. Các trường đã xây dựng quy chế, kế hoạch sử dụng và bảo đảm cơ sở
vật chất hàng năm, chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng kế hoạch dạy học môn GDQPAN cụ thể,
đảm bảo nội dung theo quy định. Kế hoạch, giáo án giảng dạy được Ban giám hiệu phê
duyệt trước khi giáo viên lên lớp.
- Công tác bảo quản được thực hiện khá nghiêm túc: Có phịng bảo quản thiết bị bộ
mơn GDQPAN riêng; có tủ; giá đựng trang thiết bị; có tủ sắt bảo quản súng tiểu liên AK
cấp 5 (súng đã được hoán cải) đảm bảo chắc chắn.

- Việc bảo dưỡng thiết bị, nhất là súng tiểu liên AK cấp 5 do nhóm GDQP đảm
nhiệm và được tiến hành thường xuyên. Việc mượn trả thiết bị đã được quản lý ghi chép
vào sổ đúng quy định.
- Hằng năm, các trường có tổ chức kiểm tra thiết bị dạy học môn GDQPAN. Nhiều
trường có thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo điều kiện tốt cho việc giảng dạy và học tập môn
GDQPAN.
b. Tồn tại:
- Đa số kế hoạch của nhà trường còn chung chung, chưa quy định cụ thể về công
tác quản lý, bảo quản sử dụng thiết bị bộ môn GDQPAN, nhất là súng tiểu liên AK cấp
5. Ban giám hiệu chưa phê duyệt giáo án dạy môn GDQPAN của giáo viên.
- Công tác bảo quản, sử dụng thiết bị ở một số trường chưa thực hiện đúng quy định
nhất là đối với súng tiểu liên AK cấp 5:
+ Chưa có phịng bảo quản thiết bị mơn GDQPAN riêng mà cịn để ở phịng thực
hành bộ mơn, khơng đảm bảo điều kiện an ninh, an tồn.
+ Tủ đựng súng mới có 01 ổ khóa, chưa có khóa vịng cị liên kết giữa các súng với nhau.
+ Quy trình mượn thiết bị chủ yếu do giáo viên dạy GDQP và nhân viên thiết bị
thực hiện, chưa có lệnh của Hiệu trưởng.
+ Việc bảo quản, sử dụng súng tiểu liên AK cấp 5 chưa thể hiện vào sổ theo dõi .
+ Súng cấp về chưa được sử dụng để giảng dạy.
- Công tác kiểm kê về thiết bị môn GDQPAN của đa số các trường chưa bám sát
vào Danh mục được quy định tại Thông tư 01/2018/TT-BGD&ĐT nên tại thời điểm
15


kiểm tra nhiều loại thiết bị GDQPAN còn thiếu, chưa tiến hành mua sắm, bổ sung
kịp thời.
2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục
quốc phịng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.
a. Ưu điểm:
- Nhà trường có 1 phịng để bảo quản thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc phòng

an ninh, phòng được trang bị giá để, tủ đựng, hòm chứa thiết bị, đảm bảo các yêu cầu
về chống ẩm, ánh sáng, phòng cháy nổ. Các thiết bị được sắp xếp ngăn nắp, khoa học
tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Thiết bị được làm sạch, bảo quản ngay sau khi sử
dụng, hàng năm có kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước.
- Ban giám hiệu nhà trường hàng năm đã kiểm tra chỉ đạo, quán triệt đến các giáo
viên bộ môn GDQP đối với công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học mơn GDQPAN.
Nhà trường đã u cầu nhóm bộ mơn xây dựng quy chế, kế hoạch sử dụng và bảo đảm
cơ sở vật chất hàng năm, chỉ đạo nhóm bộ mơn xây dựng kế hoạch dạy học môn
GDQPAN cụ thể, đảm bảo nội dung theo quy định. Kế hoạch, giáo án giảng dạy phải
được Ban giám hiệu phê duyệt trước khi giáo viên lên lớp.
- Trước yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay, việc
sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học là một điều kiện quan trọng, để việc đổi mới
phương pháp dạy học đạt hiệu quả. Nhóm chun mơn Giáo dục quốc phịng có sổ
theo dõi nhập kho, sổ theo dõi mượn trả các thiết bị dạy học. Ban giám hiệu thường
xuyên kiểm tra việc sử dụng thiết bị của giáo viên theo từng tháng, kịp thời nhắc nhở
cán bộ giáo viên khai thác đảm bảo hiệu quả. Hàng năm nhà trường đều cử giáo viên
tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị mơn giáo dục quốc phịng – an ninh,
những giáo viên được tập huấn khi về trường sẽ phát huy và vận dụng tốt những kiến
thức, kỹ năng đã tiếp thu và làm nòng cốt trong tổ chuyên mơn, nhóm bộ mơn. Đồng
thời bồi dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên sử dụng thiết bị nhất là các thiết bị mới. Xây
dựng tốt nội quy giữ gìn TBDH, đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo
quản thiết bị, phân công trách nhiệm rõ ràng cho một đồng chí phó hiệu trưởng phụ
trách cơ sở vật chất phụ trách việc kiểm tra theo dõi sử dụng thiết bị dạy học mơn
Giáo dục quốc phịng – an ninh.
- Tuy có sẵn các thiết bị được cung cấp mua sắm hằng năm, nhưng đó mới chỉ
là các TBDH tối thiểu. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn đòi hỏi giáo viên
phải làm thêm các TBDH phù hợp, đem lại hiệu quả tối đa cho từng bài giảng, nên
hằng năm nhà trường kết hợp với nhóm bộ môn đều tổ chức cho cán bộ giáo viên
tự làm đồ dùng dạy học, thành lập hội đồng chấm và có cơ cấu giải thưởng hợp lí.
Chọn những đồ dùng có chất lượng cao để áp dụng vào dạy học thực tế và tham dự

các cuộc thi cấp trường, cấp tỉnh.
- Về công tác bảo quản được thực hiện nghiêm túc: Có phịng bảo quản thiết bị bộ
mơn GDQPAN riêng; có tủ; giá đựng trang thiết bị; có tủ sắt và khóa vịng cị liên kết
16


bảo quản súng tiểu liên AK cấp 5 và súng trường CKC (súng đã được hoán cải) đảm bảo
chắc chắn.
- Việc bảo dưỡng thiết bị, nhất là súng tiểu liên AK cấp 5 và súng trường CKC hốn
cải do nhóm GDQP đảm nhiệm và được tiến hành thường xuyên. Việc mượn trả thiết bị
đã được quản lý ghi chép vào sổ đúng quy định.
b. Tồn tại:
- Nhận thức của một số cán bộ, giáo viên về việc quản lý và sử dụng TBDH
còn hạn chế. Tâm lý ngại sử dụng thiết bị dạy học còn khá phổ biến, nhất là các
thiết bị mới được cung cấp, các thiết bị chưa được lắp ráp hồn chỉnh. Khi chưa có
nhận thức đúng đắn, chưa thấy hết vai trò quan trọng của TBDH trong quá trình
đổi mới phương pháp dạy học thì giáo viên sẽ không tự giác thực hiện, hoặc sử
dụng một cách hời hợt mang lên lớp cho có TBDH, cho học sinh xem để biết…
hoặc dùng nó như vật trang trí cho giờ học, chứ khơng phải sử dụng TBDH như
một phương tiện hữu ích trong chuyển tải thơng tin, kiến thức cho học sinh.
Do trình độ và điều kiện tiếp cận những tri thức hiện đại về tin học hạn chế, nên
một số thiết bị hiện đại được cấp về ít được sử dụng và hiệu quả sử dụng cũng
chưa cao.
- Cán bộ giáo viên phụ trách thiết bị kho quốc phịng là giáo viên giảng dạy bộ
mơn, kiêm nhiệm phụ trách thiết bị nên công tác nghiệp vụ bảo quản, quản lý thiết
bị cịn nhiều hạn chế, khó khăn trong khâu điều hành, sắp xếp, mượn trả vật chất
và bảo quản khi sử dụng.
- Các biện pháp chỉ đạo của nhóm chun mơn thực hiện hướng dẫn kỹ năng
sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế, khi sử dụng còn lúng túng, thời gian để
chuẩn bị các nội dung chưa nhiều nên hiệu quả của việc sử dụng thiết bị chưa đáp

ứng được yêu cầu nội dung, phương pháp của giờ lên lớp. Cá biệt có một số thiết
bị mất hoặc hỏng ngay sau khi sử dụng do kỹ năng và việc quản lý thiết bị của
giáo viên chưa tốt.
- Việc tham mưu, đề xuất với cấp trên hàng năm mua bổ sung thiết bị Quốc
phòng theo thông tư 01/2018/TT-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo của nhóm
chun mơn nhiều lúc chưa kịp thời, chưa cụ thể. Các kế hoạch đề xuất của nhóm
chun mơn lên cấp trên chưa được giải quyết kịp thời do nguồn kinh phí mà nhà
nước cấp cho q hạn hẹp, cơng tác xã hội hố giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn,
nên công tác mua sắm bổ sung các thiết bị gặp nhiều khó khăn.
- Cơng tác kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thiết bị nhất là súng AK và CKC hốn
cải đơi lúc chưa được cập nhật vào sổ biên bản kịp thời để lưu trữ hồ sơ.
- Việc chỉ đạo cơng tác tự làm thiết bị dạy học cịn hạn chế. Chất lượng thiết bị
dạy học tự làm chưa đảm bảo, tính khoa học, tính thẩm mỹ chưa cao.
17


3. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy
học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.
3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng thiết bị cho cán
bộ, giáo viên bộ môn, học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh.
3.1.1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động
- Chỉ đạo tổ nhóm chun mơn phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về
công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học,
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và của Trường. Kết hợp với
các văn kiện của Đảng, Nhà nước về quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo
trong giai đoạn hiện nay, qua đó nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, vai
trò, tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học đối với việc đổi mới phương
pháp dạy học. Thông qua các giờ học, nhất là các giờ học thực hành giáo viên
phải phổ biến cho học sinh cách sử dụng thiết bị, các điểm cần lưu ý khi sử

dụng các loại vũ khí, vật chất trang bị quân sự, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản
chung của nhà trường cho học sinh.
- Vận động giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng , nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn do nhà trường, sở tổ chức như lớp tin học, ngoại ngữ, cử giáo viên tham gia
các lớp bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học làm nịng cốt cho tổ,
nhóm bộ mơn.
- Khuyến khích việc cải tiến, sưu tầm, huy động TBDH, hội thảo việc sử dụng
TBDH phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập học sinh.
- Vận động giáo viên mỗi năm tự làm ít nhất 01 đồ dùng dạy học, hay có một sáng
kiến cải tiến hoặc kinh nghiệm sử dụng ít nhất một loại thiết bị dạy học.
3.1.2. Biện pháp hành chính
Tổ chức cho cán bộ giáo viên trong nhóm Quốc phịng bàn bạc, góp ý kiến
xây dựng "Quy chế sử dụng thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh"
hàng năm với các nội dung sau:
- Mỗi khối lớp cử một giáo viên phụ trách TBDH của bộ mơn khối mình, giáo
viên có nhiệm vụ kết hợp với giáo viên quản lý phòng kho Quốc phòng sắp xếp,
kiểm tra, phân loại thiết bị theo lớp, theo bài, cùng giáo viên khác chuẩn bị các nội
dung, giúp nhóm chun mơn quản lý tốt sổ thiết bị của khối lớp mình dạy.
- Việc sử dụng TBDH là bắt buộc đối với tất cả giáo viên, kiểm tra đánh giá
chuyên môn nếu không sử dụng TBDH mà nhà trường có thì khơng xếp loại đánh
giá cuối mỗi kỳ, có sử dụng nhưng khơng thành thạo, hoặc khơng đảm bảo yếu tố
an tồn như quy định thì có thể góp ý, nhắc nhở hoặc xếp loại trung bình.
- Giáo viên khi mượn có trách nhiệm bảo quản thiết bị, tránh để mất mát,
hỏng, quy trình mượn trả thiết bị đảm bảo quy định.
18


- Mỗi năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên đề bàn về các giải pháp
hay kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả TBDH. Dành thời gian thích hợp trong các
buổi sinh hoạt chun mơn của nhóm bộ môn để bàn về cách sử dụng TBDH.

- Đảm bảo giảng dạy đúng, đủ yêu cầu các giờ thực hành, giờ ngoại khố theo
phân phối chương trình.
Ngồi ra cần kịp thời động viên, khuyến khích những giáo viên sử dụng hiệu quả
các thiết bị dạy học, tạo phong trào cho giáo viên trong nhóm quốc phịng tham gia
một cách có hiệu quả nhất.
3.2. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ giáo viên quản lý phòng thiết bị dạy học
mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh.
Là người trực tiếp quản lý và triển khai sử dụng các thiết bị dạy học, chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cũng như chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng TBDH
trước nhà trường.
Giáo viên phụ trách phịng thiết bị bộ mơn phải có năng lực về chun mơn:
- Trước hết phải có nhận thức đúng đắn về vai trị, đặc điểm của TBDH trong
quá trình đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử
dụng TBDH vào quá trình dạy học.
- Nắm vững nội dung chương trình của mơn học để sắp xếp, bố trí các TBDH
đảm bảo cả về số lượng, chất lượng. Đảm bảo phục vụ thiết bị các tiết học trong 1
buổi, 1 ngày của nhiều giáo viên.
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và qui chế bảo quản, sử dụng thiết bị
dạy học về bảo quản, bảo dưỡng, hồ sơ sổ sách quản lý, sử dụng TBDH.
- Kết hợp với nhóm trưởng chuyên môn:
+ Phổ biến các danh mục thiết bị, tài liệu hướng dẫn, hướng dẫn cách sử dụng
TBDH cho giáo viên.
+ Lập và thực hiện theo đúng kế hoạch sử dụng TBDH cả năm, tháng, tuần,
của nhóm và từng giáo viên.
+ Có kế hoạch sửa chữa, bảo quản các loại trang thiết bị, nhất là kế hoạch
bảo quản súng tiểu liên AK và súng trường CKC hốn cải.
+ Có kế hoạch giúp đỡ và bảo quản đồ dùng tự làm của giáo viên.
- Nghiên cứu sơ đồ tài liệu hướng dẫn, kết hợp với giáo viên bộ môn lắp ráp
hoàn chỉnh các chi tiết của các loại thiết bị được cấp bổ sung về.
- Sắp xếp theo trình tự khoa học theo các loại vũ khí của từng khối lớp, theo

từng loại thiết bị (tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật, súng, lựu đạn...).
- Kết hợp với tổ nhóm chuyên môn, giáo viên bộ môn:

19


+ Tiến hành thử nghiệm một số loại vũ khí trang bị khó dùng, trao đổi kinh
nghiệm đưa ra phương án sử dụng có hiệu quả nhất.
+ Thực hiện ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo qui định, đây là
những căn cứ để nhà trường kiểm tra đánh giá việc sử dụng, theo dõi sự chuẩn bị
bài giảng của giáo viên theo trình tự.
+ Giáo viên đăng ký mượn thiết bị dạy học theo phiếu mượn thiết bị dạy học
của bộ mơn. Nhất là quy trình mượn súng tiểu liên AK và súng trường CKC hoán
cải phải đảm bảo đúng quy định.
MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ
MƯỢN TRẢ SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC HOÁN CẢI
Năm học: 2021 - 2022
Họ và tên giáo viên:………………………………. Nhóm: Giáo dục quốc phòng
TT

Tên thiết bị

Mã số
thiết bị

Số
lượng

Ngày
mượn

thiết bị

Ngày
trả thiết
bị

Chất
lượng
thiết bị

Ghi
chú

Phê duyệt của BGH

Nhóm trưởng

Giáo viên mượn thiết bị

Giáo viên quản lí thiết bị

+ Lập sổ thiết bị dạy học: Căn cứ vào số lượng giáo viên của nhóm bộ mơn,
mỗi khối lớp để nhân bản phiếu báo sử dụng thiết bị dạy học và lập sổ mượn thiết bị
cho từng khối lớp, theo thứ tự từng tiết học. Sổ mượn thiết bị dạy học dưới đây rất
thuận tiện cho việc mượn thiết bị của giáo viên cũng như việc theo dõi kiểm tra của
nhà trường. Sổ mượn thiết bị do cán bộ giáo viên quản lý phòng kho vào sổ và chuẩn
bị thiết bị dạy học cho giáo viên. Khi cho mượn thiết bị ghi đầy đủ các cột mục.
20



×