Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Luận văn thạc sĩ HUS nghiên cứu đánh giá dao động nền đất cực đại gây ra do động đất khu vực thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ HÀ XUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DAO ĐỘNG
NỀN ĐẤT CỰC ĐẠI GÂY RA DO ĐỘNG ĐẤT
KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ HÀ XUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DAO ĐỘNG
NỀN ĐẤT CỰC ĐẠI GÂY RA DO ĐỘNG ĐẤT
KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Vật lý địa cầu
Mã số: 8440130.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ÁNH DƢƠNG


PGS. TS. VÕ THANH QUỲNH

Hà Nội - 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn tới Bộ môn Vật lý Địa cầu, khoa Vật lý,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Phòng Địa chấn, Viện Vật lý Địa cầu đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để Học viên hoàn thành Luận Văn. Luận văn được hỗ
trợ về số liệu và phương pháp từ Đề tài độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu đánh giá
độ nguy hiểm động đất phục vụ quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, đảm bảo an
tồn cơng trình thuỷ điện, thuỷ lợi và di tích văn hố tỉnh Thừa Thiên Huế”, mã số:
ĐTĐL.CN.51/16.
Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Ánh
Dương và PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh đã hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình
học viên thực hiện luận văn.
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn trân thành, biết ơn tới gia đình, thầy
cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học
tập và hồn thành Luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Hà Xuyên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi.................................................................. 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................... 6
1.3. Phƣơng pháp tất định. ..................................................................................... 8
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN PHÁT SINH ĐỘNG ĐẤT ...........................9
2.1. Nguồn phát sinh động đất.................................................................................. 9
2.1.1. Đới đứt gãy sông Hồng ...................................................................................11
2.1.2. Đới đứt gãy Trường Sơn .................................................................................11
2.1.3. Đới đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn ..................................................................13
2.1.4. Đới đứt gãy Sông Chảy (cấp II) ......................................................................14
2.1.5. Đới đứt gãy Đồng Hới – Thuận An (cấp II) ...................................................14
2.1.6. Đới đứt gãy Nam Ô- Nam Đông (cấp II) ........................................................15
2.1.7. Đới đứt gãy Khe Giữa- Vĩnh Linh (cấp III) ....................................................16
2.1.8. Đới đứt gãy Sông Cam Lộ ..............................................................................17
2.1.9. Đới đứt gãy Đakrông- Huế (cấp III) ...............................................................18
2.1.10. Đới đứt gãy Sông Côn ...................................................................................19
2.2. Đánh giá độ lớn động đất cực đại Mmax khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 21
2.2.1. Phương pháp ngoại suy địa chất. ....................................................................21
2.2.2. Phương pháp đánh giá Mmax theo quy mô của vùng phát sinh động đất.........21
2.2.3. Phương pháp hàm phân bố cực trị Gumbel.....................................................23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 3. MƠ HÌNH SUY GIẢM CHẤN ĐỘNG VÀ CHƢƠNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ ĐỘ NGUY HIỂM ĐỘNG ĐẤT ........................................................30
3.1. Phƣơng trình suy giảm chấn động.................................................................. 31
3.1.1. Phương trình suy giảm chấn động của Toro (2002) .......................................31
3.1.2. Phương trình suy giảm chấn động của Campbell và Borzognia (2008) .........32

3.1.3. Phương trình suy giảm chấn động của Chiou và Youngs (2014) ..................35
3.2. Chƣơng trình đánh giá độ nguy hiểm động đất ............................................ 39
CHƢƠNG 4. GIA TỐC DAO ĐỘNG NỀN VÀ CƢỜNG ĐỘ CHẤN ĐỘNG
CỰC ĐẠI KHU VỰC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..............................................41
KẾT LUẬN ..............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48
PHỤ LỤC .................................................................................................................51
a) Chương trình đánh giá độ nguy hiểm động đất theo công thức của Toro (2002).51
b) Chương trình đánh giá độ nguy hiểm động đất theo công thức của Campbell and
Bozorgnia (2008) ......................................................................................................51
c) Chương trình đánh giá độ nguy hiểm động đất theo cơng thức của Chiou và
Youngs (2014) ..........................................................................................................54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Sơ đồ đứt gãy khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................10
Hình 2. 2 Mối tương quan giữa Ms và Mw (theo Wells & Coppersmith, 1994) ......23
Hình 2. 3 Phân bố Gumbel III của động đất miền Nam Việt Nam ...........................25
Hình 2. 4 Phân bố Gumbel III của động đất khu vực miền Trung Việt Nam ...........26
Hình 4. 1 Sơ đồ phân vùng gia tốc nền và cường độ chấn động cực đại trên nền đá
khu vực Thừa Thiên Huế theo phương trình suy giảm chấn động của Toro (2002) 42
Hình 4. 2 Sơ đồ phân vùng gia tốc nền và cường độ chấn động cực đại trên nền đá
khu vực Thừa Thiên Huế theo phương trình suy giảm chấn động của Campbell và
Borzognia (2008) ......................................................................................................43
Hình 4. 3 Sơ đồ phân vùng gia tốc nền và cường độ chấn động cực đại trên nền đá
khu vực Thừa Thiên Huế theo phương trình suy giảm chấn động của Chiou và
Youngs (2014) ...........................................................................................................44
Hình 4. 4 Sơ đồ phân vùng gia tốc nền và cường độ chấn động cực đại trên nền đá

khu vực Thừa Thiên Huế và lân cận tính tốn theo phương trình suy giảm chấn
động của Toro (2002), Campbell và Borzognia (2008) và Chiou và Youngs (2014)
với trọng số bằng nhau ..............................................................................................46

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Độ lớn động đất cực đại Mmax của các đới đứt gãy lớn có khả năng sinh
chấn trong khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế và lân cận ................................................26
Bảng 3. 1 Các hệ số của phương trình tắ t dầ n chấn động của Toro (2002) ..............32
Bảng 3. 2 Các hệ số của phương trình suy giảm chấn động của Campbell và
Borzognia (2008) ......................................................................................................34
Bảng 3. 3 Các hệ số của phương trình suy giảm chấn động của..............................36
Bảng 3. 4 Các hệ số phản ứng nền đất của phương trình suy giảm chấn động của
CY2014 sử dụng tính tốn ln(y)................................................................................37
Bảng 3. 5 Các hệ số của phương trình suy giảm chấn động của CY2014 sử dụng
tính tốn ln(yref). ........................................................................................................38

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐH – TA :

Đồng Hới – Thuận An

ĐR – H :

Đăkrông – Huế


GPS :

Global Positioning System : Hệ thống định vị toàn cầu

KG – VL :

Khe Giữa – Vĩnh Linh

KT – XH :

Kinh tế - xã hội

NO – NĐ :

Nam Ơ – Nam Đơng

PGA :

Giá trị gia tốc nền cực đại

SCH :

Sông Chảy

SCL :

Sông Cam Lộ

SH :


Sông Hồng

TS :

Trường Sơn

TK – PS :

Tam Kỳ - Phước Sơn

UBND :

Ủy ban nhân dân

UNESCO :

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization :

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
Động đất là loại tai biến thiên nhiên đặc biệt nguy hiểm đe dọa đến tính mạng
con người, gây ra những thiệt hại lớn về của cải vật chất, các cơng trình xây dựng,
ảnh hưởng đến mơi trường, an ninh của nhân loại. Do vậy, công tác đánh giá độ
nguy hiểm động đất là một trong những công việc hết sức quan trọng cần được tiến
hành để giảm nhẹ các hậu quả do động đất gây nên. Đánh giá độ nguy hiểm động

đất là đưa ra kết quả định lượng về dao động nền tại một vị trí cụ thể gây ra bởi các
trận động đất trong tương lai. Các đánh giá này nhằm cung cấp thông tin phục vụ
cho việc xác định vị trí, thiết kế các dự án mới, cũng như đảm bảo an tồn cho các
cơng trình đã có. Việc đánh giá độ nguy hiểm động đất phục vụ cho cơng tác phịng
chống và giảm nhẹ hậu quả động đất như vậy, được chú trọng đặc biệt ở tất cả các
nước, nhất là các nước nằm trong vùng động đất. Mục đích của cơng tác này là thiết
lập bản đồ dự báo gia tốc dao động và cường độ chấn động của nền đất gây ra do
động đất ở các vùng lãnh thổ. Bản đồ này là cơ sở cho các tiêu chuẩn và quy phạm
kháng chấn của mỗi quốc gia.
Thừa Thiên Huế và các tỉnh thành lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng là những
tỉnh ven biển nằm ở khu vực Trung bộ Việt Nam có vị trí quan trọng đối với sự phát
triển KT-XH và an ninh quốc phịng ở miền Trung nói riêng, nước ta nói chung.
Nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài ngun khống sản phong phú, nền văn
hóa đặc sắc và đặc biệt có Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO xếp hạng
là Di sản Văn hóa Thế giới. Trong những năm gần đây các tỉnh ven biển Trung bộ
quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa. Để đảm bảo cho sự nghiệp phát triển KT-XH bền vững, cơng tác phịng
tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đã được đặt ra ở các tỉnh ven biển Trung
bộ, đặc biệt ở tỉnh Thừa Thiên Huế nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa. Vì vậy, u
cầu về đánh giá, dự báo nguy hiểm động đất cho khu vực này là rất cấp bách, trong
khi đó mức độ đáp ứng những năm trước đây và hiện tại là hoàn toàn chưa đủ cả về
phạm vi, độ chi tiết và độ tin cậy.
Theo các nghiên cứu trước đây, tỉnh Thừa Thiên Huế là khu vực khơng có

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiều động đất mạnh, nhưng tiềm năng phát sinh động đất lại rất tiềm tàng trên các

đứt gãy quy mô khu vực như đứt gãy Trường Sơn (Rào Quán - A Lưới), đứt gãy
Sông Cam, Đứt gãy ĐăkRông - Huế (Tà Lao - Huế), đứt gãy Nam Ô - Nam Đông
(Đà Nẵng - Nam Đông). Các đứt gãy này đã được nghiên cứu và được xếp vào
những đứt gãy có biểu hiện hoạt động hiện đại khá tích cực tại Việt Nam. Theo tài
liệu lịch sử ghi chép lại, vào tháng 11 năm 1829 đã xảy ra động đất ở khu vực Thừa
Thiên làm phía Bắc Thành bị sụt và rung động, các quan tâu với Vua là có động đất,
trận động đất được đánh giá có cường độ mạnh cấp VII. Hoạt động động đất tăng
lên từ đầu năm 2014 đến nay. Đặc biệt, ngày 15 tháng 5 năm 2014, tại khu vực
huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đã xẩy ra trận động đất có độ lớn M=4,7. Động
đất này xảy ra trên đứt gãy A Lưới - Rào Quán (theo Báo cáo "Kết quả khảo sát
thực địa điều tra động đất A Lưới ngày 15 tháng 5 năm 2014" số 291/BC-VLĐC
của Viện Vật lý Địa cầu ngày 12/6/2014). Mặc dù các trận động đất nói trên chưa
gây thiệt hại về người nhưng đã gây nhiều xôn xao dư luận, gây hoang mang đối với
nhân dân địa phương khơng những ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà cịn ở các huyện lân
cận thuộc tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng. Điều này làm cản trở các dự định
quy hoạch, xây dựng vùng lãnh thổ.
Trong khuôn khổ của luận văn này tôi thực hiện “Nghiên cứu đánh giá dao
động nền đất cực đại gây ra do động đất khu vực Thừa Thiên Huế”. Phương pháp
tất định được trình bày và áp dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp tất định dựa
trên cơ sở ban đầu là các mơ hình nguồn động đất có thể gây ra các dao động nền
mạnh trong khu vực Thừa Thiên Huế và lân cận; các đặc trưng địa chấn của các
vùng nguồn như động đất cực đại có thể xảy ra trên mỗi vùng nguồn và độ sâu đến
mặt phá huỷ của nguồn động đất, khoảng cách từ mỗi vùng nguồn đến vị trí cần
quan tâm; và quy luật lan truyền chấn động tại khu vực nghiên cứu đã được xác
định. Từ đó, các giá trị chấn động nền đất cực đại (cường độ chấn động cực đại
Imax và gia tốc dao động nền cực đại 𝑎𝑚𝑎𝑥 ) được tính tốn tại các vị trí cần quan
tâm trong khu vực nghiên cứu.
Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn

2


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Đặc điểm nguồn phát sinh động đất.
Chương 3: Mơ hình suy giảm chấn động và chương trình đánh giá độ nguy
hiểm động đất.
Chương 4: Gia tốc dao động nền và cường độ chấn động cực đại khu vực tỉnh
Thừa Thiên Huế.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
* Ở Mỹ và Canada
Tiêu chuẩn và quy phạm kháng chấn đầu tiên ở Bắc Mỹ là sự tổng hợp các
kinh nghiệm thu được về địa chấn cơng trình do hậu quả của trận động đất Long
Beach, California năm 1933. Trận động đất này như hồi chuông cảnh tỉnh cho các
nhà xây dựng là phải đưa các thiết kế kháng chấn vào các cơng trình xây dựng, khi
nhiều ngơi trường đã bị sụp đổ. Thiệt hại về người có thể còn nhiều hơn nữa nếu
trận động đất này xảy ra vào thời gian học sinh đang học.
Trong khoảng những năm 40, 50 của thế kỷ XX, các điều quy định về thiết
kế kháng chấn cịn mang tính định tính. Sau đó, các bản đồ nguy hiểm động đất
định lượng dựa trên các phân tích xác suất mới được thành lập. Ở Canada, bản đồ
xác suất nguy hiểm động đất quốc gia đầu tiên được đưa ra năm 1970, dựa trên

nghiên cứu của Milne và Davenport (1969) về việc xây dựng bản đồ chia lưới các
giá trị gia tốc đỉnh (PGA) với xác suất vượt quá hàng năm là 0,01 (chu kỳ lặp lại
100 năm) sử dụng phương pháp thống kê cực trị. Với giả sử sự xuất hiện của động
đất tuân theo luật phân bố Poisson, họ đã đưa ra biểu thức về độ lớn chấn động lớn
nhất trong một năm tại một vị trí, biểu thức này có dạng như phân bố cực trị
Gumbel loại II [15]. Ngoài ra, họ còn phát triển phương pháp lặp lại độ lớn tương
quan dựa trên tổng số vượt quá hàng năm của một giá trị gia tốc nào đó tại một vị
trí.
* Ở Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có mức độ hoạt động động đất rất cao, tuy nhiên cũng
có những vùng có hoạt động động đất thấp. Trước đây, người Nhật cho rằng vùng
Kobe - Osaka là vùng bị ảnh hưởng do động đất thấp. Do đó, thiết kế cầu và nhà
khơng bị bắt buộc phải có tiêu chuẩn cao như những vùng bị ảnh hưởng lớn bởi
động đất (vùng Tokyo). Hơn nữa, có nhiều cơng trình được xây dựng từ những năm
60, trước khi có tiêu chuẩn thiết kế mới rút ra từ động đất San Fernando năm 1971.
Trước trận động đất Kobe năm 1995, người Nhật khi nói về sự phá huỷ của động

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đất thường liên tưởng đến trận động đất Kanto năm 1923. Họ luôn luôn nghĩ rằng
khi sức bền của các cơng trình xây dựng tăng lên và nỗ lực chuẩn bị được cải thiện,
thì thảm hoạ như động đất Kanto sẽ không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, khi phải đối
mặt với thảm hoạ Kobe năm 1999 làm hơn 6000 người bị chết, hàng nghìn ngơi nhà
gỗ kiểu truyền thống bị phá huỷ hồn tồn, nhiều ngơi nhà và cầu bê-tông cốt thép
xây dựng theo tiêu chuẩn cũ bị sụp đổ, họ bắt đầu nhận ra rằng cấu trúc xây dựng
chống động đất là nhân tố quan trọng trong phòng chống giảm nhẹ rủi ro động đất ở
Nhật Bản. Sau trận động đất Kobe, chiến lược giảm nhẹ thảm hoạ động đất của

Nhật Bản có sự thay đổi lớn cả về nghiên cứu lẫn thực hành. Nhật Bản đầu tư rất
lớn cho việc lắp đặt hệ thống dày đặc các máy đo địa chấn và GPS (các máy đo
cách nhau khoảng 25 km). Bên cạnh đó, 98 đới đứt gãy hoạt động lớn ở Nhật Bản
đã được khảo sát kỹ nhằm đánh giá tiềm năng sinh chấn của chúng. Kết quả, các
bản đồ nguy hiểm động đất toàn quốc được đưa ra năm 2005 [14]. Các bản đồ này
được cập nhật làm mới hàng năm nhằm đánh giá dao động nền mạnh gây ra bởi các
trận động đất có thể xuất hiện trong tương lai và được đưa lên website của Viện
nghiên cứu quốc gia về khoa học Trái Đất và ngăn ngừa thiên tai (NIED) của Nhật
Bản ( />* Ở Đài Loan
Động đất Chi-Chi Đài Loan ngày 21/9/1999 là trận động đất lớn nhất
(Mw=7,6) trên đất liền xảy ra ở Đài Loan trong thế kỷ 20. Trận động đất này và
chuỗi dư chấn của nó đã làm 2435 người thiệt mạng và tổng thiệt hại được đánh giá
lên tới 4 tỷ đô la Mỹ [21]. Thảm hoạ này dù sao cũng có một vài yếu tố may mắn,
nếu khơng con số thiệt hại sẽ khủng khiếp hơn. Trận động đất này xảy ra lúc 1giờ
47 phút sáng (giờ địa phương) làm hàng trăm ngôi trường bị xụp đổ. Thật may mắn
lúc đó các trường học chưa mở cửa. Về mặt khoa học, Đài Loan chuẩn bị tốt khi lắp
đặt hơn 650 máy ghi dao động nền mạnh năm 1997 và hệ thống đo GPS có trước đó
10 năm. Cơng tác ứng phó khẩn cấp đã được chuẩn bị tốt trước đó với việc hồn
thành một Hệ thống báo tin động đất vào năm 1995. Hệ thống báo tin động đất này
nhanh cỡ vài phút sau khi có động đất. Thơng tin về chấn động chính của động đất

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chi-Chi, gồm thời gian, vị trí và độ lớn, đã được xác định trong 2 phút (chính xác là
102 giây). Ngoài ra, số liệu về gia tốc cùng với đường cong suy giảm PGA (gia tốc
dao động nền cực đại) đã được sử dụng để đưa bản đồ đẳng chấn chi tiết hơn trong
vòng 3 phút sau khi động đất chính xảy ra. Các vùng có dao động nền mạnh nhất

được xác định nhanh, từ đó các tổ chức cứu nạn của Chính phủ triển khai ngay lập
tức tại các vùng này. Bản đồ này tương đối chính xác so với bản đồ xây dựng từ số
liệu thực tế thu thập được sau đó 1 tháng. Điều này chỉ ra rằng, các đánh giá nhanh,
chính xác cho phép nhiệm vụ cứu nạn hiệu quả và nhanh chóng. Để làm được điều
đó, Đài Loan đã đầu tư trang thiết bị cũng như các nghiên cứu chi tiết về nguy hiểm
động đất và phân loại nền cho các vùng có nguy cơ xảy ra động đất cao, đơng dân
cư, có các cơng trình quan trọng. Tuy nhiên, do khơng đánh giá được đứt gãy kiến
tạo Chelungpu đang hoạt động, nên trước đó đã xây dựng đập Shigan cắt qua đứt
gãy này. Kết quả, thân đập Shigan bị vỡ (dịch chuyển thẳng đứng bề mặt khoảng
9,8m cắt qua thân đập) sau động đất Chi-Chi [20].
Năm 2007, Cheng và các cộng sự đã xây dựng lại các bản đồ nguy hiểm
động đất cho Đài Loan sau trận động đất Chi-Chi; để làm mới các bản đồ này các
tác giả đã kết hợp số liệu mới về các đứt gãy hoạt động địa phương và đới hút chìm,
sử dụng phương trình suy giảm chấn động mới. Các bản đồ gia tốc dao động nền
mới chỉ ra vùng Tai-chung, nơi động đất Chi-Chi đã xảy ra, có mức độ nguy hiểm
địa chấn cao hơn so với đánh giá từ các bản đồ cũ thành lập trước đó.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Việc đánh giá độ nguy hiểm động đất ở nước ta được tiến hành từ những
năm 60 của thế kỷ trước. Kết quả nghiên cứu trước đây được tập hợp và thành lập
bản đồ phân vùng động đất miền bắc Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 bởi Nha khí tượng
tại Hà Nội năm 1968 [8]. Mức độ nguy hiểm động đất ở các vùng khác nhau trên
bản đồ được đánh giá một cách đơn giản và đơn trị bằng cấp động đất theo thang
MSK-64. Việc phân vùng động đất dựa vào phân bố chấn tâm của các trận động đất
thu thập được cùng với bản đồ đứt gãy kiến tạo. Từ đó, cấp động đất ở từng vùng
được đánh giá theo các trận động đất mạnh nhất đã xảy ra ở đó. Bên cạnh các vùng

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



động đất mạnh là các vùng chịu ảnh hưởng chấn động có cường độ thấp hơn một
cấp, mặc dù chưa xảy ra trận động đất mạnh tới cấp đó. Tuy nhiên, phạm vi nghiên
cứu của cơng trình này giới hạn đến khu vực Quảng Bình.
Năm 1980, Lê Minh Triết và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phân vùng
động đất miền Nam Việt Nam, vẫn với nguyên tắc đã sử dụng trong cơng trình nêu
trên. Các tác giả đã vạch ra một vùng phát sinh động đất cấp VII khá rộng từ ĐăkLắc xuống đến Vũng Tàu. Các vùng còn lại bao gồm cả tỉnh Thừa Thiên Huế được
đánh giá có thể phát sinh động đất cấp VI. Nhưng vì các quy luật phân bố động đất
mạnh và các dấu hiệu địa chất liên quan đến động đất chưa được nêu ra cụ thể và
chính xác, nên ranh giới vùng cũng thiếu tin cậy.
Năm 1985 bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:2.000.000
được thành lập do Phạm Văn Thục và Nguyễn Đình Xuyên chủ biên, nhằm dự báo
các vùng phát sinh động đất và cấp động đất cực đại trên lãnh thổ Việt Nam. Sau đó
bản đồ này được đưa vào Atlas Quốc gia năm 1990 như là tài liệu tham khảo cho
các tiêu chuẩn xây dựng ở nước ta. Cơng trình nghiên cứu là sự kế thừa và hoàn
thiện các sơ đồ phân vùng động đất tồn tại trước đó. Cường độ chấn động động đất
theo thang MSK-64, magnitude động đất cực đại và độ sâu chấn tiêu của mỗi vùng
nguồn phát sinh động đất được đưa ra. Kết quả chỉ ra khu vực Tây Bắc Việt Nam có
thể phát sinh động đất mạnh nhất 6,8 độ Richter gây chấn động cực đại cấp VIII-IX
ở vùng chấn tâm, và độ sâu chấn tiêu có thể lên tới 30 km. Phần miền Nam Việt
Nam khơng có cải thiện gì hơn so với các cơng trình nghiên cứu trước đây, do hạn
chế về tập hợp số liệu động đất.
Tập hợp đầy đủ nhất các kết quả nghiên cứu đến năm 1996 là cơng trình
nghiên cứu "Cơ sở dữ li ệu cho các giải pháp giảm nhe ̣ h ậu quả đ ộng đấ t ở Vi ệt
Nam" trong khuôn khổ Đề tài độc lập cấp nhà nước do Nguyễn Đình Xuyên và
Nguyễn Ngọc Thuỷ đồng chủ nhiệm. Trong cơng trình này đã trình bày thơng tin về
các trận động đất mạnh và cảm thấy đã xảy ra ở Việt Nam (gồm 970 trận có Ms 
6,8); các quy luật biểu hiện hoạt động động đất; và các đặc trưng cơ bản của chế độ
địa chấn Việt Nam. Đề tài đã thực hiện thu thập, xử lý số liệu động đất, khảo sát địa


7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chất kiến tạo và đo địa vật lý trên các vùng lãnh thổ Việt Nam, phục vụ cho việc
nghiên cứu điều kiện địa chấn kiến tạo, quy luật biểu hiện động đất mạnh trên lãnh
thổ Việt Nam, dự báo các đới phát sinh động đất mạnh và đánh giá các đặc trưng
địa chấn cơ bản của các đới. Từ đó, xây dựng bản đồ phân vùng chấn động cực đại
Imax lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở bản đồ các vùng phát sinh động đất (vùng
nguồn) sử dụng phương trình suy giảm trường chấn động (phương pháp tất định).
1.3. Phƣơng pháp tất định.
Phương pháp tất định dựa trên cơ sở ban đầu là các mơ hình nguồn chấn
động và các đặc trưng địa chấn của chúng và quy luật lan truyền chấn động tại khu
vực nghiên cứu đã được xác định. Từ đó, chúng ta tính tốn các giá trị chấn động
nền đất cực đại (cường độ chấn động cực đại Imax và gia tốc dao động nền cực đại
amax) tại các vị trí cần quan tâm trong khu vực nghiên cứu, theo đúng quy trình đánh
giá độ nguy hiểm động đất. Quy trình đánh giá độ nguy hiểm động đất sử dụng
phương pháp tất định được mơ tả tóm tắt như sau:
a) Vùng nguồn: xác định được tất cả các nguồn động đất có thể gây ra các
dao động nền mạnh trong khu vực nghiên cứu.
b) Đặc điểm vùng nguồn: Xác định động đất cực đại có thể xảy ra trên mỗi
vùng nguồn và khoảng cách ngắn nhất từ mỗi vùng nguồn đến vị trí cần quan tâm.
c) Phương trình suy giảm chấn động động đất: Xác định phương trình suy
giảm chấn động trong khu vực nghiên cứu.
d) Đánh giá độ nguy hiểm động đất: Tính tốn dao động nền tại vị trí quan
tâm gây ra bởi động đất cực đại xảy ra trên các vùng nguồn tại khoảng cách ngắn
nhất. Lựa chọn giá trị dao động nền mạnh nhất tại ví trí quan tâm.

8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN PHÁT SINH ĐỘNG ĐẤT
2.1. Nguồn phát sinh động đất
Động đất mạnh chỉ xảy ra trong các đới đứt gãy sâu hoạt động, đã và đang
đóng vai trò ranh giới giữa các miền kiến tạo và giữa các đơn vị kiến tạo chính
trong các miền. Ở đây bề mặt phá hủy trong chấn tiêu động đất thường trùng hợp
với mặt đứt gãy về vị trí và hướng dịch chuyển. Điều đó chứng tỏ rằng động đất
mạnh trên lãnh thổ Việt Nam phát sinh do kết quả dịch chuyển theo các đứt gãy đã
tồn tại lâu dài và nay vẫn là ranh giới giữa các khối có chuyển động khác nhau về
hướng hoặc về vận tốc. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tập trung động
đất mạnh trong những đới hẹp trùng với các đới phá huỷ kiến tạo mà trước đây
Nguyễn Khắc Mão và nnk (1968) gọi là tính địa đới của hoạt động động đất trên
lãnh thổ Việt Nam. Đây không phải là đặc điểm riêng của tính địa chấn trên lãnh
thổ Việt Nam mà là một quy luật phổ biến. Động đất mạnh thường xảy ra trên
những đứt gãy đã tồn tại lâu dài, nay đang hoạt động, hiếm hơn ở những nơi đang
hình thành đứt gãy và khơng xảy ra ở những nơi khơng có những điều kiện như vậy.
Vùng có khả năng phát sinh động đất mạnh là các đới đứt gãy sâu hoạt động,
ở đó đã từng xảy ra động đất mạnh quan sát được, hoặc ở đó tuy chưa quan sát thấy
động đất mạnh, nhưng xét về các đặc trưng kiến tạo có thể xếp tương đương với các
đới trong đó đã xảy ra động đất mạnh. Các kết quả nghiên cứu về đứt gãy kiến tạo ở
khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế và lân cận trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp quốc
gia mã số ĐTĐL.CN.51/16 được tóm tắt như sau:
- Đứt gãy cấp I: đới đứt gãy Sông Hồng, đới đứt gãy Trường Sơn, đới đứt
gãy Tam Kỳ Phước Sơn.
- Đứt gãy cấp II: đứt gãy Nam Ơ - Nam Đơng, đứt gãy Đồng Hới – Thuận An,
đứt gãy Sông Chảy.
- Đứt gãy cấp III: đứt gãy Khe Giữa – Vĩnh Linh, đứt gãy Sông Cam Lộ, đứt

gãy Đakrông - Huế, đứt gãy sông Côn.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sơ đồ đứt gÃy đ-ợc phân đoạn khu vực Thừa Thiên Huế và lân cận

Rào Đá

Lệ thuỷ

Gio Linh

Đ

G

.D

Cam Lộ

90

60

ĐNguồn
Rào
G.

T
B. Xạ Len N-ar- ơn
gS
ơn

gS

am
.C

s

ông

S

g.

Ba

L ò

t r ằm
Bàu Bàng

ôn
kR

g


ô

k
R

n


g


B


ông H
s

ng



mS

ê



đầ
m


h

à

tr
un

Vinh Thạnh
g

ng

Phú Bài

Bình Điền
A L-ới

n

đầm
thanh lam

huế

ch
rạ
ảT
gT
ôn
.S

h
ĐG
Trạc
Hữu
S ôn g

hồ Quao Hòa M ỹ

ang

ng

ĐG .

Hòa Bắc

Thôn Kê

A Bung

Tan Ha Lai

o Tr

t am
g ia

Bồ

đắ


. Rà

phá

t r ằm
Thi ền

S ôn g

ĐG. S. Pa Linh

ê

ĐG

M

ĐG .

ĐG

g
ôn
.S

Đ

Đ


G. Tây
M. Chân Mây
Đ
v. chân m ây

ồn
gH

cửa Ki ểng

đầm cầu hai

Phú lộc

áp
AS

ôn g
G. S

Lăng Cô

đầm
An C-

ớ i-

A Bang

Nam Đông


-80
60

Xan San

Đồng Trạm

ĐG. Nam

Th
uận

H. Sơn Tr à
( H. Sơn Chà)

75

An Ca Lang
n

Ch
ảy

Mỹ Hoà

L-ơng Điền

c hH
Ãn


ôn
g

biển đông

hồ
Ph-ớc M ôn

đắ

Tà Nua Cô
g. S

ải

quảngTrtrị
ịTh

n

Húc Nghì

S

H

ng

SgT

.
hạ

.S

hạ

ếi u
H

ĐĐakrông
G. S ô
n g Ba
Lòn g
Đa k
HƯớng Hóa
Lao Bảo
Rô n
g -H
uế

ĐG

T.

F1

65 -

m Lộ


L


.C
a

G

ch

S g

Sg

Đ

H
Ãn

uy
ê
đông

75 n

hồ Tr úc Ki nh

n


hồ
Hà Thợ
- g
n

ng
Hồ

CâyĐTăm
G. R



hồ Ki nh M ôn

g
ôn

Chàam
LỳL

h anh
ào T

.S

Cỏ

Vĩnh Linh
cửa Tùng


. Sô
ng C

ĐG

0

ĐG

b i ển đ ô n g

Cồn Cỏ

e Giữ

a-Vin h L
Khe Giữa
inh Bang
Khe
70 -8

ôs

ĐG . K h

10820'31"
17
16'
52"


ĐG. Cồ n

10628'
17
16'
52"

Nam Ô
Ô-Nam
vụng

đà

nẵng

An

Đôn g

BĐ. s ơn t r à

A Đớt

đà nẵng

85
a Vang
rao-HòPrao
SM

.
à Rằ ng

o
K

g

Ba Rua

S g.

é
X

n

Dốc Kiền

C

h

e

L

H
.


Te
n

n

nặ m
K
a

uot

g
on

H.T
a
s na a

ĐG . P

e

ha

P

m

h uổ i A
x a


n nog
a
H
.
L

Tây Giang
Sg .

L
aN

ghe

S.



Púc

i

s ôn

l

ni g

S.

L

Đ

ôn
s

ha n
gT

anh
Th


m
N
e

Quế Sơn

h

ôs

n

g

C


ái

Xi ê n
S

.A

M
ơ

g

o
n

Ê

S

G. Ra

mu
n

40

M

i


y Ô

đ ak

nặ m Po a

kilometers

.T

am

Ph-ớc
ĐG Hiệp

10628'

15
28'
57"

n
Tiê

H. H ét

20

0
-8

75

B.Songkhon

m E un
m

g
ôn

N
a

0

.S

Xa

Đắk Pre

E

am
N

15
28'
57"


n

ớc
Hiệp
h- Đức
P
Kỳ

ĐG

Ka

nậ m Pa Du

uổi

a Ê

h

D

ôs ngV ni

k
he

g
ù n
B

g

s
g

Đắk Ngọn

h

K

ôn g

ng


ya

s

d kP' R
a

ue

Ta

. H.

é

X

B

ù

L

o n

ùng
nô g B

ĐG

H.T
ak

.
H



ou
B
g
n

.K
ơ Rol


Ha
t

s

.
H

Duy Xuyên

Vu G i a

Nam Giang

S

Kalum

.

i

H

A

Sg .

ng


.

i



H.

Đại Lộc

Đại LÃnh

. A V-ơ ng

A Lan

nặ m

Sg

H

H
a

5 -9
-90 7
A Giang
70


A
V-ơ ng

e

é K o ng

X

ĐG
0Tu Núc. S ôn g Côn

g

a p



T.

nặ m

H

10820'31"

Chú giải
Quỹ đạo trục nén của tr-ờng
ứng suất kiến tạo tr-ợt bằng

trong giai đoạn Pliocen-Đệ tứ

Đứt gÃy cấp nhỏ hơn

Đứt gÃy dự đoán

Đứt gÃy cấp IV

Đứt gÃy tr-ợt bằng

Đứt gÃy cấp III

Đứt gÃy thuận

Đứt gÃy cấp II

Đứt gÃy nghịch

Sông suối, đ-ờng bờ biển

Thế nằm đứt gÃy

Đ-ờng biên giới quốc gia

Đứt gÃy cấp I

80

Hoà Bắc Địa danh


Hình 2. 1 Sơ đồ đứt gãy khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên đây là những đới đứt gãy sâu hoạt động, nơi đã từng phát sinh các trận
động đất mạnh và cảm thấy, ví dụ như đới đứt gãy Trường Sơn, đứt gãy Tam Kỳ
Phước Sơn, đứt gãy Nam Ô – Nam Đông, … Tuy nhiên, không phải động đất đã
xảy ra ở tất cả các đới đứt gãy, càng không phải ở mọi phần của đứt gãy. Nhưng
theo nguyên tắc ngoại suy địa chất thì cần phải dự báo chúng có thể xảy ra ở cả
những đứt gãy có dấu hiệu hoạt động hoặc những đoạn đứt gãy mà chúng ta chưa có
thơng tin về động đất mạnh. Mức độ phát động đất ở mỗi đoạn đứt gãy cũng khác

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhau và quyết định độ lớn cực đại của động đất xảy ra ở đây.
2.1.1. Đới đứt gãy sông Hồng
Đới đứt gãy Sơng Hồng trong khu vực nghiên cứu có phương Tây Bắc –
Đông Nam. Đới đứt gãy được phát hiện và định vị bằng tài liệu trong lực và từ. Đặc
trưng phân miền trường dị thường trọng lực và trường từ ở hai bên cánh của đứt gãy
là rất rõ nét [2], hệ đứt gãy Sơng Hồng có phạm vi hoạt động rất lớn và đứt gãy
chính có góc cắm nghiêng thoải về phía Đơng Bắc.
Đới đứt gãy Sơng Hồng phát triển ở rìa Tây Nam bể trầm tích Kainozoi Sơng
Hồng và đóng vai trị ranh giới giữa khối khối Rìa Tây Nam Bể Sơng Hồng ở cánh
Đơng Bắc với khối Rìa Đơng Trường Sơn Bắc ở cánh Tây Nam. Cũng theo tài liệu
trọng lực và từ, mặt trượt đứt gãy có thế nằm nghiêng 60-80o về phía Đơng Bắc [1].
Trong phạm vi nghiên cứu, đới đứt gãy được chia ra hai đoạn SH01 và SH02, trong
đó đoạn SH01 có phương 313o – 133o, chiều dài 83.87 km; đoạn SH02 có phương
318o – 138o, chiều dài 57.85 km.
2.1.2. Đới đứt gãy Trường Sơn
Đới đứt gãy Trường Sơn có phương chủ đạo là Tây Bắc - Đông Nam, bắt

đầu từ khu vực Phou Khoun thuộc tỉnh Xiengkhuang, Lào, nơi bị đới đứt gãy
phương Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam Xanamkhan - Ban Done Khoun chặn lại,
rồi chạy về Đông Nam, đi qua Pak Kading thuộc tỉnh Borikhamxay, Thakhek (Thà
Khẹt) thuộc tỉnh Khammuane (Lào), A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và kết thúc
ở khu vực thị trấn Khâm Đức thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, nơi gặp
đới đứt gãy kinh tuyến Sông Pô Cô và đới đứt gãy Tam Kỳ- Phuớc Sơn. Đới đứt
gãy Trường Sơn có chiều dài chừng 750 km.
Dựa vào những khác biệt của trường trọng lực dọc đường phương, có thể
chia đứt gãy ra 08 đoạn (Hình 2.1). Theo thứ tự từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đặc
điểm của các đoạn lần lượt như sau:
Đoạn 1 (TS01) chạy dọc thung lũng nậm Sê Sạ Mỷ, đoạn chảy qua Chênh
Vênh (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), biên giới Việt Nam –
Lào, bản Phương, B. Xạ Đun, trên đất Lào, rồi chạy dọc thung lũng suối Sa Non,

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuống gặp sông Rào Quán ở khu vực làng Miệt thuộc xã Hướng Linh, huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, rồi vào thung lũng khe Trua và kết thúc ở khu vực
Vùng Kho thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đoạn có chiều dài
35.22 km, có phương tây Tây Bắc - Đông Đông Nam, nhưng hơi uốn cong, lồi về
bắc Đông Bắc, do đường phương thay đổi từ 290o- 110o, ở phần Tây Bắc, sang
300o- 120o, ở phần Đông Nam.
Đoạn 2, của đới đứt gãy Trường Sơn (TS02), có phương Tây Bắc- Đông
Nam, nhưng hơi uốn cong, lồi về Đông Bắc, do đường phương thay đổi từ 300o120o, ở phần Tây Bắc, sang 315o- 135o, ở phần Đông Nam, chiều dài 33.36 km.
Đoạn TS02 bắt đầu từ khu vực Vùng Kho, rồi chạy về Đông Nam, lần lượt qua các
địa danh: cầu Đá Đỏ (thuộc xã Pa Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), Sa Pa, Ly
Tôn (thuộc xã Tà Long, huyện Đakrơng, tỉnh Quảng Trị, Húc Nghì (thuộc xã Húc

Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) và kết thúc ở Đông Nam Húc Nghì 7 km.
Đoạn 3 của đới đứt gãy Trường Sơn (TS03) có phương Tây Bắc- Đơng Nam
(315o- 135o), có chiều dài 22.89 km, bắt đầu từ khu vực Đơng Nam Húc Nghì 7 km
đến thơn Lệ Triêng 2 thuộc xã Hồng Trung, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đoạn 4 của đới đứt gãy Trường Sơn (TS04) có phương Tây Bắc- Đông Nam,
nhưng hơi gãy khúc ở Phú Lộc, thuộc xã Sơn Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế, trong đó phần Tây Bắc có phương 312o- 118o, cịn phần Đơng Nam chuyển sang
phương 325o- 145o. Đoạn TS04 có tổng chiều dài 21.05 km, bắt đầu từ Lệ Triêng 2,
dọc thung lũng sơng Tà Rình, qua Phú Lộc, Phú Vinh, dọc thung lũng sông A Sáp và
kết thúc Hương Phú (thuộc xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là đoạn đứt gãy chạy trùng chân vách sườn phía đơng trũng A Lưới.
Đoạn 5 của đới đứt gãy Trường Sơn (TS05) có dang hơi uốn cong lồi về tây
nam do phần Tây Bắc có phương 325o – 145o, cịn phần Đơng Nam chuyển sang
phương 315o – 135o, có chiều dài 26.27 km, bắt đầu từ Hương Phú xuống đến
thượng nguồn suối B. Riêng Giống, thuộc xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh
Quảng Nam. Đây là đoạn đứt gãy chạy trùng thung lũng sông A Sáp, đoạn từ
Hương Phú đến A Tin (thuộc xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), các

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đoạn dịng chảy phương Tây Bắc- Đơng Nam ở thượng nguồn huổi Tam Lang, huổi
Tam Ka Ta thuộc lãnh thổ Lào.
Đoạn 6 của đới đứt gãy Trường Sơn (TS06) có dạng uốn cong do đường
phương chuyển từ Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam (335o – 155o) sang á kinh tuyến
(340 - 350o – 160 - 170o) rồi kinh tuyến, chiều dài 26.57 km. Từ Bắc xuống Nam,
đoạn đứt gãy TS06 chạy dọc các đoạn thung lũng có phương dịng chảy Bắc Tây
Bắc - Nam Đông Nam của các suối B. Riêng Giống, A Sò, Bờ E Danh, rồi các đoạn

sơng A Vương có dịng chảy từ nam lên bắc trong đia phận xã A Tiêng, huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam, tiếp theo là dọc các đoạn thung lũng suối A Kia có phương
kinh tuyến.
Đoạn 7 của đới đứt gãy Trường Sơn (TS07) có phương Tây Bắc - Đơng Nam
(315o - 135o), có quan hệ gấp khúc với đoạn TS06. Đoạn này dài 17.47 km, từ điểm
cách ngã ba, nơi suối A Kia hội lưu vào sông Vinh, 3 km, về hướng 3300, đến ngã
ba, nơi khe Nước Trong hội lưu vào suối Trà Vinh, thuộc địa phận xã Tà B'Hing,
huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Đoạn đứt gãy này chạy trùng với thung lũng
sông Vinh.
Đoạn 8 của đới đứt gãy Trường Sơn (TS08) có phương Tây Bắc- Đơng Nam
(315o - 135o), chạy trùng các phụ lưu của lưu sông Thanh có dịng chảy phương Tây
Bắc- Đơng Nam, thuộc địa phận xã Tà B'Hing và thị trấn Khâm Đức, huyện Phước
Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đoạn TS08 có chiều dài 25.87 km.
Đới đứt gãy Trường Sơn đóng vai trị là ranh giới phía Đơng Bắc địa khối
Inđosini. Trong khu vực nghiên cứu, đới đứt gãy Trường Sơn đóng vai trị là đường
ranh giới phân chia khối tảng Trường Sơn Bắc ở phía Đơng Bắc với khối tảng Sê
Kơng ở phía Tây Nam.
2.1.3. Đới đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn
Đới đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn, trong phạm vi nghiên cứu, có phương
thay đổi từ Đơng Bắc- tây nam, ở phần phía tây, sang đơng Đơng Bắc, ở phần đơng
và được chia thành hai đoạn dựa vào những khác biệt của trường trọng lực dọc
đường phương. Đặc điểm của các đoạn như sau:

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đoạn 1 của đới đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn (TK-PS01) có phương Đơng
Bắc – tây nam (225o - 45o), kéo chiều dài 16.74 km dọc sông Trường, đoạn từ thôn

9, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đến điểm đứt gãy Tam KỳPhước Sơn cắt sông Thu Bồn, ở khu vực cách ngã ba sông Trường hội lưu vào sơng
Thu Bồn 1300 m về phía đơng Đông Nam
Đoạn 2 của đới đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn (TK-PS02) có phương đơng
Đơng Bắc - tây tây nam (252o - 72o), kéo chiều dài 27.09 km từ điểm đứt gãy Tam
Kỳ- Phước Sơn cắt sông Thu Bồn, ở khu vực cách ngã ba sông Trường hội lưu vào
sơng Thu Bồn 1300 m về phía đơng Đơng Nam, đến khu vực thơn 9, xã Bình Lâm,
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (biên phía đơng của khu vực nghiên cứu). Đoạn
TK-PS02 chạy qua thị trấn Tân An, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và trùng dọc
sông Trào, đoạn chảy từ đơng Đơng Bắc về tây tây nam, sơng Bình Chánh, đoạn
chảy từ tây tây nam lên đông Đông Bắc.
2.1.4. Đới đứt gãy Sông Chảy (cấp II)
Đới đứt gãy Sông Chảy có phương Tây Bắc – Đơng Nam. Đới đứt gãy được
phát hiện và định vị bằng tài liệu trong lực và từ. Đặc trưng phân miền trường dị
thường trọng lực và trường từ ở hai bên cánh của đứt gãy là rất rõ nét [2]. Cũng theo
Cao Đình Triều, Phạm Huy Long (2002), đứt gãy Sơng Chảy có phạm vi hoạt động
lớn, có góc cắm nghiêng thoải về phía Đông Bắc.
Trong phạm vi nghiên cứu, đới đứt gãy được chia ra hai đoạn SCH01 và
SHC02, trong đó đoạn SCH01 có phương 313o – 133o, chiều dài 41.24 km; đoạn
SHC02 có phương 316o – 136o, chiều dài 48.41 km.
2.1.5. Đới đứt gãy Đồng Hới – Thuận An (cấp II)
Đới đứt gãy Đồng Hới – Thuận An có phương Tây Bắc – Đông Nam, chiều
dài khoảng 230 - 240 km, phát triển ở rìa đơng đới Trường Sơn Bắc và chạy dọc bờ
biển, đoạn từ cửa sơng Gianh, qua Lý Hịa, Đồng Hới, cửa Việt, cửa Thuận An, tới
hòn Sơn Chà. Đới đứt gãy Đồng Hới – Thuận An đóng vai trị ranh giới giữa khối
Rìa Đơng Trường Sơn Bắc (cánh Đông Bắc) với khối Lệ Thủy-Nam Đông (cánh tây
nam). Cũng theo tài liệu trọng lực và từ, mặt trượt đứt gãy có thế nằm nghiêng 70-

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



80o về phía Đơng Bắc [1] và trong phạm vi nghiên cứu, đới đứt gãy được chia ra
năm đoạn ĐH-TA01, ĐH-TA02, ĐH-TA03, ĐH-TA04 và ĐH-TA05, trong đó đoạn
ĐH-TA 01 có phương 315o – 135o, chiều dài 30.32 km; đoạn ĐH-TA02 có phương
310o – 130o, chiều dài 51.96 km, đoạn ĐH-TA03 có phương 305o – 125o, chiều dài
47.71 km, đoạn ĐH-TA04 có phương 300o – 120o, chiều dài 41.27 km và đoạn ĐHTA05 có phương 303o – 123o, chiều dài 36.72 km.
2.1.6. Đới đứt gãy Nam Ơ - Nam Đơng (cấp II)
Đới đứt gãy Nam Ơ - Nam Đơng có phương á vĩ tuyến và có quan hệ dạng
cánh gà đối với đới đứt gãy Trường Sơn. Mút phía tây của đứt gãy tựa vào đứt gãy
Trường Sơn ở khu vực trung tâm xã Hồng Kim, huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
và mút phía đơng ở nam bán đảo Sơn Trà, nơi gặp ranh giới phía đơng của khu vực
nghiên cứu. Trong khu vực nghiên cứu, chiều dài của đới đứt gãy là 90 km. Dựa vào
những khác biệt của trường trọng lực dọc đường phương có thể chia đứt gãy Nam Ơ
- Nam Đơng thành 05 đoạn. Từ tây sang đông, phân bố của các đoạn đứt gãy của đới
đứt gãy Nam Ơ - Nam Đơng lần lượt như sau:
Đoạn 1 của đới đứt gãy Nam Ô - Nam Đơng (NO-NĐ01) có phương tây Tây
Bắc - đơng Đơng Nam, hơi uốn cong lồi về tây nam, điểm uốn ở khu vực ngã ba, nơi
suối Ta Li hội lưu vào sông Bồ. Phần tây của đoạn bắt đầu từ trung tâm xã Hồng Kim
và thẳng theo phương 295o – 115o đến khu vực ngã ba suối Ta Li; phần đông của
đoạn NO-NĐ01có phương 290o – 110o, từ khu vực ngã ba suối Ta Li đến khu vực
ngã ba giữa phụ lưu có dịng chảy từ tây sang đơng với sơng Dòng. Chiều dài đoạn
NO-NDD là 20.86 km.
Đoạn 2 của đới đứt gãy Nam Ơ - Nam Đơng (NO-NĐ02) có đường phương từ
á vĩ tuyến (275o - 95o), chiều dài 30.8 km, từ ngã ba giữa phụ lưu có dịng chảy từ tây
sang đơng với sơng Dịng đến khu vực cách trung tâm thị trấn Khe Tre (huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) 5.35 km về phía 1150.
Đoạn 3 của đới đứt gãy Nam Ơ - Nam Đơng (NO-NĐ03) có đường phương vĩ
tuyến (270o - 90o). Đoạn NO-NĐ03 có chiều dài 13.62 km, chạy trùng thung lũng
sông Ba Ran (sông Tả Trạch) thuộc địa phận xã Hương Lộc (huyện Nam Đông, tỉnh


15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thừa Thiên Huế) và khe Đá Mài thuộc địa phận xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, tp.
Đà Nẵng).
Đoạn 4 của đới đứt gãy Nam Ơ - Nam Đơng (NO-NĐ04) có đường phương vĩ
tuyến (270o - 90o), có chiều dài 9.4 km, phát triển trong địa phận xã Hòa Bắc.
Đoạn 5 của đới đứt gãy Nam Ơ - Nam Đơng (NO-NĐ05) có đường phương á
vĩ tuyến (275o - 95o), có chiều dài 15.18 km, bắt đầu từ khu vực ngã ba, nơi khe Mun
hợp lưu vào sông Cu Đê, đứt gãy chạy về đơng đi qua trung tâm xã Hịa Bắc, huyện
Hịa Vang, cầu Nam Ơ và kết thúc ở khu vực cửa Nam Ô.
Đoạn 6 của đới đứt gãy Nam Ô - Nam Đông (NO - NĐ06) được vạch dự đoán,
tiếp nối đoạn NO - NĐ05, từ khu vực cửa Nam Ô qua vụng Đà Nẵng và đến mũi Bãi
Nam thuộc bán đảo Sơn Trà. Theo đó, đoạn NO - NĐ06 có phương á vĩ tuyến (280o 100o) và có chiều dài 20.11 km.
2.1.7. Đới đứt gãy Khe Giữa - Vĩnh Linh (cấp III)
Đới đứt gãy Khe Giữa - Vĩnh Linh có phương tây Tây Bắc- đơng Đơng Nam,
có mút phía tây nằm trên lãnh thổ Lào, có tổng chiều dài 112 km. Phần đứt gãy
trong khu vực nghiên cứu có chiều dài 58.81 km, được chia thành 4 đoạn dựa vào
những khác biệt của trường trọng lực dọc đường phương. Các đoạn được đánh số
lần lượt từ tây sang đông. Đặc Điểm của các đoạn lần lượt như sau:
Đoạn 1 của đứt gãy Khe Giữa - Vĩnh Linh (KG-VL01) có phương á vĩ tuyến
(85o- 265o), chiều dài 11 km, từ ranh giới phía tây vùng nghiên cứu đến Khe Giữa.
Đoạn đứt gãy này đã chạy trùng các suối nhánh có phương á vĩ tuyến của sơng
Long Đại, thuộc xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Đoạn 2 của đứt gãy Khe Giữa- Vĩnh Linh (KG - VL 02) có phương tây Tây
Bắc – đơng Đơng Nam (280o- 100o), kéo dài 19.15 km từ Khe Giữa (thuộc xã Ngân
Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) tới bản Chn, thuộc xã Kim Thủy, huyện

Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đoạn KG – VL 02 đã chạy dọc thung lũng suối Chu Ke.
Đoạn 3 của đứt gãy Khe Giữa - Vĩnh Linh (KG - VL 03) cũng có phương tây
Tây Bắc – đông Đông Nam (280o- 100o), kéo dài 15.97 km từ bản Chuôn tới khu
vực trung tâm hồ Bảo Đài, thuộc địa phận xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Quảng Trị. Đoạn KG - VL 03 trùng với các đoạn dịng chảy phương Tây Tây Bắc –
Đơng Đơng Nam.
Đoạn 4 của đứt gãy Khe Giữa- Vĩnh Linh (KG- VL 04) cũng có phương tây
Tây Bắc- đơng Đơng Nam (285o- 105o), kéo dài 12.69 km từ trung tâm hồ Bảo Đài
đến khu vực thôn Đơn Thạch thuộc địa phận xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị. Đoạn KG - VL 04 chạy dọc hồ Bảo Đài cũng như các đoạn dịng chảy
phương tây Tây Bắc- đơng Đơng Nam của suối Sa Lung.
2.1.8. Đới đứt gãy Sông Cam Lộ
Trong phạm vi nghiên cứu, đới đứt gãy Sơng Cam Lộ có chiều dài 82.34 km.
Dựa vào đặc điểm đường phương và những khác biệt của trường trọng lực dọc
đường phương có thể chia phần đới đứt gãy này thành 4 đoạn. Từ tây sang đông,
đặc điểm của các đoạn lần lượt như sau:
Đoạn 1 của đứt gãy Sông Cam Lộ (SCL01) có phương tây Tây Bắc- đơng
Đơng Nam (290o- 110o), có chiều dài 33.06 km, bắt đầu từ ranh giới phía tây khu
vực nghiên cứu rồi chạy về đông Đông Nam, cắt biên giới Việt – Lào, ở khu vực
bản Ta Pọng, đi qua Chà Lỳ, thôn Tri (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị), vào thung lũng sơng Cam Lộ và kết thúc ở khu vực bản R Leng xã
Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Đoạn 2 của đứt gãy Sông Cam Lộ (SCL02) chạy dọc sông Cam Lộ, có
phương tây Tây Bắc- đơng Đơng Nam (290o- 110o), chiều dài 13.52 km, bắt đầu từ

khu vực bản R Leng và kết thúc ở khu vực Tây Bắc cầu Đầu Mầu (thuộc địa phận
xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) 0.5 km.
Đoạn 3 của đứt gãy Sông Cam Lộ (SCL03) có dạng uốn cong lồi về Đơng
Nam, được tạo bởi phần phía tây của đoạn có phương 85o- 265o và phần phía đơng
của đoạn có phương 68o- 248o, điểm uốn ở khu vực Tân Trúc, xã Cam Hiếu, huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đoạn SCL03 trải dài 24.91 km, dọc thung lũng sơng Cam
Lộ, đoạn dịng chảy từ tây tây nam lên đông dông bắc, đi qua Cam Lộ; có mút tây
tây nam ở khu vực Tây Bắc cầu Đầu Mầu 0.5 km và đông Đông Bắc ở khu vực xóm
Sau, phường Đơng Giang, thành phố Đơng Hà, tỉnh Quảng Trị.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×