Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán từ đó đưa ra ý kiến của nhóm nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.04 KB, 22 trang )

Đề bài: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về công bố thông tin
trên thị trường chứng khốn. Từ đó đưa ra ý kiến của nhóm nhằm tăng cường
tính cơng khai, minh bạch của thị trường chứng khoán.
MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CBTT
TTCK
UBCKNN
SGDCK
DN
DNNY
NĐT
TTCKTT

Giải nghĩa
Công bố thơng tin
Thị trường chứng khốn
Ủy ban chứng khốn nhà nước
Sở giao dịch chứng khoán
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp niêm yết
Nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán tập trung

2



MỞ ĐẦU
Trên thị trường chứng khốn, thơng tin đóng vai trò quan trọng giúp nhà đầu
tư phân loại được hàng hóa trong bối cảnh hiện nay tồn tại nhiều mặt hàng tốt, mặt
hàng xấu, mặt hàng đem lại lợi nhuận cao đến những mặt hàng nếu đầu tư sẽ dẫn
đến nguy cơ phá sản. Nếu thiếu thơng tin thì nhà đầu tư sẽ không thể đưa ra quyết
định đầu tư một cách đúng đắn. Bởi lẽ đó, pháp luật chứng khốn quy định nghĩa
vụ cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư đồng thời xây dựng nên mơi trường chứng khốn minh bạch. Tuy nhiên, thị
trường chứng khoán Việt Nam đang trên con đường phát triển nên vẫn ẩn chứa
nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do vậy, với mong muốn được nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn
đề này, nhóm chúng em xin chọn đề bài số 10: “Phân tích các quy định của pháp
luật hiện hành về công bố thông tin trên thị trường chứng khốn, từ đó đưa ra ý
kiến của nhóm nhằm tăng cường tính cơng khai, minh bạch của thị trường chứng
khốn” làm đề tài bài tập nhóm.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN
1. Khái niệm cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn
Cơng bố thơng tin (CBTT) là hoạt động không thể thiếu nhằm cung cấp thông
tin đến những nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn. CBTT khơng chỉ có ý nghĩa
đối với nhà đầu tư mà cịn có ý nghĩa đối với bản thân tổ chức phát hành và với cơ
quan quản lý nhà nước. Để nhà đầu tư biết được tình hình sản xuất, kinh doanh
buộc chủ thể phát hành phải CBTT. CBTT trên thị trường chứng khốn khơng chỉ
giúp các cơng ty thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư đến chứng khoán của

3


cơng ty mình mà cịn giúp cho các cơ quan nhà nước quản lý được thị trường

chứng khốn.
Như vậy, có thể hiểu rằng: Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là
hoạt động của các chủ thể luật định nhằm cơng khai các thơng tin về tổ chức, tình
hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của tổ chức phát hành theo quy
định của pháp luật nhằm giúp cơng chúng đầu tư có được những thơng tin cần
thiết trên cơ sở đó, có thể ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
2. Đặc điểm công bố thông tin
Thứ nhất, CBTT trên TTCK là hoạt động thường xuyên của công ty đại
chúng, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng; tổ chức phát hành
thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng; tổ chức niêm yết trái phiếu
doanh nghiệp; cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khốn, chi
nhánh cơng ty chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam và chi nhánh cơng ty quản lý
quỹ nước ngồi tại Việt Nam, văn phịng đại diện cơng ty chứng khốn và cơng ty
quản lý quỹ nước ngồi tại Việt Nam, quỹ đại chúng, ...
Thứ hai, CBTT trên TTCK gắn liền với diễn biến hoạt động của tổ chức phát
hành và của thị trường. Đây là yếu tố sống còn để thị trường hoạt động có hiệu quả
và phát huy được hiệu lực của hoạt động giám sát theo cơ chế thị trường đối với
công ty.
Thứ ba, CBTT gắn liền với thẩm quyền của các chủ thể nhất định. Công ty là
một thực thể nhân tạo nên tự nó khơng thể thực hiện được các hoạt động mà phải
thông qua người đại diện có thẩm quyền. Người đại diện có thẩm quyền sẽ là
người thay mặt cho công ty công bố các thơng tin. Chỉ những thơng tin của người
có thẩm quyền cơng bố mới được coi là nguồn thơng tin chính thức của công ty và

4


công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các thông tin do người có thẩm quyền của
mình cơng bố.
II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG

HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN.
1. Quy định của pháp luật hiện hành về công bố thông tin
Quy định pháp luật về công bố thơng tin trong hoạt động chứng khốn được
pháp luật Việt Nam quy định tại Chương VIII CÔNG BỐ THÔNG TIN ( từ Điều
118 – Điều 128) Luật chứng khoán 2019 và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư
96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khốn.
1.1. Đối tượng cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khoán
Các quy định pháp luật về CBTT trong hoạt động chứng khoán đã quy định
rõ ràng và chi tiết về các đối tượng phải CBTT. Căn cứ quy định tại Điều 118 Luật
chứng khoán 2019 và hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 96/2020/TT-BTC. Bao
gồm các đối tượng:
Công ty đại chúng được quy định tại Điều 32 Luật chứng khốn 2019. Ở thị
trường Việt Nam hiện nay, cơng ty đại chúng chiếm số lượng chủ yếu. Luật Chứng
khoán hiện hành đã có sự quan tâm thích đáng đến cơng ty đại chúng một loại hình
cơng ty mà những biến động của nó khơng chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của một số
lượng cổ đông lớn hơn bất cứ loại hình doanh nghiệp nào mà nó cịn có ảnh hưởng
sâu sắc đến TTCK.
Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán (ngoại trừ
trường hợp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) căn cứ quy định tại
Khoản 13 Điều 6 Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung 2010. Và cụ thể theo Thông
tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn do
Bộ Tài chính ban hành thì tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu sẽ phải
5


công bố thông tin theo quy định. Trong cơ cấu của “chợ chứng khốn” thì tổ chức
phát hành là người mang hàng hóa ra bán. Có thể nói rằng hàng hóa trên thị trường
chứng khốn ở hàng hóa ảo, cũng như công ty đại chúng, sản phẩm mà tổ chức
phát hành sẽ cung cấp cho thị trường có tác động rất lớn đến sự phát triển trên thị
trường.

Công ty quản lý quỹ, cơng ty chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khoán là
những chủ thể đặc biệt của TTCK, ba công ty này là những tổ chức thực hiện giao
dịch trên cơ sở thì sản của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho khách hàng. Mặc
dù, các công ty này khơng cung cấp hàng hóa cho thị trường, nhưng chúng lại là
những tổ chức trực tiếp, hoặc đưa ra quyết định thực hiện các giao dịch trên thị
trường, sử dụng tiền của nhà đầu tư để tham gia vào thị trường. Khi nhà đầu tư mở
tài khoản hay gặp vấn đề tại các tổ chức này, nhà đầu tư đã phải chấp nhận những
rà soát nhất định khi đưa tài sản của mình cho người khác quản lý và sử dụng. Bên
cạnh đó, cơng ty chứng khốn cịn được phép hoạt động tự doanh. Đây là những
nhà đầu tư chuyên nghiệp, có chiến lược đầu tư, thơng tin trên thị trường ln có
nhiều hơn so với các đối tượng khác nên tổng hoạt động của các tổ chức này có thể
có những tác động rất lớn với thị trường chứng khốn. Bằng những lý do đó mà
u cầu cơng bố thông tin đối với các chủ thể này là rất cần thiết.
Sở giao dịch chứng khốn là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động theo mơ
hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cơng ty cổ phần, có chức năng tổ chức và
giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.
Tổng cơng ty lưu ký và bù trừ chứng khốn là một loại hình doanh nghiệp
được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019 và
Luật Doanh nghiệp năm 2020 do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khốn
Việt Nam có những chức năng chính đó là: tổ chức thực hiện đăng ký, lưu ký, bù
6


trừ, thanh toán chứng khoán; giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh
toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp
luật chứng khoán; các chức năng khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khốn Việt Nam.
Ngồi các chủ thể trên, tại Thơng tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố
thông tin trên thị trường chứng khốn do Bộ Tài chính ban hành thì cịn chủ thể

khác nghĩa vụ công bố thông tin là “Cổ đông và nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở nên”
chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng dạng đóng. Cổ đông sáng lập trong thời gian
bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần, Cổ đông nội bộ và nhà đầu tư nội bộ của quỹ
dạng đóng, người được ủy quyền cơng bố thông tin và người liên quan (quy định
tại điểm a khoản 5 điều 25 Thông tư 96/2020).
1.2. Phương tiện và hình thức cơng bố thơng tin
Phương tiện cơng bố thơng tin là những phương thức mà chủ thể có nghĩa vụ
sử dụng để thơng qua đó, thơng tin được cơng bố và cơng chúng có thể tiếp nhận
được thơng tin mà chủ thể này cung cấp. Thông tin không thể tự thân đến với công
chúng và tất cả các chủ thể tham TTCK. Chính vì vậy để đảm bảo quyền được
cung cấp thông tin của các chủ thể trên TTCK, pháp luật đã quy định các đối tượng
được cung cấp thông tin và cũng quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin phải cung
cấp bằng phương tiện phổ biến nhất, mức độ đại chúng cao và các chủ thể có thể
tiếp cận dễ dàng thơng tin mà chủ thể khác có nghĩa vụ cung cấp ( căn cứ quy định
tại Điều 7 Thơng tư 96/2020/TT-BTC1 ) . Cịn có quy định riêng cho tổ chức là

1 Điều 7 TT 96/2020 TT-BTC quy định về phương tiện công bố thông tin:
“1. Các phương tiện báo cáo, công bố thông tin bao gồm:
a) Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng công bố thông tin;
b) Hệ thống cơng bố thơng tin của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước;
c) Trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khốn, phương tiện cơng bố thơng tin khác theo Quy chế của Sở giao dịch chứng khốn;
d) Trang thơng tin điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khốn Việt Nam;
đ) Các phương tiện thơng tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử,…).

7


đối tượng thông tin phải lập trang thông tin điện tử theo quy định tại khoản 2 điều
7 thông tư này.
Về hình thức cơng bố thơng tin: Các tài liệu, báo cáo gửi cho UBCKNN,

SGDCK được thể hiện dưới hình thức văn bản và hình thức dữ liệu điện tử có sử
dụng ký số theo hướng dẫn văn bản và hình thức dữ liệu điện tử có sử dụng ký số
theo hướng dẫn của UBCKNN, SGDCK.
1.3. Nguyên tắc công bố thông tin
Đây là việc quan trọng khi xây dựng các quy định pháp luật về CBTT trên
TTCK. Bởi lẽ đây sẽ là cơ sở để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về CBTT, đồng
thời góp phần vào việc phát hiện, đánh giá và ngăn chăn kịp thời các hành vi vi
phạm pháp luật về CBTT được quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2020 TT-BTC.
Việc CBTT phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật.
Việc cung cấp thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc
người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện. Người làm đại diện cũng cần có
trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về thông tin do người uỷ quyền
công bố thơng tin cơng bố. Trường hợp có bất kỳ thơng tin nào làm ảnh hưởng đến
giá chứng khốn thì người đại diện theo pháp luật hoặc người công bố thơng tin
phải xác nhận hoặc đính chính thơng tin trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông tin
hoặc yêu cầu của UBCKNN, SGDCK. Ngôn ngữ thực hiện trên TTCK Việt Nam
phải là tiếng việt. Trường hợp thông tin bổ sung bằng ngơn ngữ khác thì cần cơng
bố thơng tin bao gồm Tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo quy định. Ngày công bố là
ngày thông tin xuất hiện trên phương tiện công bố thông tin; ngày báo cáo về việc
CBTT là ngày gửi fax, gửi dữ liệu điện tử.

8


1.4. Nội dung công bố thông tin
Chế độ CBTT là nội dung quan trọng nhất của pháp luật về CBTT trên TTCK.
Bởi lẽ các tổ chức phát hành khi thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng để
huy động vốn thì cần cung cấp, cơng bố hệ thống các thông tin cần thiết để nhà đầu
tư đánh giá về thực tiễn tiềm tăng sinh lợi của đồng vốn mà mình đầu tư. Hệ thống
thơng tin cơng bố bao gồm: CBTT định kỳ là việc CBTT vào những thời điểm quy

định. Các thông tin định kỳ thường là báo cáo tài chính năm, quý..; CBTT bất
thường là việc CBTT ngay sau khi xảy ra các sự kiện quan trọng, có thể ảnh hưởng
giá chứng khốn hoặc lợi ích của nhà đầu tư. Loại thông tin này cần được công bố
ngay khi nó diễn ra để bảo đảm cho cơng chúng đầu tư biết được nhằm bảo vệ
quyền lợi của nhà đầu tư.; CBTT theo yêu cầu là việc CBTT khi UBCKNN và
SGDCK yêu cầu. Tuỳ thuộc vào các yêu cầu quản lý khác nhau, cơ quan quản lý
thị trường có quyền yêu cầu các chủ thể tham gia thị trường cơng bố thơng tin mà
Thơng tư 96/2020 TT-BTC đã có những quy định rõ ràng về từng nghĩa vụ và các
loại thông tin mà các chủ thể nêu trên phải thực hiện công bố.
2. Một số thành tựu đạt được
So với quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC, Thông tư 96 hiện hành đã
mở rộng đối tượng công bố thông tin. Theo đó, Thơng tư 96 quy định khá tồn diện
các đối tượng có nghĩa vụ cơng bố thơng tin như: Công ty đại chúng; tổ chức phát
hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng; tổ chức phát hành thực hiện chào bán
cổ phiếu lần đầu ra công chúng; tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp; cơng ty
chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh cơng ty chứng
khốn nước ngồi tại Việt Nam và chi nhánh cơng ty quản lý quỹ nước ngồi tại
Việt Nam; văn phịng đại diện cơng ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ nước
ngoài tại Việt Nam; quỹ đại chúng, cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng…

9


Việc pháp luật u cầu tồn bộ cơng ty đại chúng phải thực hiện CBTT đã tạo
ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các cổ đơng ở những cơng ty đại chúng, kể cả công ty đại chúng chưa niêm
yết. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng được xây
dựng dựa trên nền tảng của sự phát triển TTCK theo từng giai đoạn phát triển khác
nhau giúp tăng cường tính cơng khai, minh bạch của thị trường, bảo vệ tốt hơn
quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Các quy định pháp luật đầy đủ đã tạo

điều kiện thuận lợi để chủ thể có nghĩa vụ thực hiện CBTT cũng như việc phát
hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT. Theo
báo cáo tài chính, tính đến cuối năm 2020, đã có gần 1.490 công ty đại chúng chưa
niêm yết cổ phiếu đã đăng ký hồ sơ công ty đại chúng với UBCKNN, gần 893
công ty đại chúng niêm yết trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà
Nội và 361 cơng ty đại chúng đăng ký giao dịch trên UpCom (Thị trường đăng ký
giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết). Theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC,
hoạt động CBTT của công ty đại chúng được thực hiện thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng
công bố thông tin; Hệ thống công bố thông tin của UBCKNN; Trang thông tin điện
tử của SGDCK, phương tiện công bố thông tin khác theo Quy chế của Sở giao dịch
chứng khoán; Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật
(báo in, báo điện tử,…).
Ngày 20/06, Chương trình IR Awards 2022 2 chính thức cơng bố kết quả khảo
sát tồn diện về hoạt động công bố thông tin (CBTT) trên thị trường chứng khoán
của tất cả doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong năm 2022. Kết quả
khảo sát trên 736 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) cho thấy, chỉ có 385 DNNY đạt
chuẩn CBTT, chiếm hơn 52% tổng số doanh nghiệp (DN) được khảo sát. Mặc dù
2 Xem phụ lục (1)

10


vậy, tỷ lệ này đã có chuyển biến rất tích cực theo thời gian qua 12 kỳ khảo sát
(2011 - 2022), từ mức chỉ 3% (2011) nay đã ghi nhận thành tích vượt trội với 52%
(năm 2022).
Từ thực trạng hoạt động cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt
Nam, chúng ta có thể rút ra được những ưu điểm phát triển pháp luật về CBTT trên
TTCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua như sau:
Một là, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam đã phản ánh

được mức độ phát triển, các yêu cầu về CBTT trong giai đoạn phát triển khác nhau
của TTCK. Các quy định pháp luật về CBTT đã đồng hành cùng những biến động,
thăng trầm của TTCK, nhưng chính pháp luật về CBTT đã góp phần rất lớn vào
việc nâng cao tính minh bạch trên thị trường, đặc biệt là việc hồn thiện thơng tin
mà các chủ thể tham gia thị trường phải thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để tạo
lập kỷ luật của TTCK nước ta trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Hai là, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam góp phần rất
lớn vào việc thiết lập trật tự, kỷ cương thị trường. Công khai là nguyên tắc quan
trọng nhất của TTCK. Nguyên tắc này yêu cầu các chủ thể tham gia thị trường phải
công khai thông tin liên quan đến hoạt động của mình. Thơng qua việc cơng khai
thơng tin, nhà đầu tư, cơ quan quản lý thị trường thấy được thực trạng hoạt động,
tiềm năng phát triển của công ty, phát hiện và xử lý kịp thời các công ty không đủ
điều kiện niêm yết ra khỏi hoạt động giao dịch, tránh thiệt hại cho nhà đầu tư.
Ba là, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK quy định cụ thể nội dung
thông tin cần công bố phù hợp vời từng chủ thể tham gia thị trường. Các quy định
này là sự tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về CBTT trên TTCK.

11


3. Một số hạn chế còn tồn tại
Với những kết quả đã đạt được như đã phân tích ở trên, thực tiễn thi hành
pháp luật về công bố thông tin trong thị trường chứng khốn, các quy định về cơng
bố thơng tin vẫn cịn tồn tại những hạn chế. Cụ thể là:
Thứ nhất, quy định pháp luật về CBTT chưa quy định cụ thể trách nhiệm của
người thực hiện CBTT của công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng
khốn, cơng ty quản lý quỹ, quỹ đại chúng. Việc CBTT của tổ chức phát hành tổ
chức niêm yết cơng ty quản lý quỹ cơng ty chứng khốn phải do Tổng giám
đốc/Giám đốc hoặc nhân viên CBTT được uỷ quyền thực hiện. Tổng giám
đốc/Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do nhân viên CBTT

được uỷ quyền công bố. Pháp luật hiện hành mới chỉ yêu cầu Tổng Giám
đốc/Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được công bố, mà chưa
quy định trong trường hợp người thực hiện CBTT công bố sai nội dung thông tin,
công bố thiếu thông tin hay chậm CBTT thì phải chịu trách nhiệm như thế nào.
Thứ hai, quy định pháp luật về quyền được tiếp cận thông tin của cổ đông
thiểu số, các biện pháp chống lại các hành vi trục lợi từ tình trạng thơng tin bất cân
xứng của cổ đông lớn chưa được quy định cụ thể rõ ràng. Theo quy định của pháp
luật, các cổ đông phải được đối xử công bằng, mỗi cổ phần của cùng một loại đều
tạo cho cổ đông sở hữu nó các quyền và nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. 3 (2) Đã có
rất nhiều sai phạm trong việc CBTT về phát hành cổ phần xâm phạm đến quyền lợi
của các cổ đông thiểu số. Trường hợp Công ty cổ phần Giao nhận vận tải và
thương mại (Vinalink) khi tăng vốn từ 36 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng đã đề ra phương
án bán 162.000 cổ phần cho Công ty Giao nhận khi vận ngoại thương thành phố
Hồ Chí Minh (Vinatrans) với giá bằng mệnh giá 100.000đ, trong khi đó giá thị
trường của Vinalink là 1.500.000đ/cổ phần. Vụ việc Công ty cổ phần dịch vụ Sài
3 Xem phụ lục (2)

12


Gịn - Savico cũng đã từng gây xơn xao dư luận khi cho cán bộ lãnh đạo mua cổ
phiếu với giá ưu đãi với giá 30.000 đồng trong khi đó giá thị trường là 118.000
đồng. Những ví dụ trên là minh chứng cụ thể cho nhận định: Cổ đông lớn không
công bố thông tin trong các trường hợp cần thiết thì khơng đúng, mà chỉ là việc
cơng bố có đúng thời điểm hay không mà thôi.
Trường hợp công ty phát hành có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa
vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được công bố đầy đủ cho cổ đông và
phải được Đại hội đồng cổ đơng thơng qua.
Ngồi ra, có những trường hợp thành viên hội đồng quản trị và lãnh đạo
doanh nghiệp có được những quyền ưu tiên mua cổ phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi

nhưng không được công bố công khai, kịp thời. Sự phân chia không công bằng này
dẫn tới việc lạm quyền từ một số cá nhân nhằm chiếm một phần tài sản lợi cơ bản
của cổ đông đã vi phạm. Sự phân chia không công bằng này dẫn tới việc lạm
quyền từ một số cá nhân nhằm chiếm một phần tài sản doanh nghiệp về cho lãnh
đạo hoặc những cổ đông lớn, tước đi một phần tài sản của cổ đông nhỏ.
Thứ ba, về chế độ kiểm toán, mặc dù pháp luật đã cố gắng tạo ra một hành
lang pháp lý để điều chỉnh nội dung này, tuy nhiên thực tế cho thấy những quy
định về kiểm tốn gặp khơng ít khó khăn trong thực thi, những bất cập của pháp
luật vẫn còn cũng như thực trạng áp dụng pháp luật còn nhiều vấn đề nổi cộm cần
giải quyết. Nhiều nội dung trong Luật kiểm toán chưa được quy định một cách đầy
đủ, hiệu quả và chất lượng của hoạt động kiểm toán, các hành vi cấm doanh nghiệp
kiểm toán và kiểm toán viên thực hiện vẫn chưa được quy định một cách đầy đủ và
chi tiết, khơng có cơ chế đảm bảo cho yêu cầu về tiêu chuẩn kiểm toán viên dẫn
đến hiện tượng cho thuê chứng chỉ kiểm toán...; một số nghiệp vụ kỹ thuật như:
quy trình kiểm tốn, hồ sơ kiểm toán, báo cáo kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch
vụ kiểm toán...cũng chưa được quy định một cách đầy đủ.
13


Những năm qua, TTCK Việt Nam đã có bước phát triển nhanh. Chỉ số, giá trị
giao dịch và số lượng nhà đầu tư mới... liên tục gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
cũng xuất hiện nhiều hành vi tiêu cực, thiếu minh bạch gây ra khơng ít đợt sóng
gió, ảnh hưởng đến thị trường. Trong số đó khơng thể khơng nhắc tới các vụ việc
thao túng cổ phiếu, hành vi gian dối trong phát hành trái phiếu, đưa thông tin sai
lệch, mua bán chênh lệch bất thường trong phiên... Những vụ việc trên tựu chung
lại đều xuất phát từ sự kém minh bạch của DN. Một lần nữa, yêu cầu về việc thực
hiện công khai thông tin trên TTCK lại càng trở nên cấp thiết.
Các hành vi thiếu minh bạch trên TTCK diễn ra dưới nhiều thủ đoạn tinh vi,
phức tạp, chủ yếu bao gồm: vi phạm nguyên tắc công bố thông tin liên quan đến
DN và giao dịch như công bố không kịp thời, công bố thông tin sai lệch hoặc

không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật; Không báo cáo các giao dịch
mua bán cổ phiếu, không công bố thông tin trước khi giao dịch hoặc khơng ghi
nhận trong báo cáo tình hình quản trị công ty về giao dịch của các cổ đông lớn, cổ
đơng nội bộ và người có liên quan.
Lợi dụng tình trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK, một số tổ chức, cá
nhân đã đăng tải các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội để “thổi giá” cổ phiếu,
tạo lập và lơi kéo các nhóm đầu tư, nhóm tư vấn mua bán cổ phiếu để trục lợi, gây
thiệt hại cho nhà đầu tư ...
So với các cổ đông nội bộ, người có liên quan, luật sư, kiểm tốn viên và các
NĐT chứng khốn chun nghiệp, nhóm nhà đầu tư cá nhân thường khơng nắm bắt
kịp thời hoặc hồn tồn khơng biết tới các thơng tin trọng yếu, có ảnh hưởng trực
tiếp tới giá cổ phiếu của công ty như các vụ mua bán, sáp nhập, thay đổi lãnh đạo
DN hoặc dự báo sớm kết quả kinh doanh, các dự án lớn sắp triển khai...

14


III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠNG BỐ
THƠNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
Thứ nhất, pháp luật cần hoàn thiện quy định về CBTT trên TTCKTT. Hoạt
động công bố thông tin trên TTCKTT là hoạt động quan trọng vì có ảnh hưởng
trực tiếp đến tính đúng đắn trong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Vì vậy, để
đảm bảo có được một TTCK minh bạch và hiệu quả, bảo vệ quyền được thông tin
tương xứng của nhà đầu tư, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với các NĐT
cần phải tăng cường tính cơng khai, minh bạch và hiệu quả của hoạt động cơng bố
thơng tin trên thị trường chứng khốn. Pháp luật cần phải quy định chi tiết về các
loại thơng tin nhạy cảm đối với thị trường chứng khốn nhằm tạo điều kiện pháp
hiện kịp thời các giao dịch nội gián. Tăng cường các biện pháp chế tài đối với các
hành vi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin trên TTCK đặc biệt là truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội trong việc công bố thông tin trên

TTCKTT.
Thứ hai, xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty niêm yết. Để
góp phần khuyến khích các cơng ty niêm yết thực hiện tốt hoạt động CBTT hàng
năm, các SGDCK đã tổ chức chấm điểm báo cáo thường niên của các cơng ty niêm
yết, với các tiêu chí như có nội dung về quản trị cơng ty tốt nhất... nhằm khích lệ
các công ty trong thực hiện công bố thông tin. Tuy nhiên, việc đánh giá báo cáo
thường niên chưa đủ để xác định một cơng ty niêm yết có minh bạch hay không.
Theo thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của nhiều quốc gia có TTCK phát triển, cần
có một bộ chỉ số riêng về minh bạch thông tin để làm cơ sở đánh giá tính cơng
khai, minh bạch thơng tin trên thị trường của các doanh nghiệp niêm yết .Việc xây
dựng chỉ số minh bạch thông tin giúp nhà đầu tư nhận thức rõ hơn về tổ chức và
hoạt động của công ty, đồng thời, cải thiện đáng kể mức độ minh bạch thông tin

15


trên TTCK. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có bất kỳ bộ chỉ số minh bạch thông tin
chung nào được áp dụng để đo lường mức độ minh bạch của các cơng ty niêm yết.
Chính vì vậy, bên cạnh việc hồn thiện hệ thống pháp luật về chứng khốn và
TTCK nói chung và pháp luật về CBTT trên TTCK nói riêng thì để tăng cường
mức độ hiệu quả của quá trình thực hiện pháp luật thì việc xây dựng, hồn thiện
một bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với các công ty niêm yết trên cơ sở tiếp thu
kinh nghiệm của các nước là điều thực sự cần thiết
Thứ ba, hồn thiện hệ thống cơng bố thơng tin của Ủy ban chứng khoán Nhà
nước và các sở giao dịch chứng khoán. Hiện nay, UBCKNN sử dụng hệ thống
CBTT dành cho công ty đại chúng IDS Plus, SGDCK Hà Nội triển khai hệ thống
CBTT tự động CIMS và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng CBTT điện tử
riêng. Như vậy, hệ thống CBTT của các tổ chức trên chưa thực sự đồng bộ dẫn đến
việc cùng một thông tin mà các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều cách thức khác
nhau để báo cáo công bố thông tin. Điều này sẽ gây mất thời gian và mất nhiều chi

phí cho doanh nghiệp. Ngồi ra, đơi khi cịn xuất hiện sự chênh lệch về thời điểm
nhận thông tin công bố giữa các hệ thống dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý
trong việc đánh giá hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
việc xây dựng và hồn thiện một hệ thống CBTT số hóa để đồng bộ hoặc liên
thông giữa những hệ thống CBTT của các đơn vị nói trên là một trong những giải
pháp thiết thực nhằm giảm tải khối lượng công việc và gia tăng độ chính xác trong
q trình giám sát, xử lý thông tin và đánh giá của UBCKNN, các SGDCK.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp lý cho việc quản lý và sử dụng các ứng
dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán. Hiện nay, hầu hết các văn
bản pháp lý về chuyên môn nghiệp vụ đều thiếu các điều khoản quy định cho công
tác quản lý và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng
khốn. Vì vậy, trong q trình hồn thiện các quy định có tính pháp lý và sử dụng
16


các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khốn. Ngồi ra, cần tăng
cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền
thông tin về TTCK. Có thể thấy rằng, đây là một kênh truyền tải thông tin hết sức
hiệu quả, đảm bảo tính cơng khai và dễ dàng tiếp cận của thơng tin. Do vậy, cần
chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thơng tin đại chúng như đài
truyền hình, báo chí... phối hợp cùng UBCKNN trong việc đưa tin về các hoạt
động liên quan đến TTCK; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chứng khốn, về
TTCK cho cơng chúng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng.
Thứ năm, nâng cao chất lượng tin tức báo chí về chứng khốn. Qua theo dõi
thơng tin trên thị trường chứng khốn trên báo chí, giúp nhà đầu tư nhận diện rõ
hơn bức tranh toàn cảnh về hoạt động của TTCK Việt Nam, về những sản phẩm
mới, nghiệp vụ mới, cơ chế mới, những vấn đề đang diễn ra trên thị trường chứng
khốn. Việc báo chí đưa thơng tin minh bạch về TTCK sẽ góp phần giúp bảo vệ
quyền và lợi ích của nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư thiểu số. Thông tin minh bạch sẽ
giúp các NĐT nắm bắt được thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và giảm thiểu

được những rủi ro khi đầu tư trên thị trường chứng khốn. Vì vậy, Việt Nam cần
phải đưa ra quy định pháp lý chặt chẽ để kiểm soát việc đưa tin của các phóng viên
về vấn đề chứng khốn nhằm đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, lành mạnh của
thị trường.
Thứ sáu, UBCKNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát công bố
thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn đảm bảo việc cơng bố
thông tin của công ty niêm yết minh bạch, rõ ràng. Để thực hiện có hiệu quả việc
thanh tra, giám sát hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán UBCKNN cần phải chú trọng đến các hoạt động nâng cao, bồi
dưỡng các kiến thức chuyên môn cũng như pháp luật về đội ngũ thanh tra, giám sát
hoạt động công bố thông tin trên TTCK. Tổ chức quản lý triệt để các quy chế, cơ
17


chế về thanh tra, giám sát trên cả thị trường chứng khoán kể cả bề sâu vè bề rộng
nhằm nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu vi phạm, kịp thời tổ chức thanh tra, kiểm
tra xác minh, làm rõ kết luận và có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành
vi vi phạm về công bố thông tin.
Thứ bảy, quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện công bố
thông tin. Khi bàn tới hoạt động CBTT và các quy định của pháp luật điều chỉnh
vấn đề này, CBTT thường được coi là “nghĩa vụ” của các doanh nghiệp, đặc biệt là
các công ty đại chúng. Tuy nhiên, để thực sự phát huy hiệu quả của các quy phạm
pháp luật đó và nâng hạng TTCK Việt Nam ở góc độ minh bạch hóa thị trường thì
khơng thể chỉ coi CBTT là một nghĩa vụ. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng
khốn và TTCK có thể cân nhắc một số phương án gắn trực tiếp với lợi ích của các
doanh nghiệp để khuyến khích và nâng cao sự tự giác, tích cực trong việc thực hiện
CBTT như: miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế,…
KẾT LUẬN
Có thể nói, hoạt động CBTT trên TTCK của các chủ thể tham gia thị trường là
một yếu tố quan trọng, đóng vai trị quyết định giúp TTCK trở nên cơng khai, minh

bạch; đóng góp cho q trình phát triển bền vững của tồn thị trường. Thị trường
chứng khốn Việt Nam tuy đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn non trẻ đẫn đến
phát sinh một số nguy cơ rủi ro nếu như khơng có những quy định chặt chẽ về
CBTT. Chính vì thế, việc hồn thiện khung pháp lý và song song với đó là việc áp
dụng các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo quá trình thực hiện pháp luật diễn ra
hiệu quả, nghiêm minh là những yêu cầu tất yếu, góp phần nâng hạng TTCK Việt
Nam thành thị trường có chất lượng và có năng lực cạnh tranh cao mang tầm vóc
khu vực, tồn cầu.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Chứng khoán 2019;
2. Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 Nghị định của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
3. Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 Nghị định của Chính
phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường
chứng khốn;
4. Thơng tư 96/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ Tài Chính thơng
tư hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn;
5. Thông tư 73/2020/TT-BTC ngày 7 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tài Chính thơng tư
sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12
năm 2017 của bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng
khoán;
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Chứng khốn, Nxb Cơng An nhân
dân, năm 2021;
7. Quỳnh Anh (2019), “Cải thiện tình trạng cơng bố thơng tin của doanh nghiệp
niêm


yết”,

Theo

Báo

Kiểm

tốn

số

11

ra

ngày

14-3-2019,

Truy cập ngày 04/9/2022;
8. Thời báo tài chính (2020), “Quy định mới về cơng bố thơng tin trên thị trường
chứng khốn”, Truy cập ngày 05/09/2022;
9. Nguyễn Phương Thảo (2021), Một số vấn đề pháp lý về công bố thông tin trên
thị trường chứng khốn, Tạp Chí Nghề Luật số 3, tr 8-11;

19


10. Nguyễn Ngọc Anh (2021), Luận văn thạc sĩ Luật học Pháp luật về bảo vệ

quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam,
Hà Nội;
11. Duy Thái (2022), “385 Doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin
trên thị trường chứng khốn năm 2022”, Tạp chí Người làm báo điện tử,
, Truy cập ngày 04/9/2022;
12. An Tuệ (2022), “Công khai thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”,
Truy cập ngày 05/09/2022.
PHỤ LỤC
(1) Khảo sát hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2022 là
hoạt động thuộc Chương trình IR Awards 2022 nhằm vinh danh những Doanh
nghiệp niêm yết đạt chuẩn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm
2022; được thực hiện khảo sát đối với 736 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và
HNX, kéo dài 12 tháng, từ ngày 1/5/2021 đến 30/4/2022. Các quy định của Thơng
tư 96/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 16/11/2020 và các quy định
khác từ các cơ quan Nhà nước liên quan được sử dụng làm chuẩn mực cho Bộ tiêu
chí khảo sát của chương trình.
Trong hai năm 2021 và 2022, số lượng DNNY vượt qua được vịng khảo sát
tồn diện về hoạt động CBTT đều lớn hơn 50%. Điều này cho thấy sự chuyển biến
tích cực trong việc chấp hành đúng quy định của cơ quan chức năng về CBTT của
DNNY và sự gia tăng tính minh bạch thơng tin trên Thị trường chứng khốn
(TTCK) Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát, Large Cap đạt Chuẩn Công bố thơng tin năm 2022
gồm có 47/74 doanh nghiệp (tương ứng tỷ lệ gần 64% trong tổng số đơn vị cùng
nhóm); Mid Cap có 122/229 doanh nghiệp (hơn 53%); Small & Micro Cap gồm
216/433 doanh nghiệp (gần 50%). Large Cap tiếp tục là nhóm quản trị cơng bố
thơng tin trên thị trường chứng khốn tốt nhất. Cả ba nhóm vốn hóa đều ghi nhận
tỷ lệ đạt Chuẩn Cơng bố thơng tin quá bán nhưng doanh nghiệp vẫn cần chú trọng
nâng cao chất lượng công bố thông tin hơn. Bởi công bố thông tin là tiêu chuẩn
20



minh bạch nền tảng mà bất kỳ cổ đông hay nhà đầu tư nào rót vốn vào cơng ty cần
được đảm bảo.
Ngân hàng là ngành có hoạt động cơng bố thơng tin tốt nhất trên thị trường
chứng khốn năm 2022. Cụ thể, ngành này có 13/19 Doanh nghiệp đạt Chuẩn
Cơng bố thông tin năm 2022, tương đương tỷ lệ 68%. Thể hiện thành tích về tính
minh bạch đối với một ngành được xem là trụ cột chính của thị trường chứng
khoán Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.
IR Awards là chương trình bình chọn DNNY có hoạt động IR tốt nhất được tổ
chức thường niên nhằm mục tiêu cải thiện về minh bạch thơng tin trên thị trường
chứng khốn, đồng thời gia tăng chất lượng thông tin công bố và niềm tin của nhà
đầu tư và từ đó nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò và tầm quan
trọng của hoạt động IR. Cũng như những năm trước, IR Awards 2022 gồm hai
vịng: Vịng khảo sát tồn diện về CBTT trên TTCK kéo dài 12 tháng và vịng mở
bình chọn IR đại chúng, đánh giá IR từ các định chế tài chính chun nghiệp.
Ơng Lê Cơng Điền - Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng - nêu rõ, sự
chuyển biến này là do các DN khi phát hành cổ phiếu, muốn thu hút sự quan tâm
của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều phải nỗ lực đạt được các điều kiện
chào bán. Khi các DN thực hiện việc niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch
cổ phiếu thì cơ quan quản lý cũng như thị trường có điều kiện để kiểm sốt tính
cơng khai, minh bạch, hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng quản trị DN. Do
đó, về cơ bản, các DNNY đã có ý thức hơn trong việc tuân thủ nghĩa vụ báo cáo,
công bố thông tin và quản trị DN theo quy định.
(2) Đã có rất nhiều sai phạm trong việc CBTT về phát hành cổ phần xâm
phạm đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Trường hợp Công ty cổ phần Giao
nhận vận tại và thương mại (Vinalink) khi tăng vốn từ 36 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng đã
21


đề ra phương án bán 162.000 cổ phần cho Công ty Giao nhận khi vận ngoại thương

thành phố Hồ Chí Minh (Vinatrans) với giá bằng mệnh giá 100.000đ, trong khi đó
giá thị trường của Vinalink là 1.500.000đ/cổ phần. Vụ việc Cơng ty cổ phần dịch
vụ Sài Gịn - Savico cũng đã từng gây xôn xao dư luận khi cho cán bộ lãnh đạo
mua cổ phiếu với giá ưu đãi với giá 30.000 đồng trong khi đó giá thị trường là
118.000 đồng. Những ví dụ trên là minh chứng cụ thể cho nhận định: Cổ đông lớn
không công bố thông tin trong các trường hợp cần thiết thì khơng đúng, mà chỉ là
việc cơng bố có đúng thời điểm hay khơng mà thôi.

22



×