Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

triếc học...Chứng minh sự phù hợp về thế giới quan. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.64 KB, 2 trang )

Chứng minh sự phù hợp về thế giới quan – nhân sinh quan giữa
triết học Mác và quan niệm sống of người VN được thể hiện trong
chương 1 và 2 ?
Triết học Mác
Triết học Mác
thế giới quan:gồm những quan niệm của con người về thế giới mang tính chung nhất , khái quát
nhất:con người là gì ? con người ỡ đâu mà có ? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? lẽ sống
của con người là gì? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế
nào cho xứng đáng? Đây cũng chính là nội dung cơ bản của nhân sinh quan – một nội dung cấu
thành thế giới quan triết học.Trong đời thường, NSQ phản ánh tồn tại xã hội của con người. Nội
dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi
chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp, NSQ có tính giai cấp.Giai cấp đang đi lên trong
lịch sử có NSQ lạc quan, tích cực, cách mạng; NSQ của giai cấp đang đi xuống thường mang
tính bi quan, yếm thế. NSQ có tác dụng lớn đến hoạt động; những quan niệm về NSQ trở thành
niềm tin, lối sống, tạo ra phương hướng, mục tiêu cho hoạt động (lí tưởng sống). Nếu phản ánh
đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách
hợp lí; nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội tiến lên.Với phương
pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể,
trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó,Thông qua hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư
duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy,hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình
thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.Với phương pháp luận duy vật biện chứng,
chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu
cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con
người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh
học phải được "nhân hóa" để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội
không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.
Người Việt Nam:
Người Việt Nam:
Sự hình thành, phát triển của tư tưởng triết học diễn ra trong sự thống nhất, nhưng có sự đối lập
và đấu tranh giữa thế giới quan duy vật với duy tâm; triết học với tôn giáo. Tư tưởng triết học
duy tâm kết hợp với các tư tưởng tôn giáo là thế giới quan bao trùm; còn thế giới quan duy vật và


chủ nghĩa vô thần chỉ thể hiện trong phạm vi cụ thể. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo có luận lý
sâu sắc và có tính hệ thống cao, còn chủ nghĩa duy vật và vô thần chỉ là những yếu tố nhận thức
mang nặng tính kinh nghiệm, ngẫu nhiên. Cuộc đấu tranh giữa các quan điểm duy vật với các
quan điểm duy tâm thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Tâm với Vật; giữa Linh hồn
với Thể xác; giữa Lý với Khí v.v. Các phạm trù Mệnh Trời ( Người tính không bằng trời tính ),
Nghiệp,Duyên Kiếp(“Ông Tơ” “ Bà Nguyệt”), Linh hồn, Thể xác được sử dụng đan xen, giao
thoa của các tư tưởng của Nho gia - Đạo Phật - Đạo Lão - Tín ngường dân gian.Nhân sinh quan
là “quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống”, nhân sinh quan của người
VN đề cao tổ tiên, các tín ngưỡng suy cho cùng đều bắt nguồn từ việc thờ tổ tiên trong gia đình,
họ tộc hay cộng đồng. Tổ tiên ban phúc hay giáng họa tuỳ thuộc vào thái độ ứng xử của con
cháu. Quan niệm về phạm trù đạo đức của người VN được cô đọng trong “nhân”, “lễ”, “trí”,
“dũng”, “trung”, “khiêm” “kiệm” tồn tại theo thời gian, trở thành những chuẩn mực ứng xử
giữa người và người trong xã hội. Trong đó “tín ngưỡng và tôn giáo là môi trường chủ yếu để tạo
nên xu thế định hướng nhân cách và tâm lý.”Bỏ qua khía cạnh mê tín, tập tục này mang tính
nhân văn cao, đó là tư duy truyền thống phương Đông “thương người như thể thương thân”. Con
người không chỉ thờ những người thân của mình mà còn nghĩ đến những linh hồn không “nơi
nương tựa”. Qua các cơ sở tín ngưỡng, chúng ta hiểu được phần nào về “Thế giới quan”, “Nhân
sinh quan” của người VN. Những quan niệm về thế giới, tri thức về vũ trụ, con người đã vượt ra
ngoài những học thuyết triết học cao siêu đi vào tầng lớp bình dân thông qua kiến trúc, trang
trí, thờ tự và tế lễ ở các cơ sở tín ngưỡng, trong đó rõ nét nhất là hệ thống thờ tự. Qua đó cho
thấy chính cơ sở tín ngưỡng là nơi bảo tồn và phát huy văn hóa của một cộng đồng tốt nh

×