Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Quy trình chăn nuôi gà thả vườn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.24 KB, 24 trang )

1. Giống gà
- Gà con giống được mua từ những cơ sở ấp nở gà có uy tín về chất lượng con giống.
- Gà con phải được ấp từ trứng của đàn gà giống đã được lựa chọn kỹ lưỡng, được
nuôi đúng quy trình, được nhận kháng thể của mẹ truyền qua một số bệnh như:
Gumboro, Newcatle.
- Chọn những gà con khỏe mạnh, độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị
tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng. Tránh chọn những gà con nở quá
sớm hoặc quá muộn, những gà quá nhỏ, lông xơ xác, hở rốn, da chân nhăn và khô,
chảy nước mũi…
- Khối lượng vào 1 ngày tuổi khoảng 40g trở lên.
2. Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị.
- Chuồng được xây dựng trên nền đất cao ráo và khô thoáng, dễ thoát nước. Nếu có thể
thì nằm trên vùng đất kém chất lượng về giá trị trồng trọt càng tốt. Nằm ở khu dân cư
thưa thớt. Có nguồn nước ngầm ổn định, sạch và dồi dào đủ tiêu chuẩn trong chăn
nuôi.
- Chuồng nuôi đảm bảo thông thoáng, tốt tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ, độ ẩm và
sự thông khí.
- Về hướng chuồng nên xây dựng hướng Đông – Tây dọc theo trục Bắc – Nam. Làm
sao tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm dọc theo chiều dọc của
chuồng và tránh được ánh nắng gay gắt của buổi trưa.
- Kích thước chuồng nuôi khoảng 10 x 25 m, đủ nuôi từ 2000 – 2300 gà thả vườn.
- Nền chuồng vững chắc, chịu được sức nén của những kết cấu, làm hình mu rùa với
độ dốc vừa phải để dễ thoát nước. Có thể đổ nền bằng đá và xi măng nhưng chú ý
làm khô và nhám, tránh tráng nhiều xi măng và tráng kỹ sẽ làm nền không hút ẩm tốt
tạo độ ẩm ướt không tốt và rất dễ sinh bệnh tật. Ở các tỉnh miền Tây hay tùy thuộc
một số địa hình thích hợp có thể làm nền chuồng cao bằng đất và rải vôi, sau đó nện
chặt cho cứng và bằng là được hoặc có thể tận dũng xà bần và kết hợp với ít ximăng.
- Trụ quanh chuồng có thể đổ bằng cột bê tông hoặc bằng gỗ, cừ tràm sao cho độ cao
chuồng nuôi không kể mái 2.5 – 3.0 m. Một dãy chuồng kích thước 10 x 25m thì
chiều dài 2 cạnh cần 9 trụ và chính giữa 9 trụ, tổng cộng 27 trụ. Chuồng trại đơn giản
không cần cầu kỳ, quan trọng là đủ không gian thoáng mát, càng thông thoáng càng


tốt nhưng phải tránh được mưa tạt, gió lùa. Kích thước như vậy có thể nuôi từ 2200 –
25000 gà thả vườn.
- Nếu dựng trại giữa một vườn cây, tản xung quanh một mô hình vườn cao su thì rất
tốt, mô hình nuôi gà thả vườn trong vườn cao su là một mô hình tốt. Ban đêm khi gà
ngủ sẽ tự động vào chuồng, còn ban ngày sẽ ra vườn cao su chơi.
1
- Xung quanh chuồng có thể xây gạch lên khoảng 20 – 30cm để giữ chất độn chuồng
không rơi vãi ra ngoài và cần có lỗ để rút nước dọc theo thành xung quanh. Sau đó sẽ
quây xung quanh bằng lưới để vừa thông thoáng và vừa tiết kiệm chi phí.
- Mái trần có thể lợp lá hoặc lợp tole (fibroximent hoặc kim loại), nếu lợp tole kim loại
chọn màu trắng sáng để tránh hấp thụ nhiệt, độ dốc khoảng 30
0
để thoát nước mưa
tốt.
- Hệ thống điện được mắc với điện lưới ngoài bên trong có cầu giao và đồng hồ để tiện
việc kiểm soát và sửa chữa. Cần dự trù máy phát điện riêng phòng những lúc mất
điện (khi mất điện gà chưa quen sẽ hoảng loạn, kêu la và tụm vào nhau theo bản
năng, do đó sẽ gây ra hiện tượng đè dẫn đến chết ngạt, hao hụt đàn gà). Có hệ thống
cầu giao riêng từng dãy chuồng nuôi, và hệ thống công tắc, ổ cắm ở giữa dãy chuồng
(chuồng được ngăn làm 2 để tiện việc cho gà ra vườn chơi và tách trống mái). Như
vậy mỗi dãy chuồng có 2 ngăn cần trang bị 2 quạt thổi có công suất mạnh nhằm giảm
bớt lượng khí độc chuồng nuôi.
- Quanh chuồng dọc theo các cạnh cần có bạt để phòng khi mưa tạt gió lùa ta sẽ kéo
bạt xuống, bình thường thì cuốn bạt lên.
- Hệ thống nước gồm: giếng khoan, máy bơm, bể chứa và hệ thống ống dẫn nước.
Mạng lưới ống dẫn và bể chứa phải đặt sao cho tránh ánh nắng mặt trời tác động làm
cho nước nóng. Các ống dẫn được chôn dưới lòng đất để tránh tác động nhiệt của
mặt trời làm nóng nước.
 Chuồng úm cho gà con: chuồng úm gia cầm con có thể sử dụng bìa cứng, cót
ép, tôn lá, tấm nhựa, kim loại… với chiều cao khoảng 0,5m và đường kính

2,5 – 3m đủ cho 300 – 500 gà con một ngày tuổi (lưu ý tấm quây phải đủ dài
để còn nới rộng theo sự phát triển của gà).
- Nền được phủ một lớp độn chuồng đã được sát trùng và dày khoảng 15 – 20
cm.
- Dọn vệ sinh sát trùng kỹ chuồng úm trước khi bắt gà về.
- Chuẩn bị đầy đủ chụp sưởi bằng bóng điện có công suất 75 – 100W, treo cách
nền chuồng khoảng 30cm.
- Khoảng 3,5 – 4W/m
2
.
- Chuồng úm cho gà con phải đủ rộng và số lượng bóng đủ để làm ấm gà (trung
bình 100gà/bóng). Nếu gà con lạnh thì tụm nhau lại và nóng thì cũng có
không gian để tản ra.
3. Bắt gà con về.
2
- Kích thước hộp vận chuyển gà con: 60 x 50 x 12cm; chia 4 ngăn. Mỗi mặt chiều dài
của hộp có 14 lỗ thông thoáng đường kính 2cm. Nắp hộp có 28 lỗ thông khí chia đều
4 ngăn với đường kính mỗi lỗ 2cm.
- Để gà khỏi lạnh và không bị ngạt thì mỗi ngăn như vậy xếp 25gà, như vậy mỗi hộp
vận chuyển 100 gà con.
- Nhiệt độ trong hộp cần đảm bảo 30 – 32
0
C và không giữ gà trong hộp quá 48 giờ
(mỗi giờ giữ trong hộp khối lượng gà con giảm 0,1g).
- Vận chuyển gà vào sáng sớm hay chiều tối là tốt nhất.
- Chuồng úm đã được chuẩn bị, tiêu độc, sát trùng toàn diện trước.
- Trước khi bắt gà về khoảng 3 – 4 giờ cần làm ấm chất độn chuồng bằng cách bật các
bóng đèn sưởi.
- Đóng kín rèm che trước khi thả gà vào chuồng úm.
- Trước khi cho gà vào chuồng, nước uống (nước đun sôi để nguội hơi ấm) đã được

chuẩn bị sẵn trong máng (pha 5g đường glucose và 1g VitC cùng với một ít điện giải
cho 1 lít nước uống gà con). Tuyệt đối không được chuẩn bị nước uống sau khi đưa
gà vào chuồng.
- Chuyển gà vào chuồng nhẹ nhàng cẩn thận, đặt các hộp xung quanh hết khi kiểm đủ
số hộp cho mỗi quây lúc đó tiến hành thả gà đồng loại vào chuồng. Đặt nhẹ hộp
xuống nền chất độn chuồng, nhẹ nhàng mở nắp hộp, sau đó mở những tấm ngăn giứa
các ô trong hộp ra, gà tụ vào một góc, nghiêng nhẹ hộp và đưa gà con xuống tiếp xúc
với chất độn chuồng.
- Sau khi gà con đã uống nước đầy đủ ta có thể tiến hành cho ăn (tránh gà con ăn chất
độn chuồng làm tổn thương hệ tiêu hóa). Trong trường hợp biết rõ thời gian gà nở
phải sau 6 giờ mới được cho ăn, cho ăn sớm hay muộn đều ảnh hưởng không tốt tới
sức khỏe đàn gà.
- Trong tuần lễ đầu tốt nhất là cho ăn tự do. Nếu cho ăn theo bữa thì cho ăn 6 lần/ngày
và số bữa ăn giảm theo tuần tuổi, sang tuần 2 chỉ cho ăn 3 – 4 bữa/ngày.
- Quan sát đàn gà nếu gà con tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau
là chuồng không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh.
- Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là gà bị
nóng quá cần phải giảm nhiệt độ, nâng cao bóng đèn.
- Nếu gà tụm lại một phía thì bị gió lùa rất nguy hiểm, cần phải che kín hết, vì vô tình
ta để một khoảng thông thoáng nào đó lại là tạo điều kiện để cho gió lùa.
- Khi đủ nhiệt gà con vận động, ăn uống bình thường, ngủ ngỉ tản đều.
3
Bảng nhiệt độ úm gà con (
0
C)
Ngày tuổi
Chuồng có chụp sưởi
Nhiệt độ chuồng
nuôi bằng hơi ấm
Nhiệt độ tại chụp úm Nhiệt độ chuồng nuôi

1 – 3 38 29 31 – 33
4 – 7 35 28 31 – 32
8 – 14 32 28 29 – 31
15 – 21 29 25 28 – 29
- Ẩm độ chuồng úm từ 60 – 75%.
- Tuần đầu bắt gà con chiếu sáng 24 giờ/ngày.
4. Dinh dưỡng thức ăn.
4.1. Năng lượng
- Trong quá trình sống gia cầm luôn trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh
và luôn thu nhận năng lượng từ bên ngoài vào, vì mọi hoạt động sống đều cần năng
lượng. Năng lượng này đều được lấy từ thức ăn mà gia cầm thu nhận hàng ngày như
cacbonhydrate, lipid, protein.
- Gia cầm nhận thức ăn bên ngoài vào qua sự tiêu hóa và hấp thu các vật chất trên ở
đường tiêu hóa, sau khi được hấp thu vào cơ thể tổng hợp thành lipid, đường
glucogen, protein của của cơ thể qua con đường tổng hợp sinh học.
- Tất cả năng lượng thừa sau khi sử dụng cho sinh trưởng bình thường các hoạt động
sống của con vật sẽ không loại khỏi cơ thể mà tích lũy trong mỡ. Mức năng lượng có
xu hướng tỷ lệ thuận với hàm lượng mỡ trong thịt.
- Hiện nay người ta tính toán nhu cầu năng lượng cho gia cầm bằng năng lượng trao
đổi (ME – Metabolisable Energy).
- Gia cầm thu nhận thức ăn trước hết là để thỏa mãn nhu cầu năng lượng. Do đó khi
thu nhận đủ năng lượng rồi thì chúng không ăn thêm nữa, mặc dù nhu cầu các chất
dinh dưỡng khác vẫn còn thiếu. Vì vậy có thể nói năng lượng là “chìa khóa chính”
cần sử dụng trong khi phối hợp khẩu phần ăn cho các loại gia cầm.
- Mức năng lượng trong khẩu phần có liên quan đến nhiệt độ môi trường và lượng
thức ăn thu nhận. Nhiệt độ môi trường cao sẽ làm giảm lượng thức ăn thu nhận.
Trong mùa hè, khi nhiệt độ môi trường >29
0
C, nếu cho gà ăn thức ăn có cùng mức
năng lượng như mùa đông thì nó chỉ thu nhận thức ăn bằng 80 – 85% lượng thức ăn

thu nhận trong mùa đông.
- Khả năng tiêu hóa mỡ và xơ của gia cầm rất kém trong những tuần đầu đời, do đó
không nên sử dụng thức ăn có hàm lượng béo và xơ quá cao.
4
- Ngoài hàm lượng các chất dinh dưỡng còn phải chú ý tới sự cân bằng các dưỡng
chất. Cân bằng giữa năng lượng và protein; cân bằng các acid amine; cân bằng Ca và
P. Tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi và 1% protein ở gà con rơi vào khoảng 135 – 150.
Lysine và Methionine là không thể thiếu, cần chú ý.
- Các dưỡng chất đã được tối ưu trong thức ăn hỗn hợp. Nhưng tùy vào giai đoạn phát
triển của gà, người chăn nuôi theo dõi và quan sát đàn gà sẽ có những bổ sung nhất
định thêm vào trong thức ăn hỗn hợp.
- Tỷ lệ xơ không vượt quá 5%.
- Giai đoạn gà con cho ăn tự do. Muốn đàn gà sinh trưởng phát triển hợp lý và độ đồng
đều thì phải đảm bảo tất cả gà phải có ăn trong vòng 3 phút. Thực hiện điều đó bằng
cách bố trí máng ăn đủ và treo tất cả máng ăn và đổ thức ăn đầy đủ từng máng, xong
rồi sẽ đi hạ hết máng ăn xuống, hạ trong thời gian càng nhanh càng tốt, sao cho trong
vòng 3 phút phải hạ xong hết các máng của một dãy chuồng cho ăn.
- Gà con mới nở thường bị thiếu VitA nên trong tuần đầu cần cung cấp lượng Vit A
khoảng 2000 IU.
5. Bố trí máng ăn và máng uống
- Nếu không có máng ăn đặc chủng của gà con thì có thể dùng khay ăn.
- Tùy kích thước khay ăn hoặc máng ăn mà dùng cho số lượng gà phù hợp, sao cho tất
cả gà đều có không gian để ăn.
- Dùng khay ăn độ dày thức ăn rải 0,5 – 1cm.
- Khi dùng máng ăn chỉ đổ thức ăn ½ máng ăn để tránh rơi vãi cao. Qua thí nghiệm
của một số tác giả thì nếu đổ đầy máng ăn tỷ lệ hao hụt là 29%; đổ 2/3 tỷ lệ hao hụt
là 7,4%; đổ ½ máng ăn tỷ lệ là 2,1%; đổ 1/3 tỷ lệ hao hụt là 1,3%. Tuy nhiên nếu đổ
thức ăn trong máng ít quá sẽ ảnh hưởng đến thức ăn thu nhận của gà.
- Khi gà con còn nhỏ trong tuần đầu khi chưa hết lồng úm thì có thể dùng khay ăn
(kích thước 40 x 60) hay dùng máng ăn (P20). Một khay ăn cho 40 gà con và một

máng ăn thì cho 20 – 25 gà con.
- Những thức ăn còn lại trong khay hay máng ta sàng lại để loại bỏ chất độn chuồng
sau đó có thể cho gà ăn lại thức ăn đó (lưu ý chỉ trong ngày và ngày sàng khoảng 2
lần).
- Cần lưu ý một điều rằng muốn đồng đều về khối lượng thì tất cả gà phải có ăn trong
vòng 3 phút.
- Khi đã buông chuồng úm (hết tuần đầu ta có thể buông chuồng úm) thì cho thay hoàn
toàn bằng máng ăn P40. Một máng như vậy cho 40 – 50 gà trong cuối tuần thứ 2 đến
tuần thứ 4. Từ tuần thứ 4 trở đi thì một khay ăn như vậy cho 40 gà là vừa. Và đến
5
tuần thứ 6 thì một máng như vậy chỉ cho khoảng 30 gà thôi. Lúc này gà cũng được
buông hết ra vườn rồi ta có thể dùng vỏ bao trải xuống nền vườn rồi đổ thức ăn ra
cho ăn, làm sao cho tất cả gà đều có ăn trong vòng 3 phút, như vậy mới đồng đều về
khối lượng.
- Máng ăn phải treo ở độ cao thích hợp tùy thuộc vào độ lớn của gà mà chỉnh độ cao
của máng ăn sao cho vừa để gà thu nhận được lượng thức ăn tối đa lại vừa không để
gà đi phân hay làm văng chất độn chuồng vào máng ăn.
- Ở cách móc dưới treo máng ăn khoảng 40cm buộc một móc kẽm để khi cho gà ăn
khoảng 30 phút ta treo máng khoảng 2 – 3 giờ giúp gà tạo cảm giác thèm ăn và tận
dụng thức ăn (gà sẽ lượm những hạt thức ăn rơi vãi trên nền chuồng), làm tăng khả
năng lợi dụng thức ăn của gà (ăn lượng ít nhưng vẫn tăng trưởng tốt). Vào mùa hè,
buổi trưa thường nóng, gà lại không có tuyến mồ hôi, do đó sẽ thải nhiệt bằng cách
xõa cánh, chui mình xuống lớp chất độn chuồng dưới máng uống, thở; vì vậy mà gà
sẽ không ăn hoặc ăn ít, có vô máng chỉ phá thức ăn cho rơi vãi, nên ta treo máng thời
gian lâu hơn, khoảng 10h00 - 10h30 trưa ta treo máng đến 14h00 – 14h30 chiều mới
hạ máng cho ăn lại.
- Một thời gian có thể đưa ra như sau: 05h30 – 06h00 sáng cho ăn, chỉ cần 30 phút là
gà có thể ăn xong, ta treo máng ăn, sau đó vệ sinh máng uống và thay nước mới; Đến
09h00 – 09h30 cho ăn và khoảng 10h00 treo máng; Đến 14h00 - 14h30 cho ăn và
15h00 treo máng đồng thời đổ thức ăn; 17h30 cho ăn và 18h00 treo máng và đổ thức

ăn sẵn vào máng và để máng treo suốt đêm đến sáng tiếp tục lặp lại. Điều này chỉ áp
dụng khi đã cho gà ngủ từ ngay khi tối tức là từ tuần thứ 6, còn các tuần khác cho ăn
theo cữ và theo thời gian chiếu sáng, kết hợp lại giữa cữ ăn và thời gian chiếu sáng
sao cho phù hợp. Khi hết thời gian chiếu sáng ta treo máng và đồng thời đổ sẵn thức
ăn trong máng để công việc thuận lợi hơn và sắp xếp được thời gian khi đến lúc trời
sáng để còn làm những công việc khác. Vấn đề là biết cách sắp xếp thời gian hợp lý
thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản và thuận lợi.
- Treo máng không những tác dụng tận dụng thức ăn, tăng khả năng lợi dụng thức ăn
mà còn tạo không gian thoải mái cho gà nữa. Mỗi máng P40 có diện tích 0,1256 m
2
,
mà cứ 40 gà 1 máng tức 25 máng cho 1000 gà tốn diện tích cũng khá lớn làm mất
không gian của gà đặc biệt là những lúc trưa nắng nóng. Khi ta treo máng ăn ngoài
trời thì trong chuồng chỉ để 2 – 3 máng nên điều này ta không quan tâm.
- Treo máng ta đổ thức ăn vào và hạ máng một lần sẽ thực hiện được tất cả gà có ăn
trong 3 phút điều đó là cần thiết.
6
- Đến hết tuần thứ 4 ta tháo bớt máng ăn và máng uống trong chuồng ra và treo ra
ngoài trời (nơi có bóng mát) để cho gà ra ngoài càng nhiều càng tốt như vậy sẽ giúp
gà thoải mái, không bị stress do nhiệt và chất độc chuồng nuôi, bên cạnh đó cũng làm
tăng sức đề kháng của gà, gà vận động nên thịt cũng thơm ngon và dai hơn. Từ đó gà
có sức khỏe tốt, mau lớn và đặc biệt là giữ được bộ lông tốt, không hoặc ít xảy ra
hiện tượng cắn mổ. Ta có thể cắt những vỏ bao thức ăn và dựng lán ngoài trời cho
gà, ở đó treo máng ăn, máng uống, có đủ thức ăn và nước mát thì trưa nắng nóng gà
có thể ở đó. Lúc này thì ta không tuân thủ quy tắc đổ thức ăn như trước nữa, mà khi
trời tối gà đi ngủ ta không đổ thức ăn sẵn phòng trời mưa và đêm sương xuống, nên
lúc đó ta đổ vừa ăn, nếu dư thừa tối đi kiểm tra còn thức ăn thì hốt đổ vào xô.
- Cho gà ra vườn từ tuần thứ 4 là hợp lý, mô hình nuôi gà thả vườn trong rừng cao su
là hợp lý, vừa tận dụng bóng mát của cao su và có không gian cho gà vận động.
- Khi trời mưa thì máng ăn không có thức ăn, cũng là lúc ta rửa máng ăn thôi, thường

về đầu mùa khô, trời hay mưa về buổi tối, ta để máng trống thức ăn, sáng dậy làm vệ
sinh máng (lau chùi sạch sẽ để khô) và cho gà ăn tiếp.
- Vệ sinh máng ăn 1lần/10 ngày, tháo máng ăn rửa sạch, phơi khô sau đó xịt sát trùng,
để khô rồi tiến hành lắp máng ăn lại.
- Nhu cầu nước uống cho 100 gà con tuần đầu khoảng 4 lít một ngày, tuần thứ 2 là 7
lít, tuần thứ 3 là 9 lít, tuần thứ 4 là 10 lít, tuần thứ 5 là 11 lít, 6 tuần tuổi là 12 lít
(thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ nước uống, khối lượng cơ thể, lượng thức
ăn thu nhận, hàm lượng muối trong thức ăn…).
- Thường nhu cầu nước uống có liên quan đến lượng thức ăn tiêu thụ, tỷ lệ này thường
là 2/1.
- Tập tính con gà không uống nhiều nước một lần nhưng lại uống nhiều lần trong
ngày, không ăn nhiều một lần nhưng lại ăn nhiều lần trong ngày, biết được tập tính
như vậy người chăn nuôi chủ động hơn trong việc ăn uống.
- Máng uống phải treo ở độ cao thích hợp để gà có thể uống thoải mái và khi gà bới
không bị văng chất độ chuồng vào nước uống.
- Cần bố trí máng uống sao cho gà đi lại không quá 3m sẽ gặp máng uống và bố trí xen
kẽ máng ăn – máng uống.
- Cần lưu ý không được đặt máng uống dưới chụp sưởi. Gia cầm nói chung và gà nói
riêng không thích uống nước nóng. Gà không thích uống nước có nhiệt độ từ 25
0
C.
7
Nhiệt độ nước uống từ 35
0
C đã làm giảm rõ rệt lượng nước uống và nhiệt độ nước
uống là 45
0
C gà không uống nữa mặc dù rất khát.
- Nếu không sử dụng thuốc, men vi sinh… thì một ngày thay nước cho gà 2 lần, còn
nếu sử dụng thuốc hay men thì một ngày thay nước 3 lần (đối với máng uống bình

treo). Mỗi buổi sáng mang máng uống thay nước và rửa sạch (máng sẽ có cảm giác
nhớt nhớt do gà uống nước tiết ra). Nếu cho uống máng dài dọc theo cạnh chuồng thì
mỗi buổi sáng làm vệ sinh sạch là đươc, gà uống bao nhiêu thì xả nước vô bấy nhiêu.
Thường khoảng hết 6 tuần tuổi ta cho gà uống máng vì lúc này gà uống lượng nước
nhiều, nếu cho uống bình sẽ không cung cấp nước uống thường xuyên cho gà được
(những khi hết nước lại mang bình ra) mà đặc tính của con gà là một lần không uống
nhiều nước nhưng lại uống nhiều lần vì vậy uống máng lúc nào cũng có nước cho gà
(thấy hơi cạn nước ta xả tiếp). Bên cạnh đó việc cho uống máng hạn chế được việc
tốn nhiều thời gian không cần thiết, ta để thời gian đó quan tâm chăm sóc sức khỏe
đàn gà sẽ được tốt hơn và hiệu quả hơn.
- Cần quan sát và kiểm tra lượng nước uống hàng ngày của đàn gà để đánh giá tình
hình sức khỏe của chúng.
6. Chăm sóc và nuôi dưỡng
- Nhiệt độ úm cho gà quan trọng nhất là ngày đầu tiên, vì thời điểm này khả năng điều
tiết nhiệt của cơ thể gà con còn rất kém, lúc này phải giữ ấm thích cho gà, che kín
xung quanh tránh gió lùa nhưng cũng phải có độ thông thoáng thích hợp. Một số tài
liệu cho thấy trong 4 ngày đầu tiên, nhiệt độ môi trường là 1 – 10
0
C thì tỷ lệ gà con
chết 40 – 50%, và duy trì đến sau 10 ngày thì tỷ lệ chết lên đến 60%, số còn lại sinh
trưởng kém, còi cọc.
- Vòng quây được mở rộng từ ngày thứ 3 và kết thúc vào ngày thứ 10 – 12 (mở rộng
hết mức). Từ ngày thứ 3 thì cần phải đặc biệt chú ý tới độ thông thoáng là quan trọng
(ta có thể mở bạt vào ngày thứ 3 để tạo thông thoáng cho gà), lúc này cơ thể gà con
đã thích nghi và cùng với nhiệt độ cơ thể gà thải ra (số lượng đông nằm gần nhau thải
ra lượng nhiệt cũng đủ để làm ấm) nên cần phải thông thoáng tránh khí độc gia tăng
trong chuồng nuôi.
- Lớp chất độn chuồng lâu ngày sẽ bị phủ lên bởi lớp phân làm cho đông cứng và ẩm
ướt, không được khô xốp, lúc đó ta hốt hết lớp phân cùng với những chỗ nền chuồng
ẩm ướt và thế vào lớp chất độn chuồng mới. Thông thường trong một đợt gà ta tiến

hành rải thêm và mới chất độn chuồng khoảng 3 – 4 lần, tùy từng thời điểm mà khi
nào ta thấy lớp chất độn ẩm ướt, hay phân đã nhiều thì tiến hành hốt phân và rải chất
độn chuồng ngay.
- Quan sát đàn trạng thái đàn gà trong thời gian nuôi úm là cách tốt nhất để xác định
nhiệt độ có phù hợp hay không? Đàn gà phân bố đều trong quây, trong chuồng nuôi
là nhiệt độ thích hợp.
8
- Yêu cầu về oxy của gia cầm rất cao, gấp khoảng hai lần so với động vật hữu nhũ tính
theo 1kg khối lượng cơ thể. Vì vậy mà sự thông thoáng không đầy đủ sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển của gia cầm.
- Nhu cầu về không khí phụ thuộc vào lứa tuổi của gà và mật độ nuôi. Ở gà con trung
bình cần 3 – 4 m
3
không khí/1giờ/1kg khối lượng sống. Nhu cầu này tăng dần theo
lứa tuổi:
Tuầ
n
tuổi
Thể tích không khí (lít không khí
mới/gà/phút)
1 – 4 5
4 – 5 7,5
6 – 7 15
- Nếu tính trên 1kg khối lượng cơ thể thì gia cầm tiết ra một lượng hơi nước lớn gấp
10 lần so với đại gia súc. Gà con rất nhạy cảm với độ ẩm không khí chuồng nuôi và
lớp chất độn chuồng.
- Một dãy chuồng như vậy chia làm 2 ô, mỗi ô phải được trang bị một quạt thổi công
suất mạnh, điều chỉnh độ cao của quạt hợp lý bởi tiểu khí hậu của con gà thấp hơn so
với động vật hữu nhũ, tiểu khí hậu của con gà nằm ở 0,5m tới nền, ta chỉnh quạt để
quạt cao từ 0,8 – 1,0m là hợp lý.

- Để đảm bảo độ thông khí tốt, tốc độ gió trong chuồng nuôi thường từ 0,2 – 0,3
m/giây.
- Về nguyên tắc thì kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng lượng thức ăn tiêu thụ,
kích thích cho cơ thể phát triển nhưng lại làm giảm hiệu quả lợi dụng thức ăn.
- Đối với gà thả vườn thì giai đoạn tuần tuổi đầu có thể chiếu sáng 24h một ngày, sau
khi đã bỏ quây cho gà ra chuồng nuôi thì giảm dần cường độ chiếu sáng và đến tuần
thứ 3 sẽ tập cho gà ngủ. Bởi đối với gà thả vườn chúng ta không nên ép thúc cho gà
lớn nhanh quá, nếu chưa đầy 3 tháng mà khối lượng gà đã đạt (1,6 – 1,8kg/con trống)
thì thịt sẽ mềm và nhão, chưa săn chắc, thị trường không ưa chuộng; tuy nhiên điều
này cũng không quan trọng cho lắm bởi đối với số lượng lớn thì ta không thể tìm thị
trường nhỏ, làm sao xuất càng nhanh càng tốt. Mặt khác sẽ làm giảm hiệu quả sử
dụng thức ăn, đẩy FCR cao hơn, hao hụt thức ăn nhiều hơn.
- Con gà thả vườn ta chỉ có thể nuôi theo hình thức bán công nghiệp chứ không thể
nuôi theo hình thức công nghiệp được, gà cũng như các động vật khác và con người
cũng vậy, cần phải có thời gian nghỉ ngơi, bên cạnh đó trong thời gian ngủ sẽ giúp
con vật tăng trưởng cao hơn, tích lũy tốt hơn, gà không phải mất năng lượng cho vận
động.
9
- Việc ngủ còn giúp gà đỡ cắn mổ lẫn nhau (gà ngủ nên ít đi lại phá nhau), nên sẽ giữ
được bộ lông tốt đó là cái mà thị hiếu người mua quan tâm nhất và là cái quan trọng
nhất ta cần phải đạt được để chiếm lĩnh thị trường.
- Tập cho gà ngủ bằng các bóng điện mờ (bóng ngủ) và tập dần dần để tránh gà bị sốc.
từ tuần thứ 3 có thể 21h00 tập cho gà ngủ, tuần thứ 4 từ 20h00 - 20h30 và tuần thứ 5
từ 18h30 đến 19h00, sang đến tuần thứ 6 thì lúc này có thể cho gà ngủ ngay từ khi
trời bắt đầu tối.
- Gà thức dậy rất sớm nên thức ăn và nước uống vẫn chuẩn bị cho gà đầy đủ, gà thức
dậy lúc nào sẽ ăn lúc đó, sáng sớm gà sẽ ra vườn vận động.
- Từ 4 tuần tuổi có thể kết hợp thức ăn và bắp nghiền mịn, hay cỏ, ra xanh, phụ
phẩm… đến tuần thứ 5 trộn thêm mỡ heo vào thức ăn với liều lượng khoảng
100ml/25kg thức ăn, cách ngày trộn ngày, nhằm cung thêm chất béo giúp gia cầm tạo

năng lượng khi ăn hạn chế và giúp hấp thu tốt các Vit tan trong dầu.
- Bắp ta rải trực tiếp xuống nền vườn cho gà ăn, gà sẽ thu lượm hết không phải đổ vào
máng.
- Buổi sáng có thể cho gà uống probiotic và buổi trưa nắng nóng có thể cho uống điện
giải, Vit C, thỉnh thoảng bổ sung acid amin.
- Có máy đốt mỏ chuyên dùng, khi thấy hiện tượng cắn mổ thì tiến hành đốt mỏ ngay
để tránh hao hụt đàn gà và giữ gìn bộ lông cho gà. Thường ta tiến hành đốt mỏ gà 3
lần trong dòng đời của một gà thả vườn. Đợt đầu lúc giữa tuần thứ 3, đợt II lúc 5 – 6
tuần tuổi (khoảng 37 đến 40 ngày tuổi), và đợt III lúc tuần thứ 9 – 10 (khoảng
65ngày tuổi). Tuy nhiên đến lúc đưa hầu hết gà ra vườn rồi ta có thể không cần phải
đốt mỏ lần III,
- Tập tính của gà là thích bay nhảy, trèo cây, có thể ngủ trên cây luôn, vì vậy ta có thể
gác cây cho gà trèo lên chơi, chống stress cho gà.
- Khi được 5 hoặc 6 tuần tuổi ta tiến hành phân trống mái. Con trống thường ăn nhiều
và lớn nhanh hơn con mái. Bên cạnh đó con trống tính tình hung hăng hơn, nếu để
nuôi chung với mật độ đông như vậy khi ăn thì thường con trống sẽ giành hết phần
ăn của con mái, khi con mái lại máng ăn có khi con trống sẽ mổ, không cho ăn. Phân
trống mái để có chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, tạo độ đồng đều (con trống
luôn lớn và nặng hơn con mái nhưng ta nuôi dưỡng hợp lý để tạo độ chênh lệch
khoảng 300g lúc xuất chuồng là hợp lý). Nếu nuôi đều thì khi tới xuất chuồng con
trống sẽ có khối lượng lớn (vượt 2kg/con), rất khó để thị trường chung chấp nhận.
Nuôi dưỡng sao để khi xuất chuồng trung bình con trống từ 1,8 – 2,0 kg và con mái
từ 1,5 – 1,7 kg là vừa.
- Đến 30 ngày gà bắt đầu thay lông cánh và lông đuôi, kéo dài đến 55 ngày tuổi, và từ
ngày 42 gà bắt đầu mọc lông ống, lúc này trong thức ăn ta trộn thêm khoáng chất
10
tổng hợp cho gà (khoáng Biotine) cùng lúc đó cho gà uống thêm acid mine giúp cho
bộ lông phát triển tốt.
- Cần có sổ sách theo dõi tình trạng đàn gà: thức ăn, nước uống, khí hậu, chu chuyển
đàn, khả năng sinh trưởng, lịch phòng, thuốc thú y… Thức ăn nhập về ngày nào, khối

lượng bao nhiêu, ngày sản xuất ghi trên bao bì, code… cần phải ghi hết lại để thoi
dõi và truy tìm nguồn gốc không phù hợp khi đàn gà có vấn đề. Ngày nào cho ăn như
thế nào, mấy giờ… ghi hết lại.
7. Công tác thú y và vệ sinh phòng dịch
- Ngay từ những ngày đầu bắt gà về phải thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gà, sự
nhanh nhạy và vận động khỏe mạnh, không đứng tụm vào một chỗ.
- Thường trong một quần thể động vật nuôi dưỡng sẽ có khoảng dưới 5% bệnh, đó là
hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng khi tỷ lệ bệnh tích đến 10% là
dấu hiệu của dịch bệnh, cần chuẩn đoán và có cách phòng trị kịp thời.
Lịch chủng ngừa
Tuần tuổi Bệnh chủng ngừa
1 (3 – 4 ngày tuổi) Newcatle (nhỏ mắt, mũi)
2 (10 – 11 ngày tuổi) Gumboro (uống)
2 (13 – 14 ngày tuổi) Đậu I (chủng màng cánh)
3 ( 18 – 19 ngày tuổi) Đậu lần II (uống)
7 (45 – 55 ngày tuổi) Dịch tả (chích cơ ức, 0,5ml/con)
- Ngoài ra lúc 3 tuần tuổi phòng CRD (cho uống) liều lượng thích hợp, trong 3 ngày
liên tiếp. Nếu cần thì khoảng 55 ngày phòng lần nữa nếu để con gà lớn đến thời kỳ
xuất bán sẽ rất nguy hiểm (chúng ta không can thiệp kháng sinh khi xuất bán, mà gà
lại bị bệnh, đó là một vấn đề khó) nên phải phòng đúng đợt thì sẽ tốt hơn. Nếu quan
sát đàn gà tốt không cần thiết phải đánh đợt II, về đêm nên ra ngồi và nghe âm thanh
chuồng gà sẽ phát hiện những gà bị bệnh hô hấp, xem tỷ lệ để có cách giải quyết
thích hợp.
- Lưu ý chủng ngừa lúc phải bắt gà (Newcatle, đậu lần I) thì nên cho gà ở trạng thái
đói, không nên cho ăn no vì khi chủng quây vào gà sẽ sợ và tụm vào một chỗ, lúc
này trạng thái no dễ làm gà bị sốc, đè lên nhau làm ngột thở dẫn đến tử vong đáng
tiếc. Thức ăn và nước sạch được chuẩn bị sẵn ở bên khung trống để vừa chủng xong
thả gà qua bên là có thức ăn và nước để gà uống liền, nước pha kèm thêm điện giải
và VitC. Không chỉ có Newcatle mà những lần chủng ngừa khác cũng vậy, không
nên để gà ở trạng thái no, chuẩn bị sẵn ít thức ăn và nước sạch để vừa chủng ngừa

xong thì cho gà ăn ít và uống nước pha điện giải cùng một ít Vitamine.
- Những bệnh đã được chủng ngừa thì không đáng lo ngại, nếu có xảy ra chỉ một số ít
trong quần thể, ta có thể loại bỏ ngay (bệnh đó do virus, ta không thể điều trị hoặc
11
không kinh tế). Ngoài những bệnh được chủng ngừa trên thì xảy ra một số bệnh do vi
khuẩn ta có thể phòng chống kịp thời.
- Đặc biệt quan sát phân của đàn gà là biện pháp để chuẩn đoán bệnh tốt nhất. Trên da
cầm chủ yếu bị 2 bệnh về tiêu hóa và hô hấp là chính. Quan sát phân ta sẽ thấy được
bệnh về đường tiêu hóa.
- Gà còn nhỏ trong tuần đầu thì chú trọng gà hay bị thương hàn do lây từ mẹ qua trứng
(Salmonella). Khi đàn gà ăn ta quan sát, những gà thường đứng yên một chỗ, mắt
nhắm, cánh xõa xuống thì đó là biểu hiện của bệnh thương hàn. Bắt gà lên ta thấy
phân trắng dính hậu môn, bụng dưới trễ xuống và có màu xanh đen, đó là hiện tượng
của lòng đỏ không tiêu. Phân thường lỏng và có màu trắng nhớt giống lòng trắng
trứng gà, có bọt khí. Gà còi cọc, không ăn uống. Nếu phát hiện ta nên loại bỏ để
tránh lây lan bệnh cho đàn gà, có giữ lại nuôi, nếu gà không chết thì sống cũng còi
cọc, chậm phát triển, không có hiệu quả, làm nguồn phát sinh mầm bệnh. Khi mổ
khám thấy hai mang tràng chứa phân trắng, đôi lúc mang tràng trở nên giòn, đóng
phân cứng, ruột thỉnh thoảng có những chấm xuất huyết (nếu nặng). Thương hàn
thường truyền từ mẹ sang con, bị nhiễm từ trứng giống nên biểu hiện rất rõ khi gà
con nhỏ, ta cần phát hiện sớm và loại thải ngay đồng thời cho uống kháng sinh để
phòng và trị những con khỏe còn lại nhưng thực tế có thể đã bị lây nhiễm thương
hàn.
- Lưu ý trên gà nhỏ trừ những trường hợp đáng cần phải lưu ý (tỷ lệ bệnh nhiều, phân
bất thường nhiều, chết…) thì mới sử dụng kháng sinh còn lại ta sử dụng probiotic để
tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa hấp
thu tốt là biện pháp tốt để phòng bệnh. Các nhung mao trong đường ruột của gà con
rất mẫn cảm và cả hệ vi sinh vật có lợi còn yếu, nếu ta lợi dụng kháng sinh quá sẽ
làm ảnh hưởng không tốt tới nhung mao đường ruột làm giảm tiêu hóa và hấp thu,
đồng thời kháng sinh cũng lấy đi tính mạng những vi sinh vật có lợi, làm cho các vi

khuẩn cơ hội khác dễ bề tấn công, bệnh sẽ càng trầm trọng hơn. Có sử dụng kháng
sinh ta sử dụng trong thời gian ngắn từ 2 – 3 ngày ngưng bổ sung lại probiotic càng
nhanh càng tốt cho đàn gà.
- Một nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh là phải dùng liều cao ngày từ đầu sau đó
giảm dần, tuyệt đối không dùng liều thấp rồi sau đó tăng lên, như vậy rất nguy hiểm
vì điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có sức đề kháng sẽ trở nên rất nguy hiểm về sau
này sẽ biến tính và khó có thuốc trị được.
- Khi gà đi phân sáp nhiều (trên 10%) hay phân thỉnh thoảng phân có màu hơi đỏ, có
lẫn máu, mổ khám thì thấy hai mang tràng sưng to, sung huyết, trong có chứa máu,
thì đó là dấu hiệu của cầu trùng. Quan sát thấy chân khô, màu nhạt, mào tái, gà mệt
mỏi. Khi có hiện tượng đi phân ra máu thì gà chết rất nhanh do mất máu nhiều. Ta
tiến hành đánh cầu trùng bằng các thuốc chuyên dụng như cocifree, hay một số thuốc
chuyên dụng khác. Nên nhớ uống thuốc phải tính trên khối lượng thể trọng, một số
khuyến cáo tính trên đơn vị thể tích nhưng ta không biết gà sẽ uống bao nhiêu nước
12
và khi pha vào nước thì ta mong muốn gà uống hết càng nhanh càng tốt nên ta chỉ
pha một lượng ít thể tích nước cho gà uống. Uống cầu trùng liên tiếp 2 ngày liền, rồi
nghỉ một đến hai ngày tiến hành đánh lại một lần. Trong thời gian cho uống cầu
trùng cho uống kèm VitK, giúp hỗ trợ điều trị cầu trùng tốt hơn. Trong đợt nuôi ta
thường đánh cầu trùng 3 lần, lần I lúc khoảng 15 – 17 ngày tuổi, lần II lúc khoảng 25
– 28 và đợt III lúc 39 – 41 ngày tuổi, nói chung trong thời gian từ 2 đến 6 tuần cứ
cách khoảng 10 ngày ta tiến hành đánh cầu trùng một lần. Qua thời gian 45 ngày thì
thông thường sẽ không phát cầu trùng nữa (mặc dù cầu trùng vẫn luôn hiện diện
trong gà suốt dòng đời) trừ khi điều kiện môi trường bất lợi xảy ra (mưa nhiều và ẩm
ướt…) thì gà sẽ có thể bị lại cầu trùng và cho dù gà đã lớn nhưng khi đi phân ra máu
gà sẽ chết rất nhanh do mất máu.
- Những bệnh về đường hô hấp thì biểu hiện về đêm là rõ nhất, ban đêm tĩnh lặng ta có
thể ngôi nghe biểu hiện của đàn gà. Nếu có hiện tượng ho về đêm (tiếng ho nghe như
có đờm trong cổ họng, nghe “poóc…poóc…”) thì đó là dấu hiệu của CRD, ngay sáng
hôm sau cần mua thuốc đặc trị cho đàn gà uống ngay.

- Một số con bị bệnh Marek biểu hiện như: gà đi lại khó khăn; liệt nhẹ đến liệt hoàn
toàn; liệt cánh 1 hay 2 bên, đuôi có thể bị liệt; đặc trưng là bị kéo 2 chân, một chân
về trước, một chân về sau; mống mắt viêm, đổi màu, con ngươi có thể bị biến dạng.
Mổ khám thấy: viêm tăng sinh dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh đùi, dây thần
kinh hông – chậu, cánh sưng to gấp 4 – 5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và
dễ đứt; khối u trên các cơ quan nội tạng, da và cơ.
- Đôi khi gà cắn mổ và hay đá nhau nhưng chưa hẳn đó là biểu hiện của Gumboro.
Cũng có khi do không khí ngột ngạt, khí độc bốc lên nhiều, chuồng nuôi chật hẹp
làm cho con gà bị stress dẫn đến hiện tượng này. Những buổi trưa nắng nóng hòa
thêm VitC hay điện giải cho gà uống.
- Thường xuyên sát trùng chuồng trại (1lần/tuần), vệ sinh máng ăn, máng uống.
- Khu mổ khám phải cách xa chuồng trại chăn nuôi, mổ khám xong phải mang đi tiêu
hủy, rửa sạch tay bằng nước sát trùng.
- Tuyệt đối không được mua gia cầm ngoài chợ về, trong trại chăn nuôi gà tuyệt đối
không được mua thịt gà về ăn.
- Tránh người ra vào thường xuyên; đi đứng nhẹ nhàng; tránh là tiếng ồn bất lợi cho
đàn gà; tạo cảm giác sợ hãi, hoảng loạn cho đàn gà đều không tốt.
13
Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Chăn Nuôi Gà
1. Bệnh Marek
1.1. Virus gây bệnh
- Là bệnh U Lympho của gà với sự xâm nhiễm, tăng sinh cao độ tế bào lympho
và sự hủy myelin của thần kinh ngoại biên, do đó gây rối loạn cơ năng vận
động, làm bại liệt.
- Bệnh do Herpesvirus gây ra với cấu trúc là acid nhân DNA 2 sợi; kích thước
100 – 120nm; có vỏ bọc bằng lipid.
1.2. Sức đề kháng của Virus
- Bị bất hoạt ở pH = 3 hay pH = 11 trong 10 phút (môi trường acid hay base đều
bất lợi cho virus).
- Tồn tại trong 2 tuần ở 4

0
C; 4 ngày ở 25
0
C; 18 giờ ở 37
0
C; 30 phút tại 56
0
C.
- Tồn tại trong phân gà 6 tháng.
- Trong nang lỗ chân lông gà 4 – 5 tháng.
1.3. Loài mắc bệnh
- Trong thiên nhiên thì gà, gà tây, trĩ, vịt, thiên nga, ngỗng… đều mẫn cảm với
bệnh.
- Gà là loại cảm thụ mạnh nhất.
- Gà con một ngày tuổi cảm thụ mạnh hơn gà lớn.
- Gà mái cảm thụ mạnh hơn gà trống.
- Ảnh hưởng trên gà dò từ 3 đến 6 tuần tuổi.
- Gà thường phát bệnh vào 3 đến 6 tháng tuổi.
1.4. Chất chứa căn bệnh
- Virus tồn tại trong tế bào nang lông. Sự phát tán những tế bào này trong
không khí làm lây lan bệnh.
- Virus cũng được thải qua phân.
- Không thấy virus truyền qua phôi trứng.
1.5. Đường xâm nhiễm.
14
- Xâm nhiễm qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất.
- Đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm).
1.6. Triệu chứng bệnh.
1.6.1. Thể cấp tính.
- Chủ yếu trên gà 6 – 9 tuần tuổi.

- Gà 3 – 4 tuần tuổi cũng bị bệnh.
- Tỷ lệ chết cao hơn thể mãn tính 10 – 30%.
- Gà bệnh ít có triệu chứng điển hình, thường chết đột ngột, gà suy yếu, liệt
rồi chết.
- Mổ khám thấy khối u ở các cơ quan nội tạng, da và cơ.
1.6.2. Thể mãn tính.
- Chủ yếu trên gà 2 – 7 tháng tuổi, tỷ lệ chết lên đến 10 – 15%.
- Thời gian nung bệnh 3 – 4 tuần.
- Viêm tăng sinh dây thần kinh ngoại biên, thần kinh đùi, hông – chậu, cánh,
sưng to gấp 4 – 5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và dễ đứt.
- Mống mắt viêm, đổi màu, con ngươi bị biến dạng.
- Khối u trên các cơ quan nội tạng, da và cơ.
1.6.3. Thể thần kinh.
- Gà đi lại khó khăn
- Liệt nhẹ rồi dẫn đến liệt chân hoàn toàn.
- Liệt cánh 1 hay 2 bên cánh.
- Đuôi có thể bị liệt.
1.7. Phòng bệnh.
- Bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị.
- Chủng ngừa Marek cho gà con lúc 1 ngày tuổi.
- Thức ăn cần bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ Vit giúp tăng sức đề kháng cho
đàn gà để chống chọi lại với bệnh.
- Vệ sinh sát trùng theo định kỳ 1 – 2 lần/tuần và cứ sau 2 tháng đổi thuốc sát
trùng.
15
- Quản lý đàn gà thật tốt, con nào bệnh thì lập tức cách ly.
2. Bệnh Newcalte (Newcastle Disease – ND)
2.1. Sơ lược về bệnh
- Bệnh do Rubulavirus gây ra, là một ARN virus, sợi đơn, có vỏ bọc bằng lipid,
kích thước 100 – 500nm.

- Bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan.
- Gây bệnh trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.
2.2. Sức đề kháng của virus.
- 1 – 4
0
C tồn tại 3 – 6 tháng.
- Ở -22
0
C tồn tại ít nhất một năm.
- Trong xác chết, thịt thối rữa, phân ủ kỹ, chết nhanh chóng không quá 24 giờ.
- Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt chết nhanh chóng.
- Các chất sát trùng thông thường như: NaOH 2%, formol 1%, crezil 5%, sữa
vôi 10% tiêu diệt virus nhanh chóng.
2.3. Loài mắc bệnh.
- Trong thiên nhiên, gà là loài cảm thụ mạnh nhất. Gà càng non thì cảm thụ với
virus càng mạnh.
- Chó, mèo, chồn, chuột… có thể thải virus ra bên ngoài khoảng 72 giờ sau khi
ăn xác gà bệnh.
- Người có thể bị bệnh nhẹ: viêm kết mạc mắt và bài thải virus.
2.4. Chất chứa căn bệnh và đường lây lan.
- Phổi và não là nơi chứa virus nhiều nhất.
- Ngoài ra, hầu hết các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa căn bệnh,
máu chứa virus nhưng không thường xuyên.
- Xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa.
- Có thể qua niêm mạc.
2.5. Triệu chứng và bệnh tích.
- Bệnh xuất hiện 1 cách bất thình lình hay không có triệu chứng.
16
- Buồn bã, sốt cao 43
0

C, bỏ ăn khát nước, khó thở, kiệt sức dần và chết sau 4 –
8 ngày.
- Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu.
- Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu.
- Sau khi qua được giai đoạn đầu của bệnh thì xuất hiện các triệu chứng thần
kinh như: co giật, rung cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh.
- Tử số có thể lên đến 100%.
- Bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử trên
các mảng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng (hạch
amygdale).
- Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất huyết trên dạ
dày cơ.
- Xuất huyết và làm bể lòng đỏ vào trong xoang bụng, những nang trứng trong
buồng trứng mềm nhão và thoái hóa.
- Tích dịch viêm ở mũi, thanh quản, khí quản.
- Xuất huyết, xung huyết khí.
- Có thể viêm phổi.
- Túi khí dày đục nhất là ở gà con có thể tích dịch viêm và casein.
2.6. Phòng bệnh.
- Bệnh do virus không có thuốc đặc trị mà chỉ phòng bệnh thôi.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
- Tăng cường vệ sinh sát trùng tiêu độc chuồng trại thường xuyên.
- Khi thấy bệnh đã chuyển sang thể thần kinh thì bắt riêng mổ khám và xử lý
tránh lây lan.
3. Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease – IBD)
3.1. Sơ lược về bệnh.
- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất lây lan trên gà do virus gây ra.
- Tế bào Lympho B là tế bào đích của virus và mô Lympho của túi Fabricius
(F) bị ảnh hưởng 1 cách nặng nề.
- Virus acid nhân là RNA, 2 sợi, virus có bọc

17
3.2. Sức đề kháng của Virus.
- Đề kháng tương đối mạnh.
- Không bị vô hoạt bởi ether và chloroform.
- Ở 60
0
C vẫn duy trì sức gây bệnh trong 90 phút.
- Ở 56
0
C tồn tại được 5 giờ.
- Virus không bị ảnh hưởng trong dung dịch phenol 0,5%/1giờ/30
0
C.
- Virus bị tiêu diệt bởi các phức hợp iodine.
- Trong dung dịch formol 0,5% tồn tại được 6 giờ.
- Bị diệt sau 10 phút trong chloramin 0,5%.
3.3. Loài mắc bệnh.
- Trong tự nhiên, chỉ có gà bị bệnh, tất cả giống gà đều mẫn cảm với bệnh.
- Qua các cuộc điều tra, người ta thấy rằng giống gà Leghorn có tỷ lệ chết cao
nhất.
3.4. Chất chứa căn bệnh và đường lây lan.
- Túi F, thận chứa nhiều virus nhất nhưng virus cũng được bài thải qua phân.
- Tuổi cảm thụ mạnh nhất từ 3 đến 6 tuần tuổi.
- Thời gian nung bệnh 2 – 3 ngày.
- Bệnh xuất hiện bất thình lình và mãnh liệt.
- Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10 – 20%, có khi lên đến 100%.
- Tỷ lệ chết có thể lên đến 37,6%, trung bình từ 4 – 8,8%.
3.5. Triệu chứng và bệnh tích.
- Gà bệnh ủ rũ, bỏ ăn, run rẩy, đi đứng loạng choạng.
- Tiêu chảy phân lỏng nhiều nước, cặn màu trắng vàng.

- Có bọt lợn cợn đóng quanh lỗ huyệt.
- Lông vùng lỗ huyệt dơ bẩn, lông xơ xác, chân khô.
- Gà thường tự mổ vào lỗ huyệt và mổ lẫn nhau.
- Gà chết tối đa vào ngày thứ 3, thứ 4 của bệnh.
- Tiến trình bệnh từ 7 – 8 ngày.
18
- Xác chết khô, mất nước.
- Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, cơ cánh.
- Xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến, chỗ tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ
dày cơ.
- Gan có ổ hoại tử.
- Lách sưng lớn, có thể hoại ử.
- Thymus bất dưỡng, hoại tử.
- Viêm ruột cata, tăng tiết chất nhày trong ruột.
- Viêm túi Fabricius (F), túi F triển dưỡng lúc 2 – 3ngày đầu của bệnh (có thể
gấp đôi thể tích ban đầu), kèm theo thủy thủng cả ở bên trong và bên ngoài túi
F, xuất huyết, hoại tử.
- Ngày thứ 5 túi F trở lại kích thước bình thường, rồi bất dưỡng nhanh vào ngày
thứ 8 chỉ còn 1/3 thể tích ban đầu.
- Trong túi F có những cục fibrin, hình thành khối bã đậu (casein).
3.6. Điều trị.
- Bệnh không có thuốc đặc trị.
- Áp dụng nguyên lý phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa trên sự tác động vào
3 khâu của quá trình truyền lây.
- Đồng thời với công tác quản lý rất ý nghĩa trong công tác phòng bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccine.
- Kháng thể mẹ truyền bảo vệ gà con từ 1 – 3 tuần tuổi.
4. Bệnh thương hàn (Salmonellosis)
4.1. Sơ lược về bệnh.
- Bệnh truyền nhiễm của gà và gà tây, do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra.

- Còn gọi là bệnh bạch lỵ ở gà con (pullorum disease) thường xảy ra thể cấp
tính và do S. gallinarum.
- Do trực khuẩn Salmonella gây ra.
4.2. Sức đề kháng của vi khuẩn.
- Formol 2% diệt khuẩn trong 1 phút.
19
- NaOH, a. fenic 1/1000 diệt trong 3 phút.
- Thuốc tím 1% diệt khuẩn nhanh.
- 550C chết trong vòng 2 phút.
- 600C trong 10 phút.
- Sống vài phút dưới ánh sáng mặt trời.
- Trong phân sống được 10 ngày.
4.3. Loài mắc bệnh.
- Chủ yếu trên gà và gà tây.
- Cút, trĩ, vịt, công, chim sẻ, chim hoàng yến cũng mẫn cảm.
- Con mái phổ biến hơn con trống.
4.4. Chất chứa căn bệnh và nguồn lây lan.
- Trên gà con: máu, phủ tạng, lòng đỏ không tiêu.
- Trên gà lớn: ống dẫn trứng, buồng trứng, phủ tạng và phân; dịch hoàn và phủ
tạng.
- Gà bệnh đẻ trứng tỷ lệ vi khuẩn nhiễm trong lòng đỏ cao hơn nhiễm phía
ngoài vỏ trứng (tỷ lệ trứng nhiễm bệnh là 33%).
- Đường lây nhiễm quan trọng nhất là qua trứng do gà mái nhiễm vi khuẩn.
- Gà trống bệnh đạp mái làm lây qua gà mái do đó trứng thụ tinh cũng bị nhiễm.
- Ngoài ra còn lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc.
4.5. Triệu chứng và bệnh tích.
- Thường ở thể cấp tính xảy ra trên gà dưới 3 tuần tuổi.
- Phôi không đạp bể vỏ dẫn đến chết.
- Nở ra cũng rất yếu và chết.
- Gà bệnh sống sót ốm yếu, nhỏ hơn các gà khác.

- Gà bệnh biểu hiện bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu.
- Xù lông, xã cánh, nhắm mắt, tụ lại thành từng đám.
- Phân trắng bết vào hậu môn.
- Có đốm casein trắng đục trong nhãn cầu hay có điểm mờ đục trong giác mạc.
20
- Có thể viêm khớp.
- Tỷ lệ chết cao vào giữa tuần 1 đến tuần 3.
- Gà lớn thì mệt mỏi, xù lông, mào tái nhợt, giảm ăn bất thình lình, tiêu chảy,
suy yếu và mất nước.
- Mổ khám thấy lòng đỏ không tiêu, mềm nhão, màu xám xanh.
- Lách sưng to 2 – 3 lần.
- Viêm màng bụng, màng bao tim có dịch rỉ viêm.
- Gan sưng to, xuất huyết, hoại tử.
- Phổi, tim, lách và thành dạ dày cơ có hoại tử.
- Ruột viêm xuất huyết, manh tràng chứa đầy phân trắng.
- Viêm khớp, có dịch viêm (màu vàng chanh hay vàng cam).
4.6. Điều trị.
- Dùng kháng sinh nhưng chỉ giảm tỷ lệ chết mà không tiêu diệt được bệnh
hoàn toàn.
- Kháng sinh: Streptomycine, nhóm tetracycline, enrofloxacin,…sulfonamide:
sulfaquinoxalin (0.1% trộn thức ăn trong 2 – 3 ngày), furazolidon (0.04% trộn
thức ăn trong 10 ngày).
- Liều phòng bằng ½ liều trị.
- Việc trị bệnh là thứ yếu, đến khi bệnh phát ra mới điều trị, không hiệu quả,
quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh. Chú ý vệ sinh sát trùng đúng qui trình,
phát hiện những con bệnh sớm tiên hành loại bỏ, giữ lại không có hiệu quả
kinh tế. Trộn kháng sinh trong thức ăn hay nước uống.
5. Bệnh CRD (Chronic Respiratory Disease – CRD).
5.1. Sơ lược về bệnh.
- Bệnh hô hấp mãn tính trên gà và bệnh viên xoang truyền nhiễm ở gà tây do

Mycoplasma gallisepticum (MG).
- Là những procaryotes tự sao chép nhất, kích thước 300 – 800 nm.
- Không có thành tế bào nhưng được bọc bởi màng sinh chất.
- Có khả năng ngưng kết hồng cầu gà.
5.2. Sức đề kháng của virus.
21
- Hầu hết các chất sát trùng đều có hiệu quả đối với như: phenol, formol,
propiolactone, methiolate.
- Đề kháng với penicillin và thallious acetate ở nồng độ thấp (1/4000).
- MG yếu ớt khi ra bên ngoài cơ thể vật chủ và nó tồn tại hạn chế trong vài
ngày hay ít hơn khi ở điều kiện chuồng nuôi bình thường. Nếu được bảo vệ
bởi chất tiết hay nhiệt độ môi trường lạnh thì nó sẽ sống sót lâu hơn.
- Tồn tại trong phân gà 1 – 3 ngày ở 20
0
C, ở quần áo mỏng 3 ngày tại 20
0
C, 1
ngày ở 37
0
C.
5.3. Loài mắc bệnh.
- Trong tự nhiên thường gây bệnh cho gà và gà tây.
- Gà tây mẫn cảm với bệnh hơn gà.
- Gà mới nở mẫn cảm với bệnh nhất.
5.4. Chất chứa căn bệnh và nguồn lây lan.
- Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp của gà bệnh với gà khỏe.
- Lây qua bụi khí bị ô nhiễm hay tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm.
- Sẽ không truyền qua trứng nếu căn bệnh chỉ tìm thấy ở đường hô hấp trên,
trứng bị nhiễm bệnh do tinh trùng bị ô nhiễm hay lây từ túi khí. Tỷ lệ phân lập
được MG từ tinh dịch của gà tay bị bệnh tự nhiên là 13 – 32%.

5.5. Triệu chứng và bệnh tích.
- Bệnh hô hấp mãn tính khoảng 6 – 21 ngày và bệnh viêm xoang gà tây từ 6 –
10 ngày (trong điều kiện thí nghiệm).
- Dưới điều kiện tự nhiên rất khó khăn để xác định một cách chính xác thời gian
nung bệnh (bệnh mãn tính), phụ thuộc vào sức đề kháng của gia cầm và điều
kiện của môi trường bên ngoài.
- Triệu chứng trên cơ quan hô hấp tạo âm rale khí quản.
- Ho, chảy nước mũi.
- Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt.
- Sưng mặt.
- Tiêu thụ thức ăn giảm.
- Gà ốm.
22
- Gà bị viêm khớp, đi khập khiễng.
- Gà đẻ sản lượng trứng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
- CRD là tiền đề cho các bệnh khác kết hợp và sẽ gây bệnh trầm trọng hơn (ND,
IB…).
- Đặc biệt, kết hợp với E.coli (CCRD) gây viêm túi khí nặng, tỷ lệ chết trên gà
dò (4 – 8 tuần tuổi) khoảng 30%.
- Khi bệnh kết hợp như vậy là tình trạng khó thở trầm trọng hơn, há mỏ và cụp
đuôi khi thở; Gà đẻ giảm sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng.
- Túi khí thường chứa dịch rỉ viêm (caseous).
- Ngoài ra còn viêm phổi viêm xoang mặt.
5.6. Bệnh kết hợp với E.coli (CCRD).
- Viêm túi khí dạng nặng, fibrin hoặc fibrin mủ.
- Viêm màng bao quanh gan, viêm bao tim dọc theo khối viêm túi khí.
- Tỷ lệ chết cao.
5.7. Điều trị.
 Chữa bệnh.
- Đề kháng với penicillin.

- Dùng kháng sinh: Tetracyclines, Macrolides, quinolones, Pleuromutilin…
- Có thể dùng kháng sinh để tiêm, uống hay trộn vào thức ăn.
- Dùng tetracyclin (chlo hay oxy…) trộn 200g/tấn thức ăn, ăn trong nhiều
ngày.
- Tylosin, tiêm S/C 3 – 5 mg/lb trọng lượng cơ thể hay pha nước 2 – 3 g/lít
nước, uống 3 – 5 ngày hoặc dùng nồng độ thấp trộn vào thức ăn khi sản xuất
trứng giảm.
 Phòng bệnh.
- Dinh dưỡng.
- Vệ sinh chuồng trại.
- Loại bỏ những con dương tính (phản ứng huyết thanh học).
- Xông máy ấp, máy nở để tránh lây lan.
23
- Vệ sinh trứng ấp.
- Phòng bệnh bằng vaccin: vaccin sống, nhược độc chủng F, thường dùng cho
gà dò, chủng bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi, phun xịt cho gà 10 ngày tuổi;
vaccin chết nhũ tương dầu chống lại sự giảm sản xuất trứng ở gà đẻ, bảo vệ gà
con, dùng 2 liều trước khi đẻ.
24

×