Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN CUỐI kỳ môn kỹ năng tư vấn pháp luật đề tài 2 HÌNH THỨC tư vấn PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.73 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*********

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Mơn: Kỹ năng tư vấn
pháp luật Đề tài 2: HÌNH THỨC TƯ VẤN
PHÁP LUẬT

Giảng viên: TS. Trần Trí Trung
Họ và tên sinh viên: Bùi Quang Hưng
MSSV: 17031771

Hà Nội, 1/2022

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................3
NỘI DUNG............................................................................................................................................4
I. Khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật và hình thức tư vấn pháp luật..........................4
1. Định nghĩa kỹ năng tư vấn pháp luật............................................................................................4
2. Định nghĩa hình thức tư vấn pháp luật.........................................................................................5
3. Đặc điểm.........................................................................................................................................5
II. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói...........................................................................................5
1. Q trình tư vấn bằng lời nói........................................................................................................5
2. Các kỹ năng ảnh hưởng đến việc tư vấn pháp luật trực tiếp bằng lời nói....................................7
3. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói.......................................10
III. Tình huống thực tiễn..................................................................................................................... 12
1. Tình huống................................................................................................................................... 12
2. Giải quyết tình huống................................................................................................................... 12


KẾT LUẬN.............................................................................................................................................. 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 13

2


MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, vai trò tư vấn của
luật sự ngày càng trở nên quan trọng. Trong đời sống xã hội nói chung và các hoạt
động kinh tế, kinh doanh nói riêng, tư vấn pháp luật mang lại hiệu quả rất lớn, bởi
tư vấn là một trong các biện pháp có ý nghĩa quan trong đảm bảo an toàn pháp lý
cho các giao dịch, đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Để hoạt động có hiệu quả và duy
trì được hoạt động tư vấn pháp luật, ngồi việc thường xun tìm hiểu pháp luật,
trau dồi kiến thức, luật sư tư vấn cần rèn cho mình những kỹ năng tư vấn để vận
dụng những kỹ năng ấy một cách khéo léo, linh hoạt và có hiệu quả trong việc thực
hiện hoạt động tư vấn
Điều 28 Luật luật sư năm 2006 quy định về tư vấn pháp luật như sau: “Tư
vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn
thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư
thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.” Tư vấn pháp luật
được hiểu là việc người có chun mơn về pháp luật đưa ra ý kiến để tham khảo
khi giải quyết, quyết định công việc,người tư vấn sẽ đưa ra những giải đáp pháp
luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp
người được tư vấn thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
Khoản 1 Điều 32 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng nghi nhận: “Người
thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý
bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh
chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương
lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.”

Như vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ
chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý
3


giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Tư vấn pháp luật bằng lời nói là việc người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ
trong hoạt động nghề nghiệp để giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức
trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý và
truyền đạt thông tin đến người được tư vấn nhằm cung cấp ý kiến pháp lý của
mình về một vấn đề, một sự việc hay một tình huống pháp luật cụ thể.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật và hình thức tư vấn pháp luật
1. Định nghĩa kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng
kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, hướng
dẫn, giải đáp pháp luật, đưa ra lời khuyên hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho
người được tư vấn để họ biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc
về mặt pháp luật nhằm giúp cho họ thực hiện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Kỹ năng tư vấn pháp luật là loại kỹ năng gắn với một nghề nghiệp cụ thể
nên nó thuộc loại kỹ năng hỗn hợp, gồm nhiều kiểu kỹ năng được sử dụng đồng
thời trong mỗi giai đoạn giải quyết vụ việc tư vấn, khó chuẩn hóa và khơng thể áp
dụng một cách cứng nhắc, máy móc mà phải sử dụng linh hoạt phụ thuộc vào vụ
việc và khách hàng. Được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian dài và
không có điểm kết thúc mà thường xuyên bổ sung phát triển qua học tập, rèn luyện
và trải nghiệm và đúc rút từ thực tiễn cuộc sống.
Tư vấn pháp luật bằng lời nói là người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ
trong hoạt động nghề nghiệp truyền đạt các vấn đề liên quan đến pháp luật hoặc
trong quá trình thực hiện các cơng việc chun mơn khác ngồi tố tụng theo yêu

cầu của khách hàng.
4


2. Định nghĩa hình thức tư vấn pháp luật
Khi khách hàng gặp phải những vấn đề vướng mắc về luật pháp và cần đến
sự giúp đỡ của luật sư thì có nhiều sự lựa chọn về hình thức tư vấn sao cho phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời gian của bản thân. Hình thức tư vấn pháp luật
chính là cách, phương thức người luật sư, văn phòng luật liên hệ với khách hàng,
cung cấp thông tin, đưa ra các giải pháp pháp luật, cung cấp những dịch vụ pháp lý
cho khách hàng. Hiện nay có 2 hình thức tư vấn pháp luật chủ yếu được cung cấp
tại các văn phịng luật chính là hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp và hình thức tư
vấn gián tiếp. Hình thức tư vấn trực tiếp và hình thức tự vấn gián tiếp (tư vấn
thông qua điện thoại và tư vấn thông qua mạng thư điện tử).
3. Đặc điểm
Thứ nhất, tư vấn pháp luật bằng lời nói thì đương nhiên phải sử dụng ngơn
ngữ nói.
Thứ hai, có thể sử dụng một số kỹ năng bổ trợ để làm tăng hiệu quả giao
tiếp như trang phục, thái độ, nét mặt, cử chỉ...
Thứ ba, người tư vấn phải có tư duy chuyển hóa thơng tin rất nhanh.
Thứ tư, dùng nhiều công cụ giao tiếp như đối thoại hoặc hộp thư thoại
II. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói
1. Q trình tư vấn bằng lời nói
2.1.

Nghe khách hàng trình bày

Bất luận vấn đề cần tư vấn là gì, người tư vấn vẫn phải chăm chú lắng nghe
trình bày tóm tắt của khách hàng. Trong quá trình khách hàng trình bày, người tư
vấn cần chú ý lắng nghe và ghi chép những nội dung chính, sau đó có thể đặt

những câu hỏi để khách hàng làm rõ thêm.

5


2.2. Tóm tắt lại các yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo
cách hiểu của luật sư
Sau khi nghe khách hàng trình bày xong, người tư vấn nên diễn đạt lại câu
chuyện của khách hàng theo cách hiểu của mình. Việc làm này nhằm mục đích bảo
đảm rằng người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng và nếu phát hiện
điểm nào nhầm lẫn hoặc chưa rõ, khách hàng sẽ kịp thời đính chính ngay.
2.3. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn
Khách hàng là người trong cuộc, vì vậy mà trong phần lớn các việc mà họ
yêu cầu tư vấn thường có các tài liệu, văn bản, thư từ giao dịch,... liên quan đến vụ
việc. Những giấy tờ, tài liệu này phản ánh diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc
bản chất của vụ việc. Nếu người tư vấn khơng có được những tài liệu này có thể
việc tư vấn sẽ khơng được chính xác. Sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ các
văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan, người tư vấn cần dành thời gian để đọc các
giấy tờ, tài liệu đó. Khi đọc có thể hình thành ln giải pháp trên cơ sở sắp xếp
các tài liệu theo tầm quan trọng của nó. Có những tài liệu, người tư vấn khơng
hiểu, đọc khơng được hoặc nghi ngờ về tính chân thực của nó thì người tư vấn sẽ
hỏi lại khách hàng để khẳng định ngay. Nếu sau khi nghe khách hàng trình bày và
nghiên cứu các tài liệu được cung cấp mà khơng thể trả lời ngay được thì cần thiết
phải thơng báo điều đó cho khách hàng và hẹn khách hàng gặp vào một ngày
khác. Trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa tin tưởng và chắc chắn về giải pháp
mà mình sẽ đưa ra cho khách hàng thì người tư vấn không nên đưa ra giải pháp
một cách vội vã.
2.4. Tra cứu tài liệu tham khảo
Việc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ sở cho các kết luận của mình
là điều bắt buộc. Bởi vì: thứ nhất, để khẳng định với khách hàng rằng người

6


tư vấn đang tư vấn dựa trên quy định của pháp luật chứ khơng phải theo cảm tính
chủ quan của mình; thứ hai, tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng
định chính những suy nghĩ của mình vì khơng phải bao giờ họ cũng có thể nhớ
chính xác cá quy định của pháp luật về tất cả các vấn đề mà khách hàng yêu cầu.

2.5. Định hướng cho khách hàng
Về thực chất việc đưa ra định hướng cho khách hàng là việc đưa ra giải
pháp cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Tuy vậy, việc
trả lời trực tiếp bằng miệng cũng chỉ mang tính định hướng trên cơ sở đó còn tạo
cơ hội để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt
nhất. Nếu qua việc tư vấn trực tiếp nằng lời nói mà khách hàng yêu cầu tư vấn
bằng văn bản thì người tư vấn sẽ giúp họ làm điều đó.
2. Các kỹ năng ảnh hưởng đến việc tư vấn pháp luật trực tiếp bằng lời nói
2.1.

Kỹ năng tiếp xúc khách hàng

Bước 1- Chuẩn bị
Một buổi làm việc được chuẩn bị tốt không những tạo cho người tư vấn tâm
lý tự tin khi làm việc mà còn tạo ra ấn tượng tốt đối với khách hàng về sự tôn trọng
của người tư vấn đối với khách hàng. Trong đó, bước chuẩn bị bao gồm: Chuẩn bị
về văn phòng, chuẩn bị tài liệu liên quan đến người tư vấn và Tổ chức nơi người tư
vấn đang làm việc; xác định mục đích của khách hàng; tra cứu hiệu lực các văn
bản quy phạm pháp luật và các văn bản, tài liệu khác liên quan đến yêu cầu của
khách hàng; kiểm tra thông tin về vụ việc và khách hàng, chuẩn bị bảng hỏi dự
kiến sẽ áp dụng đối với khách hàng, chuẩn bị các mẫu, biểu, hợp đồng dịch vụ
pháp lý; chuẩn bị một số chủ đề tạo môi trường giao tiếp; chuẩn bị về nhân sự ;

chuẩn bị về trang phục.
Bước 2- Tạo môi trường tiếp xúc
7


Thông thường, đối với những khách hàng tiếp xúc lần đầu tiên, họ thường
có sự dè chừng, lo sợ, thậm chí là nghi nghờ về khả năng của người tư vấn. Để
khắc phục những trở ngại về mặt tâm lí này, người tư vấn phải có thái độ cởi mở,
chân thành, nhiệt tình để lấy được thiện cảm cũng như sự tin tưởng từ khách hàng.
Từ đó, khách hàng mới có thể an tâm cung cấp những thơng tin chính xác nhất cho
người tư vấn.
Bước 3 – Tìm hiểu sự việc
Mỗi khách hàng đều mang trong mình những bối cảnh cần được tư vấn gắn
liền với mong muốn đề xuất cung cấp dịch vụ pháp lý của họ. Nhiệm vụ của người
tư vấn khi đó là phải lắng nghe, ghi chép và gợi mở vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Khi tiếp xúc với khách hàng cần đặt ra những câu hỏi cơ bản để có thể nắm bắt
được những thơng tin cơ bản của vụ việc, qua đó nắm bắt được tình hình cơng việc
để có thể tiến hành hoạt động tư vấn một cách tốt nhất.
Bước 4-Làm rõ vấn đề
Từ việc thu thập thông tin, người tư vấn sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá về vụ
việc một cách tồn diện nhất, từ đó làm rõ được vấn đề của khách hàng nhằm giải
quyết thỏa đáng nhất những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Bước 5- Xác định yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng
Trên thực tế đối với vị khách hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu về dịch
vụ pháp lý khác nhau tùy theo nguyện vọng, hoàn cảnh, khả năng tài chính của họ.
Do đó, người tư vấn nên trao đổi với khách hàng để khách hàng lựa chọn phương
thức cung cấp dịch vụ phù hợp với mình.
Bước 6 - Thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý

8



Để chuẩn bị cho bước này người tư vấn cần chuẩn bị những mẫu hợp đồng
dịch vụ pháp lý với những điều khoản cơ bản để khách hàng dễ hình dung về
phương thức làm việc của người tư vấn. Những biểu giá, quy trình thực hiện một
số loại cơng việc nhất định có ý nghĩa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý
của khách hàng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các công việc mà người tư vấn
sẽ tiến hành.
Bước 7- Kết thúc cuộc gặp
Khi đi đến giai đoạn kết thúc cuộc gặp, nếu nhận thấy đề nghị cung cấp dịch
vụ pháp lý của khách hàng không thuộc phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của
hãng luật thì người tư vấn nên từ chối lịch sự. Hoặc khi kết thúc mà các bên đã kí
hợp đồng hoặc cần trao đổi thêm thì người tư vấn nên gửi lời chào và lời cảm ơn.
Như vậy sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng sau buổi làm việc với
người tư vấn.
2.2. Kỹ năng lắng nghe,
Khi tư vấn pháp luật trực tiếp bằng lời nói cho khách hàng, người tư vấn
khơng nên phản đối, phê bình hay chê bai lời nói của khách hàng, khơng nên ngắt
lời khi khách hàng đang trình bày vấn đề, trừ trường hợp khách hàng q dài dịng
thì nên khéo léo nhắc nhở, và cũng khơng nên nhìn nhận và đưa ra lời nói một cách
chủ quan mà phải để khách hàng trình bày xong rồi mới hỏi rõ để giải đáp những
thắc mắc.
2.3. Kỹ năng giao tiếp
Là kĩ năng sẽ giúp khách hàng tin tưởng và thoải mái khi tiếp xúc. Người tư
vấn cần nắm bắt được những phép lịch sự tối thiểu như: phải biết chào hỏi lịch sự,
biểu cảm phải hòa đồng... để khách hàng và người tư vấn dễ tìm được tiếng nói
chung, dễ dàng hơn trong việc chia sẻ vụ việc.
9



2.4. Kỹ năng ghi chép.
Để tránh tình trạng có thể qn hay là bỏ sót thì người tư vấn cần trang bị
cho mình kỹ năng ghi chép. Bởi kỹ năng này giúp người tư vấn có thể nắm được
đầy đủ thơng tin, tình tiết của vụ việc, tránh trường hợp quên mất để có thể giải
quyết vụ việc đúng đắn nhất.
2.5. Kỹ năng diễn giải và tổng hợp vấn đề.
Sau khi nghe khách hàng trình bày, người tư vấn cũng cần tóm tắt lại vấn đề một
cách chắc chắn để xác định đúng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, có kỹ năng
diễn giải tốt để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về vấn đề, tránh việc khách hàng
hiểu sai hay hiểu khơng đúng vấn đề để có thể tư vấn đúng đắn nhất.
2.6. Kỹ năng đặt câu hỏi và tìm hiểu vấn đề.
Việc đặt câu hỏi cũng cần có kỹ năng như là cần đặt câu hỏi đúng trọng tâm
vấn đề, có sự logic, khơng nên đặt những câu hỏi khơng rõ ràng hay q khó hiểu
để có cái nhìn khái qt hơn về vấn đề, ví dụ một số câu hỏi như: Các bên chủ thể
là những ai? Nội dung của sự việc là gì? Thời điểm xảy ra là khi nào? Diễn biến
của vụ việc ra sao?...
3.

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật

bằng lời nói. Ưu điểm:
Thứ nhất, người tư vấn có thể quan sát trực tiếp cử chỉ, tâm lý khách hàng
để hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng, có thể tương tác với khách hàng một cách
tích cực để tìm ra giải pháp phù hợp.
Thứ hai, khi người tư vấn tư vấn trực tiếp bằng miệng: những thắc mắc của
khách hàng sẽ được giải đáp cặn kẽ, chi tiết nhất. Được gặp và trao đổi trực tiếp
với người tư vấn, khách hàng có thể có được câu trả lời nhanh nhất. Hơn nữa,
10



khách hàng cũng có thể đưa ra các yêu cầu của mình dễ dàng hơn. Trực tiếp đến
gặp người tư vấn, khách hàng sẽ trao đổi được nhiều hơn, nhận được sự tư vấn rõ
ràng hơn. Đây là hình thức được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, với hình thức tư vấn bằng lời nói qua điện thoại: hình thức này rất
tiện lợi cho khách hàng ở xa hay bận rộn không thể đến gặp trực tiếp người tư vấn.
Người tư vấn có thể nghe khách hàng trình bày thắc mắc cũng như đưa ra cho
khách hàng lời khuyên qua điện thoại. Hình thức này thực hiện nhanh chóng nhưng
chỉ giải quyết được các tranh chấp, vấn đề khơng liên quan đến thủ tục.
Hình thức tư vấn này ngày càng phổ biến vì hiện tại, điện thoại là phương
tiện liên lạc nhanh và hữu hiệu. Khách hàng có thể có được số điện thoại của người
tư vấn qua người quen, qua khách hàng cũ của người tư vấn hay họ thấy thông tin
của chúng ta trên báo chí, trên mạng internet.
Nhược điểm:
Thứ nhất, hình thức này khơng chỉ địi hỏi người tư vấn phải am hiểu pháp
luật mà cịn phải có các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, như các kỹ năng: tạo
niềm tin cho khách hàng, đồng cảm, thuyết phục, tự chủ cảm xúc,… Ngoài ra,
người tư vấn cũng cần phải am hiểu xã hội, tâm lý khách hàng.
Thứ hai, đối với hình thức tư vấn qua điện thoại: những vấn đề liên quan
đến thủ tục, giấy tờ thì hình thức này khơng đạt được hiệu quả cao. Bởi, người tư
vấn không thể giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn khách hàng một cách tỷ mỷ, khoa
học và chính xác.
Thứ ba, kết quả tư vấn, hướng dẫn của người tư vấn chỉ có tính định hướng
cho khách hàng. Do đó, khách hàng có thể làm theo hướng dẫn hoặc không làm
theo. Mặt khác, khách hàng cũng không thể sử dụng kết quả tư vấn để phục vụ
cho mục đích khác của mình.
11


Thứ tư, khách hàng sẽ mất khá nhiều thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc với
người tư vấn. Phí tư vấn cũng khá cao, chưa kể chi phí cho việc đi lại,…

III. Tình huống thực tiễn
1. Tình huống
Ngày 20/12/2017 chị A đến trung tâm tư vấn pháp luật B để tư vấn về việc
mua một mảnh đất. C là luật sư đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai.
Khi chị A đến văn phịng thì D là người đầu tiên ra tiếp đón.
2. Giải quyết tình huống
Khi chị A đến trung tâm tư vấn pháp luật B, D là người đầu tiên tiếp đón chị
vì vậy D cần phải mở cửa cho chị vào, mời chị A ngồi và lấy nước mời chị uống.
Sau đó D phải giới thiệu về bản thân, giới thiệu về trung tâm và nói chuyện với
chị A để biết mục đích chị đến trung tâm để làm gì. Sau khi biết mục đích chị A
đến trung tâm để tư vấn mua đất thì D sẽ giới thiệu C là luật sư có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực đất đai và mời C ra tư vấn cho chị D.
Về phía luật sư C, mặc dù D đã giới thiệu luật sư C với chị A, tuy nhiên khi
ra tiếp xúc với chị A, C vẫn phải giới thiệu về bản thân mình, tạo mơi trường giao
tiếp tốt nhất với chị A. Một bước rất quan trọng là luật sư C sẽ nói với chị A về các
hình thức tư vấn của trung tâm: tư vấn theo giờ thì bao nhiêu tiền một giờ, tư vấn
theo vụ việc thì bao nhiêu tiền một vụ. Sau khi tư vấn và chị A chọn xong hình
thức tư vấn thì luật sư C và chị A sẽ thỏa thuận và ký với nhau hợp đồng dịch vụ
pháp lý. Sau đó, luật sư C sẽ lắng nghe chị A trình bày vấn đề của mình, vừa chú ý
lắng nghe C vừa ghi chép lại các ý chính. Sau khi nghe chị A trình bày xong vấn
đề, C sẽ tóm tắt lại nội dung vấn đề của chị A theo cách hiểu của mình để có chỗ
nào chưa đúng, chưa phù hợp, nhầm lẫn thì chị A sẽ sửa ln. Luật sư C cũng nên
đặt vài câu hỏi phụ để chị A trả lời để luật sư có thể hiểu rõ vấn đề hơn, ví dụ như:
Chị đã lập gia đình chưa? Số tiền chị đã có để mua đất là bao nhiêu? Chị có ý định
12


vay vốn ngân hàng để mua đất không? Mảnh đất sau khi mua sẽ đứng tên ai? Chị,
chồng chị hay đứng tên cả hai vợ chồng?...
Sau khi nghe chị A trả lời kết hợp với những sự việc chị đã trình bày, luật sư C nên

tổng hợp lại và tư vấn cho chị A. Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013 và
các văn bản pháp luật khác có liên quan thì việc chị mua đất vào thời điểm đó có
thích hợp hay khơng, giá như vậy đã phù hợp hay chưa, những lợi nhuận và rủi ro
có thể có khi mua mảnh đất đó, các thủ tục, loại giấy tờ để mua mảnh đất....Tiếp
theo đó, chị A sẽ quyết định mua hay khơng mua mảnh đất đó thông qua sự tư vấn
của luật sư. Khi chị A đã hiểu tường tận vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng
cũng có nghĩa là buổi tư vấn của C cho chị A đã đến hồi kết. Lúc này, C cần cảm
ơn chị A vì đã tin tưởng và đến trung tâm và không quên thông báo cho chị biết về
các chế độ ưu đãi của trung tâm. Cuối cùng là mở cửa và tiễn chị A ra về.
KẾT LUẬN
Tóm lại, khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư khơng chỉ là người cung cấp
dịch vụ, mà cịn thực hiện sứ mạng xã hội của mình là: bảo vệ lợi ích của xã hội và
giáo dục tuyên truyền pháp luật. Sự vận dụng đầy đủ các biểu hiện của kỹ năng xây
dựng mối quan hệ với khách hàng trong tư vấn pháp luật giúp luật sư tạo ra mối
quan hệ cởi mở, tin cậy, tôn trọng pháp luật, tôn trọng chuẩn mực xã hội với khách
hàng, là điều kiện quan trọng để luật sư có thể thực hiện tốt các chức năng của
mình khi tư vấn pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật, Học viên tư pháp, TS Phan Chí Hiếu, ThS
Nguyễn Thị Hằng Nga, NXB công an nhân dân.
2. Luật đất đai 2013, NXB Lao Động

13


14




×