Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

MÔN luật hôn nhân và gia đình đề tài NGUYÊN tắc GIẢI QUYẾT tài sản của vợ CHỒNG KHI LY hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.47 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|11598335

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: Luật Hơn nhân và gia đình

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Người thực hiện: Đào Duy Tiến
MSSV: 1953401020236
Lớp: Quản trị - Luật 44B

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

1


lOMoARcPSD|11598335

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TỪ KHI XÁC LẬP HƠN NHÂN
Luật hơn nhân gia đình 2014 ra đời đã có nhiều điểm đổi mới về việc phân chia tài sản của vợ
chồng là tài sản do luật định và tài sản do thỏa thuận . Đáng chú ý đến là việc ghi nhận chế độ tài
sản thỏa thuận, điều mà các ngành luật trước kia khơng được ghi nhận. Qua đó, bảo đảm quyền,
nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau và của vợ chồng đối với gia đình; tơn trọng quyền tự do cá nhân
của vợ, chồng; bảo đảm an toàn pháp lý và sự ổn định trong các giao dịch, quyền, lợi ích hợp pháp


của người thứ ba....
Có hai loại chế độ tài sản là:
+ Chế độ tài sản do luật định
+ Chế độ tài sản do thỏa thuận
1.

Chế độ tài sản do luật định

1.1 Tài sản chung của vợ chồng
Theo Điều 33 của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014: Tài sản chung của vợ, chồng gồm
tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng
được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung;
quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng là những tài sản được hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những
căn cứ xác lập tài sản cung của vợ chồng theo quy định của Luật Hơn nhân và Gia đình và luật khác
có liên quan chẳng hạn như:
“Dựa trên Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ tài sản mang tính chất hàng hố – tiền tệ
nói riêng và các quan hệ nhân thân khác trên cơ sở bình đẳng, độc lập của chủ thể khi tham gia các
quan hệ đó. Luật Dân sự và Luật Hơn nhân và Gia đình đều có chung một đối tượng điều chỉnh là
nhóm quan hệ nhân thân và tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong đó, Bộ luật Dân sự
2015 có một số quy định cụ thể về vấn đề sở hữu, chiếm hữu, định đoạt và thừa kế tài sản. Qua đó,
nhằm xác định các trường hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng.”
1.2 Tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản riêng là loại tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng,
được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định
Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo
quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
3



lOMoARcPSD|11598335

Như vậy, tài sản riêng có hai thời điểm hình thành, đó là có trước và có trong thời kỳ hơn
nhân, có thể nhận diện qua thời điểm các tài sản này được xác lập, cấp giấy chứng nhận sở hữu, sử
dụng. Những tài sản mà vợ chồng được cho, tặng, thừa kế riêng trong thời kỳ hơn nhân, có bằng
chứng hợp pháp, thơng qua hợp đồng tặng cho, có chứng từ về phân chia di sản thừa kế, giấy chứng
nhận đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với tài sản, và trước đó khơng có thỏa thuận để
được coi là tài sản chung thì sẽ được coi là tài sản riêng khi có tranh chấp, khi ly hôn hoặc khi cần
xác định tài sản riêng.
2.

Chế độ tài sản do thỏa thuận

Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình Trong trường hợp hai bên kết hơn lựa chọn chế độ tài
sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có
cơng chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày
đăng ký kết hơn
Có nghĩa những cặp vợ chồng đã thực hiện việc kết hôn mà muốn lựa chọn chế độ tài sản theo
thỏa thuận thì không thể lựa chọn được nữa
Phần lớn các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đều qui định cả hai chế định tài sản vợ
chồng: theo pháp luật và theo thỏa thuận, tiêu biểu như Pháp, Nhật Bản, Hoa kỳ, Bỉ, Trung Quốc và
ngồi ra cịn có Argentina và một số bang ở Mehico cịn duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp
định đối với vợ chồng. Trong khu vực, Trung Quốc trước đây khơng có qui định chế độ tài sản vợ
chồng theo thỏa thuận, nay đã công nhận chế độ này. Nhật Bản vốn là quốc gia nặng về truyền thống
cộng đồng và gia đình cũng đã có qui định về thỏa thn vợ chồng đối với tài sản.
Điều 1387 BLDS Pháp Theo quy định này thì: “Pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản
giữa vợ chồng khi mà giữa họ không có thỏa thuận đặc biệt liên quan đến vấn đề này, miễn là các
thỏa thuận đó khơng trái với đạo đức hoặc các quy định sau đây của pháp luật”.

Ở Việt Nam, chế độ tài sản này được quy định như một điểm mới rất tiến bộ trong Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014, tồn tại song song cùng với chế độ tài sản theo luật định (được áp dụng
khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận)
3. Ý nghĩa của chế độ tài sản
Chế độ tài sản của vợ và chồng là một chế định quan trọng để giải quyết các tranh chấp về tài
sản của vợ, chồng hoặc với những người khác khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản
của vợ, chồng . Đây là chế độ phản ánh đến sự tiến bộ trong xã hội của một quốc gia, xóa bỏ
những định kiến lạc hầu từ pháp luật dưới chế độ phong kiến chỉ mang nặng tư tưởng “trọng
nam khinh nữ”. Thể hiện được sự bình đẳng trong quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, sự

4


lOMoARcPSD|11598335

linh hoạt trong pháp luật đồng thời cho thấy được sự tiền bộ trong tư duy của các nhà làm
luật Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng.
CHƯƠNG II
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TÀI SẢN KHI LY HƠN
Sau khi hơn nhân được xác lập và hình thành, vợ chồng cùng chung sống với nhau nhưng vì
nhiều yếu tố khác nhau mà việc xác lập hôn nhân này có thể bị chấm dứt. Hiện nay, Luật hơn nhân
gia đình đưa ra 2 trường hợp của việc hơn nhân chấm dứt là:
- Hôn nhân chấm dứt do vợ chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết
- Ly hôn
Ở đây tác giả chỉ tập trung đến vấn đề về giải quyết tài sản khi ly hôn
1. Khái niệm về ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân khi cả vợ và chồng đều cịn sống. Cùng với sự
chấm dứt về quan hệ hơn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng chấm dứt từ thời điểm ly
hôn. Trước đây từ thời phong kiến, tư tưởng của chúng ta đang còn lạc hậu, hơn nhân khơng tự do.
Theo đó, bên cạnh những phong tục, tập quán, những quy định của pháp luật mang tính truyền thống

tốt đẹp của dân tộc mà ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy (sự yêu thương, cưu mang đùm bọc
lẫn nhau giữa những người thân thuộc trong gia đình; tình nghĩa thủy chung của vợ chồng; nghĩa vụ
kính trọng, phụng dưỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ơng bà...); thì những tập tục, những quy định
thể hiện sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình... cũng
được duy trì như bản chất của xã hội phong kiến “trọng nam, khinh nữ”. Pháp luâ ̣t bảo đảm thực
hiện quyền yêu cầu ly hôn và căn cứ ly hôn thường chỉ thuộc về người chồng.
Hiện nay xã hội ngày càng tiến bộ hơn, các định kiến lạc hậu đã dần bị bãi bỏ và dần cởi mở
hơn trong việc ly hôn. Tuy nhiên, ly hôn đang ngày càng nghiêm trọng và chiếm phần lớn trong
chấm dứt hôn nhân hiện nay (Theo Trung tâm tư vấn giáo dục tâm lý thể chất) TP. HCM nghiên cứu
thì hiện nay cứ bình qn 2,7 cặp kết hơn thì có một cặp ly hơn. Làm gia tăng, ứ đọng các vụ kiện về
giải quyết tài sản khi ly hôn tại các Tòa án đặc biệt là tại TP. HCM
2. Giải quyết tài sản khi ly hôn
Theo Điều 59 Luật Hơn nhân và Gia đình 2014 quy định ngun tắc giải quyết tài sản của vợ
chồng khi ly hôn:
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các
bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì theo u cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng,
Tòa án giải quyết

5


lOMoARcPSD|11598335

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu khơng chia được bằng hiện vật thì
chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng
thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã
nhập vào tài sản chung theo quy định. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng
với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh tốn phần giá trị tài sản của
mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.


CHƯƠNG III
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản ly hơn
1. Tình hình giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hơn tại Tịa án nhân dân

Trong xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn, con người chỉ chạy theo đồng tiền mà
khơng quan tâm đến tình cảm gia đình. Đơi khi là ăn chơi, cá độ, vay nợ,… dẫn đến sự
rạn nứt mối quan hệ của vợ và chồng và cuối cùng là dân đến lý hôn. Đặc biệt là ở một
số huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó
khăn, đồng bào là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn trong, trình độ cũng như nhận thức
xã hội còn nhiều hạn chế, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu nên không thấy rõ
được hậu quả của tài sản sau khi ly hôn sẽ như thế nào. Điều đó càng ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của người dân.
Để làm rõ hơn, tác giả đã thử tìm hiểu và khảo sát sâu hơn về tình hình giải quyết tại
Tịa án Huyện Kbang, Tỉnh Gia Lai một Huyện miền núi ở Tây Nguyên. Trong thời
gian từ năm 2015 đến năm 2020, bình quân mỗi năm TAND huyện Kbang thụ lý giải
quyết khoảng 200 vụ án HN&GĐ. Trong số các vụ án HN&GĐ đã giải quyết thì số vụ
án vợ chồng có tranh chấp với nhau về tài sản chung, tài sản riêng chiếm tỷ lệ rất ít,
chỉ khoảng 10% trong tổng số án đã giải quyết. Phần lớn các vụ án còn lại thì các
đương sự trong vụ án thường chọn phương án tự thỏa thuận phân chia tài sản chung
với nhau khi ly hơn để khơng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và rút ngắn thời gian
giải quyết vụ án.
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hơn tại Tịa án
Phần lớn các vụ án HN&GĐ có tranh chấp với nhau về tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng là các vụ án phức tạp, mất rất nhiều thời gian và công sức để giải quyết. Quy định của
pháp luật HN&GĐ và pháp luật dân sự về chế độ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
cịn chưa hồn thiện, chưa bao quát hết những biến động của cuộc sống thường nhật. Điều
6



lOMoARcPSD|11598335

này thể hiện qua việc chưa có quy định cụ thể để vợ chồng có thể đăng ký tài sản này là của
chung hay là của riêng; hay các Luật đất đai trước đây có quy định về việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là cho hộ gia đình nhưng thực tế quyền sử dụng đất này chỉ là của
riêng vợ chồng nhưng trong hộ gia đình có thể có rất nhiều người như ơng bà, con cái, cháu
chắt…nên để xác định là tài sản chung và phân chia cho vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn.
Ngồi ra, do truyền thống Á Đơng nên trong cuộc sống thì cha mẹ và con cái, vợ và chồng
còn chưa rạch ròi, cụ thể với nhau về tài sản. Việc sở hữu tài sản và chi tiêu hàng ngày còn
nặng về tiền mặt và tích trực các kim khí quý nên khi xảy ra tranh chấp về tài thì rất khó giải
quyết, ví dụ: Vợ chồng khi cưới nhau thì được tặng của hồi môn là vàng bạc hoặc nhưng gửi
cha mẹ giữ hộ, khi ly hơn có tranh chấp tài sản này thì rất khó xác định vợ chồng có hay
khơng có tài sản này vì việc gửi giữ khơng có giấy tờ, chứng cứ và khơng được cha mẹ thừa
nhận. Hoặc vợ chồng khi chung sống có tài sản chung là tiền mặt hoặc kim khí quý, vợ hoặc
chồng giữ tài sản này nhưng khi ly hôn người giữ tài sản khơng thừa nhận đang giữ tài sản
này thì người khơng quản lý tài sản cũng rất khó chứng minh.
Muốn giải quyết, phân chia tài sản chung trong vụ án HN&GĐ thì bắt buộc phải tiến hành
xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá đối với tài sản tranh chấp. Tuy nhiên, ví dụ như ở chủ
đề một của chương này tác giả có đề cập về Huyện Kbang thì đối với tài sản chung của vợ
chồng là quyền sử dụng đất, do đặc thù Huyện Kbang là huyện miền núi, đất rộng người thưa
trong khi việc cấp GCNQSDĐ chưa bao phủ hết trên dịa bàn toàn huyện. Vì vậy, việc xác
định diện tích đất và nguồn gốc sử dụng đất cũng như chủ sử dụng đất gặp rất nhiều khó
khăn. Nhiều vụ án khơng những chỉ xảy ra tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn thì còn
tranh chấp với người thứ ba, phải đưa vào tham gia tố tụng trong vụ án là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan.

CHƯƠNG IV
NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TÀI SẢN KHI LY HÔN


7


lOMoARcPSD|11598335

một số vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề tài sản cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, làm
rõ hơn, như: cơ chế công khai về thỏa thuận của vợ chồng trong xác lập chế độ tài sản theo thỏa
thuận; các loại tài sản khác, các quan hệ nghĩa vụ, hợp đồng được quy định tại các luật điều
chỉnh các lĩnh vực cụ thể về đất đai, chứng khốn, vốn góp tại doanh nghiệp, đối tượng sở hữu
trí tuệ… cần được quy định cụ thể hơn về sở hữu của vợ chồng trong quan hệ liên quan.
1. Những bất cập hiện nay

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, việc phân chia tài sản
của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện ưu tiên dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Trường
hợp không tự thỏa thuận được với nhau và phát sinh tranh chấp thì các bên đều có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết. Tỷ lệ phân chia theo ngun tắc chia đơi, tuy nhiên có tính đến các
yếu tố khác như cơng sức đóng góp, hồn cảnh gia đình, lỗi dẫn đến việc ly hơn…Cụ thể,
Điều 59 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

''1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản
do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của
hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các
điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi
ly hơn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận khơng đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng
quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64
của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đơi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản

chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các
bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu khơng chia được bằng hiện vật
thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình
được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản
riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng
có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh tốn phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào
khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”.
Như vậy, để chia tài sản khi ly hôn phải xác định được đâu là “tài sản chung” của vợ chồng
để được phân chia. Nói một cách khái qt nhất thì tài sản chung của vợ chồng là tài sản
8


lOMoARcPSD|11598335

được hình thành trong thời kỳ hơn nhân. Tuy nhiên, khơng phải mọi tài sản hình thành trong
thời kỳ hơn nhân đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
Theo Điều 33 Luật Hơn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật
này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà
vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ chồng, trừ
trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua
giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu
của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh
chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”.
Những điểm bất cập, hạn chế của các quy định về xác định, phân chia tài sản khi
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng không bị áp dụng dập khn máy móc theo
tỷ lệ 50/50 mà có tính đến nhiều yếu tố khác như hồn cảnh, cơng sức đóng góp, lỗi dẫn đến
việc ly hơn,... để đảm bảo sự cơng bằng, cân bằng lợi ích và việc phân chia không làm ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống của các bên. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn sẽ tồn tại một
số bất cập, hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, mặc dù pháp luật có quy định một số yếu tố được đặt ra để xem xét khi phân
chia tài sản như: Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so
với bên kia, lỗi của vợ hoặc chồng, bên có lỗi có thể bị chia tài sản với tỷ lệ ít hơn, cơng sức
đóng góp của chồng và vợ ai nhiều hơn thì có thể được phân chia tài sản nhiều hơn... Tuy
nhiên, việc phân chia “nhiều hơn hay ít hơn” thì có hướng dẫn cụ thể nào về tỷ lệ phân chia
trong những trường hợp này dẫn đến việc áp dụng pháp luật khơng thống nhất, điều này hồn
tồn phụ thuộc vào quan điểm xét xử của Thẩm phán.
Thứ hai, vấn đề liên quan đến xác định cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo
lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: “Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo
lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, cơng
việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, nội trợ gia đình mà khơng đi làm được
tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có
cơng sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn”. Thực tế việc xác định công sức đóng
góp nêu trên mới chỉ mang tính chất định tính chứ khơng có một định lượng rõ ràng dẫn đến
cách hiểu, cách áp dụng không thống nhất.
Để xem xét đánh giá cơng sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, phát triển, giữ
gìn, bảo quản,… tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cần phải xem xét thật
khách quan, tồn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản, giá trị của tài sản, công sức quản lý,
giữ gìn tài sản, sự cần thiết và hiệu quả của công sức đã bỏ ra để bảo quản/quản lý và giữ gìn

9


lOMoARcPSD|11598335

tài sản. Tài sản có giá trị càng cao thì trách nhiệm và công sức của người quản lý, giữ gìn,
chăm sóc tài sản đó càng lớn. Do đó thiết nghĩ, để quy định trên được áp dụng thống nhất
trong việc phân chia tài sản chung giữa các Tòa án, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn định lượng
rõ, dự liệu các trường hợp xảy ra để xác định phần trăm cụ thể góp phần thống nhất áp dụng
pháp luật.
Thứ ba, do chưa có Luật đăng ký, kê khai tài sản và phong tục tập quán Á Đông nên
việc xác định tài sản chung, tài sản riêng và chế độ quản lý tài sản chung giữa vợ chồng với
nhay hay giữa vợ chồng với người thứ ba (cha mẹ, con cái…) cịn chưa cụ thể rõ ràng gây
nhiều khó khan trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng cũng như cơng sức đóng góp
của mỗi người.
2. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
- Cần nghiên cứu xây dựng Luật đăng ký, kê khai tài sản, bất kỳ cá nhân hay vợ chồng
có tài sản thì phải kê khai. Qua đó, khi có tranh chấp xay ra thì dễ rang xác định được
tài sản chung, tài sản riêng…
- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc phân chia tỉ lệ được hưởng của vợ
và chồng trong khối tài sản chung để hạn chế đến mức thấp nhất việc phân chia theo
cảm tính của Thẩm phán giải quyết vụ án.
- Theo quy định thì người chồng không được khởi kiện xin ly hôn khi vợ đang mang
thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, thực tế cần phải bổ sung quy
định vợ hoặc chồng không được khởi kiện xin ly hôn và yêu cầu phân chia tài sản
chung khi người kia đang mắc bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn cuối có kết luận của cơ sở
y tế có thẩm quyền, ví dụ: bệnh ung thư giai đoạn cuối… Điều này đảm bảo trách
nhiệm, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau đối với việc xây dựng gia đình
ấm no, hạnh phúc…


10


lOMoARcPSD|11598335

PHẦN KẾT LUẬN

11


lOMoARcPSD|11598335

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12
Downloaded by Út Bé ()



×