Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Đỗ Anh Dũng - KLTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.11 KB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VĂN HỌC
----------------

Đỗ Anh Dũng
Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
THIẾT NGƯNG - TRƯỜNG HỢP CỬA HOA HỒNG,
THÀNH PHỐ KHƠNG MƯA, NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TẮM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH VĂN HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Khố học: QH-2018-X

Hà Nội, 2022

1

1


2

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN


KHOA VĂN HỌC
----------------

Đỗ Anh Dũng
Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
THIẾT NGƯNG – TRƯỜNG HỢP CỬA HOA HỒNG,
THÀNH PHỐ KHƠNG MƯA, NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TẮM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH VĂN HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Khố học: QH-2018-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THU HIỀN

Hà Nội, 2022
3

3


LỜI CAM ĐOAN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Thu Hiền đã
tận tình hướng dẫn tơi hồn thành khố luận tốt nghiệp này. Tơi cũng xin chân
thành cảm Khoa Văn học và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong q trình tơi thực hiện
khố luận.
Tơi xin cam đoan khóa luận là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi,

không sao chép của ai do tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực
hiện. Nội dung lý thuyết trong khóa luận tơi có sử dụng một số tài liệu tham
khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, chương trình
phần mềm và những kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được cơng bố
trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Hà Nội, tháng 6 năm 2022
Sinh viên

Đỗ Anh Dũng

4

4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Được sản sinh từ một trong những nền văn minh cổ đại của nhân loại, văn
học Trung Quốc được dung dưỡng bởi biết bao những thế hệ thi nhân, văn nhân
5

5


kiệt xuất và cũng tạo ra rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, lưu lại những giá trị muôn
đời cho thế hệ sau. Nhìn tổng quan theo dịng chảy lịch sử, văn học cổ đại Trung
Quốc trải qua bảy thời kì lần lượt là “Văn học Tiên Tần, văn học Tần Hán, văn
học Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều, văn học Tuỳ Đường Ngũ Đại, văn học đời Tống,

văn học đời Nguyên và văn học Minh Thanh”, đã tạo nên một kho tàng đồ sộ
khiến người cả thế giới đều phải chú ý. Nhưng khơng bởi thế mà thời kì văn học
hiện đại bị lu mờ, ngược lại do có một nền tảng vững chắc, cũng như hệ thống tư
tưởng, lý luận riêng biệt, những tác phẩm văn học hiện đại, đương đại Trung
Quốc lại mang cho mình lớp ý nghĩa phù hợp với thời đại và tạo hứng thú cho
độc giả. Văn học đương đại Trung Quốc thời kì Cách mạng Văn hố đã gặp phải
những khó khăn, dường như rơi vào bế tắc khi văn chương khơng có khơng gian
phát triển tự thân bởi những ràng buộc đến từ ý thức hệ đương thời. Nhưng
những mầm sống đã dần trỗi dậy sau cơn phong ba đó, các tác giả thốt khỏi
được sự kìm kẹp, được tự do thoả ý sáng tác, đã mở ra thời kì nở rộ của văn học
đương đại Trung Quốc. Với sự phát triển mạnh mẽ đó, văn học đương đại Trung
Quốc là địa hạt vẫn cần được đi sâu nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam hiện
nay.
Trong số các nhà văn đương đại, Thiết Ngưng là một trong những nhà văn
được đánh giá rất cao. Thiết Ngưng sinh năm 1957 tại Bắc Kinh, nguyên quán ở
Hà Bắc. Bà là một trong những nữ nhà văn nổi bật trên văn đàn văn học đương
đại Trung Quốc. Được lớn lên trong một gia đình gia giáo, đến năm 1975 khi bà
tốt nghiệp trung học phổ thông, với tư cách là thanh niên trí thức, bà đã tham gia
vào sản xuất nông thôn ở ngoại thành Bảo Định. Bốn năm sau, bà được điều về
làm biên tập viên của tạp chí Hoa Sơn ở Bảo Định. Bà đã có những tác phẩm từ
rất sớm như Chiếc liềm biết bay, sau đó có Đường đêm, nhưng phải tới những
năm 1982, khi bà cho ra đời truyện ngắn Ôi, Hương Tuyết! đã nhận được sự hoan
6

6


nghênh, hưởng ứng rộng rãi của công chúng cũng như giới chun mơn, tác
phẩm này sau đó cũng đạt giải thưởng truyện ngắn xuất sắc nhất toàn quốc. Từ
đây, sự nghiệp cầm bút của Thiết Ngưng phát triển mạnh mẽ, liên tiếp có những

tác phẩm đạt các giải thưởng truyện ngắn, truyện vừa xuất sắc nhất toàn quốc
như Chiếc áo đỏ không cúc và Đề tài tháng Sáu. Năm 1984, bà chuyển về làm
nhà văn chuyên nghiệp của Hội Nhà văn Hà Bắc, sau đó trở thành Phó Chủ tịch
Hội Nhà văn tỉnh Hà Bắc, và Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc. Năm 2006,
bà chính thức trở thành Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc trẻ nhất trong lịch sử,
khi mới 49 tuổi. Hai vị tiền nhiệm trước đó là nhà văn Mao Thuẫn (1896-1981)
giữ chức vụ khi 57 tuổi và nhà văn Ba Kim (1905-2005) giữ chức vụ khi 80 tuổi.
Điều này cũng từng làm dư luận Trung Quốc nóng lên với những cuộc thảo luận
theo nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là sự tin tưởng vào tương lai
mới, với những bước thay đổi táo bạo của nền văn học hiện đương đại Trung
Quốc. Dương Hoành Hải, một nhà văn kỳ cựu người Thâm Quyến nhận định
“Việc lựa chọn một nhà văn tương đối trẻ như thế vào chiếc ghế chủ tịch cho
thấy bước thay đổi cơ bản của Hội nhà văn trong kỷ nguyên mới”[15]. Hay nhà
văn Thượng Hải Diệp Vĩnh Liệt cũng bày tỏ rằng “Xưa nay, chủ tịch Hội chỉ là
một chức danh mang tính tượng trưng dành cho các nhà văn lớn. Bây giờ, chúng
tôi hy vọng, một vị lãnh đạo trẻ tuổi sẽ mang đến sự năng động và một luồng sức
sống mới cho Hội, giúp các nhà văn bắt nhịp với lối viết thiết thực hiện
nay”[15]. Với địa vị là một trong những nữ nhà văn đương đại hàng đầu Trung
Quốc, Thiết Ngưng là một cái tên vô cùng quan trọng trên văn đàn Trung Quốc
hiện nay. Nhưng những nghiên cứu về tác giả này tại Việt Nam vẫn chưa có
nhiều về số lượng, sự quan tâm của giới học giả Việt Nam đối với bà chưa đúng
với những đóng góp mà bà đã cống hiến cho văn chương.

7

7


Cùng với đó, vấn đề nữ quyền đã là một vấn đề hết sức quen thuộc trong
xã hội hiện nay. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Phương Tây hình

thành nên tư tưởng nữ quyền, địi lại quyền bình đẳng cho nữ giới và ngày càng
phát triển một cách mạnh mẽ. Sự phát triển đó bùng lên như ngọn lửa và lan toả
trên khắp địa cầu. Nhưng một vấn đề chúng ta có thể thấy được rằng, bởi sự khởi
nguồn của nữ quyền xuất phát từ phương Tây nên ít nhiều có sự ảnh hưởng từ
văn hố, kinh tế, chính trị của các nước phương Tây. Bởi vậy, khi nó phát triển
tràn tới phương Đơng đã tạo ra những sự ảnh hưởng theo nhiều hướng khác
nhau. Đặc biệt, đối với đất nước Trung Quốc là một đất nước có nền văn hố lâu
đời, nơi khai sinh ra tư tưởng Nho giáo. Con người Trung Hoa đã thấm nhuần tư
tưởng Nho học suốt ngàn đời nay, vậy họ đã dần thay đổi như thế nào để thoát
khỏi những quan niệm xưa cũ sai lệch về phân biệt giới? Vấn đề nữ quyền ở
Trung Quốc đã là một vấn đề cần được chú ý, hơn thế văn học nữ quyền tại nơi
đây càng cần được chú ý hơn. Chúng ta cần nhìn xem các tác giả đã thể hiện văn
học nữ quyền bằng cách nào trong bối cảnh hiện nay?
Từ những lý do trên, người viết quyết định chọn và phân tích sự phát triển
của ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết của nữ nhà văn Thiết Ngưng với trường
hợp của Cửa hoa hồng, Thành phố không mưa và Những người đàn bà tắm. Ba
tác phẩm với ba giai đoạn sáng tác khác nhau, Thiết Ngưng đã mở ra sự phát
triển tuần tự, thay đổi và thích nghi của nữ quyền theo dòng phát triển của xã hội
Trung Quốc, khiến cho những người đọc có thể cảm nhận một cách rõ ràng và
chân thực nhất về ý thức nữ quyền. Như vậy có thể vừa làm rõ được ý thức cá
nhân của bản dạng giới nữ và tiến tới góp phần mở rộng thêm nền tảng của
quyền bình đẳng giới.

8

8


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo sự phát triển của xã hội lồi người, vấn đề bình đẳng giới vô cùng

được chú ý. Ở Việt Nam, truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, sự “thụ thai
thần kì” của người mẹ trong truyện Thánh Gióng, cho tới tín ngưỡng thờ Mẫu
đều là sự minh chứng cho vai trò của người phụ nữ trong đời sống, xã hội. Vốn
từ nguồn gốc xa xưa của người Việt cổ đã ln có ý thức về vai trò của người nữ,
nhưng do thời gian dài chịu ảnh hưởng từ Nho giáo, đã khiến nền văn hố bản
địa đã có chút thay đổi, đặc biệt là những quan niệm “trọng nam khinh nữ”,
“nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu
sắc như cơi đựng trầu”,… , tất cả những điều đó như cố làm mờ đi vai trị của
người nữ trong xã hội. Bởi có những sự bất cập trong phân biệt về giới như vậy,
những ý thức nữ quyền, phản nam quyền đã dần hình thành trong cuộc sống, và
cũng dần ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, trong đó bao gồm cả văn học. Tuy nhiên,
trong văn học trước khi có sự du nhập của chủ nghĩa nữ quyền phương Tây, ý
thức nữ quyền trong văn hóa đã ngấm vào mạch ngầm của văn học dân tộc, dù
cho mới là những hiện tuợng đơn lẻ, mang tính tự phát trong thời kì trung đại, ví
như hiện tượng Hồ Xuân Hương.
Cho đến những thập niên đầu thế kỉ XX ý thức đề cao nữ giới mới được
xuất hiện mang tính bài bản hơn nhờ vào những bàn luận của Phan Khôi, Manh
Manh nữ sĩ, Đạm Phương nữ sĩ …. Có lẽ, chúng ta có thể coi Phan Khôi là một
trong những người mở đường cho văn học “nữ lưu”, tạo tiền đề cho sự quan tâm
tới phái đẹp và ý thức nữ tính. Bên cạnh đó, Manh Manh nữ sĩ – Nguyễn Thị
Kiêm, một người cũng có đóng góp lớn cho việc tự ý thức nữ tính, bởi sự phát
ngơn của người phụ nữ mang bản dạng giới nữ, tự mình lên tiếng khẳng định cho
bản thân cũng như tất cả phụ nữ “… cái địa vị của đàn bà ở trong văn học cũng
không phải là thấp thỏi gì, chiều nhiều người đã tưởng. Và các ảnh hưởng của
9

9


đàn bà đối với những bậc tao nhân văn sĩ cũng rất là nặng nề thâm thiết, nhờ đó

mà văn học phát đạt vô cùng”[9, 34]. Tiếp tới thế hệ sau, sự phát triển của ý thức
nữ quyền trong Tự lực văn đoàn cũng được coi là rõ ràng nhất. Theo nhận định
của Trương Chính “các nhà văn Tự lực văn đồn đã cơng kích nhiều mặt của chế
độ phong kiến, đặc biệt là luân lý phong kiến đối với phụ nữ. Họ chủ trương tự
do hôn nhân, tự do yêu đương xây dựng hạnh phúc gia đình trên tình yêu đôi lứa.
Họ căm thù cảnh mẹ chồng nàng dâu, họ chủ trương đàn bà trẻ được tự do cải
giá, họ vạch bộ mặt giả dối, xảo quyệt của những bà mẹ ghẻ. Họ đứng về phía
những người chống lại lớp người cũ. Họ đứng về phía cá nhân chống lại chế độ
gia đình”[2]. Sau đó, phải đến đầu thập niên 2000 mới xuất hiện những bài viết,
sáng tác được coi là thực sự hàm chứa tính nữ quyền như “Nữ quyền luận”[17],
“Nữ quyền và đồng tính luận”[18], “Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong
văn học Việt Nam”[20] của tác giả Nguyễn Quốc Hưng; “Phụ nữ và văn
chương”[8] của Châm Khanh; “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo
đức”[22] của Hồng Ngọc Tuấn; “Tình dục trong văn học Việt Nam dưới cái
nhìn của đạo lí hồn nhiên và của đạo lý học thuyết”[10] của Nguyễn Hữu Lê…
Trong thời kì những năm 2000, phê bình nữ quyền tập trung hướng đến sự giải
phóng phụ nữ, giải phóng tình dục, khẳng định quyền chủ động trong đời sống
tình dục của người nữ. Cho đến nay, những nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trong
văn học cũng thường nằm trong những khuynh hướng như: nghiên cứu văn học
nữ thiên về dục tính/ sex (“Tính dục trong văn học hơm nay” của Nguyễn Huy
Thiệp, “Tản mạn về dục tính và nữ quyền” của Nguyễn Vy Khanh,…); nghiên
cứu văn học nữ thiên về nữ tính/ thiên tính nữ (“Ý thức phái tính trong văn xi
nữ đương đại” của Nguyễn Thị Bình, “Những quan niệm đương đại về giới nữ
Việt Nam” của John C.Schafer, “Một vài lí giải về hiện tượng tự thuật trong sáng
tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1990 đến nay” của Hồ Khánh Vân,
10

10



…) ; nghiên cứu văn học nữ trên bình diện nữ quyền (“Vấn đề phái tính và âm
hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại” của Nguyễn Đăng Điệp,
“Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại”
của Nguyễn Thị Thanh Xuân,… ). Nhưng xét một cách kỹ lưỡng như nhà phê
bình Nguyễn Đăng Điệp đã sử dụng thuật ngữ “âm hưởng nữ quyền” thay cho
“chủ nghĩa nữ quyền” để khẳng định ở Việt Nam chưa có một chủ nghĩa nữ
quyền thực thụ. Cũng như nhận định trên, Nguyễn Thị Hưởng trong luận án “Ý
thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay” của mình cũng
có nhận định: “Giống với hậu hiện đại, cái gọi là nữ quyền luận trong văn học
Việt Nam mới dừng lại ở những biểu hiện rải rác trong sáng tác của một số nhà
văn, thậm chí, ngay trong bản thân một nữ nhà văn, những biểu hiện nữ quyền
cũng không mấy thuần nhất.” [7, 17].
Nhìn chung, ta thấy được sự phát triển của nữ quyền luận trong văn học
Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhưng
những vấn đề thực sự cịn tồn đọng khơng phải đã hết, những ý kiến mang tính
tổng quát trên sẽ giúp chúng ta có một nền móng vững chắc và tìm được hướng
đi phù hợp.
Bên cạnh đó, Thiết Ngưng là một trong những nhà văn nữ xuất sắc trong
thời kỳ văn học đương đại của Trung Quốc, cùng với Vương An Ức, Trì Lợi,
Diệp Văn Linh, Tàn Tuyết,… Bà có nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng sự ảnh
hưởng của bà tại Việt Nam vẫn chưa đủ rộng để có nhiều độc giả cũng như giới
chuyên gia chú ý.
Tác phẩm Những người đàn bà tắm đã được Đỗ Thu Thuỷ nghiên cứu
trong bài viết “Giá trị hiện thực trong Những người đàn bà tắm (Thiết Ngưng)
qua không gian và thời gian” (2020) cho thấy rõ tính chất của tác phẩm thuộc
11

11



trào lưu “văn học vết thương”. Khi đưa ra những không gian, thời gian thể hiện
hậu quả để lại sau Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc, đã đẩy xã hội Trung Quốc
đến bờ vực thẳm, những truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Trung Hoa bị suy
giảm, đến việc tâm hồn con người dường như vô cảm, lạnh lẽo đến mức như “ác
hoá”. “Số phận nghiệt ngã của các nhân vật chính đều gắn liền với mốc khơng
gian - thời gian được định danh bằng bốn chữ “Cách mạng văn hố”. Song
khơng phải vì vậy mà Thiết Ngưng trốn tránh khơng dám đề cập đến nó. Trái lại,
bà còn đề cập trực tiếp đến quãng thời gian đầy đau khổ này với mục đích để
những con người đã từng đi qua mười năm gian khổ và thế hệ sau của họ có thể
đánh giá đúng về hiện thực xã hội của một thời kỳ đã lùi vào trong quá khứ, cũng
như những gì mình đã làm, và rút ra được những bài học cho bản thân và cho tất
cả mọi người.”[20].
Bên cạnh đó, Trần Văn Trọng và Nguyễn Thị Hiền cũng đã nghiên cứu về
“Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm
của Thiết Ngưng” (2014). Trong nội dung của bài viết đó, hai tác giả tập trung
vào nghệ thuật trần thuật (người trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần
thuật) của tiểu thuyết nhằm làm rõ được sử đổi mới và thú vị trong cách xây
dựng tiểu thuyết của Thiết Ngưng. “Bằng việc cách tân trong nghệ thuật tự sự
theo hướng hiện đại hóa, thể hiện ở việc trao quyền kể chuyện cho người trần
thuật, sử dụng linh hoạt các ngơi trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần
thuật,... mà vẫn giữ lại cái linh hồn của nghệ thuật kể chuyện truyền thống, Thiết
Ngưng đã đưa đến cho người đọc một món ăn tinh thần vừa đẹp mắt vừa có giá
trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.”[21].
Trong luận án Tiến sĩ của Hồ Khánh Vân với đề tài “Phê bình nữ quyền và
văn xi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc đương đại (Nghiên cứu trường hợp Dạ
Ngân và Thiết Ngưng)” (2020), tác giả đã đưa ra những kiến thức và phương
12

12



hướng khác nhau về phê bình nữ quyền, có cả sự lồng ghép cả lý thuyết phản nữ
quyền. Đồng thời, cũng đi vào phân tích để thấy rõ sự khác biệt giữa phê bình nữ
quyền và văn xi nữ giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, như “khi phản ánh các
vấn đề bất bình đẳng giới, văn xi nữ Việt Nam có xu hướng tái hiện nhân vật
thiên về sự hịa giải, dung hợp cịn văn xi nữ Trung Quốc thường đẩy hình
tượng đến mức độ nổi loạn.”[24, 196].
“Thiết Ngưng chú ý khắc họa với những chấn thương tâm lí từ thuở ấu thơ
của người phụ nữ, những chấn thương này có thể do những cú sốc do phải chứng
kiến sự tàn nhẫn của lịch sử xuất hiện trên những người thân ở xung quanh, cũng
có thể do sự li tán trong cuộc sống gia đình, cũng có thể do bị xâm hại tình
dục...”[16]. Bài viết của Nguyễn Thị Hồng Nhung và Đỗ Văn Hiểu (2020) đã đi
sâu, phân tích về thế giới nội tâm nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết
Ngưng với bốn luận điểm chính: Người phụ nữ với những chấn thương từ thuở
ấu thơ, người phụ nữ với ám ảnh cô đơn, người phụ nữ với khát khao được giải
phóng và cuối cùng là người phụ nữ với mặc cảm tội lỗi. Những thế giới nội tâm
của các nhân vật nữ được, những nhà nghiên cứu đưa ra phân tích một cách vơ
cùng xác đáng.
Bài viết “Thông điệp nữ quyền trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng” của
Dương Tuấn Anh và Đào Văn Lưu (2018) lại tập trung vào việc phân tích sự giải
thốt về thể xác của nhân vật nữ “Cơ thể đã trở thành một phương tiện vô cùng
hữu hiệu để Thiết Ngưng chuyển tải thành cơng những thơng điệp của mình. Tư
tưởng nữ quyền cũng thông qua phương tiện ấy mà cất lên tiếng nói của mình,
khẳng định cấp quyền và giá trị của người nữ trong cuộc sống.”[1]. Nhưng trong
khuôn khổ bài viết, hai tác giả chỉ tập trung duy nhất vào cơ thể của người phụ
nữ, tất cả những thông điệp nữ quyền đều được mở ra từ cơ thể vật lý của nhân
vật nữ, chính bởi vậy bài viết thiếu đi những thông điệp nữ quyền thông qua,
13

13



hành động, suy nghĩ và tư duy của những nhân vật nữ và cả những nhân vật nam
mà trong khoá luận này nhắc tới.
Phạm Thị Hoà trong luận văn Thạc sĩ “Hình tượng người phụ nữ trong
tiểu thuyết của Thiết Ngưng” (2012) của mình lại mở ra một hình tượng người
phụ nữ lý trí và bản lĩnh. Ngồi ra, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác
giả cũng đã mở ra được nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ. Nhưng ở
phần chính tác giả đã mở ra hình tượng người phụ nữ mà Thiết Ngưng đã tạo nên
được. “Nhà văn Thiết Ngưng trong hành trình cùng các nhân vật của mình, bà đã
bao lần làm nên “Sự thay đổi của trái tim” nhưng duy nhất, trước và sau – từ
trong cốt lõi không hề thay đổi – đó là thiện chí của con người vào cuộc
sống.”[4, 95]. Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu vào sự lý trí và bản năng của
người phụ nữ và mở ra sự thay đổi từ sự thiện chí của con người mà đặc biệt là
người phụ nữ vào cuộc sống.
Tại Trung Quốc, Thiết Ngưng trên văn đàn đương đại Trung Quốc là một
cái tên nổi bật trong hàng những nhà văn nữ đương đại. Đặc biệt khi bà trở thành
nữ Chủ tịch Hội Nhà Văn Trung Quốc trẻ tuổi nhất càng khiến những tác phẩm
của bà cũng rất được chú ý. Đi từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, Thiết Ngưng đều
làm rất tốt trách nhiệm là một tác giả của mình, tạo ra những tác phẩm vơ cùng
chất lượng. Bởi vậy có rất nhiều những nghiên cứu về bà cũng như tác phẩm của
bà. Trong cuốn 60 năm văn học đương đại Trung Quốc, Trình Quang Vỹ cũng đã
đưa ra những quan điểm về Thiết Ngưng trong phần “Văn hoá và ý hướng thẩm
mỹ biểu trưng cho sáng tác chủ nghĩa nữ quyền”: “Thiết Ngưng đi vào chiều sâu
bản năng tính dục của phụ nữ, để phơi bày ý thức tự ngã của phụ nữ, phụ nữ
sống trong khó khăn vật chất vẫn có ý thức tự ngã, ẩn tàng bên trong là áp lực
lịch sử nặng nề” [25, 317]. Quả thực Thiết Ngưng đã mở ra những hình tượng về
người phụ nữ nhưng hơn cả ý thức tự ngã, mà bà đã tạo ra được ý thức nữ tính và
14


14


bước đến khẳng định nữ quyền. Ngồi ra, cũng có những nghiên cứu “
`” 1, của  cũng thể hiện sự sinh tồn của bà Tư Kì Văn trong Cửa
hoa hồng là sự nỗ lực trở thành một người phụ nữ thực sự. Hay cũng có những
nghiên cứu tới ý nghĩa khơng gian sinh tồn của tính nữ như “
” 2 của  . Tác giả lấy không gian tồn tại của tính nữ trong 3 tác phẩm
Cửa hoa hồng, Thành phố không mưa và Đối diện, để khơi gợi phương thức sinh
tồn và phát triển của tính nữ, nhìn ra bản chất những nhân vật nữ trong tiểu
thuyết. Trong phạm vi tiếp cận tư liệu của cá nhân, người viết chỉ mới tiếp cận
được những nghiên cứu nói trên.
Tất cả các nghiên cứu trên đều có những góc nhìn riêng, phương pháp
riêng để đi sâu nghiên cứu tác phẩm của Thiết Ngưng. Những nghiên cứu thường
tập trung vào tác phẩm Những người đàn bà tắm, Cửa hoa hồng và Thành phố
không mưa, với những hướng nghiên cứu về nghệ thuật, giá trị hiện thực, hình
tượng người phụ nữ. Trong đó có tác giả Dương Tuấn Anh và Đào Văn Lưu cũng
có đề cập đến thơng điệp nữ quyền nhưng chỉ đặt trong mức độ cởi mở về cơ thể
sinh học của người phụ nữ. Còn với bài nghiên cứu này, người viết đề cập về sự
cởi mở về tư duy, ý thức và lý tưởng của người phụ nữ, từ đó thể hiện được ý
thức nữ quyền một cách rõ ràng và nhận ra được xu hướng giải thoát và tự do
cho nữ giới, cũng tập trung tìm hiểu nhân vật nữ nhưng tập trung hơn vào ý thức
nữ tính của người nữ, đồng thời cũng phân tích về sự phát triển trong suy nghĩ
của tác giả về ý thức tính nữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận đề cập đến ý thức nữ quyền của Thiết
Ngưng thông qua ba tác phẩm nổi bật của nhà văn tại Việt Nam: Cửa hoa hồng,
1 Sự thay đổi ý thức nữ tính trong văn học phụ nữ đương đại Trung Quốc.
2 Giải mã hình tượng khơng gian sinh tồn nữ tính trong tiểu thuyết của Thiết


15

15

Ngưng.


Thành phố không mưa và Những người đàn bà tắm. Trong phạm vi nghiên cứu
của khoá luận sẽ chủ yếu tập trung vào việc khảo sát những văn bản trên.


Đầu tiên ta cần nhắc đến đó là tiểu thuyết Cửa hoa hồng của nhà văn. Tác phẩm
được Thiết Ngưng hoàn thành vào năm1988. Tác giả đã mở ra một không gian
xã hội Trung Quốc mà cụ thể đó là Bắc Kinh từ trước, trong và đến sau những
năm Các mạng Văn hố. Dưới góc nhìn của nhân vật cháu gái Tô Mi, nhà văn đã
khắc hoạ sự thay đổi của người bà Tư Kì Văn dưới guồng quay thể chế xã hội.
Tác phẩm đến với bạn đọc Việt Nam lần đầu thơng qua Nhà Xuất bản Phụ nữ với



bản dịch của Sơn Lê, tháng 9 năm 2003.
Kế đến, tiểu thuyết thứ hai đó là Thành phố khơng mưa được sáng tác năm 1993,
dịch từ tên nguyên tác tiếng Hán Vô vũ chi thành in trong tuyển tập Thiết Ngưng
(Nhà xuất bản văn nghệ Bách Khoa, Thiên Tân). Tác phẩm xoay quanh nhân vật
Đào Hữu Giai với mối tình vụng trộm với Vận Triết – một lãnh đạo cấp cao của
Thành phố Trường Bặc. Tác phẩm được dịch giả Sơn Lê dịch và Nhà Xuất bản



Hội Nhà văn in ấn và phát hành tháng 3 năm 2004.

Cuối cùng ta cần nhắc đến, tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết
Ngưng. Đây là tác phẩm hoàn thành sáng tác năm 1999 và được xuất bản tại
Trung Quốc vào năm 2000. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Dỗn Tiểu Khiêu,
Đường Phi, Do Do và người em gái Doãn Tiểu Phàm. Mỗi nhân vật đều có đặc
điểm, tính cách, nhân sinh quan và cả số mệnh đều khác nhau, nhưng có một
điểm chung duy nhất là tất cả đều là những nữ giới. Thiết Ngưng đã tạo nên một
thế giới chủ động của những nhân vật nữ từ cuộc sống thơ ấu cho đến khi trưởng
thành. Tác phẩm được giới độc giả Trung Quốc vơ cùng đón nhận và đã tới Việt
Nam lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2003 với tên gọi Khát vọng thời con gái do
Nhà Xuất bản Thanh niên phát hành. Sau đó khi tái bản, tác phẩm đã được dịch
lại theo tên nguyên tác tiếng Hán Đại dục nữ - Những người đàn bà tắm.
16

16


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên sự phát triển về nữ quyền đi tới bình đẳng giới trong xã hội hiện
đại, ngoài việc tập trung vào sự phá bỏ những định kiến xã hội phong kiến cũ,
những tư tưởng nam quyền, chúng ta cũng cần làm rõ được ý thức nữ tính của
chính những người mang bản dạng giới nữ. Bởi vậy, mục đích của nghiên cứu về
ý thức nữ tính trong ba tác phẩm Cửa hoa hồng, Thành phố không mưa và
Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng lần lượt chỉ ra được những sự phát
triển trong ý thức nữ tính của tác giả. Dần dần, cũng định hình giúp cho người
đọc thấy được sự khác biệt và đi đến được quan điểm cuối cùng về sự ý thức nữ
quyền trong tác phẩm. Nhiệm vụ của khóa luận phải làm rõ ý thức nữ quyền
được biểu hiện thông qua nội dung, nghệ thuật và biểu tượng của các tác phẩm
trên.
Việc nghiên cứu thẳng vào ý thức nữ quyền thay cho việc đi tìm hiểu
những hình tượng nữ giới hay đời sống nội tâm nhân vật nữ, sự giải phóng nữ

quyền… sẽ có đơi chút khác biệt. Nếu chỉ tập trung vào những nhân vật nữ đôi
khi sẽ khiến chúng ta bỏ qua những sự hiện diện của nhân vật nam tính hoặc
những tình tiết vượt ra khỏi quan điểm nữ tính. Bởi rõ ràng, đây là những thế
giới tiểu thuyết do nhà văn nữ xây dựng, nên những tình tiết đặc thù vẫn có thể
giúp chúng ta đi sâu được vào những ý thức nữ tính đặc biệt và chính xác hơn,
khiến mọi người có thêm một góc nhìn rõ ràng hơn về giá trị của những tác
phẩm.
Bằng chính những cố gắng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu, phân tích,
chúng tơi hy vọng, khố luận sẽ lí giải một cách khoa học, khách quan, đúng đắn
những ý nghĩa, chi tiết mang ý thức nữ quyền trong tác phẩm của Thiết Ngưng.
Đồng thời xa hơn nữa, chúng tơi mong khi nghiên cứu có thể đưa ra được những
ý thức nữ quyền cũng sẽ góp phần cho mọi người tiếp tục có thể nhìn nhận khách
17

17


quan hơn về việc nữ quyền cũng như sự ý thức về bình đẳng giới, cũng như cống
hiến thêm một tiếng nói trong hệ thống các cơng trình nghiên cứu về Thiết
Ngưng và nữ quyền tại Việt Nam.
5. Phuơng pháp nghiên cứu
Với đề tài “Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng – Trường
hợp Cửa hoa hồng, Thành phố khơng mưa và Những người đàn bà tắm”, khố
luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
Hướng tiếp cận theo lý thuyết nữ quyền, ký hiệu học văn hoá.
Phương pháp tổng quan tài liệu: tổng quan và chọn lọc, tiếp thu những ưu
-

-


điểm của hướng đi nghiên cứu về nữ quyền và ý thức nữ quyền từ những
nghiên cứu trước và tìm ra hướng đi riêng cho đề tài này.
Thao tác thống kê, phân loại, hệ thống, so sánh, phân tích.
6. Cấu trúc khố luận
Ngồi những phần Mở đầu, Kết luận, khoá luận được triển khai trong 3
chương chính:
Chương I: Cửa hoa hồng – Ý thức phá vỡ định chế nam quyền
Chương II: Thành phố không mưa – Những chuyển dịch nhận thức từ nữ tính
đến nữ quyền
Chương III: Những người đàn bà tắm – Nữ quyền và thế giới của định chế nữ

18

18


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CỬA HOA HỒNG – Ý THỨC PHÁ VỠ ĐỊNH CHẾ NAM
QUYỀN
Những năm 80 của thế kỉ 20, sau khi cải cách mở cửa tại Trung Quốc được
thực hiện, tư tưởng nữ quyền phương Tây cũng đã có cơ hội tràn sâu vào trong
hệ thống tư tưởng xã hội của Trung Quốc. Từ đó, ý thức nữ tính của các nữ nhà
văn được đánh thức một cách vô cùng mạnh mẽ, Thiết Ngưng cũng khơng nằm
ngồi làn sóng đó. Từ đầu những năm 80, bà đã có những sáng tác nổi bật thuộc
thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết như Ôi! Hương tuyết, Câu chuyện tháng 6,
Chiếc áo đỏ khơng cúc, … mỗi tác phẩm đều có những dấu ấn riêng của bà. Tuy
19

19



nhiên, khi tới Cửa hoa hồng được sáng tác năm 1988 và xuất bản năm 1989,
Thiết Ngưng như tạo ra được một sự bứt phá mạnh mẽ trong suy nghĩ và tư
tưởng, khiến cả độc giả phổ thông cũng như giới chuyên gia phải bị thu hút
mạnh mẽ.
Cửa hoa hồng bắt đầu câu chuyện với một thế hệ trung niên, một thế hệ
được lớn lên trong hệ ý thức xã hội cũ, là biểu tượng của quan niệm nam quyền.
Thế hệ đó được dung dưỡng bởi ý thức nam quyền đã kìm nén, nhấn sâu hết
những ý thứ nữ tính vào sâu trong tiềm thức con người dù là nam hay nữ. Chính
lựa chọn này đã bao hàm ý thức giải cấu trúc một xã hội vận hành dưới định chế
nam quyền, phá vỡ những quy chuẩn cũ từ bao thế hệ. Từ đây, bắt nguồn từ thiên
tính nữ trong mỗi người mang bản dạng giới nữ, Thiết Ngưng để cho sự ý thức
nữ tính được trỗi dậy mạnh mẽ, vượt khỏi những định chế nam quyền, khẳng
định ý thức nữ tính. Và khẳng định một cách chắc chắn, tác giả đã nhấn sâu vào
biểu tượng của sự trỗi dậy ý thức nữ tính với hình tượng Cửa hoa hồng, một
cánh cửa tuyệt vời, xinh đẹp nhưng để vượt qua cũng vướng phải những chơng
gai, khó khăn và nhận lại những tổn thương đau đớn.
1.1 Giải thể định chế nam quyền
Việc Đầu tiên, để giải thể định chế nam quyền, Thiết Ngưng đã trung tâm
hoá nhân vật nữ và ngoại biên hoá nhân vật nam. Tác giả tập trung đưa nhân vật
nữ trở thành trung tâm, mạch nối của tác phẩm, đẩy các nhân vật nam vào những
vai phụ, giảm dần qua các thế hệ nữ. Đồng thời, nhà văn cũng giải cấu trúc nam
tính làm rõ những mặt yếu của những nhân vật nam. Những nhân vật nam dần bị
bóc vỏ những lớp ý thức nam quyền cũ kỹ bên ngoài để đi sâu vào thực tế yếu
kém bên trong. Hơn thế, Thiết Ngưng còn phá vỡ những định kiến trong xã hội
nam quyền, cởi bỏ cho những người nữ quan niệm về bề ngồi, thốt khỏi quy
20

20



tắc về trách nhiệm làm dâu, cũng để nhân vật thốt khỏi hình tượng “người phụ
nữ gia đình”.
1.1.1. Trung tâm hoá nhân vật nữ và ngoại biên hoá nhân vật nam
Đầu tiên, Thiết Ngưng đã phá vỡ vỏ bọc nam quyền trong Cửa hoa hồng
với tư cách của một tiểu thuyết thuộc văn học nữ. Tác giả đã trung tâm hố nhân
vật nữ: Từ Kì Văn, Trúc Tây và Mi Mi. Ba nhân vật nữ thuộc 3 thế hệ là mạch
nối liền của toàn bộ tác phẩm, tất cả những nhân vật cịn lại đều được coi là mắt
xích được móc vào với quan hệ của những nhân vật chính này. Có thể coi là đơn
giản bởi Thiết Ngưng là tác giả nữ nên đương nhiên nhân vật chính sẽ là nữ
nhưng khơng phải tác giả nữ nào cũng có thể đẩy những nhân vật nam ra hẳn trở
thành những nhân vật phụ hoàn toàn. Như tác phẩm Tạm biệt Vivian của An Ni
Bảo Bối, là một tác phẩm của tác giả nữ nhưng nhân vật chính vẫn là nam khơng
hề có quy chuẩn nào cho việc giới tính của tác giả sẽ quy định cho giới tính của
nhân vật chính cả. Quay trở lại với Cửa hoa hồng, số lượng nhân vật nam trong
tác phẩm thường nhiều hơn và sẽ là các vệ tinh bao quanh những nhân vật nữ:
Nhân vật nữ

Nhân vật nam

Tư Kì Văn

Hoa Chí Viễn
Trang Thiệu Kiệm
Chu Cát Khai
Trang lão tiên sinh (Cha của
Trang Thiệu Kiệm)
Ông Đạt

Trúc Tây


Trang Thản
Đại Kì

21

21


Diệp Long Bắc
Mi Mi

Chồng Mi Mi

Qua sự thống kê tập trung vào 3 nhân vật nữ chính chạy dài xuyên suốt
của câu chuyện, mỗi người đều có sự gắn kết và những sự liên quan đến những
nhân vật nam, nhưng càng về các thế hệ sau, số lượng những người nam liên
quan càng sẽ được giảm. Ở đây, số nhân vật nam cũng gấp hơn 3 lần số nhân vật
nữ, nhưng đều chỉ đóng vai trị của các nhân vật phụ, được xuất hiện để làm rõ
chi tiết đời sống của những nhân vật nữ. Song hành với việc giảm đi về số lượng
nhân vật nam, Thiết Ngưng cũng làm giảm đi về những sự chịu ảnh hưởng từ
nam tính của các nhân vật nữ. Như vậy, ta thấy dường như Thiết Ngưng vừa làm
giảm dần số lượng các nhân vật nam theo thời gian, mà đồng thời cùng làm giảm
về chất lượng khiến cho sự kiểm soát của tác phẩm ngày càng được mở rộng và
đưa về tay người nữ.
1.1.2. Giải cấu trúc nam tính
Tiếp tục đi sâu vào vấn đề Thiết Ngưng đã làm giảm đi vai trò của người
đàn ông trong đời sống tác phẩm, phá vỡ vỏ bọc nam quyền. Ở đây tác giả làm
giảm vai trị người đàn ơng khơng chỉ bằng cách đưa cho người phụ nữ sự vượt
trội, tự chủ động, mà cả bằng cách làm rõ những mặt “yếu” của phái “mạnh”.

Những nhân vật nam trong tác phẩm như Hoa Chí Viễn, Trang Thiệu Kiệm, Chu
Cát Khai, Trang Thản, Diệp Long Bắc, được Thiết Ngưng miêu tả làm rõ những
sự yếu kém, không chỉ nằm ở phần thể xác mà cả những sự yếu kém trong suy
nghĩ, tư tưởng cũng được thể hiện hết sức rõ ràng.
Người đàn ông đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời bà Tư Kì Văn là Hoa Chí
Viễn, một chàng trai với nhiệt huyết cách mạng vơ cùng dữ dội và tình yêu của
hai người cũng rực cháy như vậy. Bà Văn đã chống đối cả cha mẹ, để đi theo
22

22


những hoạt động mà Hoa Chí Viễn dẫn đầu, lúc đó cả tình u cách mạng và tình
u đơi lứa của cả hai được hoà quyện vào nhau. Nhưng khi thời cuộc thay đổi,
Hoa Chí Viễn cần trở về vùng nơng thơn để hoạt động, anh đến tìm gặp Kì Văn
nói những lời mặn nồng đầy hứa hẹn “anh nói, sẽ có ngày anh quay trở về đón
Kì Văn, vì anh u cơ”[12, 97]. Sau đó, anh liền ra đi đem theo tình u và “sự
kiên trinh vơ hạn của người con gái” của Tư Kì Văn. Nhưng tất cả điều đó sẽ
chẳng là gì nếu Hoa Chí Viễn thực sự trở về như lời anh từng nói. Thiết Ngưng
tạo nên hình tượng Hoa Chí Viễn rất có ý chí, muốn vươn lên, giải phóng nhưng
chính hành động của anh ta lại làm tổn thương tới người con gái yêu anh ta, trói
buộc cơ với một mối tình vơ nghĩa và gây ra kết quả đau khổ sau này.
Bởi sự việc với Hoa Chí Viễn, cùng với áp lực từ gia đình, Tư Kì Văn đã
quyết định lấy một người đàn ơng khơng có tình cảm với mình mà bản thân mình
cũng khơng có tình cảm. Trang Thiệu Kiệm vốn có mối tình với một tiểu thư
danh giá họ Tề ở Thiên Tân nhưng lại không thành, nên việc đồng ý với sự sắp
đặt của người cha, kết hôn với Kì Văn chỉ như một sự báo thù, nhất là khi anh
biết chuyện của Kì Văn với Hoa Chí Viễn. Nhưng ngay đêm tân hơn, Thiệu
Kiệm chỉ có ý nghĩ dày vị với người vợ của mình và sau đó liền rời đi trong
đêm. Với cương vị của một thiếu gia, nhưng nhân cách của Thiệu Kiệm quá hèn

nhát, anh ta dồn tất cả những đau đớn, khó khăn mình gặp phải lên số phận của
người mà mình cưới.
Khơng chỉ vậy, Trang Thiệu Kiệm cũng là nhân vật nam được miêu tả với
sự rời đi. Thiệu Kiệm ngay khi vừa động phòng xong, anh liền bỏ đi tới Lưỡng
Xuân viện – một nơi vui chơi, đàn đúm, hoan lạc. Thiệu Kiệm rời gia đình vợ
con đi tới Dương Châu một nơi xa xơi, tách biệt với gia đình tự mình sinh sống,
không lời thư từ. Thời gian văn bản của Thiệu Kiệm rất ít, mà trong số thời gian
đó anh luôn rời đi không chỉ rời khỏi vợ mà là cả gia đình. Mục đích của sự rời
23

23


đi chỉ vì thoả mãn bản thân mà Thiệu Kiệm đã gây tổn thương cho tất cả. Sự yếu
kém, thiếu hụt bản lĩnh trong một người đàn ông, được Thiết Ngưng làm rõ
khiến người đọc có cái nhìn rõ hơn khác với những hình tượng anh hùng quen
thuộc.
Trang Thiệu Kiệm cũng có tư duy rất yếu kém. Khi Kì Văn đến Dương
Châu tìm gặp mong tình cảm được bồi đắp, Thiệu Kiệm lại lôi ra một thứ logic
hết sức dung tục để nói về hành động tìm tới của vợ mình là “nóng máy khơng
chịu nổi”. Anh ta cịn so sánh cơ thể của vợ mình với một cơ gái làng chơi với
biệt hiệu “giày đỏ xinh đẹp” với một câu nói vơ cùng tổn thương “Có thể “nó”
vừa trong “giày đỏ xinh đẹp” ra.”[12, 188]. Thiệu Kiệm mang một tư duy quá cố
chấp với vợ của mình, coi thường tình cảm của người phụ nữ, chỉ mang suy nghĩ
về tình dục đối với người vợ. Thật sự, những lời tổn thương từ logic dung tục
của Thiệu Kiệm vốn chẳng thể làm tổn thương ai mà đó chính là người vợ của
mình. Một sự yếu kém trong tư tưởng và suy nghĩ, tư duy của một người đàn ông
đã làm tổn thương nhân cách, tôn nghiêm của một người phụ nữ. Thiết Ngưng
không chỉ vạch ra bộ mặt của một người đàn ông dung tục, đớn hèn không biết
trân trọng giá trị thực của người vợ mình, mà cịn đem chính người phụ nữ ấy ra

để dày vị, miệt thị, xúc phạm đầy đau xót.
Thiệu Kiệm gây tổn thương cho Kì Văn cả về mặt sinh lý. Một năm, anh
đột ngột từ Thiên Tân về ăn Tết, và chính lần đó anh đã lây sang cho chị một căn
bệnh “xấu hổ” - giang mai, hoa liễu, sau đó anh cũng đột ngột rời đi. Cho đến
khi anh phạm sai lầm ở Thiên Tân, đã biển thủ một số tiền nơi anh làm mới lại
quay về để tìm vợ của mình. Nhưng đáng nói ở đây “Thiệu Kiệm ngạc nhiên vợ
vẫn sống rất vui tươi. Cái bẩn thỉu của chồng chẳng những không để lại dấu vết
trên người vợ, ngay cả thời gian cũng khơng để lại gì trên khn mặt kia”[12,
399]. Anh ta vốn dĩ biết rằng mình có bệnh, nhưng thay vì chủ động bảo vệ vợ
24

24


mình anh vẫn cố tình để cho vợ mình phải chịu cùng căn bệnh “bẩn thỉu”. Việc
gây tổn thương về sinh lý, không chỉ thể hiện Thiệu Kiệm không tôn trọng Kì
Văn, mà cịn là sự yếu kém, hèn nhát không dám đối diện với sự thực “bẩn thỉu”
cũng nằm trong bản thân mình.
Trang Thiệu Kiệm cịn là một kẻ nghèo về vật chất. Kì Văn lo lắng, chăm
lo cho cả gia đình chồng, từ bố chồng, em chồng và các con nhưng chưa bao giờ
thấy Thiệu Kiệm phải chi trả các khoản chi tiêu trong gia đình. Thậm chí, khi
anh ta biển thủ tiền lại quay trở về tìm Kì Văn để lấy tiền. Chính lúc này, Kì Văn
lại là người bán nhà để trả nợ cho người chồng mình. Người đàn ơng nghèo nàn
về vật chất nhưng lại vẫn muốn thể hiện cao sang ở bên ngoài, chút hết gánh
nặng vật chất về người phụ nữ trong gia đình, thật quá kém cỏi.
Trang Thiệu Kiệm là người đàn ông ích kỷ tột, bảo thủ cho tính nam
quyền của mình. Khi Kì Văn đã cảm thấy chịu đựng quá đủ và muốn li dị để đến
với người mới, thì anh lại coi đó là một nỗi nhục. “Nỗi nhục chồng lên nỗi nhục
khiến Thiệu Kiệm căm giận cái xã hội mới, chính vì cái xã hội mới, chế độ mới
mà một người đàn bà đã bước vào tuổi xế chiều như Kì Văn cịn bức xúc bỏ

chồng bỏ con đi tìm một khoảng trời trong sáng trên đầu”[12, 403]. Một người
đàn ông yếu kém đến nỗi không thể giữ được tình cảm của vợ mình nhưng lại đổ
trách nhiệm đó lên sự thay đổi của xã hội. Anh vẫn cố gắng muốn sống trong chế
độ xã hội cũ, anh ta có quyền năm thê bảy thiếp, vợ thì buộc phải nghe theo
chồng, làm theo những suy nghĩ của chồng, chính bởi như vậy khi chế độ xã hội
cũ được thay đổi kéo theo ý thức nam quyền của Thiệu Kiệm cũng sụp đổ, khơng
cịn giá trị với Kì Văn. Điều đó cịn thể hiện trong logic riêng của Trang Thiệu
Kiệm là “bản thân anh suốt nửa cuộc đời tự giải phóng cho bản thân, điều anh sợ
nhất là người đàn bà của mình cũng tuyên bố tìm kiếm sự giải phóng.” Người
25

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×