TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
-----***-----
TIỂU LUẬN
Môn: Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế
Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGỒI ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC
XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nhóm
: 17
Lớp tín chỉ
: KDO408(GD1-HK1-
Giảng viên hướng dẫn 2223)BS.1 : TS. Nguyễn Hồng
Hạnh
Ths. Lý Nguyên Ngọc
Hà Nội, tháng 08/2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT
Họ và tên
1
Trần Thị Ngọc Huyền
2
Nguyễn Ngọc Linh
3
Thái Thị Hồng Nhung
4
Vũ Văn Tiến (nhóm trưởng)
5
Nguyễn Thị Cẩm Tú
Mã số sinh viên
2014120065
2014120073
2014120103
2014120146
2014120160
Nội dung phụ
trách
2.4 + 3.2
2.2 + 3.2
2.3 + 3.1
Lời mở đầu + kết
luận + chương 1
2.1 + 3.1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
viết tắt
ASC
ASEAN
EU
EVFTA
FDI
FTA
HACCP
IUU
MSC
VASEP
WTO
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Aquaculture Stewardship Council
Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng
Thủy Sản
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á
European Unio
Liên Minh Châu Âu
European-Vietnam Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Liên
minh châu Âu-Việt Nam
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Free Trade Area
Hiệp định Thương mại tự do
Hazard Analysis and Critical Control
Point
Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm sốt điểm tới hạn
Khai thác hải sản bất hợp pháp,
không khai báo và không theo
quy định
Illegal, unreported and unregulated
fishing
Marine Stewardship Council
Hội đồng quản lý biển
Vietnam Association of Seafood
Exporters and Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT
NAM.....................................................................................................................................2
1.1. Lý luận về xuất khẩu ...............................................................................................2
1.2. Vai trò của xuất khẩu khẩu thủy hải sản trong nền kinh tế................................2
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN ...................................................................................5
2.1. Đặc điểm ngành........................................................................................................5
2.1.1. Sự ổn định của ngành..........................................................................................5
2.1.2. Dự đoán sự biến động của ngành ........................................................................6
2.1.3. Tốc độ thay đổi....................................................................................................7
2.1.4. Sự biến động theo chu ky hay theo mua .............................................................8
2.1.5. Mức độ rủi ro ......................................................................................................8
2.1.6. Mức độ cạnh tranh ngành..................................................................................11
2.2. Đặc điểm thị trường nước ngoài...........................................................................12
2.2.1. Các quy định pháp lý về nhập khẩu ..................................................................12
2.2.2. Văn hóa .............................................................................................................13
2.2.3. Cạnh tranh thị trường ........................................................................................14
2.2.4. Sự hấp dẫn của thị trường .................................................................................15
2.2.5. Các rào cản nhập khẩu ......................................................................................15
2.2.6. Sự biến động của thị trường thế giới.................................................................17
2.3. Đặc điểm thị trường trong nước...........................................................................18
2.3.1. Môi trường pháp lý ổn định thuận lợi ...............................................................18
2.3.2. Những quy định về xuất khẩu ...........................................................................19
2.3.3. Nhu cầu trong nước và sự hơ trợ xuất khẩu của chính phủ ..............................19
2.3.4. Mơi trường kinh tế thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu...............22
2.4. Đặc điểm quản lý....................................................................................................23
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh quốc tế .........................................................23
2.4.2. Kiến thức và kinh nghiệm xuât khẩu ................................................................26
2.4.3. Định hướng quốc tế, cam kết hô trợ xuất khẩu.................................................27
2.4.4. Nhận thức lợi thế xuất khẩu ..............................................................................29
2.4.5. Nhận thức rào cản xuất khẩu.............................................................................31
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU
THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM..........................................................................................33
3.1. Về phía nhà nước ...................................................................................................33
3.2. Về phía doanh nghiệp ............................................................................................34
KẾT LUẬN .......................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................38
MỞ ĐẦU
Việt Nam được coi là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nướcc ngọt và
nước mặn, do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Chính vì, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh
vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
và ln nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo
nguồn thu nhập đáng kể cho nông - ngư dân và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xuất
khẩu thủy sản chịu tác động của rất nhiều yếu tố như thị trường thế giới ngày càng xuất
hiện nhiều đối thủ mới nhờ tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản ngày càng
tăng dưới tác động của xu hướng tự do hố thương mại. Trong khi đó nền thủy sản trong
nƣớc du đã có nhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưa khắc
phục được, đồng thời cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứng đƣợc các nhu cầu của thời
đại. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động
xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng
thủy sản. Ngành thủy sản Việt Nam đã chứng kiến và bị lôi kéo vào những vụ kiện bán phá
giá, những tin đồn về chất lượng sản phẩm đồng thời đang phải đối mặt với rất nhiều bất
lợi của thị trường. Bên cạnh đó, các rào kĩ thuật và thương mại, lượng kháng sinh, nguồn
gốc xuất xứ và hình thức điều kiện đánh bắt, về kiểm dịch,… đang là thách thức đối với
ngành thủy sản Việt Nam.
Vì vậy, đề tài: “Phân tích các nhân tố bên ngồi ảnh hưởng tới việc xuất khẩu
thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam” được chọn để nghiên cứu nhằm đánh giá tác động
của các nhân tố, từ đó rút ra kết luận cung các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng của việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT
NAM
1.1. Lý luận về xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dung tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dung là ngoại tệ
đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
Thực tế cho thấy, xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu với mơi quốc gia bởi
nếu đóng cửa nền kinh tế, áp dụng phương pháp tự cung tự cấp thì quốc gia đó khơng thể
có cơ hội vươn lên củng cố thế lực của mình và nâng cao đời sống nhân dân.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng hố vượt
ra ngồi biên giới một quốc gia. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các
quốc gia đều quan tâm đến việc mở rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và
ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế
từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dung cho đến hành hoá tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho
đến cơng nghệ kĩ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu là đem lại ngoại
tệ cho các quốc gia.
Nền kinh tế mơi nước đều có những nguồn lực nhất định (đất đai, khoáng sản, tiền
vốn, kỹ thuật lao động...), tuy nhiên các nguồn lực này không phải là bất tận thậm chí là
khan hiếm. Để sản xuất ra mặt hàng nào đó với số lượng bao nhiêu thì nền kinh tế phải có
sự lựa chọn để phân bổ các nguồn lực đó một cách hợp lý. Dưới góc độ hiệu quả kinh tế,
các nước sẽ lựa chọn những mặt hàng có lợi thế so sánh để thông qua trao đổi thương mại
tận dụng và phát huy các lợi thế so sánh sẵn có và tiết kiệm được nguồn lực, nâng cao hiệu
quả sản xuất.
1.2. Vai trò của xuất khẩu khẩu thủy hải sản trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế nước ta, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả năng và
tiềm năng huy động để phát triển, có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao vào những năm
tới và tiến kịp các nước trong khu vực nếu có các chính sách thích hợp và được đầu tư thoả
2
đáng. Ngành thuỷ sản từ một lĩnh vực nhỏ bé thuộc khối nông nghiệp, đã vươn lên thành
một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của đất nước.
Trong những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản đã có những đóng góp hết sức to lớn, trở
thành động lực thúc đẩy kinh tế thuỷ sản phát triển nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế Việt
Nam nói chung. Năm 2021, xuất khẩu thuỷ sản cuối năm lội ngược dịng cán đích 8,9 tỷ
USD, tăng 6% so với năm 2020. Trong đó, tơm mang về gần 3,9 tỷ USD, tăng 4%, cá tra
tăng tốc mạnh 2 tháng cuối năm cán đích với trên 1,6 tỷ USD, tăng 8,4%; xuất khẩu các
mặt hàng hải sản đạt 3,4 tỷ USD, tăng 7%.
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng chúng ta có khả năng cạnh tranh, có triển vọng
phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu thu ngoại tệ, đồng thời góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế để đời sống nhân dân ngày càng khá hơn. Từ một lĩnh vực kinh tế còn
yếu về cơ sở vật chất kỹ thuật, ngành thuỷ sản đã vươn lên, đóng góp tích cực vào q trình
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng thị trường trong và ngồi nước, sản xuất hàng
hố phát triển, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn. Trong những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản vẫn
tăng đều về khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu vươn lên đỉnh cao mới. Trong khai
thác hải sản, nghề cá nhân dân đã được tổ chức quản lý và hợp tác theo đơn vị truyền nghề,
khuyến khích trang bị tàu thuyền có cơng suất lớn, có khả năng đánh bắt ở vung biển khơi.
Do đó khơng chỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế mà cịn mang ý nghĩa chính trị và bảo vệ an
ninh quốc phịng đất nước. Bên cạnh đó, phong trào nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển
mạnh mẽ trong phạm vi cả nước, các hình thức ni thâm canh, nuôi xen canh tôm –
lúa, tôm – cá...đựoc thực hiện rộng rãi. Mạng lưới sản xuất giống cũng đã được hình
thành ở hầu hết các tỉnh ven biển, đáp ứng yêu cầu sản xuất của dân. Như vậy, nuôi trồng
thuỷ sản đã hình thành một ngành sản xuất chính, có vị trí quan trọng trong tạo ra việc
làm, sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
Thêm vào đó, theo Tổng cục Thủy sản, hiện cả nước có 825 cơ sở chế biến thủy sản
quy mô công nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu đã đóng vai trị to lớn hàng đầu về cơng nghiệp
chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Sự
ra đời hàng loạt nhà máy chế biến thế hệ mới bên cạnh các nhà máy được nâng cấp với quy
3
mơ lớn, cơng nghệ hiện đại đã góp phần đưa công nghệ chế biến thuỷ sản Việt Nam lên thứ
hạng cao trên thế giới.
Hơn thế nữa, với tiềm năng xuất khẩu lớn, hiện nay ngành thuỷ sản Việt Nam đã thu
hút được trên 30 vạn lao động nhàn rôi và ít có tay nghề thơng qua sản xuất hàng xuất khẩu,
giải quyết tốt cơng ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Đồng
thời, sự phát triển của ngành có thể đem lại cơ hội phát triển cho những ngành khác liên
quan như: sản xuất ni trồng, chăn ni, hố chất...có điều kiện phát triển. Khơng những
thế, ngành cịn có khả năng phát triển trên mọi vung kinh tế trọng điểm của đất nước, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vung lãnh thổ theo hướng hợp lý. Bên cạnh đó, thơng
qua việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, Việt Nam đã thâm nhập thị trường thế giới từ đó
mở rộng và thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và các
nước khác.
Ngoài ra, do yêu cầu của thị trường thế giới và cũng do cạnh tranh khốc liệt mà các
đơn vị sản xuất hàng thuỷ sản ln tìm tịi, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm đáp
ứng một cách tôt nhất nhu cầu của thị trường. Từ đó góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị
trường nội địa, đóng góp cho sự tăng trưởng GDP của đất nước.
Như vậy, với ưu thế là sự phu hợp với giai đoạn đầu của quá trình cơng nghiệp hố
đất nước, thu hút nhiều lao động, tạo ra khoản thu ngoại tệ lớn về cho đất nước xuất khẩu
thuỷ sản đã và đang có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thống các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam.
4
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGỒI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
2.1. Đặc điểm ngành
2.1.1. Sư ôn định cua nganh
Trong những năm qua, ngành Thủy sản Việt Nam đã nắm bắt được điều kiện thuận
lợi để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, đạt được nhiều kết quả ấn tượng như đóng góp đáng
kể vào GDP quốc gia, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động địa phương, làm
thay đổi bộ mặt phát triển nhiều địa phương trong cả nước,... Từ năm 2011 đến năm 2020,
ngành Thủy sản đã có bước phát triển liên tục và vượt bậc.
Biêu đồ: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2020
9
8
6.9
6
4.5 4.4
5
3.3
4
7.1
5
3.8
2.2 2.4 2.7
3
21
6.7
8.8 8.6 8.5
6.1 6.1
7
2
8.3
7.9
1.5
0.8 0.8
1.8
0.9
0
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Nguyên nhân là, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng như đường bờ biển dài, hệ thống
sông, hồ đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản. Ngư dân Việt Nam lại có
truyền thống đi biển khai thác hải sản lâu đời, hình thành các làng nghề đánh cá xa bờ. Bên
5
cạnh đó, cơng nghệ chế biến phát triển có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia
tăng cao. Nguồn lao động có tay nghề cao, nguồn cung hàng khá ổn định và có sự áp dụng
các mơ hình khép kín, liên kết ch̃i tốt trong các ngành hàng nên có thể đáp ứng nhu cầu
của khách hàng các nước.
Về hoạt động chế biến xuất khẩu, Việt Nam đã tiếp cận với trình độ cơng nghệ và
quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Sản phẩm
thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị
trường thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới.
Do đó, Việt Nam có thể cung cấp khối lượng lớn thủy sản an toàn, chất lượng ổn định
nhờ nguồn cung dồi dào và từ tiềm năng của 28 tỉnh ven biển, có nguồn đất, nguồn nước
nuôi trồng thuỷ sản và ngành chế biến phát triển với hơn 600 doanh nghiệp xuất khẩu. Xuất
khẩu thuỷ sản ở Việt Nam có mức tăng trưởng ổn định và Việt Nam được tin tưởng sẽ là
nguồn cung cấp lương thực quan trọng, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực
ở châu Phi.
2.1.2. Dư đoan sư biên động cua ngành
Sau thời gian dài chịu tác động từ dịch COVID-19 và các biến động của lạm phát, nhu
cầu và xu hướng tiêu dung thủy sản ở nhiều thị trường đã thay đổi. Trong 6 tháng năm
2022, xuất khẩu thủy sản đạt 5,7 tỷ USD, tăng gần 40% so với cung ky năm 2021. Trong
đó, riêng ngành hàng cá tra đạt 1,4 tỷ USD, tăng 82,4% so với cung ky năm 2021.
Trong ngắn hạn, tình hình lạm phát gia tăng làm giảm chi tiêu cho thủy sản, người
tiêu dung sẽ ưu tiên cho các lồi có giá vừa phải phu hợp với thu nhập đang bị sụt giảm.
Tôm nhỏ, cá tra, chả cá, surimi, cá biển nhỏ vẫn có nhu cầu cao nhưng giá sẽ giảm so với
nửa đầu năm. Đó sẽ là xu hướng mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần linh hoạt đáp ứng để
giữ được thị phần trong giai đoạn hiện nay.
Về lâu dài, các chuyên gia dự báo về tiêu thụ thuỷ sản đến năm 2030 cho rằng, nhu
cầu thuy san cua thê giới sẽ tang manh, thuỷ sản nuôi tăng tỷ trọng trong tổng tiêu thụ từ
52% lên 59% nhờ sự chuyển đổi một số loài từ khai thác tự nhiên sang nuôi trồng.
6
Đến năm 2030, tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm sẽ tăng 18% (so với năm 2018). Châu
Á sẽ là khu vực tiêu thụ mạnh nhất, chiếm 71% (183 triệu tấn). Tuy nhiên, các nước phát
triển như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn sẽ phụ thuộc nguồn thuỷ sản nhập khẩu từ các nước đang
phát triển. Trung Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu lớn, tiếp theo là Việt Nam và Na Uy.
Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do FTA cũng giúp cho ngành thủy sản tăng
trưởng mạnh. Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định Thương mại tự do (FTA) như FTA
Việt Nam - EU năm 2020, FTA Anh - Việt Nam năm 2021 cũng như Hiệp định Đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết với tất cả các nước ASEAN, Australia,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Các FTA
này sẽ giảm thuế quan, giúp liên kết chuôi cung ứng và tăng nhu cầu đối với các sản phẩm
thủy sản của Việt Nam. Vì vậy, Sư thuận lợi trong giao thương va thương mai cũng như
nhu cầu cao hơn sẽ thúc đẩy xuất khẩu thuy san.
2.1.3. Tơc đơ thay đơi
• Tơc đơ tang trưởng sản lượng
Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng
trưởng trung bình hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn. Nuôi trồng thủy
sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 95% tổng
sản lượng cá tra và 80% sản lượng tơm).
• Tơc đơ tang trưởng khai thac
Từ 1995 – 2020: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần, tăng
trường trung bình năm 6% từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn.
• Tơc đơ xuất khẩu
Từ 1997-2020: xuất khẩu tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ
758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu tơm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao nhất và ổn định
nhất. Từ 1998-2020: xuất khẩu tăng gấp hơn 8 lần từ 457 triệu USD lên 3,73 tỷ USD năm;
7
tăng trưởng trung bình hàng năm 10%. Tỷ lệ trong tổng thủy sản ngày càng gia tăng: từ
36% đến 50%.
Xuất khẩu cá tra tăng gấp 162 lần từ 9,3 triệu USD lên 1,5 tỷ USD; tăng trưởng trung
bình hàng năm 26%.
Tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh
qua các năm. Điều đó, chứng tỏ ngành ni trồng thủy sản những đã có những sự thay đổi
phát triển đáng kể. Cùng với đó là sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhằm tăng nhanh
năng suất lao động, sản lượng và đa dạng hố các sản phẩm.
2.1.4. Sư biên đợng theo chu ky hay theo mua
Tác động của thời tiết và tính thời vụ đến nuôi trồng thuỷ sản là không nhỏ. Chẳng
hạn, sản xuất ni trồng thuỷ sản cịn bị phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, trong khi thời tiết
diễn biến phức tạp, nắng nóng khơ hạn kéo dài, thiếu nước ngọt, độ mặn ở một số vung
nuôi tôm lên quá cao gây khó khăn cho việc ni tơm. Nước ta lại nằm trong khu vực chịu
ảnh hưởng khá nhiều của bão, lũ lụt…
Tính thời vụ trong ni trồng thủy sản đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất
bận rộn cịn có những lúc lại nhàn rơi. Đặc điểm này địi hỏi trong ni trồng thủy sản một
mặt phải tơn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách tập trung
nghiên cứu các giống lồi thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều
vụ trong năm.
2.1.5. Mưc đơ rui ro
Nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh ở các thị trường lớn,
tuy nhiên, ngành này vẫn đang phải đối mặt với khơng ít rủi ro.
•
Khơng cịn thi trường dễ tính
Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ phải tuân thủ được các quy định của
Đạo luật bảo vệ động vật có vú dưới biên của Mỹ nếu khơng có thể ảnh hưởng trực tiếp
tới xuất khẩu thủy sản. Mỹ và EU vốn là hai thị trường định hướng tiêu dung của thế giới,
vì vậy, nếu Việt Nam bị phạt thì các thị trường khác cũng sẽ dè chừng trong việc nhập khẩu
thủy sản của nước ta.
8
Mỹ là một thị trường rộng lớn nhưng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ lại rất cao. Một
sản phẩm thủy sản phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, độ an toàn vệ sinh thực phẩm
và hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có đủ khả năng xuất hiện và cạnh tranh trên thị
trường Mỹ. Nếu khơng có đủ tất cả các yêu cầu trên thì sản phẩm đó sẽ bị sản phẩm của
các hãng khác cạnh tranh loại bỏ, hoặc bị chính người tiêu dung Mỹ tẩy chay, khả năng tồn
tại và phát triển của sản phẩm đó là rất khó khăn. Về phía Chính phủ Mỹ cũng có rất nhiều
quy định đặt ra cho các sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Khi đưa sản phẩm thủy sản vào thị
trường Mỹ, chúng ta phải quan tâm và hiểu được hệ thống pháp luật của Mỹ, vì hệ thống
luật của Mỹ rất phức tạp, chặt chẽ và khá mới lạ với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Nếu không nghiên cứu, tìm hiểu rõ thì các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả
thiệt hại nặng nề trong kinh doanh.
Mỹ yêu cầu phải xác định được tỷ lệ khai thác trong chi có ảnh hưởng tới động vật
có vú dưới biển như kéo lưới vây, lưới rê, câu... dưới 10%, trên 10% thì họ sẽ có biện pháp
xử lý. Đồng thời, khi phát hiện, bắt gặp các loài động vật có vú dưới biển lưu vong thì ngư
dân cần phải giải cứu, đưa chúng về tự nhiên.
Vì vậy, ngư dân cần phải ghi nhật ký khai thác trên tàu để cập nhật quá trình khai thác
thủy sản. Khi tàu đã đến bờ, các cảng cá cần nắm bắt thơng tin, phải xác nhận, truy xuất
được q trình khai thác... Những quy định này Việt Nam chưa có thì phải xây dựng.
Cung với đó, hiện nay khơng chỉ thị trường Mỹ, hay EU mới đặt ra yêu cầu với ngành
thủy sản. Ngay với thị trường Trung Quốc cũng đòi hỏi tiêu chuẩn sản phẩm cần rõ ràng,
truy xuất được nguồn gốc. Vì vâỵ, nhiệm vụ của ngành thủy sản là phải định hướng cho
ngư dân sản xuất đạt theo tiêu chuẩn của từng thị trường, đúng yêu cầu mà họ đặt ra.
•
Rủi ro về biên đởi khí hậu
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế giới có nền kinh
tế bị tổn thương cao nhất trước tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động khai thác
và nuôi trồng thủy sản.
Việt Nam cũng được xếp hạng là một trong những quốc gia trên thế giới có khả năng
thích ứng thấp trước các tác động này.
9
DARA ước tính sự mất mát từ biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản có thể lên đến
gần 2% GDP vào năm 2030.
Dự báo về khí hậu
Nhiệt độ tăng 1-2 độ C
Tăng cường độ của các hiện
tượng cực đoan, bao gồm hạn
hán, bão lụt
Mực nước biển tăng
thêm 28-33 vào năm
2050
Tác động của biến đổi khí hậu lên ni trồng
•
•
•
Nhiệt độ nước biển tăng
Tăng cường độ và mức độ
của các hiện tượng thời tiết
cực đoan
Mực nước biển dâng
Thay đổi sinh lý học của cá (ví dụ, tăng trưởng nhanh
hơn những dễ bị bệnh hơn)
Thay đổi sự phân bố và thành phần loài, di cứ đến
vung biển lạnh hơn
Tăng độ mặn, dẫn đến cá chết và di cư
Mất sinh kế, tăng di cư đến các dơ thị
Dự báo về khí hậu
Nhiệt độ tăng 1-2 độ C
Tăng cường độ của các hiện
tượng cực đoan, bao gồm hạn
hán, bão lụt
Mực nước biển tăng
thêm 28-33 vào năm
2050
Tác động của biến đổi khí hậu lên khai thác thủy sản
•
•
•
Nhiệt độ nước biển tăng
Tăng cường độ và mức độ
của các hiện tượng thời tiết
cực đoan
Mực nước biển dâng
Dịch bệnh nhiều hơn
Thiếu nước ngọt và thay đổi chất lượng nước có thể
hạn chế hoạt động sản xuất
Lượng CO2 gia tăng dẫn đến axit hoá các nguồn nước
và làm giảm năng suất
Giảm diện tích có thể dung cho hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản
10
Lý do ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí
hậu:
Nhiều ngư dân sử dụng tàu truyền thống, đơi khi khơng có thiết bị định vị và chỉ hoạt
động trong phạm vi bán kính vài dặm ngồi khơi và chỉ có thể hoạt động ít ngày trong năm
vì khơng thể thích ứng được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt;
Người nuôi trồng thủy sản thiếu tiếp cận với các công cụ quản lý rủi ro (dự báo thời
tiết, bảo hiểm…);
Nhiều người nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ đơn giản, phụ thuộc vào các hệ
sinh thái tự nhiên (giống tự nhiên) và ít phục hồi được trước thiệt hại thiên tai;
Việc quản lý ngành thủy sản chưa thực sự hiệu quả ngay cả khi cách tiếp cận dựa trên
hệ sinh thái để quản lý nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản đã bước đầu được quan tâm
thực hiện.
2.1.6. Mưc đô canh tranh nganh
Giao thương thuỷ sản đang tạo ra gần 130 tỷ USD/ năm trên toàn thế giới, là nguồn
sống của nhiều lao động. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đang phát triển mong muốn thúc
đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước khi
dân số tăng nhanh.
Hiện nay, thuỷ sản Việt Nam đang phải cạnh tranh với các siêu cường thuỷ sản
chẳng hạn như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ,......
Những năm gần đây, ngành tôm Việt Nam tự hào về việc vượt qua Thái Lan để dẫn
đầu trong lĩnh vực chế biến hàng giá trị gia tăng, nhờ đó giá bán và lợi nhuận ln cao hơn.
Cách đây khoảng hơn 10 năm, Thái Lan là nước dẫn đầu về ngành chế biến tôm giá trị gia
tăng. Thời đó, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới bắt đầu làm hàng IQF (đơng lạnh)
nhưng vì giá thành ngun liệu tăng dần, sản phẩm mất sức cạnh tranh nên buộc phải
chuyển hướng làm hàng giá trị gia tăng để tăng sức cạnh tranh.
Tại thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm tôm Việt Nam phần lớn nằm ở phân khúc hàng giá
trị gia tăng nên chỉ chiếm khoảng 10% thị phần. Trong khi đó Ấn Độ và Indonesia chiếm
11
khoảng 20% mơi nước, cịn Ecuador chiếm tới 40% thị phần tôm tại Hoa Ky mà Ecuador
gần Hoa Ky nên có lợi thế cạnh tranh hơn.
Dự báo trong những năm tới đây, các nước đối thủ ngành tôm như Ecuador, Ấn Độ,
Indonesia sẽ đầu tư máy móc cơng nghệ để đi vào chế biến sâu sản phẩm tơm.
Vì thế, để tránh mất vị thế dẫn đầu trong chế biến tôm, các doanh nghiệp Việt Nam
đang cố gắng đầu tư ngược lại vào khâu ni để giảm giá thành, duy trì sức cạnh tranh cao
trên thị trường.
2.2. Đặc điểm thị trường nước ngoài
2.2.1. Cac quy định phap lý về nhập khẩu
Việc nhập khẩu thủy sản tươi sống và chế biến sang thị trường nước ngoài cần tuân theo
các quy định của các luật sau đây: Luật Ngoại hối và Ngoại thương, Luật Vệ sinh an toàn
thực phẩm, Luật Hải quan.
1. Luật Ngoại hối và Ngoại thương: Việc nhập khẩu hàng thủy sản phải tuân theo các
quy định về hạn chế nhập khẩu sau đây: Hạn ngạch nhập khẩu; Phê duyệt nhập
khẩu; Xác nhận nhập khẩu.
•
Hạn ngạch nhập khẩu: Có bốn chế độ phân bổ hạn ngạch, bao gồm phân bổ
theo công ty thương mại (phân bổ dựa trên hồ sơ trong quá khứ), phân bổ
theo nhà khai thác thủy sản, phân bổ theo người tiêu dùng và phân bổ trên cơ
sở “người đến trước”. Các nhà nhập khẩu mới khơng có kinh nghiệm nhập
khẩu trong quá khứ về nguyên tắc sẽ chỉ có thể đăng ký phân bổ “người đến
trước” (phân bổ có thể được thực hiện bằng việc bốc thăm); nếu khơng thì
họ có thể nhận phân bổ lại từ những người đã có phân bổ.
•
Phê duyệt nhập khẩu: Để nhập khẩu các loại thủy sản, các nhà nhập khẩu
bắt buộc phải nhận được phê duyệt nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại
và Cơng nghiệp.
•
Xác nhận nhập khẩu: nhà nhập khẩu cần nộp hồ sơ bắt buộc bao gồm dữ liệu
thống kê, giấy phép khai thác thủy sản, chứng nhận về tái xuất để có thể
nhận được xác nhận nhập khẩu từ Cơ quan Hải quan.
12
2.
Luật Vệ sinh an tồn thực phẩm
Theo Thơng báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi về “Tiêu chuẩn và tiêu
chí cho thực phẩm và chất phụ gia” ban hành theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm,
và các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh v.v… (gồm chất phụ gia thực phẩm và
thuốc cho động vật), thủy sản tươi sống và chế biến là đối tượng phải đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra theo loại và tính chất của nguyên liệu thô,
kiểm tra theo loại và hàm lượng chất phụ gia, dư lượng kháng sinh, v.v… Lệnh
cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được ban hành nếu trong sản phẩm sử dụng chất
phụ gia bị cấm, hay dư lượng kháng sinh vượt qua mức độ cho phép. Thủy sản tươi
sống và chế biến nên được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi tiến hành nhập khẩu.
3.
Luật Hải quan
Luật Hải quan cấm việc nhập khẩu các lô hàng được ghi sai nhãn hoặc gây khó
hiểu về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
2.2.2. Văn hoa
Khi nói về hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngồi, tức là
đang nói đến một mơi trường kinh doanh và mơi trường văn hóa mới lạ, những khách hàng
mới kèm theo đó là những sở thích, thói quen, phong tục tập qn, kiêng kỵ,… khác so với
mơi trường văn hóa và con người trong nước.
Trong tất cả các thị trường khác nhau mà nước ta xuất khẩu mặt hàng này, châu Âu
vẫn được coi là một thị trường chính với nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản lớn hơn nhiều so với
nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống hoặc nhu cầu bán lẻ.
Đối với thị trường châu Á, các thị trường ngách được cho là khó “thâm nhập” vì có
tính chun mơn hóa cao và phục vụ cho một phân khúc thị trường cụ thể với những nhu
cầu cụ thể. Tuy nhiên, khi Việt Nam thâm nhập được vào 2 thị trường Nhật Bản và Hàn
Quốc, sẽ có rất nhiều cơ hội cho sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng tơm. Cụ thể, Nhật Bản có
truyền thống gắn kết với hải sản và là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ ba trên thế giới.
Cá và hải sản đóng gói sống, ướp lạnh và cá tươi vẫn là những mặt hàng phổ biến nhất ở
Nhật Bản, được ưa chuộng hơn các loại đông lạnh hoặc khô. Việc tiêu thụ hải sản - bao
gồm cả tôm - từ lâu đã gắn liền với văn hóa Nhật Bản bởi nhu cầu về hải sản ngày nay bắt
13
nguồn từ nền văn hóa hải sản lâu đời của nó và cũng một phần do yếu tố dân số già của
Nhật Bản. Bên cạnh đó, người Nhật cũng tiêu thụ hải sản của họ dựa vào thời vụ: các loài
cá béo - như cá tuyết, cá hồi và cá ngừ - được tiêu thụ nhiều hơn vào mùa đông. Tương tự,
đối với Hàn Quốc, người dân ở đây có thu nhập khả dụng cao, khiến họ sẵn sàng trả nhiều
tiền hơn cho các sản phẩm tiện lợi và chất lượng cao. Nhu cầu tiêu thụ hải sản cũng ngày
càng tăng khi ngày càng nhiều người tiêu dùng cho rằng hải sản tốt cho sức khỏe.
Nhìn chung, để hiểu các thị trường, điều quan trọng là phải chú ý và tôn trọng lịch sử
cũng như cách thức tiêu dung của họ và tất cả các thị trường đều khác nhau về khối lượng,
giá cả, nhu cầu và cấu trúc của chuỗi cung ứng.
2.2.3. Canh tranh thi trường
Việc tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào
nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành thủy sản và nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chưa
tận dụng được tốt nhất các ưu đãi/cơ hội của FTA. Trong khi đó các nước đối thủ cạnh
tranh về thủy sản (Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, Brazil,...) ngày càng gia tăng các sức ép
cạnh tranh nhiều hơn qua những chương trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy
mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu là sự cạnh tranh về
giá bán và chất lượng. Ví dụ, năm 2014 các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nhập
khẩu tôm vào Mỹ ở mức 13 USD/kg nhưng đến năm 2015 lại khó bán với giá này, do Ấn
Độ xuất khẩu tôm sang Mỹ rẻ hơn (chỉ 11 USD/kg). Muốn cạnh tranh với Ấn Độ và nhiều
nước nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải hạ giá bán.
Bên cạnh khó khăn trong cạnh tranh về giá bán, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn
phải đương đầu với cuộc chiến chất lượng. Trong đó, ngồi việc nhiễm kháng sinh, tơm
Việt Nam cịn kém sức hấp dẫn so với các nước. Đơn cử như tôm thẻ ở Ấn Độ,
Bangladesh, Ecuador… đều áp dụng mơ hình ni siêu thâm canh có trải bạt nên hình
dáng, màu sắc con tơm ln sáng bóng. Cịn tơm thẻ ở Việt Nam chiếm hơn 90% là nuôi
trong ao đất và sản lượng lại không cao. Do vậy, giải pháp cần được quan tâm là nâng cao
chất lượng con tôm gắn với chuyển đổi mơ hình ni tơm nhằm chủ động về thị trường,
tạo sức cạnh tranh
cho hàng thủy sản.
14
2.2.4. Sư hấp dẫn cua thi trường
Sau thời gian dài chịu tác động từ dịch COVID-19 và các biến động của lạm phát, nhu
cầu và xu hướng tiêu dung thủy sản ở nhiều thị trường cũng phần nào thay đổi, đòi hỏi các
doanh nghiệp và ngành thủy sản Việt Nam phải có phương án thích ứng nhằm duy trì vị thế
và đảm bảo tăng trưởng. Thị trường thủy sản thế giới trong 5 năm qua tăng trưởng 16% với
kim ngạch nhập khẩu mỡi năm khoảng 148,5 tỷ USD; trong đó, tôm chiếm tỷ trọng cao
nhất và tăng mạnh nhất (29%), cá hồi tăng 16%, nhu cầu cá ngừ ít biến động. Nhu cầu nhập
khẩu của thị trường Trung Quốc tăng đột phá nhất với mức tăng 71% sau 5 năm; tiếp đến
là Mỹ tăng 32%. Hầu hết các thị trường đều tăng nhu cầu, trừ Nhật giảm 6%, Đức giảm
nhe 0,6%.
Hiện nay, Australia, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường vô cung hấp dẫn
đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Bởi khả năng cung cấp thủy sản
nội địa của thị trường Nhật Bản và Australia chưa thể đáp ứng nhu cầu khổng lồ của người
dân. môi năm Australia tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn thủy sản nhưng khai thác, sản xuất nội
địa chỉ có thể đáp ứng 230.000 – 280.000 tấn. Hiện nay, mức tiêu thụ thủy sản của người
dân Australia khoảng 15 kg/năm và có xu hướng tăng dần. Cịn thị trường Trung Quốc là
một “miếng bánh” mà bất cứ quốc gia xuất khẩu thủy sản nào đều muốn giành lấy. Với địa
thế “núi liền núi, sông liền sông” xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường 1,4 tỷ
dân cũng đang tăng trưởng mạnh, bất chấp chính sách Zero COVID. Điển hình là Trung
Khánh (Trung Quốc), với dân số khoảng 32 triệu người, mức sống cao, người tiêu dung tại
đây ưa chuộng các sản phẩm cá ngừ, ngao, cá rô phi... của Việt Nam. Ngoài ra, một yếu tố
then chốt là vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam – thành phố Trung Khánh chỉ mất khoảng 8
– 10 tiếng, rất thuận tiện cho doanh nghiệp.
2.2.5. Cac rao cản nhập khẩu
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại hiện tồn tại với mọi ngành sản xuất, nhưng nó
đặc biệt tác động lớn đối với q trình trao đổi những sản phẩm nơng sản chế biến, trong
đó có thủy sản. Theo đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu được chia thành 3
nhóm chính:
15
•
Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn: Đây là một trong những rào cản lớn
nhất, bị áp đặt ngày càng khắt khe của đối tác nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Cụ thể, đối với cá tra, việc mở rộng xuất khẩu ở các thị trường lớn như châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản...cịn gặp nhiều khó khăn do các tiêu chuẩn chất lượng được đặt ra
ngày càng nghiêm ngặt. Việc này rất dễ đem lại nguy cơ lượng hàng thủy sản lớn bị
trả về, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và uy tín của ngành Thủy sản Việt Nam.
Một vấn đề nan giải khác đó là việc một số thị trường đang thắt chặt kiểm soát dư
lượng kháng sinh trong thuỷ sản. Kể từ ngày 9/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng
tần suất kiểm tra dư lượng enrofloxacin lên mức 100% với các lô tôm nhập khẩu từ
Việt Nam. Sau nhiều lần bị cảnh báo lô hàng, thủy sản Việt Nam hiện tại đã để lại
ấn tượng khơng tốt trong lịng người tiêu dung Nhật mà tại thị trường này chất
lượng là tiêu chí lựa chọn hàng đầu hơn là giá cả.
•
Các biện pháp đối với người tiêu dung: Các biện pháp quy định về chất lượng
và an tồn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, hàm lượng dinh dưỡng và tạp
chất.
•
Các biện pháp thương mại: Các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn
gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn
nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường. Từ 1/9/2017, tất cả các lô hàng cá da trơn, cá
tra xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải xuất trình đầy đủ hồ sơ cho Bộ nơng nghiệp Mỹ để
phục vụ việc tái kiểm tra. Việt Nam muốn tiếp tục xuất khẩu mặt hàng này vào thị
trường Mỹ phải nộp các tài liệu chứng minh sự tương đồng giữa hệ thống ni cá
của hai quốc gia.
Có thể thấy mặc du hoạt động xuất khẩu thủy sản sang các thị trường khác của Việt
Nam rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng
được đầy đủ các tiêu chí khắt khe rào cản nhập khẩu của các thị trường. Tiêu biểu là khơng
ít lần hiệp hội thủy sản các quốc gia nhập khẩu đã kiện các doanh nghiệp Việt Nam về bán
phá giá. Tính từ vụ kiện đầu tiên vào năm 2000 đến nay đã có gần 30 vụ kiện chống bán
phá giá và tự vệ. Hơn nữa Việt Nam chưa thật sự gây dựng thương hiệu có uy tín về chất
lượng, thậm chí vẫn cịn các sản phẩm “giá rẻ” thường xun bị người tiêu dung đặt dấu
16
hỏi về chất lượng. Phần lớn các nguyên liệu sản xuất là tự phát, khả năng tự cung cấp
nguyên liệu cho chế biến của các doanh nghiệp hiện nay chỉ vào khoảng 40% công suất chế
biến là tương đối thấp. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, nên các doanh
nghiệp gặp nhiều rủi ro liên quan đến vấn đề này.
2.2.6. Sư biên động cua thi trường thê giới
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang gặp khó khăn do tác
động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cộng với biến động tỷ giá trên thị trường thế giới.
Cụ thể, sự căng thẳng giữa Nga và Ukraina, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đã gây
ra những khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Giá dầu tăng và liên tục tạo đỉnh mới đã
khiến giá cước vận tải tăng và khiến các chi phí đầu vào tăng theo. Xuất khẩu thủy sản
phải đối mặt với các thách thức lớn trong thời gian tới do sự khan hiếm nguồn nguyên liệu
đảm bảo cho sản xuất xuất khẩu, như việc tăng giá cước tàu cung với các chi phí đầu vào
tăng. Các đơn hàng xuất khẩu thời điểm này là đơn hàng đã ký trước và trong giai đoạn
dịch Covid-19. Do vậy, giá xuất chưa bu đắp được sự tăng lên về chi phí sản xuất giai đoạn
này. Đây là gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, làm giảm bớt lợi nhuận của họ.
Bên cạnh đó, trước tác động tiêu cực của thị trường, đặc biệt, biến động tỷ giá đồng
Euro và Yen Nhật, nhiều doanh nghiệp cho biết, năm nay, sẽ rất khó đạt được mức tăng
trưởng như năm 2021. Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản sạch Việt
Nam, cho biết: "Sức mua của người tiêu dùng đã giảm đáng kể, cộng với biến động tỷ giá
nữa làm cho hoạt động xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn". Càng bất lợi hơn khi nguồn
nguyên liệu thủy sản trong nước đang có dấu hiệu sụt giảm về các tháng cuối năm. Nhiều
nhà máy sẽ đối mặt cùng lúc 2 sức ép. Đó là giảm giá xuất khẩu, nhưng phải tăng giá thu
mua nguyên liệu do nguồn cung thiếu. Việc cần làm của các doanh nghiệp xuất khẩu trong
điều kiện thị trường hàng hóa thế giới và thị trường ngoại hối có nhiều biến động như hiện
nay là phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và các đồng tiền thanh toán ngoại thương
để lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh tốn có lợi cho doanh
nghiệp.
17
2.3. Đặc điểm thị trường trong nước
Thị trường trong nước được các doanh nghiệp cho rằng có những tác động nhất định
đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp. Mơi trường pháp luật, kinh tế ổn định,
các chính sách hơ trợ của chính phủ đã được ban hành nhằm tăng trưởng kinh tế và hướng
tới xuất khẩu. Tuy nhiên nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay cịn nặng về hình
thức, các hội chợ tổ chức định ky do thiếu sự đầu tư và đổi mới mà đối tượng tham dự hội
chợ ít thay đổi, dẫn đến hiệu quả thu được không như mong muốn.
2.3.1. Môi trường phap lý ôn đinh thuận lợi
Năm 2006 là năm đầu tiên Nhà nước thực hiện đổi mới về giải pháp và điều hành dài
hạn đối với Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia. Ngồi ra, Chính phủ đã chủ động
ban hành cơ chế xuất nhập khẩu phu hợp với định chế của WTO, trước thời điểm Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, đó là Nghị định 12/2006.NĐ-CP ngày 23/1/2006,
về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q
cảnh, chuyển khẩu với nước ngồi - cơ chế dài hạn nhất từ trước tới nay, tạo sự ổn định
trong điều hành xuất nhập khẩu và giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược. Nhà nước
đã hết sức nô lực để đưa hoạt động xuất nhập khẩu vào một sân chơi lớn (WTO) và phát
triển, đồng thời phải chấp nhận Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm
(không muộn hơn 31/12/2018). Hiện nay, Việt Nam đã được 69 quốc gia công nhận là nền
kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam ln quan tâm phát triển tới ngành Thuỷ sản với
mục tiêu và kế hoạch phát triển lớn, tạo lập hệ thống sản xuất - kinh doanh có chiến lược,
bài bản và hướng tới việc đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe.
Việc phát triển nghề cá trong một quốc gia có nền pháp lý ổn định như Việt Nam là
một điều may mắn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi họ có thể tự do hóa thương mại sản
phẩm của mình một cách dễ dàng cũng như có khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng để tuân theo.
Thực tế cho thấy Chính phủ Việt Nam ln nơ lực đồng hành cung nhân dân nghề cá phát
triển các sản phẩm để xuất khẩu tuy nhiên việc áp dụng các điều luật vẫn cần được chính
18
các doanh nghiệp quan tâm học hỏi nhiều hơn khi mà việc áp dụng các điều luật vào việc
xuất khẩu thủy sản vẫn còn nhiều vướng mắc.
2.3.2. Nhưng quy đinh về xuất khẩu
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị định về việc xuất khẩu sang các thị
trường nước ngoài nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về quy tắc khi xuất khẩu vào
các thị trường như:
•
Quy định số 29/2005/QĐ-BTS, quyết định của Bộ thủy sản về việc tăng
cường kiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Ky và Canada, nơi mà
quy định nhập khẩu thủy sản rất khắt khe.
• Thơng tư số 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn
thực phẩm thủy sản xuất khẩu
• Thơng tư số 28/2011/TT-BNNPTNT quy định về việc chứng nhận, xác nhận
thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu
Và các thông tư, quy định khác đã được ban hành cho thấy sự sát sao của chính phủ,
các ban ngành tới sự phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Thực tế những thông tư, nghị định nêu trên đã góp phần cứu vớt doanh nghiệp trước
những quy định khắt khe của các nước nhập khẩu và giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong
việc tìm hiểu hướng tới các thị trường nước ngoài.
2.3.3. Nhu cầu trong nước va sư hơ trợ xuất khẩu cua chính phu
• Nhu cầu trong nước:
Người dân dần quan tâm nhiều tới các ngành hàng thủy sản bởi dần nhận ra được
tầm quan trọng và giá trị dinh dưỡng mà những sản phẩm thủy sản mang lại. Nhu cầu của
người dân không chỉ ngon mà cịn phải được ni trong mơi trường sạch, đem lại giá trị
dinh dưỡng cao nhất nhưng đồng thời cũng phải thuận tiện trong việc chế biến. Thực tế
trước những năm 1970, ngành thuỷ sản, trước hết là lĩnh vực khai thác và chế biến hải sản,
đã tiếp cận theo hướng CNH, HĐH thơng qua q trình động cơ hoá tàu cá, nilon hoá ngư
19
cụ và xây dựng các cơ sở chế biến đông lạnh. Trong q trình khơi phục và phát triển kinh
tế ở miền Bắc, phát triển thuỷ sản đã trở thành nhu cầu.
• Sự hơ trợ xuất khẩu của chính phủ:
Một số Nghị định mà chính phủ Việt Nam ban hành nhằm tạo điều kiện cho ngành
thủy sản Việt Nam như:
-
Nghị định 67/2014/NĐ – CP quy định về một số chính sách hơ trợ phát triển
thủy sản, khuyến khích ngư dân đóng tàu vỏ thép. Trong đó chủ tàu được
vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới
với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm. Ngân sách Nhà nước hô
trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ, hơ
trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép,
hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới. Bên
cạnh đó, tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng
thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cũng được miễn giảm.
-
Nghị định 109/2018/NĐ-CP về khuyến khích phát triển nơng nghiệp hữu cơ
quy định về chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, ghi nhãn, logo, truy
xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra Nhà nước về sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản,... Các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sẽ được hơ trợ
100% kinh phí xác định các vung, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, hơ
trợ lần đầu 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phu hợp tiêu
chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức chứng nhận cấp, hơ trợ
đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ.
Ngồi ra còn nhiều Nghị định khác cho thấy tầm quan trọng của ngành đánh bắt thủy
sản trong chiến lược phát triển nền kinh tế mở của Việt Nam.
Nhờ áp dụng những phương pháp quản lí chất lượng kiểu mới của thế giới như
HACCP, GMP, SSOP và một loạt các tiêu chuẩn ngành do Bộ thủy sản ban hành, chất
lượng và an toàn vệ sinh thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được cải thiện rõ rệt và đánh giá
20