Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TIỂU LUẬN môn học PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN cứu KHOA học khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA VIỄN THƠNG I

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

Đề số 01

Sinh viên thực hiện : Trần Đăng Khoa
Mã sinh viên

: B18DCVT237

Nhóm mơn học

: Nhóm 1

Giảng viên

: Cơ Đinh Thị Hương

Hà Nội, tháng 06/2022


LỜI NÓI ĐẦU
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
đã đưa mơn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào trương trình giảng dạy.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Đinh Thị Hương
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của


cơ, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể
vững bước sau này.
Bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là mơn học quan trọng, vơ cùng
bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu
thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng
tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài
tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính
mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”

Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................2
MỤC LỤC....................................................................................................................3
Câu 1: (3 điểm)..........................................................................................................4
Anh (chị) hiểu thế nào câu nói sau:...........................................................................4
“Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông
thái.”.......................................................................................................................... 4
(Science gives us knowledge, but only philosophy can give us wisdom (Will Durant)
4

Câu 2: (4 điểm). Từ chủ đề về hậu Covid, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây........7
+ Đặt tên một đề tài khoa học từ chủ đề đó...............................................................7
+ Sưu tầm các tài liệu liên quan đến đề tài và lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn APA................................................................................................................. 7
Tài liệu tham khảo........................................................................................................8
Câu 3: (3 điểm) Khái quát những yêu cầu về cách trình bày nội dung và hình thức

Phần Kết luận của một khóa luận tốt nghiệp đại học.Cho ví dụ minh họa.................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 24

Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


Câu 1: (3 điểm).
Anh (chị) hiểu thế nào câu nói sau:
“Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng
ta sự thơng thái.”
(Science gives us knowledge, but only philosophy can give us wisdom (Will
Durant)
Bài làm:
Triết học và khoa học tự nhiên xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ
sở những điều kiện kinh tế- xã hội và chịu sự chi phối của những quy luật nhật định.
Tuy nhiên “Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng
ta sự thơng thái” đó là câu nói của Will Durant.
Khoa học (tiếng Anh là science) là hệ thống tri thức về những định luật, cấu
trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô
tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Thơng
qua các phương pháp nghiên cứu có kiểm sốt, nhà khoa học sử dụng cách quan sát
các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập
thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách
thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng.
Khoa học cho chúng ta tri thức. Tri thức là tất cả những dữ liệu, thơng tin, kỹ
năng, …có được qua trải nghiệm thực tế hoặc học tập. Tri thức có thể chỉ về sự hiểu
biết về một đối tượng hay sự vật về lý thuyết và thực hành. Hệ thống tri thức của khoa
học được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã
hội. Hệ thống tri thức gồm tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống

hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với
thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên
nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh
nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết
các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy,
tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức
kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ
hoạt động NCKH, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp

Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả
quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên
trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn
khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học,
toán học, sinh học, …
Những tri thức trong q trình nghiên cứu khoa học đóng vai trị lớn trong đời
sống xã hơi.:
+ Khoa học tự nhiên giúp con người nắm bắt được quy luật vận động của tự nhiên, từ
đó khai thác lợi ích và giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra. Bên cạnh đó, khoa
học tự nhiên tạo ra nhu cầu và cung cấp các tri thức, phương tiện làm việc, hậu thuẫn
cho sự phát triển của khoa học xã hội.
+ Khoa học xã hội chỉ cho con người phương thức hợp tác với nhau để lao động và
sinh sống ngày một tốt hơn. Nó chỉ cho con người cách đấu tranh giành thắng lợi
trong các cuộc đối kháng bao gồm: đấu tranh giai cấp, đấu tranh giành độc lập dân
tộc, đấu tranh địi quyền bình đẳng…
+ Ngồi ra, khoa học xã hội còn chỉ cho con người cách cảm thụ cái đẹp, cách thức

làm việc, lao động, giải trí, cảm nhận và hưởng thụ nghệ thuật…
+ Khoa học xã hội cịn có sức mạnh to lớn, làm thay đổi nhận thức, hành động và ý
chí, tình cảm của con người.
Khái niệm triết học xuất hiện và ra đời từ rất sớm. Từ những thế kỉ thứ VIII
đến thế kỉ Vi trước cơng ngun đã có các thành tựu rực rỡ trong triết học tại Trung
Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
Trong tiếng Hán triết học được nhắc đến là sự truy tìm bản chất của đối tượng
là sự hiểu biết sâ sắc của con người đi đến đạo lý của sự vật.
Đối với người Ấn Độ triết học là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí là con đường
suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Philosophia là tên của triết học trong chữ Hy Lạp. Nó có nghĩa là sự thơng thái,
người Hy Lạp cho rằng những nhà triết học là những nhà thơng thái có khả năng nhận
thức được chân lý làm sáng tỏ được bản chất của sự vật.
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người,
thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với
chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân
biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên,
Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc
của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.Trong q trình phải triển của lịch sử triết
học cũng phát triển theo từng giai đoạn lịch sử dẫn đến đối tượng nghiên cứu của triết
học cũng thay đổi theo.
Thời cổ đại đối tượng nghiên cứu của triết học là mọi lĩnh vực tri thức. Từ
những vấn đề chính- xã hội ở Trung Quốc cổ đại, những vấn đề tôn giáo ở Ấn Độ cổ
đại hay những vấn đề liên quan đến khoa học tự nhiên ở Hy Lạp, đều có sự xuất hiện
của triết học. Qua đó có thể thấy thời cổ đại triết học được coi là khoa học của các
khoa học và những nhà triết học là những người thông thái.
Vào thời kì trung cổ ở Tây Âu, triết học trở thành bộ mơn của thần học. Triết

học khi đó được dùng để lý giải tính đúng đắn của các nọi dung trong kinh thánh.
Đến những năm 40 của thế kỉ XIX triết học Mác ra đời và xác định đối tượng
triết học nghiên cứu là giải quyết những vấn đề mối quan hệ giữa vật chất vơ ý thức
trên lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người
nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ.
Với sự phát triển của triết học qua từng giai đoạn lịch sử đã đóng góp và có vai
trị lớn đối với từng quốc gia, dân tộc, thâm nhập lẫn nhau giữa tư tưởng triết học của
các quốc gia, dân tộc và trong đời sống xã hội.
+

Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học:

“Thế giới quan là tồn bộ những quan điểm, quan niệm của con người
về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con
người trong thế giới đó”.


Triết học là cơ sở vũ trụ quan, cơ sở ý thức hệ và cơ sở nhân sinh quan.



Triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn đề về bản thể vũ trụ, cho hệ

vấn đề về xã hội, các giai tầng trong xã hội và “cho hệ vấn đề về đời người, về sự
sống, cái chết, về hạnh phúc, khổ đau”. “Triết học góp phần hướng dẫn hành vi
con người xuyên qua những xung đột nhân cách, những ràng buộc lợi ích để vươn
lên trở thành con người chân chính trước những cạm bẫy của đời thường”.



Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận thông qua việc giúp
con người tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn. Bên cạnh đó, triết học cịn là phương pháp luận
phổ biến, hướng dẫn hành vi con người trong hoạt động thực tiễn và nhận thức.
Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


+ Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận:

Triết học là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chung cho các
ngành khoa học cụ thể; là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc
đánh giá các thành tựu đã đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, phương
pháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể.

Triết học có vai trị to lớn đối với rèn luyện năng lực tư duy lý luận của
con người. “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
khơng thể khơng có tư duy lý luận”. Muốn nâng cao trình độ tư duy lý luận
khơng có cách nào khác hơn là nghiên cứu tồn bộ lịch sử triết học thời trước.
Sự thông thái là hình thức tri thức cao nhất. Nó là đỉnh cao của việc đi tìm chân
lý của con người. Nó cho con người sự thanh thản kèm theo sự thỏa mãn hồn tồn.
Plotinus tun bố rằng sự thơng thái đem lại sự thanh thản trọn vẹn, vì nó là tri thức
mà trí óc ta muốn vươn tới. Và những nhà triết gia cho rằng “những người u thích
sự thơng thái” và do đó khơng sử dụng sự thơng thái của mình với mục đích chính là
kiếm tiền.
Từ những vấn đề trên có thể thấy được khoa học cho chúng ta tri thức để chúng
có thể học tập nghiên cứu và làm công cụ cho chúng ta trong đời sống hằng ngày. Còn
triết học giúp chúng hiểu rõ những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới
quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý,
sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học cho chúng ta sự
thông thái và nhà triết học là hiện thân của sự thông thái.


Câu 2: (4 điểm). Từ chủ đề về hậu Covid, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây
+ Đặt tên một đề tài khoa học từ chủ đề đó.
+ Sưu tầm các tài liệu liên quan đến đề tài và lập danh mục tài liệu tham khảo
theo chuẩn APA.
Bài làm:
1)Tên đề tài khoa học: Từ đại dịch Covid19 cho đến phòng chống các đại dịch do
Virus mới gây ra trong tương lai.
2)Các tài liệu liên quan đến đề tài và lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
APA



Các tài liệu liên quan đến đề tài:

- Pandemics are part of our future. Prepare for them (Cordaid, 2022)

Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


- Seven Finance & Trade Lessons From COVID-19 for Future
Pandemics. (Ruchir Agarwal, 2022)
- Covid-19 pandemic. (Piot, 2020)
- From response to transformation: how countries can strengthen national
pandemic preparedness and response systems (Haldane, 2021)
-

Ending this pandemic and securing the future (Clark, 2021)

- Resetting international systems for pandemic preparedness and response

(Singh, 2021).



Danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA:

Clark, H. (2021, November 29). Ending this pandemic and securing the future.
Cordaid. (2022, Feb 10). Retrieved from Pandemics are part of our future. Prepare for
them.
Haldane, V. (2021, November 29). From response to transformation: how countries
can strengthen national pandemic preparedness and response systems.
Piot, P. (2020, June 24). Covid-19 pandemic.
Ruchir Agarwal, G. G. (2022, May 20). Seven Finance & Trade Lessons From
COVID-19 for Future Pandemics.
Singh,S. (2021, November 29). Resetting international systems for pandemic
preparedness and response.

Câu 3: (3 điểm) Khái quát những yêu cầu về cách trình bày nội dung và hình
thức Phần Kết luận của một khóa luận tốt nghiệp đại học.Cho ví dụ minh họa.
Bài làm
1.

Cấu trúc khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp bao gồm các bộ phận được sắp xếp theo trình tự như sau:








Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt (nếu có)
Mục lục

Trần Đăng Khoa-B18DCVT237







2.






Phần mở đầu
Phần nội dung
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
(Các) Phụ lục (nếu có)

Về yêu cầu đối với các bộ phận của khóa luận


Trang bìa : Theo mẫu (xem Phụ lục 01)
Trang phụ bìa :Theo mẫu (xem Phụ lục 02)

Lời cam đoan :Lời cam đoan phải có nội dung như sau:
“Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của … (ghi học hàm, học vị và họ, tên giảng viên
hướng dẫn), đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài
liệu tham khảo. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”.

Sinh viên phải ký tên vào lời cam đoan.



Danh mục chữ viết tắt

Lập bảng Danh mục thuật ngữ viết tắt (nếu có sử dụng chữ viết tắt) theo thứ tự
bảng chữ cái tiếng Việt của chữ viết tắt; chia thành 2 cột (column), cột bên trái ghi chữ
viết tắt, cột bên phải ghi đầy đủ nội dung được viết tắt.
Ví dụ:

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
PCCC

Phòng cháy chữa cháy

MTTQVN


Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân





Trần Đăng Khoa-B18DCVT237




Mục lục

• Mục lục liệt kê Phần mở đầu (khơng liệt kê chi tiết các mục trong Phần
mở đầu), tên chương, mục, tiểu mục, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo và số trang bắt đầu các bộ phận hoặc chương, mục, tiểu mục của khóa
luận.
• Tại Mục lục chỉ nêu tên các tiểu mục được đánh số đến 03 chữ số (ví dụ:
1.1.1; 2.1.1), mặc dù tại phần nội dung được phép đánh số tiểu mục đến 04
chữ số (xem: 2.7).
• Tên chương, mục, tiểu mục nêu trong Mục lục phải thống nhất với tên
chương, mục, tiểu mục trong phần nội dung khóa luận.




Phần mở đầu

Phần mở đầu cần trình bày các nội dung được sắp xếp theo thứ tự và đánh số
như sau:


Lý do chọn đề tài



Tình hình nghiên cứu đề tài



Mục đích nghiên cứu đề tài



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài



Phương pháp tiến hành nghiên cứu



Bố cục tổng qt của khóa luận




Phần nội dung

• Khóa luận có ít nhất 02 chương, khơng hạn chế số chương tối đa. Số
chương của một khóa luận cụ thể tuỳ thuộc vào đề tài theo đề cương đã
thống nhất giữa sinh viên và giảng viên hướng dẫn.
• Mỗi chương có ít nhất 02 mục, khơng hạn chế số mục tối đa của mỗi
chương. Mỗi mục có thể khơng có tiểu mục hoặc có ít nhất 02 tiểu mục.
Tiểu mục có thể được tiếp tục chia nhỏ, nhưng chỉ chia nhỏ và đánh số đến
04 chữ số (ví dụ: 1.2.1.1).
• Kết thúc mỗi chương cần có kết luận chương. Chữ “Kết luận chương”
được in đậm, viết hoa, nhưng khơng đánh số mục cho nội dung này.
• Số thứ tự mục, tiểu mục và dưới tiểu mục được đánh số bằng chữ số Ả
rập; trong đó chữ số đầu tiên chỉ số chương.
Ví dụ:
CHƯƠNG 1.…
1.1…


Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


1.1.1…
1.1.2…
1.2…
1.2.1…
1.2.1.1 …
1.2.1.2 ……
CHƯƠNG 2.….
2.1…
2.1.1…

2.1.2…
2.2…
2.2.1…
2.2.1.1…
2.2.1.2..



Kết luận

Kết luận phải khẳng định được những nội dung chính của khóa luận và kết quả
đạt được, những đóng góp mới và đề xuất (nếu có). Phần kết luận cần ngắn gọn,
khơng có lời bàn và bình luận thêm.



Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo được lập theo hướng dẫn tại mục 6. dưới đây.



Phụ lục (nếu có)

Phần này bao gồm các bảng, biểu, các bản án, mẫu hợp đồng, mẫu phiếu khảo
sát, điều tra xã hội học, kết quả thống kê khảo sát có ý nghĩa và có liên quan đến
nội dung của đề tài mà không tiện đưa vào phần nội dung của khóa luận.
3.

Các u cầu về hình thức khóa luận




Khóa luận phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, sạch sẽ,
khơng được tẩy xố, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị (nếu
có).



Để đảm bảo tính thống nhất trong trình bày khóa luận và đảm bảo sự
tuân thủ quy định về độ dài của khóa luận, sinh viên phải:


Trần Đăng Khoa-B18DCVT237




Viết khóa luận bằng phần mềm MS Word;



Sử dụng loại chữ (Font): Times New Roman;



Đặt cỡ chữ (Font size): 13 (thống nhất trong tồn bộ khóa luận)




Đặt phong cách chữ (Font style): bình thường (Regular)



Đặt tỉ lệ chữ (Scale): 100%



Đặt khoảng cách chữ (Spacing): bình thường (Normal)



Đặt khoảng cách giữa các dịng (Line spacing): 1.3

• Đặt lề (Margins): Lề trên: 2,0 cm; Lề dưới: 2,5 cm; Lề trái: 3,5 cm; Lề
phải:
2,0 cm
• Đánh số trang ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy, bắt đầu từ “Phần mở
đầu” đến hết “Kết luận”. Khơng đánh số trang các trang phụ bìa, lời cam
đoan, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Khóa luận được in (hoặc sao chụp) trên một mặt giấy trắng khổ A4(210x 297
mm). Khóa luận có độ dài từ 50 đến 60 trang; khơng tính trang phụ bìa, lời cam
đoan, danh mục từ viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
4.

Yêu cầu về viết tắt



Không được sử dụng chữ viết tắt ở tên đề tài khóa luận và ở bất kỳ tên

chương, mục, tiểu mục nào.



Chỉ được sử dụng chữ viết tắt đã được liệt kê tại Danh mục chữ viết tắt.
Trước khi sử dụng chữ viết tắt lần đầu trong khóa luận phải viết nguyên văn từ
được viết tắt và đặt chữ viết tắt trong ngoặc đơn ngay sau đó (ví dụ: Ủy ban
nhân dân
(UBND)).



Chỉ sử dụng chữ viết tắt đối với từ hoặc cụm từ được sử dụng nhiều lần
trong khóa luận. Khơng viết tắt những cụm từ dài hay cả vế câu.
5.
Yêu cầu về trích dẫn và chú thích



Mọi nội dung lấy từ tài liệu khác mà không phải là quy định pháp luật đều
phải được chú thích nguồn. Các tài liệu có nội dung được sử dụng trong khóa luận
đều phải được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo. Chú thích nguồn phải
đúng và đầy đủ các thông tin về tài liệu như trong Danh mục tài liệu tham khảo.



Nội dung lấy từ tài liệu khác có thể được trích dẫn bằng cách diễn đạt lại
nội dung đó hoặc trích dẫn ngun văn.
• Trích dẫn bằng cách diễn đạt lại nội dung phải đảm bảo đúng, đầy đủ và
khơng làm sai lệch nội dung được trích dẫn.



Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


• Có thể trích dẫn ngun văn một câu, nhiều câu hoặc chỉ một vế câu,
nhưng trong mọi trường hợp phải đảm bảo nội dung được trích dẫn khơng
bị cắt xén làm sai lệch ý nghĩa. Nội dung trích dẫn nguyên văn phải đặt
trong ngoặc kép (“…”); trường hợp trích dẫn nguyên văn dài hơn ba (03)
câu hoặc năm (05) dịng đánh máy thì nội dung trích dẫn ngun văn không
để trong ngoặc kép, mà phải tách thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung
đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 1,27 cm.
• Nếu khơng có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn
thơng qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài
liệu gốc đó khơng được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo.



Đặt chú thích tự động (Insert Footnote), chế độ cuối trang (Bottom of
page),đánh số liên tục (continuous) tồn khóa luận (Whole document).Phải chú
thích nội dung trích dẫn với đầy đủ thơng tin về tài liệu có nội dung được trích
dẫn và với cách viết như sau:
• Đối với sách tham khảo, chuyên khảo (được xuất bản bởi nhà xuất bản)
Họ tên tác giả hoặc các tác giả (năm xuất bản), Tên sách, Nhà xuất bản, số
trang có nội dung được trích dẫn.
• Đối với giáo trình Cơ sở đào tạo (năm xuất bản), Tên giáo trình, Nhà
xuất bản, số trang có nội dung đượctrích dẫn
• Đối với luận án, luận văn, khóa luận Họ tên tác giả (năm bảo vệ), Tên
luận án, luận văn, khóa luận, Loại cơng trình, Cở sở đào tạo, số trang được
trích dẫn

• Đối với đề tài nghiên cứu khoa học các cấp Họ tên tác giả (tư cách tham
gia) (năm nghiệm thu), Tên đề tài nghiên cứu khoa học, Cấp đề tài, Cơ quan
chủ quản, số trang được trích dẫn
• Đối với các loại báo cáo Họ tên tác giả hoặc Cơ quan chủ trì (năm công
bố), Tên báo cáo, Nơi công bố, số trang được trích dẫn
• Đối với bài báo khoa học (bài tạp chí) Họ tên tác giả hoặc các tác giả
(năm cơng bố), “Tên bài báo khoa học”, Tên tạp chí khoa học, số tạp chí, số
trang có nội dung được trích dẫn
• Đối với nội dung được trích dẫn từ trang thơng tin điện tử (website) Tên
tác giả (nếu có), “Tên bài viết”, đường dẫn (URL), thời điểm truy cập (chỉ
ghi ngày, tháng, năm)



Trường hợp cùng một tài liệu tham khảo nhưng được trích dẫn nhiều lần
trong khóa luận, thì từ chú thích thứ hai trở đi ghi như sau:

Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


• Họ tên tác giả hoặc tên cơ quan phát hành, tlđd (số chú thích đầu tiên),
số trang có nội dung được trích dẫn.
6.
Yêu cầu về lập danh mục tài liệu tham khảo



Danh mục tài liệu tham khảo được chia thành các mục sau:




Văn bản quy phạm pháp luật



Tài liệu tham khảo



Yêu cầu đối với mục “A. Văn bản quy phạm pháp luật”

• Tại đây chỉ liệt kê các văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành. Không liệt kê các văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật
như thông báo, cơng văn của các cơ quan nhà nước.
• Văn bản quy phạm pháp luật được liệt kê theo trật tự như quy định về hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành.
• Tên văn bản quy phạm pháp luật phải được ghi đúng, đầy đủ và theo trật
tự như sau:
• Đối với đạo luật/bộ luật: Tên đạo luật/bộ luật – (số hiệu đạo luật /bộ
luật) – ngàybanhành



Yêu cầu đối với mục “Tài liệu tham khảo”

• Trường hợp có tài liệu tham khảo bằng nhiều ngơn ngữ khác nhau thì
xếp các tài liệu tham khảo thành nhóm theo từng ngơn ngữ, bắt đầu bằng
nhóm tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt.

• Giữ nguyên văn tên tài liệu bằng tiếng nước ngoài, kèm theo tên dịch
đặt trong ngoặc đơn, ngoại trừ tên tài liệu bằng tiếng Anh khơng cần dịch.
• Khơng tiếp tục phân nhóm tài liệu tham khảo theo loại tài liệu; ngoại trừ
tài liệu tham khảo đọc, nghe, nhìn được bằng truy cập internet được lập
thành nhóm riêng đặt dưới cùng trong mục “B. Tài liệu tham khảo” với tiêu
đề viết nghiêng “Tài liệu từ internet”.
• Tài liệu tham khảo trong từng nhóm theo ngơn ngữ được sắp xếp theo
thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt (bổ sung thêm các chữ cái trong bảng chữ cái
tiếng Anh mà bảng chữ cái tiếng Việt khơng có) tên tác giả, tên tác giả đầu
tiên (nếu nhiều tác giả), chữ cái đầu tiên của tên cơ quan chủ trì hoặc phát
hành. Tên tác giả Việt Nam là tên riêng, tên tác giả nước ngồi theo thơng lệ
từng nước.


Khơng ghi học hàm, học vị, chức vụ của tác giả trước tên tác giả.

Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


• Trật tự các thông tin về tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài như
đối với trật tự các thông tin về tài liệu tham khảo tiếng Việt.Trật tự các
thơng tin về tài liệu tham khảo như các ví dụ nêu tại mục 5. trên đây. Đối
với bài báo khoa học ghi số trang bắt đầu và số trang kết thúc bài viết được
đăng trên tạp chí; đối với các tài liệu khác khơng ghi số trang.
Ví dụ minh họa:

Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


Trần Đăng Khoa-B18DCVT237



Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


Trần Đăng Khoa-B18DCVT237


×