Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.81 KB, 11 trang )

ĐỀ BÀI
Câu 1: (4 điểm).
Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực
thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực
thương mại tự do ASEAN
Câu 2 (3 điểm).
Phân tích vai trị của hoạt động cơng nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của
ASEAN
Câu 3: (3 điểm)
Công ty A 100% vốn Hoa Kỳ, được thành lập tại Indonesia theo pháp luật về đầu
tư nước ngoài của nước này. Sau đó, cơng ty A đầu tư theo hình thức góp vốn thành lập
cơng ty cổ phần tại Việt Nam. Hỏi, cơng ty A có được coi là nhà đầu tư ASEAN và được
bảo hộ đầu tư tại Việt Nam hay không? Tại sao?

1


Mục lục

2


Mở đầu
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính
chất khu vực được thành lập trên cơ sở Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
các nước Đông Nam Á ngày 08.8.1967. ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về
chính trị-kinh tế của các quốc gia Đơng Nam Á. Việt Nam với tư cách là một thành viên
ASEAN trong suốt quá trình tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam ln nỗ lực hết mình
vì sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội với ý thức về tầm quan trọng chiến lược của
ASEAN đối với Việt Nam: một Hiệp hội ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thống nhất sẽ
góp phần quan trọng trong việc duy trì mơi trường hịa bình, ổn định, hữu nghị và phát


triển ở khu vực. Vì vậy nghiên cứu, tìm hiểu về Pháp luật cộng đồng ASEAN là một yêu
cầu tất yếu, cần thiết đặc biệt là với sinh viên, học viên chuyên ngành luật; người tham
gia làm việc và nghiên cứ pháp luật. Trên cơ sở đó, qua q trình học tập mơn học Pháp
luật cộng đồng ASEAN, em xin được trình bày những hiểu biết, phân tích, đánh giá của
mình đối với 3 câu hỏi đề bài được đưa ra.
Nội dung
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu
vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu
vực thương mại tự do ASEAN.
1. Thế nào là hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự
do?
- Khu vực thương mại tự do (FTA) là hình thức hịa nhập thương mại giữa nhiều
nước, trong đó các thành viên dỡ bỏ hết hàng rào thương mại (thuế quan, hạn ngạch...)
giữa họ với nhau, nhưng tất cả các nước đều tiếp tục duy trì hàng rào thương mại với các
nước khác. Mục đích của khu vực thương mại tự do là tận dụng những mối lợi từ chuyên
môn hóa quốc tế, qua đó cải thiện mức sống thực tế của các nước thành viên. Một trong
những hạn chế của xu thế khu vực hóa thương mại tự do là hiện tượng “chệch hướng
thương mại”.

3


- Chệch hướng thương mại là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế học quốc tế,
nói về sự chuyển hướng của mối quan hệ thương mại của một quốc gia sau khi quốc gia
này kí kết những hiệp định kinh tế song phương hoặc gia nhập các khối kinh tế.
Khi một quốc gia áp dụng cùng một mức thuế đối với tất cả các quốc gia khác, liền
có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy
nhiên, một khi các hiệp định thương mại song phương hay khu vực trong các khu vực
thương mại tự do được kí kết, tạo nên sự khác biệt về mức thuế, hàng hóa của các quốc
gia tham gia hiệp định sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của các quốc gia bên ngoài. Điều

này là nguyên nhân gây ra hiện tưởng chuyển hướng thương mại, các quốc gia có xu
hướng chuyển việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước bạn hàng quen thuộc sang các nước
nằm trong hiệp định. Sự chuyển hướng trong thương mại này gây thiệt hại cho những
nước không là thành viên của một hiệp định hay khu vực thương mại tự do nào đó.
Những nước này mặc dù sản xuất hiệu quả hơn, giá rẻ hơn những vẫn bị mất thị trường
do sự phân biệt về thuế.
2. Biện pháp khắc phục hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực
thương mại tự do.
Để khắc phục hiện tượng thương mại chệch hướng trong FTA có thể kể đến một số
biện pháp như sau:
- Thứ nhất, vấn đề chệch hướng thương mại xảy ra khi các nước thành viên FTA
khơng có chung thuế quan đối với bên ngồi, do đó, các nước trong khu vực mậu dịch tự
do ngoài việc bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa mua bán với nhau
cần đồng thời thống nhất quy tắc đánh thuế nhập khẩu chung đối với hàng hóa bên ngồi,
từng bước xây dựng các hiệp ước từng bước nâng cấp Khu vực mậu dịch tự do trở thành
Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (CM), và đạt cấp cao nhất Liên minh kinh
tế tiền tệ (EMU).
- Thứ hai, các nhà sản xuất từ ngồi khu vực có thể né tránh thuế quan cao bằng
nhiều cách như xây dựng nhà máy thực hiện cơng đoạn cuối cùng ở nước thành viên có
thuế quan thấp, sau đó xuất sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn ...
4


- Thứ ba, do mậu dịch ở các quốc gia thành viên khơng hồn tồn tự do, vì thuế quan
bị cắt giảm một phần nên động lực kích thích né tránh hệ thống này không biểu hiện rõ
như ở khu vực mậu dịch tự do. Do đó các quốc gia thành viên phải tìm những giải pháp
hữu ích cho việc kiểm sốt hàng hóa từ bên ngồi khu vực liên kết. Mỗi nước phải có khả
năng phân biệt có hiệu quả giữa hàng hóa có nguồn gốc từ khu vực mậu dịch tự do và từ
nước khác (thông qua việc kiểm tra chi tiết chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa
nhập khẩu). Tuy nhiên việc phân biệt này là khá khó khăn vì thế cần một bộ quy tắc xuất

xứ hàng hóa ra đời. Quy tắc xuất xứ được hiểu là một tập hợp những quy định pháp luật
để xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Một bộ quy tắc xuất xứ thích hợp sẽ giúp việc
quản lý xuất xứ hàng hóa trong FTA, góp phần phòng chống gian lận thương mại.
3. Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN.
Trước những khó khăn, thách thức của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, năm 1992 Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN họp tại Singgapore đã quyết định thành lập một khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA). Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định
thương mại tự do đa phương hình thành giữa các nước ASEAN mà tại đó rào cản thương
mại được dỡ bỏ, hoạt động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến. Mục tiêu là giảm dần
thuế quan xuống còn 0-5%, dỡ bỏ dần phi thuế quan với hầu hết các nhóm hàng hóa, hài
hịa thủ tục hải quan các nước. Trong khi đó, ASEAN vốn là một khu vực kinh tế quy mô
nhỏ và các ước ASEAN đều phải dựa nguồn vốn đầu tư và xuất khẩu để phát triển nên
không tránh khỏi hiện tượng chênh lệch thương mại.
Để khắc phục, ngăn chặn hiệu quả hiện tượng chệch hướng thương mại bộ quy tắc
xuất xứ hàng hóa ra đời – đó là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
ATIGA là hiệp định tồn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh tồn bộ thương mại hàng
hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ
thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có
liên quan. Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc
thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự
do (FTA) mà ASEAN ký. Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều
5


cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa
thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Biểu
cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước (Phụ lục 2 của Hiệp định) bao
gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan của ASEAN và lộ trình cắt
giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm.
Hiện nay, các nước ASEAN tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do đa

phương và song phương. Cụ thể hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế ASEAN đang đối
mặt với các thách thức do dịch Covid-19 gây ra thành quả đạt được trong công tác xử lý
các biện pháp phi thuế quan của ASEAN vẫn khá tích cực: ASEAN đã xóa bỏ 98,6% tổng
số các dịng thuế trong Hiệp định ATIGA1.
Như vậy, hiện nay ASEAN cùng với hiệp định thương mại nói chung và ATIGA nói
riêng đã giúp khu vực này lưu giữ được nguồn hàng ổn định trong thương mại nội khối,
thúc đẩy thương mại nội khối đồng thời vẫn tiến hành thương mại ngoại quá với các quốc
gia khác. Sự chệch hướng thương mại ra ngồi các nước ASEAN được hạn chế.
Câu 2: Phân tích vai trị của hoạt động cơng nhận lẫn nhau trong thương mại dịch
vụ của ASEAN.
1. Tìm hiểu về hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN
Xuất phát từ đặc trưng của dịch vụ có thể hiểu dịch vụ là các hoạt động của con
người, được kết tình thành các loại sản phẩm vơ hình nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người. Thương mại dịch vụ là khái niệm chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực
dịch vụ.
Cùng với hoạt động tự do hóa thương mại dịch vụ, các quốc gia ln có nhu cầu hợp
tác để tạo ra một cơ chế phù hợp cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi có thể tiếp cận
được với thị trường dịch vụ của quốc gia mình, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ngành
nghề có điều kiện, chịu sự quản lý của nhà nước. Công nhận lẫn nhau là cơ chế được các
quốc gia trên thế giới cũng như ASEAN xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu này. Công nhận
lẫn nhau trong thương mại dịch vụ được hiểu là hoạt động của quốc gia này công nhận
các điều kiện để được cung cấp một dịch vụ nhất định theo quy định của quốc gia khác
1 Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 35.

6


nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia được
công nhận tiếp cận với thị trường dịch vụ của quốc gia công nhận.
Cụ thể, thừa nhận ý nghĩa của công nhận lẫn nhau, Điều 5 Hiệp định khung ASEAN

về dịch vụ quy định: “Mỗi quốc gia thành viên có thể cơng nhận trình độ giáo dục hoặc
kinh nghiệp nhận được, các yêu cầu đã được thỏa mãn, hoặc có giấy chứng nhận hoặc
giấy phép đã được cấp tại quốc gia thành viên khác, để sử dụng cho mục đích cấp giấy
phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ...trên cơ sở hiệp định hoặc thỏa thuận
với quốc gia thành viên có liên quan, hoặc có thể đơn phương cơng nhận.”2 Các quốc gia
thường thực hiện các hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ thông qua
việc ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA).
2. Vai trị của hoạt động cơng nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN.
Hoạt động công nhận lẫn nhau có vai trị hết sức to lớn đối với thương mại dịch vụ
ASEAN, cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các quốc gia được thúc đẩy.
Có thể thấy vai trị quan trọng hàng đầu của hoạt động công nhận lẫn nhau trong ngành
nghề cung cấp dịch vụ của ASEAN là việc thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại dịch
vụ. Những cơ chế về thỏa thuận công nhận lẫn nhau cho phép các văn bằng, chứng chỉ
của những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp được cơng nhận bởi cơ quan có thẩm
quyền nước sở tại của họ cũng được công nhận tại các quốc gia thành viên khác. Điều
này sẽ góp phần cắt giảm chi phí, thời gian, cơng sức của các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài và của cả cơ quan quản lý ngành nghề của quốc gia tiếp nhận dịch vụ.. Những
khuôn khổ pháp lý trên là cơ sở vững chắc để thúc đẩy hoạt động tự do hóa thương mại
dịch vụ được thực hiện có hiệu quả.
Thứ hai, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng nhà cung cấp dịch vụ. Mục tiêu
của việc ký kết các MRA là nhằm thiết lập cơ chế để cơng nhận trình độ, bằng cấp, chứng
chỉ… của người lao động từ các nước ký kết. Một trong những nguyên nhân gây khó
khăn cho việc dịch chuyển lao động chính là sự khác biệt lớn giữa các quốc gia liên quan
2 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2016,
tr.216

7



đến hệ thống giáo dục, đào tạo, rèn luyện kỹ năng, thực hành nghề nghiệp… Do đó, việc
quy định các tiêu chuẩn thống nhất trong một liên kết kinh tế khu vực hướng đến một thị
trường chung là cực kỳ cần thiết. Các quy chuẩn chung này giúp các quốc giá có chất
lượng trung bình ở mức thấp hơn trong khu vực có cơ hội giao lưu, trao đổi, nhận
được sự hỗ trợ từ các quốc gia phát triển, mục tiêu hướng tới mức chất lượng dịch vụ
cao hơn.
Thứ ba, tạo điều kiện cho nhà cung cấp dịch vụ chuyên mơn nươc ngồi tiếp cận và
thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tại thị trường của một quốc gia khác. Thoả thuận
công nhận lẫn nhau (MRA) tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ thông qua việc thừa
nhận lẫn nhau về sự cho phép, cấp phép, hoặc chứng nhận trình độ của các nhà cung cấp
dịch vụ chuyên nghiệp có được ở một nước bởi một quốc gia khác tham gia MRA. Như
vậy, MRA thúc đẩy sự lưu thông của các chuyên gia nước ngoài bằng cách giảm các thủ
tục phức tạp trong việc xin giấy phép để cung cấp dịch vụ ở nước khác.
Thứ tư, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau sẽ giúp giải quyết sự thiếu hụt nhận lực
chất lượng cao trong thị trường nội địa. Như đã nói đến, MRA thúc đẩy dự lưu thơng của
các chuyên gia nước ngoài nhờ vậy cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao cho
quốc gia nội địa. Đồng thời việc này tăng sức cạnh tranh, tư duy đổi mới hội nhập đối với
những thị trường dịch vụ vốn đã trở nên bão hịa và trì trệ. Sự phát triển nguồn nhân lực
được thực hiện thông qua nhiều biện pháp thực thi cụ thể, trong đó thành cơng nhất là
triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN được ký kết năm
2012.
Câu 3: Công ty A 100% vốn Hoa Kỳ, được thành lập tại Indonesia theo pháp luật về
đầu tư nước ngoài của nước này. Sau đó, cơng ty A đầu tư theo hình thức góp vốn
thành lập cơng ty cổ phần tại Việt Nam. Hỏi, cơng ty A có được coi là nhà đầu tư
ASEAN và được bảo hộ đầu tư tại Việt Nam hay khơng? Tại sao?
Cơng ty A trong tình huống trên được coi là nhà đầu tư ASEAN với căn cứ được
phân tích như sau:
- Cơ sở pháp lý: Điều 1 Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Điều 4
Hiệp định đầu tư toàn diện (ACIA).
8



Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) định nghĩa tại Điều 1 “Nhà đầu tư
ASEAN” có nghĩa là một công dân của một Quốc gia thành viên; hoặc một pháp nhân
của một Quốc gia thành viên, thực hiện đầu tư vào Quốc gia thành viên khác, trong đó
vốn ASEAN thực tế của pháp nhân đó cộng gộp với tất cả các vốn ASEAN khác, ít nhất
phải bằng tỷ lệ tối thiểu cần có để thoả mãn yêu cầu về vốn Quốc gia và các yêu cầu về
vốn khác của pháp luật trong nước và các chính sách quốc gia được cơng bố, nếu có, của
nước chủ nhà liên quan đến đầu tư đó.
Hiện nay Hiệp định đầu tư toàn diện (ACIA) năm 2009 đã thay thế cho hiệp định
AIA, khái niệm Nhà đầu tư ASEAN được quy định tại Điều 4 ACIA cũng được mở rộng
hơn, cụ thể:“Nhà đầu tư ASEAN được hiểu là công dân của quốc gia thành viên hoặc là
một pháp nhân của quốc gia thành viên đang, hoặc đã tiến hành đầu tư trong lãnh thổ
nước thành viên khác”.
- Nhận xét: có thể thấy, dựa vào quy định về khái niệm Nhà đầu tư ASEAN được đề
cập như trên thì điều kiện để là một Nhà đầu tư ASEAN đó là phải là một công dân hoặc
pháp nhân của quốc gia thành viên tiến hành đầu tư trong lãnh thổ nước thành viên khác.
Đối với trường hợp của doanh nghiệp A (Công ty A 100% vốn Hoa Kỳ, được thành lập tại
Indonesia theo pháp luật về đầu tư nước ngoài của nước này), doanh nghiệp A được coi là
một pháp nhân của quốc gia thành viên ASEAN.
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp hoặc được pháp luật thừa nhận
khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Theo thực tiễn tư pháp quốc tế,
pháp nhân được thành lập hoặc được công nhận theo pháp luật của một nước nhất định.
Nói cách khác, việc thành lập hoặc cơng nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa
trên cơ sở pháp luật của một nước nhất định. Do Indonesia là một quốc gia thành viên
ASEAN, A 100% vốn nước ngoài và được thành lập tại Indonesia vì thế A mang quốc
tích Indonesia và A là một pháp nhân của Indonesia. Vì vậy việc cơng ty A – một pháp
nhân nước thành viên ASEAN tham gia đầu tư vào nước thành viên khác là Việt Nam sẽ
được xem là một nhà đầu tư ASEAN.
Công ty A trong trường hợp này được bảo hộ đầu tư tại Việt Nam:


9


Hiệp định đầu tư toàn diện (ACIA) đã quy định rõ về những cam kết việc bảo hộ đầu
tư bằng các hình thức bảo vệ đầu tư. ACIA bao gồm rất nhiều quy định nhằm đảm bảo
quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và các khoản đầu tư của họ khi đầu tư vào một nước
ASEAN. Các nghĩa vụ này là một trong 4 nội dung chính của ACIA, các nước chủ nhà sẽ
phải đối xử công bằng, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Như vậy, với việc công ty A
tham gia đầu tư tại Việt Nam chắc chắn sẽ được bảo hộ đầu tư tại Việt Nam theo quy đinh
của ACIA.
Kết luận
Với tư cách là một thành viên ASEAN – Việt Nam luôn cố gắng, phấn đấu vì một
ASEAN đồn kết, vững mạnh chung; đồng thời là cơ sở, đòn bảy để thúc đẩy kinh tế Việt
Nam hội nhập, tiến bộ, cùng phát triển với bạn bè khu vực cũng như bạn bè thế giới. Để
làm được điều đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về Cộng đồng
ASEAN là vô cùng cần thiết. Nhờ đó tạo khn khổ pháp lí vững chắc, là tiền đề để mọi
quan hệ phát sinh trong cộng đồng ASEAN được thực hiện; trong đó các bên liên quan sẽ
được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng.
Bài tiểu luận cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thầy cô, em
xin chân thành cảm ơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quỳnh Anh, Lý luận và thực tiễn bảo hộ đầu tư theo các hiệp định về đầu tư
của ASEAN trong giai đoạn hiện nay,
2. Phạm Nguyệt Hằng, Các cam kết của Việt Nam trong một số hiệp định thương mại tự
do

(Phần

2),


/>
nghiep.aspx?ItemID=30#:~:text=Ngo%C3%A0i%20c%C3%A1c%20cam%20k%E1%BA
%BFt%20v%E1%BB%81,ph%C3%A1p%20v%E1%BB%87%20sinh%20d%E1%BB
%8Bch%20t%E1%BB%85, truy cập 2/6/2022.

3. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nxb. Cơng an
Nhân dân, Hà Nội, 2016.
4. Tiến sĩ Vũ Ngọc Dương, Công nhận lẫn nhau trong ASEAN về dịch vụ kế toán, kiểm
toán và cơ chế thực hiện tại Việt Nam, />

ve-dich-vu-ke-toan-kiem-toan-va-co-che-thuc-hien-tai-viet-nam1648650506.html ,

cập 2/6/2022.

11

truy



×