Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu đặc tính sinh học của virus gây hội chứng còi cọc ở lợn chủng VNUA PCV2 HN14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.27 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC
CỦA VIRUS GÂY HỘI CHỨNG CỊI CỌC Ở LỢN
CHỦNG VNUA-PCV2-HN14

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Giáp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Chung

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới người thầy Ts. Nguyễn Văn Giáp đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức bộ môn Vi sinh vật
– truyền nhiễm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Chung


ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ I
Lời cảm ơn ................................................................................................................... II
Mục lục ...................................................................................................................... III
Các chữ viết tắt............................................................................................................. V
Danh mục bảng ......................................................................................................... VII
Danh mục hình ......................................................................................................... VIII
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... IX
Thesis abstract ............................................................................................................ XI
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Hiểu biết về pcv2 và bệnh do PCV2 gây ra ......................................................3

2.1.1.

Giới thiệu chung ..............................................................................................3

2.1.2.

Địa dư bệnh .....................................................................................................3


2.1.3.

Căn bệnh .........................................................................................................5

2.1.4.

Dịch tễ học ......................................................................................................8

2.1.5.

Triệu chứng và bệnh tích .................................................................................9

2.1.6.

Chẩn đốn ..................................................................................................... 12

2.1.7.

Phịng bệnh ....................................................................................................15

2.1.8.

Điều trị .......................................................................................................... 16

2.2.

Tình hình nghiên cứu về vacxin phòng bệnh PCV2 trên thế giới và Việt Nam ...... 16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 20
3.1.


Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................20

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 20

3.3.

Đối tượng, nguyên liệu nghiên cứu ................................................................20

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 20

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21

3.5.1.

Nhận dạng virus ............................................................................................. 21

3.5.2.

Kiểm tra tính thuần khiết ............................................................................... 28

3.5.3.

Xác định chuẩn độ của chủng giống ............................................................... 33


3.5.4.

Kiểm tra tính tính độc ....................................................................................34

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.5.5.

Kiểm tra tính gây miễn dịch ........................................................................... 36

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 38
4.1.

Kết quả nhận dạng Virus................................................................................ 38

4.1.1.

Nhận dạng bằng phản ứng nested PCR .......................................................... 38

4.1.2.

Nhận dạng bằng giải trình tự gen ................................................................... 39

4.1.3.

Nhận dạng bằng phản ứng IFA ......................................................................43


4.2.

Kết quả xác định hiệu giá chủng giống VNUA-PCV2-HN14 .........................44

4.3.

Kết quả kiểm tra chất lượng chủng giống VN-PCV2-HN14 ........................... 45

4.3.1.

Kết quả kiểm tra thuần khiết ..........................................................................45

4.3.2.

Kết quả kiểm tra tính độc của chủng giống .................................................... 47

4.3.3.

Kiểm tra tính sinh miễn dịch .......................................................................... 53

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 55
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 55

5.2.

Đề nghị .......................................................................................................... 55


Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 56

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADN

: Deoxyribose Nucleotide Acid

ARN

: RiboNucleic Acid

BVDV

: Bovine Viral Diarrhea Virus

CDCD

: Cesarean- Derived Colostrum- Deprived

cDNA


: complementary Deoxyribose Nucleic Acid

CQ

: Chloroquine Diphosphate salt

CSFV

: Classical Swine Fever Virus

Ct

: Cycle threshold

DEPC

: DiEthyl PyroCarbonate

DMEM

: Dulbecco's Modified Eagle's Medium

DTT

: DiThioThreitol

ELISA

: Enzyme Linked Immunosorbent Assay


FAM

: 6-carboxyfluorescein

FBS

: Fetal Bovine Serum

FITC

: Fluorescein IsoThioCyanate

IFA

: ImmunoFluoresecence Assay

IFN

: Interferon

IHC

: ImmunoHistoChemistry

IPMA

: ImmunoPeroxidase Monolayer Assay

ISH


: in situ Hybridization

MHP

: Mycoplasma HyoPneumoniae

ORF

: Open Reading Frame

PAdV

: Porcine Adenovirus

PBS

: Phosphate Buffered Saline

PCI

: Phenol- Chloroform- Isoamyl alcohol

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PCV

: Porcine CircoVirus


PCV1

: Porcine CircoVirus type 1

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PCV2

: Porcine CircoVirus type 2

PCVAD

: Porcine CircoVirus Associated Disease

PDNS

: Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome

PEDV

: Porcine Epidemic Diarrhea Virus

PK15

: Pig Kidney 15 cells

PMWS


: Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome

PPV

: Porcine ParvoVirus

PRCV

: Porcine Respiratory Corona Virus

PRDC

: Porcine Respiratory Disease Complex

PRRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRRSV

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

PRV

: porcine Pseudorabies Virus

Rp

: Random primer


RT

: Reverse Transcription

RT-PCR

: Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction

S/N

: Sample-to-Negative value

SIV

: Swine Influenza Virus

TCID50

: Tissue Culture 50% Infectious Dose

TE

: Tris-EDTA

TGEV

: Transmissible GastroEnteritis Virus

vi


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Trình tự cặp mồi dùng phát hiện sự có mặt của PCV2 ............................. 21

Bảng 3.2.

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR phát hiện sự có mặt của PCV2 ..........24

Bảng 3.3.

Trình tự cặp mồi dùng nhân đặc hiệu bộ gen PCV2 .................................25

Bảng 3.4.

Thành phần phản ứng PCR khuếch đại đặc hiệu bộ gen PCV2 ................26

Bảng 3.5.

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR nhân đặc hiệu bộ gen PCV2 .............. 26

Bảng 3.6.

Trình tự mồi dùng để xác định sự tạp nhiễm virus và mycoplasma ..........30

Bảng 3.7.


Thành phần và chu trình nhiệt phản ứng tổng hợp cDNA ........................32

Bảng 3.8.

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR chẩn đoán PCV2 ............................... 33

Bảng 4.1.

Mức tương đồng trình tự nucleotide phân tích bằng phương pháp
BLAST ................................................................................................... 41

Bảng 4.2.

Kết quả xác định hiệu giá giống virus VNUA-PCV2-HN14 .................... 44

Bảng 4.3.

Kết quả kiểm tra tạp khuẩn và nấm của chủng giống virus VNUAPCV2-HN14 ...........................................................................................45

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1.

Sơ đồ vị trí mồi và sản phẩm phản ứng nested PCR


23

Hình 3.2.

Sơ đồ vị trí cặp mồi nhân đặc hiệu bộ gen PCV2

25

Hình 4.1.

Kết quả nested PCR phát hiện PCV2

38

Hình 4.2.

Kết quả giải trình tự gen giống virus VNUA-PCV2-HN14

39

Hình 4.3.

Trình tự genome của giống virus VNUA-PCV2-HN14

40

Hình 4.4.

Cây phát sinh chủng loại của PCV2


42

Hình 4.5.

Kết quả IFA phát hiện PCV2 trong giống VNUA-PCV2-HN14

43

Hình 4.6.

Mơi trường kiểm tra vơ trùng

45

Hình 4.7.

Chai ni cấy virus với dịch ni cấy trong

46

Hình 4.8.

Kết quả kiểm tra thuần khiết chủng giống VNUA-PCV2-HN14

46

Hình 4.9.

Tăng trọng của lợn sau khi gây nhiễm virus VNUA-PCV2-HN14


47

Hình 4.10.

Biến đổi bệnh lý đại thể ở hạch lympho

48

Hình 4.11.

Biến đổi bệnh lý đại thể ở hạch lympho màng treo ruột

49

Hình 4.12.

Biến đổi bệnh lý đại thể ở phổi

50

Hình 4.13.

Biến đổi bệnh lý đại thể ở niêm mạc đường tiêu hóa

51

Hình 4.14.

Lịng phế quản và phế nang phổi trong sáng, khơng có hiện tượng

thâm nhiễm tế bào viêm

52

Hình 4.15.

Quan sát thấy hiện tượng thối hóa nang lympho miền vỏ

52

Hình 4.16.

Kết quả PCR phát hiện PCV2 trong mẫu phân sau tiêm vacxin

53

Hình 4.17.

Biến động hiệu giá kháng thể của lợn sau gây miễn dịch bằng chủng
virus VNUA-PCV2-HN14

54

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Chung

Tên Luận văn: Nghiên cứu đặc tính sinh học của virus gây hội chứng còi cọc ở lợn
chủng VNUA-PCV2-HN14
Ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Chọn được chủng PCV2 có các đặc tính kháng nguyên và ổn định để sản xuất
vacxin;
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu nhận dạng virus chủng giống VNUA-PCV2-HN14
+ Nhận dạng bằng phản ứng nested PCR
+ Nhận dạng bằng giải trình tự gen
+ Nhận dạng bằng phản ứng IFA
- Xác định hiệu giá virus chủng giống VNUA-PCV2-HN14
- Kiểm tra chất lượng chủng giống VNUA- PCV2-HN14
- Kiểm tra độ thuần khiết của chủng giống VNUA-PCV2-HN14
- Kiểm tra tính độc của chủng giống VNUA-PCV2-HN14
+ Đánh giá gián tiếp thông qua chỉ tiêu tăng trọng của lợn thí nghiệm.
+ Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể của lợn gây nhiễm bởi chủng
giống VNUA-PCV2-HN14.
- Kiểm tra tính sinh miễn dịch
Nguyên liệu
- Chủng giống VNUA-PCV2-HN14 do nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp
Nhà nước mã số KC.04.22/11-15 (bộ môn VSV-TN, khoa Thú y, Học viện NNVN
cung cấp)
- Các loại sinh phẩm, hóa chất
- Trang thiết bị của phịng thí nghiệm
- Lợn thí nghiệm

Phương pháp
-

Nhận dạng bằng phản ứng nested-PCR

-

Nhận dạng bằng giải trình tự gen

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-

Nhận dạng bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang

Kết quả chính và kết luận
Chủng VNUA-PCV2-HN14 được lựa chọn làm giống vacxin là Porcine
circovirus type 2, thuộc nhóm tái tổ hợp của genotype PCV2b. Chủng giống VNUAPCV2-HN14 có khả năng nhân lên trên môi trường tế bào PK15.
- Hiệu giá chủng giống VNUA-PCV2-HN14 được xác định là 105,00 TCID50/0,1 ml.
- Kết quả kiểm tra độ thuần khiết cho thấy chủng giống VNUA-PCV2-HN14
không tạp nhiễm vi khuẩn, vi nấm và không tạp nhiễm các virus CSFV, PRRSV,
PEDV, TGEV, PCV1, PPV, PRV, PAdV và Mycoplasma hyopneumoniae.
- Khi kiểm tra trên lợn, chủng giống VNUA-PCV2-HN14 có tính độc, làm giảm
khả năng tăng trọng và gây biến đổi bệnh lý đại thể/ vi thể ở hạch lympho của lợn trong
điều kiện thí nghiệm.
- Tiến hành gây nhiễm cho lợn, giống virus VNUA-PCV2-HN14 có khả năng
kích thích bản động vật sản sinh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.


x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT

Name of Master student: Nguyen Thi Kim Chung
Title: Biological characteristics of

VNUA- PCV2-HN14 strain which causes

postweaning multisystemic wasting syndrome
Major: Veterinary Medicine

Code:60.64.01.01

Name of Institute: Vietnam National University of Agriculture
Objectives :
Determining biological properties of VNUA- PCV2-HN14 strainwhich is a
candidate for vaccine production against postweaning multisystemic wasting syndrome
Research contents:
(1) Confirming the presence of PCV2 in VNUA-PCV2-HN14
- Identifying by nested PCR
- Identifying by sequencing
- Identifying by immuno fluoresecence assay
(2) Determining the virus titer of VNUA-PCV2-HN14
(3) Determining the qualitative properties of VNUA- PCV2-HN14
- Determining the purity of VNUA-PCV2-HN14

- Determining the pathogenicity of VNUA-PCV2-HN14
+ Growth of challeged pigs
+ Examining the gross lesions of VNUA-PCV2-HN14 challeged pigs
+ Determining the immunization of pigs post innoculation
Materials:
- VNUA-PCV2-HN14 strain was supported by Dept. of Vet Microbiology and
Infectious disesases, Faculty of Vet Medicine, VNUA
- Chemicals for PCR, IFA, ELISA
- Medium and PK15
- Laboratory equipment
- PCV2 virus and pigs which were antibody negative against PCV2
Methodology:
- Molecular based methods: nested PCR, sequencing;
- PCV2 challenging method;

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Immunological based methods: IFA, blocking ELISA
Results:
(1) VNUA-PCV2-HN14 was a PCV2 strain, belonging to arecombinanation
cluster of PCV2b;
(2) The titer of VNUA-PCV2-HN14 was 105.00 TCID50/0.1 ml;
(3) VNUA-PCV2-HN14 was not contaminated by microorganisms such as
CSFV, PRRSV, PEDV, TGEV, PCV1, PPV, PRV, PAdV and Mycoplasma
hyopneumoniae;
- Challenged pig by VNUA-PCV2-HN14 showed redution of growth rate and
lesions in lymph nodes;

- VNUA-PCV2-HN14 could stimulate specific antibody in pigs and lasted for
at least 56 dpi

xii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Hội chứng còi cọc ở lợn con sau cai sữa (Postweaning multisystemic
wasting syndrome, PMWS) do Porcine circovirus type 2 (PCV2) gây ra. Ngồi hội
chứng cịi cọc ở lợn con sau cai sữa, PCV2 cũng là nguyên nhân có liên quan đến
Hội chứng viêm da và viêm thận (porcine dermatitis and nephropathy syndrome,
PDNS), Hội chứng viêm đường hô hấp (porcine respiratory diseases complex) và
Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn (porcine reproductive disorders). Trong số các
bệnh có liên quan đến PCV2 kể trên, hội chứng còi cọc ở lợn con sau cai sữa là
phổ biến nhất và được coi là một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm
trọng nhất cho ngành chăn nuôi lợn trên tồn thế giới (Chae, 2012b).
Ở Việt Nam, chăn ni lợn chủ yếu vẫn theo hình thức hộ gia đình với số
lượng nhỏ, chính vì vậy khi có dịch bệnh xảy ra sẽ rất khó kiểm sốt. Hội chứng
cịi cọc ở lợn con sau cai sữa xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000.
Với cơ chế sinh bệnh của PCV2 thường gây suy giảm miễn dịch, virus mở
đường cho các mầm bệnh kế phát nên sử dụng vacxin phịng bệnh do PCV2 gây
ra là vấn đề mang tính quyết định trong phòng và chống bệnh ở lợn. Tại Việt
Nam, vacxin phòng bệnh do PCV2 đều là vacxin ngoại nhập. Việc nhập khẩu
vacxin có những khó khăn gặp phải như:

(1)

Nguồn vacxin nhập khẩu hoàn toàn


phụ thuộc vào nhà sản xuất và nhà cung cấp, vì vậy khơng chủ động được khi có
dịch bệnh xảy ra;
đổi;

(2)

Giá thành vacxin cao và dễ thay đổi do tỷ giá ngoại tệ thay

(3)

Khó khăn trong việc tìm vacxin thay thế thích hợp khi chủng virus gây

bệnh ngồi thực địa có biến đổi làm cho vacxin cũ khơng cịn hoặc ít có tác dụng;
cũng như khó khăn trong việc tìm được một vacxin phù hợp dùng được trên diện
rộng cả nước do virus có thể có nhiều chủng khác nhau, có đặc điểm dịch tễ gây
bệnh ở những vùng địa lý khác nhau trên cả nước; (4)Nhập khẩu vacxin cũng
đồng nghĩa với nguy cơ bị những bệnh mới xuất hiện ( khi sử dụng vacxin sống
nhược độc).
Những phân tích ở trên cho thấy nhu cầu về vacxin và nhu cầu về việc tự
sản xuất vacxin do PCV2 trong nước là vô cùng lớn. Một vacxin sẽ cho hiệu quả
bảo hộ, phòng bệnh cao nhất khi chủng virus dùng làm vacxin được phân lập từ
thực địa.Cho đến nay tại Việt Nam chưa có một đề tài nào nghiên cứu sản xuất
vacxinphòng bệnh PMWS do PCV2 gây ra, sử dụng chính những

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



chủngvirusphân lập được ngoài thực địa. Việc lựa chọn chủng virus phù hợp đủ
tiêu chuẩn để sản xuất vacxin là thực sự cần thiết. Chúng tôi thực hiện đề tài
“nghiên cứu đặc tính sinh học của virus gây hội chứng còi cọc ở lợn chủng
VNUA-PCV2-HN14”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra đặc tính
sinh học của chủng giống VNUA-PCV2-HN14; là cơ sở tạo nguồn gốc virus để
sản xuất vacxin phịng bệnh.
Mục tiêu:
-

Chọn được chủng giống PCV2 có các đặc tính kháng nguyên và ổn
định để sản xuất vacxin;

-

Kiểm tra tính ổn định của chủng sau thời gian bảo quản.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
-

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin khoa học về đặc tính

sinh học của chủng giống VNUA-PCV2-HN14;
-

Kết quả nghiên cứu sẽ chứng minh được chủng giống VNUA-PCV2-

HN14 đủ điều kiện làm giống để sản xuất vacxin hay không;
-

Đây là kết quả bước đầu giúp chủ động nghiên cứu sản xuất vacxin


phòng bệnh do PCV2 gây ra.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HIỂU BIẾT VỀ PCV2 VÀ BỆNH DO PCV2 GÂY RA
2.1.1. Giới thiệu chung
Porcine circovirus (PCV) thuộc họ Circoviridae, bao gồm Porcine
circovirus type 1 (PCV1) và Porcine circovirus type 2 (PCV2).
Trong những năm cuối thập niên 1990, một loại circovirus mới (Porcine
Circovirus) gây bệnh đã được phát hiện ở lợn.Virus này khác với PCV thích ứng
trên môi trường tế bào thận lợn (Pig Kidney) PK15 đã biết trước đó. Người ta đã
đề nghị gọi PCV đã biết là PCV type 1 (PCV1) và virus mới phân lập được là
PCV type 2 (PCV2). PCV1 được phân lập lần đầu tiên tại Đức vào năm 1974,
virus này được xem như không phải tác nhân gây bệnh (nonpathogenic) ở lợn.
Năm 1991 tại Canada, PCV2 được nhận diện là nguyên nhân gây hội chứng gầy
còm ở lợn sau cai sữa và sau đó được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới. Theo
(Hamel, 1998), mức độ tương đồng trình tự nucleotide giữa PCV1 và PCV2 là 68
– 76%. Cho tới năm 2015 PCV2 có 4 genotype (PCV2a, PCV2b, PCV2c và
PCV2d) và 8 nhánh di truyền (cluster) 2A-2E và 1A-1C (Olvera et al.,
2007;Chae, 2012a) được công nhận.
PCV2 được coi là nguyên nhân khởi phát gây các hội chứng liên quan tới
PCV2 (Porcine circovirus type 2-associated disease, PCVAD) làm thiệt hại lớn
về kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi theo quy mô công nghiệp với mật độ chăn nuôi
dày, môi trường khơng được kiểm sốt tốt cũng như các biện pháp quản lý phòng
bệnh chưa hợp lý. Trong số các bệnh liên quan đến PCV2 phải kể đến Hội chứng

gầy còm ở lợn sau cai sữa (Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome PMWS); Hội chứng viêm da và viêm thận (Porcine Dermatitis and Nephropathy
Syndrome - PDNS); Hội chứng viêm đường hô hấp (Porcine Respiratory
Diseases Complex - PRDC) và Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn (Porcine
Reproductive Disorders)...
2.1.2. Địa dư bệnh
PCV2 được ghi nhận ở rất nhiều nước trên thế giới và bệnh PMWS đã
được chẩn đoán ở cả 5 châu lục. Hiện nay, các kết quả nghiên cứu đã xác định
được tỷ lệ lưu hành huyết thanh kháng PCV2, phân lập và xác định genotype
cũng như đánh giá được đặc tính di truyền và dịch tễ học phân tử của PCV2.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sự phân bố của PCV2 có sự khác nhau giữ các vùng địa lý:
- Châu Á: vụ dịch gần giống PMWS được mơ tả tại Đài Loan năm 1995.
Từ đó đến nay PCV2 và PCVAD được xác định lưu hành ở Nhật Bản (Takahagi
et al., 2008), Hàn Quốc (Olvera et al., 2007), Thái Lan (Jantafong et al., 2011) và
Malaysia (Jaganathanet al., 2011).
Tại Trung Quốc, (Wang et al., 2009) đã giải trình tự 49 chủng thu thập từ
nhiều vùng khác nhau và cho thấy 34 chủng thu thập từ năm 2002-2006 thuộc
genotype PCV2a, PCV2b, PCV2d và PCV2e, phổ biến nhất là PCV2b (18
chủng); 12 chủng thu thập trong giai đoạn 2007-2008 đều là PCV2b.
Tại Hàn Quốc, khi sử dụng kỹ thuật PCR kiểm tra 29 mẫu lợn mắc
PCVAD và 9 mẫu lợn không mắc PCVAD phát hiện được sự lưu hành của
PCV2a và PCV2b; trong đó cả 29 chủng có nguồn gốc từ lợn mắc PCVAD và 4
chủng từ lợn không mắc PCVAD là PCV2b (Chae and Choi, 2010).
Tại Nhật Bản với 150 mẫu huyết thanh thu thập từ lợn 2- 4 tháng tuổi nuôi
tại 10 trang trại (15 mẫu/trại) chỉ phát hiện được PCV2a và PCV2b (Takahagi et

al., 2008), trong khi đó tại Thái Lan phát hiện được PCV2b và PCV2e (Jantafong
et al., 2011).
- Châu Âu: hầu hết các nước xác định sự có mặt của PCV2b, là nguyên
nhân gây thiệt hại kinh tế do PCVAD. PCV2a còn được phát hiện ở đàn lợn nuôi
tại Ireland từ các mẫu bệnh phẩm lợn mắc PCVAD thu thập từ năm 1997-2003
(trong 5/6 trại xét nghiệm). Trại còn lại phân lập được PCV2b có tỷ lệ chết rất
cao (35%) so với 5 trại còn lại. Tất cả mẫu thu được sau năm 2003 từ trại mắc
hoặc không mắc PCVAD đều chỉ phát hiện được PCV2b.
- Bắc Mỹ: hiện tượng đột biến chủng khiến cho PCV2b lưu hành phổ biến
được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Lần đầu tiên PCV2b được xác nhận ở
Canada vào năm 2005; sau đó là các cơng bố về PCV2 tại Kansas, North
Carolina và Iowa. Các nghiên cứu sau này đã cho thấy sự lưu hành của PCV2a và
PCV2b trong khu vực.
- Nam Mỹ: khơng có nhiều nghiên cứu về PCV2, đã xác định genotype
phổ biến là PCV2b (Chiarelli-Netoet al., 2009), cần có các nghiên cứu tiếp theo
để khẳng định sự có mặt của genotype PCV1/2a (Gagnon et al., 2010).
- Châu Đại Dương: hiện tại có một số cơng bố của (Muhling et al., 2006)
về sự lưu hành PCV2 tại Úc; nghiên cứu của (O'Deaet al., 2011) về PCVAD tại

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Úc; nghiên cứu của (Neumann et al., 2007) về PCV2 phân lập được tại New
Zealand.
Hiện nay nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học phân tử cho thấy các
genotype khác nhau của PCV2 có mức độ lưu hành rất khác biệt. Tác giả
(Vidigal et al., 2012) khi nghiên cứu 420 trình tự gen PCV2 cơng bố trên ngân
hàng Genbank cho biết có 102 chủng PCV2a (24,3%), 317 chủng PCV2b

(75,5%) và 1 chủng PCV2c (0,2%).
Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn theo hình thức hộ gia đình với
số lượng nhỏ, chính vì vậy khi có dịch bệnh xảy ra sẽ rất khó kiểm sốt. Hội
chứng cịi cọc ở lợn con sau cai sữa xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào
năm 2000. Các nghiên cứu về sự lưu hành PCV2 trên đàn lợn nuôi ở một số
trại của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm PCV2 năm 2000 là
38,97%, trong khi năm 2006 là 96,47% (Lam and Duong, 2006; Nguyễn Thị
Thu Hồng và cs., 2006).
Một nghiên cứu gần đây của chúng tôi thực hiện tại một số trại lợn thuộc
4 tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hịa Bình, Bắc Giang và Hải Dương cho thấy 43/48
(89,58%) trại được điều tra cho kết quả huyết thanh học dương tính với PCV2.
Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng đối với lợn nghi mắc PMWS thu thập được
tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy lợn có triệu chứng và bệnh tích
giống như các kết quả đã được công bố trước đây (Huỳnh Thị Mỹ Lệ và Nguyễn
Văn Giáp 2013). Kết quả giải mã genome đối với 30 chủng PCV2 thu nhận được từ
các mẫu huyết thanh, mẫu mô (gan, phổi, lách, và hạch) của lợn nghi mắc PMWS
cho thấy các chủng PCV2 đang lưu hành và gây bệnh trên đàn lợn nuôi tại Việt Nam
thuộc genotype PCV2b với 4 nhóm (cluster) khác nhau là 1A, 1B, 1C (PCV2d) và
dạng tái tổ hợp (recombinant form).
2.1.3. Căn bệnh
PCV2 thuộc giống Circovirus, họ Circoviridae. Họ circoviridae gồm 3
giống, được xác định là nguyên nhân gây một số bệnh ở gia súc và gia cầm.
Về phân loại virus, căn cứ vào kết quả giải trình tự gen và phân tích đặc
điểm tiến hóa, trước năm 2014 PCV2 được chính thức cơng nhận gồm có 3
genotype, ký hiệu từ PCV2a, PCV2b và PCV2c (Segales et al., 2008). Trong đó
PCV2a chiếm ưu thế trước khi các vụ dịch chính xảy ra trên thế giới, sau đó
PCV2b là genotype chiếm ưu thế hiện nay. PCV2a và PCV2b có mối tương quan

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gần về trình tự nucleotide ở gen rep (97-100%) và cap gen (91-100%) và cũng
tương đương về trình tự amino acid, với tỷ lệ 97-100% với Rep và 89-100% với
Cap. Tuy nhiên, sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa các nhóm thuộc cây phát
sinh lồi và sự sai khác này có ảnh hưởng đến độc lực của mầm bệnh như thế nào
cần phải tiếp tục nghiên cứu (Kurtz et al., 2014).
Nghiên cứu của (Guo et al., 2010) về sự lưu hành của PCV2 ở Trung
Quốc đã phát hiện một nhánh mới (được đặt tên là PCV2d) bao gồm các chủng
được thu thập trong năm 2007 và 2008 ở lợn có biểu hiện lâm sàng của hội
chứng PMWS. Tuy nhiên, chỉ đến thời điểm hiện tại, trên cơ sở phân tích 1680
trình tự gen mã hóa capsid protein (ORF2), công bố của (Xiao et al., 2015) mới
đưa ra được bằng chứng khẳng định PCV2d thực sự là một genotype mới.
Genotype PCV2d hiện được xác định lưu hành rộng rãi ở châu Âu, châu Mỹ và
châu Á, gồm các quốc gia như: Thụy Sỹ, Bỉ, Đức, Phần Lan, Romani, Serbia;
Mỹ, Uruguay; Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc (Ramos et
al., 2015, Xiao et al., 2015).
Dữ liệu hiện có cho thấy PCV2b đang chiếm ưu thế trên tồn thế giới.
Genotype PCV2c chỉ có ở mẫu bệnh phẩm thu thập những năm 1989-1990 ở Đan
Mạch (Dupont et al., 2008). Đối với genotype PCV2a và PCV2b, các nhà khoa
học trên thế giới đã phát hiện được sự chuyển dịch genotype lưu hành phổ biến
(genotypic shift) từ PCV2a sang PCV2b diễn ra trên phạm vi toàn cầu từ năm
2003 (Dupont et al., 2008; Cortey et al., 2011).
2.1.3.1. Hình thái, cấu trúc
PCV mang bộ gen là ADN virus sợi đơn vòng chứa khoảng 1759
nucleotide (PCV2) và khoảng 1767 - 1768 nucleotide (Olvera et al., 2007). Đây
là một virus trần khơng có vỏ bọc bên ngoài. Bộ gen của PCV2 gồm 11 khung đọc
mở ORFs (open reading frame) mã hóa cho các phân tử protein của virus, trong đó
hai khung đọc mở chính (ORF1 và ORF2) theo hướng ngược nhau. Hiện nay trên

thế giới các nghiên cứu về PCV thường tập trung vào ba ORF là ORF1, ORF2 và
ORF3 (Hamel et al., 1998).
ORF1 mã hóa cho các protein liên quan đến sự nhân lên của virus (viral
replication protein – Rep), có khối lượng phân tử 35,8 kDa. Sự tương đồng amino
acid của phân tử protein quy định bởi ORF1 giữa PCV1 và PCV2 khoảng là 85%.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ORF2 mã hóa cho các protein liên quan đến sự hình thành vỏ capsid của
virus (capsid protein – Cap), có khối lượng phân tử 27,8 kDa. Sự tương đồng
amino acid của phân tử protein do ORF2 mã hóa giữa PCV1 và PCV2 là 66%.
Sản phẩm ORF2 chứa các điểm quyết định kháng nguyên, kích thích sinh kháng
thể chống lại virus, vì vậy người ta sử dụng kháng thể nguồn gốc ORF2 như một
cơng cụ để chẩn đốn phân biệt PCV.
ORF3 mã hóa protein có khối lượng phân tử 11,9 kDa, được cho là có liên
quan đến hiện tượng apoptosis ở tế bào nhiễm virus; sự tương đồng amino acid
của protein này giữa PCV1 và PCV2 là 62%.
2.1.3.2. Sức đề kháng
PCV2 có khả năng sống được 15 phút ở nhiệt độ 700C, bị bất hoạt ở pH 3 và
bởi chloroform. Ở nhiệt độ phòng, khi bị tác động trong 10 phút bởi một số chất sát
trùng như chlorhexidine, formaldehyde, iodine và cồn thì hiệu giá của virus sẽ giảm.
Nghiên cứu in vitro cho thấy PCV2 có khả năng đề kháng tốt với nhiệt độ,
đặc biệt trong điều kiện khô.Nhiệt độ > 75oC trong 1 giờ mới làm giảm hiệu giá
virus. Do đó PCV2 có khả năng tồn tại một thời gian dài trong điều kiện tại các
trang trại. Khả năng đề kháng với chất sát trùng cũng được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu trong điều kiện in vitro. Trong khi potassium peroxymonosulfate
(KHSO5), sodium hydroxide (NaOH) khiến cho PCV2 bị bất hoạt trong thời gian

ngắn thì hỗn dịch NH4/glutaraldehyde cần phải thời gian dài hơn mới bất hoạt
được virus này (Kim et al., 2009). Formaldehyde có hiệu quả kém hơn so với các
chế phẩm trong thành phần có iodine và phenol, mà không ảnh hưởng đến hiệu
giá của virus (Martin et al., 2008).
Nhìn chung, việc giảm hiệu giá của PCV2 trong điều kiện in vitro khi sử
dụng sản phẩm có chứa chất oxy hóa, halogen hoặc NaOH là rõ rệt hơn so với
các chế phẩm có iodine, alcohol, phenol hoặc formaldehyde (Royer et al., 2001).
Việc bất hoạt hoàn toàn PCV2 trong điều kiện in vitro rất khó khăn và địi hỏi
thời gian dài (Yilmaz and Kaleta, 2004). Khi mơ hình trang trại tỷ lệ 1:61 được
nhiễm với chất chứa đường tiêu hóa của lợn mắc PCVAD, rửa và sau đó vơ trùng
bằng một trong bốn quy trình, thấy rằng cả 4 quy trình đều làm giảm số lượng số
lượng PCV2 so với đối chứng (Patterson and Opriessnig, 2010).
2.1.3.3. Tính chất ni cấy
Mơi trường tế bào thận lợn PK15 rất thích hợp để nuôi cấy PCV2, virus

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhân lên trong nhân tế bào, nhưng không gây bệnh tích tế bào. Để phân lập
PCV2 trên mơi trường tế bào PK15 thường mất rất nhiều công sức và thời gian
do phải cấy chuyển nhiều lần, thường chỉ áp dụng trong nghiên cứu để sản xuất
vacxin phòng bệnh.
2.1.3.4. Cơ chế sinh bệnh
Cho đến nay, ảnh hưởng của PCV2 đến hệ miễn dịch của lợn vẫn còn
nhiều tranh cãi và cần phải có các nghiên cứu để làm sáng tỏ. Nghiên cứu cần tập
trung làm rõ tác động qua lại giữa giai đoạn sau nhiễm trùng và trước khi biểu
hiện triệu chứng lâm sàng để giải thích hiện tượng nhiễm trùng cấp tính hoặc/và
mạn tính.

Điểm đặc trưng quan trọng nhất quan sát được khi lợn bị hội chứng
PCVAD là số lượng bạch cầu giảm rất nhanh (leucopenia).
Trong các mô lympho, PCV2 gây bệnh tích đặc trưng là teo các nang
lympho, bị thay thế và thâm nhiễm các vùng parafollicular bằng tổ chức bào. Tế
bào khổng lồ đa nhân được tìm thấy trong hầu hết các cơ quan lympho, kể cả
mảng payer ở hồi tràng. Đại thực bào trong tổ chức lympho bị ảnh hưởng có thể
chứa thể bao hàm ái kiềm, hình cầu, ranh giới rõ ràng. Nghiên cứu với những lợn
mắc bệnh tự nhiên cho thấy mất các nang lympho và sự giảm tế bào lympho có
liên quan đến sự giảm các tế bào tua (dendritic cell) và tế bào lưới cũng như sự
giảm tế bào lympho B và lympo T CD+ gây suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh khác xâm nhập và gây bệnh.
2.1.4. Dịch tễ học
2.1.4.1. Loài vật mắc bệnh
PCV2 phân bố rộng rãi ở loài lợn. Tất cả các giống lợn đều mẫn cảm với
bệnh, kể cả lợn nuôi và lợn hoang dã, nhưng các lồi vật khác khơng mẫn cảm
với PCV2. Khả năng mẫn cảm với bệnh thay đổi tùy theo tính biệt, giống lợn, có
liên quan đến sự nhân lên của PCV2 trong đại thực bào phế nang. Ví dụ, thường
lợn đực mẫn cảm với bệnh hơn so với lợn cái; lợn giống Landrace mẫn cảm hơn
giống Duroc và Đại Bạch.
(Cheung et al., 2007) cho biết chỉ xác định được kháng thể kháng PCV2
trong huyết thanh của lợn trong các loài được kiểm tra là lợn, gà, vịt, dê và trâu,
bị. Bệnh khơng có khả năng lây sang người.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.4.2. Chất chứa mầm bệnh
Mầm bệnh có trong dịch bài xuất và bài tiết của lợn mắc hoặc không mắc

PMWS, trong huyết thanh lợn có triệu chứng lâm sàng cũng như lợn khỏe mạnh,
khơng có triệu chứng (Segales et al., 2008). Virus cịn có thể bài thải qua nhiều
đường khác nhau trong một thời gian dài; trong đó bài thải qua tinh dịch đóng vai
trị quan trọng trong việc truyền dọc của bệnh, hoặc lợn con bú sữa mẹ bị bệnh
cũng có nguy cơ nhiễm virus.
2.1.4.3. Phương thức truyền lây
Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng - mũi. Bệnh có
thể lây qua tiếp xúc, qua phân, qua đường hô hấp và tinh dịch của lợn đực giống.
PCV2 cũng có thể truyền trực tiếp từ mẹ sang con qua nhau thai, là nguyên nhân
khiến cho mầm bệnh tồn tại lâu trong đàn, lợn con bị nhiễm virus ngay từ khi mới
sinh. Tuy nhiên, đường truyền lây này ít gặp. Ngồi ra, PCV2 cịn được tìm thấy
trong sữa đầu, nhưng để khẳng định được đây có phải là đường truyền lây bệnh
hay khơng thì cần phải tiếp tục nghiên cứu (Opriessnig et al., 2009a).
2.1.5. Triệu chứng và bệnh tích
Thời gian nung bệnh khi gây bệnh thực nghiệm PCV2 cho lợn thường dao
động từ 2 – 4 tuần, virus có trong máu từ 7 – 14 ngày sau khi nhiễm. Ngay sau
khi xâm nhập vào cơ thể, PCV2 sẽ nhân lên ở hạch amidan và các hạch lympho ở
vùng đầu, tấn công tế bào lympho B; rồi từ đó đi đến các cơ quan khác trong cơ
thể như lách, mảng Paye’r...
Theo (Segales, 2012), một số hội chứng ở lợn đã được mơ tả có liên quan
đến sự nhiễm PCV2; trong đó PMWS được mơ tả nhiều nhất với tên gọi lúc đầu là
circovirosis, một số trường hợp khác là PDNS, hội chứng rối loạn hô hấp, hội chứng
rối loạn sinh sản ở lợn, hội chứng viêm ruột ở lợn... Hiện nay tên gọi phổ biến để mô
tả các bệnh liên quan đến PCV2 là “hội chứng liên quan đến PCV2 (PCVAD)”.
2.1.5.1. Hội chứng gầy còm ở lợn sau cai sữa (PMWS)
Hội chứng còi cọc ở lợn sau cai sữa (Postweaning Multisystemic Wasting
Syndrome, PMWS) được phát hiện lần đầu tiên tại Canada vào những năm đầu
thập niên 1990. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 5 – 16 tuần tuổi, phổ biến nhất là từ
8-12 tuần tuổi. Tỷ lệ ốm thường dao động từ 4 - 30% (đôi khi lên đến 50 - 60%),
tỷ lệ chết khoảng từ 4 - 20% nhưng cũng có thể 50%. Do khi lợn mắc bệnh

thường còi cọc và giảm hiệu quả kinh tế nên khoảng 70 – 80% lợn có triệu chứng
PCVAD bị giết thịt.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Triệu chứng của PMWS thường không đặc trưng và thay đổi tùy ca bệnh.
Bằng thực nghiệm quan sát thấy hiện tượng cịi cọc, da nhợt nhạt, thở khó, đơi
khi bị ỉa chảy (phân sẫm màu) và có chứng hồng đản. Giai đoạn đầu bị bệnh các
hạch lympho ngoại vi đều bị sưng to (Segales, 2012).
Bệnh tích đặc trưng khi mổ khám thấy các hạch lympho bị sưng to trong
giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh tiến triển, hạch lympho trở lại kích thước bình
thường và thậm chí bị teo nhỏ, tuyến ức bị teo. Phổi có thể sưng to, dai chắc như
cao su, tương ứng với bệnh tích vi thể viêm kẽ phổi. Nhiều trường hợp phế quản
bị viêm tơ huyết. Gan, phổi, thận, tim trong nhiều trường hợp bị sưng to hoặc teo
nhỏ, nhạt màu, cứng, bề mặt có các hạt nhỏ. Một số lợn bị hoàng đản trong giai
đoạn cuối của bệnh. Thận có nốt hoại tử màu trắng (viêm kẽ thận khơng có mủ).
Bệnh tích vi thể cho thấy lợn mắc PMWS bị giảm tế bào lympho và thâm
nhiễm tế bào khổng lồ đa nhân và tế bào histiocyte. Phần vỏ tuyến ức bị teo nhỏ.
Ngồi ra cịn quan sát được các tiểu thể virus trong tế bào tua (dendritic cell) và
tế bào histiocyte.
2.1.5.2. Hội chứng viêm da và viêm thận (PDNS)
Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1993 tại Anh.PDNS xảy
ra ở lợn con, lợn thịt và lợn trưởng thành (11 - 14 tuần tuổi). Tỷ lệ nhiễm khoảng
dưới 1% nhưng đôi khi có thể cao hơn. Tỷ lệ chết có thể lên đến 100% ở đàn lợn
trên 3 tháng tuổi nhưng chỉ khoảng 50% với lợn nhỏ hơn. Lợn chết chỉ sau một
vài ngày có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Những con sống sót có thể tăng
trọng trở lại sau 7 - 10 ngày.

Bệnh xảy ra thường ghép với một số mầm bệnh khác như PRRSV,
Pasteurella multocida, Streptococcus suis type 1 và 2...
Lợn mắc PDNS có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt (410C) hoặc không
sốt, nằm một chỗ, lười vận động và/hoặc đi lại khó khăn, cứng nhắc. Triệu chứng
rõ nhất là trên da xuất hiện những đám phát ban có màu đỏ tía, khơng có hình
dạng nhất định, bắt đầu ở vùng chân sau và mơng, có trường hợp nốt ban lại phân
tán khắp cơ thể. Bệnh tiến triển, hình thành đám vẩy sẫm ở những nơi có bệnh
tích, sau đó nhạt màu dần, đơi khi để lại sẹo.
Thường thì bệnh tích ở da và thận đều xuất hiện khi lợn mắc PDNS, tuy
nhiên có những trường hợp chỉ biểu hiện một trong hai bệnh tích trên. Bệnh tích
đại thể là hiện tượng hoại tử và xuất huyết mơ bào, tương ứng với bệnh tích vi

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thể là viêm hoại tử mạch máu. Hạch lympho, đặc biệt là hạch bẹn và hạch ở thận
xuất huyết màu đỏ, sưng to. Lợn chết ở thể cấp tính, hai bên thận sưng to, trên bề
mặt có nốt màu trắng, phù thũng bể thận, tương ứng với bệnh tích vi thể là viêm
hoại tử có mủ tiểu cầu thận và viêm kẽ thận.Lách bị nhồi huyết.
Giống như các trường hợp mắc PMWS, có nhiều căn nguyên được xác
định kết hợp với PCV2 gây nên hội chứng viêm da viêm thận ở lợn. Hiện nay
mặc dù có nhiều giả thuyết đưa ra nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân
gây bệnh. Một nghiên cứu công bố năm 2004 (Wellenberg et al., 2004) cho biết
hàm lượng kháng thể IgG và IgM kháng PCV2 tăng lên trong các ca mắc PDNS.
Đây có thể là nguyên nhân gây viêm cầu thận và viêm mạch quản do hậu quả rối
loạn hệ miễn dịch của cơ thể.
Hiện nay có nhiều báo cáo về các vụ dịch PMWS hoặc PDNS riêng rẽ mà
ít khi mắc đồng thời cả hai hội chứng này. Mặc dù cả PMWS và PDNS đều liên

quan đến PCV2 nhưng khơng có bằng chứng nào cho thấy có mối liên quan giữa
2 hội chứng này. Lợn mắc chứng cịi cọc khơng bao giờ bị chứng viêm da thận
và ngược lại. Có báo cáo cho biết ADN của PCV2 có trong thận của lợn mắc
PDNS cao hơn nhiều so với lợn mắc PMWS; nhưng ADN của PCV2 trong hạch
lympho của lợn mắc PMWS lại cao hơn rất nhiều so với lợn mắc PDNS. Kết quả
này đã chứng tỏ một điều rằng lợn có khả năng tiến triển mắc PMWS hoặc
PDNS là do tính hướng mơ bào đặc hiệu của PCV2 khi gây nhiễm cho vật chủ.
2.1.5.3. Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn (PCV2 – Associated Reproductive
Failure)
Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên tại Canada năm 1999, chủ yếu ảnh
hưởng đến lợn nái. Lợn nái nhiễm PCV2 là nhà máy bài thải virus ra mơi trường.
PVC2 có liên quan đến hiện tượng sảy thai và thai chết non, tuy nhiên trong thực
tế hiếm gặp. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ huyết thanh dương tính với PCV2 ở
lợn trưởng thành cao và do đó lợn sinh sản thường khơng mẫn cảm với bệnh.
Trong những trường hợp rối loạn sinh sản do PCV2, triệu chứng đặc trưng là lợn
sảy thai, chết yểu. Hậu quả nhiễm PCV2 trong giai đoạn mang thai trên nái như
sau: nếu phôi thai 6-18 ngày, nái động dục lại; nếu thai >30 ngày đến 70 ngày, thai
gỗ; nếu thai >70 ngày đến 90 ngày, thai chết lưu; nếu thai >90 ngày, lợn con sinh
ra bình thường. Mổ khám thai chết có hiện tượng gan xung huyết, tim sưng to, trên
bề mặt có nhiều điểm hoại tử. Bệnh tích vi thể rõ nhất là hiện tượng cơ tim bị viêm
tơ huyết và hoặc hoại tử.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.5.4. Hội chứng rối loạn hô hấp ở lợn (PCV2 – Associated Respiratory
Disease)
Hội chứng này cũng đóng vai trị gây bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn.

Bệnh xảy ra ở lợn từ 8 – 26 tuần và thường cộng phát với một số nguyên nhân
khác. Triệu chứng bao gồm giảm khả năng tăng trọng, giảm chuyển hóa thức ăn,
lợn mệt mỏi, sốt, ho và khó thở.
Bệnh tích đặc trưng gồm viêm kẽ phổi, phế quản viêm loét hoặc hoại tử
nặng, phế nang viêm tơ huyết.
2.1.5.5. Hội chứng viêm ruột ở lợn (PCV2 – Associated Enteritis)
Thường xảy ra ở lợn từ 8 – 16 tuần tuổi, gây chứng viêm hồi tràng mạn
tính có liên quan đến Lawsonia intracellularis. Lợn bị bệnh có triệu chứng tiêu
chảy, cịi cọc, giảm tăng trọng và tăng tỷ lệ chết.
Bệnh tích bao gồm viêm ruột dạng hạt, rõ nhất là ở các mảng Paye’r. Hạch
màng treo ruột bị sưng to, niêm mạc ruột tăng sinh dày lên.
Ngồi ra, vai trị của PCV2 gây hội chứng thần kinh ở lợn (PCV2 –
Associated Neuropathy) cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Năm 2001, PCV2
được phát hiện có liên quan đến hiện tượng lợn con sinh ra có triệu chứng run bẩm
sinh và viêm màng não khơng có mủ. Một số nghiên cứu gần đây cho biết lợn bị
nhiễm PCV2 có thể gây viêm mạch quản tiểu não và viêm xuất huyết màng não.
PCV2 còn liên quan đến triệu chứng opisthotonus, chứng giật cầu mắt và co giật ở
lợn từ 6 – 8 tuần tuổi (Opriessnig et al., 2009b). Tuy nhiên theo một số tác giả khác
PCV2 lại khơng có liên quan gì đến hội chứng thần kinh ở lợn (Segales, 2012).
2.1.5.6. Hiện tượng nhiễm PCV2 thể cận lân sàng (PCV2 subclinical infection)
Dựa vào kết quả huyết thanh học cho thấy tỷ lệ nhiễm PCV2 là rất cao
nhưng tỷ lệ lợn có triệu chứng lâm sàng thấp hơn rất nhiều, điều đó có nghĩa
bệnh do PCV2 gây ra biểu hiện ở thể cận lâm sàng (Segales, 2012), PCV2 có thể
nhiễm trong 1 – 2 hạch lympho nhưng lợn khơng có triệu chứng điển hình. Tuy
nhiên, sự nhiễm PCV2 này sẽ làm giảm hiệu quả việc sử dụng vacxin; bên cạnh
đó, mặc dù lợn khỏe mạnh nhưng vẫn có hiện tượng hạch lympho bị sưng to,
viêm hoại tử nên có trường hợp phải hủy bỏ thân thịt khi giết mổ.
2.1.6. Chẩn đoán
2.1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng
Hiện nay trong chẩn đoán PCVAD chủ yếu dựa vào lịch sử đàn và triệu

chứng lâm sàng, đặc biệt tỷ lệ mắc và chết do PMWS. Cần chẩn đoán phân biệt

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×