Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu sự lưu hành của avian metapneumovirus (aMPV) ở gà nuôi tại một số tỉnh miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ BÁ HIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA
AVIAN METAPNEUMOVIRUS (aMPV) Ở GÀ NUÔI TẠI
MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Thú y

8.64.01.01

PGS.TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

NHÀ XUẤT BẨN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành trên kết quả nghiên cứu thực tế của
tơi trong khuôn khổ đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu sự lưu hành của Avian
Metapneumovirus (aMPV) trong bệnh hô hấp phức hợp ở gà nuôi tại miền Bắc", Ban
hành kèm theo Quyết định số 4757/QĐ-BNN-KHCN ngày 12 tháng 12 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2020-2021. Các kết quả nghiên cứu


được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào liên quan trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020
Tác giả luận văn

Lê Bá Hiệp

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các
em sinh viên thực tập đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, cán bộ nhân viên phòng chẩn đốn,
xét nghiệm thú y Greenlab, Cơng ty Cổ phần Medion Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020
Tác giả luận văn

Lê Bá Hiệp

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ...................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2


1.3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ..................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1.

HIỂU BIẾT VỀ AVIAN METAPNEUMOVIRUS ........................................... 3

2.1.1.

Cấu trúc virus...................................................................................................... 3

2.1.2.

Phân loại virus .................................................................................................... 4

2.1.3.

Đặc tính sinh miễn dịch ...................................................................................... 6

2.1.4.

Sức đề kháng của virus ....................................................................................... 7

2.1.5.

Các phương pháp xét nghiệm aMPV thường quy .............................................. 7

2.2.


BỆNH DO AVIAN METAPNEUMOVIRUS GÂY RA ................................. 10

2.2.1.

Lịch sử và Phân bố ........................................................................................... 10

2.2.2.

Tổn thất kinh tế ................................................................................................. 11

2.2.3.

Loài mắc bệnh .................................................................................................. 11

2.2.4.

Truyền lây ......................................................................................................... 12

2.2.5.

Triệu chứng ....................................................................................................... 13

2.2.6.

Bệnh tích ........................................................................................................... 15

2.2.7.

Phịng và trị bệnh .............................................................................................. 15


2.3.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ AMPV .............. 17

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.1.

Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 17

2.3.2.

Nghiên cứu nước ngoài..................................................................................... 18

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................. 24
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............................................................................. 24

3.1.1.

Địa bàn lấy mẫu nghiên cứu ............................................................................. 24

3.1.2.


Nơi thực hiện các kỹ thuật phòng thí nghiệm ................................................... 24

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 24

3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...................... 24

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 24

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................... 24

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................. 25

3.4.1.

Sự lưu hành kháng thể kháng aMPV ................................................................ 25

3.4.2.

Sự lưu hành của aMPV ở gà nuôi tại một số tỉnh miền Bắc............................. 25


3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 26

3.5.1.

Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 26

3.5.2.

Phương pháp tách ARN .................................................................................... 26

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp cDNA .......................................................................... 27

3.5.4.

Phương pháp RT-PCR phát hiện và định aMPV .............................................. 27

3.5.5.

Phương pháp phân tích trình tự gen.................................................................. 28

3.5.6.

Phương pháp ELISA gián tiếp .......................................................................... 28

3.5.7.


Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học................................................................ 29

3.5.8.

Xử lý số liệu...................................................................................................... 29

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 30
4.1.

SỰ LƯU HÀNH KHÁNG THỂ KHÁNG aMPV ............................................ 30

4.1.1.

Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo địa phương .......................................... 30

4.1.2.

Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo giống gà .............................................. 33

4.1.3.

Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo lứa tuổi gà ........................................... 35

4.1.4.

So sánh sự biến động hiệu giá kháng thể giữa nhóm các nhóm gà hướng thịt
dương tính với kháng thể kháng aMPV ............................................................ 39

4.1.5.


Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo loại hình chuồng trại ......................... 41

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.1.6.

Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo quy mơ chăn nuôi ............................... 43

4.2. SỰ LƯU HÀNH CỦA aMPV Ở GÀ NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC .... 44
4.2.1. Kiểm tra khả năng phát hiện aMPV của phản ứng RT-PCR ............................... 44
4.2.2.

Kết quả phát hiện aMPV trong mẫu bệnh phẩm .............................................. 45

4.2.3.

Phân tích trình tự gen các chủng aMPV phát hiện được ở miền Bắc ............... 49

4.2.4.

Phân tích mối liên hệ di truyền các chủng aMPV ở miền Bắc ......................... 51

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 55
5.1.

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 55


5.2.

KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 56

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

Aa

: Amino acid

aMPV

: Avian metapneumovirus

aMPV/A

: Avian metapneumovirus subtype A

aMPV/B


: Avian metapneumovirus subtype B

aMPV/C

: Avian metapneumovirus subtype C

aMPV/D

: Avian metapneumovirus subtype D

ARN

: Axit ribonucleic

Bp

: Base pair

dNTP

: Deoxyribonucleotide triphosphate

E. coli

: Escherichia coli

ELISA

: Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay


HI

: Hemagglutination inhibition

hMPV

: Human metapneumovirus

IBV

: Infectious Bronchitis virus

iELISA

: Indirect Enzyme-Linked Immunosorbent Assay

ILT

: Infectious laryngotracheitis

IPT

: Immunoperoxidase Technique

kb

: Kilobase

kDa


: Kilodalton

mRNA

: Messenger Ribonucleic acid

Nt/Nu

: Nucleotide

OCT

: Optimal cutting temperature

ORT

: Ornithobacterium rhinotracheale

PBS

: Phosphat Buffer Saline

RSV

: Respiratory syncytial virus

RT-PCR

: Reverse transcription polymerase chain reaction


SNT

: Serum neutralization test

SHS

: Swollen head syndrome

TCID50

: Median Tissue Culture Infectious Dose

TRT

: Turkey rhinotracheitis

VNT

: Virus Neutralisation Test

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Trình tự mồi giám định và xác định subtype aMPV ................................... 8


Bảng 2.2.

Các vacxin đang lưu hành tại Việt Nam đã được cấp phép bởi cục
thú y ........................................................................................................... 17

Bảng 3.1.

Trình tự mồi đặc hiệu giám định và định aMPV ....................................... 27

Bảng 4.1.

Kết quả xác định dương tính huyết thanh học theo số mẫu và theo
trại ở các địa phương ................................................................................. 31

Bảng 4.2.

Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo giống gà ....................................... 34

Bảng 4.3.

Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo loại hình chuồng trại .................... 42

Bảng 4.4.

Tổng hợp triệu chứng, bệnh tích ở gà nghi mắc bệnh do aMPV ............... 47

Bảng 4.5.

Tổng hợp kết quả phát hiện aMPV ở mẫu bệnh phẩm .............................. 48


vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc bộ gen của các thành viên họ Pneumovirus

Paramyxoviridae ............................................................................................ 3
Hình 2.2. Mối liên hệ di truyền giữa aMPV và hMPV dựa vào trình tự bộ gen ........... 5
Hình 4.1. Phản ứng ELISA phát hiện kháng thể kháng aMPV ................................... 30
Hình 4.2. Tỷ lệ dương tính kháng thể kháng aMPV theo địa điểm ............................. 32
Hình 4.3. Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo lứa tuổi ........................................... 38
Hình 4.4. Sự biến động kháng thể của các nhóm gà hướng thịt dương tính với
kháng thể kháng aMPV theo nhóm tuổi ...................................................... 41
Hình 4.5. Tỷ lệ dương tính kháng thể kháng aMPV theo quy mơ chăn ni .............. 44
Hình 4.6. Kết quả phân tích tính đặc hiệu của phản ứng RT-PCR .............................. 45
Hình 4.7. Triệu chứng và bệnh tích ở gà nghi mắc bệnh do aMPV............................. 46
Hình 4.8. Kết quả phản ứng RT-PCR phát hiện aMPV trong mẫu.............................. 47
Hình 4.9. Trình tự nucleotide 1- 220 của gen mã hóa protein G ................................. 49
Hình 4.10. Trình tự nucleotide 221- 429 của gen mã hóa protein G ............................. 50
Hình 4.11. Trình amino acid của gen mã hóa protein G ................................................ 51
Hình 4.12. Cây phát sinh chủng loại aMPV dựa vào gen mã hóa protein G ................. 52
Hình 4.13. Nhánh cây phát sinh chủng loại dẫn tới chủng aMPV ở Việt Nam ............. 54

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Bá Hiệp
Tên Luận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của Avian metapneumovirus (aMPV) ở gà nuôi tại
một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Ngành: Thú y

Mã số: 8 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Trả lời câu hỏi có/khơng có Avian metapneumovirus lưu hành ở gà nuôi tại một số
tỉnh miền Bắc – Việt Nam;
- Xác định được subtype Avian metapneumovirus lưu hành tại một số tỉnh miền
Bắc – Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu các nội dung:
- Nghiên cứu sự lưu hành huyết thanh học của aMPV ở gà nhà theo các đặc điểm
dịch tễ (địa phương, giống lồi, tuổi, quy mơ chăn nuôi, phương thức chăn nuôi). Các
mẫu huyết thanh được thu thập ngẫu nghiên (7-21 mẫu/trang trại) theo các đặc điểm
dịch tễ và ứng dụng kỹ thuật ELISA gián tiếp (indirect ELISA) để phát hiện kháng thể
kháng aMPV.
- Các mẫu bệnh phẩm (xương ống cuộn, khí quản) thu được từ gà có biểu hiện của
hội chứng sưng phù đầu do aMPV dưới dạng mẫu gộp 3- 5 mẫu/mẫu gộp, mỗi trường hợp
trại là một mẫu gộp: Phương RT-PCR sử dụng bộ mồi giải trình tự gen mã hóa gen G
(Ga/Gy) của aMPV đã được ứng dụng cho xác nhận aMPV trong các mẫu. Sản phẩm RTPCR được giải trình tự bằng phương pháp Sanger. Các phần mềm tin sinh học chuyên
dụng như BioEdit, DnaSP, MEGA và BEAST được sử dụng để phân tích trình tự và xây
dựng cây phát sinh chủng loại.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu này đã được thực hiện thu thập 359 mẫu huyết thanh gà, từ 29 trang
trại thuộc 10 tỉnh thành ở miền Bắc nhằm xác định sự lưu hành của kháng thể kháng

aMPV. Kết quả, xác định được dương tính kháng thể kháng aMPV ở đàn gà nuôi tại
8/10 tỉnh, thành phố miền Bắc, với tỷ lệ dương tính trung bình theo mẫu là 36,2%
(130/359). Các đàn gà này thuộc nhiều giống khác nhau, song đều dương tính với kháng
thể kháng aMPV, trong đó gà trắng siêu thịt có tỷ lệ thấp nhất (8,2%), tiếp đến là nhóm
gà lai (35,0%) và cao nhất là nhóm gà bản địa (48,8%). Tỷ lệ dương tính trung bình ở
các nhóm tuổi là 23,1% (22- 42 ngày tuổi); 33,2% (43- 90 ngày tuổi); 61,5% (91- 120

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngày tuổi) và 36,4% (> 120 ngày tuổi). Gà nuôi ở mọi quy mô và phương thức chăn
nuôi đều phát hiện thấy kháng thể kháng aMPV. Cụ thể, tỷ lệ dương tính dao động từ
24,8% - 63,1% theo quy mơ và dao động từ 8,2% - 41,8% theo phương thức chăn nuôi.
Thực tế rằng các đàn gà này chưa từng dùng vacxin Avian metapneumovirus, điều này
có thể ngờ rằng đã có sự phơi nhiễm tự nhiên với Avian metapneumovirus.
Để xác nhận sự tồn tại của virus trong các trường hợp nghi ngờ bệnh, 38 mẫu gộp
(3 -5 mẫu gà/mẫu gộp) từ 38 trang trại có nghi ngờ bệnh (Gà đẻ, gà hậu bị và gà hướng
thịt). Kết quả phát hiện được aMPV trong 3/38 mẫu, chiếm tỷ lệ 7,9%. Sau khi giải trình
tự gen và phân tích trình tự gen đã khẳng định 3 chủng aMPV phát hiện được tại miền
Bắc thuộc serotype B và cùng nhóm với các chủng virus phân bố ở châu Âu, châu Mỹ
và châu Á.
Như vậy cùng với kết quả huyết thanh học, kết quả xác nhận sự hiện diện của
virus này đã khẳng định sự tồn tại của virus Avian metapneumovirus ở gà nuôi tại miền
Bắc. Ứng dụng phản ứng RT-PCR với cặp mồi Ga/Gy đặc hiệu cho chẩn đốn định tính
virus Avian metapneumovirus trên các đàn gà nuôi tại miền Bắc.

x


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Student: Le Ba Hiep
Thesis title: Prevalence of Avian Metapneumovirus (aMPV) in Chickens in some
Northern Provinces of Vietnam.
Major: Veterinary medicine

Code: 8 64 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Answer to the question of circulation or non of avian metapneumovirus in
poultry farms in the North of Vietnam;
- Determination of which avian metapneumovirus subtype circulates in the North
of Vietnam.
Materials and Methods
Blood samples were collected by routine methods from domestic chicken (multi
native chickens breed and crossbreeds), 7-21 blood samples were collected randomly
from each flock, iELISA was performed for each serum sample to detect the antibodies
against aMPV. The results were analyzed by ages, breed, density, housing style.
Pooling samples (at least 3-5 chickens/pool) of upper respiratory organs from
chickens relative to respiratory diseases with swollen head signs were collected around
the North of Vietnam. The PCR amplification of the G gens was performed with
primers (Ga/Gy) and used according to previous studies (Mase & cs., 2003).
PCR products of the G gen were used for direct sequencing by 1st BASE
company, Malaysia.
The nucleotide sequences were analyzed with biosolfware (BioEdit, DnaSP,
MEGA và BEAST).

Main findings and conclusions
A survey in the North of Vietnam had taken a total of 359 serum samples
randomly collection from 29 broiler farms (multi breeds) belong to 10 provinces in the
North of Vietnam. The results revealed that 8/10 provinces with 36,2% (130/359) tested
chickens were serologically positive for aMPV. 22/29 (63,3%) tested farms was
confirmed seroprevalence to aMPV antibody. According to the type of chicken, the
highest seroprevalence 48,8% was found in native broilers, then 35,0% in crossbreed
broilers (local and foreigner chicken breed) and the lowest is 8,2% in Ross 308.

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chickens in all of the ages recorded positive to aMPV antibody where chickens 91-120
of age had the highest seropositive rates 61,5%. The seropositive rates increased with
the increase in the age of the chickens. About 23,1% seropositive rate was found in
chickens 22-42 days of age, then 33,2% was found in the 43– 90 days of age group and
36,4% in >120 days of age.
Positive serological evidence for the presence of aMPV in all of the density (8,2%
- 41,8%) and housing styles (24,8% - 63,1%).
Antibody titers monitoring recorded according to the age of chicken in each type
of chicken, The statistical analysis showed that titer trend across weeks of age.
In this study, RT-PCR applied to test 38 pooling samples (at least 3 -5
chickens/pool) of upper respiratory organs from 38 farms with chickens relative to
respiratory diseases swollen with head signs were collected around of the north of
Vietnam, overall, the aMPV genome was detected 3/38 samples. Ga/Gy primers and
RT-PCR are specific for the detection/diagnostic of aMPV in chickens in the North of
Vietnam. The nt sequences of a part of G protein gen are were determined and
compared to those of other sequenced metapneumoviruses (Genbank) to show that all of

3 viruses belong to subtype B.
Result of research indicated that circulation of avian metapneumovirus in poultry
farms in the North of Vietnam.

xii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thời gian qua, chăn ni gia cầm đã có những bước phát triển mạnh: Từ
chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát dần dần chuyển thành chăn nuôi tập
trung với quy mô lớn hơn; năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.
Theo Tổng Cục Thống Kê (2019) chỉ tính riêng tổng đàn gia cầm của cả nước tại
thời điểm tháng 12/2019 đạt 467 triệu con, tăng 14,2% so với cùng thời điểm
năm 2018. Trong khí đó các năm trước chỉ đạt trung bình tăng 6%.
Việc tăng đàn nhanh, mở rộng quy mô song hành là các thách thức về lưu
chuyển con giống, sản phẩm gia cầm giữa các vùng và nhập khẩu con giống đã
làm gia tăng việc ghi nhận một số bệnh mới hoặc thể bệnh mới chưa từng báo
cáo trước đây ở gia cầm như: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thể thận (IBV
793B), thể viêm, tích nước ống dẫn trứng (IBV QX like) (Nguyễn Thị Loan &
cs., 2017), bệnh do Reovirus (Thu & cs., 2014), Cúm gia cầm độc lực thấp do
Avian influenza subtype H9 (Thuy & cs., 2016), thiếu máu truyền nhiễm ở gà do
Infectious chicken anemia virus (CIAV) (Đào Đoan Trang & cs., 2018), bệnh
Newcastle thể độc lực cao do Newcastle virus genotype VII (Choi & cs., 2014),
Ornithobacterium rhinotracheale (Nguyễn Thị Lan & cs., 2016),… Đáng chú ý,
hầu hết các bệnh này thường có liên quan tới hội chứng hơ hấp phức hợp.
Hội chứng hô hấp phức hợp ở gà là một bệnh lý phức tạp. Đây là nguyên
nhân hàng đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, tỷ lệ hao hụt của đàn

gà (Jones R & S., 2013). Song đến nay, các nghiên cứu xác định vai trò và khẳng
định sự tồn tại của các loại mầm bệnh truyền nhiễm như virus, vi khuẩn trong hội
chứng hô hấp ở gà tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Gần đây khi nhiều trang trại
ghi nhận trong hội chứng hô hấp phức hợp ở gà, bên cạnh các triệu chứng thường
gặp, kèm theo các biểu hiện như sưng mặt, phù gáy, tích dịch sau gáy ở đàn gà
trước đó đã được chủng với vacxin Coryza (Avibacterium paragallinarum) và
loại trừ các nguyên nhân do virus Newcaslte, ORT do kết quả xét nghiệm âm
tính. Sau đó, áp dụng phác đồ điều trị bệnh do vi khuẩn (nghi do Avibacterium
paragallinarum, Avian pathogenic E. coli) đã không đạt được kết quả. Những ca
bệnh như vậy đã xảy ra ở nhiều nơi và được các kỹ thuật viên, chuyên gia thú y
suy đoán là hội chứng sưng phù đầu (APV hay SHS hay TRT) do Avian

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


metapneumovirus (aMPV). Đồng thời, để phòng bệnh đã gợi ý ứng dụng một số
loại vacxin đã được Cục Thú Y cấp phép lưu hành ở Việt Nam như Hipraviar
SHS (Hipra, Tây Ban Nha); Nemovac (Merial, Pháp) và đưa vào trong quy trình
vacxin để phịng bệnh.
Trong nghiên cứu này, nhằm xác định sự tồn tại của virus aMPV ở gia cầm
chăn nuôi tại miền Bắc Việt Nam để làm cơ sở khoa học cho việc đưa ra việc
khuyến cáo sử dụng chủng Vacxin, cũng như chẩn đoán, xét nghiệm bệnh tại các
trang trại gà ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sự lưu hành của Avian metapneumovirus (aMPV) ở gà nuôi tại
một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Trả lời câu hỏi có/khơng có Avian metapneumovirus lưu hành ở gà nuôi
tại một số tỉnh miền Bắc.

Mục tiêu cụ thể:
- Xác định có hay khơng sự lưu hành kháng thể và Avian metapneumovirus
ở đàn gà nuôi tại miền Bắc Việt Nam;
- Xác định được subtype của Avian metapneumovirus lưu hành ở đàn gà
nuôi tại miền Bắc Việt Nam.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
- Là cơng trình nghiên cứu đầu tiên và khẳng định sự lưu hành của Avian
metapneumovirus ở đàn gà nuôi tại các trại chăn nuôi tại miền Bắc, Việt Nam.
- Thu thập và lưu giữ nguồn gen phục vụ phát triển vacxin phòng bệnh.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho
các nghiên cứu tiếp theo như vacxin phịng bệnh, đồng thời đóng góp thêm tư
liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng...
- Kết quả nghiên cứu so sánh trình tự gen của Avian metapneumovirus và
các vacxin hiện có sẽ gợi ý chủng loại vacxin phù hợp giúp cho cán bộ thú y cơ
sở, kỹ thuật trại, người chăn ni trong phịng bệnh hiệu quả, góp phần giảm
thiệt hại và tăng thu nhập cho người chăn nuôi gà.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HIỂU BIẾT VỀ AVIAN METAPNEUMOVIRUS
Avian metapneumovirus (aMPV) hay trước đây thường gọi Turkey
rhinotracheitis virus (TRTV) – là một trong 02 thành viên cùng với Human
Metapneumovirus (hMPV) thuộc chi Metapneumovirus họ Paramyxoviridae
(Pringle, 1998). Virus aMPV có mối quan hệ gần gũi với virus gây viêm đường
hơ hấp thể bao hàm trên người, bị, cừu và dê (RSVs), xem hình 2.1.
2.1.1. Cấu trúc virus

Virion Avian metapneumovirus (aMPV) dạng tua đa hình, thơng thường
có dạng cầu trịn đường kính 80-120 nm, song đơi khi có thể thấy tới 500 nm
hoặc lớn hơn. Các sợi tua kích thước 80-100 nm đường kính và có thể dài tới
1.000 nm.
Avian metapneumovirus có hệ gen là ARN khơng phân đoạn, chuỗi đơn,
ARN mạch âm với chiều dài khoảng 13.4kb, gồm có 9 khung đọc mở mã hóa 9
protein: nucleoprotein (N), phosphoprotein (P), matrix protein (M), fusion
protein (F), matrix-2 proteins (tiểu phần M2-1, M2-2), small hydrophobic (SH)
protein, glycoprotein (G), và protein làm nhiệm vụ sao chép ARN (L, polymerase
protein), sắp xếp như sau 3′-leader-N-P-M-F-M2-SH-G-L-trailer-5′ (Easton &
cs., 2004).

Hình 2.1. Cấu trúc bộ gen của các thành viên họ Pneumovirus và
Paramyxoviridae
Nguồn: (Schuster & Williams, 2018)

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hệ gen là ARN được bao bọc chặt chẽ bởi protein nucleocapsid (N) liên kết
với phosphoprotein (P) và protein polymerase lớn (L) để tạo thành phức hợp
ribonucleoprotein xoắn ốc, là đơn vị chức năng sinh học phổ biến ở tất cả các
thành viên trong bộ Mononegavirales. Phức hợp protein ribonucleotide là khuôn
mẫu để sao chép các mARN cũng như sao chép bộ gen. aMPV chia sẻ một số đặc
điểm với các thành viên khác trong phân họ Pneumovirinae (Cavanagh David &
Barrett, 1988; Yu Q. & cs., 1991), bao gồm sở hữu các gen kỵ nước nhỏ (SH) và
ma trận thứ hai (M2) (Ling & cs., 1992; Yu Q. & cs., 1992), cấu trúc của protein
F (Naylor C. & cs., 1998). Gen M2 của aMPV-C chứa hai khung đọc mở chồng

chéo (ORF), mã hóa hai protein giả định, M2-1 và M2-2, được cho là có liên
quan đến nhân bản virus hoặc sao chép ARN của virus (Yu., 2011).
Các protein cấu trúc quan trọng, tương tác trực tiếp với tế bào vật chủ là
protein F (bám và hợp nhất màng nguyên sinh chất của virus và màng tế bào) và
protein G (bám vào các thụ thể trên màng tế bào).
2.1.2. Phân loại virus
Các subtypes aMPV có thể được phân biệt bằng giải trình tự hoặc bằng các
phản ứng trung hịa với kháng thể đơn dòng (Cook Jane K. A. & Cavanagh,
2002; Gharaibeh S. M. & Algharaibeh, 2007).
Trước đây, aMPV được cho là thuộc họ Paramyxoviridae và là một phân họ
Pneumovirinae (Cavanagh David & Barrett, 1988; Yu Q. & cs., 1991). Tuy
nhiên, aMPV khác với các thành viên của chi Pneumovirus, bao gồm virus hợp
bào hơ hấp ở người (hRSV) và bị (bRSV), bởi nó thiếu hai protein phi cấu trúc
(NS1, NS2) nằm ở thượng nguồn của gen N (Randhawa & cs., 1997). Ngoài ra,
gen SH và G của pneumovirus nằm ở chiều ngược của của gen F, trong khi
chúng nằm ở chiều xuôi của gen F trường hợp aMPV (Ling & cs., 1992). Với các
đặc điểm này aMPV đã được phân loại thành một chi mới gọi là
Metapneumovirus (Pringle, 1998).
2.1.2.1. Dựa vào trình tự gen, cấu trúc protein (genotype)
Dựa vào trình tự gen và trình tự amino acid suy diễn 4 subtype của aMPV
là Avian metapneumovirus (aMPV) subtype A (aMPV/A), subtype B (aMPV/B),
subtype C (aMPV/C) và subtype C (aMPV/D) được công nhận (Juhasz & Easton,
1994; Bäyon-Auboyer & cs., 2000; Cook Jane K. A. & Cavanagh, 2002; Chacon

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


& cs., 2011). Tuy nhiên, gần đây sau khi khi xem xét trình tự aa suy diễn gen L

(mã hóa RNA-dependent RNA polymerase [RdRp]) của một chủng virus phân
lập từ Vẹt Thầy Tu (Myiopsitta monachus), các dữ liệu phân tích chỉ xác định
được 61 tới 66% thuộc chi Metapneumovirus (13,648 nt), điều này có thể nghi
ngờ đây là một subtype mới của aMPV. hMPV được xác định có mối quan hệ
gần gũi với aMPV/C hơn so với 3 subtype còn lại là aMPV/A, aMPV/B và
aMPV/D (Brown Paul A. & cs., 2014; Sun & cs., 2014). Metapneumovirus được
phân làm type I gồm aMPV/A, aMPV/B và aMPV/D, type II gồm aMPV/C và
hMPV (hình 2.2).

Hình 2.2. Mối liên hệ di truyền giữa aMPV và hMPV dựa vào
trình tự bộ gen
Nguồn: Brown Paul A. & cs. (2014)

2.1.2.2. Nhóm huyết thanh (serotype)
Bằng phản ứng trung hòa sử dụng kháng thể đa dòng, cho thấy Avian
metapneumovirus (aMPV) phân lập từ gà và gà tây có sự tương đồng về tính
kháng ngun, do đó chỉ có 01 serotype duy nhất. Mặc dầu vậy, cũng ghi nhận có
sự khác biệt rõ ràng về hiệu giá trung hòa virus bằng phản ứng trung hòa virus
(SNT) sử dụng kháng thể đơn dòng (Cook J. K. & cs., 1993a).

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Các kháng nguyên thuộc aMPV/A, aMPV/B, và aMPV/D có mối quan hệ
gần gũi về mặt huyết thanh học, trong khi đó aMPV/C rất khác biệt (Toquin D. &
cs., 2000).
2.1.3. Đặc tính sinh miễn dịch
Miễn dịch do aMPV bao gồm cả dịch thể và trung gian tế bào (Liman &

Rautenschlein, 2007).
aMVP gây thâm nhiễm tế bào lympho (B-Cell) mạnh tại niêm mạc đường
hô hấp. Các tế bào (chủ yếu là IgA+ B cell) như là các tiền đồn đáp ứng miễn
dịch cục bộ. Đáp ứng miễn dịch với nhiễm trùng aMPV bao gồm cả miễn dịch tế
bào và miễn dịch dịch thể. Trong các loại kháng thể khi nhiễm trùng do aMPV
thì IgA do tế bào lympho B tiết ra có vai trò quan trọng miễn dịch cục bộ giúp gà
bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trong giai đoạn đầu nhiễm trùng (Cha & cs.,
2006). Giai đoạn sau đó sẽ là sự thâm nhiễm lớp niêm mạc với IgG+ B cell.
Kháng thể có thể phát hiện thấy bằng phản ứng trung hòa xuất hiện sau 5
ngày phơi nhiễm, và 7 ngày bằng ELISA (Jirjis & cs., 2002). Miễn dịch dịch thể
sau khi chủng vacxin khơng có vai trị quan trọng trong việc bảo hộ gà trước sự
xâm nhiễm của virus aMPV (Jones & cs., 1992).
Hầu hết các aMPV/A, aMPV/B, aMPV/C đều gây tập trung quần thể tế bào
CD4+ T tại tuyến Harderian và lách sau nhiễm. Đặc biệt với aMPV/B giảm độc
có khả năng kích thích leucocyte tại lách sản sinh interferons (IFNs), interleukin6 và nitric oxide. Kháng thể trung hòa đạt đỉnh vào 7 ngày sau nhiễm và sau đó
giảm nhanh chóng. Các miễn dịch này giải thích cho việc bảo hộ trong thời gian
ngắn sau khi chủng vacxin trên thực địa (Liman & Rautenschlein, 2007), cũng
như hiện tượng tái nhiễm bệnh sau khi đã mắc trước đó (Van De Zande & cs.,
1998). Virus này cũng kích thích tế bào lách giải phóng Nitric Oxide-inducing
factor (NOIF) bao gồm các cytokin TNF và Interferon. Qua đây thấy được tầm
quan trọng của miễn dịch trung gian tế bào (CMI) với sự nhiễm trùng aMPV
(Chary & cs., 2002).
Các vacxin aMPV/A hoặc aMPV/B có thể bảo hộ chéo cho nhau mặc dù đó
khơng phải là bảo hộ hoàn toàn (Naylor C. & cs., 1997a). Khi chủng ngừa bằng
vacxin aMPV/A có thể giúp làm giảm các triệu chứng lâm sàng của gà khi nhiễm
aMPV/B. Nhưng điều này vẫn còn tranh cãi, bởi trong nghiên cứu của
Eterradossi & cs. (1995) khi kết quả công cường độc bằng aMPV/A cho đàn gà
đã chủng vacxin thuộc aMPV/B vẫn phát hiện thấy gà có biểu hiện hơ hấp.

6


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Miễn dịch dịch thể sau khi chủng vacxin khơng có vai trò quan trọng trong
việc bảo hộ gà trước sự xâm nhiễm của virus aMPV (Jones & cs., 1992). Ngược
lại, vai trò của miễn dịch trung gian tế bào (CMI) lại đóng vai trị rất quan trọng
(Chary & cs., 2002).
2.1.4. Sức đề kháng của virus
aMPV có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ rất rộng từ -70o C và -20o C
trong 26 tuần, 4o C trong khoảng 12 tuần, 20o C trong 4 tuần, 37o C trong 48 tuần,
và 50o C dưới 6 giờ. aMPV có thể sống sót sau 12 chu kỳ đông đá/giã đông mà
không mất đi hoạt tính. Virus có khả năng hoạt động trong dải pH khá rộng pH=
5 - 9. Song nhạy cảm với nhiều chất sát trùng như quaternary ammonia, ethanol,
iodophor, phenol, Chlorhexidin, và chất tẩy rửa (Sodium hypochlorit) (Townsend
& cs., 2000).
Virus có thể tồn tại được trong chất độn chuồng 3 ngày ở nhiệt độ thường, 1
tháng ở 8oC, và 2 tháng ở -12oC, do đó có thể cho rằng việc tồn lưu virus trong
chất độn chuồng đóng góp vai trị vào việc gây bệnh và tồn lưu bệnh trong các
trang trại (Velayudhan & cs., 2003).
2.1.5. Các phương pháp xét nghiệm aMPV thường quy
2.1.5.1. Phát hiện kháng nguyên
a. Sinh học phân tử
Các kỹ thuật RT-PCR và Realtime PCR để phát hiện aMPV từ các mẫu
bệnh phẩm mà chủ yếu là đường hô hấp trên (xương ống cuộn, dịch swab) đã
được phát triển dựa trên các gen đích như F, N, hoặc G gen của aMPV (BayonAuboyer & cs., 1999; Bäyon-Auboyer & cs., 2000). Các cặp mồi thường được sử
dụng trình bày ở bảng 2.1.
Theo Bayon-Auboyer & cs. (1999) phản ứng RT-PCR dựa trên gen mã hóa
protein N và G đặc hiệu để phát hiện aMPV từ mẫu bệnh phẩm thực địa cũng
như giám sát sự lưu hành. Phản ứng RT-PCR cùng các cặp mồi Nd/Gx (N-gen

base) hoặc Ga/Gy, thường được ứng dụng nhất để phát hiện virus aMPV (Jones
R & S., 2013).
Bên cạnh phương pháp RT-PCR, các kỹ thuật sinh học phân tử như Nested
-RT PCR (Naylor C. & cs., 1997a; Catelli Elena & cs., 2004; Rivera-Benitez &
cs., 2014), Multiplex quantitative real-time reverse transcription-PCR (qRTPCR) (Cecchinato & cs., 2013) cũng đã được ứng dụng để xác định aMPV/A và
B với độ nhạy cao hơn phương pháp Nested.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 2.1. Trình tự mồi giám định và xác định subtype aMPV
Tên
mồi

Gen đích

Trình tự (5’-3’)

Nd

N

AGC AGG ATG GAG AGC CTC TTT G

Nx

N


CAT GGC CCA ACA TTA TGT T

Ga

G

CCG GGA CAA GTA TCT CTA TGG

Gy

G

TCT CGC TGA CAA ATT GGT CCT GA

G2G12C1
C2
G150
G1005

G (Đặc hiệu cho
aMPV/A)
G (Đặc hiệu cho
aMPV/B)
M (Đặc hiệu cho
aMPV/C)
M (Đặc hiệu cho
aMPV/C)
G (Đặc hiệu cho
aMPV/A)
G (Đặc hiệu cho

aMPV/A)

CCA CAC TTG AAA GAT CTA CCC
CAG TCG CCT GTA ATC TTC TAG GG
GAT GAC TAC AGC AAA CTA GAG
CTT CAG GAC ATA TCT CGT AC
GCG ATG CCC AGT TAA TGA A
CCC CTT ACA AAC ACT GTT C

Tác giả
Bayon-Auboyer
& cs. (1999)
Bayon-Auboyer
& cs. (1999)
Bayon-Auboyer
& cs. (1999)
Bayon-Auboyer
& cs. (1999)
Bayon-Auboyer
& cs. (1999)
Bayon-Auboyer
& cs. (1999)
(Shin H. J. &
cs., 2000b)
(Shin H. J. &
cs., 2000b)
(Bäyon-Auboyer
& cs., 2000)
(Bäyon-Auboyer
& cs., 2000)


Lưu ý kết quả dương tính của các phản ứng sinh học phân tử phải được cân
nhắc phân biệt giữa nhiễm tự nhiên hay do virus vacxin (Chacon & cs., 2011). Sử
dụng enzyme cắt giới hạn hiệu quả trong việc xác định virus thực địa và virus
nguồn gốc vacxin (Cavanagh D. & cs., 1999). Phản ứng Nested RT-PCR kết hợp
enzyme cắt giới hạn cũng hiệu quả trong việc xác định virus vacxin biến thể và
virus thực địa mà không cần giải trình tự gen (Listorti & cs., 2014).
b. Giải trình tự gen
Phương pháp này bao gồm các bước tách dòng sản phẩm RT-PCR. Sản
phẩm RT-PCR được giải trình tự bằng phương pháp Sanger.
Trình tự hầu hết các gen, vùng chuyển tiếp của hệ gen aMPV của tất cả các
subtype aMPV/A, aMPV/B, aMPV/C và aMPV/D đã được thực hiện (BäyonAuboyer & cs., 2000; Shin Hyun-Jin & cs., 2002; Brown Paul A. & cs., 2014;
Laconi & cs., 2016). Các trình tự chi tiết này đã được công bố trên Genbank.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Các phần mềm tin sinh học chuyên dụng như BioEdit, DnaSP được dùng để
xác định các đặc điểm của trình tự gen như: % tương đồng trình tự nucleotide, %
tương đồng trình tự amino acid, đa hình nucleotide, các vị trí có đột biến thêmxóa, các vị trí/ trình tự nucleotide bảo thủ, codon usage bias, v.v...
Các phần mềm MEGA và BEAST được sử dụng để xây dựng cây phát sinh
chủng loại dựa vào các gen mã hóa protein của mỗi loại virus, dựa trên cơ sở dữ
liệu là các trình tự gen đã cơng bố tại GenBank. Thuật tốn dựng cây phát sinh
chủng loại là Neighbor joining hoặc Maximum likelihood, với số lần thực hiện
phân tích bootstrap là 1000 lần. Biểu diễn và hiệu chỉnh cây phát sinh chủng loại
bằng phần mềm FigTree v1.4.3.
c. Các kỹ thuật hóa mơ miễn dịch
Theo Majó & cs. (1995); Jones R & S. (2013) các kỹ thuật này gồm:

+ Kỹ thuật hóa mơ miễn dịch (IHC);
+ Phương pháp IP (immunoperoxidase test);
+ Phương pháp IF (immunofluorescence test);
+ Phương pháp nhuộm Immunogold;
+ Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (Direct immunofluorescence).
2.1.5.2. Các kỹ thuật phát hiện kháng thể
Phương pháp được sử dụng để phát hiện kháng thể kháng aMPV bao gồm
miễn dịch huỳnh quang (IFF), trung hòa virus (VNT), miễn dịch khuyếch tán,
ELISA (Gough & cs., 1988; Baxter‐Jones & cs., 1989; A Williams & cs., 1991;
Chiang & cs., 2000). Trong đó, phương pháp trung hịa virus và ELISA là hai
phương pháp phổ biến nhất.
a. Phản ứng trung hịa virus (Neutralization test)
Phương pháp SNT và ELISA có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương
(Baxter‐Jones & cs., 1989) song thực tế SNT không phổ biến bằng ELISA.
Phương pháp này có thể thực hiện trên nhiều hệ thống tế bào khác nhau bao gồm
TOC (tracheal organ culture) (Cook J. K. & cs., 1993a), môi trường mô CEF
(chick embryo fibroblasts), CEL (chicken embryo liver), hay Vero đơn lớp
(Baxter‐Jones & cs., 1989), MA 104 (Toquin D. & cs., 2000).
b. Phản ứng ELISA
Phản ứng ELISA có nhiều ưu điểm như chi phí thấp, đơn giản thực hiện,

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhanh chóng cho kết quả hơn so với phản ứng miễn dịch huỳnh quang (IF) hoặc
trung hòa kháng thể (Chettle & Wyeth, 1988). Nó cũng hiệu quả hơn VN test
trong việc phân biệt giữa 4 subtypes (Toquin D. & cs., 2000). ELISA chỉ cần một
lượng huyết thanh nhỏ, có khả năng tự động hóa bằng máy móc (loại trừ được

nguyên nhân chủ quan), cùng lúc có thể thực hiện được nhiều mẫu, tương quan
cao với các phương pháp IF, SN (Baxter‐Jones & cs., 1989).
Theo thời gian, phương pháp ELISA đã được cải tiến rất nhiều và nhiều bộ
kit thương mại đã được phát triển thành công (Chettle & Wyeth, 1988; Mekkes
& De Wit, 1998; Chiang & cs., 2000; Brown Paul Alun, 2007). Trong phản ứng
ELISA thì phổ biến nhất vẫn là ELISA gián tiếp (indirect ELISA) (O'loan & cs.,
1990), ngoài ra Blocking ELISA cũng được sử dụng (Turpin & cs., 2008).
Eterradossi & cs. (1995) khuyến cáo rằng việc lựa chọn kháng nguyên
chuẩn là một yếu tố quan trọng có thể dẫn đến độ chính xác của kết quả phản
ứng. Để tối ưu hóa việc phát hiện kháng thể kháng aMPV và ứng dụng trong
đánh giá hiệu quả vacxin hoặc giám sát lưu hành huyết thanh học của aMPV
trong thực địa phải tính đến sử dụng kháng nguyên chuẩn tương đồng với virus
thực địa hoặc vacxin đã sử dụng cho đàn gà (Mekkes & De Wit, 1998;
Ganapathy & cs., 2010).
2.2. BỆNH DO AVIAN METAPNEUMOVIRUS GÂY RA
Bệnh viêm xoang mũi – thanh khí quản truyền nhiễm ở gà tây
(rhinotracheitis in turkeys – TRT) và hội chứng sưng phù đầu ở gà (swollen head
syndrome – SHS) là bệnh ở đường hô hấp trên gây ra bởi Avian
metapneumovirus (aMPV).
2.2.1. Lịch sử và Phân bố
2.2.1.1. Lịch sử bệnh
Vào những năm 1971/72 kéo dài đến tận 1979 nhiều trường hợp gà tây tại
Nam Phi và sau đó là ở gà thịt ghi nhận có các biểu hiện như viêm kết mạc mắt,
viêm tuyến lệ, có hiện tượng phù, tích dịch bắt đầu ở xung quanh mắt rồi lan
rộng ra sau gáy, kể cả vùng dưới hàm và tích (Buys & cs., 1989). Bởi vậy,
Morley & Thomson (1984) mô tả hiện tượng này gọi là “hội chứng sưng phù
đầu” – swollen head syndrome, SHS hoặc “viêm mũi-khí quản ở gà tây” rhinotracheitis in turkeys, TRT).

10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong giai đoạn đầu, (Morley & Thomson, 1984) cho rằng nguyên nhân
gây ra bởi sự kết hợp giữa coronavirus không rõ serotype và Escherichia coli.
Sau đó trong suốt mùa hè năm 1985 và đến tận cuối năm bệnh đã lây lan ra các
trang trại toàn nước Anh và xứ Wales. Buys & cs. (1989) đã phân lập được một
virus đa hình thái và định tính là một Paramyxovirus ở gà mắc bệnh sưng phù
đầu tại một trại gà thịt thương phẩm 18 ngày tuổi sau khi thay đổi thức ăn ở Nam
Phi năm 1988, có mối quan hệ với virus gây viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở
gà tây (turkey rhinotracheitis-TRT).
2.2.1.2. Phân bố
Sau khi ghi nhận tại Nam Phi trong giai đoạn 1971/72, bệnh đã được phát
hiện ở hầu hết các châu lục (trừ Châu Úc) (Rautenschlein, 2020).
Châu Âu: bệnh phát hiện lần đầu tại Anh và Pháp trong giai đoạn 19811982, sau đó phát hiện được tại Đức; Hà Lan; Tây Ban Nha; Ba Lan; Bỉ; Ý;
Lithuanua; Romania; Hy lạp.
Châu Mỹ: Mexico; Mỹ, Canada; Brazil; Chile.
Châu Phi: Nam Phi; Zimbawe; Ai Cập; Nigeria.
Tại châu Á bệnh đã ghi nhận ở: Đài Loan; Trung Quốc, Isarel; Nhật Bản;
Jordan; Iran; Hàn Quốc; Indonesia; Malaysia.
2.2.2. Tổn thất kinh tế
aMPV gây ra các tổn thất đối với sức khỏe đàn gà như tỷ lệ mắc, gia tăng
chi phí điều trị, giảm chất lượng vỏ trứng, gây giảm đẻ (Hafez, 1993; Sugiyama
& cs., 2006); giảm tỷ lệ phôi (Villarreal & cs., 2008).
Tỷ lệ mắc thường từ 30-80%, song tỷ lệ chết thường dưới 15%, chủ yếu do
việc loại thải gà, gia tăng chi phí thức ăn (Wei & cs., 2013). Mức độ bệnh thường
trở nên trầm trọng khi aMPV như một yếu tố tiên phát hoặc đồng nhiễm (Chacon
& cs., 2011); đặc biệt là đồng nhiễm với E.coli (Al-Ankari & cs., 2001), các
virus gây bệnh hô hấp như IBV (Cavanagh D. & cs., 1999), ORT, Sốt vẹt (Zuo &
cs., 2018).

Chỉ tính riêng tại bang Minnesota của Mỹ, đã gây ra thiệt hại 12 triệu
USD/năm cho ngành chăn nuôi gà tây giai đoạn 1996 -2000 (Lwamba & cs., 2002).
2.2.3. Lồi mắc bệnh
Avian metapneumovirus (aMPV) có các ký chủ tự nhiên thuộc bộ Gà –

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Galliformes (Brown P. A. & cs., 2019). Các loài mẫn cảm với virus bao gồm: gà
nhà (Gallus gallus domesticus) thuộc chi gà (Gallus); gà tây hay gà lôi
(Meleagris gallopavo) thuộc chi Meleagris, Ngan (Sun & cs., 2014) và gà sao
(Numida meleagris) thuộc chi Numid (Cecchinato & cs., 2018). Đà điểu có thể
cũng phơi nhiễm với virus mặc dầu chưa từng phân lập được virus aMPV trên ký
chủ này song các kết quả kiểm tra huyết thanh học xác nhận đã phơi nhiễm tự
nhiên với aMPV (Cadman & cs., 1994).
Tất cả bốn phân nhóm của aMPV đã được phát hiện khác nhau ở các loài chim
hoang dã và bán hoang dã (Shin Hyun-Jin & cs., 2000a; Bennett & cs., 2004).
Cho đến nay, mặc dầu chưa từng có bất kỳ báo cáo nào aMPV gây bệnh
trên người song aMPV/C có sự tương đồng cao với virus gây viêm đường hô hấp
thể bao hàm (hRSV) trên người (Alvarez & cs., 2003). Wei & cs. (2013) khi lần
đầu phát hiện một aMPV/C gây bệnh trên gà thịt trong tự nhiên với độc lực khá
cao, so sánh đặc điểm dựa trên trình tự gen cho thấy nó rất gần gũi (78,5%) với
hMPV chủng BJ1816 gây bệnh trên người tại Trung Quốc. Thêm vào đó các
khảo sát lưu huyết thanh học ở các công nhân làm việc tại các trang trại chăn
nuôi gà thịt và gà đẻ có lưu hành aMPV/C cho thấy có lẽ họ đã phơi nhiễm virus
này (Kayali & cs., 2011).
2.2.4. Truyền lây
Bệnh truyền trực tiếp (truyền ngang) từ gà mang trùng sang gà khỏe thông

qua tiếp xúc trực tiếp khi nuôi nhốt chung (Cook Jane Ka & cs., 1991; Alkhalaf
& cs., 2002). Theo đó, Townsend & cs. (2000) cho rằng trong giai đoạn đầu của
bệnh gà có biểu hiện hen, chảy nước mắt, vẩy mỏ sẽ đưa các chất tiết có chứa
virus vấy nhiễm vào lơng, thức ăn, vị trí nằm, nước uống, cũng như khơng khí
mà sau đó phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn ni cũng có thể là yếu tố
trung gian hỗ trợ việc lây lan bệnh (Hafez, 1993; Brown P. A. & cs., 2019).
Tỷ lệ nhiễm aMPV có mối quan hệ với số lứa nuôi trong trại (nhiều đàn với
nhiều lứa nuôi khác nhau) (Tucciarone & cs., 2018). Không phát hiện thấy mối
quan hệ giữa tỷ lệ nhiễm với mật độ đàn (Andreopoulou & cs., 2019).
Vai trò của các nhân tố trung gian truyền bệnh như hoang cầm (chim sẻ,
chim câu) kiếm ăn tại các vùng chăn nuôi (Gharaibeh S. & Shamoun, 2012),
hoang cầm di cư (Bennett & cs., 2004; Jardine & cs., 2018), cũng có thể đóng

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×