Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN GIỐNG HỒNG HOA NHẬP NỘI
(CARTHAMUS TINCTORIUS L.) THÍCH HỢP
VỚI CÁC TỈNH MIỀN BẮC

Chuyên ngành:
Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số:
60 62 01 11
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Khiêm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương


i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô cá nhân, tập thể.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Khiêm, người hướng dẫn
khoa học đã tận tình giúp đỡ và có những ý kiến góp ý vơ cùng q báu để tơi thực hiện
và hồn thiện tốt luận văn của mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp, định hướng quý báu của các thầy cô
trong Ban Đào tạo – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài, hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tơi trong q trình tơi tham gia khóa học và thực hiện luận văn của mình.
Cuối cùng, tơi xin được bày lịng biết tới người thân trong gia đình đã ln động
viên tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1

1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2

1.3.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2

1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 2
1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................. 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 3
PHẦN 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................... 4
2.1.


CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 4

2.2.

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA HỒNG HOA............................................. 5

2.2.1. Đặc điểm thực vật cây hồng hoa ........................................................................... 5
2.2.2. Hệ thống sinh sản của hồng hoa............................................................................ 7
2.2.3. Phân loại hồng hoa ................................................................................................ 7
2.3.

NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT HỒNG HOA ........................................................................................... 11

2.4.

THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ CÔNG DỤNG ................................................ 12

2.5.

SÂU BỆNH HẠI VÀ CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG CHỐNG CHỊU
SÂU BỆNH ......................................................................................................... 14

2.6.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG HỒNG HOA .............................. 15

2.6.1. Nhập nội và chọn lọc dòng thuần........................................................................ 15
2.6.2. Lai tạo giống ....................................................................................................... 16
2.6.3. Chọn giống lai ..................................................................................................... 19

2.7.

CÔNG TÁC BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN HỒNG HOA
TẠI VIỆT NAM.................................................................................................. 20

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 22
3.1.

VẬT LIỆU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................... 22

3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 22
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 22
3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 22

3.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 23

3.3.1. Đánh giá khả năng thích nghi của các mẫu giống hồng hoa trồng tại Hà
Nội ....................................................................................................................... 23
3.3.2. Chọn lọc giống hồng hoa có tiềm năng năng suất, đạt chất lượng theo
dược điển và thích hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc ................................... 28
3.3.


PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 29

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 30
4.1.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÁC MẪU GIỐNG
HỒNG HOA TRỒNG TẠI THANH TRÌ - HÀ NỘI ........................................ 30

4.1.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống
hồng hoa nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội (vụ 2013-2014) ...................... 30
4.1.3. Nghiên cứu đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các giống hồng hoa nhập
nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội (vụ 2013-2014) .............................................. 41
4.1.4. Nghiên cứu đánh giá chất lượng dược liệu các mẫu giống hồng hoa nhập
nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ........................................................................ 46
4.2.

NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG HỒNG HOA CÓ TIỀM NĂNG
NĂNG SUẤT, ĐẠT CHẤT LƯỢNG THEO DƯỢC ĐIỂN VÀ THÍCH
HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI MIỀN BẮC .............................................. 52

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 61
5.1.

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 61

5.2.

KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 61


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 62
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 66

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CV

Coefficient of Variation (hệ số biến thiên)

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

DĐVN

Dược điển Việt Nam

HH


Hồng hoa

HPLC
HSFA

High-performance thin – layer chromatography (sắc ký
lỏng hiệu năng cao)
Hydroxysafflor yellow A

KLCT

Khối lượng cá thể

LSD

Least-Significant Difference (Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa)

NS

Năng suất

NSLT

Năng suất lý thuyết

PDA

Potato Dextro Agar


v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Khả năng nảy mầm của các mẫu hạt giống .................................................... 30
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống hồng hoa ......................... 31
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các mẫu giống ..................................... 32
Bảng 4.4. Động thái ra nhánh của các mẫu giống .......................................................... 34
Bảng 4.5. Động thái ra lá của các mẫu giống ................................................................. 35
Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược liệu của các giống
hồng hoa ......................................................................................................... 38
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng hạt giống hồng hoa ................ 40
Bảng 4.8. Thành phần sâu hại trên hồng hoa .................................................................. 42
Bảng 4.9. Thành phần bệnh hại chính trên hồng hoa ..................................................... 43
Bảng 4.10. Kết quả phân tích độ ẩm và tro toàn phần của các mẫu dược liệu
hồng hoa ....................................................................................................... 48
Bảng 4.11. Hàm lượng HSFA và Kaemferol trong mẫu dược liệu ................................ 51
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của HH1 trong các năm chọn lọc ..................... 53
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu về năng suất của HH1.......................................................... 54
Bảng 4.14. Thành phần sâu bệnh hại chính trên HH1 trong các vụ chọn lọc
tiếp theo ........................................................................................................ 55
Bảng 4.15. Mô tả hình thái của mẫu HH1 ...................................................................... 57
Bảng 4.16. Tỷ lệ cây khác dạng qua 2 vụ theo dõi trên đồng ruộng .............................. 59

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt hồng hoa .................................................................... 31
Hình 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của các mẫu giống ...................................... 33
Hình 4.3. Động thái tăng trưởng số nhánh của các mẫu giống ....................................... 34
Hình 4.4. Động thái ra lá của các mẫu giống .................................................................. 36
Hình 4.5. Hình thái lá của các mẫu hồng hoa: a. HH1, b. HH2, c. HH3 ........................ 36
Hình 4.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của 3 giống hồng hoa ................... 39
Hình 4.7. Cụm hoa (a) và dược liệu hồng hoa khơ (b) ................................................... 39
Hình 4.8. Hạt giống của các mẫu hồng hoa: a. HH1; b. HH2; c. HH3 ........................... 40
Hình 4.9. Sâu róm hại hồng hoa: a. Biểu hiện gây hại; b. Sâu róm đỏ; c. sâu róm ........ 42
Hình 4.10. Sâu khoang hại hồng hoa: a. Sâu khoang; b. Biểu hiện gây hại trên
hồng hoa ....................................................................................................... 43
Hình 4.11. Bệnh héo xanh: a. mẫu bệnh hại; b. Triệu chứng gây hại trên đồng
ruộng ............................................................................................................ 44
Hình 4.12. Sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn soi dưới kính hiển vi .............................. 45
Hình 4.13. Bệnh thối lá: a, b. Triệu chứng gây hại; c. Hình ảnh sợi nấm chụp
dưới kính hiển vi .......................................................................................... 46
Hình 4.14. Sắc ký đồ TLC định tính mẫu dược liệu hồng hoa ....................................... 47
Hình 4.15. Sắc ký đồ HPLC phân tích HSFA trong mẫu dược liệu hồng hoa ............... 49
Hình 4.16. Phương trình đường chuẩn xác định HSFA .................................................. 49
Hình 4.17. Sắc ký đồ HPLC phân tích Kaempferol trong mẫu dược liệu hồng
hoa ................................................................................................................ 50
Hình 4.18. Phương trình đường chuẩn xác định Kaempferol ......................................... 51
Hình 4.19. Hồng hoa giai đoạn cây con a. giai đoạn trong vườn ươm, b. cây con
trên đồng ruộng ............................................................................................ 55
Hình 4.20. Các giai đoạn sinh trưởng của hồng hoa a,b. cây trưởng thành. e. Giai
đoạn thu dược liệu........................................................................................ 56
Hình 4.21. Hình thái lá: a. lá ở nửa trên thân; b. lá ở nửa dưới thân .............................. 57
Hình 4.23. Hình thái lá bắc: a. lá bắc ngoài ; b. lá bắc giữa ; c,d. lá bắc trong .............. 58

Hình 4.24. Quả hồng hoa ................................................................................................ 58
Hình 4.25. Hoa hồng hoa : a. Cụm hoa bổ dọc; b. Hoa tách rời khỏi cụm hoa, c.
tràng hoa và nhị đính trên ống tràng ............................................................ 59

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương
Tên Luận văn: Nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (Carthamus
tinctorius L.) thích hợp với các tỉnh miền Bắc
Ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng

Mã số: 60 62 00 11

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Chọn lọc được giống hồng hoa có tiềm năng năng suất, chất lượng đạt dược điển
quy định và thích hợp với điều kiện sinh thái ở miền Bắc Việt Nam từ nguồn vật liệu
nhập nội.
Đối tượng nghiên cứu: 03 giống hồng hoa nhập nội.
Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Đánh giá khả năng thích nghi của các mẫu giống hồng hoa tại Hà
Nội (đánh giá sinh trưởng phát triển, tình hình sâu bệnh hại, hàm lượng hoạt chất chính
trong dược liệu hồng hoa).
Nội dung 2: Nghiên cứu chọn lọc giống hồng hoa có tiềm năng năng suất, đạt
chất lượng theo tiêu chuẩn Dược điển và khả năng thích hợp với điều kiện sinh thái
miền Bắc.

Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đánh giá được bố trí với 03 cơng thức, mỗi cơng thức là 1 mẫu
giống hồng hoa.
Thí nghiệm chọn lọc được tiến hành với mẫu hồng hoa tốt nhất (HH1) được
chọn lọc từ 03 mẫu (HH1, HH2, HH3) đánh giá từ vụ 1. Pương pháp chọn lọc giống
được áp dụng là chọn lọc hỗn hợp dương tính đối với cây giao phấn.
Kết quả chính đạt được.
- Ba mẫu giống hồng hoa HH1, HH2, HH3 nhập nội đã được trồng tại Thanh Trì,
Hà Nội đều có khả năng sinh trưởng, phát triển. Trong đó giống HH1 có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt nhất.
- Năng suất dược liệu hồng hoa của các mẫu giống có sự khác biệt rõ rệt, mẫu HH1
cho năng suất lý thuyết đạt cao nhất 108,03 kg/ha, tiếp sau đó là mẫu HH2 75,25 kg/ha
và thấp nhất là mẫu HH3 62,41 kg/ha.

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Các mẫu giống bị sâu gây hại là sâu khoang, sâu róm, sâu róm đỏ; và bệnh hại là
héo xanh, lở cổ rễ và thối lá. Trong đó, HH1 có khả năng kháng bệnh tốt nhất với mức
độ nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ đến trung bình, mẫu HH3 là mẫu bị bệnh hại cao nhất.
- Trong 2 mẫu phân tích, HH1 đạt chất lượng so với dược điển ở các chỉ tiêu định
tính, độ ẩm, hàm lượng tro toàn phần, hàm lượng HSFA (2,23 %), và Kaempferol
(0,053%). Trong khi HH1 đạt chất lượng so với dược điển ở các chỉ tiêu định tính, độ
ẩm, hàm lượng tro tồn phần, hàm lượng HSFA (2,02 %), không đạt ở chỉ tiêu
Kaempferol (0,038%, so với quy định là không thấp hơn 0,05%).
- Sau 3 vụ chọn lọc đã chọn được giống HH1 có khả năng thích ứng với khí hậu
miền Bắc. Giống có thời gian sinh trưởng là 170 ngày, chiều cao 168 cm, số nhánh
21,67. Chống chịu khá với sâu bệnh hại. Năng suất lý thuyết dược liệu đạt 115,34 kg/ha.

Tỷ lệ cây khác dạng ở vụ thứ 3 là 2,78 %.
Kết luận.
Kết quả đề tài nghiên cứu đã chọn lọc được giống hồng hoa HH1 có tiềm năng
năng suất (dược liệu đạt 115,34 kg/ha) chất lượng đạt dược điển quy định và thích hợp
với điều kiện sinh thái ở miền Bắc Việt Nam từ nguồn vật liệu nhập nội.

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Huong
Thesis title: Researching and selection of exotic introduced safflower cultivars
(Carthamus tinctorius L.) suitable for northern provinces of Vietnam.
Major: Genetics and Plant Breeding

Code: 60 62 01 11

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Selection of safflower cultivar has good growth and development, high yield
potential, good quality suitable for production in Northern Vietnam.
Plant Materials: 03 introduced safflower cultivars.
Study contents
Contents 1: Assess adaptability of three safflower cultivars in Thanh Tri- Hanoi
(relating in the growth and development, reaction to pest and disease and yield and
content of main active substances in medica).
Contents 2: Selection of safflower cultivar has potential of productivity, quality
and suitable for the ecological conditions in provinces of North Vietnam.

Study methods
Selection method was applied: positive mixed selection for pollinating crops
Main results
Seeds of three safflower cultivars such as HH1, HH2, HH3 imported from China
are capable of growth and development in Thanh Tri, Hanoi. In that same HH1 capable
of growth and development of the best.
HH1 had the highest theoretical yield (108,03 kg/ha), then HH2 (75,25 kg/ha)
and lowest HH3 (62,41 kg/ha) in first year. Pests such as cutworms, caterpillars, red
caterpillars, and diseases such as wilt disease, leaf collar rot and rot were recorded
causing plants. HH1 has good resistance to some pests and diseases.
Analysis results showed that levels of active ingredients, qualitative indicators,
moisture and total ash content in HH1 got as standard level. Also considered in the
target amount of kaempferol and HSFA were achieved compared with the Chinese
Pharmacopoeia with HSFA reached 2.23% (>2,0 control), Kaempferol reached 0.053%
(>0,05% control). After 3 selection seasons, it has selected HH1 could adapt to northern
climate. HH1 is 168 cm in height, number of branches 21.67, yield reached 115.34 kg /

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ha. The rate of off-type plants in 3rd selection season is 2.78%.
Conclusion
It has been selected HH1 safflower cultivar has productivity potential (Petal
medica reached 115.34 kg/ha), quality was higher than Pharmacopoeia level and could
adapt to the ecological conditions in provinces of northern Vietnam.

xi


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, nhu cầu sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên ngày càng gia
tăng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường, bên cạnh việc sử dụng
nguồn dược liệu trong nước cần nghiên cứu phát hiện, di thực và nhập nội vào
nước ta để phát triển những giống/loài cây thuốc mới, cung cấp nguồn dược liệu
quý, làm phong phú thêm nguồn dược liệu chữa bệnh cho con người.
Việc di thực và nhập nội cây thuốc sẽ giúp làm đa dạng nguồn gen, đa
dạng cơ cấu cây trồng và bổ sung nguồn giống tốt phục vụ sản xuất cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Ngoài ra, di thực và nhập nội giống thành công
sẽ giúp chủ động hơn nguồn giống cho sản xuất dược liệu trong nước, khơng cịn
lệ thuộc vào ngun liệu ngoại nhập, đảm bảo chất lượng dược liệu tốt và ổn
định trên thị trường. Tuy nhiên, để di thực nhập nội thành công các giống/lồi
cây thuốc cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng thích nghi của lồi cây
thuốc đó với các điều kiện sinh thái cũng như các điều kiện canh tác và trình độ
thâm canh cây thuốc của từng địa phương ở nước ta.
Trong y học, hồng hoa là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Thành phần chính của nó là carthamin, một vị thuốc q trong y học cổ truyền có
tác dụng hoạt huyết, thơng mạch, chống viêm, phá ứ, dùng để điều trị mất kinh
hay trị viêm tử cung. Y học hiện đại đã chứng minh hồng hoa là một vị thuốc
mới dùng trong điều trị tim mạch đối với bệnh nhân cao tuổi bị mạch vành. Hồng
hoa có tác dụng làm giảm cholesterol máu rất tốt và đồng thời là một vị thuốc có
tác dụng điều hồ miễn dịch cho cơ thể (Đỗ Tất Lợi, 1991).
Hiện nay, nước ta đang phải nhập dược liệu hồng hoa chủ yếu từ Trung
Quốc với lượng lớn. Song, kết quả đánh giá của Viện Kiểm nghiệm thuốc trung
Ương – Bộ Y tế trong thời gian qua đã cho thấy rằng chất lượng dược liệu hồng
hoa nhập nội thấp, bị trộn lẫn với các chất khác, ảnh hưởng đến chất lượng và an

toàn thuốc. Trước đây, từ những năm 1970, nước ta đã nhập nội và di thực thành
công các giống hồng hoa từ các nước Đông Âu và Liên Xơ (cũ), cây tỏ ra thích
nghi với điều kiện sinh thái của nước ta. Hà Giang, Lào Cai, Lâm Đồng và một
số tỉnh khác đã trồng với diện tích lớn. Tuy nhiên do cơng tác giống và canh tác
không được quan tâm nên không chủ động được vùng sản xuất hạt giống và vùng

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chuyên canh hồng hoa, nguồn gen này dần dần mất đi. Hiện nay, nước ta phải
nhập hạt giống, chưa thể tự sản xuất giống cho sản xuất trong nước. Do đó, để
chủ động nguồn giống sản xuất dược liệu có chất lượng cao và ổn định, cần nhập
nội, di thực để tiếp tục công tác chọn, tạo giống nhằm tạo ra được các giống hồng
hoa cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều
kiện thời tiết, khí hậu ở nước ta. Tiếp đó, xây dựng vùng sản xuất dược liệu hồng
hoa chuyên canh với quy mô lớn.
Trong những năm gần đây, một số giống hồng hoa đã được nhập nội ở
nước ta. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy các giống hồng hoa có khả năng
thích nghi khác nhau trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc nước ta. Một số giống
sinh trưởng và phát triển kém, nhạy cảm với sâu bệnh và thời tiết. Trong khi một
số giống thích nghi đã sinh trưởng và phát triển tốt. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi thực hiện đề tài luận văn: “Nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập
nội (Carthamus tinctorius L.) thích hợp với các tỉnh miền Bắc”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Chọn lọc được giống hồng hoa có tiềm năng năng suất, chất lượng đạt tiêu
chuẩn theo quy định của Dược điển và thích hợp với điều kiện sinh thái ở miền
Bắc Việt Nam từ nguồn vật liệu nhập nội.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở nước ta về chọn giống hồng
hoa. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học quan trọng làm cơ
sở cho nghiên cứu chọn tạo giống và phát triển hồng hoa làm thuốc tại miền Bắc
Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phục vụ chiến lược chọn, tạo giống hồng hoa cho sản xuất dược liệu làm
thuốc.
Giống hồng hoa thu được trong đề tài có tiềm năng năng suất, chất lượng
đạt tiêu chuẩn Dược điển, thích nghi với điều kiện miền Bắc nước ta tiếp tục
được chọn lọc, khảo nghiệm phát triển giống phục vụ sản xuất dược liệu trong
nước. Thành công của đề tài giúp chủ động nguồn hạt giống hồng hoa, từ đó chủ

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


động sản xuất dược liệu trong nước làm thuốc phục vụ cơng tác chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 3 giống hồng hoa nhập nội đã được Viện Dược
Liệu giám định đúng loài.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là chọn lọc giống từ 3 mẫu giống hồng
hoa nhập nội đã được Viện Dược Liệu giám định đúng lồi. Các thí nghiệm được
tiến hành tại Thanh Trì - Hà Nội.

3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Di thực, nhập nội cây thuốc là việc làm cần thiết góp phần làm tăng nguồn
vật liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. Tuy nhiên kết quả của việc
di thực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Để đánh giá thành công của
việc di thực cần đánh giá cây trồng đó có thích hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng
sinh thái mới hay không. Sự đánh giá này được căn cứ vào khả năng sinh trưởng,
phát triển cây trong môi trường sinh thái mới, cũng như đánh giá hàm lượng hoạt
chất có trong dược liệu so với yêu cầu dược điển quy định. Giống mới có khả
năng sinh trưởng và phát triển tốt, dược liệu đạt yêu cầu so với được điển, cần
tiếp tục được chọn lọc bằng phương pháp chọn giống phù hợp đối với cây trồng
cụ thể. Trong trường hợp giống nhập nội không có khả năng thích nghi do sinh
trưởng, phát triển kém, hoặc chất lượng không đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn
dược điển quy định, cần loại bỏ, tiếp tục nhập nội các mẫu giống khác.
Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên thế giới cho thấy nhập nội
và chọn lọc là phương pháp thích hợp để chọn giống hồng hoa. Hồng hoa là loại
cây trồng đã từng được nhập nội thành công tại Việt Nam, cây được nghiên cứu,
đánh giá và tỏ ra thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam.
Tại Thanh Trì - Hà Nội (đại diện cho vùng sản xuất dược liệu hồng hoa), cây
sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng dược liệu tốt. Bên cạnh
đó, khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm của khí
hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa về đầu
mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy
hồng hoa thích hợp với điều kiện lạnh và khơ do đó việc bố trí thí nghiệm đánh
giá hồng hoa trong thời vụ đầu mùa đơng tại Hà Nội có thể là hợp lý.
Hồng hoa là cây giao phấn chéo, do đó có thể áp dụng phương pháp chọn

lọc đối với cây giao phấn. Quần thể hạt giống ban đầu song song được đánh giá
tính thích nghi có thể tiến hành chọn lọc hỗn hợp. Trong quần thể ban đầu tiến
hành đánh giá và chọn lọc các cá thể có các tính trạng tốt (đánh giá thơng qua các
đặc điểm hình thái) sau đó hạt của chúng được hỗn lại và đánh giá trong các vụ
tiếp theo.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA HỒNG HOA
2.2.1. Đặc điểm thực vật cây hồng hoa
Hồng hoa có tên khoa học là Carthamus tinctorius L. Ngồi ra, nó cịn có
nhiều tên gọi thông thường khác là Rum (ở Ấn Độ), hồng lam hoa, thảo hồng hoa
(ở Trung Quốc). Hồng hoa có tên tiếng Anh là Safflower, wild saffron, parrot
seed. Hồng hoa thc họ Cúc (Asteraceae).

a

b

c

d

Hình 2.1. Hình thái bên ngồi của cây hồng hoa: a,b Hình thái thân;
c cụm hoa hồng hoa
Hồng hoa là loại cây nhỏ, sống hàng năm, cao trung bình 0,6 – 1 m, có thể
đến 1,5 m. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn, cây phân nhánh cấp

1, 2, 3.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lá mọc so le, khơng cuống, hình bầu dục hoặc hình trứng thn, dài 4 – 9
cm, rộng 1 – 3 cm, gốc trịn ơm lấy thân, đầu nhọn sắc, mép có răng khơng đều,
dạng gai nhọn sắc, hai mặt màu xanh lục sẫm, gân giữa lồi ở mặt sau.
Cụm hoa đầu mọc ở ngọn tạo thành ngù; tổng bao gồm những lá bắc
ngồi có dạng lá, hình mác, mép có gai, những lá bắc nhỏ hơn hình trứng, mang
5 - 7 gai ở đầu và các dạng sợi mỏng, trong suốt ở vịng trong cùng; hoa màu đỏ
cam đính trên đế hoa dẹt; bao hoa hình ống dạng sợi, đỉnh có 5 thuỳ rất hẹp; nhị
5, đính ở họng của bao hoa thành ống bao quanh nhuỵ, khơng có mào lơng.
Quả bế, hình trứng, dài 5 – 8 mm, rộng 4 - 5 mm ở đỉnh có 4 cạnh lồi.
Mùa hoa quả vào tháng 5 – 8. Hình thái bên ngồi của cây hồng hoa được thể
hiện trong Hình 2.1 (Đỗ Tất Lợi, 1991).
Hồng hoa chủ yếu được trồng trong vùng đất khô ráo để sản xuất dầu
ăn ở nhiều nước và hoa của nó được sử dụng làm dược liệu cung cấp các vị
thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Giai đoạn đầu cây thường sinh
trưởng chậm. Trong giai đoạn phát triển chậm một số lá được tạo ra ở gốc cây.
Sau giai đoạn này, thân cây kéo dài một cách nhanh chóng và phát nhánh.
Nhánh được tạo ra hợp với thân một góc <30° đến 75°, góc độ này phụ thuộc
vào giống. Khả năng phân nhánh của cây được kiểm soát cả về mặt di truyền
và các yếu tố môi trường. Khả năng phát sinh nhánh của cây trồng được điều
khiển bởi các gen đồng hợp tử lặn (Fernandez-Martinez and Knowles, 1978;
Singh, 2005b; Deokar and Patil, 1975). Hồng hoa có một hệ thống rễ cái phát
triển kéo dài tới 2-3 m trong đất, với hệ thống rễ dài giúp hồng hoa hấp thu
nước và các chất dinh dưỡng từ các lớp sâu hơn lớp đất trồng so với các loại

cây trồng khác. Thời gian nở hoa của cây kéo dài trong một tháng, và bắt đầu
ở các nhánh chính đầu tiên, tiếp theo nhánh cấp II, và cấp III. Trong một cụm
hoa bắt đầu nở từ lớp hoa ngồi cùng tiếp đó các hoa nằm ở giữa sau đó
khoảng 3-5 ngày. Màu hoa của cây hồng hoa được chia làm bốn nhóm, phụ
thuộc vào giống:
1. Hoa mầu vàng, chuyển sang màu đỏ khi khô
2. Hoa mầu vàng, chuyển sang màu vàng khi khô
3. Hoa mầu cam, chuyển sang màu đỏ sẫm khi khô
4. Hoa mầu trắng, chuyển sang màu trắng khi khô

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.2. Hệ thống sinh sản của hồng hoa
Hồng hoa thuộc họ Cúc, hoa mọc thành cụm. Mỗi cụm bao gồm nhiều
hoa, với số lượng từ 20 đến 250 hoa. Hoa được bao bọc bởi lá bắc đế tròn. Các
đĩa hoa được gắn vào đế hoa tại một mấu lồi. Phía ngồi các hoa có lơng hoặc
lơng được xen kẽ giữa các hoa trong một cụm hoa. Một hoa gồm cánh hoa được
gắn vào một ống tràng. Các ống tràng hoa lần lượt được gắn ở đáy một buồng
trứng. Năm bao phấn dính được gắn vào ống tràng hoa và bao quanh các nhị. Các
ống tràng hoa dài 1,8-3 cm và 5 thùy cánh hoa dài 6,5-8,5 mm. Ống phấn hoa dài
5-7 mm. Nhụy được bao quanh bởi 5 bao phấn hợp nhất. Các buồng trứng kém
hơn trong mỗi hoa phát triển thành một loại quả hạt gọi là quả bế, mà thường
được gọi là hạt giống. Phấn hoa của hồng hoa mầu vàng. Khả năng tiếp nhận của
phấn hoa diễn ra trong vài ngày. Tỷ lệ thụ phấn chéo ở hồng hoa đã được báo cáo
trong khoảng từ 0 đến 59% phụ thuộc vào kiểu gen khác nhau ở Ấn Độ (Patil et
al., 1987). Việc thụ phấn chéo ở các dịng bất dục đực được báo cáo là 100%, và
khơng có sự khác biệt về năng suất hạt của cây bất dục đực và hữu dục đực trong

điều kiện thụ phấn mở (Singh, 1996). Phấn hoa được vận chuyển bởi cơn trùng
chứ khơng nhờ gió. Các tác nhân thụ phấn phổ biến nhất của hồng hoa là ong
mật. Mỗi cụm hoa kép tạo ra 15 - 60 hạt (Singh, 1996).
2.2.3. Phân loại hồng hoa
Chi Carthamus bao gồm 25 loài, phân bố trên toàn thế giới. Trong số 25 loài,
hồng hoa trồng trên thế giới chỉ có lồi Carthamus tinctorius L. có chứa 12 cặp
nhiễm sắc thể (Patel and Narayana, 1935; Richharia and Kotval, 1940; Ashri và
Knowles, 1960; Kumar et al., 1981). Hồng hoa có bốn số nhiễm sắc thể, tức là 2n
= 20, 24, 44, và 64 (Ashri and Knowles, 1960). Dựa trên bốn lớp của số nhiễm
sắc thể, các lồi trong chi đã được phân thành bốn nhóm và số lượng nhiễm sắc
thể cơ bản đã được chỉ ra là 10 và 12 (Ashri and Knowles, 1960), và không phải
8 và 12 như đề nghị của Darlington và Wylie (1956). Những nhóm này theo
Ashri và Knowles (1960) là:
1

Nhóm I (2n = 24): Nhóm 1 bao gồm các lồi hàng năm như C. tinctorius, C.
palaestinus, và C. oxyacantha. Tất cả ba lồi có thể lai với nhau và tạo ra cây
con hữu thụ, điều này cho thấy quan hệ họ hàng chặt chẽ và khả năng bắt cặp
nhiễm sắc thể của các loài (Ashri and Knowles, 1960). Khả năng chuyển gen

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tự nhiên giữa C. tinctorius và họ hàng hoang dã C. Palaestinus, C.
oxyacantha dường như là rất thấp vì chúng được trồng ở các vùng và các
mùa khác nhau. C. oxyacantha được tìm thấy ở phía tây bắc Ấn Độ đến Iraq,
và C. palaestinus chỉ được trồng ở miền Nam Israel. C. tinctorius được trồng
nhiều ở Ấn Độ, ở một vài vùng của Pakistan, khá nhiều ở miền bắc và miền

trung Iran, và ở một vài nơi ở Jordan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel (Ashri and
Knowles, 1960). C. oxyacantha được coi là tổ tiên hoang dã của hồng hoa
trồng (Bamber, 1916; Deshpande, 1952; Ashri & Knowles, 1960). Các loài
của nhóm 1 được mơ tả có lá bắc bao bên ngồi màu xanh lá cây, hình dạng
thay đổi từ hình trứng đến thẳng; tràng hoa mầu vàng, cam, đỏ, hoặc trắng;
hạt phấn hoa màu vàng; quả có thể có hoặc khơng có chùm lơng. (Ashri and
Knowles, 1960).
2

Nhóm II (2n = 20): Nhóm này có C. Alexandrinus, C. syriacus, và C. tenuis
C. glaucus. Tất cả các lồi được tìm thấy ở phía đơng của vùng biển Địa
Trung Hải. Các lồi này có hoa màu xanh hoặc màu hồng, và 3 lồi đầu tiên
có hình thái tương tự nhau, chỉ riêng C. glaucus khác biệt so với những lồi
khác, vì nó có phần đầu hoa lớn hơn và lá bắc có hình trứng chứ khơng phải
là thẳng. Các lồi khác trong nhóm này là C. boissier Halacsy, C. dentatus
Vahl. (Gen, A1A1), C. leucocaulos Sibth. và Sm. (Gen, A2A2), C. glaucus
subsp. anatolicus (Boiss.) Sam. subsp. glandulosus Han., C. ambiguus Heldr,
C. nitidus Boiss, C. rechingeri Davis, C. ruber Link, và C. Sartori Held.
Ashri và Knowles (1960) chỉ ra rằng các lồi trong nhóm I và II khơng có
liên quan chặt chẽ. Lai nhân tạo giữa các lồi của hai nhóm được có thể thực
hiện được, nhưng tất cả đều bất dục, chứng tỏ khả năng bắt cặp của các
nhiễm sắc thể rất thấp giữa các lồi. Điều này cho thấy rằng khơng có trao
đổi vật liệu di truyền xảy ra giữa các loài trong các nhóm này.

3

Nhóm III (2n =44): Nhóm này chỉ có một lồi C. lanatus, với 22 cặp nhiễm
sắc thể. Nó có mặt trong tự nhiên ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Morocco, Hy
Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Bước đầu cho rằng loài này là sản phẩm của lai giữa các
lồi của nhóm I và II, kết quả là bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi. C. lanatus lai

với các lồi của nhóm I cho kết quả khả năng bắt cặp thấp giữa nhiễm sắc
thể, nên các lồi nhóm I đã khơng có liên quan đến tổ tiên của C. lanatus.
Tuy nhiên, C. lanatus bắt cặp tốt với các nhiễm sắc thể của các lồi nhóm II,

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


một số lồi trong nhóm II góp 10 cặp nhiễm sắc thể trong lồi C. lanatus
(Ashri and Knowles, 1960).
4

Nhóm IV (2n = 64): Nhóm IV gồm hai lồi: C. baeticus (Boiss và Reuter)
Nyman và C. turkestanicus M. Popov. C. baeticus có 32 cặp NST tại giảm
phân, điều này cho thấy nó là một thể đa dị bội có ba bộ gen khác nhau: một
bộ gen nhiễm sắc thể 12 và hai bộ gen riêng biệt không đồng nhất với 10
nhiễm sắc thể mỗi bộ gen. Các giống lai giữa C. baeticus × C. Lanatus có
bắt cặp đơi hồn hảo của 22 nhiễm sắc thể, điều đó cho thấy C. lanatus là
một trong những tổ tiên của C. baeticus (Ashri và Knowles, 1960). C.
glaucus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20 được coi là tổ tiên của C. turkestanicus.
C. baeticus lan sang phía đơng Địa Trung Hải, Bắc Phi, và Tây Ban Nha. C.
turkestanicus được tìm thấy ở phía tây châu Á, phía đơng tới Kashmir, và ở
Ethiopia. Nó có 22 cặp nhiễm sắc thể tương đồng với C. baeticus và cũng có
phấn hoa màu trắng, nó có hình dáng tương tự C. lanatus Thrace chứng tỏ có
sự trao đổi vật liệu di truyền đáng kể giữa hai loài (Khidir và Knowles,
1970).

5 Các lồi Carthamus với 2n = 22: Có 1 lồi duy nhất có 11 cặp nhiễm sắc thể,
tức là C. divaricatus (Beg và Vace) Pamp., được tìm thấy rất hạn chế trong

một vùng ở Libya (Knowles, 1988). Hoa của nó màu vàng, tím, hoặc trắng,
phấn hoa màu vàng. Nó dễ dàng lai với các lồi có 10 cặp nhiễm sắc thể, tạo
ra con lai hữu dục. C. divaricatus cũng lai với C. tinctorius tạo ra thế hệ con
cháu bất dục.
6

Các loài Carthamus khác với 2n = 24: C. arborescens và C. caeruleus, có bộ
nhiễm sắc thể gồm 12 cặp nhiễm sắc thể, có đặc điểm hình thái khác biệt và
có thể lai với bất kỳ lồi nào trong chi Carthamus (Ashri and Knowles,
1960); Do đó, chúng khơng thuộc nhóm nào trong bốn nhóm. C. arborescens
được tìm thấy ở miền nam Tây Ban Nha và các khu vực lân cận của vùng
Bắc Phi. C. caeruleus cũng có mặt tại bán đảo Iberia và Bắc Phi. Mặc dù
cùng xuất hiện xung quanh biển Địa Trung Hải, nhưng có sự khác biệt về
hình thái giữa các lồi C. arborescensso với các lồi Carthamus C. rhiphaeus
Font Quer, một lồi có 12 cặp nhiễm sắc thể, dường như có hình thái liên
quan chặt chẽ với C. arborescens (Ashri and Knowles, 1960). C. rhiphaeus

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được tìm thấy trong một vùng nhỏ ở miền bắc Morocco. C. nitidus Boiss,
lồi trước đó phân loại có 10 cặp nhiễm sắc thể bởi Ashri và Knowles
(1960), sau đó đã được phân loại lại là có 12 cặp nhiễm sắc thể (LopezGonzalez, 1990). Lồi này đã được nhóm lại thành một nhóm riêng biệt tách
biệt với các lồi khác.
Lopez-Gonzalez (1990) đề xuất một hệ thống phân loại mới cho chi
Carthamus đó là dựa trên các đặc điểm giải phẫu, phân bố địa sinh học, và thông
tin hệ thống sinh học. Trong phân loại hệ thống chi mới Carthamus và
Carduncellus được nhóm lại cùng với hai chi là Phonus và Lamottea. Các loài

tương ứng của Phonus, Lamottea, Carthamus, và Carduncellus là Carthamus
arborescens L., Carthamus caeruleus L., Carthamus tinctorius L., và
Carduncellus monspelienium. Các lồi Phonus, Lamottea, và Carduncellus thuộc
nhóm cây lâu năm, và tất cả đều có 24 nhiễm sắc thể; Tuy nhiên, chi Carthamus
là cây hàng năm và có 2n = 20, 22, 24, 44, và 64 nhiễm sắc thể, trong đó có nhiều
lồi thể đa dị bội giả định. Sự phân loại dựa vào phân bố địa lý vùng lại chỉ ra
rằng Phonus phân bố ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Bắc Phi; Lamottea được
phân bố trong khu vực phía tây Địa Trung Hải; Carthamus được tìm thấy ở phía
tây và trung tâm châu Á, cũng như trong khu vực Địa Trung Hải; và
Carduncellus được trồng ở khu vực phía tây châu Âu của Địa Trung Hải, Bắc
Phi, Ai Cập, và Israel / Palestine.
Các loài trong chi Carthamus mới được chia thành ba nhóm.
1. Nhóm Carthamus có 24 nhiễm sắc thể, bao gồm các loài C. curdicus Hanelt,
C. gypsicola Ilj, C. oxyacanthus Bieb, C. palaestinus eig., C. persicus hoang
dại và C. tinctorius L. Loài C. nitidus Boiss (2n = 24) cùng số nhiễm sắc thể
với các loài trên hay khơng vẫn cịn chưa rõ; do đó, lồi này đang tách riêng
biệt với các lồi cịn lại của chi để tạo thành một nhóm riêng biệt.
2. Nhóm Odontagnathius (DC.) Hanelt (bao gồm cả phần Lepidopappus
Hanelt) có 20 hoặc 22 nhiễm sắc thể và bao gồm các loài C. boissier
Halacsy, C. dentatus Vahl., C. divaricatus Beguinot và Vace. (2n = 22 nhiễm
sắc thể), C. glaucus Bieb, C. leucocaulos Sm., và C. tenuis (Boiss & Bl.)
Bornm.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Nhóm Atractylis Reichenb có n = 11 nhiễm sắc thể tạo ra nhiều dạng đa bội,
bao gồm các loài C. lanatus L., C. creticus (C. baeticus (Boiss & Reuter)

Nyman), và C. turkestanicus M. Popov.
2.3. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT HỒNG HOA
Hồng Hoa đã được trồng cách đây nhiều thế kỷ từ Trung Quốc đến khu
vực Địa Trung Hải và dọc theo thung lũng sơng Nile đến Ethiopia (Weiss, 1971).
Hiện nay, nó được trồng thương mại ở Ấn Độ, Mỹ, Mexico, Ethiopia,
Kazakhstan, Australia, Argentina, Uzbekistan, Trung Quốc và Liên bang Nga.
Pakistan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Iran và Israel cũng là những nước
trồng hồng hoa với diện tích lớn. Hiện nay, hồng hoa được trồng ở khoảng 53
nước trên thế giới (James, 1983). Ấn Độ là nước có diện tích trồng hồng hoa lớn
nhất thế giới với 60 triệu ha/năm tuy nhiên chủ yếu trồng để lấy dầu ăn; Trung
quốc có 25 tỉnh (khu tự trị) sản xuất hồng hoa như Tân Cương, Hà Nam, Tứ
Xuyên, Chiết Giang, … với diện tích 35.000 – 40.000 ha/năm nhưng chủ yếu sản
xuất lấy hoa làm thuốc chữa bệnh, trong đó khu tự trị Tân Cương chiếm 2/3 sản
lượng hoa của cả nước (Li et al., 1996).
Trước đây, hồng hoa đã được trồng với diện tích và sản lượng lớn trên thế
giới. Sản lượng hạt hồng hoa trên thế giới đã tăng từ 487.000 tấn trong năm 1965
lên 1.007.000 tấn vào năm 1975, sau đó giảm xuống còn 921.000 tấn vào năm
1985 (Anonymous, 2002). Mexico là nước sản xuất hồng hoa lớn nhất trên thế
giới cho đến năm những năm 1980, với diện tích 528.000 ha và sản lượng đạt
trên 600.000 tấn hạt trong năm 1979-1980. Tuy nhiên, diện tích và sản hồng hoa
ở Mexico giảm đáng kể trong những năm sau này, chỉ có 10% diện tích và sản
lượng trong liên vụ 1979-1980 (Cervantes-Martinez, 2001). Sản xuất hồng hoa
thương mại của Mỹ được bắt đầu vào những năm 1950, diện tích nhanh chóng
tăng lên đến 175.000 ha chủ yếu ở các bang California, Nebraska, Arizona, và
Montana. Hồng hoa được trồng trên một diện tích 100.000 ha (Esendal, 2001).
Hồng hoa ở Trung Quốc hiện đang chiếm một diện tích từ 35.000 đến 55.000 ha,
sản xuất 50 - 80 tấn hạt hàng năm. Tân Cương là vùng sản xuất hồng hoa lớn
nhất, chiếm 80% tổng sản lượng ở Trung Quốc. Sản xuất hồng hoa ở các tỉnh
khác ở Trung Quốc là Vân Nam, Tứ Xuyên, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang

Tô và Chiết Giang (Zhaomu and Lijie, 2001). Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hồng hoa lớn nhất trên thế giới, tiếp theo là Mỹ, Mexico, và Trung Quốc. Diện
tích trồng hồng hoa ở Ấn Độ trong năm 2004-2005 ước tính là 387.000 ha, với
sản lượng 154.000 tấn hạt (Anonymous, 2005). Tại Ấn Độ, bang Maharashtra và
Karnataka chiếm tương ứng 72 và 24% hồng hoa về diện tích và sản lượng. Các
bang sản xuất khác là Andhra Pradesh, Orissa, Madhya Pradesh, Chattisgarh,
Bihar. Sản xuất hồng hoa ở Ấn Độ chủ yếu vào mùa mưa vụ đông. Tại Ấn Độ
sản lượng dược liệu hoa đạt 90 – 130 kg/ha và hạt giống 1350 – 1940 kg); ở
Trung Quốc sản lượng hoa đạt cao hơn 130 - 150 kg/ha (Ehsan Asadi, 2009).
2.4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CÔNG DỤNG
Tại Ấn Độ, hoa của giống hồng hoa là NARI-6 và NARI-NH-1 đã được
phân tích và báo cáo thành phần hóa học là giàu protein (10,4 và 12,86%), đường
tổng số (7,36 và 11,81%), canxi (558 và 708 mg/100 g), sắt (55,1 và 42,5 mg/100
g), magiê (207 và 142 mg/100 g) và kali (3992 và 3264 mg/100 g). Tất cả các
axit amin quan trọng, ngoại trừ tryptophan đều có mặt trong hoa hồng hoa
(Singh, 2005a). Lá hồng hoa rất giàu protein, carotene, Riboflavin, và vitamin C,
được sử dụng làm bánh quy, rau xanh. Gần đây hồng hoa biến đổi gen đã được
tạo ra để sản xuất protein có giá trị cao như dược phẩm và các enzyme công
nghiệp (Mundel et al., 2004).
Bộ phận sử dụng làm thuốc của hồng hoa là cánh hoa, khi cánh hoa
chuyển dần từ vàng sang đỏ là lúc tiến hành thu dược liệu. Hoa hồng hoa là một
vị thuốc quí trong y học cổ truyền, có tác dụng hoạt huyết, thơng mạch, chống
viêm, phá ứ, dùng để điều trị mất kinh hay trị viêm tử cung... Thành phần hóa
học chính trong hồng hoa là carthamin (Đỗ Tất Lợi, 1991). Ngoài ra, y học hiện

đại đã chứng minh hồng hoa là một vị thuốc mới dùng trong điều trị tim mạch
đối với bệnh nhân cao tuổi bị mạch vành. Nó có tác dụng làm giảm cholesteron
máu rất tốt và đồng thời là một vị thuốc có tác dụng điều hồ miễn dịch cho cơ
thể. Ngồi là một vị thuốc hoa hồng hoa còn được sử dụng làm phẩm màu thực
phẩm sử dụng trong làm bánh, mayonnair, và trong công nghiệp sử dụng làm
phẩm nhuộm cho ngành dệt may
Hồng hoa đã được biết đến và được trồng từ thời cổ đại, Nhờ hoa có màu
sắc rực rỡ nên nó đã được sử dụng để chiết xuất làm thuốc nhuộm màu vàng và
màu cam nhuộm cho thực phẩm và các loại vải. Với sự ra đời của thuốc nhuộm
tổng hợp rẻ hơn như anilin, nhu cầu sử dụng hồng hoa làm thuốc nhuộm dần dần

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giảm xuống trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, gần đây hồng hoa được quan tâm nhiều
hơn để sản xuất thuốc nhuộm sử dụng trong ngành thực phẩm do luật mới đây
cấm sử dụng màu tổng hợp trong thực phẩm ở các nước châu Âu và một số nước
khác. Hồng hoa cũng được báo cáo là có tính chất dược lý để chữa trị một số
bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, viêm khớp, thối hóa đốt sống,
vơ sinh ở cả nam giới và phụ nữ. Thông tin chi tiết về ứng dụng lâm sàng của
hồng hoa đã được đưa ra trong các chuyên khảo về hồng hoa được viết bởi Li và
Mundel (1996). Trung Quốc sản xuất khoảng 1.800-2.600 tấn hồng hoa hàng
năm để để làm nguyên liệu chiết xuất thuốc nhuộm và sử dụng làm dược liệu
trong các bài thuốc (Zhaomu and Lijie, 2001). Hoa hồng hoa còn được sử dụng
làm trà tại Trung Quốc (Li & Yuanzhou, 1993) và Ấn Độ (Singh, 2005a).
Ở Ấn Độ từ thời xa xưa hồng hoa đã được trồng để lấy hoa làm thuốc
nhuộm màu, và hạt được sử dụng để sản xuất dầu ăn, dầu hồng hoa có chất lượng
cao giàu các axit béo khơng bão hịa, giúp giảm cholesterol trong máu. Dầu hồng

hoa có dinh dưỡng tương tự như dầu ơ liu, vì nó có chứa hàm lượng cao linoleic
hoặc axit oleic. Các axit béo khơng bão hịa đơn như axit oleic cũng có tác dụng
giảm mật độ lipoprotein (LDL; cholesterol xấu) mà không ảnh hưởng đến mật độ
cao lipoprotein (HDL; cholesterol tốt) trong máu (Smith, 1996). Dầu hồng hoa
rất ổn định về thành phần ở nhiệt độ thấp, do đó thích hợp cho các ứng dụng
trong đơng lạnh / ướp lạnh thực phẩm (Weiss, 1971). Dầu hồng hoa cũng phù
hợp hơn cho sản xuất bơ thực vật so với đậu nành hoặc dầu cải (Kleingarten,
1993). Dầu hồng hoa được coi là lý tưởng cho mỹ phẩm và được sử dụng trong
dầu tóc 'Macassar' và Bombay ‘Sweet Oil’ (Weiss, 1971). Dầu hồng hoa được ưa
thích cho sơn cơng nghiệp do tính đặc hiệu của nó khơng có axit linolenic, hàm
lượng axit linoleic cao, giá trị màu thấp, các axit béo tự do thấp, saponin thấp, và
khơng có sáp, tạo ra chất lượng trong các loại sơn, nhựa alkyd, và lớp phủ ngồi
(Smith, 1996).
Tại Việt Nam, cơng dụng chính được biết đến của hồng hoa là công dụng
làm thuốc. Thành phần hố học chính có trong dược liệu Hồng hoa là các chất
màu, gồm: sắc tố hồng với chất chính là Carthami, sắc tố vàng với các chất chính
là Hydroxysafflor yellow A (HSFA), Hydroxysafflor yellow B. Ngồi ra cịn có
một số thành phần khác như flavonoid (Kaempferol, …), Serotobenin, Luteonin
và các dẫn xuất của nó, polysaccharid, … (Đỗ Huy Bích và cs., 2006). Trong đó,
HSFA là một hợp chất có hoạt tính sinh học cao, tác dụng dược lý của HSFA đã

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×