Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Các hình thức giáo dục pháp luật và thực trạng giáo dục pháp luật tại Việt Nam hiện nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.44 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II. NỘI DUNG 1
I.Khái niệm giáo dục pháp luật 1
1.Khái niệm 1
2. Cơ sở lý luận
2
II. Các hình thức giáo dục pháp luật và thực trạng giáo dục pháp
luật tại Việt Nam hiện nay
3
1.Các hình thức giáo dục pháp luật truyền thồng và thực trạng
3
a.Phương pháp tuyên truyền miệng
3
b. Giáo dục pháp luật thông qua sách báo, các văn bản pháp luật
và các tài liệu có liên quan
3
c. Giáo dục pháp luật trong học đường
4
d. Phổ biến pháp luật thông qua tủ sách pháp luật
4
e. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở và
các loại hình tư vấn pháp luật
5
2. Các hoạt động giáo dục pháp luật khác
5
III. Các công tác nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục
pháp luật
5
PHẦN III. KẾT LUẬN


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
6
8
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, do yêu cầu khách quan của xã hội vì vậy cần phải có
pháp luật nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong xã hội theo một
chuẩn mực nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ
sung các văn bản pháp luật đó là hoạt động giáo duc pháp luật để cho người
dân có thể hiểu và làm đúng theo những quy định của pháp luật chánh tình
trạng hiểu sai và thiếu các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền
1
ban hành. Hiện nay hoạt động giáo dục pháp luật tại Việt Nam rất đa dạng và
phong phú, nhưng tuy nhiên vẫn tồn tại một số yếu kém cần khắc phục. Chính
vì vậy, trong bài tiểu luận này em xin chọn đề tài: “ Các hình thức giáo dục
pháp luật ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, nhằm làm sáng tỏ
vấn đề giáo dục pháp luật tại Việt Nam hiện nay ( thực trạng) cũng như một
số giải pháp để xuất nhằm nâng cao hơn hiệu quả của công tác giáo dục cho
người dân. Qua đó góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất
lượng của công tác giáo dục pháp luật trong xã hội.
PHẦN II. NỘI DUNG
I.Khái niệm giáo dục pháp luật
1.Khái niệm
Giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có
chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức
pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hòi của hệ thống pháp luật hiện
hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội
và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân.
Giáo dục pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng trong xã hội. Việc giáo
dục pháp luật góp phần quan trong vào việc nâng cao ý thức cho người dân
về pháp luật, nhưng đồng thời nội dung của pháp luật cũng phải phù hợp với

thực tiễn, dễ hiểu, gần gũi với đời sống qua đó hoạt động giáo dục pháp luật
mới có hiệu quả cao nhất.
2. Cơ sở lý luận
Do tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật nên công tác giáo dục
pháp luật luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo.
Ngày 7/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành chỉ thị số
315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã xác
2
định: Hình thức tuyên truyền cấn phong phú, hấp dẫn, thích hợp với từng loại
đối tượng. Cần sử dụng rộng rãi báo chí, phát thanh, truyền hình và các hình
thức văn hoá, nghệ thuật khác để phổ biến pháp luật…Tiếp đó chỉ thị số
300/CT ngày 22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số công
tác trước măt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật đã yêu
cầu.
Tiếp đó trong Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg đã chỉ rõ “ chú
trọng hình thức tuyên truyền miệng trong việc phổ biến, triển khai thực hiện
các văn bản pháp luật cần thiết cho từng đối tượng nhất là cán bộ chính
quyền cấp cơ sở, các tầng lớp nhân dân” và “ xác định rõ các biện pháp phổ
biến, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng như truyền miệng, biên soạn tài
liệu, các phương tiện thong tin đại chúng…”
Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ
năm 2003 đến năm 2007 trong đó đề ra các phương pháp giáo dục pháp luật
cũng như các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật.
Ngày 12/03/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ
năm 2008 đến năm 2012 trong đó đề ra “ Đổi mới, nâng cao hiệu quả các
hình thức, biện pháp phổ biến, giáo duc pháp luật hiện có; triển khai trên diện

rộng những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang phát huy hiệu
quả thực tế…”
Gần đây nhất ngày 20/06/2012 tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã
thông qua luật số 14/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT với năm chương, 41 Điều, với những quy định chung về phổ biến
và giáo dục pháp luật; các nguyên tắc quản lý về phổ biến và giáo dục pháp
luật; nội dung và hình thức phổ biến và giáo dục pháp luật; cũng như trách
3
nhiệm phổ biến và giáo dục pháp luật cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền; và các điều kiện đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật.
II. Các hình thức giáo dục pháp luật và thực trạng giáo dục pháp luật
tại Việt Nam hiện nay
1.Các hình thức giáo dục pháp luật truyền thồng và thực trạng
a.Phương pháp tuyên truyền miệng
Đây là phương pháp phổ biến nhất trong việc giáo dục pháp luật hiện nay
không chỉ tại Việt Nam mà tại tất cả các nước trên thế giới. Ở hình thức này,
người nói trực tiếp nói với người lắng nghe về một lĩnh vực pháp luật mà
trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật đó nhằm nâng cao nhận thức về
pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích
thích người nghe làm việc theo chuẩn mực pháp luật.
Ưu điểm của việc tuyên truyền pháp luật bằng miệng đó là tính linh hoạt
trong hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, có thể tiến hành ở bất cứ
nơi nào, bất kì điều kiện nào, hoàn cảnh nào và số lượng người nghe; tạo điều
kiện để công tác giáo dục pháp luật được thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật bằng truyền miệng cũng
không chánh khỏi những khó khăn và hạn chế. Đó là ngôn ngữ không chính
thức, lời nói chỉ tác động vào thính giác vì vậy người nghe phải chú ý lắng
nghe tránh phân tâm. Đồng thời hoạt động giáo dục pháp luật bằng phương
pháp truyền miệng luôn bị ảnh hưởng bởi các hình thức giáo dục pháp luật

khác.
b. Giáo dục pháp luật thông qua sách báo, các văn bản pháp luật và các
tài liệu có liên quan
Đây là hình thức giáo dục pháp luật mà ở đó mọi người có thể tìm hiểu hệ
thống các văn bản pháp luật thông qua sách báo ( báo in, báo hình, loa đài
4
truyền thanh cơ sở…) qua đó giúp người dân có thể tìm hiểu cũng như nhận
thức được các văn bản pháp luật do các cơ quan ban ngành công bố.
Việc giáo dục pháp luật thông qua sách báo và các tài liệu liên quan có ưu
điểm rất lớn, giúp cho người dân có thể tiếp cận các văn bản pháp luật một
cách chính xác, đơn giản và dễ dàng.
Tuy nhiên, việc giáo dục pháp luật này chịu tác động to lớn của chất lượng
các tài liệu pháp luật vì vậy việc biên soạn và ban hành các tài liệu này cũng
được chú trọng cả hình thức lẫn nội dung.
c. Giáo dục pháp luật trong học đường
Việc giáo dục pháp luật trong học đường đống một vị trí và vai trò quan
trong trong việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, đặc biệt là việc
giáo dục pháp luật trong thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay. Đó là việc đưa
pháp luật vào trong học đường nhằm mục tiêu đào taoh con người Việt Nam
phát triển toàn diện.
Ưu điểm của việc giáo dục pháp luật trong học đường góp phần quan
trọng vào việc giáo dục pháp luật cho thế hệ tương lai – những chủ nhân của
đất nước, đồng thời qua đó có thể dựa vào thế hệ này để tuyên truyền và giáo
dục pháp luật cho công dân.
Nhưng việc giáo dục pháp luật trong học đường cũng không tránh khỏi
những khó khăn như học sinh khó tiếp thu với các văn bản pháp luật cũng
như các kiến thức luật có liên quan. Đồng thời việc giáo dục pháp luật trong
học đường dễ bị dơi vào giáo điều không tránh khỏi những khó khăn khi học
sinh tiếp thu.
d. Phổ biến pháp luật thông qua tủ sách pháp luật

Việc phổ biến pháp luật thông qua tủ sách pháp luật à một phương pháp
phổ biến giáo dục mới nhưng đã tỏ ra hiệu quả trong việc đưa pháp luật vào
trong đời sống cũng như giúp mọi người thêm hiểu thêm về hệ thống pháp
luật Việt Nam. Thông qua tủ sách pháp luật người dân có thể tìm hiểu,
5
nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người đọc có thể tập
hợp nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng các quy định pháp luật.
Thuy nhiên, việc tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp luật chịu tác động
của nhiều yếu tố cơ chế quản lý, thái độ phục vụ, sự đầu tư nâng cao hiệu quả
khai thác tủ sách pháp luật, mức độ đáp ứng yêu cầu của đối tượng…
e. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở và các loại
hình tư vấn pháp luật
Hoạt động tư vấn cũng như hòa giải pháp luật thực chất đó là hoạt động
giải thích pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền hoăc
am hiểu vể pháp luật nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý cho công dân, đảm bảo
cho quyền và nghĩa vụ của công dân được đảm bảo. Đồng thời thông qua đó
có thể nâng cao được ý thức pháp luật cho công dân, là cầu nối quan trọng
giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và
những đối tượng của việc áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính cục bộ, không phổ biến trong nhân
dân.
2. Các hoạt động giáo dục pháp luật khác
Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục pháp luật khác như:
+ Giáo dục pháp luật thông qua các câu lạc bộ sinh hoạt pháp luật, các hoạt
động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ hoặc các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
+ Giáo dục pháp luật thông qua ứng dụng công nghệ thông tin: Báo điện tử;
thông qua trang thông tin điện tử, mạng Internet; phát thanh truyền hình…
+ Giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng, thực hiện hương ước thôn,
làng, bản, ấp, quy chế cơ quan, điều lệ tổ chức đoàn thể xã hội.
+ Giáo dục pháp luật thông qua việc kí cam kết không vi phạm pháp luật của

cá nhân, gia đình và các tổ chức cộng đồng xã hội…
6
III. Các công tác nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp
luật
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật dưới đây xin
đưa một số ý kiến sau:
Thực tế cho thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa
được giải quyết, các điều hoản cũng như hệ thống pháp luật còn chồng chéo
chưa rõ ràng khiến người dân lung túng trong việc thực hiện pháp luật. Vì
vậy cần. Vì vậy cần có biện pháp hoàn thiện hơn cơ cấu pháp luật Việt Nam,
nhằm đảm bảo tính thống nhất và nhất quán trong pháp luật.
Thứ hai, cần nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng chính quyền đi đôi với việc giáo dục và phổ biến pháp luật. Các cấp ủy
Đảng cần là nơi đi tiên phong trong hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp
luật đến các công chức nhà nước, từ đó mới về cơ sở giải thích cho người dân
hiểu.
Thứ ba, cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục pháp luật trong học đường,
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai
của đất nước. Đồng thời thông qua đó góp phần đắc lực vào công tác giáo
dục pháp luật cho người dân.
Thứ tư, xây dựng tủ sách pháp luật ở các làng xã. Thực tế cho thấy qua 10
năm thực hiện tính đến thời điểm hiện tại có 100% số xã tại các địa phương
có tủ sách pháp luật, tỉnh thấp nhất cũng đạt 80%. Tuy nhiên chất lượng
phục vụ cũng như số lượng đầu sách còn hạn chế. Vì vậy cần nâng cao hơn
nữa chất lượng phục vụ sách, cung như tăng các đầu sách pháp luật, cập
nhập một cách nhanh nhất các văn bản pháp luật mới.
Thứ năm, tăng cường các hoạt động giáo dục pháp luật ở các cấp, triển
khai hoạt các hình thức giáo dục pháp luật luôn luôn phải gắn với công tác
vận động nhân dân chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Lông
ghép các hoạt động tuyên truyền với việc thực hiện các cuộc vận động, bên

7
cạnh đó, phổ biến, giáo dục pháp luật cần gắn với việc giải quyết khiếu lại, tố
cáo, giải đáp những vấn đề vướng mắc pháp luật và công tác hòa giải cơ sở.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Như đã trình bày ở trên hoạt động giáo dục và phổ biến pháp luật có vai
trò và vị trí đặc biệt uan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho
người dân, nó không chỉ là hoạt động có định hướng của cá nhân, các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền, mà đó còn là hoạt động có ý thức của những
người dân nhằm nâng cao kiến thức và ý thức pháp luật. Qua đó giúp cho
người dân hiểu sâu hơn về pháp luật hiện hành tại Việt Nam, từ đó chánh
được các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các hành động ảnh hưởng đến
lợi ích của cá nhân và cộng đồng, mỗi một hành động có ý thức pháp luật của
con người, mỗi một cử chỉ tôn trọng pháp luật của con người chính là một
tác nhân làm cho xã hội thêm văn minh, lịch sự hơn. Đúng như câu nói mà
mỗi một người dân Việt Nam luôn nhắc tới “ sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật”.
Trong bài tiểu luận này, do tầm kiến thức còn hạn chế và còn mang nặng tính
chủ quan của cá nhân em. Vì vậy em rất mong được quý thầy cô đóng góp ý
kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luận_Trường Đại học Luật Hà Nội_nxb.
Công An Nhân Dân năm 2011.
2.Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật_Khoa Luật ĐHQG Hà
Nội.
3.Giáo trình lí luận về Nhà nước và pháp luật_PSG.TS Nguyễn Văn Động_nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2008
4. “ Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật”_Vụ Phổ biến, giáo dục pháp
luật, Bộ Tư pháp.
5. Luật số 14/2012/QH13 của Quốc hội : LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP

LUẬT
/>class_id=1&mode=detail&document_id=163007
6. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục_Phạm Huy Dự
7. Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật 2008 - 2012: Công tác
tuyên truyền pháp luật về cơ sở
/>9
10

×