Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bộ câu hỏi + tình huống môn ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.91 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐIỀU DƯỠNG SỨC KHOẺ TRẺ EM
PHẦN I: LÝ THUYẾT BỆNH HỌC
Câu 1: Trình bày giới hạn, đặc điểm sinh lý, bệnh lý thời kỳ sơ sinh và thời kỳ bú mẹ trẻ?
Thời kỳ sơ sinh
Giới hạn

Đặc điểm sinh lý

Đặc điểm bệnh lý

Thời kỳ bú mẹ

Từ lúc ra đời đến tròn 4 tuần lễ ( từ khi Từ 4 tuần lễ đến 24 tháng tuổi (trẻ được
sinh đến 28 ngày)
29 ngày đến 2 tuổi, có thể đến 36
tháng)
Sự thích nghi với mơi trường của trẻ bên + Tốc độ tăng trưởng nhanh : Cuối năm
tử cung
cân nặng tăng gấp 3, chiều cao tăng gấp
+ Hô hấp : Phổi bắt đầu hoạt động
rưỡi.
+ Tuần hoàn : Hệ TH chính thức thay TH + Nhu cầu dinh dưỡng cao : 120 – 130
rau thai
Kcal/kg/ngày ; Bộ máy tiêu hóa hđ yếu
+ Tiêu hóa : Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm so với nhu cầu dinh dưỡng.
việc ; trẻ tự bú, nuốt và hấp thu sữa mẹ
+ Miễn dịch : C.năng chống lại sự xâm
+ Thận bắt đầu điều hịa mơi trường nhập các tác nhân gây bệnh vào đường
trong cơ thể
tiêu hóa và hơ hấp kém
+ Thần kinh : Trong tình trạng bị ức chế


nên trẻ ngủ cả ngày
+ Hiện tượng sinh lý : Đỏ da sinh lý,
vàng da sinh lý, bong da sinh lý, sụt cân
sinh lý, tăng trương lực cơ sinh lý
+ Dễ bị bệnh, diễn biến nặng, dễ tử vong + Dễ mắc các bệnh : SDD, còi xương,
+ Hạ glucose máu sau sinh
tiêu chảy, viêm phổi
+ Trước sinh : dị dạng, tật bẩm sinh, … + Dễ bị hạ thân nhiệt, sốt cao co giật
+ Sinh đẻ : ngạt, sang chấn sản khoa
+ Dễ mắc các bệnh lây nhiễm

Câu 2: Trình bày lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ?








Sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ
+ Một lít sữa mẹ cung cấp khoảng 700 Kcal
+ Nồng độ và thành phần các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cân đối, trẻ dễ hấp thu,
dễ tiêu hóa (protein, lipid, lactose, vitamin, muối khống, yếu tố vi lượng,…)
Sữa mẹ có khả năng kháng khuẩn : Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú mẹ trực tiếp ngay
Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng : Nhờ có IgA và đại thực bào
Ni con bằng sữa mẹ tăng cường tình cảm mẹ con
Cho con bú giúp bảo vệ sk bà mẹ và là điều kiện tốt để thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
Bú mẹ là cách ni đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém


Câu 3: Trình bày triệu chứng lâm sàng trẻ suy dinh dưỡng mức độ nặng?
- Thể teo đét:
+ Cân nặng còn < 60% cân nặng của trẻ bình thường so với lứa tuổi


+ Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt trông như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da
bụng, mơng, chi, má
+ Thường xun rối loạn tiêu hóa: đi ngồi phân lỏng hoặc phân sống
+ Trẻ có thể thèm ăn hoặc ăn kém
+ Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc
+ Cơ nhẽo, ảnh hưởng đến sự phát triển vận động
- Thể phù:
+ Cân nặng còn 60- 80 % trọng lượng của trẻ bình thường
+ Trẻ phù , phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân , phù trắng , phù mềm , ấn lõm , phù
xuất hiện từ từ .
+ Da khơ , trên da có thể xuất hiện các mảng sắc tố ở bẹn , đùi , lúc đầu là những chấm
đỏ rải rác , lan to dần rồi tu lại thành những đám màu nâu xẫm , sau vài ngày bong da để lại lớp
da non rỉ nước , dễ nhiễm trùng .
+ Tóc thưa dễ rụng , có màu hung đỏ , mỏng tay mềm dễ gẫy .
+ Trẻ ăn kẻm , nôn trớ , phân sống lỏng có nhầy mỡ .
+ Trẻ hay quấy khóc , cơ nhẽo , kém vận động
- Thể phối hợp:
+ Cân nặng cịn < 60 % cân nặng của trẻ bình thường.
+ Trẻ phù , nhưng cơ thể lại gầy đét : Người gầy đét , da bọc xương, má tóp nhưng lại
phù ở mu bàn chân và có thể có mảng sắc tố .
+ Trẻ kém ăn hay bị rối loạn tiêu hoá .
+ Tất cả các trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng thường có thêm các triệu chứng thiếu máu ,
thiếu các loại vitamin , nhất là vitamin A gây khơ mắt dẫn đến mù lịa.

Câu 4: Trình bày triệu chứng trẻ hen phế quản?

1. Triệu chứng lâm sàng
 Cơn hen cấp điển hình: Giống như người lớn

a. Giai đoạn khởi phát


Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng, thời
gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức ăn,


gắng sức, khơng khí lạnh, nhiễm virus đường hơ hấp trên… Các triệu chứng như: ngứa
mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn, … nhưng khơng phải lúc
nào cũng có.
b. Giai đoạn lên cơn


Người bệnh khó thở chậm, khó thở ở kì thở ra xuất hiện nhanh, trong cơn hen, lồng ngực
người bệnh căng ra, các cơ hơ hấp phụ nổi rõ, có thể có tím ở đầu tay chân, sau đó lan ra
mặt và tồn thân. Có tiếng cị cử, khó thở tăng dân, phải tì tay vào thành giường, địi mở
cửa sổ để thở, mệt, tốt mồ hơi, tiếng nói đứt qng, cơn khó thở khé dài 5-10 phút hoặc
hàng giờ. Nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài, đứng xa có thể nghe thấy tiếng rít, hay sị
sè của bệnh nhân
− Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. Cơn khó thở dài hay ngắn tùy thuộc vào từng
bệnh nhân
c. Giai đoạn lui cơn


Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giảm dần, bệnh nhân ho khạc đờm rất khó khăn, đờm
đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều ran ẩm,
một ít ran ngáy. Khạc đờm nhiều báo nhiều cơn hen đã hết.


d. Giai đoạn giữa các cơn








2.





Giữa các cơn, các triệu chứng trên khơng cịn. Lúc này khám lâm sàng bình thường. Tuy
nhiên nếu làm một số trắc nghiệm như gắng sức, dùng acetycholin, thì vẫn phát hiện tình
trạng tăng phản ứng phế quản.
 Hen khơng điển hình: thường gặp ở trẻ nhỏ
Hen đi kèm nhiễm virus đường hô hấp: Khởi đầu bằng ho, sốt, sổ mũi, sau đó trẻ bắt đầu
khị khè, khó thở, ho thành cơn. Khám thực thể phát hiện có hội chứng khí phế thủng và
nghe phổi có nhiều ran gáy, ran rít lẫn ran ẩm to hạt. Triệu chứng thường kéo dài theo
diễn tiễn của bệnh nhiễm virus hơ hấp và ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
Hen ở những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ hay bị những đợt khò khè khó thở,
nhất là ban đêm. Khám phổi vào những lúc lên cơn cũng có nhiều ran ngáy, rít, kèm hội
chứng khí phế thủng. Những trẻ này thường có tiền sử hay bị nôn trớ và chậm lên cân.
Hen ẩn với biểu hiện những cơn ho khéo dài về ban đêm. Trẻ chỉ có ho dai dẳng thành
cơn nhất là ban đêm. Khám phổi khơng phát hiện triệu chứng gì đặc biệt. Thể này đáp
ứng tốt với theophyline uống.

Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm máu: Hồng cầu, hematocrit bình thường, bạch cầu đa nhân ái toan trong máu
tăng >300mm gợi ý một bệnh hen dị ứng,
Xét nghiệm đờm: Đờm trắng, dính, trong có bạch cầu ái toan, vịng xoắn Curshmann,
tinh thể Charcot-Leyden. Nếu bội nhiễm đờm có mùi thối có vi khuẩn và tế bào mủ
Đo lưu lượng đỉnh: Chỉ áp dụng được với trẻ từ 7 tuổi trở lên vì cần có sự hợp tác của
bệnh nhi. Thường đo lưu lượng đỉnh trước và sau điều trị thuốc kích thích b2
Những xét nghiệm miễn dịch học: test da (Prick test). Định lượng IgE toàn phần, IgE đặc
hiệu, test gây hen thử với dị ứng nguyên nghi ngờ.




Chụp phổi: Lúc đầu bình thường, về sau cơ hồnh hạ thấp, xương đòn nâng lên, khoang
liên sườn giãn, đường kính ngang lồng ngực rộng ra, lồng ngực hình thùng: di động cơ
hồnh kém, có thể thấy hình ảnh ứ khí phế nang hoặc xẹp phổi.

Câu 5: Trình bày triệu chứng lâm sàng trẻ thiếu máu thiếu sắt?
-

-

Thiếu máu xảy ra từ từ ,da xanh xao kéo dài không kèm triệu chứng nào khác trong một
khoảng thời gian dài lúc ban đầu xanh xao thấy rõ ở lòng bàn tay gan bàn chân vành tai
niêm mạc nhợt nhạt
Khi thiếu máu kéo dài sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ tái phát rối loạn tiêu hóa
biếng ăn và giảm cân sốt nhẹ móng tay móng chân nhợt nhạt,bẹt, có khía dễ gẫy
Trẻ bị thiếu máu thiếu săt thường chậm phát triển cân nặng, mệt mỏi, kém tập trung

Câu 6: Trình bày đặc điểm hình thể ngồi trẻ sơ sinh non tháng?













Tuổi thai dưới 37 tuần
Cân nặng lúc đẻ dưới 2500g
Chiều dài cơ thể dưới 45 cm
Da: đỏ mọng; mạch máu dưới da nổi rõ; co nhiều lông tơ đặc biệt ở vai và lưng; lớp mỡ
dưới da phát triển kém có xu hướng phù nề và xung huyết
Cơ nhẽo, trương lực cơ giảm, trẻ nằm trong tư thế duỗi các chi, ít cử động
Tóc ngắn dưới 2cm đặc biệt ở vùng trán đỉnh, móng tay chân ngắn, mềm và khơng trùm
kín đầu ngón
Xương mềm, đầu to so với cơ thể, thóp mền và rộng. Tai mề, sụn vành tai chưa phát triển
Bộ phận sinh dục ngoài chưa phát triển hồn chỉnh: con trai có thể tinh hồn chưa xuống
hạ nang, con gái mơi lớn chưa trùm kín mép nhỏ và âm vật
Đường kính núm vú nhỏ
Vịng rốn thấp về phía xương mu
Phản xạ ngun thủy yếu hoặc chưa có

Phần II: Case Study
Case 1: Bé trai 12 tháng tuổi, được gia đình đưa vào viện với lý do khó thở, thở nhanh. Cách
ngày vào viện 02 ngày trẻ xuất hiện tình trạng hắt hơi nhiều lần, ghẹt mũi, sổ mũi, nước mũi

trong, ho khan, ho nhiều về đêm và gần sáng kèm khị khè, khơng sốt, khơng quấy khóc. Gia
đình có mua thuốc cho trẻ uống (khơng nhớ rõ thuốc) nhưng không đỡ nên đã trẻ vào viện. Vào
viện trẻ được chẩn đoán. Hen phế quản.
Hiện tại: Trẻ rút lõm lồng ngực nhẹ, nhịp thở 60 lần/phút. SpO 2: 90%. Trẻ mệt, ho nhiều. Dấu
hiệu sịnh tồn: Mạch 130 lần/phút, nhiệt độ 37,5 0C. Tim đều, Nghe phổi có nhiều rale ẩm, rale rít.
Cân nặng 8kg. Trẻ bú mẹ ít và mỗi bữa ăn được ¼ bát cháo thịt nhỏ. Bố mẹ lo lắng vì chưa biết
cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng để phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của con mình.
Thuốc dùng trong ngày: Sabutamol 2,5mg (khí dung 2 lần/ngày). Thở oxy canyl 2l/phút.


Câu hỏi:
1. Liệt kê các vấn đề chăm sóc BN trên?.
2. Đưa ra các chẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc BN trên?
* Vấn đề chăm sóc
− Rút lõm lồng ngực nhẹ
− SpO2 90%
− Mệt, ho nhiều
− Phổi nhiều rale ẩm, rale rít
− Bú ít, ăn uống kém
− Gia đình lo lắng về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng
* Chẩn đốn chăm sóc
− CĐ1: Mệt mỏi, khó thở lquan đến không đáp ứng đủ nhu cầu O2
− CĐ2: Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng lquan đến ăn kém
− CĐ3: Gia đình lo lắng lquan đến thiếu kiến thức về bệnh
* Lập kế hoạch chăm sóc
CĐ1: Mệt mỏi, khó thở lquan đến không đáp ứng đủ nhu cầu O2
− Mục tiêu: Giảm tình trạng mệt mỏi, khó thở cho trẻ
− Can thiệp:
+ Tư thế: kê cao đầu, ngồi tựa lưng vào gối
+ Cho thở oxy qua gọng kính nồng độ 2l/phút

+ Thực hiện khí dung salbutamon lần 1 ngay sau khi trẻ được cho thở oxy
+ Theo dõi nhịp thở của trẻ 5 phút/lần trong 30 phút đầu khi sử dụng thuốc và 30
phút một lần sau khi sử dụng thuốc được 2h.


+ Hướng dẫn người nhà cho người bệnh nghỉ ngơi, theo dõi và phát hiện được các
biểu hiện bất thường của trẻ như khó thở, tím tái, khóc,…
+ Hướng dẫn cho người nhà các bài tập thở cho bé, vỗ rung lồng ngực: Thực hiện
động tác vỗ bằng cách khép kín các ngón tay và khum lại, sau đó vỗ vào ngực và
lưng trẻ. Vỗ nhẹ với một lực tương đương lắc cổ tay, vỗ đều và liên tục. Thực hiện
vỗ trong khoảng 1 - 3 phút đối với từng vùng. Động tác rung như sau, đặt hai bàn
tay chồng lên nhau vào trước ngực, sau lưng hoặc hai bên lồng ngực của trẻ. Sau
đó, rung nhẹ và vừa phải, tránh làm đau trẻ. Nên thực hiện vỗ rung trong khoảng
15 - 30 phút, tùy vào thể trạng của trẻ.
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của trẻ thường xuyên
CĐ2: Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng lquan đến ăn kém
− Mục tiêu: Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
− Can thiệp:
+ Hướng dẫn mẹ tích cực cho trẻ bú, bú theo nhu cầu, ngồi ra kiểm tra chất lượng
sữa cơng thức bé bú (bữa bú, số lượng,…)
+ Hướng dẫn gia đình cung cấp chế độ ăn và thức ăn phù hợp: tô màu bát bột của
trẻ với các thực phẩm đa dạng, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như
cà chua, cà rốt; tăng cường rau xanh; các thực phẩm giàu magie, omega 3,…
+ Cho trẻ uống một ít nước ấm trước khi ăn nhằm tạo cảm giác ngon miệng
+ Chia nhỏ bữa ăn, số lượng mỗi bữa
+ Theo dõi cân nặng hàng ngày cho trẻ
+ Ghi lại và đánh giá các đáp ứng của trẻ với chế độ dinh dưỡng
CĐ3: Gia đình lo lắng lquan đến thiếu kiến thức về bệnh
− Mục tiêu: Giảm lo lắng, bố mẹ tiến hành chăm sóc trẻ một cách khoa học.
− Can thiệp:

+ Đánh giá sự hiểu biết của bố mẹ về tình trạng bệnh và cách chăm sóc trẻ
+ Mơ tả diễn biến bệnh và các yếu tố khởi phát cơn hen
+ Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ thở, thuốc, quan sát bố mẹ thực hành


+ Hướng dẫn kỹ thuật khí dung đúng, quan sát trẻ và bố mẹ thực hành
+ Giải thích tầm quan trọng của việc bổ sung nước và dinh dưỡng hợp lý và kế
hoạch nghỉ ngơi khi bệnh hồi phục
+ Khuyến khích bố mẹ cho trẻ tập một số bài tập thể lực nhẹ nhàng
Case 2: Bệnh nhi nam 24 tháng nặng 11 kg tuổi với lý do: nơn, đi ngồi phân lỏng nhiều lần.
Cách ngày vào viện 1 ngày trẻ ở nhà tự nhiên xuất hiện tình trạng nơn nhiều 3-4 lần/ngày nôn ra
sữa và thức ăn, nôn mỗi lần khoảng 50ml, nơn chủ yếu sau ăn, khơng có máu kèm theo chất nơn.
Trẻ đi ngồi phân lỏng, 5-6 lần/ngày, phân tồn nước, mùi tanh, khơng có máu, khơng nhầy mũi
số lượng mỗi lần khoảng 60ml. Trẻ có khát nước và uống nước háo hức. trẻ không sốt, không ho,
không co giật, đi tiểu ít hơn bình thường nước tiểu vàng trong. Gia đình đã cho trẻ uống oresol
nhưng khơng đỡ, gia đình lo lắng đưa trẻ vào viện. Vào viện trẻ được chẩn đoán tiêu chảy cấp.
Khám hiện tại: trẻ tỉnh, mệt mỏi, thể trạng trung bình. Da xanh, niêm mạc hồng nhạt. DHST:
mạch 110 l/p, nhiệt độ 37 độ C, nhịp thở 30 l/p. Đi ngoài phân lỏng 6 lần/ngày, mùi tanh, khơng
có máu, khơng nhầy mũi. Khát nước, uống háo hức, môi khô mắt trũng nếp véo da mất
chậm.Tim nhịp đều T1T2 rõ tần số 110 ck/p khơng có tiếng tim bệnh lý. Phổi thơng khí đều hai
bên, không rales. Bụng mềm không chướng, gan lách không to
Thuốc dùng trong ngày: Oresol gói pha 200ml, men tiêu hóa.
1. Đánh giá mức độ mất nước của trẻ? Liêt kê các vấn đề chăm sóc của bệnh nhi
2. Đưa chẩn đốn điều dưỡng và lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân trên
* Đánh giá mức độ mất nước


Mức độ mất nước của trẻ: Mức độ B, dựa vào
+ Tỉnh táo
+ Uống nước háo hức

+ Môi khô, mắt trũng
+ Nếp véo da mất chậm
* Vấn đề chăm sóc




Mệt mỏi
Đi ngoài phân lỏng 6l/ngày, mùi tanh
Khát nước, uống nước háo hức, môi khô, mắt trũng, nếp véo da mất chậm
* Chẩn đoán điều dưỡng



CĐ1: Mất nước, điện giải liên quan đến trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần
CĐ2: Lo lắng lquan đến thiếu kiến thức về bệnh

* Lập kế hoạch chăm sóc
CĐ1: Mất nước, điện giải liên quan đến trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần



Mục tiêu: Bù nước, điện giải theo phác đồ B
Can thiệp:


+
+
+
+


+
+
+
+

Thực hiện y lệnh bù dịch và điện giải bằng dung dịch Oresol trong 4h với công
thức:
M (ml) = 75 ml x P (kg)
Cho trẻ uống ít một, cứ 1 – 2 phút uống 1 thìa nhỏ, uống hết lượng Oresol trong
4h
Nếu trẻ nơn thì dừng 5-10p sau đó uống tiếp với tốc độ chậm hơn
Đánh giá tình trạng mất nước của trẻ sau 4h:
• Nếu tình trạng khơng cải thiện, trẻ vẫn có dấu hiệu mất nước thì uống Oresol
với khối lượng và tốc độ như trên
• Nếu tình trạng mất nước giảm, trẻ khơng cịn tình trạng mất nước thì bù dịch
theo phác đồ A
• Nếu tình trạng mất nước nặng thêm, bù dịch theo phác đồ C
Thực hiện y lệnh bổ sung kẽm
Theo dõi dấu hiệu mất nước: tinh thần, mắt trũng, khát nước, nếp véo da
Theo dõi dấu hiệu rối loạn điện giải: theo dõi điện giải đồ, dấu hiệu tê bì chân tay,
chướng bụng ,…
heo dõi các dấu hiệu tiêu chảy: đi ngoài phân lỏng, nôn,…

CĐ2: Lo lắng lquan đến thiếu kiến thức về bệnh



Mục tiêu: Giảm lo lắng, cung cấp kiến thức
Can thiệp :

+ Giải thích cho người nhà về tình trạng sức khoẻ hiện tại của trẻ
+ Động viên an ủi người nhà yên tâm điều trị
+ Cung cấp thông tin về bệnh và kế hoạch điều trị
+ Hỗ trợ gia đình chăm sóc trẻ
+ Hướng dẫn gia đình cách pha Oresol, cách cho trẻ uống, phát hiện các dấu hiệu
bất thường của trẻ, biết cách xử lý phân và vệ sinh cho trẻ sau mỗi lần đi ngoài

Case 3: Bệnh nhân nam 7 tuổi có tiền sử co giật nhiều lần. Cách 2 ngày vào viện trẻ xuất hiện
buồn nôn và nôn nhiều lần, ăn kém. Bệnh nhân được gia đình đưa vào viện với lý do sốt cao, co
giật 1 cơn kéo dài khoảng 01 phút. Trẻ co giật toàn thân, mất ý thức trong cơn giật, sau cơn giật
trẻ li bì, thở yếu, ở nhà chưa xử trí gì và được đưa vào viện ngay.Chẩn đoán y khoa: co giật chưa
rõ nguyên nhân
Hiện tại: trẻ tỉnh, mệt nhiều, da niêm mạc hồng hào, tổ chức dưới da không phù không xuất
huyết. Trẻ nặng 23kg, cao 1m45, dấu hiệu sinh tồn: nhiệt độ 38,50C, nhịp tim 120 lần/phút, nhịp
thở 20 lần/phút. Trẻ ăn kém, nôn nhiều.
Cận lâm sàng: điện giải đồ, siêu âm ổ bụng, chụp xquang tim phổi đều bình thường. Kết quả test
nhanh HIV và HbsAg (-)
Thuốc dùng trong ngày:
- Crocin 200mg x 01 viên/ngày (1 lần/ngày)
- Hạ sốt Fagalkid 250mg/10ml x 03 ồng (lúc trẻ sốt > 38,50C, uống cách mỗi 4 giờ)


- Oresol gói pha 200ml với nước đun sơi để nguội.
Câu hỏi:
1. Anh chị hãy liệt kê các vấn đề chăm sóc trên bệnh nhi?
2. Đưa ra các chẩn đốn chăm sóc và lập kế hoạch chăm sóc trên bệnh nhân nhi?
* Vấn đề chăm sóc




BMI = 23/(1.45x1.45) =10,9=> suy dinh dưỡng
Mệt nhiều; nhiệt độ 38.5; ăn kém; nôn nhiều
* Chẩn đốn chăm sóc:
− CD1: Trẻ suy dinh dưỡng liên quan đến ăn kém
− CD2: Nguy cơ mất nước và điện giải;trẻ mệt nhiều liên quan đến nôn nhiều
*Kế hoạch chăm sóc:
CD1: Trẻ suy dinh dưỡng liên quan đến ăn kém
− Mục tiêu: Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
− Can thiệp:
+ Hướng dẫn gia đình cung cấp chế độ ăn và thức ăn phù hợp với sở thích ăn của
trẻ: Khuyến khích cho trẻ ăn các thực phẩm giàu protein như, thịt, cá, trứng, sữa,
…; bổ sung rau xanh trong thực đơn dể hỗ trợ tiêu hoá
+ Cho trẻ uống một ít nước ấm trước khi ăn nhằm tạo cảm giác ngon miệng
+ Chia nhỏ bữa ăn, số lượng mỗi bữa
+ Theo dõi cân nặng hàng ngày cho trẻ
+ Ghi lại và đánh giá các đáp ứng của trẻ với chế độ dinh dưỡng
CD2: Nguy cơ mất nước và điện giải;trẻ mệt nhiều liên quan đến nôn nhiều
− Mục tiêu: Bù nước, điện giải theo phác đồ A
− Can thiệp:
+ Thực hiện y lệnh bù dịch và điện giải bằng dung dịch Oresol: pha 200ml với nước
đun sôi để nguội.
+ Cho trẻ uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bằng bát
+ Nếu trẻ nơn thì dừng 5-10p sau đó uống tiếp với tốc độ chậm hơn
+ Đánh giá tình trạng mất nước của trẻ sau 4h:
• Nếu tình trạng khơng cải thiện, trẻ vẫn có dấu hiệu mất nước thì uống
Oresol với khối lượng và tốc độ như trên
• Nếu tình trạng mất nước nặng thêm, bù dịch theo phác đồ B
+ Thực hiện y lệnh bổ sung kẽm
+ Theo dõi dấu hiệu mất nước: tinh thần, mắt trũng, khát nước, nếp véo da
+ Theo dõi dấu hiệu rối loạn điện giải: theo dõi điện giải đồ, dấu hiệu tê bì chân tay,

chướng bụng ,…
+ Theo dõi các dấu hiệu: buồn nôn,nôn,…
+ Đo DHST cho trẻ ngày 2 lần sáng tối, Nếu có hiện tượng sốt cần chườm cho trẻ
và theo dõi nhiệt độ 1 h /lần .


Case 4: Bệnh nhân nhi 5 tuổi được bố mẹ đưa vào viện với tình trạng sưng mặt, tiểu ít, nước tiểu
màu hơi nâu đỏ. Cách ngày vào viện 10 ngày trẻ có biểu hiện sốt cao kèm theo đau họng. Chẩn
đoán vào viện: viêm cầu thận cấp
Hiện tại: trẻ khơng sốt (nhiệt độ 37,20C), phù mí mắt nhiều, phù 2 chi dưới. Khám soi đáy mắt
khơng phát hiện gì bất thường. Khám tim mạch, hơ hấp và bụng hồn tồn bình thường. Trẻ tiểu
ít, số lượng nước tiểu khoảng 300ml/ngày, nước tiểu hồng. Gia đình thơng báo là vẫn chế biến
thức ăn cho trẻ bình thường nhưng trẻ chán ăn, khơng chịu ăn kể cả những món u thích trước
đây. Gia đình cũng chưa có kiến thức về chế độ ăn, chế độ vận động của con nhất là với tình
trạng trẻ đang phù nhiều như hiện tại.
Xét nghiệm: nước tiểu thấy có hồng cầu niệu và có vết protein niệu.
Câu hỏi:
1. Anh hị hãy liệt kê các vấn đề chăm sóc và đưa ra các chẩn đốn chăm sóc trên bệnh nhân?
2. Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân trên
*Các vấn đề chăm sóc





Phù mí mắt nhiều, phù 2 chi dưới
Trẻ tiểu ít, số lượng nước tiểu khoảng 300ml/ngày, nước tiểu hồng
Trẻ chán ăn, không chịu ăn
Gia đình cũng chưa có kiến thức về chế độ ăn, chế độ vận động của bệnh viêm cầu thận
cấp

− Xét nghiệm: nước tiểu thấy có hồng cầu niệu và có vết protein niệu
*Các chẩn đốn chăm sóc trên bệnh nhân




Chẩn đốn 1: Phù, tiểu ít, nước tiểu hồng liên quan đến giảm mức lọc cầu thận
Chẩn đoán 2 : Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến trẻ chán ăn
Chẩn đốn 3 : Gia đình chưa có kiến thức về chế độ ăn, chế độ vận động của trẻ

* Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân
Chẩn đốn 1: Phù, tiểu ít, nước tiểu hồng liên quan đến giảm mức lọc cầu thận



Kết quả mong đợi: Giảm phù và tăng mức lọc cầu thận cho trẻ
Can thiệp điều dưỡng:
+ Động viên gia đình
+ Giải thích : về tình trạng hiện tại của trẻ và hướng giải quyết
+ Hướng dẫn:
• Tư thế cho người bệnh: nằm đầu cao và vận động hợp lý
• Cho người bệnh ăn nhạt tương đối hoặc tuyệt đối
• Hạn chế cho trẻ uống nước
+ Thực hiện thuốc lợi tiểu theo y lệnh
+ Theo dõi :







Tác dụng của thuốc
Nước tiểu : số lượng, màu sắc
Cân nặng để đánh giá tình trạng phù

Chẩn đốn 2 : Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến trẻ chán ăn



Kết quả mong đợi: Dinh dưỡng của trẻ được đảm bảo và trẻ chịu ăn theo khẩu phần
Can thiệp điều dưỡng:
+ Giải thích : về tình trạng chán ăn của trẻ do thay đổi khẩu phần ăn
+ Hướng dẫn:
• Gia đình động viên cho trẻ ăn theo khẩu phần đưa ra
• Cho trẻ ăn nhạt
• Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
• Đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ
+ Theo dõi:
• Việc thực hiện chế độ ăn của trẻ có hiệu quả khơng : có đúng và đủ dinh
dưỡng
• Cân nặng của trẻ

Chẩn đốn 3 : Gia đình chưa có kiến thức về chế độ ăn, chế độ vận động của trẻ



Kết quả mong đợi: Tăng kiến thức của gia đình về chế độ ăn và động của trẻ
Can thiệp điều dưỡng:
+ Giải thích cho gia đình về tầm quan trọng của chế độ ăn và vận động với tình
trạng hiện tại của trẻ

+ Đánh giá sự hiểu biết của bố mẹ để có các chương trình bổ sung kiến thức hợp lý
+ Hướng dẫn :
• Cho trẻ ăn nhạt
• Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
• Đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ
+ Vận động hợp lý trong hiện tại và sau này: Có những bài tập thể dục nhẹ nhàng,
có thể tham gia một số hoạt động giải trí khi tình trạng bệnh cho phép
+ Theo dõi và kiểm tra bất chợt về việc thực hiện của bố mẹ có đúng hướng dẫn
khơng



×