Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

(TIỂU LUẬN) tiểu luận quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.3 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

BÁO CÁO
Chủ nghĩa Mac- Lenin về nhà nước

MỤC LỤC
Lời giới thiệu............................................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU SỬ CÁC MAC VÀ V.I. LÊ NIN................................................................................. 2

CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC....................................................11
CHƯƠNG 3:ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC....................................... 12
CHƯƠNG 4: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC................................................14


CHƯƠNG 5:LIÊN HỆ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM..................................... 20

2|Page


LỜI GIỚI THIỆU
Figure 1

Làn sóng văn minh thứ ba đang được loài người tới một kỉ nguyên
mới, mở ra nhiều khả năng để nhân loại tìm ra những con đường tối ưu hơn
để phát triển trong tương lai. Đứng trước sự phát triển ấy ta cũng không thể
nào không công nhận được công lao to lớn của triết học Mác – Lênin hiến
cho nền văn minh nhân loại phát triển nên một bước lớn để đạt được thành
tựu như hiện nay.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước có giá trị khoa


học, cách mạng và thực tiễn to lớn, là nền tảng tư tưởng và phương pháp
luận cho cơng cuộc đổi mới nói chung, trong xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa như ở Việt Nam, Trung Quốc,…
Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, nhóm em đã chọn chủ đề : “ quan điểm
của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước “ . Bài của nhóm em được chia
thành các phần :
Nguồn gốc nhà nước
Bản chất nhà nước
Đặc trưng nhà nước
Chức năng nhà nước

Liên hệ với nhà nước Việt Nam

3|Page


TIỂU SỬ MÁC – LÊNIN
Tiểu sử Các Mác

1.
-

Các Mác (Karl Heinrich Marx) sinh ngày 05/5/1818 tại Triơ,
thành phố Rê-na-ni, thuộc nước Phổ xưa (nay là nước Ðức). Sau
khi tốt nghiệp Trung học, Mác vào học Đại học Tổng hợp ở Bon,
rồi sau đó học ở trường Đại học Tổng hợp Béc-lanh. Tại đây, Mác
học luật, lịch sử và triết học.

-


Tháng 10/1842, Mác trở thành chủ bút của Báo Rê-na-ri của giai
cấp tư sản cấp tiến ở Đức. Trong các bài báo, Mác đã phê phán
các chính phủ đương thời ở Đức, Anh, Pháp và bênh vực quyền
lợi của nông dân, phát biểu những tư tưởng triết học của mình.

-

Tháng 10/1843, Mác đến ở Paris (Pháp), tiếp tục viết báo, đến
tháng 9/1844, Mác gặp Ăng-ghen. Tình bạn vĩ đại và cuộc đấu
tranh chung của hai người vì sự nghiệp của giai cấp cơng nhân
bắt đầu từ đây.

-

Các Mác và Ăng-ghen tích cực tham gia sinh hoạt với các nhóm
cách mạng ở Paris. Hai ông đấu tranh quyết liệt chống mọi thứ
học thuyết của chủ nghĩa xã hội tư sản và tiểu tư sản, đồng thời đã
sáng lập ra lý luận và sách lược của chủ nghĩa xã hội vô sản cách
mạng, hay là chủ nghĩa cộng sản. Năm 1845, Mác bị trục xuất
khỏi Paris vì bị coi là một nhà cách mạng nguy hiểm. Mác sang ở
Bruy-xen (nước Bỉ).

-

Mùa Xuân 1847, Mác và Ăng-ghen gia nhập Liên minh những
người cộng sản. Đó là tổ chức đầu tiên mang tính chất quốc tế của
phong trào công nhân, gồm nhiều nhà lãnh đạo của các hội công
nhân ở Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hung-ga-ri, Ba-lan… Theo yêu cầu

4|Page



của Đại hội lần thứ hai của Liên minh họp vào tháng 11/1847 ở
Luân Đôn (nước Anh), Mác và Ăng-ghen thảo bản Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản, xuất bản tháng 02/1848. Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản là văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
-

Năm 1848, Mác bị trục xuất khỏi nước Bỉ và về ở Paris, rồi về ở
Đức, xuất bản tờ Báo Rê-na-ni mới. Bị truy tố trước tòa án, Mác
lại bị trục xuất và sang ở Paris. Tháng 6/1849, Mác lại bị trục
xuất khỏi Paris và sang ở Luân Đôn cho đến khi mất.

-

Năm 1867, quyển đầu tiên của bộ Tư bản ra đời, đây là bộ sách
gối đầu giường của những người vô sản giác ngộ. Bộ Tư bản nêu
ra lý luận về sự phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư
bản; nó chứng minh bằng lý luận hết sức chặt chẽ và chính xác
“lịch sử đẫm máu của chủ nghĩa tư bản”, sự sụp đổ tất yếu của
chủ nghĩa tư bản, sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản. Bộ
Tư bản xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho chủ nghĩa xã hội,
làm cho chủ nghĩa xã hội từ chỗ là “chủ nghĩa xã hội không
tưởng” của các nhà tư tưởng trước Mác trở thành “chủ nghĩa xã
hội khoa học”.

-

Cuộc đời chiến đấu quyết liệt và không mệt mỏi chống mọi kẻ thù

của giai cấp vô sản, chống lại các thứ trào lưu tư tưởng không vô
sản và chống vô sản, sự làm việc rất khẩn trương mà công tác lý
luận đòi hỏi, sự nghèo khổ của cuộc sống lưu vong cộng với bệnh
tật và những đau thương trong gia đình làm cho sức khỏe của
Mác ngày càng suy yếu. Ngày 14/3/1883, Mác yên giấc nghìn thu
trên chiếc ghế bành, trước bàn làm việc.

2.

Tiểu sử V.I. Lênin

5|Page


-

Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) sinh ngày 22 tháng
Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk).

-

Năm 1887, V. I. Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được
nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại
học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học
Tổng hợp Kazan. Tại đây, V. I. Lênin tham gia nhóm cách mạng
trong sinh viên, do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh
viên, tháng Chạp 1887, V. I. Lênin bị đuổi học.

-


Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mácxít. V. I.
Lênin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai
năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V. I. Lênin đã thi đỗ tất cả các
mơn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp
Kazan với tư cách thí sinh tự do.

-

Sau khi tốt nghiệp khoa luật V. I. Lênin làm trợ lý luật sư ở
Samara. Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong
cuốn Thế nào là những người bạn dân và học chiến đấu chống
lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm 1899,
trong cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, V. I. Lênin
được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Mácxít ở Nga.

-

Mùa thu 1895, V. I. Lênin thành lập ở Pêtecbua (Peterburg) Hội
liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp cơng nhân, tập hợp các
nhóm cách mạng ở Pêtecbua.

-

Đêm mồng 9 tháng Chạp năm 1895, do bị tố giác, nhiều hội viên
của Hội liên hiệp, trong đó có V. I. Lênin bị cảnh sát bắt. Sau 14
tháng bị cầm tù, tháng Hai năm 1897, V. I. Lênin bị đi đày 3 năm
ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày, V.
I. Lênin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn
khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899).


6|Page


-

Năm 1900, thời hạn lưu đày của V. I. Lênin kết thúc. Người lại
tập hợp những người Mácxít cách mạng thành lập đảng. Chính
quyền Nga hồng cấm V. I. Lênin sống ở Thủ đô và các thành phố
lớn. Năm 1903, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng
công nhân xã hội dân chủ Nga. V. I. Lênin phát biểu phải xây
dựng một đảng Mácxít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả
năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đơng
ủng hộ V. I. Lênin gọi là những người Bơnxêvich (Bolshevik),
nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị
viện gọi là những người Menxêvich (Menshevik).

-

Tháng Tư năm 1905, tại Luân Đôn tiến hành Đại hội lần thứ III
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, V. I. Lênin được bầu là Chủ
tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra
do V. I. Lênin đứng đầu. Tháng Mười Một năm 1905, V. I. Lênin
bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga.

-

Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V. I. Lênin đưa ra
khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng.

-


Sau cách mạng Tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai
chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản
(chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xôviết các đại
biểu cơng nhân và binh sĩ (chun chính vơ sản). Những mâu
thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi
phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống
chính trị nước Nga.

-

Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng 7 năm 1917),
V. I. Lênin buộc phải về vùng Pazzliv để tránh sự truy lùng của
Chính phủ lâm thời.Từ nơi hoạt động bí mật, V. I. Lênin thường
xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga.

7|Page


-

Đầu tháng Tám năm 1917, Đại hội lần thứ VI Đảng Công nhân xã
hội dân chủ Nga họp công khai ở Pêtrôgrat, V. I. Lênin tuy không
tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua
đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Trong
thời gian này, V. I. Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách
mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính
quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang. Ngày 23 tháng Mười
năm 1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V. I. Lênin đề ra
được Hội nghị Uỷ ban trung ương Đảng Công nhân xã hội dân

chủ Nga thông qua.

-

Tối ngày 6 tháng Mười Một năm 1917, V. I. Lênin đến Cung điện
Smolnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7
tháng Mười một năm 1917, toàn thành phố Pêtecbua nằm trong
tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 tháng Mười Một
1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã tồn thắng. Chính quyền
đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do
Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời.

-

V. I. Lênin đã có cơng lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu
tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can
thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong
nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
nước Nga. V. I. Lênin thi hành chính sách đối ngoại Xơ Viết, đề
ra những ngun tắc cùng tồn tại hồ bình giữa các quốc gia có
chế độ xã hội khác nhau. V. I. Lênin là người sáng lập Quốc tế
Cộng sản (1919).

-

Năm 1922, V. I. Lênin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại
hội nghị tồn thể Xơ Viết đại biểu thành phố Mátxcơva (ngày 20
tháng Mười một năm 1922), V. I. Lênin tin tưởng rằng thi hành

8|Page



chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa. Tháng Chạp năm 1922 đến tháng Ba năm 1922, V. I. Lênin
đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật
ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà
ít mà tốt, Thư gửi Đại hội.
-

Ngày 21 tháng Tư năm 1924, V. I. Lênin qua đời ở làng Gorki,
gần thủ đô Mátxcơva.

-

9|Page


CHƯƠNG 1:
NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC THEO
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1.

Về nguồn gốc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước nảy
sinh từ xã hội và là sản phẩm có điều kiện của xã hội lồi người.
Nhà nước khơng ra đời ngay từ khi xã hội lồi người mới xuất
hiện mà chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất
định. Đó là giai đoạn có sự phân chia con người thành giai cấp,
thành kẻ giàu, người nghèo, thành người tự do, chủ nô và nơ lệ,
thành kẻ giàu có đi bóc lột và kẻ nghèo khó bị bóc lột, tức là

thành những lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội
khác biệt nhau, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau; đồng thời có sự
tích tụ của cải và tập trung quyền lực vào tay một số ít người, một
lực lượng xã hội nào đó. Trong lịch sử xã hội lồi người đã có
thời kỳ chưa có nhà nước, đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy,
song tất cả những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của
nhà nước lại nảy sinh trong thời kỳ này.
Nhà nước ra đời đáp ứng yêu cầu duy trì trật tự và thống trị xã hội
của giai cấp thống trị, để cho cuộc đấu tranh giai cấp không đi
đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội, để duy trì xã
hội trong vịng “trật tự”. Lênin cho rằng, khi trong xã hội xuất
hiện “biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được”
thì nhà nước ra đời; rằng “bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào

10 | P a g e


mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều
hịa được”.
Như vậy có thể khẳng định, ngun nhân sâu xa của sự xuất hiện
nhà nước là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới dư
thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
và về của cải, còn nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự xuất hiện nhà
nước là do sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt khơng thể
điều hịa được.

CHƯƠNG 2:
BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC
Figure 2


Thơng thường, giai cấp thống trị có quyền lực kinh tế trong xã hội
là giai cấp lập ra và sử dụng nhà nước như là cơng cụ để duy trì
trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp mình.
Ph.Ăngghen cho rằng: “Vì nhà nước nảy sinh ra từ nhu cầu phải
kiềm chế những sự đối lập giai cấp; vì nhà nước đồng thời cũng
nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của các giai cấp ấy, cho nên theo
lệ thường, nhà nước là nhà nước của giai cấp, có thế lực nhất, của
các giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng
trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm
được những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp
bức.
Như vậy, về bản chất, nhà nước là một tổ chức chính trị của một
giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và
đàn áp sự phản kháng của cá giai cấp khác.
11 | P a g e


Nhà nước dù có tồn tại dưới hình thức nào thì cũng phản ánh và
mang bản chất giai cấp để phân biệt nhà nước với các tổ chức xã
hội khác, cần phải nhận biết các đặc trưng của nhà nước.

CHƯƠNG 3:
ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
Figure 3

1.

Nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính
lãnh thổ.




Nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính khơng phụ thuộc
vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính... Việc phân chia này
dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước.
Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, nhà nước thực thi
quyền lực chính trị của mình trên tồn vẹn lãnh thổ. Mỗi nhà nước
có một lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ ấy lại phân thành các đơn vị
hành chính như tỉnh, quận, huyện, xã,… Dấu hiệu lãnh thổ xuất hiện
dấu hiệu quốc tịch.

2.

Nhà nước thiết lập quyền công cộng đặc biệt.



Nhà nước thiết lập một quyền lực cơng cộng đặc biệt khơng cịn hòa
nhập với dân cư trong chế độ thị tộc nữa mà hầu như tách rời khỏi xã
hội. Quyền lực công cộng này là quyền lực chung. Chủ thể là giai
cấp thống trị chính trị, xã hội.



Để thực hiện quyền lực quản lý xã hội, nhà nước phải có một tầng
lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, lớp người này được tổ chức

12 | P a g e



thành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy đại diện cho
quyền lực chính trị có sức mạnh cưỡng chế duy trì địa vị giai cấp
thống trị, bắt giai cấp khác phục tùng theo ý chí của giai cấp thống
trị.

3.

Nhà nước có chủ quyền quốc gia.



Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền, thể hiện trong
đối nội và đối ngoại.
Trong đối nội: Nhà nước có quyền lực tối cao đối với mọi
người, mọi tổ chức trong lãnh thổ quốc gia, không chịu ảnh
hưởng và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một quốc gia nào
khác.
Trong đối ngoại: Nhà nước có sự độc lập hồn tồn trong
chính sách và các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa,... với
nước ngồi. Nhà nước có quyền tự do và độc lập quyết định
các cơng việc của mình, tôn trọng chủ quyền của các nhà nước
khác, tôn tringj các quy phạm của luật quốc tế.



Chủ quyền là thuộc tính vốn có của Nhà nước. Trong xã hội có giai
cấp, khơng có một tổ chức hoặc cá nhân nào có chủ quyền như Nhà
nước.

4.


Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản
lý bắt buộc đối với mọi cơng dân.


Để giữ gìn trật tự và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị, Nhà
nước phải trực tiếp xây dựng các quy phạm để điều chỉnh các
quan hệ xã hội quan trọng, buộc các chủ thể khi tham gia quan hệ
đó phải xử sự đúng ý chí của Nhà nước. Nhà nước đảm bảo thực

13 | P a g e


hiện các quy phạm pháp luật đó bằng sức mạnh cưỡng chế của
Nhà nước. Pháp luật trở thành một công cụ sắc bén không thể
thiếu được trong tay Nhà nước để quản lý xã hội.


Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau; khơng
thể có Nhà nước mà thiếu pháp luật và ngược lại. Chỉ có Nhà
nước mới có quyền ban hành pháp luật và cũng chính Nhà nước
bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.

5.

Nhà nước có quyền quy định và thực thi việc thu
các loại thuế.


Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, đảm bảo cho phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội, giải quyết công việc chung của xã hội, mọi nhà
nước phải quy định và thực hiện việc thu các loại thế dưới các
hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Thuế
là khoản đóng góp bắt buộc của các công dân và các tổ chức kinh
tế trên lãnh thổ quốc gia vào ngân sách nhà nước, đây là nguồn
thu nhập chủ yếu của Nhà nước.

CHƯƠNG 4:
CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC
Figure 4



Khái niệm: Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu
của nhà nước thể hiện bản chất nhà nước và nhằm thực hiện những
mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong giai đoạn phát triển
cụ thể. Gồm có hai chức năng chính:

14 | P a g e


1.

Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội.


Chức năng thống trị chính trị chịu sự quy định bởi tính giai cấp
của nhà nước. Là cơng cụ thống trị giai cấp, nhà nước thường
xuyên sử dụng bộ máy quyền lực để duy trì sự thống trị đó thơng
qua hệ thống chính sách và pháp luật. Bộ máy quyền lực của nhà

nước từ trung ương đến cơ sở, nhân danh nhà nước duy trì trật tự
xã hội, đàn áp mọi sự phản kháng của giai cấp bị trị, các lực
lượng chống đối nhằm bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp
thống trị.



Chức năng xã hội: được biểu hiện ở chỗ nhà nước nhân danh xã
hội làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về xã hội, điều hành các công
việc chung của xã hội như: giao thông, y tế, giáo dục,... để duy trì
sự ổn định của xã hội trong “trật tự” theo quan điểm của giai cấp
thống trị.

2.

Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.



Chức năng đối nội: Chức năng đối nội là những mặt hoạt động
chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.

-

Ví dụ : Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế
độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà
nước.
Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội.


-

Đây là một trong những chức năng căn bản nhất của nhà nước ta.
Muốn tiến hành sự nghiệp đổi mới thuận lợi, Nhà nước ta phải bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên tồn bộ đất nước.
Nhà nước phải có đủ sức mạnh và kịp thời đập tan mọi âm mưu

15 | P a g e


chống đối của các thế lực thù địch, đảm bảo điều kiện ổn định cho
Nhân dân sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, Nhà nước phải quan tâm
xây dựng các lực lượng an ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng
thời phải “phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tính
tích cực cách mạng của khối đại đồn kết tồn dân, phối hợp lực
lượng quốc phịng và an ninh trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh,
trật tự” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, Nxb.ST, H1991, tr.87).
Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.
-

Đây là một trong những chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quan trọng; bởi vì, việc thực hiện chức năng này thể hiện
trực tiếp bản chất của nhà nước kiểu mới, nhà nước của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân. Đồng thời, việc thực hiện chức năng này
sẽ đảm bảo sức mạnh của Nhà nước trong việc thực hiện tất cả các
chức năng khác của Nhà nước, quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của
bản thân Nhà nước và chế độ. Đảng ta nhấn mạnh “Nhà nước có mối
liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng
nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế

và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham
nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của
nhân dân”(Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.ST, H.1991, tr19).

Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
-

Đây là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa quan
trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng
khác của Nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà
nước tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình,

16 | P a g e


do đó, bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng
cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Mục đích của chức năng này là
nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh
và thống nhất, thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội bằng pháp luật.
Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.
-

Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng
hàng đầu và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
nhằm xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát
triển cao.


-

Nhà nước ta là người đại diện cho ý chí, quyền lực của Nhân dân lao
động, là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; là
người nắm trong tay các cơng cụ, phương tiện quản lý (chính sách,
kế hoạch, pháp luật, tài chính, ngân hàng…) và quản lý việc sử dụng
tài sản quốc gia. Trên cơ sở đó, Nhà nước có đủ điều kiện để tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trong nước cũng như
hợp tác quốc tế.

Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục.
-

Xã hội mới mà Nhân dân ta đang xây dựng là xã hội do Nhân dân lao
động làm chủ; có nền kinh tế phát triển trên cơ sở một nền khoa học và
công nghệ tiên tiến; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
con người được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột, bất cơng, có cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân.
Muốn xây dựng xã hội đó, Nhà nước ta phải tổ chức, quản lý sự nghiệp
giáo dục đào tạo, văn hóa, phát triển khoa học và cơng nghệ. Đó là
quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, phát huy vai trị
then chốt của khoa học và cơng nghệ. Đó là những động

17 | P a g e


lực trực tiếp của sự phát triển, tạo điều kiện cần thiết cho việc thực
hiện các chức năng khác của Nhà nước vừa nhằm tổ chức quản lý
văn hóa, khoa học, giáo dục vừa nhằm thực hiện những nhiệm vụ

kinh tế xã hội. Trước mắt, cần chuẩn bị cho đất nước bước vào
những giai đoạn phát triển tiếp theo trong tương lai, hòa nhập với sự
phát triển của nền văn minh thế giới.


Chức năng đối ngoại: Thể hiện vai trò của nhà nước trong quan
hệ với các nhà nước và dân tộc khác.

-

Ví dụ : Phịng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập
các mối bang giao với các quốc gia khác …

-

Nhà nước ta thực hiện chức năng đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, mở rộng hợp tác quốc
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với phong trào cách
mạng thế giới. Đảng ta nhấn mạnh: “Mục tiêu của chính sách đối
ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu
tranh chung của nhân loại thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.ST,
H.1991, tr19).
Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
-

Tất cả chức năng đối nội của nhà nước chỉ có thể được triển khai

thực hiện tốt khi Tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Vì vậy, bảo vệ
Tổ quốc là chức năng cực kỳ quan trọng nhằm giữ gìn thành quả
cách mạng, bảo vệ cơng cuộc xây dựng hịa bình của nhân dân,
tạo điều kiện ổn định triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.

18 | P a g e


Chức năng củng cố, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các
nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước
khác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hịa
bình, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
-

Tư tưởng chỉ đạo thực hiện chức năng này của Nhà nước ta là,
trên cơ sở kiên trì đường lối độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế,
“nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hịa
bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế
thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cơng cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII, Nxb.ST, H1991, tr.88).
Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư
bản, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống chính sách gây chiến
và chạy đua vũ trang, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến

bộ xã hội.

-

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của mỗi nước phụ thuộc
vào nhiều vào cộng đồng thế giới. Vì vậy, bất cứ nhà nước tiến bộ
nào cũng đều có nghĩa vụ ủng hộ phong trào cách mạng và tiến
bộ trên thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không tách
rời sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới. Ngày nay,
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

19 | P a g e


CHƯƠNG 5:
LIÊN HỆ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Figure 5

1.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Thời gian ra đời:
Nhà nước Việt Nam Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân
Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng
nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn
kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn
hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dươi sư lanh đao cua Đang Công san Viêt Nam do
Chu tich Hô Chi Minh sang lâp va ren luyên, Nhân dân ta tiến
hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì đơc lâp, tự
do của dân tơc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng
Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc Tun ngơn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng
y chi và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè
trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ
Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to

20 | P a g e


lớn, có ý nghĩa lịch sử trong cơng cuộc đơi mơi, đưa đât nươc đi
lên chủ nghĩa xã hội ( hiến pháp 2013).


Đặc điểm của nhà nước Việt Nam :

-

Theo điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức...”. Nên Nhà nước Việt
Nam có những đặc điểm sau:

Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền
XHCN
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước được
tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc đề cao quyền nhân dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước Việt Nam thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp
và luật trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam được xây dựng gắn với một xã hội công dân, xã hội
dân sự.
Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước.
Nhà nước pháp quyền XHCN được xây dựng dưới sự lãnh đạo
của Đảng CSVN.
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân:

21 | P a g e


+

Tất cả các quyền lực nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
đều thuộc về nhân dân và nhân dân sử dụng quyền lực nhà
nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
Các cơ quan nhà nước Việt Nam nhận quyền lực từ nhân
dân thông qua con đường bầu cử

+


Quốc hội và HĐND ở Việt Nam là những cơ quan đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu
ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.



Chức năng:

-

Chức năng đối nội :
Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính
trị, trật tự an tồn xã hội.
Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.
Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.
Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục.

-

Chức năng đối ngoại:
Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Chức năng củng cố, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với
các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các
nước khác theo ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại
hịa bình, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau.
Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các

nước tư bản, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và
mới. Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống chính sách gây

22 | P a g e


chiến và chạy đua vũ trang, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội.

2.

Nhà nước tư bản chủ nghĩa



Lịch sử ra đời:
-

Vào thế kỉ XV, XVI, nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến
Tây Âu chuyển sang giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Phương
thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng chế độ
phong kiến ngày càng lớn mạnh.

-

Sản xuất hàng hóa phát triển, các ngành thủ cơng nghiệp ngày
càng mở rộng, sản phẩm nông nghiệp cũng bị lôi cuốn vào việc
trao đổi hàng hóa trên thị trường. Tình trạng cát cứ và nền kinh tế
tự cung tự cấp của các lãnh địa phong kiến bị loại bỏ, nhà nước

phong kiến trung ương tập quyền tập trung quyền lực vào tay vua
được giai cấp tư sản làm hậu thuẫn đã được xác lập. Đồng thời
cuối thế kỉ XV, XVI, do nhu cầu mở rộng buôn bán, giới thương
nhân châu Âu đã tìm ra con đường mới sang châu Á, vịng quanh
châu Phi và tìm ra châu Mỹ. Với những phát kiến địa lý đó, làm
cho cơng nghiệp và thị trường châu Âu sôi động hẳn lên. Giai cấp
tư sản dần hình thành và ngày càng có thế lực lớn về kinh tế.

-

Tuy nhiên những đặc quyền chính trị vẫn cịn nằm trong tay giai
cấp phong kiến. Khơng cam chịu, giai cấp tư sản là một giai cấp
tiên tiến trong xã hội lúc bấy giờ, đại diện cho một phương thức
sản xuất mới, đã lãnh đạo quần chúng lao động lật đổ nhà nước
phong kiến, mở đường phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và

23 | P a g e


thiết lập nhà nước chun chính của mình. Bước tiếp vĩ đại ấy
được thông qua một loạt cuộc cách mạng tư sản (Hà Lan- cuối thế
kỉ XVI, Anh- nửa sau thế kỉ XVII, Mỹ và Pháp- thế kỉ XVIII,
Nhật, Ý và nhiều nước khác- thế kỉ XIX).
-

Các cuộc cách mạng tư sản đã đảo lộn trật tự chế độ phong kiến,
đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, xây dựng nên thượng
tầng chính trị - pháp lý tư sản. Một kiểu nhà nước và pháp luật
mới ra đời, đó là nhà nước và pháp luật tư sản.




Như vậy, nhà nước tư sản ra đời là kết quả tất yếu sự phát triển của

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và kết quả trực tiếp của cách
mạng tư sản.
-

Sự xuất hiện phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa, nhà
nước tư sản và nền dân chủ tư sản là một tiến bộ lịch sử lúc bấy
giờ. (Mác đã từng chỉ rõ: “Đó là thắng lợi của chế độ xã hội mới,
thắng lợi của chế độ sở hữu tư sản đối với chế độ sở hữu phong
kiến, thắng lợi chế độ phân phối tài sản đối với chế độ phường
hội, thắng lợi của chế độ phân phối tài sản đối với chế độ thừa kế
của người con trưởng, thắng lợi của hiện tượng ruộng đất phụ
thuộc vào người sở hữu đối với hiện tượng người sở hữu phụ
thuộc vào ruộng đất, thắng lợi của giáo dục đối với người mê tín,
thắng lợi của gia đình đối với tơng tộc, thắng lợi của cơng nghiệp
đối với thói lười biếng anh hùng, thắng lợi của pháp quyền tư sản
đối với đặc quyền trung cổ.”)

-

Các nguyên tắc của nhà nước tư sản về chế độ lập hiến, chế độ đại
nghị, phân chia, đối trọng quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư
pháp được thừa nhận là bước tiến lớn lao trong lịch sử phát triển về
tổ chức chính trị của xã hội. Nhưng về bản chất, cũng như

24 | P a g e



các kiểu nhà nước trước đó, nhà nước tư sản là nhà nước của giai
cấp bóc lột, duy trì và bảo vệ quyền tư hữu của giai cấp tư sản.


Đặc điểm:

-

Nhà nước tư sản khơng can thiệp vào q trình sản xuất và trao đổi
tư bản.
Nhà nước tư sản trong thời kì này gần như đứng ngồi đời sống
chính trị, xã hội tư bản chủ nghĩa và chỉ can thiệp khi có sự lung
lay của chế độ tư hữu.
Phần lớn hiến pháp tư sản đều ghi nhận và bảo vệ tuyệt đối quyền
sở hữu tư sản.
Cá nhân nhà tư bản hầu như có đầy đủ quyền trong kinh doanh và
bóc lột người lao động.

-

Bộ máy nhà nước tư sản không lớn bằng thời kì chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
Vì mục tiêu của nhà nước tư sản không phải là thủ tiêu bóc lột, xác
lập quyền bình đẳng cho tất cả cơng dân. Cách mạng tư sản chỉ đưa
một nhóm bóc lột này thay cho nhóm bóc lột khác nên nó khơng
cần triệt tiêu nhà nước cũ.
Nó cải tạo, sử dụng các bộ phận cơ quan nhà nước cũ để phục vụ
cho nền chun chính bằng bạo lực của mình.


-

Trong thời kì này, hình thức nhà nước tư sản phổ biến là quân chủ
Nghị viện.



Chức năng của nhà nước tư bản

-

Một là: Bảo vệ chế độ tư hữu tư bản là chức năng cơ bản của
nhà nước tư sản → Quan hệ sản xuất tư bản muốn tồn tại, thì nó
phải dựa trên chế độ tư hữu của giai cấp tư sản và chế độ bóc lột sức

25 | P a g e


×