Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN rối loạn nhân cách và tội phạm lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.79 KB, 21 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm lý học và tội phạm có mối liên hệ với nhau theo những cách nhất định. Một mặt
là có những người phạm tội với tâm lý có vấn đề nghiêm trọng và mặt khác có những bệnh
nhân tâm thần có thể phạm tội khi bị rối loạn tâm lý. Rối loạn tâm lý hay còn được gọi là rối
loạn nhân cách là một hành vi lâu dài dựa trên các trải nghiệm nội tâm, các áp lực xã hội,
các tác động từ môi trường xung quanh và các hành vi khách biệt đáng kể so với văn hóa xã
hội chuẩn mực. Vì vậy câu hỏi về mối liên hệ giữa rối loạn nhân cách và hành vi phạm tội là
rất quan trọng và cần được xem xét sâu sắc. Vì vậy, nhóm em xin chọn đề bài số 3: “Rối
loạn nhân cách và tội phạm: Lí luận và thực tiễn” làm đề tài cho bài tập nhóm của nhóm
mình.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I – Lý luận chung về rối loạn nhân cách và tội phạm:
1.

Rối loạn nhân cách:

1.1. Khái niệm:
Nhân cách hay tính cách, là cách thức hành vi cố định của một người và là cách sống,
cách cư xử và cách phản ứng trong cuộc sống hàng ngày, đây là sự tổng hợp của mọi đặc
tính tâm lý. Sự hình thành nhân cách có quan hệ mật thiết với tính chất sinh lý bẩm sinh và
mơi trường sống cùng các yếu tố khác. Tuổi thơ đóng vai trị quan trọng trong việc hình
thành nhân cách, khi nhân cách đã hình thành, nó tương đối ổn định. Tuy vậy, những sự kiện
lớn trong cuộc đời cùng những trải nghiệm sống cũng có thể thay đổi một phần nhân cách.
Rối loạn nhân cách (tiếng Anh: Personality disorders) là một tập hợp các trạng thái
bất biến của quá trình sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn đi lệch ra ngồi nền văn
hóa tương quan với người bệnh, có tính chi phối và cứng nhắc. Vì nhân cách sai lệch, bệnh
nhân thường phải chịu đựng đau khổ hoặc khiến cho người khác đau khổ, điều này gây ảnh
hưởng tiêu cực cho cá nhân và xã hội. Nhân cách bất thường gây trở ngại cho cảm xúc và ý
chí của người bệnh, làm mất đi sự thống nhất trong hành vi, và khiến họ cảm thấy bất
thường với cộng đồng. Rối loạn nhân cách thường bắt đầu từ tuổi nhi đồng, tuổi dậy thì, hay


1


1

tuổi trưởng thành, và tiếp tục đến tuổi trưởng thành và thậm chí là suốt cuộc đời.
Rối loạn nhân cách có thể là một trong những yếu tố gây nên các bệnh tâm thần. Trên
lâm sàng, có thể thấy rằng một số dạng rối loạn nhân cách và một số bệnh tâm thần có liên
quan mật thiết. Ví dụ: nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt trước đó đã có biểu hiện của rối
loạn nhân cách.
1.2.

Đặc điểm:

Rối loạn nhân cách được phân loại thành ba nhóm hành vi: Nhóm hành vi kỳ qi/lập
dị, nhóm hành vi kịch tính/nhiều cảm xúc/bất định, nhóm hành vi lo âu. Thơng thường,
người mắc rối loạn nhân cách có những đặc tính chung sau:

2

Một là, Rối loạn tính cách bắt đầu từ tuổi nhi đồng hoặc thiếu niên. Khơng có thời
gian bắt đầu cụ thể và khơng có q trình phát triển và phát hiện bệnh.
Hai là, Có thể có các tổn thương chức năng não, nhưng thường thì khơng có bệnh lý
rõ rệt về sự thay đổi hình thái của hệ thần kinh.
Ba là, Các hành vi bền vững và ăn sâu bộc lộ qua sự đáp ứng cứng nhắc và sai lệch rõ
rệt trong các hoàn cảnh cá nhân và xã hội khác nhau.Tính cách cá nhân có sự bất ổn cảm
xúc, thiếu tự chủ, thiếu khả năng hợp tác với người khác.
Bốn là, Rối loạn nhân cách chủ yếu biểu hiện cảm xúc và hành vi bất thường, nhưng
khơng có khuyết điểm rõ ràng trong nhận thức và trí tuệ. Thường khơng có ảo giác và hoang
tưởng, có thể phân biệt với các bệnh tâm thần.

Năm là, Những người mắc chứng rối loạn nhân cách thường không nhận thức được
về những khuyết điểm nhân cách của mình, nên họ thường thất vọng về giao tiếp, về cuộc
sống chuyên nghiệp và cảm xúc, thường làm tổn thương người khác và chính mình.
Sáu là, Người bị rối loạn nhân cách có thể đương đầu với cơng việc hàng ngày và
cuộc sống, có thể nhận thức hậu quả của hành vi của họ, và cũng hiểu được một phần cách
đánh giá của mọi người trong xã hội về hành vi của họ, về chủ quan họ thưởng cảm thấy đau
1 Dr. Hung (2020), Bài viết: Rối loạn nhân cách là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, Dr của bạn,
truy cập lần cuối 21:40 ngày
16/02/2022.
2 Dr. Hung (2020), Bài viết: Rối loạn nhân cách là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, Dr của bạn,
truy cập lần cuối 21:40 ngày
16/02/2022

2


khổ.
Bảy là, Các phương pháp điều trị đều khơng có hiệu quả rõ rệt.
1.3.

Ngun nhân:

Hiện tại có rất ít nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh rối loạn nhân cách. Một số giả thuyết
được đưa ra bao gồm các vấn đề từ thời thơ ấu như bị ngược đãi, thiếu cha hoặc mẹ, sao lãng
trong việc chăm sóc và bị tổn thương. Các yếu tố về thần kinh và gen như chấn thương não
hay thiếu chất serotonin cũng được cho là một phần nguyên nhân. Cũng có thể là do dùng
một số loại thuốc, như Ritalin chẳng hạn.
1.4.

Phân loại:


Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Phiên bản thứ năm (DSM-5)
liệt kê 10 loại rối loạn nhân cách riêng biệt. DSM-5 nhóm 10 loại rối loạn nhân cách thành 3
nhóm (A, B, và C), dựa trên các đặc điểm tương tự. Tuy nhiên, sự hữu ích lâm sàng của các
nhóm này vẫn chưa được thiết lập.
•Nhóm A được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị. Nhóm A bao gồm các rối
loạn nhân cách sau đây với các đặc tính riêng biệt của từng rối loạn:
-Paranoid: Không tin tưởng và nghi ngờ
-Phân liệt: Mất quan tâm đến người khác
-Loại phân liệt: Ý tưởng và hành vi lập dị
•Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường. Nhóm B
bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc tính riêng biệt của từng rối
loạn:
-Chống đối xã hội: Thiếu trách nhiệm với xã hội, không tôn trọng người khác, lừa
dối, và thao túng người khác vì lợi ích cá nhân
-Ranh giới: Khơng chịu được sự cơ đơn và rối loạn điều chỉnh cảm xúc
-Kịch tính: Tìm kiếm sự chú ý
-Tự yêu bản thân: Dựa trên sự rối loạn điều chỉnh, lòng tự trọng dễ bị tổn thương
và sự tự cao
•Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi. Nhóm C bao gồm các rối
loạn nhân cách sau đây với các đặc tính riêng biệt của từng rối loạn:
3


-Né tránh: Né tránh sự tiếp xúc giữa các cá nhân do tính nhạy cảm về sự bị từ chối
-Phụ thuộc: Tính phục tùng và nhu cầu phải được chăm sóc
-Ám ảnh nghi thức: Chủ nghĩa hồn hảo, cứng nhắc, và sự bướng bỉnh
2.

Tội phạm:


2.1. Khái niệm:
Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại Điều 8, Bộ luật Hình sự 2015: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vơ
ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
2.2.

Đặc điểm:

Về bản chất pháp lý thì tội phạm là một trong 4 loại vi phạm pháp luật, trong đó tội
phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên phải chứa đựng đầy đủ các đặc điểm của vi phạm
pháp luật nói chung. Song bên cạnh đó nó cịn mang các đặc điểm có tính đặc thù riêng của
nó để dựa vào đó có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, đó là:
Thứ nhất, Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
Bất kỳ một hành vi vi phạm nào cũng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng đối
với tội phạm thì tính nguy hiểm cho xã hội ln ở mức độ cao hơn so với các loại vi phạm
pháp luật khác.
Để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chúng ta phải
cân nhắc, xem xét, đánh giá một cách toàn diện các yếu tố sau: Tính chất của quan hệ xã hội
bị xâm phạm; Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; Mức độ thiệt hại gây
ra hoặc đe dọa gây ra; Hình thức và mức độ lỗi; Động cơ và mục đích phạm tội; Nhân thân
người phạm tội; Hồn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra; Các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, Tính có lỗi.
4



Một người thực hiện hành vi phạm tội luôn bị đe dọa phải áp dụng hình phạt - là biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Mục đích của hình phạt theo luật hình sự Việt Nam là
khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ. Mục đích
này chỉ đạt được nếu hình phạt được áp dụng đối với người có lỗi khi thực hiện hành vi
phạm tội.
Thứ ba, Tính trái pháp luật hình sự.
Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong Bộ luật Hình
sự. Đặc điểm này đã được pháp điển hố tại Điều 2 Bộ luật Hình sự “chỉ người nào phạm
một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, một
người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu nhưng hành vi đó chưa được quy
định trong Bộ luật Hình sự thì khơng bị coi là tội phạm.
Đặc điểm này có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là tránh việc xử lý tuỳ tiện của
người áp dụng pháp luật. Về phương diện lý luận nó giúp cho cơ quan lập pháp kịp thời bổ
sung sửa đổi Bộ luật Hình sự theo sát sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội để cơng tác
đấu tranh phịng chống tội phạm đạt hiệu quả.
Thứ tư, Tính phải chịu hình phạt.
Đặc điểm này khơng được nêu trong khái niệm tội phạm mà nó là một dấu hiệu độc
lập có tính quy kết kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự.
Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng bị
đe dọa phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Thứ năm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
Đây là dấu hiệu về chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Theo đó, chủ thể
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó là
người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật và không thuộc trường hợp
mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi do mắc bệnh. Năng lực trách
nhiệm hình sự là năng lực pháp lí được Nhà nước xác định và thể hiện chính sách hình sự
của Nhà nước.
II


– Thực tiễn rối loạn nhân cách và tội phạm:
1.

Các loại rối loạn nhân cách nguy hiểm:
5


1.1.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD):

1.1.1 Khái niệm:
Rối loạn nhân cách chống xã hội (tiếng Anh: Antisocial personality disorder, hay viết
tắt là ASPD) là một trạng thái khơng bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự
khó hoặc khơng thích ứng thường xun với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Đây là
một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách. Khơng quá ngạc nhiên khi các nghiên cứu
chỉ ra rằng rối loạn nhân cách chống xã hội có tỷ lệ cao ở tù nhân (những người thường có
hành vi bạo lực), tương tự như vậy người lạm dụng rượu và các chất gây nghiện cũng được
ghi nhận là có nhiều khả năng mắc hơn so với cộng đồng.

3

1.1.2. Nguyên nhân:
Cả hai yếu tố di truyền và mơi trường (ví dụ, lạm dụng trong thời thơ ấu) đều góp
phần vào sự phát triển của rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Một cơ chế có thể là sự hiếu
chiến mang tính xung động, liên quan đến chức năng vận chuyển serotonin bất thường.
Không quan tâm đến sự đau đớn của người khác trong thời thơ ấu có liên quan với hành vi
chống đối xã hội vào giai đoạn sau của thời kì thanh thiếu niên.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội phổ biến hơn trong số những họ hàng bậc 1 của

bệnh nhân so với trong dân số chung. Nguy cơ phát triển rối loạn này tăng lên ở cả trẻ được
nhận nuôi và cả trẻ là con đẻ của cha mẹ có rối loạn.
Nếu rối loạn hành vi kèm theo rối loạn tăng động/giảm chú ý phát triển trước 10 tuổi,
nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong giai đoạn trưởng thành sẽ tăng
lên. Nguy cơ rối loạn hành vi phát triển thành rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể
tăng lên khi cha mẹ lạm dụng hoặc bỏ bê đứa trẻ hoặc không nhất quán trong kỷ luật hoặc
trong cách làm cha mẹ (ví dụ chuyển từ sự ấm áp và hỗ trợ thành sự lạnh lùng và phê bình).
1.1.3. Đặc điểm hành vi:
Những người có rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường:

4

3 Bài viết: Antisocial Personality Disorder (ASPD, APD), />truy cập lần cuối 21:50 ngày 16/02/2022.
4 Bài viết: RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI (ASPD), truy cập lần cuối 22:00 ngày 16/02/2022.

6


-Có thể bắt đầu biểu hiện triệu chứng trong thời thơ ấu; những hành vi đó có thể là
đốt lửa, ngược đãi động vật và chống đối người có quyền;
-Thường gặp các vấn đề pháp lý do không tuân thủ các chuẩn mực xã hội và thiếu
quan tâm đến quyền của người khác;
-Thường hành động bốc đồng và không xem xét hậu quả của hành động;
-Thể hiện sự hung hăng và cáu kỉnh thường dẫn đến các cuộc ẩu đả thể chất;
-Khó cảm thơng với người khác;
-Thể hiện sự thiếu hối hận về hành vi gây tổn hại;
-Thường có các mối quan hệ không tốt hoặc lạm dụng với người khác và có nhiều
khả năng lạm dụng hoặc bỏ bê con cái của họ;
-Thường xuyên nói dối và lừa dối người khác vì lợi ích cá nhân.
Những đặc điểm này thường dẫn đến những khó khăn lớn trong nhiều lĩnh vực cuộc

sống. Về cốt lõi, việc khơng có khả năng xem xét suy nghĩ, cảm xúc và động cơ của người
khác có thể dẫn đến sự coi thường và gây hại cho người khác.
Khi trưởng thành, chứng rối loạn này có thể gây hại cho cả người sống chung và
những người tiếp xúc với họ. Những người có rối loạn nhân cách chống đối xã hội có nhiều
khả năng tham gia vào các hành vi mạo hiểm, các hoạt động nguy hiểm và hành vi phạm tội.
Họ thường được mô tả là vô lương tâm và không cảm thấy hối hận hoặc ăn năn về những
hành động có hại của mình.
1.1.4. Vụ án điển hình - Vụ án Henry Lee Lucas:
Henry Lee Lucas (1936-2001) là một trong những kẻ giết người hàng loạt khát máu
và bạo lực nhất trong lịch sử nước Mỹ. Và hắn ta là một người mắc chứng rối loạn nhân
cách chống đối xã hội điển hình. Tên tội phạm thú nhận đã giết hơn 100 người trong khoảng
thời gian từ năm 1960 đến 1970 ở các bang Florida, Oklahoma, West Virginia và Louisiana.
Tuy nhiên, trách nhiệm của anh ta chỉ có thể được xác nhận ở ba trong số những cái chết đó.
Một trong những nạn nhân đó là mẹ ruột của anh ta.
Cha của Henry tên là Anderson Lucas và do một tai nạn tàu hỏa mà ơng đã mất cả hai
chân của mình. Ơng ta suốt ngày ở nhà khơng làm gì ngồi việc say xỉn mỗi ngày. Mẹ của
Henry tên là Viola Lucas và bà là một gái điếm. Bà ta là một người phụ nữ rất độc đoán và
7


có tính xấu, đã từng lạm dụng thể xác, tình cảm và thậm chí lạm dụng tình dục Henry, cũng
như chồng của mình. Bà đã phải hứng chịu những cơn giận dữ liên tục, và sẽ xả lên người
đầu tiên bà nhìn thấy. Mới đầu, sự ngược đãi nhắm vào người chồng nghiện rượu và tàn tật
của bà , nhưng sau đó đã hướng bạo lực về phía Henry. Đến nỗi cậu bé đã bị mất mắt trái khi
còn nhỏ vì một trận địn. Những trận địn liên tục này cũng khiến cậu bé không phát huy
được đúng năng lực trí tuệ của mình. Ngồi việc liên tục bị đánh đập và hành hạ tâm lý,
Viola còn bắt con trai mình phải ăn mặc như con gái. Bà ta sẽ cho cậu bé đến trường mặc
váy và để kiểu tóc có vịng.
Vì vậy, ngay từ khi cịn nhỏ, Henry đã trở thành đối tượng bị chế giễu ở trường, không chỉ vì
khn mặt dị dạng mà cịn vì trang phục. Và như thể vẫn chưa đủ, bà mẹ còn bắt cậu bé phải

chứng kiến cảnh cô ta làm công việc của một gái điếm. Những tổn thương này đã quyết định
đến hành vi tàn bạo sau này của hắn.
Sự kinh hồng mà hắn ta đã trải qua từ khi cịn là một đứa trẻ đã khiến hắn có những trải
nghiệm tình dục đầu tiên vào năm 13 tuổi. Khi cịn trẻ, kẻ giết người đã có xu hướng tình
dục lệch lạc.
Những cuộc gặp gỡ tình dục đầu tiên khơng phải với người mà là với động vật. Kẻ tâm thần
từng cưỡng hiếp cừu và chó. Và trong khi thực hiện hành vi của mình, anh ta đã cắt cổ
chúng. Nhiều năm sau, hắn ta kể lại, hắn cảm thấy vô cùng thích thú khi nhìn chúng chết dần
chết mịn. Ngay từ thời thơ ấu, Henry đã gắn tình dục với cái chết.
Khi đang thụ án vì cái chết của mẹ mình, Henry Lee Lucas được bác sĩ tâm lý chẩn đoán là
một đối tượng bị bệnh tật, người thường xuyên bị hành hạ bởi cảm giác tự ti và bất an. Anh
ta là một kẻ tâm thần, bạo dâm, thích tự tử và lệch lạc tình dục.
Vào thời điểm đó, khi anh ta đang ở trong trại tâm thần, đã phải chịu kỹ thuật sốc điện, một
tình huống phá hủy những gì nhân cách nhỏ mà anh ta vẫn cịn sót lại.
1.2.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD):

1.2.1. Khái niệm:
Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder- PPD) là loại rối
loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường xuyên nghi ngờ người khác. Các cá nhân
bị ảnh hưởng bởi rối loạn nhân cách hoang tưởng có một sự nghi ngờ chung rằng mọi người
8


đều ra ngồi để ngược đãi họ. Tình trạng này thường khơng kéo dài thành rối loạn tâm thần
tồn diện như tâm thần phân liệt.
1.2.2. Nguyên nhân:
Hiện nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra PPD. Tuy nhiên,
gen di truyền và cấu trúc sinh học (như có tiền sử mắc bệnh tâm thần và rối loạn ảo tưởng)

có thể khiến bạn dễ mắc PPD hơn. Ngoài ra, trải nghiệm thời thơ ấu như bị đánh đập, lạm
dụng được cho là một trong những nguyên nhân lây bệnh bởi người lớn có thể nhớ lại trải
nghiệm rối loạn này từ khi cịn rất nhỏ. Họ có thể đã trải qua cảm giác khơng an tồn, nghi
ngờ ở thời thơ ấu và nó theo họ đến tuổi trưởng thành.
1.2.3. Đặc điểm hành vi:
Đặc điểm chính của rối loạn nhân cách hoang tưởng chính là:
-Đa nghi (Suspect)
-Khơng tha thứ, thù dai (Unforgiving)
-Nghi ngờ người khác lợi dụng, hãm hại mình (Suspect)
-Nóng tính, dễ tấn cơng người khác (Perceives attacks on character)
-Kẻ thù hay bạn bè? Không tin vào lịng trung thành (Enemies or Friend?)
-Khơng muốn tâm sự với người khác (Confiding – Reluctance)
-Cảm thấy bị đe dọa ngay cả từ những hành động bình thường (Threatening
meaning read in benign remarks)
Mỗi chữ cái trong bảy gạch đầu dòng trên tạo thành chữ ‘SUSPECT’ – Nghi ngờ,
cũng chính là đặc điểm nổi bật riêng biệt của bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng. Mặc dù
người thường ai cũng có nghi ngờ những người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng
nghi ngờ tột độ dẫn đến gây hại cho người khác và hủy hoại các mối quan hệ cá nhân của
người đó. Sẽ khơng phải là bất thường khi ai đó nghi ngờ để đề phịng và bảo về chính mình.
Chỉ khi những đặc trưng này trở nên kém linh hoạt, làm suy yếu đi đáng kể các chức năng
sống của họ, làm cho người đó có cảm thấy đau khổ thì mới được xác định là hội chứng rối
loạn.

9


5

1.2.4. Vụ án điển hình – Vụ án Seung-Hui Cho:
Seung Hui Cho khơng có một chẩn đốn chính thức về chứng bệnh tâm thần mà mắc

phải, mà chỉ tồn tại giả thuyết trong đó có PPD được nhiều nhà tâm lý học đồng ý nhất. Khi
còn bé, Cho là một đứa trẻ im lặng, lạnh lùng và dường như có chút xa cách với gia đình.
Anh ta chuyển đến Mỹ sinh sống vào năm 8 tuổi, lúc học tiểu học, anh ta được bạn bè và
thầy cô nhận xét là một học sinh ngoan và giỏi tốn, tuy có chút cơ độc nhưng đó là do Cho
chọn như vậy. Khi lên trung học và cấp ba thì Cho bị bạn bè cùng trang lứa bắt nạt và chọc
ghẹo. Có một lần thầy giáo dọa là sẽ cho anh ta ở lại lớp nếu anh ta không chịu tham gia
thảo luận cùng bạn thì Cho mới chịu mở miệng nhưng nói rất nhỏ, rời rạc và trầm thấp như
thể hắn đang ngậm cái gì trong miệng vậy. Lúc học đại học, Cho được giáo viên nhận xét là
học sinh cá biệt, có vấn đề. Cho học chuyên ngành anh văn nhưng những bài Cho viết lúc
nào cũng tối tăm, u ám và dọa dẫm. Có lần Cho cịn bị giáo viên mời ra khỏi lớp vì hành vi
của anh ta gây ảnh hưởng đến lớp học và các sinh viên. Cho bị tố cáo là theo dõi hai sinh
viên nữ và còn chụp những bức ảnh từ chân hướng lên của các bạn nữ khác. Có một lần Cho
gửi tin nhắn có ý định tự tử tới bạn cùng phịng của mình. Người bạn này báo cảnh sát và
Cho bị giám sát. Tuy Cho bị tòa bắt đi khám bác sĩ tâm lý nhưng sau hai lần khám thì họ đề
nghị không giữ anh trong viện tâm thần mà cho điều trị tại nhà. Vào 7h15’ sáng ngày 16
tháng 4 năm 2007, Cho cầm theo hai khẩu súng bắn chết bạn cùng phịng của mình và bắt
đầu cuộc thảm sát đẫm máu khiến toàn nước Mỹ rung động và làm dấy động lên làn sóng
u cầu kiểm sốt nghiêm ngặt hơn về súng và tình trạng sức khỏe, đặc biệt là tình trạng tâm
lý của học sinh sinh viên khi nhập học (Vì ở Mỹ, hồ sơ sức khỏe chỉ có bác sĩ và bệnh nhân
được biết, bác sĩ không được đưa hồ sơ bệnh án cho bất kỳ đoàn thể, cơ quan nào mà khơng
có sự đồng ý của bệnh nhân, do đó trường học khơng có hồ sơ sức khỏe của học sinh, sinh
viên, cũng như không hề biết về tình trạng tâm lý của họ).
Seung Hui Cho trở thành hung thủ gây nên tội ác đã nói trên, cuộc thảm sát đại học
công nghệ Virginia. Bức thư nằm trong gói đồ Cho gửi cho đài NBC cùng ngày cuộc thảm
sát xảy ra chứa đầy giận dữ:

5

Xem thêm chi tiết vụ án tại: />
10



“Các người có cả trăm tỷ cơ hội để ngăn chặn điều này xảy ra nhưng các người
không làm. Các người quyết định để tôi đổ máu. Các người ép tôi vào bước đường cùng, chỉ
cho tôi một sự lựa chọn duy nhất. Quyết định đã nằm trong tay các người. Và bây giờ những
đôi tay ấy sẽ đẫm ướt máu tươi mà không bao giờ gột rửa cho sạch được.”
“Cảm ơn, vì các người mà tơi có thể chết như Chúa Jesu, người đã truyền cảm hứng
cho các thế hệ yếu đuối và không thể tự bảo vệ bản thân.”
Chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng của hung thủ Cho được biểu hiện qua một số
triệu chứng như nghi ngờ người khác muốn hại mình, muốn mình đổ máu, cách ly gia đình
và xã hội, suy nghĩ lệch lạc, hành vi q khích, vượt mức bình thường, đổ thừa mọi sự bất
hạnh của mình là do người khác mang lại.
1.3.

Rối loạn nhân dạng phân ly (Rối loạn đa nhân cách):

1.3.1. Khái niệm:
Rối loạn nhân dạng phân ly, trước đây được gọi là rối loạn đa nhân cách, là một loại
rối loạn phân ly đặc trưng bởi ≥ 2 trạng thái nhân cách (hay còn gọi là người thay đổi, trạng
thái tự thân, hoặc nhân dạng) thay đổi. Rối loạn bao gồm việc khơng có khả năng nhớ lại các
sự kiện hàng ngày, thông tin cá nhân quan trọng, và/hoặc các sự kiện sang chấn hoặc stress,
tất cả đều không bị mất khi qn bình thường.
6

1.3.2. Ngun nhân:
Ngun nhân chính xác gây rối loạn đa nhân cách vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên
qua các nghiên cứu đã được thực hiện, các chuyên gia nhận thấy, bệnh lý này có liên quan
đến sang chấn tâm lý mạnh vào thời thơ ấu. Chính sang chấn này khiến bệnh nhân hình
thành nhiều nhân cách tách biệt để trốn tránh thực tế hoặc bảo vệ bản thân. Cũng chính vì
vậy mà nhân cách được phát triển thường trái ngược với nhân cách chính.

Các nguyên nhân, yếu tố có thể gây ra chứng rối loạn đa nhân cách:
Sang chấn tâm lý thời thơ ấu: Các sang chấn tâm lý mạnh từ thời thơ ấu như bị lạm
dụng tình dục, tình cảm, thể chất, bố mẹ mất sớm, gia đình gặp tai nạn kinh hồng,… có thể
6 Bài viết: Rối loạn đa nhân cách (MPD): Nguyên nhân, biểu hiện và chữa trị, />
da-nhan-cach1070.html#:~:text=R%E1%BB%91i%20lo%E1%BA%A1n%20%C4%91a%20nh%C3%A2n%20c%C3%A1ch%20
%28Multiple%20Personality%20Disorder,sang%20ch%E1%BA%A5n%20t%C3%A2m%20l%C3%BD%20t%E1%
BB%AB%20th%E1%BB%9Di%20th%C6%A1%20%E1%BA%A5u, truy cập lần cuối 22:20 ngày 16/02/2022.

11


gia tăng nguy cơ mắc bệnh đa nhân cách. Khi đối mặt với sang chấn khi còn quá nhỏ, trẻ bắt
đầu hình thành những suy nghĩ, đánh giá phức tạp về bản thân và những người xung quanh.
Theo thời gian, cảm xúc, ký ức và tri giác có thể trở nên tách biệt. Kết quả là dần hình thành
nhiều nhân cách trong cùng một cá thể.
Các yếu tố nguy cơ: Ngoài sang chấn tâm lý, nguy cơ mắc bệnh rối loạn đa nhân
cách tăng lên đáng kể khi có một số yếu tố như tiền sử gia đình mắc các rối loạn tâm thần
nói chung và rối loạn đa nhân cách nói riêng, cấu trúc não bộ bất thường, mất cân bằng các
yếu tố sinh hóa,…
Hiện nay, các nghiên cứu về căn nguyên bệnh chưa cho thấy những bằng chứng xác
thực để đưa ra bất cứ khẳng định nào. Tuy nhiên, sang chấn tâm lý là yếu tố không thể phủ
nhận vai trò trong cơ chế bệnh sinh của rối loạn đa nhân cách.
7

1.3.3. Đặc điểm hành vi:
Một số triệu chứng là đặc trưng của rối loạn nhân dạng phân ly:


Đa nhân dạng:


Trong hình thái bị chiếm hữu, nhiều nhân dạng xuất hiện một cách rõ ràng đối với các
thành viên trong gia đình và đồng nghiệp. Bệnh nhân nói và hành động theo một cách rõ
ràng khác biệt, như thể một người hoặc một sinh vật đã tiếp quản. Nhân dạng mới có thể là
của một người khác (thường là người đã chết, có lẽ trong một giai đoạn kịch tính) hoặc của
một linh hồn siêu nhiên (thường là một con quỷ hoặc thần), những người có thể yêu cầu sự
trừng phạt cho các hành động trong quá khứ.
Trong hình thái khơng bị chiếm hữu các nhân dạng khác nhau thường không rõ ràng
đối với người quan sát. Thay vào đó, bệnh nhân cảm thấy bị giải thể nhân cách; nghĩa là họ
cảm thấy không thực, bị loại khỏi bản thân, và tách rời khỏi các quá trình thể chất và tinh
thần của họ. Bệnh nhân nói rằng họ cảm thấy như một người quan sát cuộc sống của họ, như
thể họ đang xem mình trong một bộ phim mà họ khơng kiểm sốt được (mất tác dụng cá
nhân). Họ có thể nghĩ rằng cơ thể của họ cảm thấy khác nhau (ví dụ, giống như của một đứa
7 Bài viết: Rối loạn nhân dạng phân ly, />%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-ph%C3%A2n-ly/r%E1%BB
%91i-lo%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-d%E1%BA%A1ng-ph%C3%A2n-ly?query=r%E1%BB%91i%20lo
%E1%BA%A1n%20%C4%91a%20nh%C3%A2n%20c%C3%A1ch, truy cập lần cuối 22:20 ngày 16/02/2022.

12


trẻ nhỏ hoặc người khác giới) và không thuộc về họ. Họ có thể có những suy nghĩ, xung
động và cảm xúc bất ngờ mà dường như không thuộc về họ và có thể biểu hiện dưới dạng
các luồng tư tưởng khó hiểu hoặc như tiếng nói. Một số biểu hiện có thể nhận ra được bởi
người quan sát. Ví dụ, thái độ, quan điểm và sở thích của bệnh nhân (ví dụ như về thực
phẩm, quần áo, hoặc sở thích) có thể đột nhiên thay đổi, sau đó thay đổi lại.
Những người có rối loạn nhân dạng phân ly cũng gặp phải sự xâm phạm vào các hoạt
động hàng ngày của họ khi có sự thay đổi về nhân dạng hoặc sự can thiệp của một trạng thái
nhân dạng trong hoạt động của nhân dạng khác. Ví dụ, trong cơng việc, một nhân dạng tức
giận có thể bất ngờ la lớn vào một đồng nghiệp hoặc sếp.



Quên:

Bệnh nhân thường có quên phân ly. Nó thường biểu hiện dưới dạng: Khoảng trống
trong ký ức về các sự kiện cá nhân trong quá khứ (ví dụ, thời gian trong thời thơ ấu hoặc
thanh thiếu niên, tử vong của người họ hàng); Nhầm lẫn trong các ký ức có căn cứ tin cậy
(ví dụ, những gì đã xảy ra ngày hơm nay, kỹ năng học tốt như cách sử dụng máy tính);
Khám phá bằng chứng về những điều họ đã làm hoặc nói nhưng khơng có ký ức về việc làm
và / hoặc dường như khơng giống với chính họ; Các khoảng thời gian có thể bị mất.
Bệnh nhân có thể khám phá các đồ vật trong túi mua sắm của họ hoặc các mẫu chữ
viết tay mà họ khơng có hoặc nhận ra. Họ cũng có thể thấy mình ở những nơi khác nhau từ
nơi mà họ nhớ lần cuối và khơng có ý tưởng tại sao hoặc làm thế nào họ đến đó. Khơng
giống như những bệnh nhân rối loạn stress sau sang chấn, bệnh nhân rối loạn nhân dạng
phân ly quên đi những sự kiện hàng ngày cũng như những sự kiện stress hoặc sang chấn.
Bệnh nhân thay đổi nhận thức của họ về sự quên. Một số cố gắng che giấu nó. Việc
quên có thể được nhận ra bởi những người khác khi bệnh nhân không thể nhớ những điều họ
đã nói và làm hoặc thơng tin cá nhân quan trọng, chẳng hạn như tên của họ.


Các triệu chứng khác:

Ngồi việc nghe thấy tiếng nói, bệnh nhân có rối loạn nhân dạng phân ly có thể có ảo
giác thị giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Do đó, bệnh nhân có thể bị chẩn đốn sai bằng
một rối loạn loạn thần. Tuy nhiên, các triệu chứng ảo giác này khác với những ảo giác điển
hình của rối loạn loạn thần như tâm thần phân liệt. Bệnh nhân có rối loạn nhân dạng phân ly
13


trải qua những triệu chứng này như đến từ một nhân dạng thay thế (ví dụ, như thể ai đó
muốn khóc sử dụng mắt của họ, nghe tiếng nói của một nhân dạng khác chỉ trích họ).
Trầm cảm, lo âu, lạm dụng chất, tự làm tổn thương, tự cắt xén, các cơn co giật không

phải động kinh, và hành vi tự sát thì phổ biến, cũng như rối loạn chức năng tình dục.
Việc chuyển đổi các nhân dạng và các rào chắn thuộc về quên giữa chúng thường dẫn
đến cuộc sống hỗn độn. Nói chung, bệnh nhân cố gắng giấu hoặc giảm thiểu các triệu chứng
và ảnh hưởng của họ đối với người khác.
1.3.4. Vụ án điển hình – Vụ án Billy Milligan:
William Stanley Milligan, tên thường gọi là Billy Milligan, sinh năm 1955, mắc hội
chứng rối loạn đa nhân cách.

8

Năm 1975, Milligan bị bắt vì tội danh ăn cướp và hiếp dâm nhưng sau đó được ân xá
năm 1977. Tháng 10/1977, Milligan lại bị bắt vì bắt cóc ba phụ nữ từ khuôn viên Đại học
9

bang Ohio và hãm hiếp họ. Một trong những phụ nữ nói với điều tra viên rằng kẻ hiếp dâm
nói giọng Đức, mặc dù Milligan sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Một người khác nói kẻ hiếp dâm có
vẻ tốt bụng và nếu ở hồn cảnh khác, cơ có thể xem xét việc hẹn hò với anh ta, theo
Columbus Dispatch.
Milligan bị cáo buộc bắt cóc, cướp có vũ khí và hiếp dâm. Trong quá trình chuẩn bị
biện hộ, Milligan đã được kiểm tra tâm lý và bác sĩ kết luận Milligan bị rối loạn đa nhân
cách. Họ phát hiện có 10 nhân cách thay nhau kiểm soát anh này, mỗi nhân cách đều có tên
riêng. Milligan đã vẽ một số nhân cách trong các bức tranh.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng Milligan mắc chứng rối loạn đa nhân cách do bị lạm
dụng tình dục và tra tấn bởi cha dượng là Chalmer kể từ khi còn nhỏ. Chalmer phủ nhận tất
cả những cáo buộc và không bị buộc tội.
Luật sư của Milligan đã biện hộ trước tòa rằng anh ta phạm tội khi đang mất trí. Họ
nói rằng Billy Milligan thật "khơng có mặt" khi các vụ phạm tội xảy ra. Milligan đã "ngủ"

8
9


Cuộc đời của hắn đã được viết thành sách với tiêu đề "The Minds of Billy Milligan".
Vụ án này được chuyển thể thành phim “Monsters Inside: The 24 Faces of Billy Milligan”.

14


phần lớn thời gian và các tội ác do hai nhân cách Ragen

10

và Adalana

11

gây ra. Milligan là

người đầu tiên được trắng án với lý do rối loạn đa nhân cách.
Sau khi được trắng án, Milligan được đưa đi điều trị tâm thần. Các bác sĩ đã khám
phá thêm 13 nhân cách khác. Đây là những nhân cách bị Ragen và Arthur

12

đè nén, khơng

cho phép kiểm sốt cơ thể vì từng mắc lỗi hay khiến Milligan gặp rắc rối. Họ được gọi là
"những nhân cách bị ghét bỏ".
2.

Quy định của pháp luật Việt Nam trong xử lý người phạm tội mắc bệnh tâm


thần:
Tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định, người phạm tội khi đang mắc bệnh tâm thần,
một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình thì sẽ khơng
phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đã phạm.
Để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh
tâm thần hay khơng, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu đây là một trong những trường
hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (tại khoản 1 Điều 206). Nếu kết quả giám định cho
thấy người này thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì Cơ
quan tiến hành tố tụng căn cứ vào kết quả giám định để đưa họ vào một cơ sở điều trị
chuyên khoa bắt buộc chữa bệnh mà khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình
đã thực hiện.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần
phạm tội, họ vẫn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp kết luận của
hội đồng giám định y khoa kết luận rằng họ chỉ bị hạn chế năng lực hành vi chứ không phải
mất.
10

Ragen là nhân cách thứ ba: Ragen Vadascovinich là "người giữ lịng hận thù". Ragen mơ tả mình là người Nam
Tư, có thể viết và nói tiếng Serbia. Ragen rất khỏe và thường kiểm soát cơ thể vào những lúc nguy hiểm. Anh ta thừa
nhận đã đi ăn cướp nhưng khơng biết gì về các vụ hãm hiếp.
11 Allen là nhân cách thứ tư: Allen là người chuyên lừa đảo và là nhân cách thường xuất hiện khi chủ thể nói
chuyện với người khác. Anh ta thích chơi trống và vẽ chân dung. Allen là nhân cách duy nhất thuận tay phải và hút
thuốc lá.
12 Arthur là nhân cách thứ hai: Arthur là một người Anh rất tinh tế và hiểu biết rộng. Anh ta là một chuyên gia về
khoa học và y học, đặc biệt là về huyết học. Arthur thường kiểm sốt cơ thể vào những lúc địi hỏi tư duy trí tuệ.


15


Đồng thời, theo tinh thần của Điều 21 Bộ luật Hình sự hiện hành, người bị bệnh tâm
thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong
trong lúc đang mắc bệnh. Cịn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hồn
tồn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức
hoặc điều khiển hành vi thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm
thần, Tịa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa
bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định tại
khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015.
Cần lưu ý rằng, mặc dù có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, về
trách nhiệm dân sự, người tâm thần (thông qua người đại diện hợp pháp) vẫn phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự cho gia đình các nạn nhân.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu về rối loạn nhân cách là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá
trình nghiên cứu tâm lý học tội phạm. Từ đó, có thể cho chúng ta thấy tội phạm có thể mắc
bệnh tâm lý nhưng khơng phải người mắc bệnh tâm lý nào cũng sẽ là tội phạm mà đôi khi
trong thực tế xã hội, điều ngược lại vẫn thường xuyên diễn ra. Do đó, việc nghiên cứu rối
loạn nhân cách và tội phạm sẽ là một yếu tố góp phần ngăn ngừa, phịng chống các dấu hiệu
bỏ lọt tội phạm./.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;


2.

Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2018;
3.

Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2016;
4.

Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2019;
5.

Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần chung,

Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2018;
6. Dr. Hung (2020), Bài viết: Rối loạn nhân cách là gì? Triệu chứng, nguyên nhân

cách

điều

trị,

Dr


của

bạn,

/>
cach/#Tong_quan_ve_roi_loan_nhan_cach , truy cập lần cuối 21:40 ngày
16/02/2022;
7.

Bài

viết:

Antisocial

Personality

Disorder

(ASPD,

APD),

, truy cập lần cuối 21:50
ngày 16/02/2022;
8. Bài viết: RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI (ASPD),
, truy cập lần cuối 22:00 ngày 16/02/2022;
9.

Bài viết: Rối loạn đa nhân cách (MPD): Nguyên nhân, biểu hiện và chữa trị,


/>3%A2n%20c%C3%A1ch%20%28Multiple%20Personality%20Disorder,sang%20ch
%E1%BA%A5n%20t%C3%A2m%20l%C3%BD%20t%E1%BB%AB%20th%E1%
BB%9Di%20th%C6%A1%20%E1%BA%A5u , truy cập lần cuối 22:20 ngày
16/02/2022;
10. Bài viết: Rối loạn nhân dạng phân ly, />
%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i17


lo%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/r%E1%BB%91i- lo%E1%BA
%A1n-ph%C3%A2n-ly/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-d
%E1%BA%A1ng-ph%C3%A2n-ly?query=r%E1%BB%91i%20lo%E1%BA%A1n
%20%C4%91a%20nh%C3%A2n% 20c%C3%A1ch , truy cập lần cuối 22:20 ngày
16/02/2022.

18


13

PHỤ LỤC 1: Rối loạn nhân cách hoang tưởng và hành vi phạm tội
Trong một mẫu 106 đối tượng có biểu hiện rối loạn nhân cách hoang tưởng, bao gồm
4 phụ nữ và 102 nam giới, chúng tơi tìm thấy 79 đối tượng có nhân cách hoang tưởng đơn lẻ
và 27 đối tượng mắc chứng rối loạn hoang tưởng có liên quan. Độ tuổi trung bình tại thời
điểm phạm tội là 41 đối với những người mắc chứng rối loạn nhân cách đơn lẻ và 49 đối với
những người mắc chứng rối loạn hoang tưởng hoang tưởng. Cả hai nhóm đều có tiền đề
pháp y (41%, 11/27 trường hợp rối loạn hoang tưởng hoang tưởng và 51%, 40/79 trường hợp
rối loạn nhân cách hoang tưởng đơn lẻ). Tiền sử tâm thần ở nhóm rối loạn nhân cách hoang
tưởng (59%, 16/27) thường xuyên hơn so với nhóm rối loạn nhân cách hoang tưởng đơn lẻ
(13%, 10/79). Tiền sử nghiện có thể so sánh về lạm dụng rượu (26% ở cả hai nhóm) và các

chất khác (7,5%, 2/27 người rối loạn hoang tưởng hoang tưởng và 9%, 7/79 trường hợp rối
loạn nhân cách hoang tưởng đơn lẻ). So sánh giữa hai nhóm cho thấy sự khác biệt đáng kể
về loại tội phạm hình sự được thực hiện (Kiểm định chính xác của Fisher: P = 0,0003, alpha
risk <0,0001). Các hành vi phạm tội do tác giả ảo tưởng thực hiện chủ yếu là bạo lực bằng
lời nói hoặc thể chất, bao gồm cả tội giết người (44%, 27/12) và thường tập trung vào kẻ bức
hại được chỉ định. Bạo lực tình dục rất hiếm. Mặt khác, rối loạn nhân cách hoang tưởng có
liên quan đến nhiều loại tội phạm hơn. Do đó, tội phạm tình dục (bao gồm 28 vụ cưỡng hiếp,
35%, 28/79) gần như thường xuyên như tội giết người và cố gắng giết người (38%, 30/79).
Sự đa dạng của các hành vi phạm tội đã được tìm thấy trong tiền án pháp y của họ. Trong
những chủ đề này, logic của sự tồn năng có thể đã thống trị logic của sự trả thù. So sánh
giữa hai nhóm cho thấy sự khác biệt đáng kể về loại tội phạm hình sự được thực hiện (Kiểm
định chính xác của Fisher: P = 0,0003, alpha risk <0,0001). Các hành
vi phạm tội do tác giả ảo tưởng thực hiện chủ yếu là bạo lực bằng lời nói hoặc thể chất, bao
gồm cả tội giết người (44%, 27/12) và thường tập trung vào kẻ bức hại được chỉ định. Bạo
lực tình dục rất hiếm. Mặt khác, rối loạn nhân cách hoang tưởng có liên quan đến nhiều loại
tội phạm hơn. Do đó, tội phạm tình dục (bao gồm 28 vụ cưỡng hiếp, 35%, 28/79) gần như
thường xuyên như tội giết người và cố gắng giết người (38%, 30/79). Sự đa dạng của các
hành vi phạm tội đã được tìm thấy trong tiền án pháp y của họ. Trong những chủ đề này,
13 truy cập lần cuối 22:30 ngày 16/02/2022.

19


logic của sự tồn năng có thể đã thống trị logic của sự trả thù. So sánh giữa hai nhóm cho
thấy sự khác biệt đáng kể về loại tội phạm hình sự được thực hiện (Kiểm định chính xác của
Fisher: P = 0,0003, alpha risk <0,0001). Các hành vi phạm tội do tác giả ảo tưởng thực hiện
chủ yếu là bạo lực bằng lời nói hoặc thể chất, bao gồm cả tội giết người (44%, 27/12) và
thường tập trung vào kẻ bức hại được chỉ định. Bạo lực tình dục rất hiếm. Mặt khác, rối loạn
nhân cách hoang tưởng có liên quan đến nhiều loại tội phạm hơn. Do đó, tội phạm tình dục
(bao gồm 28 vụ cưỡng hiếp, 35%, 28/79) gần như thường xuyên như tội giết người và cố

gắng giết người (38%, 30/79). Sự đa dạng của các hành vi phạm tội đã được tìm thấy trong
tiền án pháp y của họ. Trong những chủ đề này, logic của sự tồn năng có thể đã thống trị
logic của sự trả thù. 0003, rủi ro alpha <0,0001). Các hành vi phạm tội do tác giả ảo tưởng
thực hiện chủ yếu là bạo lực bằng lời nói hoặc thể chất, bao gồm cả tội giết người (44%,
27/12) và thường tập trung vào kẻ bức hại được chỉ định. Bạo lực tình dục rất hiếm. Mặt
khác, rối loạn nhân cách hoang tưởng có liên quan đến nhiều loại tội phạm hơn. Do đó, tội
phạm tình dục (bao gồm 28 vụ cưỡng hiếp, 35%, 28/79) gần như thường xuyên như tội giết
người và cố gắng giết người (38%, 30/79). Sự đa dạng của các hành vi phạm tội đã được tìm
thấy trong tiền án pháp y của họ. Trong những chủ đề này, logic của sự tồn năng có thể đã
thống trị logic của sự trả thù. 0003, rủi ro alpha <0,0001). Các hành vi phạm tội do tác giả ảo
tưởng thực hiện chủ yếu là bạo lực bằng lời nói hoặc thể chất, bao gồm cả tội giết người
(44%, 27/12) và thường tập trung vào kẻ bức hại được chỉ định. Bạo lực tình dục rất hiếm.
Mặt khác, rối loạn nhân cách hoang tưởng có liên quan đến nhiều loại tội phạm hơn. Do đó,
tội phạm tình dục (bao gồm 28 vụ cưỡng hiếp, 35%, 28/79) gần như thường xuyên như tội
giết người và cố gắng giết người (38%, 30/79). Sự đa dạng của các hành vi phạm tội đã được
tìm thấy trong tiền án pháp y của họ. Trong những chủ đề này, logic của sự tồn năng có thể
đã thống trị logic của sự trả thù. Bạo lực tình dục rất hiếm. Mặt khác, rối loạn nhân cách
hoang tưởng có liên quan đến nhiều loại tội phạm hơn. Do đó, tội phạm tình dục (bao gồm
28
giết

vụ cưỡng hiếp, 35%, 28/79) gần như thường xuyên như tội giết người và cố gắng

người (38%, 30/79). Sự đa dạng của các hành vi phạm tội đã được tìm thấy trong tiền án
pháp y của họ. Trong những chủ đề này, logic của sự tồn năng có thể đã thống trị logic của
sự trả thù. Bạo lực tình dục rất hiếm. Mặt khác, rối loạn nhân cách hoang tưởng có liên quan
20


đến nhiều loại tội phạm hơn. Do đó, tội phạm tình dục (bao gồm 28 vụ cưỡng hiếp, 35%,

28/79) gần như thường xuyên như tội giết người và cố gắng giết người (38%, 30/79). Sự đa
dạng của các hành vi phạm tội đã được tìm thấy trong tiền án pháp y của họ. Trong những
chủ đề này, logic của sự tồn năng có thể đã thống trị logic của sự trả thù.

21



×