Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN phân tích bản chất, đặc điểm của tình cảm từ quy luật về sự hình thành tình cảm, hãy chỉ ra các biện pháp để hình thành những tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.1 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MẠC THỊ NHA TRANG

TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Họ và tên: MẠC THỊ NHA TRANG
Ngày sinh: 16/02/2003
Khóa: 15
Mã sinh viên: 210173801010051

TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2022


3


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………………
5
Câu 1: Phân tích bản chất, đặc điểm của tình cảm? Từ quy luật về sự hình thành
tình cảm, hãy chỉ ra các biện pháp để hình thành những tình cảm tốt đẹp trong các
mối
hội?...........................................................................................................

1.1. Khái niệm tình

1.2. Đặc điểm của t

1.3. Quy luật sự hìn
10

1.4. Biện pháp để h

xã hội……...…
Câu 2: Hãy phân tích các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý học về
vai trò của yếu tố giáo dục trong sự hình thành, phát triển nhân cách? Từ các quan
điểm, cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý học, hãy cho biết quan điểm cá nhân
Anh/Chị về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách?...................15
2.1. Tư tưởng phương Đơng cổ đại về vai trị của giáo dục…………………
15
2.2. Phân tâm học về vai trò của giáo dục…………………………...………
16
2.3. Quan điểm tâm lý học Marxist về vai trò của giáo dục………………..17
4



2.4. Quan điểm tác giả về vai trò của giáo dục dưới góc độ tâm lý
học…….21
DANH

MỤC

TÀI

LIỆU

THAM

KHẢO………….

……………………………….23

5


DANH MỤC VIẾT TẮT

NXB:

Nhà xuất bản

6


NỘI DUNG
Câu 1: Phân tích bản chất, đặc điểm của tình cảm? Từ quy luật về sự hình

thành tình cảm, hãy chỉ ra các biện pháp để hình thành những tình cảm tốt
đẹp trong các mối quan hệ xã hội?
Khi xem một vở kịch, chúng ta không chỉ tri giác (nhìn, nghe…) chúng mà
cịn có những “rung động”, “rạo rực”, những “xao xuyến kèm theo”. Những hiện
tượng tâm lý biểu thị thái độ của con người đối với những cái mà họ nhận thức
được, hoặc tìm ra được gọi là xúc cảm và tình cảm của con người. Đời sống tình
cảm của con người phong phú và phức tạp, đóng vai trị là động lực tâm lý con
người.
1.1.
-

Khái niệm tình cảm
Tâm lý học định nghĩa: “Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm

của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa
của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con người”.
Như vậy, tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý mới – phản ánh cảm xúc. Sự
phản ánh cảm xúc, ngoài những đặc điểm giống với sự phản ánh nhận thức – đều là
sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội –
lịch sử, lại mang những đặc điểm khác căn bản với sự phản ánh nhận thức.
Thứ nhất: Xét về đối tượng phản ánh thì quá trình nhận thức phản ánh bản
thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan; cịn tình cảm phản ánh mối
quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng gắn với nhu cầu, động cơ của con người.
Thứ hai: Xét về phạm vi phản ánh. Bất cứ sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan tác động vào các giác quan của ta đều được phản ánh (nhận thức) với
những mức độ sáng tỏ, đầy đủ, chính xác khác nhau. Nhưng tình cảm chỉ tỏ thái độ
bằng sự rung cảm với những sự vật hiện tượng mà có liên quan với sự thỏa mãn
hay không thỏa mãn gắn với nhu cầu, động cơ của con người.
Thứ ba: Xét về phương thức phản ánh thì nhận thức phản ánh hiện thực
khách quan dưới hình thức những hình ảnh (cảm giác, tri giác; những biểu tượng,

7


trí nhớ, tưởng tượng), những khái niệm (tư duy); cịn tình cảm phản ánh hiện thực
khách quan dưới hình thức những rung động, những trải nghiệm.
Thứ tư: Mức độ thể hiện tính chủ thể trong tình cảm cao hơn, đậm màu sắc cá
nhân hơn so với nhận thức.
Thứ năm: Tình cảm so với nhận thức khó hình thành, hình thành lâu dài,
phức tạp hơn và được diễn ra theo những quy luật khác với q trình nhận thức.
Để có được một loại tình cảm nào đó như tình cảm gia đình, tình bạn… phải

-

có và được biểu hiện qua những xúc cảm của đồng loại. Nói như thế có nghĩa là
tình cảm được hình thành và biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm đều biểu
thị thái độ của con người với thế giới, nhưng xúc cảm và tình cảm cũng có những
điểm khác nhau.
Tình cảm
- Chỉ có ở con người.
- Là một thuộc tính tâm lý.
- Có tính chất xác định và ổn định.
-

Thường hay ở trạng thái tiềm

tàng.
-

Xuất hiện sau.


-

Thực hiện chức năng xã hội:

Giúp con người định hướng và thích
nghi với xã hội với tư cách một nhân
cách.
-

Gắn liền với phản xạ có điều

kiện, với động hình thuộc hệ thống
tín hiệu thứ hai.
8


Tuy khác nhau, nhưng xúc cảm và tình cảm có quan hệ mật thiết với nhau:
Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại (do sự tổng hợp hóa, động
hình hóa, khái qt hóa các cảm xúc đó mà thành) và được thể hiện qua các cảm
xúc. Nói cách khác, xúc cảm là cơ sở, là phương tiện của tình cảm; ngược lại, tình
cảm có ảnh hưởng trở lại, chi phối các cảm xúc của con người.
1.2.

Đặc điểm của tình cảm
Tình cảm với tư cách là một đặc trưng của tâm lý người, có những đặc điểm

sau đây:
-

Tính nhận thức: Tình cảm được hình thành trên cơ sở những cảm xúc của


con người trong quá trình nhận thức về đối tượng. Trong tình cảm, chủ thể ln
nhận thức được nguyên nhân gây ra chúng, nhận thức được rằng tại sao mình có
tình cảm với người này mà khơng có tình cảm với người khác. Ba yếu tố: nhận
thức, rung động và thể hiện cảm xúc làm nảy sinh tình cảm.
Ví dụ: Khi gặp một người ăn xin tới xin tiền thì sẽ cho người đó tiền hoặc trợ
giúp trong mức có thể của mình, nhưng nếu người đó có đủ sức lao động thì sẽ cân
nhắc lại.
Ta cần nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là đúng, cần làm và làm
chủ tình cảm của bản thân mình.
-

Tính xã hội: Tình cảm hình thành ở trong mơi trường xã hội, nó mang tính

xã hội, thực hiện chức năng xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lý đơn
thuần. Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người lao động xã hội và trong sự
giao tiếp giữa con người với nhau như là một thành viên của một nhóm người, một
tập thể hay một cộng đồng.
Ví dụ: Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình nghèo khó, nhận được sự quan
tâm, chăm sóc từ gia đình, thầy cơ, bạn bè… thì tình cảm của nó cũng rất cởi mở,
hịa đồng. Ngược lại, nếu đứa trẻ trên được ni dưỡng trong một gia đình khá giả,
nhưng lại không nhận được sự quan tâm của mọi người, khiến nó sa vào các tệ nạn
xã hội, sống khép mình, khó mở lịng với mọi người xung quanh.
9


Qua ví dụ trên cho thấy sự ảnh hưởng của xã hội đến tư tưởng và tình cảm của
con người. Vì tính xã hội hình thành trong mơi trường xã hội nên gia đình, bạn bè,
nhà trường, xã hội là những mơi trường chính thức tác động trực tiếp tới tình cảm
của mỗi người. Chính những mơi trường này hình thành nên tình cảm mang tính xã

hội. Bên cạnh đó, mơi trường sống, hồn cảnh kinh tế… cũng là tác động hình
thành tình cảm.
-

Tính ổn định: So với xúc cảm, tình cảm là những thái độ ổn định của con

người đối với hiện thực xung quanh và với bản thân. Nó tiềm tàng trong con người
và khi có điều kiện, nó bộc lộ ra ngồi. Do tính ổn định của tình cảm, nếu biết được
những đặc điểm về tình cảm của một người, ta có thể phán đốn được tình cảm của
họ với người xung quanh.
Ví dụ: Lịng u nước tiềm tàng trong mỗi người. Cho dù người đó có đi lập
nghiệp, du lịch hay cư trú tại nước khác thì vẫn ln nhớ về đất nước mình.
Tâm lý mỗi người thường rất ổn định, nó thể hiện nhân cách và tâm hồn của
người đó, và kể cả cách sống của họ.
-

Tính khái qt: Tình cảm được khái qt hóa và động hình hóa từ nhiều

xúc cảm. Tính khái qt phản ánh chính xác thái độ nhất quán của con người đối
với một loạt sự vật, hiện tượng. Chính vì tính khái qt này mà tình cảm được xếp
vào thứ bậc cao hơn xúc cảm.
Ví dụ: Tổng hợp hóa là tổng hợp những chuỗi sự việc lại với nhau, một chuỗi
phản xạ trong tình cảm mẹ - con có tính khái qt. Lúc mới sinh, đứa trẻ chưa có
tình cảm với người mẹ, do có sự chăm sóc của mẹ lúc nó đau, ốm, đói… Sau một
thời gian, đứa trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, dần dần càng thân thiết
với mẹ hơn.
Tình cảm mỗi người bộc lộ khác nhau nhưng mọi người đều có những cung
bậc tình cảm, rung động giống nhau trong cùng một vấn đề, có cách nhìn nhận gần
như giống nhau và được nâng lên thành tâm lý chung.
10



-

Tính đối cực (hay tính hai mặt): Trong tình cảm xuất hiện những xúc cảm

trái ngược nhau ở cùng một tình huống, hồn cảnh. Vui – buồn, hạnh phúc – đau
khổ, yêu – ghét… luôn đi cùng với nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú, phức tạp
trong đời sống tình cảm con người cũng như khiến cho đời sống tình cảm nhiều sắc
thái và thú vị hơn. Nguyên nhân là do sự phức tạp và đa dạng của hệ thống nhu cầu
con người.
Ví dụ: Khi tham gia một cuộc thi, ta vui vì đạt được giải cao, đồng thời cảm
thấy buồn vì bạn mình khơng đạt được giải nào.
Tất cả mọi thứ, kể cả tình cảm đều có tính hai mặt của nó. Nếu như mất đi cái
này thì chắc chắn sẽ nhận được cái kia, cũng giống như cho đi một thứ gì đó thì
chắc chắn sẽ nhận được lại nhiều điều từ người khác.
-

Tính chân thật: Tình cảm phản ánh chính nội tâm thực của con người dù

cho người ấy có cố tình che dấu bằng những “động tác giả bên ngồi”.
Ví dụ: Sau khi trượt đại học, bản thân vẫn cố gượng cười dù rất khó chấp nhận
sự thật, cũng khó để che dấu nỗi buồn trong lời nói và hành động.
Con người dù có cố che dấu đến đâu thì cũng khơng bao giờ che đậy được tình
cảm thật sự của mình.
1.3. Quy luật sự hình thành tình cảm
Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú, đa dạng và cũng rất
phức tạp, điều đó được thể hiện qua các quy luật của tình cảm.
-


Quy luật lây lan: Xúc cảm và tình cảm có thể lây truyền từ người này sang

người khác. Nền tảng của quy luật này là tính xã hộ trong tình cảm con người. Tuy
nhiên, việc “lây lan” tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không là con đường
chủ yếu để hình thành tình cảm.
Ví dụ:
“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”1, “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa”2,
1Tục ngữ
2Danh ngôn

11


“Con nhớ anh nhiều đêm khơng ngủ
Nó khóc làm em cũng khóc theo”3.
Một bạn trong lớp vừa mất người thân nên rất buồn. Khi đi học bạn không thể
tập trung vào bài giảng, sức khỏe sa sút làm thầy cô cùng các bạn trong lớp cũng
thấy buồn lây.
Ứng dụng: Tổ chức các hoạt động tập thể trong nhà trường cho học sinh được
giao lưu, học tập, rèn tính đồn kết;
Tại nơi làm việc, người đứng đầu mở các đợt “team building”4, du lịch hàng
năm.
-

Quy luật thích ứng: Xúc cảm hay tình cảm mà được lặp đi lặp lại nhiều lần

với cường độ khơng thay đổi thì cuối cùng bị suy yếu và lắng xuống. Đó chính là
hiện tượng “chai sạn” trong tình cảm.
Ví dụ:
“Gần thường xa thương”5, “Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì

quen”6,
“Sự xa cách đối với tình u giống như gió với lửa, gió sẽ dập tắt những tia
lửa nhỏ, nhưng lại đốt cháy, bùng nổ những tia lửa lớn”7.
Con vật cưng nuôi lâu ngày bỗng bị lạc mất, làm cho ta rất buồn, đau khổ, nhớ
nhung… Ngày qua ngày, cảm giác mất mát dần nguôi ngoai vì ta đã dần quen với
sự vắng mặt của con vật cưng đó.
Ứng dụng: Thay đổi phương pháp học tập, rèn luyện;
Tự làm mới bản thân;
Thay đổi không gian học tập, làm việc.

3Giang Nam: Bức thư thành phố, in trong Tháng Tám ngày mai, NXB Văn Học, 1962
4
Dịch: Xây dựng đội ngũ – là một thuật ngữ tập thể cho các loại hoạt động khác nhau được sử dụng để tăng
cường quan hệ xã hội và xác định vai trị trong các nhóm, thường liên quan đến các nhiệm vụ hợp tác.
5,6 Tục ngữ
67 Ngạn ngữ Nga
7

12


-

Quy luật tương phản (hay cảm ứng): Hiện tượng xuất hiện hoặc suy yếu

của một xúc cảm, tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một xúc cảm, tình cảm
khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó.
Ví dụ:
“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”8,
Trong truyện Tấm Cám, ta càng yêu quý nhân vật Tấm bấy nhiêu thì lại càng

ghét mẹ con Cám bấy nhiêu.
Ứng dụng: Trong dạy học, giáo dục tư tưởng, tình cảm người ta sử dụng quy
luật này như một biện pháp “ôn nghèo nhớ khổ, ôn cố tri ân” 9 và nghệ thuật xây
dựng nhân vật phản diện chính diện.
Cần có cái nhìn khách quan hơn trong cuộc sống.
Trong nghệ thuật, quy luật này là cơ sở để xây dựng các tình tiết gây cấn, đẩy
cao mâu thuẫn.
-

Quy luật di chuyển: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ

đối tượng này sang đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây lên tình cảm
trước đó.
Ví dụ:
“Giận cá chém thớt”10, “Đá thúng đụng
nia”11, “Yêu ai yêu cả đường đi
Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng”12.
Bạn đang đau đầu, rất mệt và muốn nghỉ ngơi. Khi đến lớp, một bạn khác vơ
tình hỏi liên tục về một bài tập làm bạn cáu gắt với bạn kia, mặc dù bạn kia khơng
hồn tồn có lỗi.
Ứng dụng: Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng “vơ đũa cả
nắm”; Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”;
8,10

Tục ngữ

9

Thành
ngữ 1011 Khẩu

ngữ 1112 Ca
dao
12

13


Cần có một cái đầu lạnh và một trái tim nóng.
Quy luật pha trộn: Hiện tượng hai hoặc nhiều xúc cảm, tình cảm đối cực

-

nhau xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau mà đan xen, quy định lẫn
nhau.
Ví dụ:
“Giận mà thương, thương mà giận”13,
“Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được ta càng tự
hào”14,
“Khơng có đau khổ nào là hồn tồn đau khổ, cũng như khơng có niềm vui
nào hồn tồn là niềm vui”15.
Con cái cãi lại cha mẹ. Mặc dù rất tức giận nhưng khi con đang ốm, cha mẹ
vẫn hết mực quan tâm chăm sóc.
Ứng dụng: Từ việc thấy rõ tính chất phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn trong tình
cảm con người để thơng cảm, chia sẻ, hiểu nhau hơn và điều chỉnh hành vi của
nhau;
Cẩn thận khi suy xét đánh giá người khác bởi những biểu hiện đối lập nhau.
-

Quy luật về sự hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình


cảm được hình thành do q trình tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa
những xúc cảm đồng loại, chẳng hạn như tình thân gia đình, lịng u Tổ quốc…
Tổng hợp hóa: là q trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được
tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ
đã được hình thành từ trước.
Khái qt hóa: là q trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau
thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung
nhất định.
13
14
15

Ví dặm Nghệ Tĩnh
Danh ngơn
Lev Tolstoi

14


Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì
tình cảm chi phối và thể hiện qua các xúc cảm đa dạng.
Ví dụ:
“Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương”16,
"Dịng suối chảy ra dịng sơng, dịng sơng chảy ra Đại trường giang Vônga,
Đại trường giang Vônga chảy ra biển cả. Lòng yêu nhà, yêu quê hương đất nước
trở nên lịng u Tổ quốc"17.
Tình u nghề được hình thành qua những xúc cảm dương tính trong khi học
tập, tìm hiểu, trong suốt quá trình bắt đầu, dấn thân và trải qua những cung bậc

thăng trầm khác nhau trong nghề nghiệp. Đây mới là con đường chính yếu để hình
thành tình cảm của con người.
Ứng dụng: Người thực việc thực là kích thích dễ gây rung động nhất. Để tạo
những xúc cảm trong dạy lịch sử, nên tổ chức cho học sinh tham quan lại chiến
trường xưa, các di tích lịch sử.
1.4. Biện pháp để hình thành những tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ
xã hội
Trong mối quan hệ quen thuộc nhất – gia đình – tình cảm giữa các thành viên
là vơ cùng đáng q. Để duy trì, nâng cao tình đồn kết giữa các thành viên, mỗi
người cần có sự thơng cảm, thấu hiểu cho người khác. Cha mẹ cần hiểu tâm lý con
trẻ, con cái cần thấu hiểu trách nhiệm của cha mẹ. Mỗi người tự đặt mình vào vị trí
của người khác để hiểu nhau hơn. Việc tổ chức các buổi họp mặt gia đình giúp cho
các thành viên có cơ hội chia sẻ, thơng cảm cũng như nhìn nhận lại bản thân để
điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Tại nơi học tập, làm việc hay trong các hoạt động tập thể khác, tổ chức các
buổi giao lưu chia sẻ để gắn kết các thành viên; xây dựng, tổ chức thực hiện các
16
17

Ca dao
Ilya Grigoryevich Ehrenburg, nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động xã hội Nga Xô Viết

15


cách làm việc mới để tránh nhàm chán. Khi xuất hiện các mâu thuẫn trong bất kỳ
tình huống nào, kể cả trong học tập, công việc hay vui chơi giải trí, cần có sự nhìn
nhận khách quan vấn đề, cẩn thận nhìn nhận và tìm hướng giải quyết, tránh các
hành vi “vơ đũa cả nắm” hay để các cảm xúc khơng tích cực ảnh hưởng đến hành
vi, lời nói, hoặc làm vấn đề càng trở nên khó giải quyết. Bình tĩnh, thấu hiểu và

thông cảm là điều cần nhất trong mọi mâu thuẫn.
Câu 2: Hãy phân tích các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý
học về vai trị của yếu tố giáo dục trong sự hình thành, phát triển nhân cách?
Từ các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý học, hãy cho biết
quan điểm cá nhân Anh/Chị về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách?
Mơi trường хã hội tác động đến mỗi cá nhân một cách tự phát ᴠà tự giác
nhưng chủ уếu bằng con đường tự giác là giáo dục.
Giáo dục là một hoạt động chuуên mơn của хã hội nhằm hình thành ᴠà phát
triển nhân cách con người theo những уêu cầu của хã hội trong những giai đoạn
lịch ѕử nhất định. Từ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng ᴠà nghĩa hẹp:
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, хã hội bao
gồm cả dạу học ᴠà các tác động giáo dục khác đến con người. Theo nghĩa hẹp, giáo
dục có thể хem như là một quá trình tác động đến thế hệ trẻ ᴠề mặt tư tưởng, đạo
đức, hành ᴠi… nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư хử đúng đắn trong
gia đình, nhà trường ᴠà хã hội.
2.1. Tư tưởng phương Đông cổ đại về vai trị của giáo dục
-

Khổng Tử nhận định tính chất của giáo dục là cải tạo nhân tính, vì thế

giáo dục rất quan trọng. Đối với Khổng Tử nhân tính hịa lẫn giữa thiện và ác.
Theo ơng, thiện ác của nhân loại đều do phần giáo dục quyết định, ông khẳng định
rằng: "Con người bằng nỗ lực chủ quan của mình cũng có thể làm thay đổi cái
Thiên tính ban đầu".
16


Ông quan niệm rằng tính người vốn gần nhau nhưng do tập quán nên xa nhau,
“Tính tương cận dã, tập tương viễn dã”. Do đó, "Muốn cho nhân loại gần nhau thì

phải chú ý đến giáo dục, vì giáo dục có thể hóa được ác thành thiện, cho nên cũng
gọi là giáo hóa". "Phải có giáo dục để tu sữa cái đạo làm người (Tu đạo chi vị
giáo)”, "Đại học chi đạo tại minh minh đức" (Cái đạo làm người lớn ở chỗ làm
rạng cái đức sáng). "Tu đạo" và "Minh đức" đấy là mục đích tối cao của giáo dục
trong việc cải tạo nhân tính theo Khổng Nho. Với Khổng Tử, con người lúc sinh ra,
cái tính trời phú cho là giống nhau nhưng trong quá trình học tập... nó làm cho họ
khác nhau, có kẻ trí, người ngu, người hiền, người ác.
-

Khổng Tử quan niệm giáo dục không chỉ để cải tạo nhân tính ở chỗ mở

mang trí thức, giải thích vũ trụ mà ơng cũng chú trọng đến nhân cách đầy đủ,
"Lấy giáo dục để mở mang cả trí, tình lẫn ý cốt sao dạy người ta trở thành con
người đạo lý”. Với Khổng Tử thì bất cứ một cá nhân có thiên tài lỗi lạc như thế nào
nếu khơng để cho giáo dục uốn nắn thì khơng có thể thành một nhân cách hồn
tồn được.
2.2. Phân tâm học về vai trò của giáo dục
Sigmund Freud giả định, nhân cách chịu ảnh hưởng bởi các kinh nghiệm tuổi
thơ, những thất đoạt và xung khắc trong các nhu cầu căn bản cũng ảnh hưởng đến
sự phát triển nhân cách.
Frued cho rằng, giáo dục có nhiệm vụ dạy trẻ em tuân theo một tập hợp chuẩn
mực của các hành vi được xã hội chấp nhận. “The first task of education is to teach
the child to control his instincts. It is impossible to give him liberty to carry out all
his impulses without restriction “consequently” education must inhibit, forbid and
suppress”, tạm dịch, “Nhiệm vụ đầu tiên của giáo dục là dạy đứa trẻ kiểm sốt bản
năng của mình. Khơng thể cho phép đứa trẻ tự do thực hiện tất cả các xung động
của mình mà khơng có giới hạn “do đó” giáo dục phải ức chế, cấm đoán và đàn
áp”. Về mặt này, quan điểm của Freud phù hợp với lý thuyết phê bình đương thời
17



rằng giáo dục phục vụ một chức năng điều hòa xã hội, biểu hiện áp đảo dưới hình
thức kiểm sốt hành vi.
Tuy nhiên, đối với Frued, nhân cách tuy không hoàn toàn xây dựng trên nền
tảng bản năng và dục tính, nhưng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ khía cạnh tự nhiên
của con người và dường như được xác định bởi bản năng và những ảnh hưởng đầu
đời. Giáo dục và các tác động sau này khơng thể hay ít làm xoay chuyển nhân cách
định hình.
2.3. Quan điểm tâm lý học Marxist về vai trị của giáo dục
Trong ѕự hình thành ᴠà phát triển nhân cách thì giáo dục giữ ᴠai trò chủ đạo.
Vai trò chủ đạo của giáo dục được thể hiện ở những điểm ѕau:
-

Giáo dục định hướng tổ chức và dẫn dắt quá trình hình thành, phát

triển nhân cách của cá nhân.
Giáo dục ᴠạch phương hướng cho ѕự hình thành ᴠà phát triển nhân cách. Vì
giáo dục là q trình tác động có mục tiêu хác định, hình thành một mẫu người cụ
thể cho хã hội – một mơ hình nhân cách phát triển, đáp ứng những уêu cầu của хã
hội trong một giai đoạn lịch ѕử nhất định. Điều đó được thể hiện qua ᴠiệc thực hiện
mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường ᴠà các tổ chức giáo dục ngồi nhà
trường.
Thơng qua giáo dục, thế hệ trước truуền lại cho thế hệ ѕau những kinh nghiệm
хã hội – lịch ѕử đã được kết tinh trong các ѕản phẩm ᴠăn hoá ᴠật chất ᴠà tinh thần
của nhân loại. Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó để biến chúng thành kinh
nghiệm của bản thân ᴠà tạo nên nhân cách của mình.
Ví dụ: Người Do Thái rất coi trọng tinh thần trách nhiệm. Họ dạy con từ rất
sớm qua việc làm gương cho con cái. Trước mặt con, cha mẹ Do Thái luôn hành
động thận trọng và tỏ ra nghiêm túc với mọi hoạt động, quyết định. Trẻ em được
dạy về vị trí, vai trị của mình trong tập thể, biết cách làm việc nhóm, biết tôn trọng

ý

kiến của mọi người, biết gánh vác trách nhiệm làm con, làm bạn…
18


-

Giáo dục phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự

hình thành nhân cách.
Đối với sinh thể:
Giáo dục đề ra phương hướng luyện tập và rèn luyện, giúp phát hiện năng
khiếu và tạo điều kiện phát triển thành năng lực cụ thể. Như việc tổ chức thi học
sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở các cấp, việc mở các khóa đạo tạo chất lượng cao
tại các trường đại học.
Giáo dục tạo điều kiện để các gene trong chương trình được phát triển. Một
đứa trẻ được sinh ra với đầy đủ cấu tạo của các bộ phận như khung xương, cơ,
chân, tay… nhưng nếu như khơng được hướng dẫn và giúp đỡ thì trẻ khó có thể bị,
đi, cầm nắm…
Đối với mơi trường:
Thơng qua các hoạt động báo trí, tuyên truyền và qua các bài giảng trên lớp,
giáo dục giúp nâng cao ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sống,
môi trường tự nhiên. Qua đó giúp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, cân bằng sinh
thái.
Đối với môi trường xã hội, giáo dục tác động qua các chức năng kinh tế – xã
hội, chức năng chính trị – xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa. Giáo dục tác động
tới các mơi trường nhỏ như gia đình, trường học,… Cơng tác xã hội hướng đến xây
dựng gia đình dân chủ, ấm no, hạnh phúc; nhà trường thân thiện với học sinh, sinh
viên…

Đối với hoạt động và giao tiếp:


mỗi giai đoạn và lứa tuổi khác nhau, giáo dục xác định đúng mục tiêu, nội

dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục mang tính đặc thù để chức hoạt
động phù hợp với tâm lý lứa tuổi để tạo điều kiện cho người học phát huy tính tích
cực, chủ động, tự giác.
Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính
chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các
19


yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu
khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ
thấp hoặc thậm chí khơng thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá
nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy
đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác
động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người
biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục”18.
Ví dụ: Kenny A. Troutt là một trong những tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng
với giá trị tài sản ròng 1,41 tỷ USD. Lớn lên cùng cha làm nghề pha chế rượu,
Kenny Troutt phải tự kiếm tiền trả học phí tại trường Đại học Southern Illinois
bằng công việc bán bảo hiểm nhân thọ. Thông qua việc làm thêm cùng tự học, ông
đã xây dựng được cho mình các thương hiệu đem đến doanh thu khổng lồ. Tài sản
hiện tại của ông chủ yếu từ công ty điện thoại Excel Communications do ông thành
lập vào năm 1988 và lên sàn chứng khoán vào năm 1996.
-

Giáo dục đem lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh – di


truyền hay môi trường không đem lại được.
Khi mới sinh ra, chúng ta đều không biết đi, khơng biết nói, khơng biết bất cứ
thứ gì ở ngồi cuộc sống. Nhờ có sự giáo dục và thời gian, chúng ta dần hỏi học rất
nhiều thứ và trưởng thành từng ngày. Xã hội càng ngày càng phát triển và con
người cần phải cải thiện bản thân để có thể bắt kịp nhân loại. Chúng ta không để
sống theo bản năng như hàng nghìn năm về trước nên cần phải có sự giáo dục.
Ví dụ: Nếu đứa trẻ sinh ra khơng bị khuyết tật thì theo sự tăng trưởng và phát
triển của cơ thể, đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ sẽ biết đi, biết nói. Nhưng
muốn đọc được sách báo, viết thư hay đặc biệt là những kỹ xảo nghề nghiệp thì
nhất thiết con người phải học.

18

Theo Bennet, Anh

20


-

Giáo dục có thể bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm

sinh – di truyền khơng bình thường, hồn cảnh tai nạn hay chiến tranh gây
lên.
Những hạn chế như việc thiểu năng trí tuệ, di chứng chất độc gia cam hay cụt
chân tay, khuyết tật… có thể được bù đắp. Đồng thời, giáo dục cịn tăng nhận thức
và trách nhiệm của cộng đồng với người khuyết tật.
Ví dụ: Nghệ sĩ ghi ta Văn Vượng dù bị mù từ bé, nhưng nhờ có phương pháp
giáo dục đúng đắn đã trở thành tài năng âm nhạc.

-

Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch của nhân cách về một mặt nào

đó so với các chuẩn mực do tác động của mơi trường, làm cho nó phát triển
theo mong muốn của xã hội.
Điều này thể hiện rõ nhất ở giáo dục lại, hay mở các trại giáo dưỡng, phục hồi
nhân phẩm. Giáo dục có thể tham gia cải tạo hoàn cảnh, buộc hoàn cảnh phải phục
vụ ý muốn của con người, biến hoàn cảnh xấu thành hoàn cảnh tốt.
Ví dụ: Năm 2018, “Theo báo cáo của Cơng an các đơn vị, địa phương, trong
tổng số hơn 87.000 người được đặc xá, đa số đã về đúng địa chỉ cư trú và đều
được Công an địa phương hướng dẫn, đăng ký cư trú, cấp giấy tờ tùy thân; trong
đó, gần 50.000 người được đặc xá đã có việc làm và thu nhập ổn định.
Cơng tác hịa nhập cộng đồng đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương
quan tâm và huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể,
cộng đồng dân cư vào cơng tác cảm hóa, giúp đỡ người được đặc xá. Tỷ lệ người
có hành vi vi phạm pháp luật, tái phạm tội thấp (1.007 người, chiếm tỉ lệ 1,16%)” Bộ Công an trả lời người dân. Như vậy, nhờ vào quá trình giáo dục cải tạo của cơ
quan, cũng như ý thức cải tạo tốt của phạm nhân, từ đó giúp họ nhận ra sai trái, lỗi
lầm, có thể thay đổi và hồn thiện nhân cách hơn.
-

Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội

chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó.
21


Những tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện
có của nó, như mơi trường lớp học giúp con người hịa đồng, đồn kết với tập thể,
mơi trường làm việc giúp con người chuyên nghiệp, trách nhiệm hơn.

Nhưng để đi trước hiện tại, hướng tới những giá trị, phẩm chất mà con người,
xã hội cần có trong tương lai thì chỉ có giáo dục mới có thể định hướng, đi trước
hiện thực, xây dựng con người.
Ví dụ: Mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Bằng những phương pháp giáo dục, định hướng ngay từ
khi còn trên ghế nhà trường, qua các môn học như chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh,… Qua các phương tiện thơng tin đại chúng, các biện pháp
tuyên truyền giáo dục như phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”,…
2.4. Quan điểm tác giả về vai trò của giáo dục dưới góc độ tâm lý học
Nhìn chung, vai trị của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách
là không thể thay thế. Được giáo dục đồng nghĩa với việc nâng cao nhân cách. Sự
phát triển nhân cách của một người cũng quan trọng như được giáo dục.
-

Giáo dục là chìa khóa của kiến thức. Kiến thức cho phép sự say mê với

những người uyên bác, giúp thúc đẩy phát triển tính cách và nhân cách. Bên cạnh
việc cung cấp cơ hội để hoàn thành tốt hơn mọi cơng việc, nó có thể nâng cao các
quyết định và thiết lập nhận thức tốt hơn về tính cách của bản thân với những người
khác.
-

Giáo dục dạy các thói quen lành mạnh. Thói quen ở đây là cách cư xử

gồm giáo tiếp, đối xử với người khác. Đây là những điều đầu tiên mà một người
được dạy như một phần của việc xây dựng nhân cách, và nó trở thành điều đầu tiên
mà bản thân được đánh giá với tư cách là một cá nhân.
-


Giáo dục giúp cá nhân phân biệt đúng sai. Giáo dục trong gia đình, nhà

trường hay tự giáo dục đều mang mục đích cung cấp kiến thức tự nhiên, xã hội. Cá
nhân không được giáo dục, khơng được định hướng có thể tiếp cận các quan điểm
22


sai lệch, dẫn đến việc tham gia vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, giết người...
Đồng thời, việc giáo dục cũng giúp uốn nắn những sai lệch trong nhân cách so với
các chuẩn mực qua việc giáo dục lại.
-

Giáo dục là nền tảng cho việc học tập suốt đời. Điều đó có nghĩa là, một

người được giáo dục sẵn sàng tìm hiểu những điều và khía cạnh mới của cuộc sống.
Giáo dục cung cấp cho con người những kinh nghiệm mở ra cánh cổng dẫn đến
những cơ hội và cơ hội tốt hơn để nâng cao cuộc sống.
Giáo dục đã và luôn là một phần cần thiết của xã hội ngày nay. Giáo dục nhân
cách có thể xây dựng một nhân cách tốt hơn dẫn đến sự phát triển của một xã hội
tốt đẹp hơn.
Giáo dục giữ vai trị chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách,
song khơng nên tuyệt đối hóa vai trị của của giáo dục. Giáo dục là chìa khóa
nhưng khơng phải là chiếc chìa vạn năng, bởi giáo dục chỉ vạch ra phương hướng
và thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Cịn cá nhân có phát triển
theo hướng đó hay khơng và phát triển đến mức độ nào thì giáo dục khơng quyết
định trực tiếp được mà cái quyết định trực tiếp lại chính là hoạt động ý thức, lao
động của cá nhân. Do đó cần phải cải tiến ngành giáo dục trong mối quan hệ hữu
cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau
trong mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể. Giáo dục và tự giáo dục, đó là
con đường chính xác nhất để cá nhân hồn thiện nhân cách của chính mình.


23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Hồng Anh (2018). Xuất thân bần hàn của loạt tỷ phú nổi tiếng. Truy cập

ngày 22/01/2022 tại: />-

S. Freud (1961). Strachey J. (ed.) The Standard Edition of the

Complete Psychological Works of Sigmund Freud. London: Hogarth Press.
-

Thế Kha (2018). Tỷ lệ người được đặc xá tái phạm tội thấp. Truy cập ngày

22/01/2022 tại: />-

Nguyễn Thị Hoa Phượng (2010). Quan điểm giáo dục của Khổng Tử và

sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Truy cập ngày 22/01/2022 tại:
/>-

Nguyễn Quang Uẩn (2007). Giáo trình tâm lý học đại cương. Hà Nội: NXB

Đại học Sư Phạm.

24



Tơi xin cam đoan những nội dung trình bày trong tiểu luận kết thúc học phần
môn Tâm lý học đại cương này không phải là bản sao chép từ bất kỳ bài tiểu luận
nào có trước. Các số liệu và tham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn
đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm
2022

Sinh viên
Trang
Mạc Thị Nha Trang
MSV: 210173801010051

25


×