Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN môn thanh toán quốc tế THỰC TIỄN sử DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BPO TRÊN THẾ GIỚI và điều KIỆN để TRIỂN KHAI BPO tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.87 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
------

------

TIỂU LUẬN
Mơn: Thanh tốn Quốc tế
Nhóm 9
ĐỀ TÀI
THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
BPO TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRIỂN KHAI
BPO TẠI VIỆT NAM

Lớp tín chỉ: TCH412.4
Giảng viên: PGS.TS. Đặng Thị Nhàn
Hà Nội, ngày 19/09/2022


Danh sách sinh viên và phân cơng cơng việc
Nhóm 9
Họ và tên
Phạm Thị Linh
(Nhóm trưởng)
Nguyễn Phạm Minh
Ánh
Phạm Trương Khánh
Ly
Trần Thị Nhật
Lương Thị Thanh Tú
Nguyễn Thị Ngọc Ánh


Trần Thị Ngoan


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BPO.....................................................................................
1.1. Khái niệm BPO................................................................................................................
1.2. Nguồn gốc hình thành phương thức BPO.......................................................................
1.3. Nghĩa vụ các bên tham gia..............................................................................................
1.4. Rủi ro các bên tham gia...................................................................................................

1.5. Nguồn luật điều chỉnh.....................................................................................................
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BPO TRÊN THẾ
GIỚI.........................................................................................................................................
2.1. Giai đoạn 1 - Xác lập quan hệ pháp lý..........................................................................
2.2. Giai đoạn 2 - Thiết lập dữ liệu số cơ sở........................................................................
2.3. Giai đoạn 3 - Vận hành BPO thể hiện từ bước 8 đến bước 14, cụ thể..........................
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN SỬ DỤNG BPO TRÊN THẾ GIỚI.......................................
3.1. Thực trạng sử dụng BPO trên thế giới..........................................................................
3.2. Lợi ích và rủi ro của việc sử dụng phương thức BPO...................................................
3.3. So sánh BPO và L/C......................................................................................................
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI BPO TẠI VIỆT
NAM.........................................................................................................................................
4.1. Thực trạng các ngân hàng sử dụng BPO tại Việt Nam.................................................
4.2. Nguyên nhân BPO ít được sử dụng tại Việt Nam:........................................................
4.3. Đề xuất các điều kiện triển khai sử dụng BPO tại Việt Nam........................................
KẾT LUẬN.............................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................



Ký hiệu
TTQT
SWIFT

ICC

TSU

URBPO

TMA

ISO
20022
L/C

NHTM


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động Thanh tốn quốc tế (TTQT) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
của mọi quốc gia trên thế giới. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa,
chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức
mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia
đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trị của hoạt động TTQT lại càng được
khẳng định. Đối với nước ta, thanh tốn quốc tế là mắt xích khơng thể thiếu trong hoạt động
của nền kinh tế quốc dân. Với nhu cầu cần thiết phải có các phương tiện thanh tốn tiện lợi, ít
rủi ro của những người xuất nhập khẩu, các phương thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng
trở nên đa dạng và phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, phương thức thanh tốn BPO dù có nhiều

tiềm năng để phát triển nhưng vẫn còn mới lạ và đòi hỏi nhiều điều kiện để triển khai cũng
như đưa vào sử dụng trong q trình thanh tốn.
Do đó, nhóm em xin nghiên cứu đề tài “Thực tiễn sử dụng phương thức thanh toán BPO trên
thế giới và đề xuất các giải pháp để có thể triển khai BPO tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu sâu
hơn và có cái nhìn rộng hơn về phương thức thanh toán BPO, đồng thời đưa ra các điều kiện
cần thiết để BPO được đưa vào sử dụng ở Việt Nam. Ngoài Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung bài tiểu luận của nhóm em gồm 4 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Khái quát về BPO
Chương 2: Quy trình thực hiện nghiệp vụ BPO trên thế giới
Chương 3: Thực tiễn sử dụng BPO trên thế giới
Chương 4: Đề xuất các điều kiện triển khai BPO tại Việt Nam
Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức chuyên môn cũng như trong thời gian nghiên cứu nên
bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý
chân thành từ phía cơ để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BPO
1.1. Khái niệm BPO
BPO (Bank Payment Obligation) hay “Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng” là một cam kết độc
lập và không hủy ngang của một ngân hàng (gọi là Ngân hàng có nghĩa vụ BPO - Obligor
Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam kết thanh tốn có kỳ hạn và thực hiện thanh tốn khi đáo
hạn một số tiền đã được xác định cho một ngân hàng khác (gọi là Ngân hàng tiếp nhận BPO
- Recipient Bank) sau khi so khớp điện tử thành công các dữ liệu theo các quy tắc thống nhất
toàn cầu về BPO của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
1.2. Nguồn gốc hình thành phương thức BPO
Trước khi URBPO - Bộ quy tắc thống nhất về nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (Uniform
Rules for Bank Payment Obligation) được ICC thông qua, năm 2012 Standard Chartered
Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công giao dịch BPO. Giao dịch được thực hiện
giữa công ty OCTAL Petrochemicals và công ty BP Petrochemicals, một trong những nhà
sản xuất hạt nhựa PET lớn nhất thế giới, và một công ty hàng đầu thế giới trong ngành cơng

nghiệp bao bì và sử dụng chương trình so khớp dữ liệu Straight2bank do Ngân hàng
Standard Chartered tự xây dựng từ tháng 2/2012
Từ giao dịch đầu tiên này, ICC đã hợp tác với Swift xây dựng ứng dụng so khớp dữ liệu TMA
- được phát triển trên nền chương trình Straight2bank của Standard Chartered nhằm đưa
phương thức thanh tốn BPO áp dụng tại phạm vi tồn thế giới. Standard Chartered Bank cho
rằng sử dụng BPO, khách hàng của ngân hàng có thể được đảm bảo thanh tốn và hạn chế rủi
ro nhưng thơng qua một quy trình hồn tồn tự động, khơng sử dụng giấy tờ và nhanh hơn rất
nhiều - bằng cách đó nó là chiếc cầu nối giữa phương thức thư tín dụng và phương thức ghi
sổ. Đây là cơng cụ thanh tốn thương mại ít phức tạp và tiết kiệm chi phí.
David Vermylen, giám đốc phụ trách thư tín dụng tồn cầu của BP cho rằng chương trình
BPO cho họ một số những lợi ích hiệu quả về chi phí cũng như thời gian xử lý chứng từ so
với thư tín dụng truyền thống.
1.3. Nghĩa vụ các bên tham gia
a. Nghĩa vụ của người bán:
-

Đàm phán chi tiết hàng hóa (mơ tả, số lượng, đơn giá, ...).
Đồng ý về số tiền của nghĩa vụ thanh tốn và các điều kiện thanh tốn phí.
Xác định các điều khoản thanh tốn: khi nhận hóa đơn, khi giao hàng hoặc trả chậm.
Đồng ý vào ngày hết hạn, điều khoản vận chuyển và ngày giao hàng gần nhất
Phân tích rủi ro và quản lý tuân thủ nội bộ (KYC - know your customer) của người mua


-

b.
-

Báo giá BPO cho Người mua.
Đề xuất BPO có lợi cho Người mua.

Giải quyết BPO vào ngày đáo hạn, tùy thuộc vào các điều kiện phù hợp đã được đáp ứng.
Cung cấp dịch vụ tài chính tùy chọn cho người mua theo yêu cầu. - Xác thực việc gửi bộ
dữ liệu của người mua.
Nghĩa vụ của người mua:
Nhận giá các dịch vụ dựa trên BPO cho người bán.
Tư vấn / xác nhận BPO cho Người bán.
Cung cấp dịch vụ tài chính tùy chọn cho người bán theo yêu cầu.
1.4. Rủi ro các bên tham gia

BPO là kết hợp giữa phương pháp ghi sổ (nhiều rủi ro cho người xuất khẩu) và phương pháp
tín dụng chứng từ (bảo vệ người xuất khẩu) nên rủi ro của BPO hầu như khơng có:
-

Người bán: giảm rủi ro khơng được thanh tốn tiền hàng. Ngân hàng cam kết trả tiền
người bán và rủi ro chuyển từ người nhập khẩu sang ngân hàng phát hành ΒΡΟ.
Người mua: Giảm rủi ro về chất lượng hàng hóa. BPO là trả có điều kiện và chỉ trả sau
khi người bán đã giao hàng.
Về phía ngân hàng: BPO kiểm tra và khớp thơng tin qua máy móc sẽ tránh nhầm lẫn,
thiếu sót.

Tuy nhiên BPO vẫn khá độc lập về chứng từ và hàng hóa. Chứng từ được chuyển thẳng từ
người xuất khẩu đến người nhập khẩu và không qua kiểm tra của ngân hàng nên có thể có sai
sót. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng khơng đảm bảo về chất lượng của hàng hóa đã được giao.
1.5. Nguồn luật điều chỉnh
Giống như LC được điều chỉnh bởi UCP600 thì BPO được điều chỉnh bởi URBPO.
URBPO (Uniform Rules for Bank Payment Obligations): Bộ quy tắc thống nhất về nghĩa vụ
thanh tốn ngân hàng được Phịng Thương Mại Quốc tế (International Chamber of
Commerce – ICC) thông qua vào ngày 17/4/2013 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/7/2013.
Mục đích cơ bản là cung cấp quy tắc chung cho BPO liên quan đến giao dịch thương mại cơ
bản giữa người mua và người bán.

Case study 1: Thương vụ BPO đa ngân hàng đầu tiên được thực hiện ở Châu Âu
-

Bối cảnh và các bên liên quan:


Tháng 4 năm 2014, Giao dịch được kết cấu với các bên thương mại Châu Âu và các ngân
hàng Châu Âu là các giao dịch BPO đầu tiên được thực hiện ở Châu Âu. Cấu trúc này được
gọi là “Mô hình BPO bốn góc” trái ngược với “Mơ hình BPO ba góc” trong đó người nhận
và ngân hàng có nghĩa vụ giống nhau.
-

Các bên liên quan:

BNP Paribas Fortis - Bỉ: Ngân hàng nhận
BP Aromatics Limited - Bỉ: Nhà xuất khẩu
Türkiye İş Bankasi - Thổ Nhĩ Kỳ: Ngân hàng bảo lãnh
Köksan - Thổ Nhĩ Kỳ: Nhà nhập khẩu
Mục tiêu của BPO này là thay thế một SBLC hiện có được thiết lập để đảm bảo các khoản
thanh toán liên quan đến hàng hóa do BP Aromatics xuất khẩu sang Kưksan. Kể từ đó đến
nay, nhiều giao dịch khác đã được thực hiện.
-

Nhu cầu BP aromatics Limited khi sử dụng BPO:
Tốc độ:
Thanh toán được thực hiện đúng thời hạn và tránh được các thủ tục tố tụng tư
pháp Dự báo dòng tiền được cải thiện
Các quy trình được sắp xếp hợp lý và cải thiện tốc độ xử lý

Độ tin cậy - Minh bạch - Linh hoạt:

Giảm rủi ro chênh lệch
Các quy trình phi vật chất hóa
Cải thiện khả năng truy xuất và khả năng hiển thị giao dịch
Khả năng phân tán rủi ro với nhiều người có nghĩa vụ
Giao dịch đã được thực hiện một cách kịp thời. Trong 2 tuần từ các lần kiểm tra BPO đầu
tiên đến tạo ra một BPO ngoài đời thực, nhờ sự hợp tác nhịp nhàng và hiệu quả giữa tất cả
các bên thương mại và ngân hàng có liên quan.
-

Quy trình thực hiện BPO:


Bảng 1: Thương vụ giữa BNP Paribas Fortis và BP Aromatics Limited
Đầu tiên, người mua và người bán ký hợp đồng mua bán thỏa thuận sử dụng BPO. Lúc này,
BPO trong hợp đồng đóng vai trị là điều khoản thanh toán trong cuộc giao dịch (1). Ngày
25/4, người mua cung cấp dữ liệu hợp đồng và đề nghị ngân hàng phát hành BPO(2a), ngân
hàng thụ hưởng BNP Paribas Fortis thông báo cho người bán về BPO(2b). Từ đó, giao dịch
BPO được thiết lập và có giá trị ràng buộc ngân hàng phát hành BPO(3a+3b). Sau khi thực
hiện giao hàng (4), người bán chuyển các dữ liệu liên quan cho ngân hàng thụ hưởng BPO,
ngân hàng thụ hưởng BNP Paribas Fortis (5a). Ngân hàng thụ hưởng sau đó đã chuyển các
dữ liệu cho các ngân hàng phát hành BPO Turkiye is Bankasi(5c).
Ngày 2/5, dữ liệu điện tử được kiểm tra và có điểm khơng đúng, có sai lệch, (5b) nhưng đây
là sai lệch nhỏ và đồng thời BPO đã đến hạn nên thanh toán được chấp nhận ngay trong
ngày 2/5(6). Sau đó, ngân hàng phát hành BPO Türkiye İş Bankasi- Thổ Nhĩ Kỳ đã thanh
toán tiền cho ngân hàng thụ hưởng BNP Paribas Fortis - Bỉ, ngân hàng thụ hưởng chuyển
lại tiền cho công ty xuất khẩu BP Aromatics Limited - Bỉ theo thỏa thuận (8).
Để thực hiện được một giao dịch BPO đầu tiên thành công, trong thời gian ngắn (khoảng 2
tuần) là nhờ có:
Các cơng ty có kiến thức đầy đủ rõ ràng về BPO
Có một bộ tài liệu pháp lý hồn chỉnh.

2 bên ngân hàng cần có thiết lập nền tảng TSU (công cụ đối sánh dữ liệu) trong ngân
hàng.


Thiết kế quy trình làm việc mới giữa các bên liên quan vì họ sẽ xử lý dữ liệu thay vì
tài liệu vật lý.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BPO
TRÊN THẾ GIỚI
Quy trình thực hiện thanh tốn nghiệp vụ BPO trên thế giới được chia làm 3 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn 1 - Xác lập quan hệ pháp lý
Xác lập quan hệ pháp lý giữa người mua và người bán với ngân hàng người bán bằng việc
ký kết “Thỏa thuận khách hàng BPO” (BPO Customer Agreement)
2.2. Giai đoạn 2 - Thiết lập dữ liệu số cơ sở
Bước 1: Người bán và người mua ký kết hợp đồng ngoại thương.
Bước 2 và 3: Người bán và người mua gửi nội dung của hợp đồng ngoại thương cho ngân
hàng của mình để ngân hàng thiết lập dữ liệu cơ sở thông qua Hệ thống ứng dụng so khớp dữ
liệu giao dịch (Transaction Matching Application - TMA).
Bước 4: Ngân hàng người mua xuất trình dữ liệu cơ sở ban đầu qua TMA yêu cầu so khớp.
Bước 5: TMA gửi cho ngân hàng người bán báo cáo thúc đẩy công việc phải hồn thành.
Bước 6: Ngân hàng người bán tái xuất trình bản dữ liệu cơ sở ban đầu để TMA so khớp.
Bước 7: TMA công bố so khớp dữ liệu cơ sở ban đầu chính thức được thiết lập.
2.3. Giai đoạn 3 - Vận hành BPO thể hiện từ bước 8
đến bước 14, cụ thể
Bước 8: Người bán giao hàng trực tiếp cho người nhập khẩu.
Bước 9: Người bán gửi trực tiếp chứng từ thương mại cho người mua.
Bước 10: Người bán gửi nội dung chi tiết chứng từ thương mại cho ngân hàng người bán để
tạo lập bộ dữ liệu thương mại xuất trình qua TMA yêu cầu so khớp với dữ liệu cơ sở được
thiết lập.
Bước 11: Ngân hàng người bán xuất trình bộ dữ liệu thương mại qua TMA yêu cầu so khớp

với dữ liệu cơ sở đã được thiết lập xem có phù hợp khơng.
Bước 12: Kết quả so khớp thành công, TMA thông báo kết quả đến ngân hàng người mua và
ngân hàng người bán. Lúc này, ngân hàng người mua trở thành ngân hàng có nghĩa vụ và
ngân hàng người bán trở thành ngân hàng tiếp nhận hay ngân hàng thụ hưởng BPO.


Bước 13: Ngân hàng người mua thông báo cho người mua biết so khớp bộ dữ liệu thương
mại phù hợp với dữ liệu cơ sở đã được thiết lập. Ngân hàng này có nghĩa vụ thanh tốn theo
cam kết của BPO.
Bước 14: Đến hạn quy định, ngân hàng người mua có nghĩa vụ thanh tốn cho ngân hàng thụ
hưởng BPO.
Từ quy trình thanh tốn BPO có thể thấy BPO có đặc trưng cơ bản sau đây:
BPO là một cam kết độc lập, không hủy ngang của ngân hàng phát hành BPO. Sau khi
BPO được phát hành, ngân hàng phát hành BPO chịu trách nhiệm thanh toán ngay hoặc
cam kết thanh toán sau và thực hiện thanh toán vào ngày đáo hạn cho ngân hàng thụ
hưởng BPO (ngân hàng tiếp nhận) với điều kiện là sau khi so khớp bộ dữ liệu thương mại
phù hợp với dữ liệu cơ sở đã được thiết lập. Ngân hàng phát hành BPO không thể tự hủy
ngang BPO kể từ thời điểm BPO được thiết lập, việc BPO bị hủy bỏ chỉ khi có sự đồng ý
của tất cả các ngân hàng liên quan đến BPO.
Ngân hàng phát hành BPO thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán sau và thực hiện
thanh toán vào ngày đáo hạn cho ngân hàng thụ hưởng BPO chứ không thanh toán ngay
hoặc cam kết thanh toán trực tiếp với người xuất khẩu. Việc hoàn trả tiền từ ngân hàng
thụ hưởng BPO cho người xuất khẩu sẽ được thực hiện theo thỏa thuận riêng được ký kết
giữa ngân hàng này với người xuất khẩu.
Trong thanh toán BPO, so khớp bộ dữ liệu thương mại được thực hiện bằng máy qua
TMA hồn tồn khách quan, khơng bị chi phối bởi yếu tố con người, kiểm tra chứng từ
bằng tay như thanh tốn L/C. Trong q trình vận hành BPO, thời gian so khớp dữ liệu
nhanh chóng, kịp thời nhờ sự số hóa chứng từ thương mại qua TMA. Tuy nhiên, TMA là
một hệ thống do tổ chức TSU (Trade Services Utility) quản lý và vận hành, vì vậy các
ngân hàng muốn sử dụng TMA phải thực hiện đăng ký với TSU.


CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN SỬ DỤNG BPO TRÊN THẾ GIỚI
3.1. Thực trạng sử dụng BPO trên thế giới


Hình 4. Tỷ trọng các phương thức thanh tốn quốc tế tính đến năm 2020
Nhìn chung, phương thức thanh tốn BPO chưa thực sự được áp dụng phổ biến trên thế giới.
Theo thống kê của WTO, tính đến năm 2020, phương thức thanh toán bằng phương thức Ghi
sổ được cho là được sử dụng rộng rãi nhất (chiếm khoảng 90% tổng lượng thanh tốn thương
mại), 10% cịn lại là các phương thức thanh tốn khác (chủ yếu là thư tín dụng từ L/Cs chiếm 6-7%).
Theo SWIFT, hiện nay có 27 tập đồn tài chính trên thế giới đã áp dụng phương thức thanh
toán BPO. Kể từ năm 2015, khi ngân hàng Commerzbank triển khai nghiệp vụ BPO trong
các thương vụ giữa doanh nghiệp Đức với Thái Lan, ngày càng nhiều các ngân hàng trên thế
giới đã thúc đẩy việc triển khai phương thức thanh tốn này vì những lợi ích mà nó mang lại.
Trong số đó phải kể đến các giao dịch như: BPO London năm 2016 giải quyết với UniCredit
về việc xuất hóa chất từ Ailen đến Ý, BPO của Đức - Trung Quốc vào năm 2016, Áo vào
năm 2017…
3.2. Lợi ích và rủi ro của việc sử dụng phương thức
BPO
a. Lợi ích
- Đối với nhà xuất khẩu:
Giảm thiểu rủi ro người mua hủy đơn hàng, từ chối thanh, rủi ro quốc gia.
Bảo đảm ngân hàng người mua chịu rủi ro.
Xử lý đơn giản và nhanh nhờ việc so khớp dữ liệu được thực hiện tự động.
Không phải kiểm tra chứng từ.


Đối với nhà nhập khẩu:
Bên nhập khẩu được bảo vệ bởi ngân hàng, do ngân hàng đảm bảo chỉ thực hiện việc
thanh tốn khi các dữ liệu trích xuất từ các chứng từ thể hiện đúng thời hạn giao hàng,

quy cách hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, chất lượng… đúng theo yêu cầu của BPO.
Có thể đàm phán giá cả thuận lợi hơn, các điều kiện thanh tốn và tín dụng cao hơn từ
phía người bán do việc thanh tốn qua ngân hàng diễn ra nhanh chóng hơn so với phương
thức tín dụng chứng từ.
Nhận chứng từ thương mại nhanh chóng do chuyển trực tiếp từ người bán sang người
mua, do đó khơng ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng và không ảnh hưởng đến kế hoạch
sản xuất kinh doanh.
An toàn hơn phương thức chuyển tiền trả trước, người mua không phải trả tiền trước khi
nhận được chứng từ sở hữu hàng hố.
Tạo điều kiện tài chính cho người mua đối với các khoản trả chậm.
Tăng cường mối quan hệ giữa người mua và người bán khi mở ra cơ hội hợp tác dài hạn
và an toàn.
- Đối với ngân hàng:
Quy trình để hồn thành BPO khá là đơn giản và nhanh chóng, bù đắp lỗ hổng cho những
phương thức thanh tốn khác. Đồng thời, ngân hàng có thể theo dõi từng hành động diễn
ra trong chuỗi cung ứng, giữa các bên trong hợp đồng mua bán. Ngân hàng có thể tạo ra
cơ hội phát triển những phương thức mới mẻ hơn để đáp ứng nhu cầu của người mua và
người bán.
-

Tóm lại, trong số các lợi ích trên đây, quy trình so khớp dữ liệu là đặc điểm mang lại những
lợi ích thực tế lớn nhất: khơng cần phải kiểm tra chứng từ bằng tay; Việc so khớp dữ liệu
điện tử khớp hay không khớp rất rõ ràng; Không có sự can thiệp mang tính chủ quan của con
người vào quy trình so khớp; Tồn bộ quy trình thanh tốn được tự động hóa sẽ nhanh hơn,
tiết kiệm chi phí vận hành. Điều này cũng có nghĩa là các tranh chấp hay chậm thanh toán sẽ
giảm đi đáng kể.
b. Rủi ro
Rủi ro đối với ngân hàng có nghĩa vụ là người mua có thể khơng thanh tốn tiền khi đáo hạn.
Cũng có trường hợp ngân hàng người mua khơng thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán do phá
sản, hoặc không đúng hạn. Với rủi ro này, theo quy định của URBPO, ngân hàng người bán

khơng có nghĩa vụ phải thanh tốn cho người bán.
Một rủi ro nữa có thể xảy ra ở giai đoạn trước khi giao hàng. Đó là khi người bán cung cấp
sai thông tin, dữ liệu, dẫn đến không thể thực hiện thành công giao dịch BPO.
3.3. So sánh BPO và L/C



Về người
thụ hưởng
và quyền
hạn của
người bán
trong giao
dịch

- N

Về khả năng
chuyển
nhượng và
các giao
dịch giáp
lưng với các
nhà trung
gian

-K
ng
thì
thà

đư

nh
-G
mu
sử
thỏ
gia
tru
Tu
gia
do


- U


ng
số
tha
Về những
vấn đề liên
quan đến tự
động hóa

Ng
tha
ho
thơ
liệ


Về cơ hội
tài trợ của
ngân hàng

Ch
ng

Ng

(bấ
Tu


Về khả năng
kiểm tra các
giao dịch cơ
bản

-Y

loạ
tử
lên
-B
từ

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI BPO TẠI
VIỆT NAM
4.1. Thực trạng các ngân hàng sử dụng BPO tại Việt

Nam
Việc ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ so khớp dữ liệu trong phương thức BPO
trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng Việt Nam còn khiêm tốn. Thực tế, cho đến nay, đã
10 năm kể từ khi phương thức thanh tốn BPO ra đời vào năm 2012 với tính năng trao đổi cơ
sở dữ liệu điện tử nhưng vẫn chưa có một NHTM Việt Nam nào triển khai BPO.
4.2. Nguyên nhân BPO ít được sử dụng tại Việt Nam:
Qua trao đổi thông tin với các ngân hàng, sở dĩ công nghệ so khớp dữ liệu điện tử trong
phương thức BPO chưa được sử dụng rộng rãi tại các NHTM Việt Nam xuất phát từ nhiều
ngun nhân:
Ở góc độ vĩ mơ: cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam chưa tạo ra
các điều kiện cần thiết để các ngân hàng mạnh dạn áp dụng các cơng nghệ mới này vào hoạt
động TTQT.
Ở góc độ vi mơ:
-

-

Các ngân hàng cịn ngần ngại về vấn đề chi phí khi gia nhập vào TSU và chưa thực sự
tin tưởng vào tiềm năng phát triển mơ hình công nghệ số này trong lĩnh vực TTQT.
Hơn nữa, một số ngân hàng e ngại rằng BPO sẽ làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm
thư tín dụng bị giảm đi trong khi sản phẩm này mang lại nguồn thu phí hấp dẫn cho
ngân hàng.
Về phía khách hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng không “mặn mà” với
những phương thức giao dịch sử dụng công nghệ mới bởi tâm lý thói quen với giao


-

dịch theo kiểu truyền thống và không đủ điều kiện tài chính để đổi mới cơng nghệ.
Mặt khác, khi tham gia vào giao dịch TTQT theo BPO, các doanh nghiệp phải tự thực

hiện các khâu khai báo dữ liệu và cung cấp chứng từ điện tử lên hệ thống, trong khi
thực tế, một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen nhờ ngân hàng thực
hiện các khâu kê khai biểu mẫu, lập chứng từ...
Về phía các cơng ty vận tải, bảo hiểm, hải quan, các cơ quan cấp phát các giấy chứng
nhận về hàng hóa, các cơng nghệ này vẫn còn khá mới và họ cũng chưa sẵn sàng đổi
mới cơng nghệ để thích ứng tham gia vào hệ thống. Thêm vào đó, rủi ro tiềm ẩn từ
việc ứng dụng công nghệ số cũng như mối lo ngại về an ninh mạng có thể khiến các
bên liên quan ngần ngại ứng dụng các công nghệ mới này khi tham gia giao dịch
TTQT.
4.3. Đề xuất các điều kiện triển khai sử dụng BPO tại
Việt Nam

Trong tương lai gần, BPO và L/C sẽ tiếp tục được sử dụng song song. Tuy nhiên, trong bối
cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra sâu rộng như hiện nay, tự động hóa sẽ
được ứng dụng phổ biến như một xu thế tất yếu. Đồng thời, khi tồn cầu hóa diễn ra, sẽ thúc
đẩy càng nhiều các giao dịch thương mại quốc tế, các yếu tố bên trong giao dịch cũng sẽ
ngày càng yêu cầu các phương thức thanh toán cần diễn ra nhanh, rẻ hơn. Theo đó, với điểm
ưu việt là tự động hóa, BPO có thể được u thích hơn L/C truyền thống. Dẫu vậy, các ngân
hàng vẫn phải vượt qua một số trở ngại nhất định khi bắt đầu triển khai BPO liên quan đến
các vấn đề pháp lý, công nghệ và con người của ngân hàng để đáp ứng được yêu cầu, sự đón
nhận của khách hàng và đối tác của khách hàng, sự hợp tác và đồng bộ hóa từ phía các ngân
hàng đại lý.
a. Về pháp lý

Trách nhiệm kiểm tra các giao dịch cơ bản theo quy định từ các cơ quan quản lý Nhà nước là
một rào cản đối với việc sử dụng BPO. ICC và luật quốc gia cần bổ sung cơ sở pháp lý cho
các thỏa thuận riêng giữa các giao dịch bên trong giao dịch BPO hiện nằm ngoài phạm vi
quy định của URBPO.
b. Về công nghệ
Để cung ứng dịch vụ BPO, các ngân hàng cần đăng ký làm thành viên với Hiệp hội Viễn

thơng Tài chính liên Ngân hàng tồn cầu (SWIFT), tổ chức quản lý vận hành Trade Services
Utility (TSU), đồng thời, đầu tư hạ tầng và hệ thống cơng nghệ nhằm tương thích với chuẩn
tin điện tài chính quốc tế ISO 20022 và hệ thống TMA:


Xây dựng một dự án ứng dụng công nghệ số trong thanh tốn BPO của ngân hàng, trong đó
thực hiện tuần tự các giai đoạn khảo sát, nghiên cứu, thử nghiệm để cho ra một quy trình
chuẩn nhất và chính thức triển khai trên diện rộng, quảng cáo để càng nhiều doanh nghiệp, cá
nhân và tổ chức biết tới;
Xây dựng quy trình nghiệp vụ hướng dẫn thực hiện các giao dịch thanh tốn BPO trên nền
tảng cơng nghệ số một cách cụ thể và chi tiết, hỗ trợ người dùng một cách nhanh chóng
những thắc mắc, lỗi kỹ thuật trong quá trình giao dịch.
c. Về con người
Các ngân hàng cần đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo, đầy đủ, chuyên nghiệp về kiến thức
và nghiệp vụ BPO; cử nhân viên đến những ngân hàng đã triển khai thành công BPO trong
nước và nước ngoài nhằm học hỏi kiến thức, trình độ, từ đó sẽ có thao tác nhanh chóng,
chính xác khi làm việc với hệ thống dẫn truyền và khớp dữ liệu;
Các ngân hàng cần tiếp cận công nghệ kiểm tra chứng từ trên máy ở các ngân hàng nước
ngoài, nghĩa là dữ liệu trên chứng từ được đọc và kiểm tra bằng cơng cụ máy tính thay cho
con người. Nếu công nghệ này được áp dụng, ngân hàng sẽ tiết giảm chi phí nhân lực, chi
phí giấy tờ và rút ngắn thời gian xử lý chứng từ, độ chính xác cũng sẽ cao hơn, hạn chế
những lỗi sai khơng đáng có ảnh hưởng đến q trình giao dịch;
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động tìm hiểu thông tin về các công nghệ mới ứng
dụng trong hoạt động TTQT. Các ngân hàng cần phải phổ biến cho khách hàng của mình biết
rõ rằng: BPO là cơ hội không chỉ dành cho các ngân hàng mà người hưởng lợi nhiều nhất
chính là các khách hàng của ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp cần mạnh dạn hợp tác với
ngân hàng trong giai đoạn thử nghiệm trước khi các cơng nghệ này được chính thức triển
khai để trau dồi nghiệp vụ của nhân viên, xây dựng được một quy trình rõ ràng, cụ thể,
nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Thơng thường, các doanh nghiệp lớn sẽ có đủ
những điều kiện thích hợp về cơng nghệ, tài chính để ứng dụng các công nghệ mới này trong

TTQT.
d. Về nhu cầu khách hàng
Các ngân hàng cần có giải pháp thích hợp giải quyết những điểm yếu của BPO liên quan đến
nhu cầu đảm bảo được thanh toán của người bán, tính linh hoạt của BPO trong trường hợp
hợp đồng cho phép dung sai, cũng như tính hữu ích của BPO trong việc hỗ trợ nhà trung gian
thanh toán cho nhà cung cấp của họ nhằm tạo ra sự hài lòng và điều kiện thuận lợi nhất với
khách hàng.


Bên cạnh đó, việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng đặc biệt cần thiết, từ đó giúp các ngân hàng
xây dựng các giải pháp và quy trình cụ thể cho từng nhu cầu, từng nhóm đối tượng khách
hàng khác nhau, góp phần tạo nên thành cơng cho sản phẩm BPO;
Giới thiệu về giao dịch BPO trong TTQT cho các doanh nghiệp và tiến hành khảo sát mức độ
hiểu biết cũng như nhu cầu khách hàng về việc ứng dụng hai cơng nghệ mới này trong hoạt
động TTQT, từ đó lập nên một chiến lược tuyên truyền, mở rộng BPO đến nhiều người biết
hơn;
Các công ty vận tải, bảo hiểm, hải quan, các cơ quan có thẩm quyền cấp phát các giấy chứng
nhận về hàng hóa cần đầu tư cơng nghệ, nghiên cứu phương thức cấp phát và lưu thông
chứng từ điện tử để cùng với các ngân hàng thương mại tham gia vào giao dịch TTQT trên
nền tảng công nghệ số nhằm hỗ trợ giao dịch BPO diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn;
Các cơng ty cung ứng dịch vụ công nghệ số cần đảm bảo sự vận hành chặt chẽ và an toàn của
hệ thống cũng như lưu ý vấn đề an ninh mạng, ngăn ngừa các tội phạm tài chính nhằm đảm
bảo an tồn cho khách hàng trong giao dịch cũng như bảo vệ thông tin cá nhân.
Ấn bản URBPO do ICC ban hành đã có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/07/2013, nhưng hiện
nay BPO vẫn chưa thực sự phổ biến trong ngành Ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới
dù có nhiều tiện ích vượt trội với các bên tham gia. Ở Việt Nam, để triển khai thành công
BPO, các NHTM VN cần chủ động tìm hiểu và có sự chuẩn bị trước nhằm thích ứng và tự
tạo ra năng lực cạnh tranh cho mình thông qua sản phẩm BPO, đồng thời sẵn sàng hội nhập
với cộng đồng các ngân hàng quốc tế.
Case study 2: Thương vụ giữa PolyTrade và PTT Polymer

-

Bối cảnh: Hai bên công ty PolyTrade (Đức) và PTT Polymer (Thái) ký hợp đồng giao
dịch thương mại sử dụng BPO làm phương thức thanh toán.
Các bên liên quan:
+ PolyTrade: bên mua
+ Commerzbank: ngân hàng phát hành BPO
+ PTT Polymer: bên bán

+Bangkok Bank: ngân hàng thụ hưởng
-

Lý do lựa chọn BPO: BPO tối ưu hóa các quy trình xử lý thanh tốn nội bộ
+ Xử lý nhanh các quy trình
+ Đảm bảo thanh tốn
+ Tiết kiệm chi phí


+ Công cụ tài trợ thương mại đa ngân hàng
Mặt khác, xét về mối quan hệ, PolyTrade và PTT Polymer đã có giao dịch lâu đời với nhau
nên có uy tín với nhau. Cơng việc kinh doanh trước đây đã được xử lý bởi một L/C nhập
khẩu trả chậm sau 60 ngày BL.

1.
2.
3.

4.
5.


Bảng 2: Thương vụ giữa PolyTrade và PTT Polymer
Hai bên công ty (Polytrade và PTT Polymer) ký kết hợp đồng thương mại thỏa thuận
sử dụng BPO.
Người mua (Polytrade) cung cấp dữ liệu hợp đồng cho ngân hàng Commerzbank và
yêu cầu Commerzbank phát hành BPO.
Commerzbank phát hành BPO cho ngân hàng thụ hưởng là Bangkok Bank và nêu rõ
các điều kiện thanh tốn. Khi đó, giao dịch BPO được thiết lập và có giá trị ràng buộc
ngân hàng phát hành BPO (Commerzbank).
Bangkok Bank thông báo cho PTT Polymer về BPO. Sau khi giao hàng, PTT Polymer
chuyển các dữ liệu vận chuyển cho Bangkok bank.
Hai ngân hàng đối sánh dữ liệu thương mại: Bangkok bank chuyển các dữ liệu nhận
được từ PTT Polymer cho Commerzbank. Commerzbank kiểm tra dữ liệu điện tử nếu
khớp thì sẽ thanh tốn cho Bangkok bank. Bangkok bank chuyển thanh toán cho PTT
Polymer theo thỏa thuận.


KẾT LUẬN
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, hoạt động kinh doanh thương mại nói
chung, việc cân bằng lợi ích cho cả hai bên người mua và người bán là điều vơ vùng quan
trọng. Có thể nói, phương thức thanh tốn BPO là một phương thức thanh tốn nổi bật với
khả năng mang lại lợi ích tối ưu cho cả hai bên. Phương thức thanh toán mới này được cho là
một công cụ tài trợ thương mại của thế kỷ 21 sẽ thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển ngày
càng mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tính hiệu quả của BPO đã được chứng minh bằng nhiều
giao dịch trên thế giới, cụ thể là trong hai thương vụ “Thương vụ BPO đa ngân hàng đầu
tiên được thực hiện ở Châu Âu” và “Thương vụ giữa Polytrade và PTT Polymer”.
Tuy nhiên, để triển khai thành công, rộng rãi BPO tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam,
bên cạnh những bài học được đúc rút từ các kinh nghiệm thực tế của các ngân hàng trên thế
giới, mỗi ngân hàng cần có chiến lược riêng cho ngân hàng của mình nhằm phối hợp hiệu
quả tổng hịa các nguồn lực nội tại của ngân hàng. Đã đến lúc toàn bộ cộng đồng ngân hàng
cần chuẩn bị sẵn sàng cho sự đổi mới này.

Sau cùng, nhóm 9 rất cảm ơn cơ vì đã hỗ trợ và cho chúng em cơ hội được tiếp cận, nghiên
cứu những kiến thức mới mẻ, hữu ích về phương thức thanh tốn BPO. Chúng em rất mong
nhận được sự góp ý của cơ để có thể hồn thiện hơn vốn kiến thức của bản thân mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thanh tốn quốc tế, NSƯT.GS.TS. Đinh Xuân Trình, PGS.TS. Đặng Thị
2.
3.

4.
5.
6.

Nhàn, NXB Bách khoa Hà Nội, 2018
Bài báo: “Công nghệ số trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng”
Bài báo: “Phương thức thanh toán BPO – sản phẩm thay thế L/C trong tương lai”, TS.
Nguyễn Thị Cẩm Thủy, ThS. Hoàng Phương Dung, Tạp chí ngân hàng số 10 tháng
5/2021
Tài liệu sưu tầm: “Consulting Portfolio update March 2012”
Tài liệu sưu tầm: “Bank Payment Obligation- A new payment method”
Sách: “Phương thức thanh toán BPO thay thế L/C hướng dẫn áp dụng quy tắc thống
nhất đối với nghĩa vụ thanh toán ngân hàng”, NSƯT.GS.TS. Đinh Xuân Trình



×