Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích nội dung vật chất và ý Thức, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ.Thông qua thực tiễn cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.03 KB, 14 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh (PHVL)
Khoa Cơ Bản

Đề tài: Phân tích nội dung vật chất và ý Thức, mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ? Thông qua
thực tiễn cuộc sống, sinh viên hãy chứng minh sự tác động trở lại của ý thức
đối với vật chất? (Bằng những sự kiện, những thành tựu, việc làm cụ thể
của cá nhân đã từng diễn ra trong xã hội)

SVTH: Lê Diễm Trinh
MSSV: 31221570085
Lớp: K48 Logistics và
QLCCƯ
GVHD: TS. Phan Thị Hà
Năm học: 2022
Vĩnh Long, ngày 25 tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC
1 Phần mở đầu………………………………………………………………………….2
2 Nội dung………………………………………………………………………………3
Chương I: Vật chất và ý thức…………………………………………………………3
1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất…………………………………………3
1.1 Vật chất……………………………………………………………………3
1.2 Phương thức tồn tại cảu vật chất…………………………………………..4
2. Ý thức và nguồn gốc của ý thức…………………………………………………5
2.1 Ý thức………………………………………………………………………5
2.2 Nguồn gốc của ý thức………………………………………………………6
Chương II: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức………………………..8
1.Vật chất quyết định ý thức……………………………………………………….8
2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất……………………9


Chương III: Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất & ý thức ...10
Chương IV: Chứng minh sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất …………..11
3. Kết luận ………………………………………………………………………………11
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………12

1


1 Phần mở đầu:
Triết học Mác – Leenin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự
nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bốc
lột, tiến tới sự nghiệp giải phóng con người. Vấn đề cơ bản của triết học Mác – Lenin là
vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Theo đó, trong thế giới khơng có gì ngồi vật chất
đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động như thế bào khác ngồi vận
động trong khơng gian và thời gian. Còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc người và là sự
phản ánh tự giác, tích cực của sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật
chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Như vậy, trong quan hệ giữa vật chất và ý thức vật chất là cái có trước, ý thức có
sau và vật chất quyết định ý thức. Tuy vậy, ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát
triển của thế giới vật chất ấy
Đứng trước sự phát triển vượt bật của nền khoa học – kinh tế thế giới với những
thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới trong thời gian qua đã và đang tạo ra một thế lực
mới, sức mạnh mới để nước ta bước vào một thời kì phát triển mới
Nhiều tiêu đề cần thiết cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo ra,
quann hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng đượic nâng cao. Hội nhập với
cộng đồng quốc tế, do vậy khả năng giữ vững độc lập dân tộc trong thời kì này cũng được
tăng them
Với sự hịa nhập ấy thì các nươc đều có cơ hội phát triển. Nhưng với sự phát triển
đó thì lại khiến các nước chậm phát triển đứng trước những thách thức lớn. Có nguy cơ
tụt hậu ngày càng cao và dễ bị hòa tan. Nước ta cũng đang xuất phát từ điểm rất thấp lại

phải đi lên từ mơi trường cạnh tranh quyết liệt
Trước tình hình đó, cũng với xu thế phát triển của thời đại Đảng và nhà nước ta
cần tiếp rục tiến hành đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, trong đó đổi mới
kinh tế đóng vai trị quan trọng chủ đạo. Đồng thời đôpỉ mới kinh tế và đổi mới chính trị

2


có mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ cho phép chúng ta vận dụng vào mối quan hệ
giữa kinh tế - chính trị, giúp cho cơng cuộc đổi mới của đất nước ngày càng giàu mạnh
Và với suy nghĩ đó em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích nội dung Vật chất
và Ý thức , mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận
của mối liên hệ? Thông qua thực tiễn cuộc sống, sinh viên hãy chứng minh sự tác động
trở lại của ý thức đối với vật chất
2 Nội Dung:
Chương I: Vật chất và ý thức
1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
1.1 Vật chất
Vật chất là một phạm trù nền tản của chủ nghĩa duy vật Triết học. Trong lịch sử tư
tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Bản than quan niệm của chủ nghĩa duy vật
về phạm trù vật chất cũng trải qua lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với những tiến bộ
của khoa học và thực tiễn.
Theo lênin: “vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa vật chất của Leenin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cần phải phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học với những
dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. vật chất với tư cách là phạm trù triết học là kết quả của
sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự

vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vơ hạn, vơ tận, khơng sinh ra, khơng mất đi;
cịn tấc cả những sự vật, những hiện tượng là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất
nên nó có q trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa. Vì vậy, khơng thể đồng nhất vật
chất với một hay một số dạng tồn tại cụ thể của vật chất.

3


Thứ hai, thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thực tại khách quan, tức là thuộc
tính tồn tại ngồi ý thức, độc lập, khơng phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con
người có nhận thức được hay khơng nhận thức được nó.
Thứ ba, vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở
con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của
con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
Định nghĩa của lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
Một là, bằng việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là tồn tại khách quan,
Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được sự hạn chế
trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa
học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cở sở lý luận cho việc xây dựng quan
điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về lịch
sử của chủ nghĩa duy vật trước Mác.
Hai là, khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan “được đem lai cho lại người
trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”, Lênin
khơng chỉ khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm
duy vật mà còn khẳng định khả năng của con người có thể nhận thức được thực tại khách
quan thơng qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách
quan.
1.2 Phương thức tồn tại của vật chất :
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại

của vật chất; khơng gian; thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Ph. Ăngghen định nghĩa: “vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, -thì bao gồm tấc
4


cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả sự thay đổi vị trí đơn giản
cho đến tư duy”.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, thông qua vận động mà các dạng cụ thể
của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình.Vận động của vật chất là tự thân vận động, sự
tồn tại của vật chất gắn liền với vận động. Dựa trên thành tựu khoa học ở thời đại mình,
Ph. Ăngghen đã phân chia sự vận động thành năm hình thức vận động cơ bản từ thấp đến
cao: vận động cơ giới, vận động vật lí, vận động hóa, vận động sinh vật, vận động xã hội.
trong đó hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao
hàm trong đó những hình thức vận động thấp hơn. Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật
có thể có nhiều hình thức vận động khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặc
trưng bởi một hình thức vận động nhất định.
Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ph. Ăngghen đã đặt cơ sở cho việc
phân loại, phân ngành, hợp loại, hợp thành khoa học.Tư tưởng về sự thống nhất nhưng
khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ bản cịn là cơ sở để chống lại khuynh
hướng đánh đồng các hình thức vận động hoặc quy hình thức vận động này vào hình thức
vận động khác trong quá trình nhân thức.
Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của
vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vận động là tuyệt đối, là vĩnh
viễn.điều này khơng có nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận sự đứng im, cân
bằng. Đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối, tạm thời và thực chất đứng im, cân
bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động; đó là vận động trong thế cân bằng, ổn
định; vận động chưa làm thay đổi cơ bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.
2 Ý thức và nguồn gốc của ý thức:

2.1 Ý thức
Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trị của ý thức ln
là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của thực
tiễn xã hội, triết học Mác-Lênin góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên.
5


Về khái niệm, ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm
những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hi vọng, ý chí niềm
tin,… của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự
nhiên và lịch sử-xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan
vào trong đầu óc của con người.
2.2 Nguồn gốc của ý thức:
Ý thức có hai ngồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội:
Nguồn gốc tự nhiên
Ý thức thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng
mối quan hệ của con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác
động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo.
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, là chức
năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hồn thiện,
hoạt động sinh lí của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu
sắc. Bộ óc bị tổn thương thì sinh lí thần kinh của con người sẽ khơng bình thường, năng
lực của nhận thức, của tư duy và đời sống tinh thần của con người cũng sẽ bị rối loạn.
Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con
người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan thông qua các hoạt động
của các giác quan đã tác động đến bộ óc con người, hình thành nên quá trình phản ánh.
Phản ánh là sự tái hiện những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là thuộc tính của tất cả
dạng vật chất song phản ánh được thể hiện dưới những hình thức cơ bản sau: phản ánh vật

lý, hóa học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo (phản
ánh ý thức).
Phản ánh vật lý, hóa học là những hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vơ sinh.
Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa,… khi có sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vơ sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ
động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhân tác động.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu
sinh. Phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính
6


kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng
sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc,… khi nhận sự tác động trong
mơi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực
cảm giác, được thực hiên trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ
khơng điều kiện, khi có sự tác động bên ngồi mơi trường lên cơ thế sống.
Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện
trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản
ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ
óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý
thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con
người. Đây là phản ánh có tính chủ động lựa chọn thơng tin, xử lý thơng tin để tạo ra
những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh năng động sáng tạo
này được goi là ý thức.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những điều kiện tự nhiên để giải thích sự ra đời của ý
thức thì chỉ là điều kiện cần, vì nếu chỉ với những tác động tự nhiên giới hạn trong một con
người, thì ý thức chỉ có thể tồn tại trong một thế hệ. Như vậy không thể giải thích được làm
thế nào ý thức lại có q trình vận động và phát triển, đồng thời lại hết sức đa dạng, phức
tạp khơng kém gì so với thế giới vật chất.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Lênin, ngoài nguồn gốc tự nhiên, sự ra đời của ý
thức còn chịu nhiều tác động của nhân tố xã hội.
 Nguồn gốc xã hội
Lao động và ngôn ngữ, hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề quyết định sự
ra đời ý thức.
Lao động là quá trình con người sử dụng các công cụ tác động vào giới tự nhiên
nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Trong quá trình lao
động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ
thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động còn ẩn dấu,… nhằm thỏa mãn nhu cầu
của mình. Qua quá trình lao động cùng với lao động các giác quan của con người ngày

7


càng phát triển, từ những “tia ý thức đầu tiên” con người đã có được kho tàng tri thức nói
riêng và ý thức nói chung.
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Sự
ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương
tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình
lao động. Nhờ ngôn ngữ con người không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng
kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý
thức là lao động, “… sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ; đó là hai chất
kích thích chủ yếu đã làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển thành bộ óc người, khiến cho
tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức con người”.
Chương II Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1. Vật chất quyết định ý thức
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ

nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất trong bộ óc người nên ý thức là cái có
sau, là tính thứ hai.
Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên ( bộ óc người và thế giới khách quan)
và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Dưới bất kì hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của
ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực manh mẽ nhất quyết định tính phong
phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.

8


Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tại hiện thực khách quan, tức là thế giới
vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật
chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất
thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo.
Vật chất luôn vận đông và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể
chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển của về nội dung và hình thức phản
ánh.
Ví dụ1: Tục ngữ có câu “ có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì
mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải
được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho
quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
Ví dụ2: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần
kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương


thì hoạt động ý thức

cũng bị rối loạn.
Ví dụ3: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về cơng nghệ
thơng tin cịn rất yếu. Ngun nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng
viên. Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh tiểu học,
cấp hai, cấp ba sẽ tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy thì
ý thức cũng như vậy.
2.Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.

9


Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống”
riêng, khơng lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của
con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn
cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người ,
nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất
bại. Ý thức không trục tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con người
tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoach, hành động
nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật chấ diễn ra theo hai hướng:
Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất
phát triển.
Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật
chất.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời
đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng khơng thể vượt q tính
quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào điều kiện khách quan và
năng lực chủ quan của chủ thể hoạt động.
Ví dụ 1 : Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nướ, từ sau Đại hội VI,
Đảng ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sáng nền kinh tế thị trường để phát triển
đất nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra
mục tiêu, phương hướng để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất.
Ví dụ 2: Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chả ở nhiệt độ hơn 1000 oC, người
ta tạo ra các nhà máy gang thép để sane xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải bằng
phương pháp thủ công cổ xưa.
Chương III: Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ quy luật khách quan:
10


Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tơn trọng khách quan, đồng
thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình. Tơn trọng tính khách quan kết hợp
với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi nhận thức, hành động, chủ trương, đường lối,
kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề
vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí. Khơng
được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng
Phát huy tính năng động, tích cực của ý thức:
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con
người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính
sángtạo. Điều này địi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức,
phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất
đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân.
Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hịa lợi ích
nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan
Chương IV: Chứng minh sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.

Bản thân tôi từ nhỏ đã hay rụt rè nhút nhát nhưng với tinh thần ham học nên đã đạt
được nhiều thành tích đáng mong đợi đặc biệt là tơi rất thích hóa học, nhưng với sự nhút
nhát rụt rè ấy mà tôi đã không dám tham gia vào những câu lạc bộ hóa học những cuộc
thi olympic, tôi đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để chứng minh bản thân cũng như bỏ lỡ những
cơ hội tỏa sáng mình. Bản thân tơi đã nhận thức được nếu khơng phá bỏ sự rụt rè nhút
nhát ấy thì bản thân sẽ không bao giờ phát triển cũng như đat được nhiều thành tựu, và từ
đó tơi đã cố gắng bỏ đi lớp vỏ bao bọc ấy ra, ham học hỏi khơng chỉ từ sách vở mà cịn từ
bạn bè, cởi mở hơn và tơi đã có tự tin để chứng minh năng lực thật sự của mình và tơi đã
nhận được những giải thưởng đáng giá mà bản thân lúc trước chỉ biết ước ao, nhờ có ý
thức chỉ đạo xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch để bản thân nhận được
nhiều thành tựu xứng đáng.
11


3 Kết luận:
Tóm lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo của ý
thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức, ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất,
sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sức
mạnh của ý thức phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào
những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất.
Tơi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần
thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy
nghĩ mới lạ.Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hơm đó để đánh
dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học tơi thường xuyên tích cực phát biểu và thảo
luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ học tơi sẽ tìm thêm bài tập và tài liệu để luyện tập thêm, trau
dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm tơi cũng tích cực tham gia các hoạt động
ngoại khóa, các phong trào của các tổ chức xã hội.
Khơng chỉ bồi dưỡng kiến thức, tơi cịn cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình qua
việc đọc sách, tập yoga, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận.
Tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ,không chủ

quan trước mọi tình huống. Khi tham gia thảo luận nhóm, tơi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều
hay mà các thành viên góp ý cho mình để hồn thành cơng việc theo kế hoạch. Hay khi đăng ký
học phần, tôi không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá nhiều môn tránh cho bản
thân không kham nổi.Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tơi phải tiếp xúc với
người đó và lắng nghe những đánh giá của những người xung quanh về người đó, khơng thể chủ
quan “trơng mặt mà bắt hình dong”, khơng thể chỉ dựa vào cảm xúc cá nhân mà đánh giá người
đó.

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình triết học Mác - Lênin, trình độ: đại học, đối tượng: Khối các ngành ngồi lý luận
chính trị tr60, tr90
2.
3.

12


13



×