NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ WEBSITE “KANTANJI” HỖ TRỢ VIỆC
HỌC KANJI CỦA SINH VIÊN VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT - NHẬT
(VJIT)
Nguyễn Trường An, Huỳnh Trung Nhân, Ngô Thế Khôi, Ngô Diễm Quỳnh,
Lục Gia Yến*
Viện Công Nghệ Việt-Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt và CN. Tiết Thụy Tường Vy
TĨM TẮT
"Làm thế nào để ln học tốt Kanji” luôn là câu hỏi thường được các bạn sinh viên Viện Công Nghệ Việt Nhật
(VJIT) - Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) đặt ra trong quá trình học tiếng Nhật. Hiện nay, việc
học Kanji là một trở ngại cho người học Tiếng Nhật nói chung cũng như sinh viên VJIT nói riêng. Hiểu được
những khó khăn này, nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thiết kế website “KANTANJI”
nhằm trợ giúp cho việc học Kanji của sinh viên VJIT”. Website “KANTANJI” là công cụ hỗ trợ giúp “phá
vỡ rào cản” trong việc học Kanji của sinh viên VJIT. “KANTANJI” hỗ trợ sinh viên dễ dàng tra cứu, hệ thống
kiến thức, tạo cầu nối giữa sinh viên và giảng viên VJIT.
Từ khóa: Kanji, VJIT, website học Kanji
1. MỞ ĐẦU
1.1. Phát hiện vấn đề.
Việc học ngoại ngữ là một xu hướng toàn cầu mà hầu như ai cũng công nhận và nỗ lực học tập. Hiện nay, các
doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó nhu cầu
nguồn nhân lực chất lượng cao vừa biết tiếng Nhật thành thạo chuyên môn ngày càng lớn. Đặc biệt ở Việt Nam,
tiếng Nhật đang phát triển và có một lợi thế lớn bên cạnh tiếng Anh. Tại Việt Nam ngồi các trường đại học
thì hầu như tất cả các hệ thống giáo dục cũng đã đưa tiếng Nhật vào chương trình giảng dạy, trở thành ngoại
ngữ chính, học song song với chuyên ngành. Đối với chương trình đào tạo của VJIT tiếng Nhật là ngơn ngữ bổ
trợ cho chuyên ngành do đó sẽ có các mặt hạn chế về thời gian học tiếng Nhật, đặc biệt là thời gian dành cho
Kanji khá ít, giáo trình học của sinh viên chủ yếu thiên về giao tiếp. Từ những yếu tố trên ta có thấy sinh viên
VJIT gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng Nhật mà ở đây là học Kanji.
1.2. Giải pháp tương tự.
1331
Hiện nay có rất nhiều website giúp người học có thể tự học Kanji như: MochiMochi, Dũng Mori, Vnjpclub.
Những ứng dụng này đều có những giáo trình học khác nhau.
1.2.1. MochiMochi
Đối với MochiMochi sẽ áp dụng phương pháp Spaced Repetition (Phương pháp học lặp lại ngắt quãng). Giúp
sắp xếp thời gian vàng cho từng người học và số từ mà người đó có thể ghi nhớ. Bằng cách gia tăng khoảng
cách thời gian giữa những lần ôn tập lượng thông tin cần ghi nhớ. Mục đích hướng đến là cải thiện và nâng cao
khả năng ghi nhớ từ vựng của người học.
1.2.2. Riki nihongo
Website Riki nihongo giúp người học ghi nhớ nhanh thông qua phương pháp học Flashcard. Người học có thể
xem lại những từ mình đã và chưa thuộc thơng qua việc đánh dấu vào những từ đó. Riki cịn áp dụng phương
pháp Shadowing - đó là phương pháp học mà người nghe phải cố phát âm gần giống với những gì mình nghe
được.
1.2.3. Vnjpclub
Đối với Vnjpclub website áp dụng phương pháp học theo bộ thủ trong tiếng Nhật, và giáo trình được dựa trên
Look and Learn. Người học sẽ ghi nhớ bằng học đi học lại từ đó trên website. Ngồi ra, website cịn có áp
dụng những hình ảnh vào việc học để giúp cho người học có thể dễ dàng ghi nhớ hơn.
Nhược điểm chung của những website là khơng phù hợp với chương trình đào tạo mà sinh viên VJIT đang theo
học. Từ những nguyên nhân trên nhóm chúng tơi đã quyết định tạo ra website “KANTANJI” để có thể đáp ứng
nhu cầu học tốt Kanji của sinh viên VJIT.
1.3. Điểm đặc biệt của nghiên cứu.
Từ những điểm khơng phù hợp trên trên nhóm chúng tơi quyết định làm nghiên cứu này nhằm tìm ra những
khó khăn, những vấn đề nan giải mà sinh viên VJIT thường mắc phải trong việc học Kanji. Từ đó, tạo ra một
ứng dụng hỗ trợ học Kanji phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường dành riêng cho sinh viên VJIT và
hồn tồn miễn phí.
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-
Phương pháp quan sát, thu nhập số liệu.
-
Phương pháp phân tích tổng hợp.
-
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.
-
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên VJIT
1332
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Hình 1: Biểu đồ khảo sát về việc học tiếng Nhật gây khó khăn cho sinh viên VJIT.
Hình 2: Biểu đồ khảo sát về thực trạng học tiếng Nhật.
Hình 3: Biểu đồ khảo sát về thời gian học Tiếng Nhật của sinh viên VJIT.
(Nguồn: số liệu của nhóm tự khảo sát)
Một là, sinh viên VJIT cho rằng Kanji rất khó, sau khi tiến hành khảo sát 90 sinh viên của VJIT cho thấy tỉ lệ
sinh viên cảm thấy việc học tiếng Nhật khó chiếm 88%. Đa số sinh viên cho rằng việc học tiếng Nhật khó là
do Kanji chiếm 77,8%; Nguyên nhân đó là do thời gian các bạn sinh viên dành ra để học tiếng Nhật mỗi ngày
lần lượt là 30 phút chiếm 23%; 1 tiếng chiếm 38%; Và 2 tiếng chiếm 28%. Từ số liệu trên, ta có thể thấy số
lượng sinh viên dành ra từ 2 tiếng để học Kanji là rất ít. Do đó để có thể hiểu và vận dụng một từ đã học rất
1333
khó cho sinh viên VJIT. Từ đó, dẫn đến tình trạng các bạn cảm thấy Kanji vơ cùng khó học.
Hai là, thời gian tiếp xúc với Kanji trên lớp rất ít. Số sinh viên nghĩ rằng thời gian học Kanji ở trên lớp quá ít
chiếm 81,1%. Các tiết học tiếng Nhật của sinh viên VJIT được phân bố 3 buổi/tuần. Mỗi buổi 3 tiết, và 1 tiết
là 45 phút. Thời gian sinh viên được học tiếng Nhật trong 1 tuần là 6 tiếng 45 phút. Trong tiết học, sinh viên
được truyền đạt kiến thức tổng hợp về: từ vựng, ngữ pháp, hội thoại… Nhưng kiến thức về Kanji thì khơng
nhiều do giáo trình được sử dụng hướng đến việc giúp cho sinh viên có thể giao tiếp tốt.
Ba là, mục tiêu giảng dạy của VJIT: Đào tạo các kỹ sư, cử nhân theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Đào tạo nguồn nhân
lực giỏi chun mơn, am hiểu văn hóa và phong cách làm việc Nhật Bản đáp ứng cho các doanh nghiệp Nhật
Bản trong và ngoài nước [3]. Đồng thời, đối với VJIT tiếng Nhật là một môn học bổ trợ cho chuyên ngành của
sinh viên. Do đó, việc học tiếng Nhật của VJIT sẽ được dạy theo hướng tập trung phát triển kỹ năng giao tiếp.
Giáo trình Marugoto được sử dụng giảng dạy là giáo trình đáp ứng nhu cầu đó.
Bốn là, sử dụng Marugoto là giáo trình thiên về giao tiếp. Sách Marugoto lấy mục tiêu là giao tiếp sử dụng
bằng tiếng Nhật trong thực tế. Tuy nhiên nó không phải là các mục tiêu giúp tăng ngữ pháp cũng như là
tăng cường kiến thức về mẫu câu mà là trong một tình huống thì chúng ta có thể nói những cái gì. Trong
chương trình học của Viện Cơng Nghệ Việt- Nhật, sách Marugoto có khoảng 226 từ kanji (Tính từ cuốn
Marugoto A1-1 đến Marugoto A2-2) để thi được JLPT N3[4]. Tuy nhiên, nó chiếm một tỉ lệ 34.7% trong
khoảng 650 từ Kanji phải học theo cấu trúc đề thi JLPT N3[5]. Vì số lượng từ kanji khơng đủ nên dẫn đến
trở ngại lớn cho sinh viên Viện Công Nghệ Việt Nhật khi học Kanji cũng như thi JLPT N3.
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. Tạo ra website KANTANJI giúp sinh viên VJIT học Kanji tốt hơn
●
Mô tả giải pháp:
1334
Hình 4: Mơ tả giải pháp
-
Website phù hợp với sinh viên VJIT, có một lộ trình học tập bám sát với chương trình học trên lớp
của sinh viên VJIT. Dựa trên lộ trình học của người dùng mà website sẽ sắp xếp Kanji theo 18 mức độ tương
ứng (theo 18 Nhật ngữ trong chương trình học của VJIT).
-
Website cịn cung cấp tính năng quản lý lớp học, thơng qua những số liệu mà website cung cấp về tiến
độ học tập và các bài kiểm tra mà sinh viên đã làm, giúp những giảng viên VJIT có thể dễ dàng nắm bắt được
tình hình học tập cũng như những thiếu sót của từng bạn sinh viên lớp mình trong việc học Kanji. Từ đó, giáo
viên sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng sinh viên.
-
Để tăng sự hứng thú cho sinh viên khi học Kanji, Website sẽ sử dụng những bài kiểm tra theo dạng trò
chơi phù hợp với tiến độ học của từng bạn, giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã được học.
-
Website tạo môi trường tra cứu, giúp sinh viên dễ dàng tra cứu các từ vựng một cách nhanh chóng.
-
Ngồi ra, Website cịn đem đến cho người dùng cả một diễn đàn để có thể thảo luận cũng như hỏi đáp
một cách thuận tiện và nhanh chóng. Trên diễn đàn này, sinh viên có thể đặt câu hỏi để thảo luận với nhau hoặc
những giáo viên sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho sinh viên. Hoặc ngược lại giáo viên có thể đưa ra một chủ
đề để các sinh viên đưa ra ý kiến của mình.
-
Website cịn có thêm tính năng ơn luyện cho người học bằng phương pháp Flashcard, giúp người học
ghi nhớ chữ Kanji vừa học một cách lâu hơn.
-
Website còn giúp sinh viên tra cứu những từ Kanji mới hoặc khơng có trong giáo trình. Website sẽ
cung cấp:
1335
+
Nghĩa của từ Kanji
+
Cách viết từ Kanji
+
Phát âm (nhanh và chậm)
+
Câu ví dụ với từ Kanji
5.
KẾT LUẬN
Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng và tìm ra những khó khăn mà sinh viên VJIT, nhóm chúng tơi đã phân tích
tổng hợp và làm ra một website giúp học Kanji tối ưu nhất, giúp sinh viên VJIT giải quyết những khó khăn
cũng như tạo hứng thú trong việc học Kanji. Tuy nhiên, website vẫn cịn nhiều hạn chế như khơng thể sử dụng
ngoại tuyến như các ứng dụng học Kanji hiện hành gây nên sự bất tiện cho người học. Trong tương lai, nhóm
chúng tơi sẽ phát triển thêm về mảng ứng dụng để người dùng có thể dễ dàng sử dụng cả ngoại tuyến và trực
tuyến cũng như thuận tiện cho việc học Kanji ở mọi nơi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] The Japan Foundation. Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, />[2] Nguyễn Quân, Ứng dụng MochiMochi, />[3] Sứ mệnh của Viện công nghệ Việt - Nhật, xem 01/03/2022, />[4] Michiyo Naomi, Hatta Naoyuki, Kitani Nezu. 2020. Giáo trình Marugoto sơ cấp A2. TP. Hồ Chí Minh,
NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, />[5] Kỳ thi JLPT N3, xem 13/02/2020, />
1336