Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng kính ngữ tiếng Nhật cho nguồn nhân lực ngành dịch vụ - trường hợp giao tiếp trong ngành Dịch vụ nhà hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.3 KB, 6 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KÍNH NGỮ TIẾNG
NHẬT CHO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DỊCH VỤ - TRƯỜNG HỢP
GIAO TIẾP TRONG NGÀNH DỊCH VỤ NHÀ HÀNG
Võ Trường Duy, Võ Thị Yến Ly, Võ Huỳnh Hoàng Minh, Phan Thanh Sang,
Võ Linh Thư*
Viện Công nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh.
GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Lê Nguyễn Minh Thanh

TÓM TẮT
Trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, việc các doanh nghiệp nước ngồi đã và đang đầu tư vào Việt
Nam khơng còn là một vấn đề quá xa lạ đối với mọi người. Và một trong những quốc gia đầu tư mạnh vào thị
trường Việt Nam trong những năm gần đây khơng thể khơng kể đến đó chính là Nhật Bản. Các doanh nghiệp
Nhật Bản tại Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng- khách
sạn nên nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Nhật phục vụ cho ngành ngày càng cao. Nhật Bản lại là một quốc
gia rất coi trọng lễ nghi, vì vậy việc sử dụng đúng ngơn từ, các dạng kính ngữ trong giao tiếp là điều ln được
chú trọng. Bởi đó là cách nói biểu hiện sự kính trọng của người nói với đối tượng giao tiếp và biểu thị sự khiêm
tốn về bản thân mình, ngồi ra còn mang lại thiện cảm cho người nghe. Trong quá trình theo học tiếng Nhật,
tuy hiểu rõ tầm quan trọng của kính ngữ nhưng đa số sinh viên Việt Nam vẫn ln gặp khó khăn trong việc học
và sử dụng kính ngữ trong giao tiếp. Vậy nên, bài viết này tìm hiểu những lý do tại sao sinh viên thường mắc
lỗi sai và các khó khăn khi dùng kính ngữ trong giao tiếp tại môi trường làm việc của các nhà hàng Nhật và
đưa ra các phương án để cải thiện phương pháp học tập để sinh viên có thể dễ dàng sử dụng kính ngữ khi giao
tiếp. Từ đó, hạn chế việc mắc sai lầm khi khơng sử dụng kính ngữ hay có dùng kính ngữ nhưng bị sai.
Từ khóa: dịch vụ nhà hàng, giao tiếp, kính ngữ, sinh viên ngành dịch vụ, tiếng Nhật.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong khi phần lớn các nước trên thế giới đều dùng bảng chữ cái Latin thì Nhật Bản là một trong số ít những
nước dùng bảng chữ cái riêng biệt. Điều đó ln là lý do ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc học tiếng
Nhật của người Việt Nam – đất nước sử dụng ngôn ngữ viết bởi chữ cái Latin. Tuy nhiên, theo ông Toshiki
ANDO, Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản cho
biết, tiến hành khảo sát cơ sở đào tạo tiếng Nhật trên toàn thế giới, năm 1998 Việt Nam chỉ có 31 cơ sở đào tạo
tiếng Nhật với hơn 10.000 người học. Nhưng theo số liệu mới nhất năm 2018, Việt Nam có 818 cơ sở đào tạo
tiếng Nhật với hơn 170.000 người học. Như vậy, chỉ sau 20 năm số cơ sở đào tạo tiếng Nhật tăng hơn 26 lần


và số người học tăng lên hơn 17 lần. Số liệu thống kê trên cho thấy, hiện nay khó khăn về mặt chữ viết vẫn
1325


không thể làm giảm bớt sức hút của việc học tiếng Nhật đối với người Việt Nam, nhất là sức hút đối với nguồn
lao động trẻ khi họ học với mục tiêu tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt trong tương lai. Nhưng khơng phải ai
cũng có thể học và sử dụng tốt tiếng Nhật để phục vụ cho cơng việc. Một trong số những ngun nhân đó là
việc sử dụng kính ngữ dựa trên vị thế của từng người và mối quan hệ giữa người với người khi giao tiếp trong
môi trường làm việc. Và nhất là đối với môi trường làm việc trong các công ty dịch vụ của Nhật. Bởi ngành
dịch vụ của Nhật nổi tiếng hàng đầu thế giới về chuẩn mực, chuẩn mực ngay từ trong ngôn từ giao tiếp với
khách hàng và luôn ln phải sử dụng kính ngữ với khách hàng khơng được sai sót. Chính vì thế, sinh viên học
chun ngành dịch vụ, sử dụng tiếng Nhật để làm việc sau này thì càng cần nắm rõ và sử dụng thành thạo kính
ngữ. Vì vậy, bài viết này của nhóm tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu những câu kính ngữ phổ biến dùng
trong ngành dịch vụ nhà hàng để giúp các bạn sinh viên có thể chuẩn bị vốn kiến thức kính ngữ sử dụng khi
làm việc tại nhà hàng trong một số trường hợp nhất định. Hơn thế nữa, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp
luyện tập khoa học và đem lại hiểu quả cao, cũng như tạo thêm cảm hứng khi học kính ngữ tiếng Nhật cho các
bạn sinh viên.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống
hố lý thuyết từ các nguồn tài liệu khoa học và phương pháp nghiên cứu thực tiễn – nghiên cứu điều tra khảo
sát. Nhóm tác giả tham khảo các nguồn tài liệu học tập để tìm ra khái niệm và cách sử dụng kính ngữ trong
tiếng Nhật làm cơ sở lý luận. Tiếp đến nhóm tác giả tìm hiểu những thơng tin tương tự về đề tài kính ngữ của
Việt Nam rồi hệ thống lại tồn bộ những thơng tin đã thu thập ở cả hai ngôn ngữ Nhật và Việt. Dựa trên những
thơng tin nghiên cứu đã hệ thống được, nhóm tác giả lựa chọn những câu kính ngữ thường dùng trong tiếng
Nhật ở lĩnh vực nhà hàng- khách sạn để tiến hành khảo sát trên 100 sinh viên thuộc khoá 2019 và khố 2020
của Viện Cơng nghệ Việt Nhật. Mục đích của phương pháp điều tra khảo sát là thu thập thơng tin thực tiễn để
tìm ra câu kính ngữ nào trong tiếng Nhật mà sinh viên dễ nhầm lẫn khi biên phiên dịch và tìm hiểu lý do vì sao
sinh viên cảm thấy khó khăn khi nhầm lẫn giữa câu kính ngữ và câu thơng thường. Lấy kết quả khảo sát làm
cơ sở để giải quyết vấn đề.
3. CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.1 Định nghĩa
Kính ngữ trong tiếng Nhật là biểu thức được sử dụng để bày tỏ sự tôn trọng và được sử dụng để thể hiện tầng
lớp xã hội, mức độ thân thiết,... giữa người với người khi giao tiếp. Tiếng Nhật có một hệ thống kính ngữ được
hình thành lâu đời và hệ thống kính ngữ đó cho đến nay vẫn được sử dụng trong nhiều tình huống xã hội để thể
hiện địa vị và phép lịch sự thích hợp. Một cách diễn đạt ngơn ngữ trong đó người nói hoặc người viết bày tỏ sự
kính trọng đối với người khác hoặc người trong chủ đề. Kính ngữ tiếng Nhật về cơ bản được chia thành ba
loại: lịch sự, tơn trọng và khiêm tốn. Tuy nhiên, cũng có cách phân chia kính ngữ thành hai loại: ngơn ngữ

1326


trang trọng và ngơn ngữ làm đẹp. Người nói sẽ sử dụng các từ vựng liên quan hoặc cách chia động từ tùy theo
nội dung và đối tượng của cuộc trị chuyện. Kính ngữ được sử dụng rất thường xun trong giao tiếp của người
Nhật. Đó là khi nói chuyện với người bề trên, với đối tác, khách hàng, các bậc anh chị cùng cơng ty…
Kính ngữ trong tiếng Việt thì lại được coi như là một hình thức câu trong giao tiếp và chỉ bắt buộc tuân thủ một
số những phép tắc đơn giản như: phải đảm bảo đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, sử dụng các các đại từ nhân xưng
thích hợp, thêm các từ kính ngữ ở đầu câu như: “thưa, kính thưa, kính gửi...” hoặc ở cuối câu sẽ thêm chữ “ạ”
để thêm phần lễ phép, ở cuối câu sẽ thêm chữ (ạ).
Vì vậy, để người Việt sử dụng kính ngữ tiếng Nhật chính xác trong từng trường hợp là điều không hề đơn giản.
Đặc biệt, người Việt cực kì hay nhầm giữa kính ngữ - khiêm nhường ngữ và sử dụng lẫn lộn dẫn đến những
vấn đề hiểu lầm trong giao tiếp.
3.2 Phân tích kết quả khảo sát
Câu 1.

Hình 1. Biểu đồ trịn thể hiện tỉ lệ phần trăm trả lời câu hỏi số 1
Trong câu hỏi khảo sát “Khi thấy khách vào nhà hàng thì bạn thường dùng câu nào trong những câu dưới đây?”
thì có 80,6% trả lời đúng tương đương với khoảng 80 người. Bên cạnh đó vẫn cịn 19,4% trả lời sai tương
đương với khoảng 20 người chọn đáp án chưa chính xác. Ngun nhân là do trong q trình học tập, người học
tiếng Nhật chỉ dùng những câu「おはようございます」,「ありがとうございます」 để chào hỏi giao tiếp
hằng ngày, tuy nhiên trong lĩnh vực nhà hàng thì những câu chào hỏi này khơng phù hợp.

Câu 2.

Hình 2. Biểu đồ trịn thể hiện tỉ lệ phần trăm trả lời câu hỏi số 2
1327


Trong câu hỏi khảo sát “Khi xác nhận lại món với khách hàng” thì có 53.4% trả lời đúng tương đương với gần
54 người có câu trả lời đúng. Tuy nhiên, ở câu trả lời này có đến 46,2% trả lời sai, như vậy gần một nửa số
người khảo sát có câu trả lời sai. Lý do là ở câu trả lời này, người học tiếng Nhật chưa phân biệt được nên sử
dụng câu kính ngữ nào trong tình huống nào.
Câu 3.

Hình 3. Biểu đồ trịn thể hiện tỉ lệ phần trăm trả lời câu hỏi số 3
Với câu hỏi khảo sát "Khi khách vào hỏi khách có vừa lịng với chỗ này hay khơng" đã có 38,8% chọn câu
「ここはいいですか」tuy nhiên câu này trơng có vẻ đúng nhưng khơng phải câu trả lời chính xác nhất trong
trường hợp giao tiếp với khách hàng. Chỉ có 39,8% chọn câu trả lời đúng「こちらでよろしいでしょう
か」.Điều đó cho thấy dù là với câu đơn giản thì tỷ lệ phần trăm những người khơng biết cách sử dụng kính
ngữ khá cao, chiếm đến gàn 60%. Câu「ここはいいですか」là câu có cấu trúc đơn giản và thường dùng để
hỏi "Đây có được khơng?", cịn câu「こちらでよろしいでしょうか」với cách hỏi lịch sự hơn, sử dụng kính
ngữ với ý nghĩa "Nơi này có ổn khơng ạ?" thì người học lại ít khi dùng đến. Vì vậy, khi vận dụng vào thực tế,
đa phần đều sử dụng những câu ngắn, câu đơn giản mà ít người học chú ý đến việc phải dùng kính ngữ khi giao
tiếp với khách hàng.
Câu 4.

Hình 4. Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ phần trăm trả lời câu hỏi số 4
Trong câu hỏi khảo sát “Khi món ăn lên chậm và khách hàng cảm thấy khơng hài lịng ?.” thì chỉ có 27,2%
chọn câu「申し訳ございません 」,tương đương với khoảng 27 người có câu trả lời đúng, Tỉ lệ người có câu
trả lời sai chiếm đến 72,8%. Trong đó câu trả lời「ちょっと待ってください」chiếm tỉ lệ trả lời sai cao nhất,
do người học khơng chú ý đến vấn đề sử dụng kính ngữ khi giao tiếp mà chỉ chăm chăm vào việc dịch nghĩa
1328



của câu trong tình huống “khi món ăn lên chậm” thì nói với khách “đợi một chút”. Câu nói khơng có kính ngữ
này, khơng phù hợp trong giao tiếp khi nhà hàng phạm lỗi với khách, cụ thể là lên món lâu và khách phải đợi.
Câu 5.

Hình 5. Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ phần trăm trả lời câu hỏi số 5
Đáp án chính xác cho câu hỏi này là:「またよろしくお願いいたします」 và tỉ lệ trả lời đúng câu hỏi này
chỉ có 29,1% trên tổng 100 câu trả lời. Tuy nhiên tỉ lệ trả lời đáp án「どうもありがとうございました」lại
chiếm tới 56,3%. Sở dĩ có sự nhầm lẫn giữa 2 đáp án này là vì khi được học trên lớp, người học thường sử dụng
câu「どうもありがとうございました」như một câu cảm ơn chân thành. Thế nhưng thực tế thì khi tiễn
khách ra về chúng ta sẽ sử dụng câu「またよろしくお願いいたします」 như một lời chào trang trọng và
mong muốn khách hàng sẽ quay lại cửa hàng vào lần sau.
Từ kết quả khảo sát có thể thấy được tỉ lệ sinh viên, người học tiếng Nhật sử dụng sai kính ngữ trong giao tiếp
nhân viên – khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng khá cao. Nhóm tác giả đưa ra câu hỏi khảo sát đơn
giản nhất ở cả 3 thời điểm trước – trong – sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Đó là những thời điểm quan
trọng nhất để quyết định khách hàng có cịn sử dụng dịch vụ của nhà hàng lần nữa hay không. Nhưng nếu nhân
viên khơng sử dụng kính ngữ hay sử dụng sai kính ngữ thì nhà hàng hồn tồn khơng tạo được thiện cảm với
khách hàng, từ đó dẫn đến nhiều hệ quả không tốt cho việc kinh doanh của nhà hàng sau này. Nhóm tác giả từ
việc phân tích dữ liệu kết quả trên đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu tại sao mà sinh viên, người học tiếng
Nhật chưa hồn tồn ứng dụng được kính ngữ trong thực tế.
4. GIẢI PHÁP
4.1 Tăng cường thực hành đóng vai trong giờ học.
Thông thường khi học trên lớp người học chỉ học theo cách truyền thống, lặp lại những gì được giáo viên dạy
nhưng không thực hành thực tế nên đa số khi cần sử dụng trong một tình huống cụ thể nào đó sẽ cảm thấy bỡ
ngỡ và khơng biết nên sử dụng như thế nào cho đúng. Vì vậy, giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra chính là tăng
cường thời gian thực hành đóng vai trong giờ học. Khi vừa học xong và được thực hành ngay trong giờ học
người học sẽ nhớ lâu hơn cũng như biết được khi ở trong tình huống như thế thì nên sử dụng kính ngữ như thế
nào. Đồng thời việc tham gia đóng vai như thế sẽ giúp cho người học hình thành thói quen sử dụng kính ngữ
và tự tin hơn trong việc sử dụng kính ngữ ngồi thực tế.

1329


4.2 Học thuộc những cụm từ thường được sử dụng
Việc học thuộc một cụm từ thường sử dụng như:「させていただきます」- Xin phép được làm gì đó, dùng
trong trường hợp hỏi xin sự cho phép của người khác một cách lịch sự. Tuy đây, không phải là phương pháp
mới nhưng người học ít khi áp dụng để học kính ngữ. Cách học này sẽ giúp người học ít bị sai, nhầm lẫn khi
sử dụng kính ngữ, cũng như là giúp người học khơng cần phải suy nghĩ q nhiều về việc mình sử dụng câu
nói này đúng mục đích hay chưa.
4.3 Chủ động giao tiếp với giảng viên người Nhật
Khi học về kính ngữ đối tượng sử dụng chủ yếu và đầu tiên người học hướng đến đó chính là người Nhật. Vậy
nên, khi được học kính ngữ và chủ động sử dụng với giảng viên giảng dạy tiếng Nhật ngay tại trên lớp sẽ là
một phương pháp vơ cùng hữu ích vì khi ta sử dụng trực tiếp như thế với vị trí là một sinh viên hay người học
thì việc sử dụng sai sẽ ít để lại hậu quả xấu hơn đồng thời cũng sẽ được giảng viên chỉ ra lỗi sai và từ đó rút ra
được kinh nghiệm cho bản thân.
4.4 Sử dụng App giao tiếp tiếng Nhật
Trong thời đại 4.0 hiện nay thì việc học một loại ngơn ngữ mới khơng cịn q khó khăn như trước. Hàng loạt
các app hỗ trợ người học về khả năng giao tiếp và ứng dụng thực tế được ra đời. Và nhóm tác giả cũng đã có
tìm hiểu và nghiên cứu qua một app có tên là “hello talk”. Tại app này, người học sẽ được biết được nhiều thứ
về Nhật, được giao tiếp trực tuyến với người Nhật học hỏi cách nói chuyện cũng như là từ đó tăng thêm vốn
kiến thức về kính ngữ cũng như cách sử dụng kính ngữ trong các tình huống cần thiết.
5. KẾT LUẬN
Thơng qua 5 câu hỏi khảo sát với 100 câu trả lời, chúng ta có thể nhận thấy hầu hết sinh viên, những người học
tiếng Nhật sau khi tiếp thu kiến thức về kính ngữ trên thì có rất ít người có thể áp dụng vào các tình huống thực
tế giữa nhân viên nhà hàng và khách hàng. Phần lớn mọi người đều chọn những câu trả lời có thể nói là đúng
về mặt ý nghĩa nhưng cũng vì quá chú trọng về mặt ý nghĩa, mọi người chỉ trực dịch thành những câu quen
thuộc hằng ngày mà quên mất trong trường hợp đó cần sử dụng kính ngữ. Ngồi ra, sinh viên, người học tiếng
Nhật khi sử dụng còn lúng túng trong việc lựa chọn thể và đổi thể về dạng thức kính ngữ chính xác. Nhận thấy
tình trạng trên, nhóm tác giả đề xuất 4 giải pháp khác nhau để có thể cải thiện khả năng sử dụng kính ngữ của
sinh viên, người học tiếng Nhật.

Việc học và thực hành kính ngữ tiếng Nhật địi hỏi một q trình rèn luyện lâu dài. Và mỗi người học cần phải
nhận định đúng lý do dẫn đến việc bản thân chưa thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để từ đó có
thể tìm ra cách học tập rèn luyện thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/Series Network, 2012, Minna no Nihongo Shokyu II
2/ Sanshusha, 2014, Marugoto Elementary 1 A2 Rikai

1330



×