Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

1001 lời khuyên để học tốt tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.56 KB, 17 trang )

1001 lời khuyên để học tốt tiếng Anh
[Sưu tầm của những người sưu tầm ]
1) Kinh nghiệm học ngoại ngữ:
Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không
học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước
ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các
em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu
bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình
ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong
ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là
người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các
phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học
ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng
tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào
ngữ pháp và nghe.
Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học
sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.
Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu
giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào
nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên
đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày
nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe
và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.
Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô


có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà
phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều
website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là:
giao tiếp.
Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn
lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ
vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ,
ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…
Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến
ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế
thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và
ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần
thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến
năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ.
Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở
về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước
ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.
2.Đây là các bí quyết của George Pickering. George Pickering là một nhà tư vấn giáo dục,
giảng viên tại trường Đại học Tổng hợp Sheffield, đồng thời là thanh tra của Hội đồng Anh
chuyên kiểm tra các trường dạy tiếng Anh tại Anh Quốc.
Điểm 1

Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh. Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề
nghiệp của mình hay để giúp bạn xin việc, hay để nói chuyện với những người nói tiếng
Anh, hay để giúp bạn trong việc học?
Điểm 2
Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào. Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới
mức nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết?
Điểm 3
Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn đã đạt được trình độ tiếng
Anh ở mức thành thạo mà bạn muốn. Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gìvà bạn sẽ cảm thấy
như thế nào?
Điểm 4
Nếu có thể hãy đăng ký theo học một khóa tiếng Anh. Nếu không thể làm được điều đó thì
hãy tự đặt mình trong bối cảnh mà bạn cần phải dùng tiếng Anh
Điểm 5
Hãy tìm kiếm các cơ hội học và sử dụng tiếng Anh. Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể.
Hãy nghe đài và CD bằng tiếng Anh, đọc và viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn tìm những cơ hội
như vậy thì nhất định bạn sẽ tìm thấy.
Điểm 6
Hãy viết những từ ngữ mới vào một cuốn sổ ghi chép. Luôn mang cuốn sổ theo người và
như vậy bạn có thể giở sổ ra xem bất kỳ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi.
Điểm 7
Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh. Nếu bạn không
muốn mất thì hãy sử dụng nó. Câu thành ngữ này rất đúng nhất là khi áp dụng trong
trường hợp học ngoại ngữ.
Điểm 8
Hãy kiếm một người có thể giúp bạn học tiếng Anh, có thể là đồng nghiệp của bạn. Tìm
một người mà bạn có thể học tiếng Anh cùng. Hãy nói tiếng Anh với người đó hay các bạn
có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau.
Điểm 9
Học một ít một nhưng thường xuyên. Hãy tạo ra một thói quen học tiếng Anh mỗi ngày chỉ

cần 10 phút thôi. Như thế sẽ tốt hơn là học mỗi tuần chỉ có một lần dù với thời gian dài
hơn.
Điểm cuối cùng
Khi bắt đầu buổi học hãy tự hỏi mình: "Mình muốn học gì hôm nay?" và vào cuối buổi học,
tự hỏi mình: "Mình đã học được gì hôm nay?"
Có câu chuyện về một thầy giáo nọ đã nói với học sinh rằng Các em có biết không, các em
đang có tiến bộ trong việc học tiếng Anh khi mà các em nói bằng tiếng Anh, nghĩ bằng
tiếng Anh và ngủ mơ bằng tiếng Anh.
Một hôm một học sinh tới lớp đầy phấn khởi và nói với thấy: Thưa thầy, đêm qua em nằm
mơ bằng tiếng Anh. Thầy giáo nói: Thật tuyệt. Thế em nằm mơ về điều gì? Người học sinh
đáp: Thưa thầy em không biết, vì nó bằng tiếng Anh ạ.
2)
1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không
học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước
ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các
em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu
bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình
ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong
ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là
người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các
phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học
ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng
tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào
ngữ pháp và nghe.
3. Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học

sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.
4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu
giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào
nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên
đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày
nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe
và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.
5. Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô
có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà
phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều
website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là:
giao tiếp.
6. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn
lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ
vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ,
ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…
7. Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến
ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế
thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và

ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần
thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến
năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi
đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái
Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây
giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.
3) 15 lời khuyên học Tiếng Anh
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với
người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học
3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng
điệu bộ.
5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình
huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.
15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả
học tập của mình.
4)
Bí kíp" học tiếng Anh của chuyên gia nước ngoài
(VietNamNet) - Nhân hội nghị quốc gia về tiếng Anh, phóng viên VietNamNet đã phỏng vấn
các chuyên gia một số kinh nghiệm dạy và học môn ngoại ngữ này.

Ông Peter Moor, tác giả của những cuốn sách giáo khoa tiếng Anh nổi tiếng
Đừng quá chú trọng văn phạm, đọc tài liệu mà cố gắng lắng nghe người bản xứ nói càng
nhiều càng tốt. Đừng e ngại nếu phạm lỗi khi nói.
Không có quy định học tiếng Anh ở độ tuổi nào, 30-40 tuổi thậm chí hơn thế nữa vẫn có thể
học tiếng Anh. Tuy nhiên nếu học ngoại ngữ từ bé thì phát âm theo giọng người bản xứ sẽ
chuẩn hơn so vớikhi đã lớn.
Với kỹ năng phát âm, đầu tiên phải tập nghe. Lúc ban đầu không nghe được, cố gắng nghe
người bản xứ để hỗ trợ cho việc học của mình. Đến khi phát âm không chỉ là độ trầm bổng
mà còn phải xem chữ đó phát âm như thế nào và nhịp điệu của câu ra sao.
Khi tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha mở băng ra chỉ nghe được vài từ nhưng sau vài
tháng có thể nghe được nhiều hơn và tôi đã có thể học được 4 thứ tiếng: Tây Ban Nha, Đức,
Ý, Pháp.
Giáo viên, thường có khuynh hướng dạy tất cả những gì họ biết. Theo tôi, nên dạy vừa đủ
cho học sinh cần biết. Một tiết học có thể học trên 10 từ là đủ và cần thiết phải ôn lại
thường xuyên những gì đã dạy để sinh viên nhớ lâu.
Ông Thommas Hayton, giảng viên Hội đồng Anh Malaysia
Tôi nhận thấy sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh rất đỡ cho giáo viên và chính
các em học sinh tiếp thu bài giảng cũng nhanh hơn. Cụ thể là sử dụng Powerpoint trong
máy tính cho các bài học trên lớp.
Vai trò của Powerpoint trong bài giảng trên lớp không chỉ là lật từng trang của bài diễn
thuyết, chẳng mấy chốc học sinh lăn ra ngủ. Thay vào đó, cần tận dụng triệt để tính năng
tương tác được cài đặt trong này như nhạc, phông chữ giống phim hoạt hình, mầu sắc lấp
lánh để các em thấy thú vị với bài giảng và các em có thể tham gia trực tiếp.
Ông Mario Rinvoluci, Giám đốc Bộ phận đào tạo giáo viên ở trường Pilgrims (Anh)
Có 2 mốc thời gian mà học trò cũng ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của tôi. Những
năm 70, học trò của tôi là người Iran nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc giảng dạy. Các trò
này rất thông minh và sáng dạ, kỹ năng nghe nói rất tốt nhưng kỹ năng đọc và viết rất tệ.
Năm 1990, sinh viên của tôi đa số là người Nhật, họ viết rất tốt và hầu như không có lỗi
chính tả; nhưng nói không tốt,cũng không chịu nói và nghe cũng rất tồi.
Qua 2 trường hợp trên cho thấy, tùy từng đối tượng học sinh mà áp dụng cách dạy cho tốt.

Theo tôi nên sử dụng phương pháp đa trí tuệ. Phương pháp này sử dụng phổ biến ở các
trường tiểu học và trung học ở Mỹ. Cách này không chỉ sử dụng cho môn ngoại ngữ mà còn
cho cả các môn khác như Toán, Lịch sử… Ở nước Anh những đặc trưng này cũng được sử
dụng phần nào.
Trước đây theo truyền thống các trường ĐH ở Mỹ kiểm tra học sinh bằng những bài học
kiểm tra về khả năng tư duy toán học và khả năng tư duy ngôn ngữ thế nhưng tôi tin rằng
có những loại trí thông minh khác như trường hợp Moza chẳng hạn!
Hình thức đa phương tiện này giúp người học rất nhiều, ví dụ trong lớp 40 người có 6 - 7
học sinh giỏi ngôn ngữ. Giáo viên có tồi đến đâu, các em cũng học nhanh và sáng dạ. Tuy
nhiên, những em còn lại không hẳn là kém mà thông minh theo dạng khác như âm nhạc thì
giáo viên có thể truyển tải việc học tiếng Anh thông qua âm nhạc.
Và hay nhất !!!
Lời khuyên học tiếng anh hiệu quả của bà Alexandria S.Hadden
1. Phải đặt ra cho mình một mục tiêu. Học để làm gì? Học giỏi đến cỡ nào là vừa (dịch, nói
chuyện hay dành cho học thuật) ?
2. Cố gắng học đều đặn, ngày nào cũng học dù đó là ngày lễ hay nghỉ hè. Học mỗi ngày
một ít, thực tập những điều đã biết và học thêm những điều mới.
3. Khi đạt được một tiến bộ mới cũng nên tưởng thưởng cho mình.
4. Tìm một người đã rất thành công trong việc học ngoại ngữ để học hỏi kinh nghiệm.
5. Đừng e ngại. Phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để học tập tiếng Anh.
6. Cố gắng đọc dù đọc một cuốn sách dành cho trẻ con hay một đoạn trong bài báo.
7. Đừng bao giờ chán nản. Học ngoại ngữ giống như tập đi xe đạp, phải ngã vài lần rồi mới
thành công. Cố gắng tạo niềm vui trong học tập.
~~~~~~~~~~~~~~~ Chữ Ký ~~~~~~~~~~~~~~~
Đến chiếc lá cũng cần phải có nhau
Nhưng sao em không giữ nổi yêu thương
Chuyện vui em xin giữ Cho nỗi buồn đừng qua đây.
-Yêu Chồng nhất trên đời♥-
.
thay đổi nội dung bởi: Pha Lê Tím, 16-09-2008 lúc 11:10 PM.


Pha Lê Tím
Xem hồ sơ
Tìm bài viết của Pha Lê Tím
16-09-2008, 11:19
PM
#2
Pha Lê Tím
Red Tulip


Tham gia ngày: Apr
2008
Nơi Cư Ngụ: Nơi ấy
Bình Yên
Bài gởi: 4,071
Đô: 17,818
Bạn bè: (37)
5) Kinh nghiệm học TA qua internet
Đào tạo tiếng Anh qua internet đã có mặt tại Việt Nam hơn 2 năm
nay. Tiếp cận cách học mới này, nhiều học viên lúng túng không
biết khai thác thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là những kinh
nghiệm học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả.
1. Những kinh nghiệm chung
- Học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, chứ
không nên học dồn vào một lúc mà lại ngắt quãng số lần học quá
lâu. Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh trực
tuyến không đòi hỏi về thời gian “lên lớp” nên nhiều người không
chủ động được thời gian học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày
với thời gian hợp lí, bạn vừa duy trì được thói quen học tập nề nếp,

lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày.
- Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình
đào tạo tiếng Anh trực tuyến mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử
dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học bằng các mẫu
vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh
- Gọi cho trung tâm hỗ trợ học viên của các chương trình đào tạo
tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được
tư vấn nhiều hơn.
2. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế
Theo cô Nguyễn Thị Thúy, để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế
thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý: Chương trình đào
tạo đã có các bước học tập rất khoa học. Vì thế, khi học tập, các
bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống. Chú ý luyện nói nhiều
bằng cách luyện ngữ âm và luyện các mẫu câu thông dụng, tận
dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập, giúp
rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết một cách tốt nhất.
3. Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học như thế nào cho tốt?
Những kinh nghiệm học tiếng Anh của các bạn trung học được cô
Vũ Bích Thanh, giáo viên online của trang đào tạo tiếng Anh trung
học trên internet phổ biến:
- Khi học tập và ôn thi trắc ngiệm, các bạn học sinh nên ôn từng
dạng bài trước cho nhuần nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và
nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc. Bởi vì, khi
học tập và ôn luyện theo trình tự lớp học các bạn sẽ có cơ sở để hệ
thống kiến thức và tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng
Anh trung học này.
4. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet
- Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận
dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện phát âm
từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ). Khi gặp

các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu
nội dung và nghĩa nhanh hơn.
- Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, học viên cũng nên
tận dụng hệ thống internet để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic)
tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.
- Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương
trình đào tạo để mở rộng vốn từ của mỗi chuyên ngành. Sau đó
hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu
trúc mới học.
- Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, trước hết, các học viên
cũng phải có hiểu biết về kiến thức nền của chuyên ngành đó bằng
tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh.
5. Những “thủ thuật” để loại bỏ thời gian chờ đợi khi học tập qua
mạng internet
- Chọn trang web học tập của bạn làm trang chủ (vào Tools, chọn
internet options, gõ địa chỉ trang web vào ô address, sau đó chọn
apply, và chọn ok, là bạn đã có một trang chủ như mong muốn) để
tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở dành cho
các bạn khi các bạn lên mạng mà “quên” không học tập!
- Khi bạn sử dụng phần hỗ trợ audio hay video của hệ thông để học
tập, có thể bạn phải chờ hơi lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài,
các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên dung
lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu
không muốn chờ đợi, khi hệ thống báo “buffering…” (đang tải dự
liệu về máy), các bạn hãy nhấn vào nút stop, sau đó nhấn vào play
để không phải chờ đợi.
Kinh nghiệm học tiếng Anh vốn đã có rất nhiều và đã được xuất
bản thành nhiều cuốn sách khác nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm để
học qua internet thì không phải là ai cũng đã biết. Hi vọng bài viết
này giúp các bạn học online học tập hiệu quả hơn và yêu thích

hình thức học tập mang tính thời đại này.
6) Chiến thuật từng bước luyện giọng nói
1.Luyện từ
Cái lớn bắt đầu từ cái nhỏ. Muốn nói cả câu chuẩn thì phải nói từng
từ chuẩn. Sẽ có người cười khẩy, từ thì làm sao mà sai được. Vừa
rồi, có người bạn của tôi đi học một lớp luyện nói, ông thầy có cho
cả lớp đọc một câu rất đơn giản, ví dụ "ecological thinking and
ecology protection should go together". Bạn tôi chắc mẩm làm sao
mình có thể đọc sai một câu nói đơn giản đến nhường vậy. Nhưng
nhầm to, vẫn sai như thường, các bạn tự phát hiện cái sai dễ mắc ở
đây là gì nhé.
Khi luyện từ cần chú ý các điểm sau:
a. Phát âm: (hay âm đọc, không tính trọng âm) tiếng Anh là thứ
tiếng không có quy tắc, nhưng cái không có quy tắc của nó cũng
lại có quy tắc, mà cái sự quy tắc ấy cũng lại chẳng có quy tắc gì.
Để phát âm đúng từng từ, ta vừa phải học thuộc, vừa phải liên tục
tư duy để phát hiện và ghi nhớ các quy tắc ẩn dấu của nó. Một vốn
từ vựng được coi là tối thiểu đủ dùng là 5000, thì công việc của các
bạn không phải là nhỏ đâu, tôi nghĩ rằng bạn sẽ phải nhớ tối thiểu
cả ngàn trường hợp khác nhau. Từ những cái bất quy tắc thông
thường như doubt (dawt), debt (det) cho đến những thứ quái thai
như bury ('be:ri) thì ta không có cách nào khác là học vẹt.
b. Trọng âm: cái này mới gọi là khoai. Sai về phát âm thì còn châm
trước được, vì tiếng Anh địa phương thường không đáp ứng được
nhu cầu này, chẳng hạn tiếng Anh-Latin, họ đọc chả khác gì tiếng
Tây Ban Nha. Nhưng trọng âm thì phải tuyệt đối chú ý. Bạn có thể
phát âm sai, thậm chí sai toét, nhưng nếu đúng trọng âm thì người
nghe vẫn nắm bắt ngon. Chắc là mọi người đều biết, tiếng Anh
cũng như một số ngôn ngữ phương Tây, người ta nghe trọng âm là
chính. Nếu nói đúng trọng âm, thì dù có nói nhỏ, hay bị nhiễu (như

nghe qua đường điện thoại rè, hay trong lúc ồn ào…) người nghe
vẫn có thể đoán ra được ý mình định nói.
Một lần nữa, luyện trọng âm từ phải luyện word by word, nghĩa là
từng từ một, và với 5000 từ vựng thì công việc của các bạn không
phải là nhỏ. Tuy nhiên quy tắc trọng âm thì có đỡ hầm bà làng hơn.
Theo tôi, phải mất 3 tháng chú ý rèn luyện hàng ngày, thì bạn mới
có thể thay máu, hay ít ra hiệu đính được cách phát âm cho cái vốn
từ vựng chắc chắn không phải là nhỏ của các bạn.
Một số lỗi trọng âm và phát âm thường gặp:
Nào hãy bắt tay vào để kiểm tra vốn từ nói (speaking vocabulary)
của mình xem. Hãy khư khư bên mình cuốn từ điển, và check cách
đọc của mình với một vài từ phổ thông, rồi nhìn vào phần phiên
âm, xem các bạn phát âm và nhấn trọng âm đúng đến cỡ nào. Các
bạn đã phát hiện ra chỗ dễ sai của cái câu ví dụ trên kia chưa? Có
rất nhiều điểm có thể sai khi phát âm và nhấn trọng âm, nhưng có
những lỗi cơ bản thường mắc như sau:
a. Đọc như nhau khi biến trạng thái từ
Mọi người khi học nói một cách tự phát thường đọc tính từ, danh từ,
động từ (hay biến “thì”) với cùng một kiểu cho nó dễ (chưa nói
những người có cơ bản yếu còn không phân biệt được đâu là tính,
danh, động). Nhưng chúng thường biến khác so với nhau trong
cách viết, và từ đó, phát âm lẫn trọng âm cũng khác nhau. Hãy
dùng từ điển để tra các cặp từ sau kể về trọng âm lẫn phát âm:
export(n)-export (v); technology-technological; economy-
economic; photograph-photography, conservation-conservative
Nào các bạn đã thấy mình không ổn chưa. Những bạn nào mà
không sai những từ này là cũng đã là rất tốt rồi, có cơ bản về phát
âm.
Bạn nào mà sai nhiều, thì phải rất chú trọng, bạn đã cảm thấy con
đường để nói chuẩn (chưa nói là hay) cũng không hề dễ dàng, đấy

là một nguyên nhân cơ bản tại sao người Việt nói sai nhiều.
Có rất nhiều nguyên tắc để nhớ trọng âm cũng như phát âm, tôi
không muốn nói ngay ra đây, vì cũng mất thời gian, nhưng quan
trọng là tôi muốn các bạn tự tìm hiểu trong quá trình thay máu vốn
từ của mình.
b. Thiếu trọng âm phụ
Trong một từ dài 3-4 âm tiết trở lên, thường có trên 1 trọng âm.
Ngoài trọng âm chính (biểu diễn bởi dấu phảy phía trên đầu, trước
trọng âm) còn có trọng âm phụ (biểu diễn bởi dấu phảy phía dưới
chân, trước trọng âm). Ví dụ environmental (in,vairơn'mentl). Các
bạn cần phải đọc rõ cả trọng âm phụ này, còn các âm còn lại có
thể nuốt đi. Quy tắc thông thường đối với trọng âm phụ là luôn
đứng cách trọng âm chính một âm (trước hoặc sau).
c. Trọng âm nhấn chưa đủ đô
Các bạn đã ít sai trọng âm từ vẫn thường mắc lỗi này. Để nói được
hay, thì trọng âm chính cần phải có âm lượng gấp 2-2.5 lần âm
thường, và có độ dài cũng tương tự, còn đối với trọng âm phụ thì
cũng phải 1.5-2 lần. Nhiều khi các âm không phải trọng âm có thể
nuốt (đọc rất nhỏ trong cổ họng), nhưng phải nhấn các trọng âm
rất rõ, rất to và dài (chưa nói là còn phải luyến nữa). Tóm lại là
phải đủ đô!
Còn nhiều lỗi nữa, các bạn có ý kiến đóng góp thêm cho phong
phú.
***
2. Luyện ngữ và câu (phrases and sentences)
Ngay từ khi bắt đầu thay máu vốn từ vựng, bạn có thể bắt đầu vào
luyện nói các ngữ và câu ngay. Tôi gọi Ngữ, hay ngữ nói, ở đây có
nghĩa là các cụm từ trong một câu mà khi nói cần phải nói liên
tiếp. Ngữ nói có thể giống, có thể khác với Ngữ thông thường trong
ngữ pháp. Vì vậy, Ngữ ở đây có thể gọi là nhịp. Trong một câu có

thể phân ra nhiều ngữ. (Chú ý đây là khái niệm của riêng tôi đặt ra
để tiện gọi, không có tính kinh viện, quy tắc trên thực tế). Ví dụ
một câu nói thông thường như như sau:
Being informed that the examination result is ready, I want to go to
school right now.(3)
Nếu các bạn phải đọc chậm rãi, thì thông thường các bạn chỉ giảm
tốc độ đọc đi (như kiểu quay chậm), đối với từng từ, từng từ một
kiểu:
Being… informed… that… the… examination… result… is…
ready…, I …want… to… go… to… school… right… now.
Nhưng trên thực tế, người ta chỉ giảm tốc độ đọc các từ đơn đi đôi
chút, còn lại để đọc chậm rãi, ta nên phân câu ra thành các ngữ có
nhịp ngắn 2-4 từ như sau:
Being informed/ that the examination result/ is ready, I want /to go
to school/ right now.
Sau khi đã phân đoạn như vậy, việc đọc chậm sẽ chủ yếu được
thực hiện nhờ việc ngắt nghỉ giữa các Ngữ. Vì vậy, muốn đọc chậm
rãi bao nhiêu, ta chỉ việc nghỉ dài tương đương bấy nhiêu giữa các
ngữ, chứ không hề phải đọc ê a kéo dài từng chữ như thông thường
trong tiếng Việt. Câu trên sẽ được nói chậm rãi theo phong cách
sau:
Being informed……… that the examination result……… is ready,
……… I want to go to school right now.
Tại sao phải nghỉ, nói chung là để ta có thời gian nghĩ sẽ nói tiếp
cái gì (như các cụ thường dạy “uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói”). Còn
trong tập nói, thì đơn giản là để ta có thời gian chuẩn bị cho việc
nói tiếp các ngữ tiếp theo. Việc ngắt nghỉ này giúp ta khoan thai,
tránh hấp tấp, tránh việc bị nói dồn dập mà vấp váp, khô khan.
Các bạn cứ thử xem, sẽ thấy ngay mình nói chậm khá dễ dàng, và
có vẻ khá hay. Hì hì, thực ra nếu các bạn để ý nghe CNN, BBC, sẽ

thấy các chính khách (Bill, Bush chẳng hạn) đều nói khá chậm rãi
theo phong cách này. Các ông này thường ngắt nghỉ rất hợp lý
trong câu nói, có khi nghỉ khá lâu mặc dù tốc độ trong một ngữ
cũng không chậm hơn bình thường là mấy. Việc ngắt nghỉ này
khiến câu nói trở nên có NGỮ, có nhịp.
Một điều chú ý nữa trong câu ví dụ trên, là ngoài ngắt nhịp, thì các
trọng âm cũng cần được nhấn mạnh và DÀI hơn các âm khác.
Trong số các trọng âm đó, lại có các trọng âm được nhấn bật lên so
với các trọng âm khác. Ta gọi đó là các trọng âm câu. Trọng âm
câu là trọng âm của các từ quan trọng đa âm tiết hay chính là từ
quan trọng đơn âm tiết.
Câu trên thông thường sẽ phải nói như sau:
Being info rmed……… that the e xamina tion resu lt……… is
re ady,………… I wa nt to g o to scho ol right
no w. (độ dài chấm biểu hiện độ dài tương đối)
Trong câu trên, các từ quan trọng là examin(a)tion, w(a)nt,
sch(oo)l, n(ow), vì nó mang lại thông tin chính cho câu. Việc chọn
trọng âm câu thực ra tuỳ theo mỗi người nói và tuỳ vào văn cảnh
mà ta nên nhấn vào các âm tiết khác nhau. Việc nhấn trọng âm từ
và trọng âm câu đủ đô, là một yếu tố quan trọng giúp ta nói không
bị như súng bắn, khiến tốc độ trong một ngữ cũng đã giảm đáng
kể. Đây là Điệu để mà tạo thành cái gọi là NGỮ ĐIỆU nói.
Nào, giờ là lúc thực hành, các bạn hãy kiếm ngay một trang tiếng
Anh nào đó mà bạn cho là phù hợp và cầm sẵn cây bút chì. Trước
hết đọc lướt qua rồi dùng bút chì ngắt nhịp câu, đồng thời gạch
chân các trọng âm câu. Sau đó là luyện đọc, với các yêu cầu sau:
- Thong thả nói chung
- To và rõ ràng
- Nhấn trọng âm từ (1.5-2 lần dài và to hơn bình thường)
- Nhấn trọng âm câu (2-2.5 lần so với bình thường)

- Nghỉ giữa các ngữ (tuỳ vào mỗi người, thông thường là không
dưới 1/3-1/2 giây)
- Dần dần nuốt các âm tiết không quan trọng như các quán từ (a,
an, the); các giới từ (to, in, on, up… trừ khi ta muốn nhấn mạnh các
quán từ này); và các âm không phải trọng âm trong từ đa âm tiết.
Kỹ thuật nuốt âm là đọc nhỏ và lướt nhanh, gần như không để âm
thoát ra khỏi cuống họng.
Luyện hát (nhất là những bài hát có lời nhanh thể loại Pop Rock) là
một cách rất tốt để luyện nuốt âm, từ đó bổ trợ cho luyện trọng âm
(vì khi các âm thường bị nuốt thì những âm còn lại sẽ phải là trọng
âm). Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, không những nhịp điệu hát khác
với nhịp điệu nói, mà đôi khi các âm còn bị thay đổi so với bình
thường để phù hợp với bài hát (ví dụ, các quán từ đáng nhẽ phải
đọc lướt thì trong bài hát thỉnh thoảng vẫn được nhấn dài để đáp
ứng các giai điệu). (4)
7) Bí quyết nói Tiếng Anh hay
Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập
và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn đang xảy ra ở
nước ta đó là, nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng
Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được.
Chúng ta có thể nêu lên vô vàn nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến
một điểm rất quan trọng, gần như là then chốt của vấn đề: Quan
điểm dạy và học tiếng Anh đúng đắn, phù hợp. Mời bạn tìm hiểu
các quan điểm sau đây:
1. Xác định mục đích
Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh.
Dù với bất kỳ mục đích trước mắt nào đi nữa chúng ta cũng nên
nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu thực tế trong đời
sống, việc làm. Trong việc học tiếng Anh, cũng như trong bất cứ
việc gì, việc xác định mục đích rất quan trọng và phải được thực

hiện trước tiên.
2. Giao tiếp và văn phạm
Trong giao tiếp chúng ta có thể xem khả năng truyền thông là mục
đích chính và văn phạm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho mục đích này.
Quá chú ý đến văn phạm sẽ cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến
chúng ta ngại nói tiếng Anh, sợ sai khi nói.
Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ
được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là
chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các
lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi.
3. Sự lưu loát và độ chính xác
Khi thực tập nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp và ý thức
được hai loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu
loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm ) và các bài tập rèn luyện
sự chính xác.
Các bài tập rèn luyện sự lưu loát khuyến khích học viên diễn đạt tự
nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết không cần thiết. Các
bài tập rèn luyện sự chính xác sẽ đồng thời làm cho học viên quan
sát được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.
4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh
Một trong những sai lầm nghiêm trọng thường gặp là chúng ta có
khuynh hướng "dịch" (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói.
Việc này ngay lập tức tạo ra một rào cản ngôn ngữ.
Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong
đầu câu: ''Tôi muốn hủy cuộc hẹn đó". Sau đó chúng ta dịch câu đó
sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không
nhớ, hoặc không biết các từ "cancel'' và “appointment” để hình
thành câu ''I would like to cancel the appointment".
Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải là dịch trước khi
nói, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này, vì có nhiều cách diễn

đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: "I'm sorry. I'm not free
tomorrow" hay "I’m afraid I can't come tomorrow", v.v
5. Nghe và hiểu
Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm
tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy
nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm
câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không nghe được thì tất cả đều
vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách học tiếng,
hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ
đường nói gì.
Khi khả năng hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên,
chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.
6. Chủ động: Trách nhiệm thuộc về chính chúng ta
Học giao tiếp tiếng Anh không phải là việc tiếp thu một kiến thức,
mà là việc thực hành và thể hiện (performance). Chúng ta phải
thực sự nhận lấy "trách nhiệm học'' này, không thể ngả lưng ra
ghế, nghe giảng viên nói và hy vọng sẽ giao tiếp tốt được. Chúng
ta phải chủ động, thành quả của chúng ta sẽ là những gì chúng ta
đã bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực.
7. Giảng viên
Để giao tiếp tốt, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho các kiến
thức sơ đẳng. Giảng viên, vì vậy, không phải mất thời giờ cho các
công việc nhàm chán như viết lên bảng các từ vựng hay dạng chia
của một động từ bất quy tắc, mà thay vào đó là tập trung sáng tạo
làm cho lớp học sinh động, tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta
thực hành giao tiếp nhiều nhất
8) Anh-Anh và Anh-Mỹ
Các bạn học nói tiếng Anh thường băn khoăn là mình nên theo
phong cách Anh-Anh (A-A)hay Anh-Mỹ (A-M). Thực ra theo phong
cách nào cũng tốt cả, nhưng mọi người thường có xu hướng sính A-

M hơn, nhà giàu cũng có khác nhở.
Vậy 2 dòng tiếng Anh này khác nhau những điểm nào trong phát
âm:
- Phụ âm (r): A-M thường đọc rõ âm (r) trong mọi trường hợp, còn
A-A thì để câm nếu nó không phải là phụ âm chính. Ví dụ (sir): A-M
= [sơr:]; A-A = [sơ]. Nhưng thực ra, hầu hết các dòng tiếng Anh
phương Tây như Anh-Đức, Anh-Hà Lan…hay cả Anh-Úc đều giống
A-M trong trường hợp này. Nghĩa là chỉ có tiếng Anh thuần mới cải
biên thế này, còn lại đều rrrrrrr hết.
- Phụ âm (o) ngắn: A-M đọc tương tự như [a]; còn A-A thì vẫn là [o].
Ví dụ, (not): A-M = [nat]; A-A = [not]
- Các nguyên âm ngắn không phải trọng âm: trong A-A, các
nguyên âm như e, a, i, o, u khi ở dạng “ngắn” (khác với dạng dài
thì có ký hiệu ( sau phiên âm như [o:], [a:]…) thì vẫn đọc như
thường, nghĩa là quy tắc rất lung tung; còn trong A-M thì có xu
hướng đơn giản hoá bằng cách đọc thành [ơ]. Ví dụ hậu tố (#ity)
trong A-A đọc là [ity] còn A-M đọc là [ơty]; (#ful) trong A-A là [ful]
còn A-M là [fơl]; (definite) trong A-A [‘definit] còn A-M thì
[‘defơnơt]; (certificate, n) trong A-A là [sơ’tifikit] còn A-M là
[sơ’tifơcơt]; (contribute, v) trong A-A là [cơn’tribjut] còn A-M là
[cơn’tribjuơt]… Điều này có lẽ vì trong A-M, xu hướng nuốt âm
mạnh hơn, nên các âm tiết không phải là trọng âm (chính hoặc
phụ), thường chỉ được đọc gió phụ âm mà nuốt đi nguyên âm. Vì
thế các âm sẽ bị biến đổi kiểu: …fi… > […f(ơ) …]; …cate […kit]
> [k(ơ)t]
Trên đây là nhưng điểm khác nhau nổi bật giữa 2 dòng tiếng Anh
chính trên thế giới là Anh-Anh và Anh-Mỹ (nếu không tính Anh-Úc
vẫn bị coi là hơi “nhà quê”). Tất nhiên còn rất nhiều chi tiết nho
nhỏ khác trong phát âm như giọng điệu, cách luyến… Còn nếu xét
một cách toàn diện thì nói bao nhiêu cũng không hết về ngữ pháp,

văn phong, cách dùng từ, điểm câu…
9) Các lỗi điển hình trong nói tiếng Anh
a.Không phân biệt khi thay đổi trạng thái động-danh- tính:
Như đã nói ở trên, khi biến đổi động-danh- tính (trạng từ không tính
vì nó chỉ biến đổi rất nhỏ bằng cách thêm ly vào cuối, trừ những
tính từ bất quy tắc), thì chính tả của từ thường thay đổi, dẫn đến sự
thay đổi của trọng âm và như một hệ quả, phát âm của cùng một
âm tiết gốc cũng thay đổi tương ứng. Những người không được
luyện phát âm cơ bản, thường mắc lỗi đánh đồng phát âm và trọng
âm các âm tiết gốc của động-danh- tính của cùng một từ cho nó
đơn giản. Lỗi này có thể do vô tình vì không biết, hoặc do cố tình vì
biết nhưng lười nhớ.
Các bạn hãy chú ý từng chi tiết trong phiên âm của các ví dụ sau:
Inform [in’fo:m]-information [,info:’meiSơn]-informative
[in’fo:mơtiv]
Prefer [pri’fơ]-preference [‘pref(ơ)rơns]-preferential
[,pref(ơ)’renS(ơ)l]
Photograph [‘foutơgraf]-photograph-y/er[fơ’togrơf-i/ơ]-;
photographic[,foutơ’graefik]-
Thế nào, chúng khác nhau hơi bị nhiều chi tiết đấy nhỉ, từ vị trí
trọng âm chính và phụ lẫn phát âm???
Các bạn thấy rõ ràng là trọng âm thay đổi vị trí. Sở dĩ có sự thay
đổi vị trí trọng âm bởi vì khi biến động-danh-tính, các tiếp/hậu tố
thường được thêm hoặc bớt, và sự có mặt của các tiếp/hậu tố này
sẽ tác động đến vị trí của trọng âm (e.g. Phụ lục 1).
Sự thay đổi vị trí của trọng âm khi biến đổi trạng thái động-danh-
tính của từ dẫn đến một hệ quả là cách phát âm của các âm tiết
trong từ đó cũng thay đổi. Thông thường, có các quy tắc tương đối
sau:
- Khi nằm ở trọng âm (chính và phụ), các nguyên âm đơn thường

được đọc theo phát âm thuần (khá giống phát âm gốc Latin) của
nó: a [ae]; e [e]; o [o] (trong A-M đọc lái thành [a]); i [ i]; u [u/ju];
Các nguyên âm kép cũng thường được đọc theo quy ước: ai [ei];
ee, ie [i:]; ea [e:]/ [i:];… Dĩ nhiên, quy tắc này chiếm một % khá
cao, chứ vẫn có rất nhiều trường hợp chúng phát âm theo quy ước
bảng chữ cái như: a [ei] trong #ation [#eiS(ơ)n]; e [ i] trong
ecomomic [,icơ’nomik]; o [ou] trong #otion [#ouS(ơ)n]; I [ai] trong
finite [‘fainait];…
- Khi không phải là trọng âm, các nguyên âm đơn thường đọc khác
đi, o [ơ]; e [ i]; a [ơ]; u [a]/ [ơ];… đặc biệt trong A-M thì đa số được
nuốt âm để thành [ơ] như đã nói ở trên. Các nguyên âm kép thì
thường là bất quy tắc, có khi phát âm theo quy ước, có khi lung
tung cả.
Các bạn có thể thấy 2 quy tắc trên qua các ví dụ trong bài này,
hoặc cụ thể là ví dụ sau:
Academy (n) [ơ’kaedơmi] – academic (a) [,aecơ’demik]
Ngoài ra, ngay cả khi từ được giữ nguyên dạng chính tả khi thay
đổi trạng thái thì có rất nhiều trường hợp vị trí trọng âm cũng thay
đổi.
- Trường hợp hay gặp là các từ có 2 âm tiết mà danh và động từ
như nhau, ví dụ: impact(n) [‘impaekt]-impact(v) [im’paekt]-;
‘export(n) [ekspo:t]-ex’port(v) [iks’po:t ]; record(n) [‘rekơ:d] -
record [ri’ko:d]… (xem 4. Một số quy tắc khác, Phụ Lục 1).
- Một số trường hợp giữ nguyên dạng khác: hậu tố (#ate): ở động
từ, phát âm là [#eit] và được nhấn như một trọng âm phụ; nhưng
nếu ở danh-tính từ thì là [#it] (A-A) hay [#ơt] (A-M) và nhấn nhẹ
hơn: certificate(v) [sơ’tifi,keit]/ [sơ’tif(ơ),keit] - certificate(n)
[sơ’tifikit]/ [sơ’tif(ơ)kơt]; elaborate(v) [i’laebơ,reit] - elaborate(n, a)
[i’laebơrit]/ [i’laeb(ơ)rơt].
- Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bất quy tắc. Ví dụ trong

các từ 2 âm tiết có danh và động từ như nhau, thì cả phát âm lẫn
trọng âm cũng như nhau luôn, ví dụ: re’port; de’lay;…Trường hợp
giữ nguyên như thế này có khi nhiều hơn cả trường hợp có biến
đổi, nên không biết là cái nào mới gọi là bất quy tắc.
b. Một số trượng hợp cụ thể về phát âm dễ sai:
-Hậu tố (#age): sai: [#eidZ] - đúng: [#idZ] (heritage…), đặc biệt
hơn là sabotage [‘saebơtadZ]
-hậu tố (#ate) ở danh hay tính từ chỉ có một trạng thái không biến
đổi: sai [#eit] – đúng [#it]/[#ơt]. ví dụ: climate [‘claimit]/[‘claimơt];
hostel-mate [‘host(ơ)lmit]/[‘host(ơ)lmơt]; affectionate
[a’fekS(ơ)nit]/ [a’fekS(ơ)nơt];…
-hậu tố (#able): sai [#eibl] – đúng [#ơbl]. Ví dụ: vegetable: sai
[‘vedZteibl] – đúng [‘vedZtơbl]; comfortable: sai [‘kamfơteibl] –
đúng [‘[‘kamfơtơbl];… (ngoại lệ: unable [a’neibl]).
-#ea#: khá là bất quy tắc, khi thì là [#i:], khi là [#e:], đặc biệt là
biến đổi khi biến đổi trạng thái của từ, ví dụ: threat (n) [thre:d]–
threaten [‘thri:t(ơ)n]; read (v) [ri:]– read (quá khứ) [re:d]; lead (v)
[li:d]: lãnh đạo – lead (n) [le:d]: chì (đồng âm khác nghĩa);…
-Ngoài ra, có các từ cụ thể mà thường bị sai: Knowledge: sai
[‘nouledZ] - đúng [‘no:lidZ]; tomb raider: sai [tomb raidơ] – đúng
[tum reidơ]; load: sai [lwad] – đúng [loud] (trường hợp trong tin
học); exhibition: sai [,ikshi’biSn] – đúng [,eksi’biSn];
***
Lời cuối:
Về phát âm, thật chuẩn theo một dòng Anh ngữ chính thống như
Anh-Anh, Anh-Mỹ hay Anh-Úc thì là rất tốt. Tuy nhiên, quy tắc phát
âm của tiếng Anh khá lung tung vì tính phổ cập của nó ở các vùng
địa lý trên thế giới, ngay cả trong cùng một quốc gia hay một
vùng, phát âm cũng đã biến dị rất nhiều. Vì thế, không nhất thiết
phải quá hoàn thiện cho vấn đề này, trừ phi bạn cực kì cầu toàn.

Nhưng bạn phải rất lưu ý về trọng âm, bởi vì dù ở các vùng nói
tiếng Anh phổ cập nào, tiếng Anh cũng được nói theo một quy ước
trọng âm chung nhất. Đây là yếu tố hàng đầu để nói và nghe được
thống nhất, tránh nghe nhầm dù trong điều kiện nào.
Bí quyết học Tốt tiếng
Anh - Tips for better
English learning 2 Năm, 9
Tháng trước đây
Đánh giá: 0
Ra trường, với 7 năm học Anh văn từ cấp 2, thêm gần 5 năm ở trường đại học và học chui ở các trung
tâm ngoại ngữ nổi tiếng, trình độ tiếng Anh của tôi có thể tóm gọn trong nhận xét của một thầy giáo:
"A không ra A, B không ra B, lủng củng như một tờ giấy nháp!". Rất nhiều người khác cũng lâm vào
tình trạng tương tự tôi
May mắn lọt qua các vòng phỏng vấn để vào làm tại một công ty, nơi mọi người nói viết tiếng Anh như
tiếng mẹ đẻ, tôi phát hoảng và tự nhủ chẳng biết khi nào mình bằng được một nửa họ. Sau giờ làm
việc, tôi phải trau dồi tiếng Anh mỗi tối. Sau mấy tháng học ngắn ngủi, vốn tiếng Anh của tôi đã cải
thiện đáng kể, đến nỗi chẳng riêng tôi mà những người xung quanh cũng ngạc nhiên. Tôi đã học Anh
văn mười mấy năm mà chỉ có thể vận dụng một cách tự tin sau mấy tháng ngắn ngủi đi học. Tôi đã
ngộ ra được nhiều điều và muốn chia sẻ với mọi người về lý do tại sao nhiều người yếu tiếng Anh, cách
học tiếng Anh nhanh và hiệu quả, đặc biệt với những người đã đi làm, đã học nhiều năm nhưng không
tiến bộ.
Vì sao không tiến bộ?
Môn gì chán ngấy! Có nhiều lý do làm bạn yếu tiếng Anh, trong đó quan trọng nhất là do chán. Con
người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét
Anh văn. Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học mãi mà chẳng nói được gì hết. À, thì ra bạn chán vì không
nói được. Vậy bạn đi học lớp kỹ năng nói trước tiên đi nhé!
Dạy dở ẹt! Cách dạy kém cũng làm bạn mất khối thời gian mà chẳng mấy tiến bộ. Người thầy dạy giỏi
có khả năng làm cho học viên yêu thích môn học. Cuối một khóa học đàm thoại, toàn bộ học viên đều
xóa đi cái tính nhút nhát ban đầu. Lý do là đầu khóa học, khi thầy vừa bước vào lớp, học viên chào:
"Good evening!", thầy bảo đừng chào như vậy, hãy chào: "Nhút nhát là tự sát!". Hiện nay, phần lớn các

lớp luyện thi trình độ A, B, C tại các trung tâm của các trường đại học, giáo viên dạy 4 kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết theo một giáo trình và hầu như không có giáo trình tự soạn. Trách nhiệm của họ là bắt
buộc phải dạy hết bấy nhiêu bài trong suốt khóa học bất kể chất lượng. Vào lớp thì học viên không có
thời gian thảo luận nhóm, chép chi chít vào vở nhưng có mấy ai về nhà xem lại. Nhét rất nhiều, nhưng
nhớ chẳng bao nhiêu.
Phương pháp học. Bạn hãy tham khảo cách học của những người giỏi tiếng Anh. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ
rằng viết nhiều lần một từ lên giấy là cách tốt nhất để nhớ từ đó và tôi sẽ học được nhiều từ. Nhưng
bây giờ, tôi nhận ra nó chỉ phí thì giờ. Bạn thử lấy một cuốn tự điển và học một trang từ trong đó bằng
cách như vậy. Tôi chắc là một tuần sau đó bạn sẽ quên sạch những gì mình học, trừ phi bạn là thần
đồng Lê Quý Đôn.
Môi trường thực tập. Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng Anh và phát triển các kỹ năng.
Nhiều cử nhân ngoại ngữ vừa tốt nghiệp nhưng nói không được, viết cũng không xong vì họ học hàng
lô lốc văn phạm, làm hàng đống bài tập nhưng chẳng có thực tập hằng ngày nên không có kỹ năng
phản xạ, nói không lưu loát, có người loay hoay cả buổi mới viết được một cái mail tiếng Anh.
"Bí kíp": đơn giản thôi!
Chọn chỗ học, lớp học. Cụm từ "tiền nào của đó" không phải lúc nào cũng đúng mà nhiều khi ngược lại.
Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi
sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy
trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp
luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi
người thầy có một điểm mạnh riêng.
Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong
khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc
theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể download các phần bài
nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan.
Tạo môi trường thực tập. Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc
nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay điện thoại với họ.
Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các
câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận.
Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết

Học từ vựng. Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ
được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang
ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi mail cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ
dàng vì có các phần mềm tự điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do
kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là
người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết
đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết"
bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và
còn biết cả cách sử dụng chúng nữa.
Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ
nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận
ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn
thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi
đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những ý tưởng
để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra
tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên
đường phố và trong nhà vệ sinh!
Các kỹ năng khác. Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn
thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua
khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và học để hoàn thiện các kỹ
năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "ngôn ngữ học" là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán phèo
như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết!
Theo thanh niên online
bluesky79:
Năm 2002, khi tôi làm cho công ty nước ngoài, ở đó sử dụng tiếng anh là chủ yếu, họ tuyển vào dùng
Toeic, khi đó tôi cũng được 300 điểm. Tuy nhiên vào vòng phỏng vấn thì hầu như không nghe được tý
gì, tuy nhiên tôi đã có tính đến điều này và học thuộc lòng CV, nhờ đó đã trả lời được theo 15% những
gì nghe được. Thật là nguy hiểm vì nếu dốt ngoại ngữ, những cơ hội khác sẽ khép lại trong tương lai,
vì nhiệm vụ phòng thiết kế rất nặng, thời gian không có để nghỉ ngơi nữa. Lúc đó tôi yếu ngữ pháp,
khả năng nói được 1chút, nghe thì 100% không hiểu, từ vựng cực yếu. Tôi đã nghĩ mãi phương pháp

học cho mình và rút ra được 1 số cái, chắc ở đây toàn anh em siêu đẳng cả, tuy nhiên những gì mình
rút ra cũng thấy có cái đúng.
30 phút buổi trưa sau khi ăn cơm, tranh thủ làm ngữ pháp theo một số sách bài tập ngữ pháp bán
sẵn, lúc này không thể nhớ được để học thuộc lòng.
Sau 8h tối hàng ngày sẽ dùng khoảng 1h để tiếp tục làm bài tập ngữ pháp, vì không có ngữ pháp tốt
không thể dịch tốt được.
Trước đây tôi có mua báo vietnamnews, tra từ và làm cho mình 1 quyển từ điển riêng, những từ mới
trong báo này đều được ghi lại vào quyển vở từ điển đó, khi có từ mới, trứơc hết mở quyển từ điển
riêng ra xem có từ đó bên trong hay không, nếu có thì coi như 1 lần đọc, nếu không có thì ghi tiếp
vào, theo thứ tự A,B, C của đầu từ mới.(tôi ghi hết 1 quyến A4 toàn từ mới)
Khi đọc báo vietnamnews, kết hợp với nghe đài VOA special, họ phát âm rất chậm và có những chủ đề
giống như báo chẳng hạn như chính trị, kinh tế, xã hội như vậy mình có điều kiện để nghe những từ
giống với từ mà mình học từ báo vietnamnews.
Thời gian đọc dịch khoảng 1,5h từ 9h đến 10h30. Hồi đó chủ yếu nghe voa qua radio hình như phát
lúc 10h30 giờ viêtnam trở đi đến 12h đêm, sau đó là voa thường.
Như vậy là đọc báo để luyện dịch và học từ mới và để giúp phần nghe tốt hơn. Sau hơn 1 năm đọc liên
tục như thế, tôi không cần phải mở quyển từ điển riêng ra nữa, mà tôi học thuộc lòng rất kém, nên cứ
mở ra mở vào, thế mà nó cũng ngấm vào lúc nào không hay.
- Để luyện nói, có thể dùng sách For and against là sách có các bài viết theo chủ điểm, ở đó là các bài
phản biện gồm, tình hình một thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, ý kiến của mọi người về ủng hộ và
phản đối, hãy tập học thuộc lòng và tự nói khi gấp sách lại, hoặc tự đưa ra ý kiến của riêng mình theo
chủ đề trong đó. Quyển này tôi học trong 6 tháng, có khoảng 600 từ mới đối với tôi và khi học xong
thì tôi nhớ được 500 từ trong đây. Tất nhiên từ mới trong đây cũng làm 1 từ điển riêng cho mình. Cái
này dùng luyện nói rất tốt, thậm chí tôi tự soi gương để nói 1 mình nhiều khi cứ làm nhảm như người
điên. Nhưng việc minh quan tâm đến thiên hạ làm gì, vì mình không có môi trường giao tiếp.
Thời gian đầu khoảng 6 tháng, tôi không nghe được gì cả, không hiểu gì cả, nhiều khi ngủ quên đài cứ
ra rả bên tai đến sáng, nhưng sau 6 tháng, khả năng nghe đã lên từ lúc nào không biết.
Tôi đã học như thế không ngừng nghỉ từ giữa 2002, đến đầu 2003 thì tôi đã làm việc đuợc với các
chuyên gia từ Đức và Pháp và dịch cho mọi người trong phòng. Đến gần cuối 2004 thì tôi đứng đầu
khóa tiếng anh hệ tại chức vào tổng kết kỳ 2 và đã làm nghề phụ là đi phiên dịch rồi. Trong suốt thời

gian học không có tiếp xúc với bất kỳ giáo viên bản ngữ nào. Đó là một điều bất lợi vì phát âm của tôi
bị sai nhiều mà không có ai sửa nên đến giờ không thể sửa được. Khi tôi học cấp 3 điểm tiếng anh của
tôi là 4.8 năm lớp 11. Và đã nhiều lần bị bêu riếu vì cái điểm tiếng anh quá kém này. Khi học đại học
thì tôi đã cố gắng rất nhiều nên có nhiều khi đứng đầu lớp về điểm nhưng bản chất thì không đựơc
như thế, nên kết quả là khi đi phỏng vấn năm 2002 hầu như không nghe đựơc gì.
Chốt lại là, không có gì là impossible, chỉ cần mình có mục tiêu và quyết tâm cao độ, và lấy nó để
kiếm tiền thì chắc là động lực sẽ lớn hơn.
thanks

×