Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

(TIỂU LUẬN) TRUYỀN THÔNG GIÁO dục sức KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH nội TRÚ của điều DƯỠNG và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG tại KHOA PHẪU THUẬT CHI dưới của BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT đức năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.66 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH NỘI
TRÚ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI
KHOA PHẪU THUẬT CHI DƯỚI CỦA BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
VIỆT ĐỨC NĂM 2022

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

Hà Nội, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH
NỘI TRÚ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT CHI DƯỚI CỦA BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2022

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương

Hà Nội, 2022


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm trong nghiên

cứu.............................................................................................................................................................. 4
1.1.1. Bệnh viện.................................................................................................................................. 4
1.1.2. Truyền thông và truyền thông giáo dục sức khoẻ...................................................... 4
1.2. Vai trị của Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe trong bệnh

viện............................................................................................................................................................. 8
1.3. Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh

viện............................................................................................................................................................. 9
1.3.1. Trên thế giới............................................................................................................................. 9
1.3.2. Tại Việt Nam......................................................................................................................... 12
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong

bệnh viện............................................................................................................................................... 15

1.4.1. Nhân lực điều dưỡng.......................................................................................................... 15
1.4.2. Cơ sở vật chất....................................................................................................................... 16
1.4.3. Quản lý, chính sách và tài chính.................................................................................... 16
1.4.4. Đặc điểm người bệnh và người nhà............................................................................. 17
1.5. Khái

quát

về

địa

điểm

nghiên

cứu........................................................................................................................................................... 18
1.6. Khung lý thuyết.......................................................................................................................... 23

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 24
2.1.Đối tượng ngiên cứu................................................................................................................. 24
2.4. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................................. 25
2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..................................................................................................... 25
2.5.1. Nghiên cứu định lượng..................................................................................................... 25


ii
2.5.2. Nghiên cứu định tinh......................................................................................................... 26
2.6. Công cụ thu thập thông tin..................................................................................................... 26
2.7. Biến số nghiên cứu.................................................................................................................... 27

2.7.1. Các biến số nghiên cứu định lượng.............................................................................. 27
2.7.2. Chủ đề của Điều tra định tính......................................................................................... 36
2.8. Phương pháp thu thập thơng tin........................................................................................... 37
2.9. Phân tích và xử lý sớ liệu....................................................................................................... 38
2.10. Sai số và cách khắc phục sai số.......................................................................................... 38
2.11. Đạo đức nghiên cứu............................................................................................................... 38

CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 40
3.1. Thực trạng triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người

bệnh nội trú.......................................................................................................................................... 40
3.1.1. Tiến độ thực hiện các hoạt động TT-GDSK cho người bệnh nợi trú...............40
3.1.2. Hoạt đợng TT-GDSK......................................................................................................... 41
3.1.3. Sự hài lịng của người bệnh về các hoạt động TT-GDSK.................................... 44
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho

người bệnh nội trú............................................................................................................................. 45
3.2.1. Nhân lực điều dưỡng.......................................................................................................... 45
3.2.2. Cơ sở vật chất....................................................................................................................... 45
3.2.3. Kinh phí.................................................................................................................................. 46
3.2.4. Quản lý và chính sách....................................................................................................... 47
3.2.5. Đặc điểm người bệnh......................................................................................................... 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 48


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BS


: Bác sĩ

BV

: Bệnh viện

BVHNVĐ

: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

BYT

: Bộ Y tế

CBYT

: Cán bộ y tế

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

ĐD

: Điều dưỡng

ĐDT

: Điều dưỡng trưởng


GDSK

: Giáo dục sức khỏe

HD

: Hướng dẫn

KCB

: Khám chữa bệnh

NB

: NB

NCSK

: Nâng cao sức khỏe

NCV

: Nghiên cứu viên

NVYT

: Nhân viên y tế

PVS


: Phỏng vấn sâu



: Quyết định

QLCL

: Quản lý chất lượng

TLN

: Thảo luận nhóm

TT

: Thơng tư

TT-GDSK

: Truyền thơng – Giáo dục sức khỏe

TV-GDSK

: Tư vấn – Giáo dục sức khỏe


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số Mô tả hoạt động TT-GDSK theo tiến độ...................................... 27
Bảng 2.2. Các biến số yếu tố ảnh hưởng................................................................................... 30
Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện các hoạt động TT-GDSK tại bệnh viện............................. 40
Bảng 3.2. Nội dung truyền thơng người bệnh được nhận................................................... 41
Bảng 3.3. Hình thức truyền thông người bệnh được nhận phân theo khoa..................42
Bảng 3.4. Các phương pháp truyền đạt khi truyền thông trực tiếp................................. 42
Bảng 3.5. Nơi tiếp cận với hình thức truyền thông gián tiếp............................................. 42
Bảng 3.6. Lý do người bệnh không nhận được hoạt đợng TT-GDSK...........................43
Bảng 3.7. Sự hài lịng chung của NB về các hoạt động TT-GDSK................................. 44
Bảng 3.8. Trung bình thời lượng mợt lần tư vấn cá nhân................................................... 44
Bảng 3.9. Trung bình thời lượng truyền thơng nhóm........................................................... 44
Bảng 3.10. Tình hình nhân lực điều dưỡng.............................................................................. 45
Bảng 3.11. Cơ sở vật chất của Khoa phẫu thuật chi dưới................................................... 45
Bảng 3.12. Cơ sở vật chất, phương tiện cho Phòng tư vấn của Khoa/ Bệnh viện....46
Bảng 3.13. Thông tin chung của NB tham gia phỏng vấn.................................................. 47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) có vai trị quan trọng trong
cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe (NCSK) nhân dân, là phương pháp
hữu hiệu nhất để giúp NB (NB) và cợng đồng nhận được thơng tin, có kiến thức về
sức khỏe, thực hiện các hành vi bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình (1). Vì thế,
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp đây là nội dung sớ mợt trong các nợi dung về
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (2). TT-GDSK là mợt quá trình thường xun, liên tục,
nó tác đợng đến ba lĩnh vực của đối tượng được truyền thông: Kiến thức về vấn đề
sức khỏe, thái độ đối với vấn đề sức khỏe và thực hành hay hành vi ứng xử để giải
quyết vấn đề sức khỏe, bệnh tật (2).

Hoạt động tư vấn điều trị và giáo dục sức khỏe cho NB tại bệnh viện ngày
càng được quan tâm và chú trọng. Vấn đề này được Bộ y tế quy định trong Thông
tư quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện (số 31/2021/TT-BYT Hà Nội
ngày 28 tháng 12 năm 2021) (3). Nội dung được quy định rõ: “Bệnh viện có quy
định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp. NB
nằm viện phải được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng
dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phịng bệnh trong thời gian nằm viện và trước khi ra
viện” (1). Mục đích quan trọng của việc tư vấn điều trị, giáo dục sức khỏe tại bệnh
viện là giúp cho NB có kiến thức, kỹ năng để có thể tự chăm sóc, phịng bệnh, theo
dõi tiến triển bệnh và tự nguyện tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn. Đồng thời
theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT năm 2016 về ban hành Bợ tiêu chí chất lượng
bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 tại mục C6.2 và mục E1.3; Thông tư số
43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực
hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện cũng đã đề cập đến hoạt đợng TVGDSK. Trong đó để đạt các tiêu chí ở mức càng cao thì bệnh viện cần phải có
những quy định cụ thể về tổ chức Hoạt động TV-GDSK cho NB tại bệnh viện cũng
như đảm bảo các phương tiện, nguồn nhân lực, vật lực để thực hiện triển khai hiệu
quả (4,5).
Nhằm nâng cao chất lượng khám, điều trị và chăm sóc, đáp ứng nhu cầu và
hướng tới sự hài lòng của NB, cũng như đạt được các tiêu chí chất lượng bệnh viện
ngày càng cao theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ban hành ngày 18 /11/2016 về
ban


2
hành Bợ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. Khoa phẫu thuật Chi dưới Bệnh

viện hữu nghị Việt Đức là một trong những khoa mũi nhọn về chuyên môn
cũng như chăm sóc NB. Khoa hiện có 60 nhân viên y tế trong đó có 43 điều
dưỡng 03 kỹ thuật viên. Năm 2021 Khoa Phẫu thuật Chi dưới điều trị là 4155
NB điều trị nội trú, 3320 NB được phẫu thuật. Tổng số NB được khám theo

yêu cầu là 4396 và tổng số NB khám chuyên khoa là 3502 với giường bệnh
có 69 giường và 50 cáng. Như vậy tổng số NB của khoa thường xuyên quá
tải, cơ sở vật chất trật trội. Trong những năm gần đây BVHNVĐ đã phát triển
tồn diện việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các hoạt đợng khám chữa
bệnh, bên cạnh đó hoạt đợng chun mơn được Ban giám đớc chú trọng,
trong đó vấn đề TT- GDSK cho NB của điều dưỡng là mợt lĩnh vực đang
được Bệnh viện quan tâm. Để có được những tiến bộ kể trên, bên cạnh việc
tăng cường công tác chuyên môn kỹ thuật, hoạt động TT- GDSK của điều
dưỡng cho NB đang được tăng cường triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của NB. Tuy nhiên, cơng tác TT- GDSK của Bệnh viện nói chung và
của Khoa phẫu thuật Chi dưới vẫn chưa được tổ chức mợt cách có hệ thớng,
chun nghiệp. Các hoạt đợng truyền thơng của khoa phịng thường tự thực
hiện, khơng có kế hoạch tổng thể đầy đủ, chi tiết, và không có mợt đơn vị
trong bệnh viện giám sát và theo dõi. Vì vậy rất cần có mợt sự khảo sát, đánh
giá tồn diện, đầy đủ về cơng tác truyền thơng giáo dục sức khỏe và các yếu
tố ảnh hưởng cho đến nay. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Truyền thông
giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh
hưởng tại Khoa phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2022”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng

cho Người bệnh nội trú tại Khoa phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức năm 2022.
2. Phân tích mợt sớ yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông giáo dục sức

khỏe cho gười bệnh điều trị nội trú tại Khoa Phẫu Thuật Chi dưới, Bệnh viện Hữu

nghị Việt Đức năm 2022.


4

CHƯƠNG 1. TỞNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một sớ khái niệm trong nghiên cứu

1.1.1.

Bệnh viện

Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội
ngũ cán bợ có trình đợ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa, phòng với trang thiết
bị và cơ sở hạ tầng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cung cấp các
dịch vụ y tế cho NB. Theo Tổ chức Y tế thế giới "Bệnh viện là một bộ phận không
thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là CSSK tồn diện cho nhân
dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới
gia đình và mơi trường cư trú. Bệnh viện cịn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và
nghiên cứu khoa học" (Trích theo “Tài liệu Quản lý điều dưỡng” của Bộ y tế) (6).
Theo Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa được chia làm 4 hạng
(7). Trong đó, bệnh viện Việt Đức là bệnh viện hạng đặc biệt là cơ sở khám, chữa
bệnh trực thuộc Bộ Y tế, với các chuyên khoa đầu ngành được trang bị các thiết bị y
tế và các máy móc hiện đại, với đợi ngũ cán bợ chun khoa có trình đợ chun
mơn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng I.
1.1.2.
1.1.2.1.


Truyền thông và truyền thông giáo dục sức khoẻ
Truyền Thông

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thơng tin về kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu
phát triển của cá nhân/nhóm/cợng đồng (2, 8). Truyền thơng giúp trang bị cho người
dân các thông tin về các sự việc, quan điểm và thái đợ họ cần có để đưa ra các quyết
định về các hành vi sức khỏe: Truyền thông diễn ra khi các thông điệp về sức khỏe
được truyền đi và thu nhận. Những thông điệp về sức khỏe là những điều quan
trọng cần được cân nhắc cho mọi người trong cộng đồng biết và làm. Một vấn đề
quan trọng là điều gì sẽ xảy ra khi thơng điệp được chuyển đến đới tượng? đó chính
là mục đích của truyền thông giáo dục. Nếu đối tượng nghe và hiểu thông điệp và
tin tưởng vào nó chứng tỏ rằng quá trình truyền thông đã được thực hiện tốt. Nếu
như chỉ truyền thơng đơn giản rất khó thay đổi được các hành vi (9, 10).


5
1.1.2.2.

Giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe là sự kết hợp các kinh nghiệm học tập nhằm tạo thuận lợi
cho sự thay đổi hành vi sức khỏe của các đối tượng. Đó là mợt quá trình tác đợng
có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của con người nhằm giúp họ thay
đổi hành vi có hai cho sức khỏe bằng hành vi có lợi cho sức khỏe (2).
Giáo dục sức khỏe là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y
tế là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y
tế từ trung ương đến cơ sở. GDSK cũng là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của cơ
sở y tế.

Giáo dục sức khỏe là một hệ thống các biện pháp Nhà nước, xã hội và y tế,
nghĩa là phải xã hội hoá công tác này, nhằm lôi cuốn mọi ngành, mọi giới, mọi tổ
chức xã hợi cùng tham gia, trong đó ngành y tế làm nịng cớt và tham mưu (10).
1.1.2.3.

Tư vấn

Tư vấn là quá trình trao đổi thơng tin giữa người cung cấp và khách hàng
nhằm hỗ trợ khách hàng khẳng định thông tin và giúp khách hàng đi đến quyết định
hành động để giải quyết vấn đề của họ. Tư vấn là một trong những cách tiếp cận
thường dùng nhất trong quá trình điều trị và chăm sóc cho NB. Mục đích và lợi ích
của tư vấn là: Nhờ có tư vấn NB sẽ có mợt thái đợ tích cực, tin tưởng yên tâm hơn
trong quá trình điều trị bệnh tại bệnh viện (9).
1.1.2.4.

Truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông – Giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) giống như giáo dục chung, là
quá
trình tác đợng có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người,
nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để
bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cợng đồng. TT-GDSK là mợt
quá trình cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, kết hợp nhiều phương
pháp. Hoạt động TT-GDSK không phải chỉ đơn thuần là phát đi các thông tin hay
thông điệp về sức khỏe, hay cung cấp thật nhiều thông tin về sức khỏe cho mọi
người, mà là quá trình tác đợng có mục đích, có kế hoạch nhằm thay đổi kiến thức,
thái độ và cách thực hành của mỗi


6

người nhằm NCSK cho họ và cho cả cộng đồng. Hoạt động TT-GDSK thực chất là
tạo ra môi trường hỗ trợ cho quá trình thay đổi hành vi sức khỏe của mỗi người,
nhằm đạt được tình trạng sức khỏe tớt nhất có thể được. TT-GDSK cũng là phương
tiện hỗ trợ nhằm phát triển ý thức con người, phát huy tính tự lực cánh sinh và chủ
đợng phịng ngừa, giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
TT-GDSK là mợt quá trình tác đợng có mục đích, có kế hoạch, tác đợng đến
tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe có hại thành
hành vi sức khỏe có lợi cho cá nhân, tập thể cộng đồng. TT- GDSK là những tác
động tương hỗ giữa người làm GDSK và đối tượng, đây là tác động hai chiều.
1.1.2.5.

Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi là hoạt động truyền thông tác đợng có mục
đích, có kế hoạch nhằm đạt được sự thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ giúp đối
tượng chấp nhận duy trì hành vi có lợi cho sức khỏe. Hành vi sức khỏe chính là
những hành vi của mình ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ và chịu ảnh hưởng
của các yếu tố như kiến thức, thái độ, niềm tin, kinh nghiệm của cá nhân …(2).
1.1.2.6.

Tư vấn giáo dục sức khỏe

Là hình thức giáo dục, nhằm giúp cho NB, người nhà NB đi đến quyết định
hành động để giải quyết vấn đề sức khỏe của họ (11).
1.1.2.7.

Kênh truyền thông

Kênh truyền thông là phương tiện, cách thức để chuyển thơng điệp đến đới
tượng

(2).
1.1.2.8.

Hình thức truyền thơng

Có hai loại hình thức truyền thơng: Truyền thơng trực tiếp và truyền thơng gián tiếp.
Truyền thơng trực tiếp là quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin hoặc cảm xúc trực
diện giữa cá nhân với cá nhân, hoặc giữa người truyền thông với nhóm đới
tượng thơng qua các hành đợng, ngơn ngữ có lời hoặc khơng lời (12). Tư vấn là mợt
hình thức thường được sử dụng trong truyền thông trực tiếp, là hoạt động hàng ngày
trong công tác chuyên môn của điều dưỡng, có vai trị tìm hiểu vấn đề, cung cấp
thông tin, động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề của họ, giúp đối tượng tự tin ra
quyết định


7
thay đổi các vấn đề sức khỏe liên quan đến đời sớng của chính họ. Ưu điểm của truyền
thơng trực tiếp là tương tác hai chiều, phản hồi ngay nên có khả năng thay đổi hành
vi sức khỏe cao hơn truyền thông gián tiếp. Nhược điểm là giới hạn đối tượng, có

thể sai lạc thơng tin. Các hoạt đợng truyền thông trực tiếp diễn ra ở bệnh viện gồm:
Thăm hỏi NB trong thời gian khám, điều trị bệnh; chủ động tư vấn cá nhân/gia đình
nhằm giải thích, cung cấp kiến thức cho NB về trường hợp cụ thể của bản thân họ;
hoặc tư vấn nhóm / truyền thơng nhóm (lớp học, thảo luận nhóm, sinh hoạt câu lạc
bợ) theo chủ đề nhằm tăng kiến thức sức khỏe, phổ biến nội quy cho mợt nhóm đới
tượng cụ thể. Trong lúc thực hiện truyền thơng trực tiếp có thể sử dụng kèm các
phương tiện truyền thông đại chúng để tăng hiệu quả truyền thông (13).
Truyền thông gián tiếp là phương pháp mà người làm công tác TT-GDSK
không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, các nội dung được chuyển tải tới đối tượng
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ưu điểm của truyền thơng gián tiếp

là có thể cung cấp các thông tin cơ bản cần thiết cho thay đổi (nhận ra vấn đề, quan
tâm) mợt cách chính xác, tiếp cận sớ lượng đơng. Nhược điểm là khó khăn khi chọn
đới tượng đích, thơng tin khơng đặc trưng nên khó giúp thay đổi hành vi, cần điều
tra mới thu được thông tin phản hồi. Các hoạt động truyền thông gián tiếp gồm:
phát thanh qua loa phát thanh; trình chiếu video/ slideshow trên tivi đặt ở các
khoa/phòng/khu chờ khám;treo, phát tài liệu in ấn (treo băng rơn, áp phích, tờ rơi,
bảng tin); trình diễn (qua sự kiện văn hóa văn nghệ/âm nhạc/vở kịch); triển lãm; xây
dựng và quản lý bài viết, hình ảnh, video, âm thanh qua Internet…(13)
1.1.2.9. Các thành tố tham gia vào q trình truyền thơng
Giáo dục sức khỏe là mợt quá trình truyền thơng (2, 9):
-

Người truyền: Là người cung cấp, truyền đạt thông tin

-

Thông điệp: Cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, chính xác phù hợp với nhận thức và
nhu cầu cùng giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi ở đối tượng.

-

Kênh truyền thông: Phù hợp với hồn cảnh thực tế, tài liệu truyền thơng
cần phù hợp với trình đợ của đới tượng.

-

Người nhận: Là người nhận thơng tin của ngƣời truyền thơng. Để truyền
thơng có hiệu quả, người nhận thông tin cần tăng cƣờng sự quan tâm và



8
mong muốn được hiểu biết về vấn đề, tạo điều kiện cho nh m đối tượng
chia sẻ và phản hồi ý kiến .
-

Nhiễu: Là các yếu tố gây cản trở quá trình truyền thơng

Hình 1-1. Các thành tớ tham gia vào quá trình truyền
thơng Mục đích của Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe.
Làm cho các đối tượng giáo dục sức khỏe có thể: Tự chăm sóc, bảo vệ, nâng
cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng những nỗ lực của chính bản thân. Cụ
thể là:
Tự quyết định và có trách nhiệm về những hoạt đợng và biện pháp bảo
vệ sức khỏe của mình
Tự giác chấp nhận và duy trì các lới sớng lành mạnh, từ bỏ những thói
quen, tập quán có hại cho sức khỏe.
Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể có được để giải quyết các nhu cầu
sức khỏe và các vấn đề sức khỏe của mình (2).
1.2.

Vai trị của Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe trong bệnh viện

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho NB, bên
cạnh đó có nhiệm vụ đào tạo cán bợ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, phòng
bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế trong bệnh viện (14). TT-GDSK cho NB là
quá trình mà các chuyên gia y tế truyền đạt thông tin cho NB để thay đổi hành vi
hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của họ (15).


9

Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng thuật ngữ “patient education” – giáo
dục NB (GDNB) thay cho TT-GDSK trong bệnh viện mà theo Olga Dreeben thì
GDNB là mợt khái niệm rộng hơn đã bao gồm cả khái niệm giáo dục sức khỏe
(health education) (16). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, GDNB là cách phổ
biến kiến thức hiệu quả nhất giúp NB bám sát kế hoạch điều trị, tuân thủ điều trị và
áp dụng lối sống lành mạnh (17-19).
Mục tiêu của TT-GDSK trong bệnh viện là thay đổi kiến thức và hành vi của
NB giúp cải thiện bệnh hoặc khỏi bệnh, đồng thời, NB học được cách xử trí khi
bệnh tái phát hoặc biến chứng trong tương lai (20). Theo Bợ Y tế, mục đích của việc
hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho NB là giúp NB có
kiến thức, kỹ năng để có thể tự phịng bệnh, theo dõi tiến trình bệnh tật và tự
nguyện tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn (21).
1.3.

Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện

1.3.1.

Trên thế giới

Hiện nay các nghiên cứu về việc đánh giá công tác truyền thông, tư vấn giáo
dục sức khỏe cũng như những phân tích hiệu quả của cơng tác này cịn rất ít và
chưa được quan tâm nhiều. Do mỗi Q́c gia trên Thế giới có cơ cấu tổ chức hệ
thống y tế khác nhau, các báo cáo chỉ mang tính vĩ mơ, bó hẹp trong mợt khu vực
nào đó của mợt nước. Tuy nhiên mợt sớ nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng
GDSK đã tương đối phát triển ở các nước Tây Âu, Canada và Mỹ nhưng chưa phát
triển ở các nước Đông Âu và đặc biệt là các nước Châu Á (22, 23).
Phân tích tổng hợp 26 nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã kiểm tra sự tuân thủ của NB
với các loại thuốc theo quy định, nghiên cứu kiểm tra tác động của GDSK cho NB
tiểu đường không phải luôn luôn đạt kết quả tích cực khi các biện pháp duy nhất là

tăng cường kiến thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức về bệnh tiểu đường
có thể là cần thiết nhưng chưa đủ để cải thiện kiểm soát chuyển hóa, chương trình
GDSK khơng hiệu quả trong việc kiểm soát chuyển hóa, chương trình GDSK khơng
hiệu quả trừ khi họ cũng thúc đẩy sự thay đổi trong thái độ và thực hành (24, 25).
Nhiều chương trình GDSK tồn diện đã được phát triển tại Hoa kỳ, nhưng vì nhiều
lý do những NB này không hoặc không thể đến. Trong một nghiên cứu tầm Quốc
gia,


1
nghiên cứu sử dụng phiếu hỏi với những người đến khám đã được bác sĩ chẩn đoán
bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tất cả những người mắc bệnh
tiểu đường, có 35% đã tham gia 1 chương trình GDSK về tiểu đường, và trong
những người điều trị tiểu đường khơng điều trị bằng insulin chỉ có 25% là được sự
GDSK của bệnh viện, những người tiểu đường điều trị bằng insulin thì tỷ lệ được
GDSK tại viện cũng chỉ đạt là 50% (26).
Năm 2000, một tổng quan về giáo dục NB tại Hà Lan cho biết, TT-GDSK
được công nhận là một phần thiết yếu trong mọi hoạt đợng chăm sóc y tế tại bệnh
viện. Các bệnh viện đều phải có mợt cán bợ chun trách TT-GDSK có nhiệm vụ tổ
chức hoạt động, phát triển tài liệu mới, nâng cao kỹ năng TT-GDSK của NVYT
trong bệnh viện. Các phịng khám đều có tủ trưng bày tài liệu, video. Về mặt chính
sách, các văn bản liên quan đến luật NB (patient law) nhằm nâng cao quyền lợi của
NB ra đời, bắt nguồn từ nhiều nghiên cứu cho thấy NB khơng hài lịng với chất
lượng TT-GDSK của NVYT, sự phát triển của Internet giúp NB được tiếp cận thông
tin sức khỏe đa chiều và có những điểm họ thắc mắc, không đồng quan điểm về
phương pháp điều trị của bác sĩ. Từ đây, các tổ chức NB (một bên thứ ba song hành
với cơ sở y tế và bảo hiểm y tế) phát triển tại Hà Lan, hiệp hội NB Hà Lan được
thành lập để kích thích sự trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về TT-GDSK cho NB. Bên
cạnh đó, viện Giáo dục và Nâng cao sức khỏe quốc gia được thành lập nhằm tăng
cường sự phối hợp các dự án, cung cấp thông tin liên quan đến giáo dục NB. Phần

lớn kinh phí TT-GDSK đến từ Bợ Y tế, viện Giáo dục và Nâng cao sức khỏe quốc
gia, một phần từ Bảo hiểm y tế, kinh phí được sử dụng cho phát triển tài liệu truyền
thông, hỗ trợ các tổ chức NB nói chung… Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức
của chăm sóc y tế thời hiện đại, gồm: sự hạn chế về nhân lực khi NB ngày mợt
đơng, ai cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng, tư vấn cá nhân mà nguồn nhân lực
NVYT thì có hạn; truyền thông đại chúng phát triển giúp NB biết nhiều thông tin
nhưng nếu như thông tin sai lệch, NB sẽ không tin tưởng vào phương pháp điều trị
của bác sĩ và tự cản trở quá trình điều trị (27).
Như vậy, kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy công tác TT-GDSK tại bệnh
viện đóng mợt vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tuân thủ điều trị của NB khi ra


1
viện cũng như hỗ trợ NB trong quá trình nằm điều trị tại bệnh viện. Ngồi ra cơng
tác TT-GDSK cũng góp phần tăng cường kiến thức của NB/người nhà NB về các
vấn đề sức khỏe (24).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng được tiến hành để đánh giá việc triển khai
hoạt động TT-GDSK của điều dưỡng tới NB. Các nghiên cứu chỉ ra việc chủ động
thực hiện TT-GDSK trong chăm sóc của điều dưỡng cịn nhiều hạn chế. Mợt nghiên
cứu cắt ngang ở Tehran do H. Seyedin thực hiện để đánh giá quy trình giáo dục NB
trên 187 điều dưỡng trưởng của 10 bệnh viện cho thấy công tác đánh giá nhu cầu ở
trước và sau khi TT-GDSK cũng như chăm sóc sau khi NB ra viện khơng được thực
hiện. Điều này dẫn tới việc đánh giá tính hiệu quả của chương trình TT-GDSK chưa
được thực hiện (28).
TT-GDSK của Điều dưỡng cho NB còn chưa hiệu quả do kỹ năng giao tiếp
của Điều dưỡng với NB cũng còn hạn chế. Giao tiếp của người thầy thuốc đều
nhằm đạt tới mục đích là mang lại hiệu quả thăm khám, điều trị và chăm sóc NB.
Song cái khác trong giao tiếp của NVYT chính là thái đợ mang màu sắc cá nhân,
biểu hiện thái đợ đó qua từng cử chỉ, lời nói, sắc mặt. của các chủ thể tham gia giao
tiếp (29, 30).

Tuy vậy, nhiều điều dưỡng có xu hướng chưa quan tâm đúng mức hoặc tự đánh giá
quá cao khả năng giao tiếp của họ (31). Tổng quan tài liệu năm 2010 cho thấy, giao
tiếp hiệu quả giữa NVYT và NB là một ưu tiên trọng tâm trong điều trị lâm sàng
thông qua việc xây dựng mối quan hệ giữa bác sĩ và NB. Giao tiếp cũng được coi là
trái tim và nghệ thuật của y học lâm sàng. Điều này rất quan trọng trong việc cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao. NB thường khơng hài lịng và có
khiếu nại là do bất hịa trong mới quan hệ với NVYT (31). Tương tự, một số nghiên
cứu khác sử dụng bảng hỏi Phản hồi về giao tiếp sức khỏe (The Health
Communication Feedback questionaire-HCFQ) cũng chỉ ra hạn chế trong giao tiếp
của Điều dưỡng với NB. Nghiên cứu “Quan điểm của NB về giao tiếp với điều
dưỡng trong giáo dục sức khỏe” năm 2015 trên 238 NB mãn tính tại Alexandria, Ai
Cập chỉ ra 46,2% NB bị đau, khơng thể tương tác với điều dưỡng trong quá trình
truyền thông, không thể hiểu thông tin do điều dưỡng cung cấp (32). Nghiên cứu
của Alotaibi B. trên 300 NB tại ba trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Riyadh, Ả Rập
Xê Út cũng chỉ ra các rào


1
cản trong giao tiếp gồm (1) NB (đặc thù bệnh lý mặc phải, khó khăn về ngơn ngữ,
hậu quả của bệnh lên thể chất và tâm lý như đau, sốt, lo lắng, và xây xẩm mặt mày);
(2) Điều dưỡng (thiếu kỹ năng giao tiếp và không đủ thời gian) ; (3) Môi trường
bệnh viện (đông đúc, ồn ào và thiếu phới hợp giữa các NVYT và Khoa/phịng) ; (4)
Thơng điệp sức khỏe chưa rõ ràng (không liên quan đến nhu cầu của NB mà xuất
phát từ mong muốn của điều dưỡng) (33).
1.3.2.

Tại Việt Nam

Công tác TT-GDSK trong bệnh viện tại Việt Nam hiện nay đang được chú
trọng và các bệnh viện đã thực hiện hoạt động TT-GDSK trong nhiều năm qua. Tuy

nhiên hoạt đợng cịn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu còn lại thường tập trung vào
lượng giá kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh thông qua các hoạt động
GDSK can thiệp (34) hoặc chỉ đánh giá một hoạt động, một yếu tố tại một khoa lâm
sàng (35, 36).
Về chủ trương, Bợ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 46- NQ/TW ngày
23/02/2005 đã khẳng định công tác thông tin, truyền thông, TT-GDSK là một trong
những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (37). Để triển khai chủ trương đó, hàng năm,
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn công tác thông tin và truyền thơng, trong đó bao gồm
cả hướng dẫn thực hiện một số hoạt động TT-GDSK (38, 39). Những hoạt động TTGDSK được đề cập trong hướng dẫn gồm có:
Tổ chức truyền thơng cho người bệnh và cợng đồng về các nợi dung: kiến
thức phịng chớng bệnh/dịch bệnh, chính sách chủ trương ngành y tế …
thông qua các sự kiện, kỷ niệm, tháng hành đợng trọng điểm bằng nhiều
hình thức: tổ chức mít tinh, tọa đàm, hợi thảo, sinh hoạt chuyên đề, băng
rôn khẩu hiệu,…
Xây dựng và cung cấp tài liệu truyền thông cho người bệnh/thân nhân của họ
Tham gia chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền chăm sóc sức khỏe trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
Tập huấn nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho NVYT, có cơ chế khen
thưởng đầy đủ và báo cáo sau thực hiện (38, 39).


1
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện bằng cách sử dụng bảng câu hỏi
bao gồm 145 công việc điều dưỡng của Nguyễn Thị Hồng Minh năm 2010 được
tiến hành trên 201 điều dưỡng làm việc ở khoa Ngoại, khoa Nội tại hai bệnh viện
hạng I
– Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá tình hình thực tế về công việc của điều
dưỡng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tần số công việc được thực hiện nhiều
lần trong ngày là đo huyết áp, đếm mạch và thực hiện y lệnh thuốc; thời gian điều

dưỡng thực hiện công việc hành chính liên quan đến giấy tờ quá nhiều; cơng việc ít
được thực hiện là tư vấn, giáo dục NB và cho NB ăn qua ống thông dạ dày (40).
Một nghiên cứu năm 2011 với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp
nghiên cứu định lượng và định tính của Bùi Thị Bích Ngà đã tiến hành đánh giá
thực trạng công tác CSNB của điều dưỡng qua nhận xét của 266 NB đang điều trị
nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
ĐDV chỉ làm tốt các chức năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y
lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; theo dõi, đánh giá NB đạt 80,5%; tiếp đón NB đạt
78,9%; cơng tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tinh thần NB đạt 66,2%; nhưng công tác tư
vấn, GDSK cho NB chỉ đạt 49,6% (41).
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích của Chu Thị Hải Yến tại Bệnh viện
Nông nghiệp năm 2013, Tỷ lệ Điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực thực hiện cơng tác
tư vấn, giáo dục sức khỏe được người bệnh/người nhà người bệnh đánh giá đạt
85,1% (42).
Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Bình Minh về thực trạng cơng tác chăm
sóc điều dưỡng người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị cho thấy kế quả: ĐDV đã thực
hiện tương đối tốt các công tác với 4 trong 5 nội dung CSNB được đánh giá đều đạt
trên 90%. Tuy nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe (GDSK) chỉ đạt
66,2% (43).
Nghiên cứu thực trạng công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe cho bệnh
nhân và các yếu tố ảnh hưởng tại các bệnh viện tuyến tỉnh ở Long An năm 2016 của
tác giả Nguyễn Hồng Un cho thấy các hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe tại
bệnh viện là phát thành, chiếu phim, GDSK cá nhân và nhóm, tư vấn, sử dụng góc
GDSK để truyền thông cho NB ngồi chờ khám và điều trị nợi trú tuy nhiên chỉ là
hình thức


1
nên nhóm các hình thức đạt 88,3%, chất lượng hoạt động 91,7%, quản lý hoạt động
91,7% (44).

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 190 điều dưỡng các khoa lâm sàng Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2018 của tác giả Trần Thị Hằng Nga và cộng sự
cho thấy: Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức chung về giáo dục sức khỏe cho người
bệnh tại bệnh viện còn chưa cao với 66,8% (45).
Từ các nghiên cứu trên tại Việt Nam cho thấy, mỗi nghiên cứu chỉ tiến hành trong
một phạm vị hẹp của hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe, chủ yếu dừng ở cấp khoa
phòng và chưa đánh giá hết được các khía cạnh của hoạt đợng tư vấn, giáo dục sức
khỏe cho người bệnh; các nghiên cứu đánh giá tồn bợ hoạt đợng tư vấn, giáo dục sức
khỏe ở cấp bệnh viện rất ít. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, nhiều hoạt động CSNB
của điều dưỡng còn rất hạn chế đặc biệt là tư vấn GDSK, hướng dẫn NB tự chăm sóc,
hỗ trợ về tâm lý tinh thần, chăm sóc ăn ́ng và vệ sinh... là những vấn đề cần được
quan tâm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh đến hiệu quả truyền thơng là
thiếu nhân lực, thiếu TTB, kinh phí và sự quan tâm của cấp trên, sự phối hợp giữa các
khoa, TT và sự phản hồi từ người bệnh. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về tư vấn,
giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng bao gồm tuổi và thâm niên công tác.
Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị cần tập huấn về kiến thức giáo dục sức khỏe cho
những điều dưỡng trẻ mới vào nghề (44).

Bên cạnh đó, mợt sớ nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tớ liên quan đến sự hài
lịng về cơng việc của điều dưỡng như nơi làm việc, trình đợ chuyên môn, thiếu
nhân lực, cơ hội học tập, áp lực tâm lý, khối lượng công việc và các mối quan hệ
đồng nghiệp…. Nghiên cứu đánh giá hoạt động tư vấn , giáo dục sức khỏe tại các
khoa lâm sàng một cách toàn diện tại tất cả các khoa lâm sàng của bệnh viện nhằm
tìm hiểu thực trạng là rất cần thiết và chúng tôi kỳ vọng là sẽ đề xuất được những
giải pháp tồn diện, đầy đủ và đồng bợ hơn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
tại bệnh viện.


1
1.4.


Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
trong bệnh viện

1.4.1.

Nhân lực điều dưỡng

Nhân lực tham gia TT-GDSK là những người tham gia vào quá trình và giai
đoạn của TT-GDSK bao gồm lãnh đạo, cán bộ chuyên trách, bác sĩ, điều dưỡng,....
Nhân lực điều dưỡng là người trực tiếp tham gia vào TT-GDSK cho NB nên họ là
đối tượng đầu vào quan trọng trong quá trình này. Sớ lượng và kỹ năng của điều
dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả TT-GDSK. Những NVYT có kiến thức y
khoa chắc chắn và kỹ năng truyền thơng tớt thường tự tin hơn vào những gì họ
truyền đạt, người bệnh cũng tin tưởng hơn (46, 47). Điều dưỡng có nhận thức tích
cực về tầm quan trọng của TT-GDSK, họ có xu hướng giao tiếp với người bệnh tớt
hơn và ít coi vấn đề quá tải người bệnh là rào cản trong công tác truyền thông. Kết
quả này được nêu trong nghiên cứu cắt ngang của Yael Livne và cộng sự, khảo sát
trên 328 điều dưỡng từ 26 đơn vị trong một bệnh viện đa khoa công đô thị ở Israel
về các nhóm rào cản điều dưỡng thường gặp phải trong quá trình TT-GDSK (48).
Nghiên cứu năm 2018 tại bệnh viện Nội tiết cũng chỉ ra 100% NVYT đều đánh giá
TT-GDSK là quan trọng (47).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra thâm niên công tác tại bệnh viện lâu hơn thường
có nhiều kinh nghiệm, chun mơn y khoa tớt hơn và làm TT-GDSK tớt hơn những
NVYT trẻ tuổi, cịn NVYT trẻ tuổi lại nhiệt tình hơn (36, 47). Tuy vậy, hiện tại ở
Việt Nam cũng như trên thế giới nhân lực điều dưỡng tham gia TT-GDSK gặp rất
nhiều khó khăn do khối lượng công việc quá nhiều. Điều dưỡng thường khơng đủ
thời gian tư vấn cặn kẽ, quá trình truyền thông bị ngắt quãng, không đạt được hiệu
quả tư vấn tới đa và giảm sự hài lịng người bệnh (18, 32, 34, 36, 47). Ngoài ra, sự
thiếu hiểu biết về nhu cầu, thói quen và văn hóa của người bệnh/ thân nhân dẫn đến

phương pháp TT- GDSK không phù hợp (46), các thông điệp nhàm chán đầy thuật
ngữ sẽ khiến người bệnh không hiểu được nội dung TT-GDSK (32). Vì thế, việc
đào tạo phát triển năng lực cho lực lượng lao động là rất cần thiết để đảm bảo sự
thành cơng của bất kỳ hệ thớng chăm sóc sức khỏe nào (49).


1
Theo các nghiên cứu tại Việt Nam, nhiều bệnh viện khơng có cán bợ chun
biệt phụ trách mảng truyền thơng giáo dục sức khỏe, 100% thành viên tổ TT-GDSK
là cán bộ kiêm nhiệm, các thành viên thường chú tâm đến công tác chuyên môn
nhiều hơn là nhiệm vụ TT-GDSK (36, 50). Khảo sát năm 2018 tại bệnh viện Nội tiết
Trung ương cho thấy bệnh viện có 6 cán bợ chun trách truyền thơng. Tuy nhiên
do khơng có chun mơn y khoa nên phịng TT-GDSK cần có đầu mới truyền thơng
phới hợp tại các khoa phịng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về cách
sắp xếp, tổ chức TT-GDSK cụ thể trong bệnh viện. Hiện tại, thông tư 07/2011/TTBYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện (51)
và thơng tư 43/2015/TT-BYT về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ
CTXH (39) có đưa ra nhiệm vụ TT-GDSK của NVYT.
1.4.2.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất trong TT-GDSK là phịng ớc, các trang thiết bị và phương tiện.
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cũng như khả năng triển khai các hoạt
động TT-GDSK. Nghiên cứu cắt ngang về hoạt đợng tư vấn chăm sóc trẻ sơ sinh
non tháng trên 263 bà mẹ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy, diện tích
phịng tư vấn bé khiến bà mẹ ngại không tham gia tư vấn nhóm (34). Vì thế, nghiên
cứu khuyến cáo cần đảm bảo nơi tư vấn riêng tư và thoải mái cũng như tăng sớ lần
thực hiện tư vấn nhóm nếu cần. Nghiên cứu năm 2016 tại các bệnh viện tuyến tỉnh
ở Long An cũng chỉ ra , việc thiếu cơ sở vật chất, dùng chung trang thiết bị gây bất


tiện và chậm trễ hoạt động TT-GDSK cho NB (50).
1.4.3. Quản lý, chính sách và tài chính
Văn hóa tổ chức và mơi trường chính sách tại bệnh viện là nền tảng hỗ trợ
việc thực hiện hoạt động TT-GDSK. Bệnh viện thiếu môi trường chính sách sẽ
khiến cơng tác TT-GDSK khơng hoặc thực hiện hời hợt, thiếu hiệu quả. Chỉ đạo và
giám sát của lãnh đạo đi kèm các văn bản quy định của bệnh viện là yếu tố hỗ trợ
thiết yếu trong triển khai TT-GDSK (36, 47). Thiếu chính sách và ưu tiên cho TTGDSK sẽ khiến điều dưỡng khó thực hiện hoặc thực hiện TT-GDSK khơng hiệu quả
(48). Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm, vai trò của từng cá nhân/ đơn vị và sự
phối hợp TT-


1
GDSK giữa NVYT (27). Điều này cần được xây dựng thơng qua hệ thớng TTGDSK có sự phới hợp và gắn kết chặt chẽ để đảm bảo việc trao đổi thơng tin của
NB khi bàn giao giữa các khoa phịng và các cơ sở y tế khác nhau (52).
Nghiên cứu phân tích tổng hợp tại Iran năm 2015 trên 67 bài báo cũng chỉ ra
những rào cản TT-GDSK chủ yếu liên quan đến mơi trường chính sách gồm có:
thiếu hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện; thiếu ưu đãi tài chính, thiếu hướng dẫn cụ thể
về TT- GDSK trong bệnh viện; và thiếu phối hợp giữa các NVYT; không thực hiện
đánh giá hoạt động TT-GDSK…(28, 46). Các nghiên cứu khác chỉ ra cần phát triển
mợt khung quy trình TT-GDSK cũng như bộ công cụ tư vấn chuẩn và dễ hiểu (28).
1.4.4.

Đặc điểm người bệnh và người nhà

Người bệnh và người nhà cũng tác động tới hoạt động TT-GDSK thông qua sự
phối hợp và khả năng tiếp thu của họ (17). Khả năng tiếp thu của người bệnh phụ
tḥc vào trình đợ học vấn (53) và bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe, tâm lý của
họ tại thời điểm TT-GDSK, ví dụ như nếu họ đang khơng thoải mái, bị đau thì sẽ
khơng thể tương tác với NVYT (32). Các sai sót y khoa và hiểu lầm trong giao tiếp

giữa NVYT và người bệnh là do rào cản ngôn ngữ, văn hóa hoặc trình đợ hiểu biết
của người bệnh (54).
Sự hài lịng của người bệnh đới với cơng tác TT-GDSK và chăm sóc ban đầu
bị ảnh hưởng bởi phương thức chăm sóc, phong thái của bác sĩ, biết tên bác sĩ, được
cung cấp dịch vụ chăm sóc sàng lọc thường quy, ngồi giờ (55).
Mợt sớ nghiên cứu đề cập đến là cảm xúc của người bệnh. Cảm xúc âm tính
do tin xấu về tình trạng bệnh có thể khiến người bệnh khơng hiểu những gì NVYT
nói với họ (27). Mợt nghiên cứu trên người bệnh ung thư cũng chỉ ra người nhà có
cảm xúc căng thẳng hơn người bệnh và những bất hòa trong giao tiếp với NVYT
thường gặp ở người nhà còn trẻ (56).


1
1.5.

Khái quát về địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện hữu nghị Việt Đức được thành lập từ năm 1902 cùng với sự ra đời

của Trường Y khoa Đông Dương, tiền than của Trường Đại học Y Hà Nội.Từ năm
1904, Bệnh viện chuyển về vị trí hiện tại với tên gọi Nhà thương bảo hộ( Hopital
indigène du protectorat). Bệnh viện mang các tên gọi khác nhau qua từng giai đoạn
lịch sử của đất nước: Bệnh viện Yersin( 1943), Bệnh viện phủ doãn( 1954), Bệnh
viện hữu nghị Việt Nam – Cợng hịa Dân chủ Đức( 1958- 1990) và Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức từ năm 1991 đến nay.
Trong śt quá trình hình thành và phát triển, Bệnh viện luôn là một trung tâm
y tế gắn liền công tác khám chữa bệnh với nghiên cứu khoa học y học và đào tạo y
học. Ngày nay bệnh viện là một trung tâm y tế chuyên sâu, được xếp hạng Bệnh
viện chuyên khoa đặc biệt theo quyết định số 1446/QĐ – BNV ngày 21/9/2015 của
Bộ trưởng bợ nợi vụ. Bệnh viện có 1824 giường bệnh với hơn 2000 thầy thuốc cán
bộ và nhân viên y tế trong đó có: 04 giáo sư, 32 phó giáo sư, 46 tiến sĩ, 288 thạc sĩ

và bác sĩ chuyên khoa sau đại học, 1210 điều dưỡng. Năm 2021 Bệnh viện điều trị
10.794 người bệnh, trong đó bao gồm 10.293 người bệnh nội trú và 393 người bệnh
ngoại trú. Tổng số lần khám bệnh 31.891 lượt.

Khoa phẫu thuật Chi dưới là là mợt trong 07 khoa phịng của Viện chấn
thương chỉnh hình tḥc viện Việt Đức.Khoa có trách nhiệm khám và điều trị
người bệnh chấn thương chỉnh hình tuyến ći. Khoa có đợi ngũ 61 cán bợ
gồm các Giáo sư, Tiến sĩ, điều dưỡng và nhân viên giỏi chuyên môn, tận tình
với người bệnh. Cơ sở hạ tầng nằm tầng 2 tịa nhà B3, giường bệnh có 69
giường( 16 giường dịch vụ và 53 giường thường), 50 cáng và khu khám và
điều trị ngoại trú.
Nhiệm vụ của khoa: Tư vấn, khám chữa bệnh trong lĩnh vực chấn thương
chỉnh hình, nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, đào tạo cơ bản và đào
tạo chuyên sâu cho học sinh và sinh viêny và học viên từ các tuyến cơ sở đến
học tập tại khoa, thực hiện chức năng chỉ đạo tuyến cho bệnh viện vệ tinh và
các bệnh viện tuyến trước, liên kết trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các
cơ sở


1

y tế tương đương trong nước và các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới.
Năm 2021 khoa đã tiếp nhận điều trị nội trú 4155, tổng số ca khám bệnh là
7898, tổng số ca mổ phiên là 3094, mổ cấp cứu 226.
Bảng 1.1. Các hoạt động TTGDSK theo quy định của khoa phẫu thuật Chi

TT

Tên
động


1

Tư vấn cá
nhân
công
điều trị

2

Tư vấn trực - Tư vấn cá * Hình thức đăng ký khám Điều
tiếp
dụng
liệu
thơng về
cơng
chăm sóc


×