Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

(TIỂU LUẬN) ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 130 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KAHOOT TRONG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC
(Nghiên cứu tại trường Tiểu học Tô Hiệu, phường EaTam,
TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk)

Sinh viên

: Phạm Thị Trinh

Chuyên ngành : Giáo dục Tiểu học
Khóa học

: 2016 -2020

Đắk Lắk, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KAHOOT TRONG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC
(Nghiên cứu tại trường Tiểu học Tô Hiệu, phường EaTam,
TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk)

Sinh viên



: Phạm Thị Trinh

Chuyên ngành : Giáo dục Tiểu học
Người hướng dẫn:
ThS. Lê Thị Thúy An

Đắk Lắk, năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước hết ngồi sự cố gắng
nỗ lực của chính bản thân đã vận dụng những kiến thức thu được và cả sự tìm tịi
học hỏi qua từng ngày thì bên cạnh đó tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn, tận
tâm, tận tình từ phía nhà trường, gia đình, bạn bè.
Đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy cô trong khoa
Sư phạm, đặc biệt là các Thầy cô bộ môn Giáo dục Tiểu học của trường Đại học
Tây Nguyên đã tạo điều kiện và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tơi trong
q trình học tập ,nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Đặc biệt hơn hết, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô
Lê Thị Thúy An – giảng viên Bộ môn Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Tây
Nguyên đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm và HS
khối lớp 4, 5 trường Tiểu học Tô Hiệu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, nghiên cứu, thu thập
thông tin và làm thực nghiệm, để có được kết quả này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình nghiên cứu cũng như điều
tra, do điều kiện, năng lực và thời gian còn nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý. Vì vậy, tơi kính mong

nhận được sự góp ý chân thành và bổ sung của quý Thầy cô giáo trong Bộ môn
Giáo dục Tiểu học của trường Đại học Tây Nguyên và các bạn để cơng trình
nghiên cứu được hồn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH..................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 4
1.3. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................... 4
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................................ 10
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 10
2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 10
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 10
NỘI DUNG........................................................................................................ 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................13
1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................. 13
1.1.1. Một số khái niệm liên quan................................................................... 13
1.1.2. Vai trò của phương tiện dạy học........................................................... 17

1.1.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ở Tiểu học.............17
1.1.4. Khái quát phần mềm Kahoot................................................................ 19
1.1.5. Nội dung chương trình sách giáo khoa mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4 hiện
hành................................................................................................................ 21
1.1.6. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học........................................................ 28
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 30
1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu........................................................... 30
1.2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT và sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy
học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học Tơ Hiệu................................... 31
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KAHOOT TRONG DẠY HỌC
MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC.....................................................41
ii


2.1. Bản chất của Kahoot.................................................................................... 41
2.2. Cách thiết lập tài khoản Kahoot................................................................... 42
2.2.1. Đối với giáo viên.................................................................................. 43
2.2.2. Đối với học sinh.................................................................................... 45
2.3. Cách sử dụng Kahoot................................................................................... 46
2.3.1 Thao tác cơ bản đầu tiên:....................................................................... 46
2.3.2. Kĩ thuật sử dụng.................................................................................... 46
2.4. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm phân môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học với
sự hỗ trợ của phần mềm Kahoot.......................................................................... 51
2.5. Tổ chức giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 với sự hỗ trợ của phần mềm
Kahoot................................................................................................................. 51
2.6. Ví dụ về bài soạn mơn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học ứng dụng phần mềm
Kahoot trong dạy học.......................................................................................... 53
2.7. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm Kahoot.......................................... 74
2.7.1. Ưu điểm................................................................................................ 74
2.7.2. Nhược điểm.......................................................................................... 75

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................76
3.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm............................................................. 76
3.2. Đối tượng và địa bàn thực hiện.................................................................... 76
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm......................................................................... 76
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm............................................................................. 76
3.3. Nội dung thực nghiệm.................................................................................. 76
3.4. Kế hoạch thực nghiệm.................................................................................. 76
3.5. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 77
3.5.1. Giới thiệu về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.................................. 77
3.5.2. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 77
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm...................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................80
1. Kết luận........................................................................................................... 80
2. Một số đề xuất kiến nghị................................................................................. 82
2.1. Đối với cấp quản lí....................................................................................... 82
iii


2.2. Đối với giáo viên.......................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................84
PHỤ LỤC............................................................................................................. 1

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
CNTT
ĐC

GAĐT
GV
HS
PMDH
PPDH
TN

v


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1: Nội dung chương trình dạy học phân môn Lịch sử lớp 4...................22
Bảng 1.2: Nội dung chương trình dạy học phân mơn Địa lí lớp 4......................25
Bảng 1.3: Thực trạng sử dụng CNTT và ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy
học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 tại trường Tiểu học Tơ Hiệu.............................32
Bảng 1.4: Bảng thể hiện kết quả việc tham gia và hưởng ứng với tiết học có sử
dụng CNTT và phần mềm Kahoot trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4 ở
trường Tiểu học Tô Hiệu.....................................................................................36
Bảng 3.1: Kết quả học tập học kì I, năm học 2019 – 2020 của lớp 4A và lớp 4B
............................................................................................................................. 77
Bảng 3.2: Bảng kết quả thực nghiệm của học sinh.............................................78

BIỂU
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả học tập của học sinh
HÌNH
Hình 2.1: Trang giao diện chọn đăng kí hoặc đăng nhập ứng dụng Kahoot.......43
Hình 2.2: Trang giao diện chọn vai trị người dùng cần đăng kí.........................43
Hình 2.3: Trang giao diện lựa chọn đăng kí tài khoản Kahoot............................44
Hình 2.4: Trang giao diện các thông tin cá nhân cần thiết của người dùng.........44

Hình 2.5: Trang giao diện đăng nhập tài khoản của người dùng.........................44
Hình 2.6: Trang giao diện chế độ thành viên tham gia........................................45
Hình 2.7: Trang giao diện nhập mã pin...............................................................45
Hình 2.8: Trang giao diện tạo bộ câu hỏi mà người dùng cần soạn....................46
Hình 2.9: Trang giao diện click soạn bộ câu hỏi.................................................46
Hình 2.10: Trang giao diện click nhập tiêu đề và thay đổi thao tác lưu theo ý
muốn bộ câu hỏi..................................................................................................47
vi


Hình 2.11: Trang giao diện nội dung câu hỏi, liên kết hình ảnh hoặc youtube. .48
Hình 2.12: Trang giao diện viết nội dung đáp án, thời gian và điểm tương ứng
với mỗi câu hỏi....................................................................................................48
Hình 2.13: Trang giao diện viết hướng dẫn thêm câu hỏi...................................49
Hình 2.14: Trang giao diện viết các dạng câu hỏi...............................................49
Hình 2.15: Trang giao diện hướng dẫn hồn thành quá trình tạo bộ câu hỏi.......50
Hình 2.16: Trang giao diện Test Kahoot hoặc Chỉnh sửa bộ câu hỏi Back to edit
............................................................................................................................. 50
Hình 2.17: Trang giao diện Player từng cá nhân trong lớp học hoặc Team (đội)
với Team..............................................................................................................50
Hình 2.18: Trang giao diện Mã PIN Kahoot.......................................................50

vii


MỞ ĐẦU

1.

Đặt vấn đề

1.1. Lí do chọn đề tài
“Giáo dục khơng phải là việc làm đầy một cái bình mà đó là việc thắp lên
một ngọn lửa”
(Nhà thơ, nhà biên kịch Ailen William Butler Yeats) Vấn đề giáo dục luôn được

coi là quốc sách hàng đầu. Để đầu tư cho giáo dục một cách hiệu quả cần phải có
một sự đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
là một khâu rất quan trọng. Vì vậy, vấn đề đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu
trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp giáo dục là sử dụng hợp
lí, sáng tạo, truyền thụ làm sao cho HS dễ hiểu, dễ nắm bắt, tự HS có thể làm chủ
kiến thức, tư duy sáng tạo và tích cực.
Nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Đảng Cộng sản
Việt Nam tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và học”.[1; tr.6]
Ngày nay, cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự
đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy
học. Đối với ngành giáo dục đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, nó làm thay
đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành giáo dục và đào tạo
đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn
nữa, CNTT là phương tiện giúp chúng ta tiến tới một “Xã hội học tập”.
CNTT tạo điều kiện cho các PPDH mới như: dạy học dự án, dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề. Các hình thức dạy học mới như: dạy học theo nhóm,
đồng loạt, cá nhân,…được ứng dụng rộng rãi. CNTT làm thay đổi chất lượng
giáo dục cả về mặt lí thuyết và thực hành một cách hiệu quả.
1



Trong vài năm gần đây, công nghệ phần mềm được đẩy mạnh phát triển
kéo theo là sự ra đời của phần mềm dạy học. Hầu hết mọi người đều có trong tay
một hoặc một số công cụ hỗ trợ dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói
riêng. Đã có rất nhiều phần mềm dạy học được tạo ra bằng các ngơn ngữ lập
trình hoặc bằng các cơng cụ có sẵn hay cịn gọi là mơi trường tác giả như: Violet,
Adobe Presenter, Lecture Maker, Powerpoint, ActivInspire, Kahoot,…
PMDH giúp giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, có nhiều thời gian
để đặt các câu hỏi mở tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
PMDH giúp tạo ra môi trường hoạt động, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho
HS, giúp HS thấy được ý nghĩa của những kiến thức mình sẽ tiếp thu mà chủ
động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức một cách sáng tạo.
Với mục tiêu để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH theo hướng
phát huy năng lực, tạo hứng thú trong học tập cho HS, nhận thấy phần mềm
Kahoot là một trong những phần mềm có thể đáp ứng được mục tiêu trên.
Phần mềm Kahoot là một phần mềm có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác
nhau trong dạy học phân mơn Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học. Kahoot là
công cụ hỗ trợ dạy học - học tập miễn phí, dùng để thiết kế những bài trắc
nghiệm trực tuyến và được sử dụng như một hệ thống lớp học tương tác. Là một
phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử,
internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đến những người học, mang đến
cho HS những giờ học sôi nổi và hiệu quả hơn trong suốt quá trình học tập. Mặt
khác, Kahoot đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai
Kahoot trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt
Nam ngày càng phát triển.
Ở bậc Tiểu học, Lịch sử và Địa lí là mơn học rất cần thiết và quan trọng. Ở
môn Lịch sử và Địa lí sẽ cung cấp cho HS những tri thức về lịch sử dân tộc và thế
giới, biết được những địa điểm có tên trên bản đồ, những tri thức khoa học về tự
nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của từng vùng miền trên đất nước và trên thế giới,
hình thành ở HS lịng u q hương, u đất nước, lịng tự hào tự tơn dân tộc, phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thao tác tư duy, kĩ năng giải
quyết vấn đề, kĩ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn cho HS. Từ đó, giúp
2


HS ham học hỏi và tìm hiểu lịch sử, địa lí, biết tơn trọng và bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc. Đồng thời, qua đó các em hình
thành nhận thức đúng đắn đối với quá trình học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc. Hay nói cách khác, Lịch sử và Địa lí góp phần lớn trong việc hồn thiện
nhân cách HS, đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về cả đức lẫn tài.
Dạy học môn Lịch sử và Địa lí rất quan trọng, nhưng hiện nay, đa số giáo
viên dạy hai phân môn này đều truyền thụ kiến thức theo lối một chiều “thầy
giảng, trò nghe”. Bên cạnh đó trong thực tế, q trình giảng dạy có nhiều giáo
viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứng thú cho HS. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn tới việc dạy và học môn Lịch sử - Địa lí chưa
đạt được kết quả cao.
Trên thực tế hiện nay, HS nói chung và HS Tiểu học lớp 4 – 5 nói riêng, đa
phần các em đều cảm thấy khơng thích học mơn Lịch sử - Địa lí vì cho rằng một
phần nó khơng phải mơn q quan trọng, phần cịn lại bản chất kiến thức của hai
mơn này khá khơ khan, vì có nhiều mốc thời gian, các giai đoạn lịch sử, chuỗi sự
kiện, nhân vật, các cuộc khởi nghĩa, các nước trên bản đồ, tự nhiên- xã hội, con
người – dân cư khó nhớ,…Cho nên dễ khiến học sinh nhàm chán dẫn đến HS lơ
là trong việc học tập hai phân môn này.


lứa tuổi tiểu học, khả năng tập trung của HS không được tốt, HS thiên về

ghi nhớ các kiến thức một cách thụ động nên cần có những biểu tượng “các sự
kiện đã diễn ra” hay “những địa điểm có tên trên bản đồ”. Vì thế, cần tạo ra
trong nhận thức HS những hình ảnh cụ thể, trực quan sinh động rõ nét về các

nhân vật, về con người, tự nhiên, văn hóa Việt Nam và thế giới. Việc biến các
kiến thức lịch sử - địa lí khơ khan, khó nhớ trở nên nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ hiểu,
tạo một môi trường học tập thoải mái trong giờ học Lịch sử - Địa lí “học mà
chơi, chơi mà học” là yêu cầu cấp bách của giáo dục tiểu học nói riêng và giáo
dục cả nước nói chung.
Trước ý nghĩa và sự cần thiết của yêu cầu đổi mới PPDH, nâng cao chất
lượng thiết kế bài giảng, mở rộng thêm khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học
Lịch sử - Địa lí ở trường Tiểu học hiện nay, chúng tôi chọn đề tài: “Ứng dụng
3


phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học” làm khóa
luận tốt nghiệp đại học của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu
học để nâng cao hiệu quả dạy và học.
1.3. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
* Trên thế giới
Từ lâu việc ứng dụng CNTT đã được thực hiện ở rất nhiều nước phát triển
trên thế giới như: Mĩ, Anh, Pháp,…Máy vi tính được sử dụng từ cấp cơ sở đến
bậc đại học, hay những tài liệu nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào dạy học
của nhiều tác giả.
Trong cuốn “Essential Teaching Skills” các kĩ năng dạy đọc cần thiết
(2007) của tác giả Chris Kyriacou, OUP Oxford. Tác giả đã đưa ra định nghĩa cơ
bản về kĩ năng dạy học, ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển các kĩ năng
và hệ thống dạy học cần thiết của người GV. Trong đó, kĩ năng sử dụng CNTT
được đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong quá trình lên kế hoạch và chuẩn
bị bài giảng của GV với mục đích khuyến khích HS học tập có kết quả cao hơn.
Kahoot đã ra mắt riêng bản beta tại SXSWEdu vào tháng 03 năm 2013 và
bản beta đã được phát hành cho công chúng vào tháng 09 năm 2013. Trên thế

giới, theo thống kê thì mỗi tháng trên 50 triệu Kahoot mở khóa sự kì diệu của
việc học trong lớp học và vượt ra ngoài chúng. Phần mềm này được sử dụng và
được chơi ở trên 180 quốc gia trên trên toàn cầu.
Trong bài viết của Plump, Carolyn M., and Julia LaRosa "Using Kahoot! in
the classroom to create engagement and active learning: A game-based
technology solution for eLearning novices" Management Teaching Review 2.2
(2017): 151-158 trên Tạp chí quốc tế Hoa Kì đã giới thiệu, mô tả, hướng dẫn,
ứng dụng Kahoot trong học tập và kinh doanh, chỉ ra các tính năng của Kahoot nền tảng là đỉnh cao của nhiều năm nghiên cứu thiết kế tập trung vào người dùng
và hành vi của Jamie Brooker và Johan Brand. Kahoot là một lựa chọn tuyệt vời
cho việc giảng dạy học sinh, sinh viên đại học được cấp quyền truy cập vào thiết
bị di động, tính khả dụng của Wi-Fi.[18]
4


Giáo viên Isabella Vick tại trường Trung học Bishop O'Dowd ở Oakland,
California chia sẻ: Tại trường, các giáo viên rất thích tích hợp Kahoot vào lớp
học của họ. Trong thực tế, nó đã chiếm lĩnh trường học của cơn bão. Kahoot
cung cấp cho giáo viên một cách thú vị, để đánh giá học sinh học tài liệu tốt như
thế nào.1
Giáo viên nghiên cứu xã hội Kevin Anderson trường Trung học Bishop
O'Dowd ở Oakland, California đã sử dụng Kahoot như một cơng cụ đánh giá
q trình để xem liệu sinh viên có giữ được kiến thức hay khơng? Với việc ứng
dụng phần mềm Kahoot trong các trường học, nó dễ dàng cộng tác với các giáo
viên khác, chỉ mất vài giây để chia sẻ trò chơi với các đồng nghiệp của bạn. 2
Trong bài viết đăng trên Tạp chí quốc tế, trung tâm nghiên cứu liên ngành Văn
hóa Khơng gian & Ký ức Đại học Oporto, Bồ Đào Nha, Vieira.Helena Isabel Vieira,
Helena, and Cláudia Pinto Ribeiro "Implementing Flipped Classroom in History:
The reactions of eighth grade students in a Portuguese school". Yesterday and
Today 19 (2018): 35-49 đã tiến hành nghiên cứu một chiến lược có thể thúc đẩy sinh
viên, nhưng nó vẫn là một mơ hình sư phạm và mơ phạm đang được xây dựng. Q

trình dạy và học này cũng địi hỏi một công việc hiệu quả và nghiêm ngặt của giáo
viên để thúc đẩy nghiên cứu tự chủ thực sự của học sinh. Giáo viên lựa chọn cẩn
thận các nội dung; tạo ra một bộ tài nguyên để cung cấp cho sinh viên và phát triển
các hoạt động thực tế (tốt nhất là) sử dụng CNTT. Một chiến lược sáng tạo nhằm
củng cố các cuộc đối thoại giữa Giáo dục lịch sử và việc sử dụng các công nghệ mới
và các nguyên tắc học tập di động. Nó cho thấy mình là một phương pháp sáng tạo
và khác biệt trong giảng dạy Lịch sử, trong đó giáo viên có thể kiểm tra các cách
dạy khác nhau và sáng tạo, để cải thiện việc học Lịch sử. [24]
Trong bài viết của Marc Brims, Giảng viên hướng dẫn lãnh đạo - Nghiên cứu
Canada & Thế giới Giáo viên Địa lý và Lịch sử Đại học Toronto trên Tạp chí Quốc
tế đã chỉ ra chương trình giảng dạy trong việc sử dụng các câu đố được ứng dụng để
thu hút học sinh, cung cấp phản hồi ngay lập tức và hỗ trợ học sinh học tập.
1 />2 />
5


Nói một cách đơn giản, các câu đố được game hóa tích hợp cơ chế trị chơi
(ví dụ: điểm, cấp độ, áp lực thời gian, vòng phản hồi) vào quá trình học tập.
Một số nền tảng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chơi các câu đố, bao gồm
Quizlet, Socrative. Đặc biệt chỉ ra sự nhiệt tình của sinh viên được duy trì khi sử dụng

Kahoot - một cơng cụ được sử dụng để chơi game câu đố trong lớp học lịch sử. [26]
Kahoot đã xây dựng một nền tảng trị chơi nhằm tạo ra một mơi trường học
tập xã hội cảm xúc, vui tươi, hấp dẫn. Thay vì nhìn vào sách giáo khoa hoặc thiết bị
của mình, học viên được khuyến khích nhìn lên trong khi chơi và kết nối với nhau.

Như vậy, phần mềm Kahoot đã được nhiều trường học trên thế giới ứng
dụng để dạy học hiệu quả.
* Ở Việt Nam
Đầu thế kỉ XXI, Ở Việt Nam việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới PPDH là

vấn đề được nhiều GV quan tâm. Nó đem lại được những lợi ích và hiệu quả rõ
nét trong những năm gần đây.
Vì vậy, việc ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy học phân mơn Lịch
sử - Địa lí là vấn đề chung của những nhà giáo dục – đào tạo và nhiều tổ chức,
ban ngành có liên quan.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đại cũng cần gắn liền với đổi mới kiểm
tra đánh giá. Việc đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS là một
yêu cầu cần thiết, nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan, giúp
người dạy và người học nhìn nhận được đúng thực chất của việc dạy học, từ đó
có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học.[2]
Chính vì vậy, việc ra đề kiểm tra cần phải suy nghĩ, nghiên cứu và trao đổi
kĩ hơn để tránh những tình trạng thiên lệch, cực đoan, vội vàng, thiếu đi sự tồn
diện, khách quan, cơng bằng, nhất là làm sao để việc kiểm tra đánh giá phải góp
phần thúc đẩy đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học.
Mặt khác, việc kiểm tra và đánh giá mơn Lịch sử và Địa lí vẫn cịn được
tiến hành theo một cách truyền thống, nghĩa là vẫn phải biên soạn đề, in đề, cho
HS làm bài, chấm bài (bằng tay, thủ công), vào điểm, trả bài cho HS, thống kê
kết quả làm bài và báo cáo cho nhà trường nếu có yêu cầu.
Đã có nhiều phần mềm thiết kế bài giảng được đưa vào thực tiễn dạy học
6


như: Powerpoint, Violet, Lecture Maker, ActivStudio, ActivInspire, Kahoot và
cũng có một số phần mềm vừa hỗ trợ giảng dạy vừa vận dụng để kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của HS như: Kahoot, Master test, ThatQuiz, Plickers,… Các
trường học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai Kahoot và mang
lại những tín hiệu khả quan và hiệu quả. Kahoot giúp làm nổi bật nội dung bài
dạy, biến lớp học thành sân chơi hào hứng. Với Kahoot, có thể sử dụng theo rất
nhiều cách khác nhau, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau từ lớp học ở trường, đào
tạo doanh nghiệp, huấn luyện nội bộ,… rất dễ dàng, hấp dẫn và hồn tồn miễn

phí.
Phần mềm Kahoot là cơng cụ hỗ trợ dạy học miễn phí, dùng để thiết kế
những bài trắc nghiệm trực tuyến và được sử dụng như một hệ thống lớp học
tương tác, câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung và tất cả mọi người
chơi sẽ sử dụng thiết bị của họ như (như điện thoại thông minh, laptop, PC,…)
để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Có thể sử dụng trong các tiết dạy phần
khởi động, bài tập kiểm tra đánh giá, củng cố bài học hay bài tập về nhà. Việc
ứng dụng Kahoot trong tiết học nhằm tạo nên sự sơi nổi, khơng khí thoải mái
trong lớp học, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học.


Việt Nam, việc ứng dụng CNTT, phần mềm dạy học trong dạy học mơn

lịch sử và địa lí đã đặc biệt nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, vừa đáp
ứng được nhu cầu của người học, vừa bắt kịp định hướng giáo dục mới nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục.
Một số tài liệu, bài báo, luận văn bước đầu đề cập về vấn đề ứng dụng
CNTT như là một phương tiện kĩ thuật dạy học có ý nghĩa trong việc đổi mới
PPDH Lịch sử - Địa lí ở các trường Tiểu học:
Giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử (2002) – bộ giáo trình được sử
dụng trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm hiện nay do Phan Ngọc Liên
chủ biên nhấn mạnh: “…đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất
lượng kì học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Là cầu nối giữa quá
khứ với hiện tại” [13]. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến việc giáo dục cho học
sinh qua dạy học Lịch sử, phát triển nhận thức và hành động thực tiễn cho học
sinh trong học tập Lịch sử, bài học Lịch sử ở trường phổ thông, hoạt động ngoại
7


khóa trong dạy – học Lịch sử… Trong đó, tác giả đề cập đến khả năng để nâng

cao chất lượng giờ học Lịch sử.
Trong cuốn sách của tác giả Bùi Văn Huệ (1997), Tâm lí học Tiểu học,
NXB Giáo dục đề cập đến đặc điểm tâm lí, hoạt động của học sinh Tiểu học, một
số vấn đề về tâm lí học dạy học và giáo dục tiểu học, một số vấn đề về nhân cách
giáo viên tiểu học.[8]
Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng (2006) trong các bài viết như:“Sử dụng công
nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thơng”[9];
Trên tạp chí Giáo dục, số 185, tr.41 (2011) “Một số biện pháp hướng dẫn học
sinh ở trường phổ thơng” [10] đều nhấn mạnh đến vai trị của CNTT nói chung,
sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học lịch sử nói riêng và đưa ra những yêu cầu
và định hướng phương pháp ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử ở trường phổ
thông.
Nguyễn Thị Côi, Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch
sử của học sinh THPT, Tạp chí Giáo dục (ISSN.0868-3719),số 50 (2006), 33-35.[4]

Nguyễn Thị Tuyết Nga, Phạm Thị Sen, Cuốn dạy học địa lí ở Tiểu học đề
cập đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học địa lí ở Tiểu học, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội, 2002.[16]
Đặng Văn Đức (chủ biên), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích
cực, NXB Đại học Sư phạm, 2006).[6]
Nguyễn Trại (chủ biên, 2007), Thiết kế bài giảng lịch sử lớp 4, Nhà xuất
bản Hà Nội.[22]
Xung quanh vấn đề nghiên cứu những năm gần đây đã có một số đề tài, bài
báo, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp hay sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn
định hướng sử dụng các phần mềm vào dạy học phân môn Lịch sử và phân mơn
Địa lí ở Tiểu học như:
Luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Kiều Oanh ( Hà Nội, 2003) “Khai thác và
sử dụng mạng Internet để dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông.[17]
Nguyễn Phan Lâm Quyên, Trần Thị Mân (2003), Xây dựng và sử dụng kho
tư liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint trong dạy học mơn Địa lí lớp 5,

trường Đại học Sư phạm Huế.[14]
Tô Minh Châu (2013), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí
8


lớp 11, Trường Đại học An Giang.[3]
Võ Thị Na, trường Đại học Tây Nguyên, Ứng dụng phần mềm Prezi trong dạy
học phân môn Lịch sử lớp 5.[15] và một số bài báo đăng trên báo Giáo dục Thời Đại
với tiêu đề, Ứng dụng trò chơi trực tuyến vào giờ dạy Ngữ văn của giáo viên Thạc sĩ
Trịnh Thị Minh Hương, Trường THPT Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.[11]
Một số cơng trình nghiên cứu và đề tài đề cập đến vấn đề ứng dụng CNTT và
các phần mềm hỗ trợ trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS như sau:

Trần Thị Kim Cúc (2015), Sử dụng phần mềm Wondershare Quizcreator để
xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hỗ trợ hoạt động đánh giá
trong dạy học Lịch sử lớp 4, đề tài khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng.[5]
Vũ Đăng Khôi (2016), Đổi mới kiểm tra và đánh giá môn Tin học cấp
Trung học phổ thông, trường THPT Long Thành, Đồng Nai, sáng kiến kinh
nghiệm.[12]
Đề tài cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Tâm, trường THPT Điếu Cày,
Đồng Nai, Ứng dụng phần mềm trắc nghiệm vào kiểm tra đánh giá học tập của
học sinh trên phịng máy thực hành mơn Tin học.[20]
Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ VI
(2006), Sử dụng phần mềm QUEST để phân tích câu hỏi trắc nghiệm dùng trong
kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở học sinh lớp 10, Đại học Đà Nẵng.[23]
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu về phần mềm Kahoot như sau:
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng Kahoot! Trong đổi mới phương pháp dạy
học tiết bài tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng dạy học trong mơn Vật lí” của Nguyễn Thị Hoa, trường

Trung học phổ thơng Gia Viễn B, Ninh Bình.[7]
Đỗ Văn Quyết (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin phần mềm Kahoot để
giảng dạy Tiếng anh Tiểu học hiệu quả hơn, Giáo viên trường Tiểu học Khánh
Thành, tỉnh Ninh Bình.[19]
Phan Thị Diễm Thủy (2006), Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ trắc
nghiệm trực tuyến, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Đà Nẵng.[21]
Như vậy, đã có một số cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết về việc ứng
dụng CNTT. Nhưng dường như chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu
về việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học phân mơn Lịch sử - Địa lí ở
9


trường Tiểu học. Việc khai thác phần mềm này chưa triệt để, chưa tận dụng
những ưu điểm của phần mềm mang lại. Chính vì vậy, với việc tổng hợp và kế
thừa các tài liệu, các bài viết thông qua sự tham khảo, tìm hiểu và nghiên cứu
khóa luận này chúng tơi mạnh dạn tiếp tục đi sâu nghiên cứu khóa luận với
hướng ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu
học để đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm này, nâng cao chất lượng dạy và
học ở bậc Tiểu học.
Chúng tôi hi vọng có thể vận dụng, kế thừa những nghiên cứu trên góp
thêm một phần nhỏ vào sự hồn thiện của vấn đề nghiên cứu mà tác giả đã từng
đề cập đến.
2.

Nội dung và phương pháp nghiên
cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
-


Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học Tô Hiệu, thành phố Buôn Ma

Thuột.
-

Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Tô Hiệu, thành

phố Buôn Ma Thuột.
-

Thời gian nghiên cứu: 10/2019 – 06/2020.

2.3. Nội dung nghiên cứu
-

Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy

học Tiểu học nói chung và trong mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
-

Đưa ra thực trạng về ứng dụng phần mềm Kahoot để hỗ trợ giảng dạy

trong mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Giới thiệu quy trình, kĩ thuật sử dụng phần mềm Kahoot làm công cụ hỗ trợ

thiết kế câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến trong giảng dạy mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
-

Thiết kế giáo án mẫu, tập huấn dạy mẫu.


-

Thực nghiệm sư phạm tại lớp 4 trường Tiểu học Tô Hiệu, thành phố Buôn

Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để đánh giá tính khả thi của đề tài.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
10


Để hệ thống hóa cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu, tôi nghiên cứu và tổng
hợp một số tài liệu sau:
- Nghiên cứu, đọc các tài liệu, bản tin, đề tài về ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học, nhằm phân tích, tổng hợp rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
-

Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Kahoot.

- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động: khai thác, thu thập thông tin thông qua việc

phân tích, đánh giá những sản phẩm hoạt động do giáo viên và học sinh tạo ra .
-

Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, tìm hiểu, phân tích về tâm sinh lí lứa

tuổi của học sinh Tiểu học.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+


Phương pháp quan sát:
Mục tiêu quan sát: Quan sát thái độ học tập môn Lịch sử và Địa lí, tính

tích cực của HS lớp 4 trước và sau khi áp dụng khóa luận. Từ đó, hình thành sơ
bộ định hướng ứng dụng phần mềm Kahoot vào giáo án giảng dạy.
Đối tượng quan sát: HS và GV lớp 4 trường Tiểu học Tô Hiệu, Tp. Buôn
Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
Loại hình quan sát: Quan sát tham dự và cơng khai.
Nội dung quan sát: Quan sát q trình dạy học của GV và HS lớp 4 tại
trường Tiểu học Tô Hiệu, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
- Phương pháp điều tra: Soạn mẫu phiếu điều tra cho GV và HS về thực
trạng sử dụng CNTT trong các mơn học nói chung, phân mơn Lịch sử - Địa lí
nói riêng (trong đó nhấn mạnh phần mềm Kahoot, đánh giá khả năng và tác dụng
của việc sử dụng CNTT nói chung và phần mềm Kahoot nói riêng trong dạy
học). Tôi tiến hành điều tra 2 lớp trong khối lớp 4 trường Tiểu học Tô Hiệu để
đánh giá mức độ nhận thức và mong muốn của các em khi học mơn Lịch sử Địa lí.
Cụ thể: Điều tra tổng số: 8 GV và 90 HS.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GV và HS để làm rõ những thuận lợi
và khó khăn khi áp dụng phần mềm Kahoot vào dạy học.
+

Trao đổi với GV về việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn
11


Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học.
+

Xây dựng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin từ học sinh lớp 4 về hiệu


quả của việc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học Lịch sử và Địa lí và
mong muốn của các em khi học môn Lịch sử và Địa lí.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của khóa
luận khi áp dụng với HS lớp 4.
+ Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định phương án đề tài, đề xuất.
+

Chọn lớp thực nghiệm với lớp đối chứng tương đương nhau.

+

Soạn 1 bài dạy trong mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4 có ứng dụng phần mềm

Kahoot trong dạy học.
+

Tiến hành thực nghiệm, xử lí kết quả thực nghiệm.

-

Phương pháp so sánh đối chiếu: Sử dụng phương pháp phân tích – so

sánh để khai thác, đối chiếu kết quả nghiên cứu và kết quả thực nghiệm.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu xử lí số liệu +
Mục đích: Xử lí thơng tin điều tra của đề tài.
+ Cách làm: Sử dụng các phép toán và phần mềm thống kê để xử lí số liệu
từ mẫu phiếu điều tra; xử lí các số liệu thu được trong khảo sát và thực nghiệm
nhằm kiểm định tính đúng đắn và tính khả thi của khóa luận.

2.4.4. Cấu trúc của khóa luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử - Địa
lí ở Tiểu học.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học (PPDH) là một hệ thống các tác động liên tục của
người dạy nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học để
người học lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt
được mục tiêu đã định.
PPDH luôn trong mối quan hệ với các thành tố khác của q trình giáo dục,
trước hết, đó là mối quan hệ: Mục tiêu – nội dung – phương pháp hoặc quan hệ:
nội dung - phương tiện – những điều kiện khác.[1; tr.22]
“PPDH là hệ thống những cách thức hoạt động (bao gồm những hành
động và thao tác) của GV và HS nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy
học”.
PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học:
Phương pháp dạy là phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều
khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ
đúng đắn cho HS.

Phương pháp học là: “Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành
hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học”.[1; tr.2]
1.1.1.2. Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là những đối tượng, đồ vật, vật chất tự nhiên hoặc
nhân tạo, có chức năng tạo điều kiện hỗ trợ, chuyển tải các hoạt động và quan hệ
của GV và người học trên lớp, là công cụ phục vụ các nhiệm vụ giảng dạy và
học tập. [3;tr.180]
Trong lí luận dạy học hiện nay, chúng ta thường chia phương tiện dạy học
gồm 2 loại:
Phương tiện dạy học thông thường như: ngôn ngữ, bảng phấn, sách giáo
13


khoa, tài liệu học tập,…
Phương tiện kĩ thuật như: Phương tiện nghe, nhìn, tổ hợp nghe nhìn, các
dụng cụ, thiết bị, máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, các
phương tiện tương tác mạnh có tính năng sư phạm chung khơng bó hẹp ở từng
mơn học, đa chức năng (máy tính điện tử, các phần mềm dạy học trên máy vi
tính, các phần mềm sử dụng trên mạng và bản thân các kiểu mạng truyền thông
giáo dục).
1.1.1.3. Phần mềm dạy học
* Khái niệm phần mềm
Phần mềm là các chương trình máy tính và những tài liệu liên quan đến nó
như: các u cầu, mơ hình thiết kế, tài liệu hướng dẫn sử dụng. Do đó, chúng ta
thấy rằng đặc điểm của phần mềm là trừu tượng và vô hình.
Phần mềm (Software) là một tập hợp các câu lệnh hoặc chỉ thị được viết
bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tạo ra
một nhiệm vụ hay chức năng hoặc một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm có thể hiểu một cách trừu tượng là những thứ không thể cầm
nắm như phần cứng và phần mềm hoạt động phụ thuộc vào phần cứng.

Các sản phẩm phần mềm được chia thành 2 loại:
Sản phẩm đại trà (Generic Product): được phát triển để bán ra ngoài thị
trường, đối tượng người sử dụng là tương đối đa dạng và phong phú. Những sản
phẩm phần mềm thuộc loại này thường là những phần mềm dành cho máy PC.
Sản phẩm theo đơn đặt hàng (Bespoke Product hoặc Customised Product):
được phát triển cho một khách hàng riêng lẻ theo yêu cầu.
Ngày nay, phần mềm có mặt trong hầu hết các lĩnh vực: truyền thông, khoa
học công nghệ, giáo dục,… Có thể nói CNTT, trong đó có phần mềm đã tạo ra
một cuộc cách mạng cơng nghiệp cho lồi người.
Với nhu cầu của cơng việc khác nhau thì vơ số phần mềm được viết ra
nhằm đáp ứng yêu cầu của người dùng như: nghe nhạc, xem phim, học tập,…
* Khái niệm phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học bao gồm tất cả các chương trình máy tính được sử dụng
14


trong quá trình dạy học nhằm hỗ trợ giúp cho quá trình truyền tải tri thức từ
người dạy đến người học như: giáo án điện tử, phim, game, từ điển,…
Phần mềm dạy học là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể tự xây dựng
được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng.
Ưu điểm của phần mềm dạy học là dễ sử dụng, dễ bảo quản, dễ nhân bản
hơn so với các phương tiện trực quan truyền thông như: sách, tranh ảnh, sơ đồ,…
Nội dung phần mềm dạy học được ghi vào các đĩa mềm hay đĩa CD – ROM
(Read – only – memory compact disk) gọn nhẹ tiện lợi so với các phương tiện
trực quan truyền thống nhưng mang lại được một lượng thông tin tương đương.
Phần mềm dạy học là một loạt hình phương tiện dạy học nhưng ở cấp độ
cao hơn so với phương tiện dạy học trực quan khác. Do đó, phần mềm dạy học
là phương tiện quan trọng giúp đổi mới PPDH, đổi mới giáo dục, nâng cao chất
lượng dạy và học theo hướng tích cực đáp ứng với nhu cầu thời đại.
1.1.1.4. Giáo án điện tử

Có thể hiểu giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt
động dạy học của GV trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được
multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định
bởi cấu trúc của bài học.
GAĐT là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện
bằng vật chất trước khi dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản
thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy, xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế
bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được
bài giảng điện tử.
GAĐT là được GV xây dựng bằng phần mềm tin học. Xét về mặt hình
thức, giáo án điện tử có thể là trang văn bản hay một file với các đường liên kết
trực tuyến. Giáo án điện tử khơng thay thế hồn tồn cho phương pháp giảng dạy
truyền thống, những yếu tố trực quan có khả năng hỗ trợ cho những bài giảng
được mở rộng và trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
1.1.1.5. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc các hoạt động GV sử
dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS
15


trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận
định, rút ra những kết luận hoặc phán đốn về trình độ và phẩm chất của người
học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thơng
tin đã thu thập được một cách có hệ thống trong quá trình kiểm tra. Đánh giá kết
quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thơng qua
q trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi nhà
trường.
Những định hướng đổi mới của kiểm tra và đánh giá trong dạy học: Đề cao
tính tự lực trong việc kiểm tra đánh giá HS, đề cao tính tồn diện trong việc

kiểm tra đánh giá các môn học, đề cao tính sáng tạo trong việc kiểm tra đánh giá
HS, đề cao tính đa dạng, tính hệ thống trong kiểm tra đánh giá các mơn học, đề
cao vai trị động viên, khuyến khích của việc kiểm tra đánh giá.
- Hình thức kiểm tra đánh giá:
+

Đánh giá nhận xét (lớp 1, 2, 3): Là GV đưa ra những phân tích và phán

đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng việc sử dụng những nhận
xét được rút ra từ việc quan sát hành động hay sản phẩm học tập của HS theo
những tiêu chí cho trước. Điều này tác động đến sự phấn đấu học tập của HS và
hướng dẫn HS điều chỉnh việc học tập.
+

Đánh giá bằng điểm số (lớp 4, 5): Là những mức điểm khác nhau trên

một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS thể hiện
được thông qua hoạt động hay sản phẩm học tập. Từ đó, phản ánh được trình độ
học tập, học lực, phẩm chất của HS học tốt hơn.
- Công cụ đánh giá:
+

Quan sát: Dùng để đánh giá kết quả học tập của HS nhất là khi cần đánh

giá các kĩ năng thực hành, những thái độ của HS.
+

Bài kiểm tra nói hay cịn gọi là phỏng vấn miệng: Dùng để đánh giá kết

quả học tập hoặc đối với nội dung học tập của các mơn học trong chương trình

của từng lớp, nhấn mạnh vào kĩ năng trình bày, giao tiếp của HS.
+

Bài kiểm tra viết: Dùng để kiểm tra và đánh giá những kiến thức và kĩ

năng của HS. Gồm 2 dạng chính:
16


×