Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản lý đào tạo nghề theo hướng đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.9 KB, 12 trang )

Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 11, Số 4, 2022, 21-32

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO HƯỚNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY
Nguyễn Xuân Tạo
Trường Trung cấp Nghề Diên Khánh
Email:
Lịch sử bài báo
Ngày nhận: 27/4/2022; Ngày nhận chỉnh sửa: 18/5/2022; Ngày duyệt đăng: 07/7/2022
Tóm tắt
Bài viết trình bày nghiên cứu tổng quan về quản lý đào tạo nghề theo hướng đảm bảo chất lượng dựa
trên mơ hình quản lý chất lượng đào tạo CIPO (Context - Input - Process - Output) kết hợp các điểm mạnh
của hệ thống quản lý chất lượng ISO (International Organization for Standardization), TQM (Total Quality
Management) và các cơng trình nghiên cứu về mơ hình quản lý đào tạo nghề ở các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp nước ngồi và trong nước. Qua đó, xác định những nội dung của các cơng trình nghiên cứu cần kế
thừa và phân tích, tổng hợp những vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng và
đề xuất các giải pháp về quản lý đào tạo nghề đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo
dục ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, giáo dục nghề nghiệp, quản lý đào tạo nghề.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MANAGING VOCATIONAL TRAINING IN QUALITY - ASSURANCE
DIRECTION TO MEET CURRENT EDUCATIONAL REFORMS
AT VOCATIONAL SCHOOLS
Nguyen Xuan Tao
Dien Khanh Vocatinal Training school
Email:
Article history
Received: 27/4/2022; Received in revised form: 18/5/2022; Accepted: 07/7/2022
Abstract


The article presents an overview of managing vocational training in quality - assurance direction. It
was based on the CIPO training quality management model combining the strengths of ISO, TQM quality
management systems and research works of foreign countries and Vietnam relating to vocational training
management models in vocational schools. Thereby, it identifies values of the research works supplementing
research topic, analyzing and synthesizing researched issues as a theoretical basis in order to survey the
reality and propose solutions quality managing in vocational training meeting current educational reforms
at involved schools.
Keywords: Managing vocational training, quality assurance, vocational education and training.
DOI: />Trích dẫn: Nguyễn Xuân Tạo. (2022). Quản lý đào tạo nghề theo hướng đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 11(4), 21-32.

21


Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
1. Đặt vấn đề
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ. Hiện
nay, đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong đào tạo nghề
(ĐTN) ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN)
đang được toàn xã hội rất quan tâm, là một trong
những vấn đề quan trọng mà Ban chấp hành Trung
ương (2013) đã nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, tồn diện giáo
dục và đào tạo…” trong đó: “Chuẩn hóa các điều kiện
ĐBCL và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản

lý chất lượng đầu ra”.
Xác định GDNN có vai trò quan trọng trong
việc phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước. Tại Đại hội lần thứ XIII của
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021), Đảng ta đã đưa
ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân
lực thời gian tới cần phải: “Đẩy nhanh thực hiện đổi
mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi
phương thức giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại
học, GDNN”
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực ĐBCL ở
các cơ sở giáo dục có tính chuyên nghiệp và kỹ năng
thực hành nghề cao đáp ứng yêu cầu thị trường lao
động đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, được
xem là một trong những trụ cột đột phá chiến lược để
tăng năng suất lao động, tăng lợi thế cạnh tranh cho
quốc gia, xây dựng và phát triển bền vững đất nước
trong thời gian tới.
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ban, ngành
và địa phương về công tác giáo dục và đào tạo, các
cơ sở giáo dục trong nước nói chung và GDNN nói
riêng đã khơng ngừng nỗ lực đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
cho thị trường lao động, phục vụ sự phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước (Đảng Cộng Sản Việt Nam,
2021). Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng
cao về chất lượng nguồn nhân lực trong nước, khu
vực và quốc tế đã đặt ra những thách thức không nhỏ

cho GDNN, bởi lẽ chất lượng, hiệu quả đào tạo của
nhiều cơ sở GDNN chưa cao, chưa gắn kết và đáp
22

ứng nhu cầu nguồn nhân lực từng ngành, lĩnh vực, địa
phương, các điều kiện ĐBCL chưa thực sự tiếp cận
các chuẩn khu vực ASEAN và các nước phát triển.
Công tác quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL của các
cơ sở GDNN còn nhiều bất cập, hạn chế như nguồn
lực chưa bảo đảm cho tiến trình tăng quy mơ và chất
lượng đào tạo; thiết bị đào tạo một số ngành, nghề
chưa đáp ứng yêu cầu về công nghệ của nền kinh tế
số và cách mạng công nghiệp 4.0, chưa phát triển các
thiết bị, phịng thí nghiệm, phịng thực hành ảo, chưa
có kho học liệu số dùng chung; số lượng, cơ cấu và
chất lượng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu đổi
mới GDNN; chưa xây dựng được mơ hình đào tạo,
bồi dưỡng nhà giáo GDNN phù hợp với yêu cầu về
số lượng và chất lượng đối với tất cả các ngành nghề
đào tạo; sự hợp tác giữa các cơ sở GDNN của Việt
Nam với các cơ sở đào tạo của một số quốc gia cịn
hạn chế; nội dung chương trình, phương pháp đào tạo
còn chậm đổi mới; hệ thống quản trị và ĐBCL của
nhiều cơ sở GDNN còn kém hiệu quả; việc gắn kết
giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp chưa chặt chẽ;
kỹ năng nghề nghiệp của lao động qua đào tạo hầu
như chưa được công nhận trên thị trường lao động
khu vực và quốc tế (Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, 2021).
Để khắc phục những hạn chế, khó khăn và thách

thức nêu trên, các cơ sở GDNN cần phải biết lựa
chọn, vận dụng sáng tạo các mơ hình, hệ thống quản
lý chất lượng như ISO, TQM,… đặc biệt là ứng dụng
mơ hình CIPO của UNESCO trong cơng tác quản lý
ĐTN để xây dựng các khung ĐBCL trong đào tạo từ
đầu vào, quá trình, đầu ra, làm cơ sở cho việc kiểm
tra, đánh giá và không ngừng cải tiến quá trình ĐTN
theo hướng ĐBCL nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
GDNN ở các cơ sở GDNN hiện nay.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý ĐTN ở
các cơ sở GDNN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Quản lý: Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn
Thị Mỹ Lộc (2010), quản lý là các tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức.
- Đào tạo nghề: Theo Luật GDNN (2014), ĐTN
là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học


Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 11, Số 4, 2022, 21-32
để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau
khi hồn thành khố học hoặc để nâng cao trình độ
nghề nghiệp.
- Quản lý ĐTN: Có thể hiểu là sự tác động của
chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình
đào tạo thông qua các chức năng của quản lý và bằng

những công cụ, phương pháp quản lý phù hợp để đạt
được mục tiêu chung của quá trình đào tạo giúp người
học có được năng lực thực hiện theo chuẩn quy định,
đồng thời có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc
làm sau khi hồn thành khố học hoặc để nâng cao
trình độ nghề nghiệp.
- Chất lượng đào tạo: Theo Trần Khánh Đức
(2018), chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào
tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá
trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực thực
hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục
tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể.
- ĐBCL trong GDNN là hệ thống các biện pháp
được thiết lập để chứng minh rằng các quy trình, các
hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong, ngoài
nhà trường thực hiện theo đúng các tiêu chí, tiêu
chuẩn của kiểm định chất lượng đào tạo và đảm bảo
rằng các hoạt động và người học sau khi tốt nghiệp
sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng giáo
dục theo mục tiêu đào tạo đặt ra (European Training
Foundation, 2015).
- Hệ thống ĐBCL GDNN là hệ thống các chính
sách, quy trình, cơng cụ đối với tất cả lĩnh vực, nội
dung quản lý của cơ sở GDNN nhằm duy trì, cải tiến,
nâng cao chất lượng GDNN và đạt được mục tiêu đề
ra. (Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội, 2017).
2.1.2. Các hoạt động cơ bản về quản lý ĐTN ở
các cơ sở GDNN
Quản lý ĐTN thực chất là quản lý quá trình đào
tạo theo một trình tự, quy trình vừa khoa học, vừa phù

hợp với điều kiện thực tế, bao gồm lập kế hoạch; tổ
chức; chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
với những nội dung chủ yếu như quản lý các mục
tiêu đào tạo; hoạt động tuyển sinh; nội dung chương
trình; phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo; dạy
học, giáo dục của giáo viên; học tập, rèn luyện của
học sinh; các điều kiện hỗ trợ đảm bảo cho đào tạo;
việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ và cấp
văn bằng chứng chỉ; giải quyết việc làm sau đào tạo,
thường xuyên cập nhật và quản lý thông tin trong tất
cả các khâu của quá trình đào tạo. Những nội dung

quản lý nêu trên đều chịu sự tác động của bối cảnh xã
hội trong quá trình tổ chức hoạt động đào tạo và có
mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau nhằm
thúc đẩy hoạt động đào tạo phát triển theo đúng mục
tiêu mà các cơ sở GDNN đã đặt ra (Tổng cục Dạy
nghề và ILO, 2011).
2.2. Quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL ở các
cơ sở GDNN
2.2.1. Quản lý ĐTN theo quá trình và chức năng
quản lý chất lượng
Từ các khái niệm nêu trên ta có thể hiểu quản
lý ĐTN theo hướng ĐBCL chính là q trình tổ chức
thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý tồn bộ
q trình đào tạo của chủ thể quản lý tác động lên
khách thể quản lý nhằm đảm bảo duy trì, cải tiến,
nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được mục tiêu
đào tạo, đổi mới GDNN và yêu cầu của người sử
dụng lao động.

Để hoạt động quản lý chất lượng đào tạo đem lại
hiệu quả thì mỗi cơ sở GDNN cần lựa chọn và thiết
kế cho cơ sở mình hệ thống quản lý chất lượng, mơ
hình đào tạo phù hợp, bao gồm những yếu tố cơ bản
về cơ cấu tổ chức, các quy định mà tổ chức tuân thủ,
các hoạt động theo quá trình và các nguồn lực khác
để định hướng và kiểm soát về chất lượng đào tạo.
quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL ở các cơ sở GDNN
có thể vận dụng những điểm mạnh của các hệ thống
quản lý chất lượng như ISO, TQM, mơ hình CIPO…
vào trong q trình quản lý chất lượng ĐTN. Đối
với ISO, Viện Đào tạo ESC (2015) cho rằng điểm
mạnh của hệ thống này là vận hành, kiểm sốt chặt
chẽ chất lượng các quy trình hoạt động bằng các yêu
cầu, quy tắc, khuôn khổ, tiêu chuẩn đã quy định cho
hệ thống quản lý chất lượng. Do đó rất phù hợp cho
việc xây dựng, vận hành, kiểm soát, đánh giá và cải
tiến chất lượng đào tạo từ khâu đầu vào, quá trình
và đầu ra của quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL. Tuy
nhiên, với tất cả các quy trình hoạt động đều được
tiêu chuẩn hóa đơi lúc sẽ làm hạn chế việc tư duy sáng
tạo, cải tiến công việc của đội ngũ lãnh đạo, quản lý
và nhà giáo. Do vậy, bên cạnh việc kiểm soát chất
lượng đào tạo bằng các tiêu chí, tiêu chuẩn của các
q trình quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL, các cơ sở
GDNN cần vận dụng kết hợp với hệ thống quản lý
chất lượng TQM. Điểm mạnh của TQM là quản lý
toàn diện các hoạt động đào tạo, bằng việc huy động
mọi thành viên trong cơ sở GDNN đều tham gia một
23



Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
cách chủ động, làm đúng ngay từ đầu, nhân sự được
phân cấp, phân quyền cụ thể và kiểm soát, cải tiến
chất lượng đào tạo ngay từ khâu đầu vào cho đến đầu
ra của q trình đào tạo thơng qua các cơng cụ quản
lý chất lượng như PDCA (Plan, Do, Check, Action),
các công cụ thống kê… Nếu chỉ việc áp dụng TQM
vào trong quản lý q trình đào tạo cũng sẽ gặp những
khó khăn hạn chế nhất định vì TQM khơng có những

Đầu vào ( Input)
- Sứ mạng, mục tiêu
- Tuyển sinh
- Chương trình, giáo trình
- Các nguồn lực: Đội ngũ
quản lý, nhà giáo, nhân
viên; cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học; tài chính

tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể hóa như Bộ tiêu chuẩn ISO
do đó khó khăn cho các nhà quản lý trong q trình
chỉ đạo, điều hành, kiểm sốt hoạt động ĐTN theo
hướng ĐBCL. Mặt khác TQM quan tâm nhiều đến
cách thức hoạt động bên trong của tổ chức chưa chú
ý nhiều đến tác động của bối cảnh bên ngoài. Trong
khi đó, với quan điểm quản lý chất lượng đào tạo là
một q trình, UNESCO đã đưa ra mơ hình CIPO,
được mơ tả qua Sơ đồ 1.


Q trình (Process)
- Tổ chức đào tạo: Các nội
dung, hình thức, phương
pháp đào tạo theo hướng
tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả
đào tạo.

Đầu ra (Output)
- Người học tốt nghiệp
- Thỏa mãn nhu cầu cá
nhân, thích ứng với cơng
việc làm.
- Đáp ứng nhu cầu nhà sử
dụng lao động

Bối cảnh (Context)
Điều kiện kinh tế và xã hội địa phương; luật pháp, chính sách
Thị trường lao động; khoa học và cơng nghệ
Hội nhập và hợp quốc tế; đối tác cạnh tranh…

Sơ đồ 1. Mơ hình quản lý chất lượng đào tạo CIPO
Nguồn: Nguyễn Đức Thắng (2017).

Mơ hình CIPO quản lý chất lượng đào tạo theo
các quá trình từ quản lý chất lượng các yếu tố của
đầu vào, quá trình và đầu ra dưới sự tác động của
bối cảnh xã hội. Mơ hình này đã chỉ ra các yếu tố,

thành phần chủ yếu của hoạt động đào tạo, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý chất lượng đào tạo
theo các quá trình. Tuy nhiên, khi quản lý ĐTN theo
các quá trình, nếu vận dụng được điểm mạnh về
việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn của hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO để kiểm soát chất lượng
của các yếu tố của quá trình đào tạo, đồng thời kết
hợp việc quản lý chất lượng các hoạt động của q
trình đào tạo thơng qua việc quản lý nhân sự trong
tổ chức theo TQM với phương châm làm đúng ngay
từ đầu, huy động mọi nguồn lực tham gia và xem
xét các hoạt động quản lý ĐTN trong bối cảnh xã
hội cụ thể sẽ tạo nên hệ thống quản lý chất lượng
24

ĐTN một cách chặt chẽ, hạn chế được nhiều rủi ro
trong quá trình kiểm sốt chất lượng đào tạo theo
q trình của mơ hình CIPO.
Tác giả Đinh Bá Hùng Anh (2017) cũng khẳng
định rằng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
ISO sẽ giúp cho các quá trình hoạt động của tổ chức
đạt các tiêu chuẩn quy định và được thừa nhận rộng
rãi bởi các bên có liên quan, đồng thời kết hợp với hệ
thống quản lý chất lượng toàn diện TQM được xem
như là phương pháp cải thiện chất lượng, hiệu quả
của quá trình hoạt động trong tổ chức. Do vậy, việc
kết hợp hệ thống quản lý chất lượng ISO và TQM
vào trong mơ hình CIPO sẽ nâng cao được hiệu quả
quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL. Dù vậy, mơ hình
này cũng chưa nêu bật được vai trò trách nhiệm của

lãnh đạo trong việc thực hiện cải tiến quá trình quản
lý chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của


Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 11, Số 4, 2022, 21-32
xã hội về chất lượng nguồn nhân lực. Theo tác giả,
việc quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL cần chú ý đến
việc thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý chất
lượng như lập kế hoạch (Plan), tổ chức thực hiện (Do),

kiểm tra (Check), hành động cải tiến (Action) trong
từng hoạt động của quá trình quản lý ĐTN theo hướng
ĐBCL, có thể mơ tả q trình quản lý chất lượng đào
tạo theo Sơ đồ 2.

Cải tiến liên tục hệ thống QLCL đào tạo

Đáp

Yêu

ứng

cầu
về

cầu

A


P

nguồn
nhân

yêu

Trách nhiệm Lãnh đạo

Nguồn
Đánh giá, cải tiến

Hoạch định chiến lược

lực

lượng

lực

D

chất

nhân

C

chất
Đầu vào


Quá trình đào tạo

Đầu ra

lượng

Tác động của bối cảnh xã hội đối với quá trình đào tạo NNL chất lượng
Sơ đồ 2. Mơ hình quản lý ĐTN theo quá trình, chức năng quản lý chất lượng
Nguồn: Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012).

Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, lãnh
đạo các cơ sở GDNN dựa trên nguồn lực đang quản
lý, hoạch định chiến lược đào tạo đảm bảo tổ chức
tốt quá trình ĐTN gắn với việc kiểm tra, đánh giá,
cải tiến liên tục không ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo, đồng thời có những biện pháp quản lý ĐTN
thích ứng với sự thay đổi và tác động của bối cảnh
xã hội đối với cơ sở GDNN nhằm đạt mục tiêu đề ra
và người học sau đào tạo đáp ứng được yêu cầu của
thị trường lao động.
2.2.2. Các mơ hình quản lý ĐTN theo hướng
ĐBCL ở các cơ sở GDNN
- Mơ hình quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL ở
các cơ sở GDNN ở nước ngồi.
Trong xu thế tồn cầu hóa và sự phát triển nhanh
chóng của cơng nghệ, hệ thống GDNN của các quốc
gia trên thế giới ln giữ vai trị rất quan trọng trong
việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng nhằm đáp
ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế và xã hội của mỗi

quốc gia (Gelişli Y. et al., 2016). Vì vậy, các cơ sở
GDNN của mỗi quốc gia trong quá trình quản lý
ĐTN cần phải linh hoạt thích ứng, đổi mới sáng tạo
trong dạy và học nghề, đảm bảo cho người học tốt

nghiệp có kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu
thị trường lao động trong thế giới việc làm (ILO and
OECD, 2018).
Ở nước Anh, mục tiêu chính của hệ thống ĐTN
là đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu kỹ năng
nghề cho ngành công nghiệp; đảm bảo sự hợp tác hiệu
quả giữa đơn vị sử dụng lao động và cơ sở đào tạo
trong quá trình dạy nghề gắn với việc làm, để người
học có thể đáp ứng và nâng cao được năng lực nghề
ở hiện tại và tương lai; tạo môi trường thuận lợi để
người học được tham gia học nghề và đào tạo lại
nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; đầu
tư vào các sáng kiến phát triển nghề nghiệp và chiến
lược tuyển dụng học nghề, qua đó nâng cao năng lực
đào tạo của các cơ sở đào tạo (British Council, 2021).
Tại Đức, hệ thống ĐTN kép được xem là mơ
hình đào tạo hiệu quả hàng đầu thế giới. Trong hệ
thống đào tạo này, người học được đào tạo khoảng
70% thời gian tại nơi làm việc và 30% cịn lại ở các
trường nghề. Chính vì người học được đào tạo 2 nơi
nên hệ thống đào tạo này được gọi là “kép”. Cần lưu
ý là tốt nghiệp trung học cơ sở ở Đức, người học có
3 lựa chọn để học cao hơn là: học nghề kép; học nghề
25



Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
toàn thời gian tại các trường nghề hoặc học đại học.
Như vậy, mơ hình đào tạo kép chỉ là một trong 2 mơ
hình ĐTN của Đức. Điều này cũng lý giải vì sao một
trường nghề của Đức thường vừa có học sinh theo mơ
hình kép vừa có học sinh theo mơ hình đào tạo toàn
thời gian tại trường. Chuẩn đào tạo trong mơ hình
đào tạo kép gồm chuẩn đào tạo tại doanh nghiệp và
chương trình khung đào tạo các trường nghề. Chương
trình, kế hoạch đào tạo tại doanh nghiệp đảm bảo hài
hòa với chương trình khung tại các trường nghề để
nội dung đào tạo tại 2 địa điểm phù hợp và bổ sung
cho nhau. Chính phủ từng bang cũng căn cứ chuẩn
đào tạo tại doanh nghiệp khi xây dựng hoặc cập nhật
chương trình khung đào tạo tại trường nghề. (Minh
Hiền, 2019).
Về mơ hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao KOSEN ở Nhật Bản, Aburatani H. và cs., (2020)
cho rằng mơ hình này đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
của các doanh nghiệp và đảm bảo tỉ lệ cao sinh viên
có việc làm sau tốt nghiệp. Mơ hình KOSEN bên cạnh
dạy lý thuyết, tập trung nhiều đến kỹ năng thực hành,
khả năng sáng tạo của người học thông qua các hoạt
động thực hành, nghiên cứu tại doanh nghiệp. Đào
tạo theo mơ hình KOSEN có tính chất phân luồng đào
tạo học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông gắn
với đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các doanh
nghiệp. Học sinh có thể học liên thơng theo các cấp
học để ra trường có bằng cao đẳng, đại học.

Ở Canada, các cơ sở GDNN có các đặc tính
chung là đào tạo theo hướng phát triển năng lực người
học theo chuẩn đầu ra, phục vụ yêu cầu của doanh
nghiệp và nhà tuyển dụng; lấy người học làm trung
tâm; chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, thực
hành và nghiên cứu ứng dụng, chú trọng lồng ghép các
kỹ năng mềm, kỹ năng chuyển đổi vào tất cả các mơn
học; mở tầm nhìn ra thế giới, tìm những cơ hội học
tập mới và quốc tế hóa. Doanh nghiệp và nhà tuyển
dụng tại Canada tham gia vào hội đồng trường, ban
cố vấn chương trình đào tạo. Hệ thống dạy nghề với
mục tiêu và các chuẩn nghề nghiệp do doanh nghiệp
quyết định đóng vai trị quan trọng trong hệ thống
GDNN ở Canada. (Thu Phương, 2020)
Ở Úc, GDNN có thể đáp ứng được các trình độ
chun mơn khác nhau của khung trình độ quốc gia
AQF (Australian Qualifications Framework), đảm
bảo cho việc thực hành tại nơi làm việc. Chương trình
ĐTN được thiết kế đảm bảo cho người học được trang
26

bị những kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu của việc
làm tại doanh nghiệp, theo chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia. Đối với giáo viên, được yêu cầu thường xuyên cập
nhật kiến thức, kỹ năng nghề tại các cơ sở sản xuất
để đảm bảo cho công tác giảng dạy tại cơ sở ĐTN
của mình theo hướng tiếp cận cơng nghệ số. Các cơ
sở ĐTN được hỗ trợ nguồn kinh phí từ chính sách
giáo dục của quốc gia để nâng cao năng lực đào tạo,
thích ứng với sự phát triển của công nghệ, thông qua

các dự án đổi mới sáng tạo GDNN. (Jone A., 2018)
Malaysia khẳng định rằng ĐTN là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh
tế, phát triển kinh tế và xã hội bền vững và tạo cơ hội
việc làm cho thanh niên. Để thu hút người học vào
học nghề các cơ sở ĐTN phải thay đổi chương trình
đào tạo phù hợp với sự thay đổi của các ngành công
nghiệp, tiếp cận theo định hướng của thị trường việc
làm. Đồng thời chính sách giáo dục, cơ sở vật chất,
thiết bị và đặc biệt là đội ngũ giảng dạy cũng thay đổi,
cải thiện tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng ĐTN và
giúp cho người học sau đào tạo có việc làm ổn định
và gia tăng thu nhập. Chính phủ và các khu vực tư
nhân cũng đang tích cực hỗ trợ ĐTN nhằm đảm bảo
nhu cầu học nghề của học sinh sau tốt nghiệp trung
học phổ thông và nguồn lao động có tay nghề phục
vụ tốt cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
(Paduka D., 2017).
Singapore là quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á thành cơng với chính sách phát triển nhân
lực trong ĐTN. Tại Singapore, có đến 65% số học
sinh phổ thơng phân luồng chuyển sang học nghề.
Để khuyến khích việc học nghề và hỗ trợ ĐTN,
Chính phủ Singapore đầu tư rất lớn cho GDNN, hệ
thống GDNN ở Singapore gồm 3 trường cao đẳng
thuộc Viện Giáo dục kỹ thuật (Institute of Technical
Education viết tắt là ITE) và một số trường kỹ nghệ;
việc phát triển, sắp xếp hệ thống GDNN được gắn
với tình hình phát triển kinh tế quốc gia, có mối
quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và

ngoài nước từ khâu tham gia tuyển dụng, đào tạo
và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho đối tác,
những thành công nổi trội của các cơ sở GDNN đã
làm thay đổi được nhận thức cộng đồng và hình ảnh
của các cơ sở GDNN được tôn vinh trong xã hội
(Seng L. S., 2012).
Phần lớn các quốc gia như Hàn quốc, Campuchia,
Lào, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Philippines…


Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 11, Số 4, 2022, 21-32
xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp dựa trên yêu
cầu nghề nghiệp của thị trường lao động. Do vậy,
các cơ sở đào tạo thiết kế chương trình đào tạo theo
chuẩn nghề nghiệp sát với yêu cầu nghề nghiệp trên
thực tế và đánh giá năng lực người học dựa trên các
Chuẩn đào tạo
- Chương trình
- Nhà giáo
- Cơ sở vật chất
- Phương tiện

chuẩn này nhằm đảm bảo độ tin cậy về chất lượng
đào tạo. Mơ hình của các cơ sở GDNN đào tạo theo
chuẩn năng lực nghề nghiệp ở Philippin là một ví dụ
điển hình (Sơ đồ 3).

Chuẩn năng lực nghề
- Kiến thức
- Kỹ năng

- Thái độ
- Tiêu chuẩn công nghiệp

Đánh giá năng lực
- Công cụ đánh giá
- Người đánh giá
- Thực hiện đánh giá
- Trung tâm đánh

Thông tin phản hồi
Sơ đồ 3. Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện nghề


- Mơ hình quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL ở
các cơ sở GDNN ở Việt Nam.
Để đổi mới cơng tác quản lý q trình ĐTN
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau đào
tạo với cơng trình nghiên cứu Giáo dục và phát triển
nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Trần Khánh Đức
(2009) đã cho rằng chất lượng của quá trình đào tạo
phụ thuộc vào các yếu tố trước, trong và sau q trình
đào tạo. Đó là các yếu tố đầu vào (Năng lực người
học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học…); Các yếu tố trong quá trình tổ chức dạy và
học (Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp,
hình thức tổ chức, phương tiện, kiểm tra và đánh giá);
Các yếu tố đầu ra (Thỏa mãn nhu cầu người học và
các bên liên quan). Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của quá trình tổ chức dạy và học, là khâu theo
chốt trong q trình đào tạo. Do đó, địi hỏi nhà quản

lý, nhà giáo phải nắm vững các quy luật vận động
quá trình dạy học và giải quyết tốt mối quan hệ biện
chứng giữa các nhân tố cấu thành quá trình dạy và học.
Với tác phẩm Quản lý giáo dục - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cs.
(2015) đã cho rằng quản lý chương trình giáo dục là
một quá trình sư phạm đặc biệt (bao gồm nhiều thành
tố cấu trúc như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức, phương tiện giáo dục; nhà giáo với hoạt
động dạy học và giáo dục; người học với hoạt động
học tập và rèn luyện; kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập, giáo dục) nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Nguồn: UNESCO, 2017.

Quản lý quá trình sư phạm đặc biệt này bao gồm quản
lý hai quá trình: Quá trình dạy học (Chủ yếu trang bị
kiến thức, kỹ năng người học) và quá trình giáo dục
(Chủ yếu phát triển nhân cách người học theo chuẩn
mực của xã hội). Ở đây, nhóm tác giả phân tích quản
lý q trình dạy học và giáo dục không theo hướng
đầu vào, quá trình, đầu ra của quá trình quản lý đào
tạo. Chủ yếu tập trung phân tích các yếu tố có liên
quan đến quản lý quá trình theo mục tiêu dạy học và
giáo dục, qua đó làm sáng tỏ quản lý chất lượng việc
dạy học và giáo dục trong nhà trường thông qua việc
kiểm tra đánh giá kết quả - rèn luyện của người học.
Bùi Việt Phú, Nguyễn Văn Đệ và Đặng Bá Lâm
(2014) đã nêu lên những đặc trưng cơ bản của các
mơ hình quản lý giáo dục và đào tạo nhà trường theo

phát triển của nền văn minh nhân loại (nền văn minh
nông nghiệp; nền văn minh công nghiệp; nền văn
minh tin học) đó là mơ hình nhà trường truyền thống,
nhà trường hiện đại, nhà trường tương lai ( Bảng 1).
Với quan điểm quản lý dạy học theo định hướng
phát triển năng lực cá nhân người học, trong tác phẩm
Giáo dục - Tương lai và đổi mới, Nguyễn Chí Hiếu
(2020) đã cho rằng trước nhu cầu thực tế cuộc sống,
năng lực học tập cá nhân, năng lực học tập suốt đời
được xem như là ngọn đèn hải đăng mà nhiều quốc
gia đang hướng tới. Kiến thức có thể lãng quên và
dễ dàng cập nhật lại với sự hỗ trợ của mạng internet,
còn năng lực người học mới là tài sản trọn đời. Tuy
nhiên, nếu chỉ có năng lực chun mơn của một môn
27


Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
học thì chưa đủ mà người học cần phải có sự tiếp sức thể giải quyết được những vấn đề theo yêu cầu của
của kiến thức nền tảng, “xuyên” môn học, giúp người thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là nguồn
học hướng đến tư duy tích hợp với kiến thức, kỹ năng nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội
đa ngành, đa lĩnh vực, vốn dĩ cần thiết để sau này có của mỗi quốc gia.
Bảng 1. Đặc trưng cơ bản của các mô hình nhà trường
Loại hình đặc trưng

Nhà trường truyền thống

Nhà trường hiện đại

Nhà trường tương lai


Mục tiêu

Rộng (lĩnh vực văn hoá - xã hội) Hẹp chun mơn hóa

Tổng hợp, phát triển cá nhân

Cấu trúc

Rời rạc

Hệ thống mạng lưới liên kết
ngang tổ hợp

Nội dung

Khoa học và công nghệ; Khoa học và công nghệ, xã
Văn hóa, đạo đức, văn chương
khoa học nhân văn (theo hội và nhân văn (Theo khả
(Theo khả năng của thầy)
chương trình)
năng và nhu cầu cá nhân)

Phương pháp

Truyền thụ - cơng nhận

Tích cực - chứng minh

Tự đào tạo, tự phát triển theo

cá nhân

Hình thức tổ chức

Nhóm học trị, cá nhân

Đào tạo hàng loạt

Cá nhân hóa

Phương pháp đánh giá

Định tính, chủ quan

Định lượng, khách quan

Chất lượng, hiệu quả

Phương tiện dạy học

Thủ cơng (lời nói, bảng, phấn)

Máy dạy học, dụng cụ thí Máy tính, hệ thống truyền
nghiệm
thơng

Loại hình

Giản đơn


Nhiều loại hình riêng biệt

Hệ thống phân cấp dọc

Tổ hợp, đa hệ, đa ngành,
đa cấp

Nguồn: Bùi Việt Phú, Nguyễn Văn Đệ và Đặng Bá Lâm, 2014.

Một số đề tài luận án nghiên cứu liên quan đến
quản lý ĐTN như Quản lý đào tạo theo năng lực thực
hiện nghề kỹ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng
xây dựng, Đào Việt Hà (2014) đã xây dựng cơ sở lý
luận về quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện nghề;
đánh giá thực trạng quản lý quá trình đào tạo từ khâu
đầu vào, quá trình và đầu ra, qua đó chỉ ra những
hạn chế trong cơng tác quản lý đào tạo theo năng lực
thực hiện nghề kỹ thuật xây dựng ở các trường cao
đẳng xây dựng và đề ra những giải pháp khắc phục
để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo người học
sau đào tạo đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp
trong ngành xây dựng.
Trong đề tài Quản lý hoạt động liên kết đào
tạo của trường cao đẳng kỹ thuật với doanh nghiệp,
Nguyễn Ngọc Phương (2017) đã trình bày các mơ
hình liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, nội
dung liên kết liên quan đến quản lý quá trình đào tạo
như thống nhất về mục tiêu, nội dung chương trình
đào tạo, trong tổ chức; quản lý quá trình đào tạo; phát
triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; huy động

cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính từ
28

doanh nghiệp phục vụ hoạt động đào tạo của trường;
kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, công nhận sinh
viên tốt nghiệp; xét tuyển và bố trí việc làm cho học
sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với những nội dung
liên kết nêu trên, tác giả cũng đã nêu lên một số hạn
chế, nguyên nhân của quá trình liên kết và đề xuất
một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả liên
kết giữa nhà trường với doanh nghiệp.
Đề tài Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường
đại học Việt Nam hiện nay của Trần Thi Lan Thu
(2019) đã cho thấy sự hiệu quả của việc đào tạo
trực tuyến (e-learning) tại các cơ sở đào tạo đại học
thông qua sử dụng các phương tiện điện tử, công
nghệ thông tin và truyền thơng. Ðào tạo trực tuyến
cho phép người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi,
xóa bỏ những giới hạn về thời gian và không gian
để cho nguời học có cơ hội học tập và học tập theo
nhu cầu của mình. Tài ngun học tập được số hóa
và cung cấp trực tuyến, các hoạt động tương tác, liên
lạc và đánh giá diễn ra thông qua một hệ thống quản
lý học tập hoặc các nền tảng công nghệ - kỹ thuật
khác. Sự thay đổi phương thức học tập này khác hẵn


Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 11, Số 4, 2022, 21-32
với phương thức học tập trực tiếp. Với những điểm
mạnh về đào tạo trực tuyến đã gợi mở cho việc đổi

mới quản lý ĐTN theo hướng ứng dụng CNTT vào
trong quá trình đào tạo tại các cơ sở GDNN trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Với đề tài Quản lý đào tạo nghề ở các trường
dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội”,
Nguyễn Thị Hằng (2013) đã đề cập đến quy trình quản
lý các bước của chu trình đào tạo từ xác định nhu cầu
đào tạo, lập kế hoạch và thiết kế đào tạo, triển khai và
đánh giá kết quả đào tạo và sau đào tạo để đáp ứng
được nhu cầu xã hội. Tác giả đã chỉ ra một số điểm
nghẽn trong quản lý ĐTN theo hướng đáp ứng nhu
cầu xã hội như: Các trường nghề đào tạo theo “hướng
cung” là chủ yếu; nội dung chương trình, giáo trình
các ngành nghề đào tạo chưa sát với thực tiễn. Do
vậy, các trường nghề phải đổi mới quản lý đào tạo
theo "hướng cầu" để đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Một số bài báo khoa học về quản lý ĐTN:
Quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo
dục - Nhìn từ một số cách tiếp cận, Đặng Quốc Bảo
(2014) cho rằng quản lý hoạt động đào tạo phải tập
trung thúc đẩy 10 yếu tố đặc trưng gồm mục tiêu,
nội dung, phương pháp, hình thức, đội ngủ nhà giáo,
người học, điều kiện, quy chế, cơ cấu tổ chức, quy
chế và môi trường đào tạo. Các yếu tố này có mối
quan hệ chặt chẽ nhau, căn cứ tình hình thực tế nhà
trường, người quản lý phải biết phân tích đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu, đâu là thời cơ, thách thức để
khai thác quá trình quản lý đào tạo một cách hiệu
quả nhất. Về Mơ hình trường học mới Việt Nam,
Đăng Từ Ân (2015) cho rằng mơ hình trường học

mới là sự chuyển đổi từ mơ hình nhà trường truyền
thống sang mơ hình nhà trường được xây dựng và
phát triển dựa trên quan điểm giáo dục định hướng
năng lực người học, trong đó coi trọng giáo dục lấy
người học làm trung tâm. Chính vì vậy, mục tiêu,
nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá
dạy học cũng thay đổi theo hướng phát triển năng lực
cho người học. Trong bài viết “Phát triển hệ thống
giáo dục nghề nghiệp mở, đa dạng, linh hoạt theo
nhu cầu của doanh nghiệp và người học”, Nguyễn
Hữu Bắc (2019) đã chỉ ra một số hạn chế GDNN
như quy mô đào tạo nhỏ, sự gắn kết giữa nhà trường
với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, người học yếu ngoại
ngữ, tin học, kỹ năng mềm, một số nội dung chương
trình, giáo trình, phương pháp đào tạo cịn chậm đổi

mới... và để khắc phục những hạn chế đã nêu, các
cơ sở GDNN cần nâng cao năng lực quản lý, giảng
dạy của nhà giáo, đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết
bị phù hợp với công nghệ sản xuất, đổi mới chương
trình đào tạo gắn với định hướng sử dụng kỹ năng
lao động của doanh nghiệp và phương thức đào tạo
theo hướng mơ đun, tín chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập suốt đời của người lao động.
Về “Phát triển chương trình đào tạo nghề hiện
nay”, Dương Trung Kiên (2014) đã nhấn mạnh việc
xây dựng chương trình đào tạo phải xuất phát từ nhu
cầu đa dạng và luôn biến động của xã hội, đảm bảo
cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, tư
duy phản biện và trách nhiệm, thái độ của người học

đối với xã hội, việc kiểm tra, đánh giá người học phải
bảo đảm được chuẩn đầu ra theo yêu cầu của nội dung
chương trình và mục tiêu đào tạo. Nhu cầu đào tạo
của doanh nghiệp ln biến động, do vậy việc “Vận
dụng mơ hình đào tạo theo chu trình vào quản lý
đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp” tác giả
Nguyễn Thị Thu Hường (1017) đã nêu các bước cần
thực hiện đó là: quản lý việc xác định nhu cầu đào
tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; quản lý việc
thiết kế chương trình đào tạo và lập kế hoạch đào tạo;
quản lý việc triển khai đào tạo và đánh giá khóa đào
tạo. Qua đánh giá mỗi chu trình đào tạo, cơ sở đào
tạo tiếp tục cải tiến quá trình quản lý đào tạo để nâng
cao được chất lượng đào tạo và đáp ứng được nhu cầu
đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Sự linh
hoạt trong quản lý ĐTN đã thể hiện “Tính tất yếu phát
triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông
trong giai đoạn hiện nay”, Cao Hùng Phi (2018) đã
nêu lên rằng sự phát triển của khoa học và công nghệ
làm cho nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất
đi, kiến thức, kỹ năng nghề bị lạc hậu nhanh chóng.
Người lao động muốn giữ được việc làm thì phải học
tập, học tập liên tục và học tập suốt đời. Do vậy đổi
mới công tác quản lý GDNN về mục tiêu, nội dung,
hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá, phương
tiện hỗ trợ đào tạo…phải theo hướng mở, linh hoạt và
liên thông là rất cần thiết, qua đó nâng cao chất lượng
đào tạo. Với quan điểm ĐBCL đào tạo luôn gắn liền
với hệ thống quản lý chất lượng, tác giả Lê Kim Anh
(2022) với bài viết “Công khai hoạt động đào tạo là

điều kiện để thực hiện công tác bảo đảm chất lượng
GDNN”, tác giả đã mô tả mơ hình ĐBCL bên trong
(IQA-Internal Quality Assurance) kết hợp với hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. (Sơ đồ 4).
29


Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chính sách
chất lượng

Mục tiêu
chất lượng

Quá trình hỗ trợ:
- Đội ngũ cán bộ, nhà
giáo, nhân viên;
- Nguồn lực tài chính;
- Cơ sở vật chất, thiết
bị công nghệ;
- Các dịch vụ hỗ trợ
người học.

Nhu cầu
khách hàng

Quá trình tổ chức đào tạo:
- Tuyển sinh;
- Thiết kế và phát triển chương

trình;
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy;
- Tổ chức giảng dạy và học tập;
- Đánh giá kết quả người học;
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
và dịch vụ

Hệ thống các văn
bản pháp luật

Quá trình hỗ trợ:
- Mời giáo viên hoặc
chuyên gia (nếu có);
- Tổ chức thanh tra,
kiểm tra;
- Tổ chức thi, kiểm tra;
Quản lý học sinh, sinh
viên thực tập và kết hợp
sản xuất.

Kiểm sốt sự khơng phù hợp
trong quá trình đào tạo
Lấy ý kiến phản hồi của cán bộ,
nhà giáo, nhân viên và học sinh,
sinh viên.

Phân tích dữ liệu

Lấy ý kiến phản hồi cựu cha mẹ
học sinh, học sinh, sinh viên

doanh nghiệp

Đánh giá nội bộ

Hành động khắc phục

Quyết định
cải tiến

Kế hoạch ĐBCL giáo dục và đào
tạo hàng năm

Xem xét của lãnh đạo

Sơ đồ 4. Mơ hình IQA kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Nguồn: Lê Kim Anh, 2022.

Căn cứ vào các chính sách chất lượng, mục tiêu
chất lượng, nhu cầu khách hàng và hệ thống các văn
bản của pháp luật; cùng với các dịch vụ hỗ trợ đào
tạo, các cơ sở GDNN phải đảm bảo rằng quản lý q
trình ĐTN ln được kiểm soát, kiểm tra đánh giá và
cải tiến chất lượng liên tục theo chu trình quản lý chất
lượng PDCA của hệ thống quản lý chất lượng ISO.
3. Kết luận
Qua nghiên cứu tổng quan về quản lý ĐTN
theo hướng ĐBCL và các cơng trình nghiên cứu về
mơ hình quản lý ĐTN ở các cơ sở GDNN, các nhà
nghiên cứu đã cho thấy mơ hình quản lý chất lượng
CIPO rất phù hợp cho quá trình quản lý chất lượng

đào tạo tại các cơ sở GDNN hiện nay. Trong đó, để
ĐBCL q trình ĐTN các nhà quản lý cần phải quan
tâm đến chất lượng chương trình ĐTN, chương trình
30

phải đảm bảo tính linh hoạt thích ứng với sự đổi
mới của cơng nghệ, phù hợp với sự phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia; dạy nghề phải gắn kết chặt
chẽ với doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi cho
người học trực tiếp tham gia thực hành, thực tập tại
nơi làm việc; đảm bảo người học tốt nghiệp có kiến
thức, kỹ năng theo chuẩn đầu ra và đáp ứng được yêu
cầu thị trường lao động. Các chính sách giáo dục của
quốc gia phải được đầu tư thỏa đáng cho các cơ sở
đào tạo để nâng cao chất lượng và năng lực đào tạo.
Hệ thống ĐBCL bên trong của q trình ĐTN theo
mơ hình CIPO cần phải được xây dựng, vận hành,
đánh giá và cải tiến liên tục dựa trên các tiêu chí, tiêu
chuẩn cụ thể về cơng tác ĐTN theo quy trình của hệ
thống quản lý chất lượng ISO và TQM. Tuy nhiên,
các cơng trình nghiên cứu với các cách tiếp cận khác
nhau chỉ khái quát hóa về cơ sở lý luận quản lý ĐTN


Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 11, Số 4, 2022, 21-32
là chủ yếu, chưa phân tích sâu về quản lý ĐTN dưới
sự tác động của bối cảnh phát triển kinh tế số, xã hội
số, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia hiện nay.
Do vậy, khi nghiên cứu về quản lý ĐTN theo

hướng ĐBCL đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo (Ban Chấp hành Trung ương,
2013) và thực hiện chuyển đổi số trong GDNN (Thủ
tướng chính phủ, 2021) ở các cơ sở GDNN, tác giả
sẽ kế thừa những giá trị nghiên cứu, tính ưu việt các
mơ hình quản lý ĐTN, đặc biệt là mơ hình CIPO kết
hợp với các hệ thống quản lý chất lượng ISO, TQM
để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận làm nền tảng cho
việc nghiên cứu khảo sát thực trạng các nội dung liên
quan đến hoạt động quản lý ĐTN ở các cơ sở GDNN.
Dựa trên dữ liệu khảo sát thực trạng bằng các công
cụ thống kê trong quản lý chất lượng và những ứng
dụng cơng nghệ số, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp các
nguyên nhân tác động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng
đến chất lượng ĐTN, qua đó đề ra các giải pháp phù
hợp với thực tiễn quản lý ĐTN theo hướng ĐBCL
ở các cơ sở GDNN nhằm khắc phục những bất cập,
hạn chế về công tác ĐTN, đảm bảo nguồn nhân lực
sau đào tạo đạt chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu
thị trường lao động, tăng năng suất lao động, tăng
năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và
quốc tế hiện nay./.
Tài liệu tham khảo
Aburatani, H. and et al.(2020). Curriculum and
implementation of kosen engineering education at
kosen-kmitl, thailand. Truy cập từ o.
org/files/document/file/CDIO_Proceedings_2020_
Aburatani.pdf.
Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết Số 29NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013. Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u

cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
British Council (2021), The UK technical and vocational
education and training systems. Retrieved from:
/>the_uk_technical_and_vocatinal_education_and_
training_systems.pdf.
Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội. (2017). Thông tư
số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm
2017. Quy định hệ thống BĐCL của cơ sở GDNN.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. (2021). Đề án
Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2045.
Bùi Việt Phú, Nguyễn Văn Đệ và Đặng Bá Lâm. (2014).
Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục. Đà
Nẵng: NXB Giáo dục Việt Nam.
Cao Hùng Phi. (2018). Tính tất yếu phát triển GDNN
theo hướng mở, linh hoạt và liên thơng trong giai
đoạn hiện nay. Tạp chí Khoa học GDNN, số 60,
9/2018, 1-7.
Dương Trung Kiên. (2014). Phát triển chương trình
ĐTN hiện nay. Tạp chí Quản lý giáo dục, số 66,
11/2014, 18-22.
Đảng Cộng Sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII. Hà Nội: NXB Chính
trị Quốc gia - Sự thật.
Đào Việt Hà. (2014). Quản lý đào tạo theo năng lực
thực hiện nghề kỹ thuật xây dựng ở các trường
cao đẳng xây dựng. Hà Nội: Viện Khoa học Giáo

dục Việt Nam.
Đặng Từ Ân (2015). Mô hình trường học mới Việt Nam.
Tạp chí Quản lý giáo dục, số 77, 10/2015, 1-3.
Đặng Quốc Bảo. ( 2014). Quản trị nhà trường trong bối
cảnh đổi mới giáo dục - Nhìn từ một số cách tiếp
cận. Tạp chí Quản lý giáo dục, số 64, 9/2014, 3-8.
Đinh Bá Hùng Anh. (2017). Quản trị chất lượng tồn
diện TQM và nhóm chất lượng. Thành phố Hồ
Chí Minh: NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
European Training Foundation. (2015). Promoting
quality assurance in vocational education
and training. Truy cập từ .
europa.eu/sites/default/files/m/B77049AC
22B5B2E9C125820B006AF647_Promoting%20
QA%20in%20VET.pdf.
Gelişli. Y. et al. (2016). Vocational education systems
in turkey and the world: new trends and problems.
International Journal on New Trends in Education
and Their Implications, July 2016 Volume: 7
Issue: 3 Article: 01 ISSN 1309-6249.
ILO and OECD. (2018), Global skills trends, training
needs and lifelong learning strategies for the
future of work. Report prepared for 2nd Meeting
of the Employment Working Group. Geneva,
Switzerland 11 - 12 June 2018.
Jone, A. (2018), Vocational Education for the
twenty - first century. Truy cập từ https://melb

31



Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
ournecshe.unimelb.edu.au/__data/assets/pdf_
file/0011/2845775/Final-Anne-Jones-paper 1.pdf.
Lê Kim Anh. (2022). Công khai hoạt động đào tạo là
điều kiện để thực hiện công tác ĐBCL GDNN.
Truy cập từ />View/tabid/66/newsid/39156/seo/cong-khai-hoatdong-dao-tao-la-dieu-kien-de-thuc-hien-congtac-bao-dam-chat-luong-giao-duc-nghe-nghiep/
Default.aspx.
Minh Hiền. (2019). Hệ thống đào tạo kép của Cộng
hoà Liên bang Đức và giá trị tham khảo ở Việt
Nam. Truy cập từ />News/View/tabid/66/newsid/37108/seo/He-thong
-dao-tao-nghe-kep-cua-CHLB-Duc-va-gia-tritham-khao-voi-Viet-Nam-Bai-1-He-thong-daotao-nghe-kep-cua-CHLB-Duc-/Default.aspx#1.
Nguyễn Hữu Bắc. (2019). Phát triển hệ thống GDNN
mở, đa dạng, linh hoạt theo nhu cầu của doanh
nghiệp và người học. Tạp chí Lao động và xã hội,
số 608, 10/2019, 2-3.
Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại
cương khoa học quản lý. Hà Nội: NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Hằng. (2013). Quản lý đào tạo nghề ở các
trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã
hội. Hà Nội: NXB Đại học giáo dục.
Nguyễn Chí Hiếu. (2020). Giáo dục - Tương lai và
đổi mới. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thế giới.
Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự. (2012). Giáo
trình quản trị chất lượng. Hà Nội: NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Nguyễn Đức Thắng. (2017). Quy trình triển khai hệ
thống chất lượng theo tiếp cận CIPO trong quản
lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật

trong quân đội. Tạp chí Giáo dục, số 419, 62-64.
Nguyễn Ngọc Phương. (2017). Quản lý hoạt động liên
kết đào tạo của trường cao đẳng kỹ thuật với doanh
nghiệp. Trường Đại học Vinh, Nghệ An.
Nguyễn Thị Thu Hường. (1017). Vận dụng mơ hình đào
tạo theo chu trình vào quản lý đào tạo theo đơn
đặt hàng của doanh nghiệp. Tạp chí Khoa học dạy
nghề, số 48, 9/2017, 10-12.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cs. (2015). Quản lý giáo dục Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.

32

Paduka, D.(2017), Technical vocational Education
and training (TVET) in Malaysia: selected
works. Truy cập từ earchgate.
net/profile/abrahim- bakar2/publicati
on/330506612_technical_vocational_
education_training_tvet_in_malaysia_selected_
works/links/5c4454eb458515a4c7336fb0/
technicalvocational-education-training-tvet-in-m
alaysia-selected-works.pdf.
Quốc hội. (2014). Luật GDNN số 74/2014/QH13 ngày
27 tháng 11 năm 2014. Quy định về hệ thống
GDNN; tổ chức, hoạt động của cơ sở GDNN;
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động GDNN.
Seng L. S. (2012). Case Study on “National Policies
Linking TVET with Economic Expansion: Lessons
from Singapore”. Truy cập từ .

psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.697.3607
&rep=rep1&type=pdf.
Thu Phương (2022). Hệ thống GDNN Canada và bài
học cho Việt Nam. Truy cập từ http://quochoi.
vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/
pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/
Lists/News&ItemID=44668.
Thủ tướng Chính phủ. (2021). Quyết định số 2222/QĐTTg ngày 30/12/2021. Phê duyệt Chương trình
chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tổng cục Dạy nghề và ILO. (2011). Tài liệu bồi dưỡng
cán bộ quản lý dạy nghề. Hà Nội: NXB Từ điển
Bách khoa.
Trần Thi Lan Thu. (2019). Quản lý đào tạo trực tuyến
tại các trường đại học Việt Nam hiện nay. Hà Nội:
Học viện Khoa học Xã hội.
Trần Khánh Đức. (2009). Giáo dục và phát triển nguồn
nhân lực trong thế kỷ XXI. Hà Nội: NXB Giáo
dục Việt Nam.
UNESCO. (2017). Towards Quality Assurance
of Technical and Vocational Education and
Training. Truy cập từ />ark:/48223/pf0000259282.
Viện Đào tạo ESC. (2015). Tài liệu ISO 9001 phiên bản
2015. Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
Truy cập từ />9001_2015%20(VE)%20EFC.pdf.



×