Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TL pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.12 KB, 20 trang )

Made by Địa Lý K34
Câu hỏi ôn tập
Học phần: “Hệ thống thông tin địa lý - GIS”
Lớp: Địa lý K34, Năm học 2012 - 2013
Câu 1: Phân tích và so sánh các quan điểm tiếp cận về hệ thống thông tin địa lý?
Phân tích các phương pháp tiếp cận:
a. Tiếp cận theo phương pháp xử lí.
Các tác giả liên quan này đã đưa ra định nghĩa: GIS là một hệ thống thông tin bao gồm
các phụ hệ có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành các thông tin có ích.
Hệ thông tin là một chuỗi các thao tác gồm việc quan sát, thu thập và xử lí thông tin nhằm
phục vụ quá trình đưa ra quyết định.
=> xem GIS là 1 hệ thống mà các phần tử của nó là 1 chuỗi các thao tác biến đổi DLĐL
thành các thông tin phục vụ quá trình đưa ra quyết định. Ở định nghĩa này, quá trình và
phương pháp xử lí được nhấn mạnh,
b. Tiếp cận theo mục đích sử dụng.
Theo quan điểm này thì GIS là một hệ thống có chức năng xử lí các thông tin địa lí nhằn
phục vụ việc quy hoạch, trợ giúp quyết định tronh một lĩnh vực chuyên môn nhất định.
=>
c. Tiếp cận theo công cụ của GIS
GIS là một hệ thống chứa hàng loạt chức năng phức tap dựa vào khả năng của máy tính
và các toán xử lí thông tin không gian.
Nêu ra khái niệm chính là phân tích + các ví dụ liên hệ. =>ra 1 định nghĩa chung tổng hợp
cả 3 quan điểm tiếp cận.
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 2: Thông tin địa lý là gì? Phân tích các đặc trưng cơ bản của thông tin địa lý?
* Khái niệm: Là một tập hợp liên quan tới:
- Thông tin có liên quan tới một vật thể hay một hiện tượng tượng nào đó trong giới
thực, nó được mô tả 1 cách ít nhiều trọn vẹn bởi bản chất, thuộc tính của chúng.
- Mô tả này có thể bao gồm những mối quan hệ với các vật thể hay hiện tượng khác
- Vị trí của chúng trên bề mặt Trái đất, được mô tả theo một hệ thống quy chiếu rõ


ràng.
* Đặc trưng:
- Dữ liệu thuộc tính: chiều cao, tên gọi, chiều dài, …
- Dữ liệu không gian: x,y,z
- Thời gian: sự biến động + thay đổi của đối tượng địa lý.
=> có đánh giá về biến động. hệ quy chiếu phải có đủ 3 loại dữ liệu.
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 3: So sánh khái niệm thông tin và dữ liệu? Phân tích quá trình biến đổi dữ liệu
thành thông tin (có sơ đồ minh hoạ)?
Theo Homby (1988)
Thông tin là những hiểu biết có được về một sự vật, hiện tượng nào đó; việc thông báo hay
được thông báo.
Dữ liệu là các sự thật, các sự việc đã biết chắc chắn và có thể rút ra kết luận từ đó. Được
chuẩn bị và thao tác trên chương trình máy tính.
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
ĐẦU VÀO
(DỮ LIỆU)
Chuyển đổi,
sửa chữa,
kiểm chứng
Cập nhật
Phân tích,
mô hình hóa
Tổ chức,
quản lý dữ
liệu
ĐẦU RA
(THÔNG TIN)
Cơ sở dữ

liệu
Sơ đồ chuyển hóa từ dữ liệu thành thông tin
Made by Địa Lý K34
Câu 4: Khái niệm dữ liệu Vector? Phân tích các đặc trưng cơ bản của dữ liệu Vector
(điểm, đường, vùng) và cách thể hiện các đặc trưng đó trên các loại bản đồ chuyên đề?
 Khái niệm dữ liệu Vector:
- Dữ liệu vector là loại dữ liệu mô tả vị trí và phạm vi của các đối tượng không gian
bằng tọa độ cùng các kết hợp hình học gồm nút, cạnh, mặt và quan hệ giữa chúng.
 Các đặc trưng cơ bản của dữ liệu Vector (điểm, đường, vùng) và cách thể
hiện các đặc trưng đó trên các loại bản đồ chuyên đề:
- Kiểu đối tượng điểm:
+ Điểm được xác định bởi cạp giá trị tọa độ (X, Y)
+ Các đối tượng đơn, thông tin địa lý chỉ gồm cơ sở vị trí, sẽ được phản ánh
là đối tượng điểm.
VD: vị trí ô tiêu chuẩn, ngôi nhà, sân bóng, làng, thành phố,…
+ Đặc điểm:
• là tọa độ đơn X, Y
• Không cần thể hiện giá trị chiều dài và diện tích.
+ Thể hiện:
- Kiêu đối tượng đường:
+ Đường được xác định như một tập hợp các dãy điểm.
+ Tất cả đối tượng địa lý có dạng tuyến tính đều được phản ánh bằng dạng
đường.
VD: đường giao thông, hệ thống sông suối,…
+ Đặc điểm:
• Là một dãy các cặp tọa độ.
• Các đường được bắt đầu và kết thúc bởi nút.
• Các đường cắt nhau tại nút.
+ Thể hiện:
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ

Made by Địa Lý K34
- Kiếu đối tượng vùng:
+ Vùng là ranh giới 2 chiều được xác định bởi ranh giới các đường thẳng.
+ Các đối tượng địa lý có diện tích và được đóng kín bởi các đường, cung
được gọi là đối tượng vùng.
VD: Lô đất, khoảnh rừng,…
+ Đặc điểm:
• Được mô tả bằng tập hợp các đường và điểm nhãn, trong đó,
điểm đầu của đường đầu tiên phải trùng với điểm cuối của
đường cuối cùng.
• Một hay nhiều đường được định nghĩa là đường bao của vùng.
+ Thể hiện
Thể hiện trên bản đồ chuyên đề. =>ví dụ minh họa, đối tượng nào thể hiện
điểm, đường, vùng? Vì sao nó đc thể hiện như vậy?
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 5: Anh (chị) hãy phân tích chức năng và ý nghĩa của hệ toạ độ địa lý trong khi xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu GIS.
 Chức năng:
Hệ tọa độ địa lí:
- Hệ tọa độ địa lý cho phép tất cả mọi điểm trên trái đất đều có thể xác định được
bằng ba tọa độ của hệ tọa độ cầu tương ứng với trục quay của Trái đất.
+ Tâm quả đất là điểm chính giữa quả đất
+ Trục quả đất là đường thẳng đi qua 2 cực
+ Mặt phẳng xích đạo mặt phẳng đi qua tâm quả đất và vuông góc với trục
quả đất.
Kinh độ địa lý (λ) là góc tạo ra giữa mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm
đó và mặt phẳng kinh tuyến gốc - là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich (Anh). Các
kinh độ có giá trị từ 0o đến 180o về phía đông kinh tuyến gốc gọi là các kinh tuyến Đông,
và về phía tây kinh tuyến gốc gọi là các kinh tuyến Tây

Vĩ độ địa lí (φ) là góc giữa đường thẳng đứng (dây dọi) tại một điểm và
mặt phẳng xích đạo, có giá trị từ 0
o
đến 90
o
về cả hai phía của xích đạo.
Chức năng và ý nghĩa của hệ toạ độ địa lý trong khi xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
GIS:
Hệ tọa độ địa lí là để tham khảo chung về vị trí trên bề mặt Trái Đất, nên nó có liên
qua đến việc xây dựng dữ liệu không gian của GIS.
- Việc đo đạc vị trí là bước đầu tiên của xử lí DLKG và điều cốt yếu là phải thể
hiện được vị trí của bất kì một đối tượng trong hệ thống tọa độ sử dụng, việc xác định hệ
thống tọa độ là hết sực quan trọng vì nó giúp cho việc xác định tính chất và các thuộc tính
về vị trí của dữ liệu.
- Quản lí DLKG: DLKG dưới dạng vector và raster là dữ liệu về vị trí của các đối
tượng địa lí như điểm, đường và vùng được nhâp vào GIS thông qua các con đường và các
công nghệ khác nhau. Việc tạo ra 1 cơ sở dữ liệu không gian trong GIS là một quá trình
lâu dài và mất nhiều công sức do đó cần có các biện pháp và công cụ mạnh để quản lý nó
một cách hữu hiệu. trong GIS các dữ liệu được quản lí theo các lớp chuyên đề, trong mỗi
lớp chỉ có thể lưu trữ các thông tin về một chuyên đề nhất định như đất, địa giới, sông,
và chúng tạo thành các lớp thông tin chuyên đề, trên một vùng lãnh thổ, chúng được thể
hiện như các lớp phủ theo phương thẳng đứng, do vậy cần thiết phải có một hệ tọa độ có
thể chồng xếp các lớp thông tin đó lên nhau, phủ vùng lãnh thổ mà chúng thể hiện.
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
- Hệ tọa độ chuyên, tiện lợi cho việc sử dụng mà những người sử dụng khác nhau có
thể chuyển tọa độ của dữ liệu nguồn về để xử lí DLKG và sử dụng chúng.
 Ý nghĩa: vai trò của nó trong các bài toán phân tích không gian!!!
- cho phép xác định vị trí đối tượng địa lí trên mặt cầu!!!
- Cơ sở để thực hiện các phép chiều bản đồ.


1
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 6: Yếu tố cơ sở toán học nào sẽ thừa kế khi tạo ra một lớp bản đồ mới trên những
lớp bản đồ đã được hiển thị? Giải thích tại sao?
Ở đây ta đang nói đến việc chồng ghép bản đồ - một phép phân tích không gian, cho
phép ta tìm ra các câu trả lời cho các mục đích của người sử dụng. Trong GIS, các đối
tượng cơ sở dữ liệu không gian trong thế giới thực được mô tả dưới dạng bản đồ . Điểm
mạnh của các hệ thống GIS là khả năng thể hiện nội dung địa lý các mối quan hệ về không
gian giữa chúng .Phân tích bản đồ gồm các khâu: chồng xếp bản đồ (trên cơ sở các bản đồ
đơn tính, tiến hành chồng ghép để xây dựng một bản đồ hiển thị kết quả thỏa mãn mục
đích) và phân tích các mối quan hệ không gian. Sau khi xác định được mục đích và số hóa
dữ liệu thu nhập được, nhập tất cả vào hệ thống kể cả các mối quan hệ để trở thành một hệ
thống liên hoàn. Sau khi phân tích, kết quả sẽ là bảng kết quả thống kê và báo cáo hay là
một bản đồ kết quả của các phép chồng ghép.
Với các dữ liệu đã chuẩn bị, chúng ta có thể tiến hành các thao tác không gian để
kết nối các dữ liệu. Chúng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề tạo ra các vùng đệm xung
quanh các đối tượng, thao tác trên các đối tượng không gian và tiến hành chồng ghép các
vùng. Mỗi thao tác sẽ tạo ra một lớp trung gian mới để xử lí tiếp. loại và số lượng các thao
tác không gian cần tùy thuộc vào các tiêu chuẩn phân tích để đi đến những kết quả mong
muốn .
Việc chồng ghép bản đồ cho phép người sử dụng nội suy lớp dữ liệu ghép phức tạp
thành một lớp dữ liệu mới trong đó các điều kiện không đạt yêu cầu bị loại trừ và thể hiện
lớp dữ liệu mới trên bản đồ. Như vậy, khi tạo ra 1 lớp bản đồ mới lên những lớp bản đồ đã
được hiển thị, yếu tố được thừa kế chính là kết quả phân tích từ lớp dữ liệu mới + dữ liệu
thể hiện trên lớp bản đồ mới được chồng lên.
Yếu tố là yếu tố cơ sở toán học nào? :|
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34

Câu 7: Dữ liệu Raster là gì? Vai trò của độ phân giải đối với chất lượng của dữ liệu? ý
nghĩa của dữ liệu raster trong quá trình phân tích thành lập các loại bản đồ chuyên
đề?
 Dữ liệu Raster là gì:
- Mô hình dữ liệu dạng raster phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một lưới
các ô vuông hay điểm ảnh (pixcel). Mô hình raster có các đặc điểm:
+ Các điểm được xếp liên tiếp từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
+ Mỗi một điểm ảnh (pixcel) chứa một giá trị.
+ Một tập các ma trận điểm và các giá trị tương ứng tạo thành một lớp.
+ Trong cơ sở dữ liệu có thể có nhiều lớp.
- Mô hình dữ liệu raster là mô hình dữ liệu GIS được dùng tương đối phổ biến trong
các bài toán về môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Mô hình dữ liệu raster chủ yếu dùng để phản ánh các đối tượng dạng vùng là ứng dụng
cho các bài toán tiến hành trên các loại đối tượng dạng vùng: phân loại; chồng xếp.
Các nguồn dữ liệu xây dựng nên dữ liệu raster có thể bao gồm:
+ Quét ảnh
+ Ảnh máy bay, ảnh viễn thám
+ Chuyển từ dữ liệu vector sang
+ Lưu trữ dữ liệu dạng raster.
+ Nén theo hàng (Run lengh coding).
+ Nén theo chia nhỏ thành từng phần (Quadtree).
+ Nén theo ngữ cảnh (Fractal).
- Trong một hệ thống dữ liệu cơ bản raster được lưu trữ trong các ô (thường hình
vuông) được sắp xếp trong một mảng hoặc các dãy hàng và cột. Nếu có thể, các hàng và
cột nên được căn cứ vào hệ thống lưới bản đổ thích hợp.
 Vai trò của độ phân giải đối với chất lượng của dữ liệu:
- Độ phân giải là khả anwng hiển thị đối tượng dưới dạng dữ liệu raster. Độ phân
giải phụ thuộc vào kích thước của pixel. Kích thước pixel càng nhỏ thì độ phân giải càng
cao, đối tượng được biểu thị càng trng thực, rõ nét.
- Nói cách khác, số lượng Pixel trên một vùng được phủ càng nhiều thì độ phân giải

càng cao, hình ảnh càng thực tế, dữ liệu càng chính xác.
 Ý nghĩa của dữ liệu raster trong quá trình phân tích thành lập các loại bản đồ
chuyên đề:
- Dùng làm bản đồ nền: Thông thường, raster được sử dụng làm nền bản đồ. Chúng
nằm ở dưới các layer vectơ. Sử dụng ảnh raster giúp nhìn thấy độ sâu và tăng sự tin tưởng
của người dùng bản đồ.
- Dùng trong quản lý sử dụng đất: Dữ liệu Raster rất lý tưởng để lập mô hình và vẽ
bản đồ sử dụng đất. Đa số các nghiên cứu sử dụng đất đều bắt đầu bằng ảnh vệ tinh hoặc
ảnh hàng không, sau đó các lớp đặc trưng sẽ được đưa vào. Công việc này được tiến hành
hàng năm và từ so sánh các kết quả thu nhận người ta sẽ đưa ra các quyết định về sử dụng
đất.
- Dùng trong phân tích thủy văn: Thông tin địa thế thông thường nằm ở dạng raster
với những giá trị độ cao cho từng ô ảnh. Đây là mô hình số độ cao (DEM). Các công cụ
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
GIS dành cho Raster cho phép xác định được hướng nước chảy, lưu lượng tích trữ của
dòng nước ở hạ lưu và dự đoán được lũ lụt.
- Dùng trong phân tích môi trường:Bởi vì dữ liệu về phân bố sử dụng đất, về thực
phủ và địa thế thông thường được cất giữ dưới dạng ảnh raster, do vậy đa số các phép tính
toán phân tích môi trường đều liên quan đến dữ liệu raster. Công cụ phân tích GIS dành
cho Raster đã phát triển đến mức cho phép sử dụng dữ liệu raster để giải quyết những vấn
đề ở nhiều mức độ. Từ công tác bảo tồn rừng cho tới nghiên cứu những thay đổi của động
vật hoang dã do đô thị hóa.
- Dùng trong phân tích địa thế: Mô hình số độ cao chứa những giá trị độ cao cho
từng ô ảnh. ArcInfo có nhiều công cụ phân tích raster để tính độ dốc, khả năng nhận ánh
sáng và tính toán độ cong của mặt đất mà thường được sử dụng trong lập kế hoạch sử
dụng đất hoặc chọn vị trí để xây dựng công trình.

Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34

Câu 8: Điểm ảnh (Pixel) là gì? Các đối tượng trong khuôn dạng dữ liệu Raster được
thể hiện theo hình thức nào? Giải thích sự khác nhau của các điểm ảnh.
• Pixel là đơn vị phần tử nhỏ nhất mà một thiết bị có thể hiển thị trên màn hình máy tính,
và hình ảnh trên màn hình được xây dựng nên từ các phần tử đó.
• Đối tượng trong khuôn dạng dữ liệu Raster được thể hiện theo GIÁ TRỊ SỐ __ đọc cái
này thì trả lời đc ý sau=.=!
Mô hình raster biểu diễn không gian như là một ma trận số nguyên, mỗi giá trị số nguyên
đại diện cho một thuộc tính, vị trí của số nguyên chính là vị trí của đối tượng. Thông thường
raster là những hình ảnh được thu thập từ ảnh chụp máy bay hoặc các vệ tinh như vệ tinh viễn
thám.
• Giải thích: khác nhau ở giá trị số của mỗi ô
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 9: Anh (Chị) hãy so sánh mô hình dữ liệu Vector và dữ liệu Raster?
Vector Raster
Ưu điểm - Biểu diễn tốt các đối tượng địa

- Dữ liệu nhỏ gọn
- Các quan hệ topo được xác định
bằng mạng kết nối
- Chính xác về hình học, chất
lượng không thay đổi khi phóng
to
- Khả năng sửa chữa, bổ sung,
thây đổi các dữ liệu hình học
cũng như thuộc tính nhanh, thuận
lợi
- Cấu trúc đơn giản
- Dễ dàng sử dụng các phép toán
chồng xếp và các phép toán xử lý

ảnh viễn thám
- Dễ dàng thực hiện các phép
toán phân tích khác nhau
- Bài toán mô phỏng là có thể
thực hiện được do đơn vị không
gian là giống nhau (ô đơn vị)
- Kỹ thuật xử lý đơn giản
Nhược
điểm
- Cấu trúc dữ liệu phức tạp
- Chồng xếp bản đồ phức tạp
- Các bài toán mô phỏng khó giải
vì mỗi đơn vị không gian có cấu
trúc khá giống nhau
- Kỹ thuật xử lý phức tạp
- Rất khó thực hiện các bài toán
phân tích và phép lọc
- Dung lượng dữ liệu lớn
- Độ chính xác sẽ giảm nếu sử
dụng không hợp lý kích thước
các ô đơn vị
- Bản đồ hiển thị không đẹp
- Các bài toán mạng khó thực
hiện
- Khối lượng tính toán để chuyển
đổi tọa độ là rất lớn
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 10: Khái niệm về dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính? Vai trò của các loại dữ
liệu đó?

 Khái niệm dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian:
 Dữ liệu không gian: là loại dữ liệu mô tả vị trí các đối tượng trên mặt đất theo một
hệ quy chiếu nào đó. Dữ liệu này cho ta biết các đối tượng được nghiên cứu ở đâu
và vị trí tương quan giữa các đối tượng.
- Bao gồm những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao gồm tạo độ, quy luật và
các ký hiệu dùng để sác định một hình ảnh cụ thể trên bản đồ.
 Dữ liệu phi không gian: là các số liệu thuộc tính thể hiện các tính chất, số lượng, số
lượng hay mối quan hệ của các phần tử bản đồ và các vị trí địa lý của nó. Diễn tả
đặc tính, số lượng, mối quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng.
 Vai trò của các loại dữ liệu đó:
 Dữ liệu phi không gian:
- Xác định tính chất cho một đối tượng địa lý.
- Chứa đựng những đặc tính ẩn của đối tượng.
 Dữ liệu không gian:
- Thể hiện tính chất của dữ liệu thuộc tính.
- Thể hiện vị trí cho dữ liệu thuộc tính.
- Thể hiện định dạng cho dữ liệu phi không gian, mang tính thuộc tính.
Dữ liệu không gian phải có chứa dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính),
và dữ liệu phi không gian phải liên quan đến dữ liệu không gian.
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 11: Anh (Chị) hãy so sánh dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian?
Dữ liệu thuộc tính Dữ liệu không gian
Giống
nhau
Là những mô tả theo phương pháp số các hình ảnh của bản đồ; chúng gồm tọa
độ các điểm được lưu trữ theo một quy luật hay một cấu trúc nào đó và các ký
hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể. Qua phần mềm điều hành
của GIS có thể tạo ra hình ảnh bản đồ cụ thể trên màn hình hoặc in ra giấy.
Khác

nhau
- Dữ liệu thuộc tính còn được gọi là
dữ liệu phi không gian, đó là dữ liệu
thể hiện các thông tin về đặc điểm cần
có của các yếu tố bản đồ.
- Cần phân biệt hai loại thuộc tính sau
đây:
+ Thuộc tính định lượng: Kích
thước, diện tích, độ nghiêng.
+ Thuộc tính định tính: Kiểu,
màu sắc, tên, tính chất.
- Thông thường các dữ liệu thuộc tính
được thể hiện bằng các mã và lưu trữ
trong các bảng hai chiều. Tuỳ theo đặc
điểm chuyên đề và thuộc tính của nó
mà các đối tượng được xếp vào các
lớp khác nhau.
Ví dụ1: Thông tin thuộc tính của dữ
liệu địa chính gồm: Số hiệu thửa đất,
diện tích, chủ sử dụng đất, địa chỉ, địa
danh, phân loại đất, phân hạng đất, giá
đất, mức thuế và các thông tin pháp

Ví dụ 2: Thông tin thuộc tính của dữ
liệu về hiện trạng rừng gồm: số hiệu
các lô rừng, tên lô, diện tích lô, trạng
thái, loài cây, trữ lượng, v.v……
- Dữ liệu không gian là loại dữ liệu
thể hiện chính xác vị trí trong không
gian thực của đối tượng và quan hệ

giữa các đối tượng qua mô tả hình
học, mô tả bản đồ và mô tả topology.
- Đối tượng không gian của bản đồ số
gồm các điểm khống chế tọa độ, địa
giới hành chính, các thửa đất, các lô
đất….các công trình xây dựng, hệ
thống giao thông, thuỷ văn và các yếu
tố khác có liên quan.
- Các dữ liệu không gian thể hiện các
đối tượng bản đồ qua ba yếu tố hình
học cơ bản là điểm, đường và vùng.
- Các đối tượng không gian cần được
ghi nhận vị trí trong không gian bản
đồ, mối liên hệ của nó với các đối
tượng xung quanh và một số thuộc
tính liên quan để mô tả đối tượng.
Thông tin vị trí các đối tượng bản đồ
luôn phải kèm theo các thông tin về
quan hệ không gian (Topology), nó
được thể hiện qua ba kiểu quan hệ:
Liên thông nhau, kề nhau, nằm trong
hoặc bao nhau.
Ví dụ: Dữ liệu không gian của thửa
đất chính là toạ độ các góc thửa
(điểm), ranh giới thửa ( đường khép
kín) và miền nằm trong ranh giới.
Chúng được mô tả bằng ký hiệu bản
đồ dạng đường. Đặc biệt trong CSDL
còn lưu trữ dữ liệu mô tả quan hệ
không gian (Topology) của thửa đất

đối với các đối tượng khác ở xung
quanh.
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 12: Anh (Chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và thuộc tính.
 Khái niệm về dữ liệu không gian và phi không gian:
Nêu lại câu 10 và:
Trên bản đồ, các sự vật trên thế giới thực được biểu thị qua các tập hợp điểm,
đường và miền, trong khi các ký hiệu, nhãn và chú giải truyền đạt các thông tin về thuộc
tính. Trong một Hệ thống thông tin địa lý, các dữ liệu không gian và thuộc tính được liên
kết với nhau một cách chặt chẽ, khiến cho mỗi bản đồ có thể trở thành một công cụ tra
vấn không gian rất hiệu quả.
Dữ liệu không gian quyết định đối tượng địa lý với vị trí (tọa độ theo một hệ quy
chiếu nào đó) để thu thập dữ liệu phi không gian. Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc
tính) được dùng để tính toán, cập nhật thông tin, đặc điểm cho dữ liệu không gian.
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 13: Số hoá đối tượng bản đồ là gì? Có mấy phương pháp số hoá? Phân tích ưu,
nhược điểm cụ thể của từng phương pháp?
 Số hóa: số hóa đối tượng bản đồ là công nghệ biến các dữ liệu không gian ở
dạng tương tự trên bản đồ, bản vẽ thành các dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được. bằng
các phương pháp thủ công hoặc bán tự động.
 Các phương pháp số hóa:
- Phương pháp thủ công: Số hóa thủ công tiến hành sử dụng bàn số hóa và công cụ
con trỏ mã hóa những điểm trên bản đồ. Để số hóa được dữ liệu bản đồ giấy, đặt bản đồ
lên bàn số hóa, khai báo các mốc tọa độ khống chế và kích chuột vào các đối tượng trên
bản đồ để nhận được tọa độ. Bàn số hóa sẽ cho phép nhập 3 kiểu dữ liệu chính (Điểm,
Đường, Text). Các đối tượng vùng được xây dựng trên cơ sở cấu trúc topo mạng đa giác.
Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và tập trung cao độ. Kết hợp giữa kỹ năng và sự
nhanh nhạy, mắt giữ chữ thập ở vị trí chính xác và đầy đủ yếu tố bản đồ.

- Phương pháp bán tự động: Quá trình số hóa trên ảnh quét được trợ giúp bởi một
số công cụ phần mềm nhận dạng. Người dùng hiển thị ảnh bản đồ quét lên trên màn hình
và kích chuột vào Đường trên bản đồ ảnh, phần mềm sẽ tự động số hóa dọc theo Đường
đó đến khi nào cắt Đường khác thì dừng lại. Lúc đó người dùng chỉ hướng cho chương
trình tiếp tục nhận dạng.
- Số hóa tự động: Nhận dạng tự động là quá trình nhận dạng ảnh quét trong đó
không có sự tham gia chỉnh sửa của con người. Kiểu nhận dạng này thường dùng để nhận
dạng các bản đồ quét có chất lượng tương đối tốt, không cần sự để tâm đặc biệt của con
người.
 Ưu và nhược điểm:
Phương pháp Số hóa thủ công Bán tự động Tự động
Ưu điểm -Kỹ thuật tương đối
đơn giản
- Tận dụng lao động
- Tiết kiệm bộ nhớ
Tiết kiệm sức
lao động, thời
gian
- Chính xác
- Nhanh
- Khách quan
Nhược điểm - Chậm
- chủ quan
- dễ bị lỗi
- - tốn bộ nhớ
- cần chọn dữ liệu
tương tự
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 14: Cơ sở dữ liệu địa lý là gì? Cơ sở dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu có đặc trưng gì

khác nhau?
Cơ sở dữ liệu địa lý là cơ sở dữ liệu không gian bao gồm hình dạng, kích thước và
vị trí các đối tượng cùng với sự biểu diễn dáng đất tại khu vực đó và cơ sở dữ liệu thuộc
tính bao gồm các đặc điểm tính chất của đối tượng.
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một tập hợp số liệu được lựa chọn và phân chia bởi người
sử dụng. Đó là một nhóm các bản ghi và các file số liệu được lưu trữ trong một tổ chức có
cấu trúc. Nhờ phần mềm quản trị CSDL người ta có thể sử dụng dữ liệu cho các mục đích
tính toán, phân tích, tổng hợp, khôi phục dữ liệu.
Đặc trưng khác nhau:??
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 15: Vai trò của cơ sở dữ liệu đối với một Hệ thống thông tin địa lý? Anh (Chị) hãy
cho biết những điều kiện cần thiết để xây dựng được một Hệ thống thông tin địa lý cơ
bản?
a. Vai trò:
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 16: Chồng ghép các lớp đối tượng là gì? Khi tiến hành chồng ghép đối tượng cần
phải có những điều kiện gì?
Chồng ghép dữ liệu là thao tác không gian trong đó các lớp dữ liệu được chồng lên
nhau để tạo ra một lớp dữ liệu mới. trong Gis thì đây là thao tác só học hoặc thao tác logic
được vận dụng trên những lớp dữ liệu khác nhau được nhập vào.
- Chồng ghép số học bao gồm các thao tác như cộng, trừ, nhân, chia hai lớp dữ liệu
với nhau. Thao tác số học được thực hiện trên mỗi giá trị của lớp dữ liệu thứ nhất
và giá trị trên vị trí tương ứng của lớp dữ liệu thứ hai.
- chồng ghép logic là thao tác để nhận đạng một vùng nơi mà tập hợp các điều kiện
riêng xuất hiện như vùng thích hợp cho đổ chất thải rắn của một thành phố, địa điểm
thích hợp để xây dựng khu công nghiệp….
Khi tiến hành chồng ghép đối tượng cần phải có những điều kiện: là điều kiện để xây dựng
một chuẩn CSDL

- Nguồn dữ liệu đưa vào cần phải đầy đủ và phù hợp với nội dung vấn đề cần chồng
ghép.
- lựa chọn mô hình dữ liệu để chồng ghép cho phù hợp đối tượng:
+ Chồng ghép vector: các đối tượng địa lý được biểu diễn dưới dạng các điểm,
đường và vùng.
+ Cùng 1 hệ tọa độ.
+ nhiều nữa
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ
Made by Địa Lý K34
Câu 17: Anh (chị) hãy nêu tên một bản đồ chuyên đề bất kỳ? Bản đồ chuyên đề đó cần
có các lớp thông cơ bản nào? Xây dựng cấu trúc bảng dữ liệu thuộc tính hoàn chỉnh
cho lớp thông tin chuyên đề chính đó?
Đưa ra 1 bản đồ chính, đưa ra 1trong các bản đồ chuyên đề trong đó===> nêu dl
thuộc tính
Khỏi học!!!!
Câu 18: Hệ thống định vị toàn cầu là gì? Những thông số cần cài đặt khi sử dụng GPS.
fyfyjfy
Câu 19: Có mấy phương pháp truyền số liệu từ GPS vào máy tính? Số liệu được thu
thập từ thực địa bằng GPS là dữ liệu thuộc tính hay không gian?
ffyfyfty
Câu 20: Những ảnh hưởng nào gây tác động đến GPS cho kết quả sai số.
fjgaljrgl
Chó ý: §Ò nghÞ sinh viªn liªn hÖ víi c¸c vÝ dô thùc tÕ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×