Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

tiểu luận thương mại điện tử xu hướng phát triển kinh doanh bằng hình thức thương mại tại việt nam thời kì hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.18 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẰNG
HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHỆ 4.0

Tên các thành viên nhóm:

Lớp: QH – 2020E KTPT CLC2
Giảng viên: TS. Nguyễn Thế Kiên

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TMĐT: Thương mại điện tử
B2B: Business to Consumer
B2C: Business to Business
C2C: Consumer to Consumer
VECOM: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam
TTĐT: Thanh toán điện tử
CNTT: Công nghệ thông tin
FEDI: Trao đổi dữ liệu điện tử tài
chính EDI: Trao đổi dữ liệu điện tử
VAN: Mạng giá trị gia tăng
NNTP: Giao thức truyền tin qua
mạng POP: Giao thức truyền thư tín
SMTP: Giao thức truyền thơng điệp đơn


giản HTTP: Giao thức chuẩn truyền tệp

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Top 10 trang TMĐT được sử dụng nhiều nhất ở ĐNÁ......................... 15
Hình 2: Ảnh minh họa về email marketing........................................................19
Hình 3: Quy trình hoạt động của FEDI..............................................................20
Hình 4: Một số ví điện tử được sử dụng phổ biến ở Việt Nam..........................21
Hình 5: Ảnh minh họa hình thức B2B...............................................................26
Hình 6: Số người sử dụng internet ở Việt Nam qua các năm.............................30
Hình 7: Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến...................................................46
Hình 8: Ảnh minh họa kế hoạch phát triển TMĐT Việt Nam giai đoạn 20212025................................................................................................................... 48
Hình 9: Một số website thực hiện TMĐT có doanh số cao tại Việt Nam hiện nay
.............................................................................................................................56
Hình 10: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội TMĐT.................................................59

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 6
2. Tổng quan nghiên cứu................................................................................ 7
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 12
6. Cấu trúc bài nghiên cứu............................................................................ 13
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ 14

CHƯƠNG 1: Tổng quan về Thương mại điện tử và hoạt động bán hàng bằng
hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam......................................................... 14
1. Thương mại điện tử là gì.......................................................................... 14
2. Những phương tiện kĩ thuật trong thương mại điện tử............................. 14
2.1

Điện thoại........................................................................................... 16

2.2

Internet và web................................................................................... 16

2.3

Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử....................................................17

2.4

Mạng nội bộ và mạng ngoại bộ..........................................................18

3. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử.....................................18
3.1

Thư điện tử (Electronic Mail: Email).................................................18

3.2

Thanh toán điện tử (Electronic Payment)...........................................19

3.3


Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange: EDI).............22

3.4

Giao gửi các số hóa các dung liệu (Digital Content Delivery)...........23

3.5

Bán lẻ hàng hóa hữu hình (E-retail)...................................................24

4. Mơ hình hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp tại Việt Nam...............25
4.1

Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B).............................................25

4.2

Doanh nghiệp với khách hàng (B2C).................................................32

4.3

Người tiêu dùng với người tiêu dùng.................................................36

5 Hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT của các doanh nghiệp tại Việt
Nam................................................................................................................ 38
4


CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh bằng hình thức

thương mại điện tử ở Việt Nam.........................................................................41
1. Lịch sử phát triển thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt Nam..........41
1.1

Sự hình thành thương mại điện tử trên thế giới..................................41

1.2

Sự hình thành thương mại điện tử tại Việt Nam.................................42

2. Thực trạng thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam........43
2.1

Thực trạng phát triển thương mại tại Việt Nam.................................. 43

2.2

Mục tiêu phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam...........................47

2.3

Các mơ hình kinh doanh thơng qua thương mại điện tử....................48

CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh bằng
hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam......................................................... 53
1. Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử.............................................. 53
1.1

Con đường nâng cao nhận thức về TMĐT để thúc đẩy hoạt động bán hàng
tại Việt Nam................................................................................................. 53

1.2

Những biện pháp nhằm phát triển thương mại điện tử.......................54

2. Xây dựng cơ sở hạ tầng............................................................................ 56
2.1

Xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý......................................................... 56

2.2

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ................................58

2.3

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế.....................................59

3. Phương hướng hoạt động và một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển
thương mại điện tử Việt Nam...................................................................64
3.1

Nhận định chung về tiềm năng phát triển thương mại điện tử...........64

3.2

Phương hướng phát triển....................................................................66

3.3

Đề xuất giải pháp................................................................................ 67


PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................72

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Xu thế hiện nay, thương mại điện tử trở thành một xu hướng, ngày càng
phát triển và đem lại các lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế
giới. Tại Việt Nam, với sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, việc triển khai áp dụng
thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực đã bước đầu
có được những thành cơng nhất định, khẳng định lợi ích kinh tế to lớn từ việc
áp dụng thương mại điện tử. Nếu như thương mại điện tử đang được áp dụng
khá thành công trong kinh doanh dịch vụ, kinh doanh hàng điện tử cơng nghệ,
thì áp dụng CNTT và TMĐT trong kinh doanh hàng lâm sản vẫn còn rất sơ
khai. Các doanh nghiệp kinh doanh lâm sản mới chỉ trang bị được cơ sở vật
chất ban đầu cho kết nối internet và triển khai áp dụng thương mại điện tử ở các
cấp độ đầu tiên. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng áp dụng thương
mại điện tử trong kinh doanh hàng lâm sản để đưa ra được các giải pháp thúc
đẩy áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh hàng lâm sản hiện nay là việc
làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới, các
doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tỷ lệ
tương đối lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, đang bước đầu nhận
thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện tử
trong mọi lĩnh vực.
Nhờ có thương mại điện tử mà nền kinh tế của thế giới đã bước sang một
trang mới. Các hoạt động kinh doanh mua bán với số lượng từ lớn đến nhỏ ở

khắp mọi nơi trở nên vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Việc quản lý kinh doanh
qua các kênh điện tử rất đơn giản mà không cần tốn nhiều thời gian và công
sức. Các trang web bán hàng có thể mở cửa 24/24, điều này vừa giúp chủ đầu tư
có thêm cơ hội để gia tăng số lượng sản phẩm bán ra, vừa phục vụ nhu cầu của
khách hàng một cách kịp thời, mọi lúc mọi nơi không lo bị giới hạn về thời
gian.
6


(Theo: KDIGIMIND, tháng 7, 2020). Bên cạnh nhiều lợi ích, bất cứ lĩnh vực
nào cũng có khó khăn và cần khắc phục. Và bên cạnh những thế mạnh thì
thương mại điện tử cũng phải đối mặt với một số hạn chế còn tồn tại như: Chưa
nhận được sự tin tưởng hồn tồn, khơng xem được trực tiếp sản phẩm, bắt
buộc cần có mạng internet và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo
nên một sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường, làm thay đổi sản phẩm, dịch vụ
một cách linh hoạt, hiệu quả. Chính vì vậy nghiên cứu về xu hướng phát triển
của hoạt động kinh doanh cũng đã được nghiên cứu và phát triển dựa trên các
cơ sở thực tiễn và lý luận. Vì vậy việc xác định các yếu tố như tình hình, thực
trạng, khó khăn và giải pháp để thấy rõ được ngành công nghệ thông tin đã tạo
ra bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu như thế nào và
TMĐT mang tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp và sự hài lòng khi sử
dụng của người tiêu dùng ra sao. Đồng thời điều này cũng có ý nghĩa to lớn đối
với sự phát triển đất nước trong thời đại chuyển đổi số, TMĐT sẽ là mảnh đất
màu mỡ để phát triển toàn diện. Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài
“Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử
ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ 4.0” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu tập trung vào lợi ích và rào cản của thương mại điện tử

trong hoạt động kinh doanh
“A guide to the seen costs and unseen benefits of e-commerce” của nhóm
tác giả Travis Tokar, Robert Jensen và Brent D. Williams. Bài viết mở ra một
viễn cảnh thực tế khi nhìn nhận được về các chi phí đánh đổi và lợi ích to lớn
của hoạt động thương mại điện tử trong quá trình phát triển khi khách hàng có
xu hướng chuyển dịch tiêu dùng từ các kênh bán lẻ truyền thống sang thương
mại điện tử. Về mặt chi phí đánh đổi nhóm tác giả xuy xét đến các hoạt động
7


như đóng gói, vận chuyển cũng như tiêu thụ năng lượng và các tài nguyên đều
được coi là chi phí của thương mại điện tử song song với các lợi ích vơ hình của
thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp khi chuyển đổi hình thức hoạt
động.
Trong “The impact of e-commerce: It always benefits consumers, but
may reduce social welfare” - “Tác động của thương mại điện tử: Nó ln mang
lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng có thể làm giảm phúc lợi xã hội” của Yuji
Nakayama. Bài báo này nghiên cứu tác động của thương mại điện tử đối với
phúc lợi xã hội bằng cách sử dụng mô hình thành phố tuyến tính, kết hợp sự đa
dạng của người tiêu dùng để một số có thể mua hàng qua Internet trong khi
những người khác không thể. Các kết luận đưa ra rằng sự xuất hiện của thương
mại điện tử làm tăng cường cạnh tranh bán lẻ và luôn làm tăng thặng dư của
người tiêu dùng. Tuy nhiên, tổng thặng dư không nhất thiết phải cải thiện. Điều
này là do sự phân chia thị trường cân bằng giữa các cửa hàng thông thường và
thương mại điện tử không tối ưu về mặt xã hội và mất hiệu quả phân phối sẽ
tích lũy nếu dân số người mua sắm trên Internet ít hoặc chi phí thương mại điện
tử cao.
Bài nghiên cứu: “Electronic Commerce: A Study on Benefits and
Challenges in an Emerging Economy” của tác giả Abdul Gaffar Khan tập trung
nghiên cứu nền kinh tế Bangladesh khi có sự xuất hiện của thương mại điện tử.

Nó mang lại những lợi ích lớn cho cả phía doanh nghiệp lẫn người sử dụng. Cụ
thể bài nghiên cứu đưa ra các lợi ích đem lại của thương mại điện tử trong việc
tăng doanh thu, phát triển hình ảnh và thương hiệu cơng ty, khách hàng lúc này
có thể mua sắm một sản phẩm khơng có tại thị trường địa phương hoặc quốc gia
từ đó đem lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn cũng như tăng khả năng tiếp cận sản
phẩm cho khách hàng và cịn nhiều lợi ích khác được Abdul Gaffar Khan tổng
hợp trong bài nghiên cứu.
Bài nghiên cứu “Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: thực trạng và
kiến nghị” của nhóm tác giả Đỗ Thị Nhâm, Đỗ Thị Huệ và Nguyễn Thị Lan đã
8


đề cập thị trường Việt Nam với xu hướng phát triển thương mại điện tử là vơ
cùng lớn và có những thành tựu nổi bật. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những cản trở
đến sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam trong đó nổi bật như: Các
chủ thể chưa áp dụng công nghệ trong việc chuyển đổi số và chuyển đổi hình
thức bán lẻ truyền thống; những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng không đúng
như quảng cáo,... đã và đang đặt ra cơ hội, thách thức lớn đối với hoạt động
phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Để giải quyết các vấn đề này khơng
chỉ từ phía doanh nghiệp, người tiêu dùng mà địi hỏi Nhà nước cũng cần có
biện pháp thích hợp nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ, tạo mơi trường
giao dịch an tồn cho người tiêu dùng và đảm bảo an toàn giao dịch trong các
giao dịch tài chính.
2.2 Nghiên cứu về phát triển hoạt động thương mại điện tử tại doanh nghiệp
Việt Nam
“At full velocity: Resilient and racing ahead” Báo cáo Thương mại điện
tử các nước Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company đã
chỉ ra xu hướng tiếp tục phát triển của hoạt động TMĐT là rất lớn mặc dù phải
đối mặt với khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Quy mô thương mại điện tử và
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đã đạt 14 tỷ USD trong năm

2020 và dự đốn tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2020-2025 là
29%. Khi đó, quy mơ thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 52
tỷ USD và đứng thứ hai trong khối ASEAN.
“Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2020” của Hiệp hội thương mại điện
tử Việt Nam công bố đã chỉ ra ý nghĩa to lớn và nhận định rằng đây là cơ hội
vàng đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ chuyển đổi mơ hình từ bán lẻ
truyền thống sang sử dụng các hình thức khác nhau nhằm chuyển đổi sang hoạt
động mua bán trực tuyến trên không gian ảo. Bài báo cáo cũng đã đưa ra những
số liệu chi tiết, cụ thể và những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam
trong năm 2020 cũng như mơ hình chủ yếu các doanh nghiệp hướng đến là
B2C.
9


Trong bài nghiên cứu: “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối
với Việt Nam” của tác giả Đào Trọng Nghĩa đã khái quát được những hiểu biết
căn bản về thương mại điện tử và tác giả đã đi nghiên cứu khá sâu và chi tiết
vào các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử ở
Việt Nam.
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Thông qua việc tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam về
thương mại điện tử trong nước và một số nền kinh tế nổi bật trên thế giới. Nhìn
chung các nghiên cứu đều đưa ra được những mặt tích cực, số liệu khả quan mà
thương mại điện tử mang lại cho mơ hình kinh doanh của các chủ thể bên cạnh
vấn đề chuyển đổi mơ hình kinh doanh bán lẻ truyền thống sang nền tảng ứng
dụng công nghệ vào hoạt động mua bán. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu
trong nước lại tập trung nhiều vào thu thập và xử lý số liệu (“Báo cáo chỉ số
thương mại điện tử 2020” - VECOM, 2020) hay đưa ra lý do khiến thương mại
điện tử Việt Nam vẫn còn các rào cản chưa thể vượt qua và đề xuất giải pháp,
kiến nghị trong nghiên cứu “Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: thực

trạng và kiến nghị” của nhóm tác giả Đỗ Thị Nhâm, Đỗ Thị Huệ và Nguyễn Thị
Lan... Các nghiên cứu trong nước chỉ tập trung vào số liệu thứ cấp và hình
thành các luận điểm về những vấn đề cần tập trung cải thiện để phát triển
thương mại điện tử Việt Nam mà chưa đi sâu phân tích về các mơ hình thương
mại điện tử được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhiều nhất trong hoạt động
kinh doanh. Chính vì thế nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “ Xu hướng phát

triển hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
thời kỳ hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ 4.0” để phân tích kỹ hơn
những mơ hình lựa chọn của doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung

10


Bước đầu tìm hiểu thương mại điện tử đã và đang được tiến hành trong
nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi
về cơng nghệ. Tuy nhiên trong điều kiện giới hạn về thời gian để tài liệu, đề tài
nghiên cứu khoa học này xin tập trung nghiên cứu về xu hướng phát triển hoạt
động kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập công nghệ 4.0 hiện nay nhằm chỉ ra
được thực trạng, tình hình chung và hướng giải pháp để xu hướng thương mại
điện tử được phát triển hơn nữa.
3.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, tìm hiểu những khái niệm về thương mại điện tử sau đó tiến tới
một nhận thức toàn diện hơn về thương mại điện tử, điều mà các doanh nghiệp
nên biết khi quan tâm đến việc ứng dụng thương mại điện tử vào các lĩnh vực;


Thứ hai, nắm được xu thế tất yếu phải tham gia vào thương mại điện tử
qua vài nét về tình hình phát triển, lịch sử phát triển thương mại điện tử ở thế
giới để thấy được lịch sử phát triển thương mại điện tử Việt Nam;

Thứ ba, phân tích tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam nói
chung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói riêng, qua đó nêu ra được
mục tiêu phát triển thương mại điện tử, phát triển thương mại điện tử mang lại
lợi ích như thế nào;

Thứ tư, trên cơ sở phân tích đánh giá, đưa ra một số phương hướng hoạt
động và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử
ở các doanh nghiệp, đồng thời đề cập đến những giải pháp và đề xuất của nhà
nước để các doanh nghiệp có thể phát triển hơn nữa ứng dụng thương mại điện
tử.

11


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu
này là “Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại
điện tử ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ 4.0”.

Thứ hai, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về thương mại điện tử tập
trung trên hai phương diện chủ đạo là vi mô và vĩ mô. Trên phương diện vĩ mô
tập trung nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi doanh nghiệp.

Phạm vi về không gian: Bài nghiên cứu được tổng hợp từ các số liệu thứ

cấp về thương mại điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 .

Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến
năm 2020, các định hướng và giải pháp được đề xuất hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp thu
thập dữ liệu và xử lý thông tin: Các số liệu thứ cấp được nhóm nghiên cứu sử
dụng để xác định lịch sử và quá trình hình thành của thương mại điện tử tại Việt
Nam để từ đó nhận định đúng vai trị của thương mại điện tử cũng như ứng
dụng mơ hình thương mại điện tử được doanh nghiệp sử dụng đa số trong hoạt
động mua bán của doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu
kết hợp các phương pháp sau đây: phương pháp phân tích và tổng hợp: từ các
tài liệu của Bộ Cơng Thương, các nghiên cứu có giá trị trong nước và quốc tế
cũng như kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia, các tập đoàn thương mại điện
tử lớn trên thế giới...Phương pháp so sánh, đối chiếu và phương pháp nghiên
cứu case study: bài nghiên cứu phân tích số liệu về doanh nghiệp….trong hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử để giúp bài nghiên cứu nhìn thấy được
hiệu quả của việc ứng dụng mơ hình ….trong hoạt động kinh doanh tại doanh
nghiệp, giúp bài nghiên cứu có thể sử dụng nhiều nguồn chứng cứ, dữ liệu khác
nhau để phân tích và giúp người đọc hiểu hơn các cơ sở lý luận, phân tích của
bài nghiên cứu.

12


6. Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 73 trang, 10 hình ảnh và cùng 48 phụ lục. Ngồi
phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:
Chương 1: Tổng quan về Thương mại điện tử và hoạt động bán hàng

bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh bằng hình thức
thương mại điện tử ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh
bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, TS Nguyễn
Thế Kiên, người đã trực tiếp hướng dẫn nhóm em trong quá trình thực hiện và
hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Đồng thời, cũng xin gửi lời cảm ơn
tới các thành viên trong nhóm III lớp KTPT CLC 2 - khóa 2020 Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN đã cùng nhau thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
này.

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Tổng quan về Thương mại điện tử và hoạt động bán hàng
bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
1. Thương mại điện tử là gì
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như
“Thương mại điện tử” (Electronic Commerce), “Thương mại trực tuyến”
(Online Trade), “Thương mại không giấy tờ” (Paperless Commerce) hoặc
“Kinh doanh điện tử” (E-business). Tuy nhiên, "thương mại điện tử" vẫn được
sử dụng thường xuyên và nhất quán trong các bài báo nghiên cứu hoặc công
việc của các tổ chức hoặc nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu từ việc
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông, các công ty bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động
của mình, từ bán hàng đến tiếp thị, từ thanh toán đến mua hàng, sản xuất, đào
tạo, phối hợp với các nhà cung cấp, đối tác, khách hàng vv, sau đó thương mại
điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, và các doanh nghiệp ứng dụng

thương mại mức độ cao của điện tử được gọi là kinh doanh điện tử. Do đó có
thể hiểu kinh doanh điện tử là mơ hình phát triển các doanh nghiệp tham gia
thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng chuyên sâu công nghệ thông tin
vào mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là quá trình hoạt động của việc mua
và bán các hàng hóa và dịch vụ bằng các phương pháp điện tử và mạng viễn
thơng, đặc biệt là máy tính và Internet, và có thể được thực hiện hình thức kinh
doanh này giữa các doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với cá nhân (B2C)
hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C).
Nhiều tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã thiết lập khái niệm thương
mại điện tử theo nhiều nghĩa rộng khác nhau:

14


Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng đã đưa ra cho mình
khái niệm về thương mại điện tử: “Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch
thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền
đi các dữ liệu đã được số hóa thơng qua các mạng mở (như Internet) hoặc các
mạng đóng có cổng thơng với mạng mở (như AOL)”.
Bên cạnh hai tổ chức lớn trên, Ủy ban của Liên hợp quốc về Thương mại
và phát triển - UNCTAD cũng đã đưa ra quan niệm về thương mại điện tử trên
góc độ doanh nghiệp: “Thương mại điện tử là việc thực hiện một phần hay toàn
bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh
tốn thơng qua các phương tiện điện tử”. Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ
hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn riêng ở mua bán và toàn bộ các
hoạt động kinh doanh này được thực hiện thơng qua các phương tiện điện tử.

Hình 1: Top 10 trang TMĐT được sử dụng nhiều nhất ở ĐNÁ (Nguồn: Internet)


15


Như vậy các doanh nghiệp được coi là tham gia vào thương mại điện tử
khi họ sử dụng các phương thức và mạng điện tử trong các hoạt động thương
mại cốt lõi như tiếp thị, bán hàng, phân phối và thanh toán.
2. Những phương tiện kĩ thuật trong thương mại điện tử
Các phương tiện điện tử bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại
khơng dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau,… và mạng internet. Thương
mại điện tử tuy phát triển chủ yếu qua Internet nhưng gần đây giao dịch thông
qua các phương tiện điện tử rất đa dạng phong phú, các thiết bị điện tử di động
cũng dần trở nên quan trọng, hình thức này được gọi là thương mại điện tử di
động (Mobile-commerce hay M-commerce).
2.1 Điện thoại
Điện thoại đã trở thành phương tiện phổ biến toàn cầu trong thời đại hiện
nay với hơn 340 triệu người dùng và 1 tỷ đường dây thuê bao điện thoại. Từ khi
điện thoại di động và liên lạc vệ tinh ra đời và phát triển chóng mặt với một số
dịch vụ được cung cấp trực tiếp như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, tư vấn, giải
trí... , ứng dụng của phương tiện này đang ngày càng trở nên rộng rãi hơn bao
giờ hết .Trong thời gian mới , việc kết hợp công nghệ tin học, viễn thông để tạo
ra những chiếc điện thoại thơng minh có khả năng duyệt Web, thực hiện các
giao dịch thương mại điện tử không dây như dịch vụ ngân hàng hay mua bán
chứng khoán, đặt vé xem phim, vé xe,..
2.2 Internet và web
Internet là mạng lưới kết nối các máy tính trên tồn cầu. Một máy tính có
địa chỉ Internet trước tiên được nối vào mạng LAN, rồi đến mạng WAN (với
vai trò như các SUBNET), rồi vào Backbone (trung tâm của các đường nối kết
và các phần cứng nối kết dùng để truyền dữ liệu với tốc độ cao) như vậy là
máy


16


tính đó đã giao tiếp với Internet và như vậy là người dùng có thể trao đổi thơng
tin qua máy tính một cách thuận tiện.
Web (World Wide Web hay cịn ký hiệu là WWW) được định nghĩa như
một dịch vụ thơng tin tồn cầu của Internet sử dụng các liên kết siêu văn bản
(Hyperlink, Hypertext) đề cập đến nhiều ngôn ngữ và gói đa phương tiện được
sử dụng kết hợp với nhau nhằm mục đích cung cấp những dữ liệu được viết
bằng ngôn ngữ HTML (Hyperlink Markup language - ngôn ngữ đánh dấu siêu
văn bản) hoặc các ngôn ngữ khác được kết hợp với HTML và truyền đi khắp
nơi trên cơ sở các giao thức chuẩn Quốc tế như: NNTP, POP, SMTP, HTTP, mỗi
cơng nghệ có chức năng riêng biệt và cần yêu cầu sử dụng kép ít nhất thêm một
công nghệ khác, cho phép người sử dụng truy nhập vào các thơng tin dưới nhiều
hình thức khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh giúp mọi người thảo luận
về một hay nhiều vấn đề mà họ quan tâm qua mạng. Bằng chứng đơn giản là
chúng ta có thể lấy bằng cử nhân ở trường đại học nước ngoài à khơng cần ra
nước ngồi bằng các khóa học được tổ chức qua mạng.
2.3 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
Vai trị vơ cùng quan trọng trong TMĐT, thanh toán điện tử (TTĐT) là
nhằm thực hiện cân bằng cho việc trao đổi giá trị. Thanh toán điện tử
(Electronic Payment) là việc thanh tốn thơng qua thơng điệp điện tử
(Electronic Message) thay vì trao tay tiền mặt. TTĐT sử dụng các máy rút tiền
tự động (ATM: Automatic Teller Machine), thẻ tín dụng (Credit Card), thẻ mua
hàng (Purchasing Card), thẻ thơng minh (Smart Card), các chứng từ điện tử
(như hối phiếu, giấy nhận nợ điện tử)... Việc xây dựng một hệ thống tài chính
thanh tốn tự động là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công TMĐT tiến
đến nền kinh tế số hóa.
Thanh tốn điện tử làm cho các phương thức sử dụng tiền tệ ngày càng
đa dạng và lưu thơng dễ dàng ở phạm vi tồn cầu. Tiền điện tử được sử dụng

làm
17


giảm các chi phí như kiểm đếm, giao nhận hay in ấn. Việc lưu chuyển tiền tệ
bằng hệ thống và dịch vụ ngân hàng nhanh và kiểm soát được những rủi ro gặp
phải khi thanh tốn. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và dễ dàng lực chọn
một cách tức thời theo ý mình. Tuy vậy việc sử dụng hệ thống thanh tốn tiền tự
động hiện vẫn cịn tồn tại rủi ro về vấn đề bảo mật, riêng tư nên để TMĐT phát
triển cần xây dựng hệ thống bảo mật vững vàng khắc phục được những vấn đề
này.
2.4 Mạng nội bộ và mạng ngoại bộ
Mạng nội bộ (Intranet) là toàn bộ mạng thông tin của một tổ chức và các
liên lạc bằng mọi hình thức giữa các máy tính điện tử hay liên lạc di động trong
đó. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần
nhau; hoặc kết nối trong một khu vực rộng lớn hơn. Càng ngày, mạng nội bộ
đang được sử dụng để cung cấp các cơng cụ, ví dụ như cộng tác để tạo điều kiện
làm việc theo nhóm và hội nghị trực tiếp, hoặc các thư mục công ty, các
công cụ quản lý khách hàng và bán hàng , quản lý dự án , v.v…
3. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử
3.1 Thư điện tử (Electronic Mail: Email)
Là một cơ chế truyền tải thông điệp, nội dung giữa những người sử dụng
thiết bị điện tử, thư điện tử hoặc hộp thư điện tử (E-mail) ban đầu còn được sử
dụng một cách hạn chế vào những năm 1960 do công nghệ chưa phát triển và
được gọi là Email cho đến giữa những năm 1970. Trong hệ thống thư điện tử
ngày nay thì mơ hình lưu và chuyển tiếp đang được áp dụng một cách rộng rãi
và phổ biến nhất: thư được chấp nhận, chuyển tiếp, gửi và lưu trữ trên máy chủ
email.
Thư điện tử được các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các tổ chức
khác gửi cho nhau một cách trực tuyến với mục đích chính là quảng bá các sản


18


phẩm, dịch vụ, hàng hóa và thương hiệu qua mạng. Do sự tiện ích của cơng
nghệ thơng tin ngày nay, nội dung được viết trong thư điện tử không cần phải
tn theo một khn khổ nào như trước đây, nó được gọi là Email quảng bá và
Email Marketing.

Hình 2: Ảnh minh họa về email marketing (Nguồn: Internet)

Hình thức quảng bá này thường sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho
các doanh nghiệp, cơng ty,… do khơng mất bưu phí và phí in ấn, đồng thời có
thể gửi thư tự động đã được cá nhân hóa theo từng đối tượng sử dụng. Mặt
khác, các doanh nghiệp, tổ chức,... sẽ gặp khó khăn trong việc xác định danh
sách gửi tin nhắn một cách chính xác việc gửi nhiều thư rác, spam tin nhắn có
thể gây khó chịu cho người nhận và khiến cho khách hàng tiềm năng có ấn
tượng khơng tốt về doanh nghiệp, tổ chức,...cũng như các sản phẩm, thương
hiệu đang được quảng bá.
Và để triển khai được một chiến lược Email Marketing hiệu quả, trước
tiên doanh nghiệp cần phải có một khối lượng Email các khách hàng lớn và chất
lượng. Các Email chất lượng ở đây là của khách hàng tiềm năng đang sử dụng.
Bên cạnh đó, việc thấu hiểu khách hàng của mình muốn gì là một yếu tố quan
trọng để triển khai chiến lược này. Các doanh nghiệp, công ty,… hãy bắt đầu
bằng cách chia sẻ những giá trị thực sự có ích cho khách hàng bởi vì họ sẽ thực
sự khó chịu khi nhận những Email về các sản phẩm họ không mong muốn, khéo
léo điều hướng khách hàng qua Fanpage hoặc qua các Website độc quyền của
riêng mình để tăng cơ hội của mình.
19



3.2 Thanh toán điện tử (Electronic Payment)
Thanh toán điện tử (Electronic Payment hay E-payment) là hình thức
chuyển tiền được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử. Một số ví dụ như:
thanh tốn tiền lương hàng tháng bằng cách gửi trực tiếp tiền vào tài khoản cá
nhân, thanh toán hàng hóa bằng thẻ mua sắm hoặc thẻ tín dụng, hay thanh toán
các mặt hàng trên các ứng dụng mua sắm trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada,
… đều là các dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, thanh toán điện tử hiện đã lan
rộng sang các ngành công nghiệp mới do sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ
thông tin và thương mại điện tử.
Đầu tiên phải nhắc đến Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (FEDI) được
các cơng ty, doanh nghiệp dùng để thực hiện các giao dịch với mục đích chính
là phục vụ cho việc thanh tốn điện tử giữa các bên giao dịch. Hệ thống FEDI
hoạt động theo một quy trình cụ thể mang lại nhiều mặt tích cực trong kinh
doanh cho các doanh nghiệp, cơng ty,...chủ thể thực hiện thanh tốn có thể
chuyển tiền trên EDI hoặc thông báo chuyển tiền đến các tổ chức tài chính;
thơng qua nhà điều hành cơ sở bù trừ, các tổ chức tài chính sẽ được hướng dẫn
thực hiện thanh tốn; tổ chức tài chính của người nhận thanh toán sẽ cung cấp
cho người nhận lời khuyên về việc chuyển tiền sau khi thực hiện liên lạc với tổ
chức tài chính thanh tốn, có thể dựa trên EDI hoặc không.

20


Hình 3: Quy trình hoạt động của FEDI (Nguồn: Internet)

Tiếp theo là Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt có được từ một tổ
chức phát hành có thể được tự do thay đổi thành các loại tiền tệ khác thơng qua
Internet và có giá trị sử dụng trên toàn quốc. Tiền lẻ điện tử đang trên đà phát
triển nhanh, và có những ưu điểm nổi bật đáng để áp dụng sau: Do phí giao dịch

mua và chuyển tiền rất thấp, nên tiền điện tử được sử dụng rộng rãi trong việc
thanh toán các khoản tiền nhỏ, ngay cả đối với báo chí. Và các doanh nghiệp, cá
nhân,...đều ưa chuộng dùng tiền điện tử hơn vì độ thuận tiện, thực hiện giao
dịch nhanh chóng và tiền nhận được 100% là tiền thật, tránh tuyệt đối được tiền
giả xuất hiện trong giao dịch.
Tiếp đến là Ví điện tử (Electronic Purse), thường được gọi là ví trực
tuyến, là một loại tài khoản được sử dụng để thanh toán cho các giao dịch trực
tiếp phổ biến nhất hiện nay, chẳng hạn như tiền điện, nước, nạp tiền điện thoại,
mua vé xem phim,…đồng thời cũng là một địa điểm cho tiền tệ Internet, chủ
yếu được sử dụng qua thẻ thông minh (smart cash), còn được gọi là thẻ giữ tiền
(stored value card), qua đó tiền được thanh tốn cho bất kỳ ai đọc được thẻ;
cơng nghệ của ví điện tử tương tự như cơng nghệ được sử dụng trong tiền lẻ
điện tử. Ví điện tử được sử dụng với ba mục đích chính: thanh tốn hóa đơn tiện
lợi giảm bớt việc quản lý giao dịch qua thẻ ngân hàng; lưu trữ tiền trên các ứng
dụng Internet làm giảm sự xuất hiện tiền mặt để tránh rủi ro về lạm phát;
chuyển
21


- nhận tiền với vai trị thực hiện nhanh chóng các giao dịch chuyển và nhận tiền
cho người khác.

Hình 4: Một số ví điện tử được sử dụng phổ biến ở Việt Nam (Nguồn: Internet)

Cuối cùng trong thanh toán điện tử không thể không kể đến Hệ thống
giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). Digital banking là loại hình
ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ điển hình của ngân hàng
truyền thống.. Nói cách khác, mọi thứ bạn có thể làm tại chi nhánh ngân hàng
truyền thống đã được số hóa và hợp nhất thành một ứng dụng ngân hàng kỹ
thuật số duy nhất. Để quản lý hoặc giao dịch thành công, tất cả những gì bạn

cần là kết nối mạng. Số hóa ngân hàng khơng khó với sự tiến bộ của cơng nghệ
hiện đại. Khách hàng và tổ chức tài chính đều sẽ được hưởng lợi từ loại hình
ngân hàng này vì nó sẽ giúp họ tiết kiệm tiền bạc và thời gian.
3.3 Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange: EDI)
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange, gọi tắt là EDI) là
việc trao đổi dữ liệu theo định dạng “có cấu trúc” nhất định (đã được thống nhất
trước đó) được thực hiện giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc các đơn vị đã có
những thỏa thuận mua bán với nhau từ trước bằng các thiết bị điện tử đã được
kết nối mạng.

22


EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều khu vực trên thế giới, và
được dùng chủ yếu để mua và phân phối hàng hóa. Trước khi có Internet, đã có
EDI và mọi người đã sử dụng nó. Để kết nối các đối tác và công ty EDI lại với
nhau thì "mạng giá trị gia tăng" (VAN) đã được tạo ra để thực hiện điều đó. Khi
một doanh nghiệp được kết nối với VAN, nó có thể giao tiếp với nhiều máy tính
điện tử đặt tại các thành phố khác nhau trên thế giới.
Do sự dễ dàng mà nó cung cấp, EDI hiện nay chủ yếu được thực hiện
thông qua Internet. Người ta đã tạo ra một loại mạng mới được gọi là “mạng
riêng ảo” (virtual private network), là một phiên bản riêng của mạng nội bộ của
doanh nghiệp được xây dựng trên các tiêu chuẩn Web và tương tác thơng qua
Internet với mục tiêu giảm chi phí. Mục đích chính là làm cho hoạt động thương
mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn trong khi vẫn
giữ chi phí giao dịch giữa đơi bên thấp.
Chủ đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết, đặc biệt khi liên
quan đến giao dịch thương mại giữa các quốc gia có chính sách thương mại và
quan điểm quản lý khác nhau, địi hỏi một khn khổ pháp lý duy nhất dựa trên
các ý tưởng thống nhất tốt nhất.

3.4 Giao gửi các số hóa các dung liệu (Digital Content Delivery)
Dung liệu (content) là nội dung của sản phẩm kỹ thuật số, giá trị của nó
nằm ở chính nội dung, không phải ở nhà cung cấp dịch vụ. Miễn là thiết bị di
động của bạn có kết nối Internet, bạn có thể trao đổi bất kỳ sản phẩm kỹ thuật
số qua đó. Một số những mặt hàng như vé máy bay, vé xem phim, ứng dụng
phần mềm,…thực chất đều là các phiên bản của sản phẩm kỹ thuật số.
Trước đây, dữ liệu được truyền dưới dạng vật lý, khi công nghệ chưa tiên
tiến như bây giờ, bằng cách đặt nó vào băng, in thành sách, tài liệu, đóng gói và
giao cho khách hàng, giao đến bàn tay của người dùng hoặc đếm các địa điểm

23


phân phối như cửa hàng, siêu thị và các điểm bán lẻ khác, nơi người dùng có
thể mua và nhận hàng trực tiếp. Dữ liệu đã được số hóa và chuyển qua mạng
bằng công nghệ 4.0 hiện tại, một quá trình được gọi là "chuyển phát kỹ thuật
số". Xuất bản điện tử đề cập đến quá trình lần lượt đặt các tờ báo, tài liệu công
ty và danh mục sản phẩm lên Internet. Thuật ngữ "sách điện tử" đề cập đến một
bộ sưu tập khoảng 2.700 tờ báo trực tuyến, cũng như đài phát thanh, truyền
hình, giáo dục, âm nhạc, kể chuyện và các phương tiện truyền thông khác.
Người dùng có thể tải các trang sách điện tử mà mình muốn và sử dụng âm
thanh máy tính thơng qua màn hình máy tính, loa, tai nghe và thiết bị vì các
chương trình ngày nay cũng đã được số hóa và phân phối qua Internet giúp
người dùng có một trải nghiệm tốt nhất về các sản phẩm trên Web.
3.5 Bán lẻ hàng hóa hữu hình (E-retail)
Hiện tại, các loại hàng hóa bán lẻ trực tuyến đã tăng lên đáng kể bởi sự
tiến bộ của công nghệ, từ các mặt hàng cơ bản như hoa và quần áo đến các mặt
hàng có giá trị cao như xe cộ, v.v. Đây được gọi là "mua sắm điện tử" hoặc
"mua sắm trực tuyến". Ở một số quốc gia nhất định, Internet đã dần phát triển
thành một công cụ để cạnh tranh bán lẻ thực tế.

Người bán xây dựng một "cửa hàng ảo" trực tuyến bằng cách sử dụng các
yếu tố đa phương tiện của mơi trường Web và Java. Nó được gọi là cửa hàng ảo
vì cửa hàng là có thật, nhưng người dùng chỉ nhìn lướt qua tồn bộ. Trên mỗi
trang màn hình, có một cái nhìn thống qua về cửa hàng và các mặt hàng mà nó
bán. Khách hàng tìm trang web cửa hàng, kiểm tra hàng hóa được trình bày trên
màn hình, phê duyệt giao dịch và thanh tốn điện tử để mua và bán mọi thứ.
Lúc đầu, một giao dịch như vậy mới ở giai đoạn sơ khai: khách hàng
chọn các mặt hàng và sau đó gửi đơn đặt hàng bằng biểu mẫu dựa trên Web.
Tuy nhiên, đôi khi bạn muốn chọn từ nhiều sản phẩm khác nhau trên các trang
web riêng biệt (của cùng một công ty) và mô tả hàng hóa ở một trang nhưng
đơn đặt
24


hàng lại ở một trang khác, tạo ra rất nhiều nhầm lẫn. Tiếp đến giai đoạn hai, sự
phát triển của công nghệ đã cho ra đời những ứng dụng mua sắm online để
người dùng có thể thực hiện giao dịch ngay tại nhà chỉ với thiết bị điện tử tại
nhà: Chỉ mua hàng trên những Website hợp pháp để tránh tình trạng mua phải
hàng giả, hàng kém chất lượng; đảm bảo các thiết bị sử dụng an tồn tránh lộ
thơng tin bảo mật, thông tin cá nhân khách hàng; trao đổi kỹ về các vấn đề phát
sinh trong quá trình giao dịch; hạn chế chia sẻ các thông tin cá nhân trên các
trang mạng trực tuyến để tránh lừa đảo;…Vì là hàng thật nên các cửa hàng phải
sử dụng các phương thức vận chuyển tiêu chuẩn để đến tay khách hàng.
4. Mơ hình hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp tại Việt Nam
Các đối tượng tham gia chính của thương mại điện tử là: Chính phủ (G),
Doanh nghiệp (B), Khách hàng cá nhân (C). Từ đó, thương mại điện tử được
chia thành các hình thức chủ yếu sau:
□ B2B (Business To Business: Là thương mại giữa các doanh nghiệp với
nhau)
□ B2C (Business To Customer: Là thương giữa doanh nghiệp với khách

hàng: Doanh nghiệp bán, khách hàng lẽ mua hàng)
□ B2G (Business To Government: giao dịch giữa doanh nghiệp với chính
phủ)
□ C2C (Customer To Customer: giao dịch giữa các khách hàng lẽ với nhau)
□ C2G (Customer To Government: giao dịch giữa khách hàng với chính
phủ)
□ G2G (Government To Government: giao dịch giữ các chính phủ với
nhau)
□ Hiện nay tại việt nam đang phổ biến các mơ hình TMĐT: B2B, B2C,
C2C

25


×