Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích và bình luận quy định pháp luật việt nam về yếu tố mối quan hệ nhân quả với tư cách là một điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.21 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ 3
ĐỀ TÀI: Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về yếu tố mối quan
hệ nhân quả với tư cách là một điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 11/2022


2
Đặt vấn đề
Trong thực tiễn cuộc sống, quan hệ dân sự diễn ra đa dạng, phức tạp, dễ xảy ra các xung
đột dẫn đến thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự của con người. Chính vì lẽ đó, chế
định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng đóng vai trị vơ cùng quan trọng để bù đắp những tổn
thất mà con người có thể gặp phải khi khơng có quan hệ hợp đồng điều chỉnh, và khuyến khích
cách ứng xử đúng đắn, văn minh khi gây ra thiệt hại cho người khác.
Bài viết sẽ tập trung phân tích, bình luận về yếu tố mối quan hệ nhân quả với tư cách là một điều
kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bài viết bao gồm 3 phần: Phần 1
nêu tổng quan lý thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại,
phần 2 phân tích, bình luận quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện này, và phần 3 phân tích,
bình luận các bản án có thật để làm rõ mối quan hệ nhân quả được lập luận, chứng minh như thế
nào trên thực tế.
1. Mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại: Để phát sinh nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bắt buộc phải chứng minh được hành vi gây thiệt hại


là căn cơ, cội nguồn, dẫn đến hậu quả thiệt hại là hiển nhiên và tất yếu 1. Nguyên tắc này tuy
đơn giản nhưng không hề dễ áp dụng. Chẳng hạn như sau một loạt hành vi liên tiếp xảy ra thì
mới dẫn đến một hậu quả thiệt hại, vậy hành vi nào là căn cơ dẫn đến thiệt hại đó? Hoặc có
một hành vi gây thiệt hại, và có thiệt hại đã xảy ra, nhưng thiệt hại đó có phải là hậu quả hiển
nhiên và tất yếu của hành vi kia khơng? Sự phức tạp của tình huống khiến quan điểm của các
học giả về cách xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả trở nên
khác biệt.
Các học giả luật dân sự Pháp theo hai học thuyết có sự đối lập. Học thuyết về sự tương đương
giữa các điều kiện cho rằng, tất cả các tình huống dẫn đến thiệt hại đều coi là nguyên nhân trực
tiếp của thiệt hại. Trong khi học thuyết về mối liên hệ nhân quả thích ứng cho rằng, chỉ những tình
huống nào trực tiếp tạo rủi ro dẫn đến thiệt hại mới được coi là nguyên nhân trực tiếp 2. Pháp luật
Anh-Mỹ xây dựng khái niệm nguyên nhân trừ phi (butfor causation), đòi hỏi nghiêm ngặt về việc
chứng minh mối liên hệ tất yếu giữa hành vi và thiệt hại. Sự tất yếu thể hiện ở chỗ, nếu như hành
vi đó khơng xảy ra thì thiệt hại sẽ khơng tồn tại2.
1 Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Trang 248 2 Nguyễn
Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Trang 249
2 S. Shavell, Causation and Tort Liability, Stanford Encyclopedia of Philosophy. Trích xuất từ
/>

3
Có thể nói rằng, các học thuyết trên ít nhiều chứa đựng những nhân tố hợp lý. Điều thú vị
là mỗi hệ thống pháp luật khác nhau có cách nhìn nhận các học thuyết trên đây khác nhau, từ đó
dẫn tới hệ quả mỗi một hệ thống pháp luật lại có những quy định riêng về mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
2. Quy định pháp luật Việt Nam về mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu
quả thiệt hại với tư cách là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng:
2.1. Điểm mới của BLDS 2015 về mối liên hệ nhân quả so với BLDS 2005:
Theo TS. Đinh Trung Tụng trong cuốn “Bình luận khoa học về Bộ luật Dân sự 2015”, sự
thay đổi đáng chú ý nhất của BLDS 2015 là “không trực diện đề cập đến yếu tố lỗi” như là căn cứ

phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Thay vào đó, 3 căn cứ để phát sinh
trách nhiệm này là: 1) hành vi gây thiệt hại, 2) thiệt hại thực tế xảy ra, và 3) mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại. Trong đó, mối quan hệ nhân quả có thể coi là căn cứ mang
tính quyết định, vì kể cả khi đã có hành vi gây thiệt hại và thiệt hại đã xảy ra, thì nghĩa vụ bồi
thường vẫn sẽ không phát sinh nếu như nạn nhân không chứng minh được thiệt hại là hậu quả tất
yếu của hành vi đó.
Việc thay đổi quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường như trong BLDS 2015
tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân tiến hành khởi kiện, phù hợp với xu hướng chung của pháp
luật về BTTHNHĐ trên thế giới3.
2.2.

Giới hạn hậu quả mà người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường

chưa rõ ràng:
Bên cạnh những điểm sáng, một trong những hạn chế lớn nhất trong pháp luật Việt Nam là,
nguyên tắc “Mọi trách nhiệm đều có giới hạn” đã được thừa nhận nhưng không được quy định cụ
thể. Nếu như từ một lỗi mà có nhiều thiệt hại phát sinh cùng một lúc, hoặc liên tục xảy ra thì
người có lỗi chỉ cần chịu trách nhiệm đến một giới hạn nào đó. Tuy nhiên, “giới hạn” này là gì thì
chưa có luật hay văn bản dưới luật nào hướng dẫn chi tiết4.
VD: A đánh B tàn bạo do ghen tuông, làm B bị thương nặng và toàn bộ gương mặt bị huỷ
hoại. B nhập viện điều trị, mẹ B vốn có bệnh cao huyết áp, do quá thương xót con gái nên bị tăng
xông và đột quỵ, cũng phải nhập viện điều trị. Vậy A có phải chịu trách nhiệm bồi thường cho
việc mẹ B nhập viện vì đột quỵ khơng?

3 Đinh Trung Tụng, Bình luận khoa học về Bộ luật dân sự 2015, Trang 284
4 Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Trang 251


4
Trong trường hợp này, nếu như A muốn giới hạn trách nhiệm bồi thường, chỉ bồi thường

cho thiệt hại của B, thì A phải chứng minh được mẹ B nhập viện vì đột quỵ khơng phải là hậu quả
trực tiếp từ hành vi của A, căn cứ theo Điều 584 BLDS 2015. Tuy nhiên, có thể thấy việc giới hạn
trách nhiệm khơng rõ ràng có thể dẫn đến hậu quả khơng đảm bảo được mục đích của chế định
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, là khuyến khích cách ứng xử văn minh, thiện chí, chủ động
khắc phục hậu quả sau khi gây thiệt hại cho người khác. 2.3. Nguyên tắc thiệt hại do nhiều
nguyên nhân:
So sánh với thuyết “tương đương điều kiện” của pháp luật Pháp, Điều 589 trong Bộ luật
dân sự 2015 cũng đã có những quy định cho các trường hợp có “nhiều người cùng gây thiệt hại”.
Tại điều luật này, quan trọng cần xác định những hành vi của nhiều người đã liên kết với nhau từ
trước đó tạo thành một tập hợp hành vi trực tiếp gây thiệt hại. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có
những trường hợp khơng phải chịu trách nhiệm mặc dù cùng trực tiếp gây ra thiệt hại.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam khơng làm rõ các tiêu chí xác định mối quan hệ nhân quả mà
chỉ đang tồn tại hướng giải quyết rất chung chung tại Nghị quyết số 03/2006 yêu cầu: “Thiệt hại
xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái với pháp luật và ngược lại.” Chính vì khơng làm rõ
khái niệm “tất yếu” này nên trong trường hợp có nhiều nguyên nhân cùng có khả năng gây ra một
thiệt hại, thì căn cứ để xác định đâu là ngun nhân chính cũng khơng được làm rõ. 5
VD: Anh A nhờ anh B chở mình về nhà. Đang đi trên đường bỗng anh B phải tránh xe anh
C phóng nhanh nên đã lao vào một người đi đường, gây tai nạn. Trong trường hợp này rất nhiều
các tác nhân trước đó đã hình thành nên trực tiếp vụ việc tai nạn nhưng không thể coi đó là đồng
nguyên nhân để quy trách nhiệm bồi thường theo Điều 589. Do đó theo cách hợp lý thì anh C phải
là người chịu trách nhiệm nhưng anh B do là người trực tiếp đâm người đi đường nên anh B phải
chứng minh được mình đã đi đúng luật.
2.3 So sánh quy định về mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra trong quy
định pháp luật Việt Nam và Bộ nguyên tắc Luật BTTHNHĐ của Châu Âu: Bộ nguyên tắc
Luật BTTHNHĐ của Châu Âu có nhiều “phép thử” để kiểm chứung mối liên hệ nhân quả giữa
hành vi và thiệt hại xảy ra. Đầu tiên là “Điều kiện không thể thiếu” (conditio sine qua non) như
sau: “Một hành vi là nguyên nhân gây thiệt hại, nếu hành vi đó khơng xảy ra thì thiệt hại không
xảy ra”. Chẳng hạn, nếu nhiều hành vi cùng có khả năng gây ra thiệt hại một cách riêng rẽ mà lại
xảy ra đồng thời thì chúng đều được xem là nguyên nhân. Nhiều hành vi cùng có khả năng tự
mình gây thiệt hại mà khơng rõ hành vi nào đã thực sự gây thiệt hại trên thực tế, thì tất cả đều bị

coi là nguyên nhân, với tỷ lệ tương ứng khả năng mà hành vi đó có thể gây thiệt hại.
5 TS. Đỗ Giang Nam, THS.NCS. Đào Trọng Khơi, “Pháp luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng trước thách thức của trí tuệ
nhân tạo và cơng nghệ số mới nổi”, ngày 4/12/2022


5
Bộ ngun tắc cịn tính đến trường hợp một hành vi A đã chắc chắn gây thiệt hại thì dù có
hành vi B khác có thể gây thiệt hại xảy ra ngay sau cũng không bị coi là một nguyên nhân của
thiệt hại kể trên, trừ khi hành vi B có khả năng làm gia tăng thiệt hại. Cịn nếu nhiều hành vi có
thể là nguyên nhân nhưng từng hành vi riêng rẽ khơng có khả năng tạo ra thiệt hại hoặc một phần
thiệt hại, những hành vi nào có khả năng góp phần (dù là rất nhỏ) gây ra thiệt hại đều được coi đã
gây ra thiệt hại một phần bằng nhau7.
Thực tế, BLDS 2015 hiện nay đang không có quy định cụ thể về việc xác định tính tất yếu
của hậu quả gây ra bởi hành vi gây thiệt hại. Bộ nguyên tắc Luật BTTHNHĐ có thể là một kinh
nghiệm để áp dụng và sửa đổi luật.
3. Mối quan hệ nhân quả thể hiện trong các bản án tiêu biểu về BTTHNHĐ: Bản án số:
32/2018/DS-ST, ngày 29/6/2018
Nguyên đơn: Phạm Tuấn M
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị C và anh Hoàng Xuân Th
Vấn đề pháp lý: Bồi thường thiệt hại về sức khỏe do điều khiển phương tiện có rủi ro cao
(mơ tơ) mà khơng có giấy phép lái xe.
Tóm tắt vụ việc: Anh M và anh Th đều điều khiển mô tô, bị va chạm do anh th chuyển
hướng không nhường đường, vi phạm Luật GTĐB. Anh M bị thương tích 10%, mơ tơ hư hỏng.
Anh M u cầu bồi thường tổn thất sức khỏe, tinh thần và chi phí sửa xe là 21tr. Anh Th và chủ xe
là bà C không đồng ý bồi thường bất kỳ khoản nào.
Toà ST quyết định: Anh M và bà C liên đới chịu trách nhiệm bồi thường 20tr (sau khi trừ đi
các khoản chi phí điều trị khơng có hố đơn)
Bình luận về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại: Có 2
hành vi dẫn đến thiệt hại của anh M: bà C chủ sở hữu xe đã không giám sát, bảo quản xe để anh
Th điều khiển khi khơng có bằng lái, và anh Th chuyển hướng không nhường đường và đâm vào

anh M.
Hành vi của anh Th là hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại về cả sức khoẻ, tinh thần và vật chất
cho anh M. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của anh Th và thiệt hại của anh M rất rõ ràng,
khơng có điểm gây tranh cãi.
Trong khi đó, hành vi của bà C là một vấn đề cần tranh cãi: Liệu việc bà C không bảo quản
xe có thực sự dẫn đến hậu quả là anh M bị tai nạn hay không?
Căn cứ pháp lý của Tòa: Khoản 1, Khoản 4 Điều 601 BLDS 2015: Bà C có lỗi khi để
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nên phải liên đới chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại.


6
Xét theo học thuyết về sự tương đương giữa các điều kiện: Tất cả các tình huống dẫn đến
hậu quả thiệt hại đều được coi là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại, nên bà C có lỗi và phải liên
đới chịu trách nhiệm bồi thường
Xét theo học thuyết về mối liên hệ nhân quả thích ứng: Chỉ có tình huống trực tiếp tạo rủi
ro dẫn đến thiệt hại mới được coi là nguyên nhân trực tiếp. Việc bà C không trông coi xe không
phải điều kiện cơ bản và trực tiếp dẫn đến việc anh M bị đâm, do anh Th lấy xe khi bà C khơng có
nhà, việc này nằm ngồi sự kiểm sốt của bà C, vậy bà C khơng có lỗi
Xét theo ngun tắc but-for causation (nếu như khơng có hành vi đó thì hậu quả khơng xảy
ra): Kể cả anh Th có khơng đi xe của bà C mà đi xe của người khác, anh Th vẫn sẽ bất cẩn và gây
ra tai nạn. Vậy bà C khơng có có lỗi.
Sự xung đột giữa các học thuyết về mối quan hệ nhân quả của hành vi gây thiệt hại và hậu
quả thiệt hại yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng vào đặc thù của từng tình huống mà thiệt hại xảy ra.
Quan điểm người viết cho rằng, quyết định của Tòa đang dựa vào nguyên tắc sự tương đương
giữa các điều kiện, tuy nhiên, đây không phải nguyên tắc được áp dụng trong quy định pháp luật
Việt Nam. Điều 584 nhấn mạnh vào tính “trực tiếp” và “tất yếu” của hậu quả thiệt hại xảy ra, chứ
không coi tất cả mọi nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đều là nguyên nhân trực tiếp. Vì vậy, trong vụ
án này, quyết định của Toà là chưa hoàn toàn thoả đáng và cần phải xem xét loại bỏ trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại của bà C.

Quyết định thiếu thoả đáng này của Toà xảy ra trên thực tế là do quy định về “tính tất yếu”
của hậu quả xảy ra sau hành vi gây thiệt hại chưa được cụ thể. Tồ có thẩm quyền vơ cùng rộng
lớn trong việc định nghĩa thế nào là tất yếu, và có thể xảy ra trường hợp quy kết trách nhiệm cho
người không trực tiếp gây ra hậu quả. Kết luận
Mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại trong pháp luật Việt Nam là
một vấn đề cơ bản, tuy nhiên, vẫn cần bổ sung các quy định cụ thể hơn. Thứ nhất là giới hạn trách
nhiệm của người gây ra thiệt hại, thứ hai là xác định tính trực tiếp và tất yếu của hậu quả xảy ra
sau hành vi gây thiệt hại. Kinh nghiệm cho Việt Nam là các phép thử trong pháp luật của nước
ngoài, như Bộ nguyên tắc Luật BTTHNHĐ của Châu Âu. Chế định BTTHNHĐ sẽ còn cần phải
hoàn thiện hơn, để bảo đảm mục tiêu tốt đẹp của nó, là đem lại sự bù đắp thoả đáng cho nạn nhân
và khuyến khích hành vi ứng xử thiện chí giữa người với người trong xã hội hiện đại. Tài liệu
tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Khoa Luật, Trường Đại học Mở Thành

phố Hồ Chí Minh
2. Đinh Trung Tụng, Bình luận khoa học về Bộ luật Dân sự 2015


7
3. TS. Đỗ Giang Nam, THS.NCS. Đào Trọng Khôi, “Pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng trước thách thức của trí tuệ nhân tạo và cơng nghệ số mới nổi”, ngày 4/12/2022. Trích
xuất từ />4. Shavell, Causation and Tort Liability, Stanford Encyclopedia of Philosophy. Trích xuất từ
/>
Đặt vấn đề
Trong thực tiễn cuộc sống, quan hệ dân sự diễn ra đa dạng,
phức tạp, dễ xảy ra các xung đột dẫn đến thiệt hại về tài sản,
tính mạng, sức khỏe, danh dự của con người. Chính vì lẽ đó, chế
định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng đóng vai trị vơ cùng
quan trọng để bù đắp những tổn thất mà con người có thể gặp

phải khi khơng có quan hệ hợp đồng điều chỉnh, và khuyến
khích cách ứng xử đúng đắn, văn minh khi gây ra thiệt hại cho
người khác.
Bài viết sẽ tập trung phân tích, bình luận về yếu tố mối quan hệ
nhân quả với tư cách là một điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bài viết bao gồm 3 phần: Phần
1 nêu tổng quan lý thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại, phần 2 phân tích, bình luận
quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện này, và phần 3 phân
tích, bình luận các bản án có thật để làm rõ mối quan hệ nhân
quả được lập luận, chứng minh như thế nào trên thực tế.
1. Mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả
thiệt hại: Để phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, bắt buộc phải chứng minh được hành vi gây thiệt hại là
căn cơ, cội nguồn, dẫn đến hậu quả thiệt hại là hiển nhiên và tất
yếu . Nguyên tắc này tuy đơn giản nhưng không hề dễ áp dụng.
Chẳng hạn như sau một loạt hành vi liên tiếp xảy ra thì mới dẫn
đến một hậu quả thiệt hại, vậy hành vi nào là căn cơ dẫn đến
thiệt hại đó? Hoặc có một hành vi gây thiệt hại, và có thiệt hại
đã xảy ra, nhưng thiệt hại đó có phải là hậu quả hiển nhiên và
tất yếu của hành vi kia không? Sự phức tạp của tình huống
khiến quan điểm của các học giả về cách xác định mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả trở nên khác
biệt.


8
Các học giả luật dân sự Pháp theo hai học thuyết có sự đối lập.
Học thuyết về sự tương đương giữa các điều kiện cho rằng, tất
cả các tình huống dẫn đến thiệt hại đều coi là nguyên nhân trực

tiếp của thiệt hại. Trong khi học thuyết về mối liên hệ nhân quả
thích ứng cho rằng, chỉ những tình huống nào trực tiếp tạo rủi ro
dẫn đến thiệt hại mới được coi là nguyên nhân trực tiếp2. Pháp
luật Anh-Mỹ xây dựng khái niệm nguyên nhân trừ phi (butfor
causation), đòi hỏi nghiêm ngặt về việc chứng minh mối liên hệ
tất yếu giữa hành vi và thiệt hại. Sự tất yếu thể hiện ở chỗ, nếu
như hành vi đó khơng xảy ra thì thiệt hại sẽ khơng tồn tại .
Có thể nói rằng, các học thuyết trên ít nhiều chứa đựng
những nhân tố hợp lý. Điều thú vị là mỗi hệ thống pháp luật
khác nhau có cách nhìn nhận các học thuyết trên đây khác nhau,
từ đó dẫn tới hệ quả mỗi một hệ thống pháp luật lại có những
quy định riêng về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt
hại và thiệt hại xảy ra.
2. Quy định pháp luật Việt Nam về mối liên hệ nhân quả giữa
hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại với tư cách là điều
kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
2.1. Điểm mới của BLDS 2015 về mối liên hệ nhân quả so với
BLDS 2005:
Theo TS. Đinh Trung Tụng trong cuốn “Bình luận khoa học về Bộ
luật Dân sự 2015”, sự thay đổi đáng chú ý nhất của BLDS 2015
là “không trực diện đề cập đến yếu tố lỗi” như là căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Thay vào
đó, 3 căn cứ để phát sinh trách nhiệm này là: 1) hành vi gây
thiệt hại, 2) thiệt hại thực tế xảy ra, và 3) mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại. Trong đó, mối quan hệ
nhân quả có thể coi là căn cứ mang tính quyết định, vì kể cả khi
đã có hành vi gây thiệt hại và thiệt hại đã xảy ra, thì nghĩa vụ
bồi thường vẫn sẽ không phát sinh nếu như nạn nhân không
chứng minh được thiệt hại là hậu quả tất yếu của hành vi đó.
Việc thay đổi quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi

thường như trong BLDS 2015 tạo điều kiện thuận lợi cho nạn
nhân tiến hành khởi kiện, phù hợp với xu hướng chung của pháp
luật về BTTHNHĐ trên thế giới .


9
2.2. Giới hạn hậu quả mà người gây thiệt hại phải chịu trách
nhiệm bồi thường chưa rõ ràng:
Bên cạnh những điểm sáng, một trong những hạn chế lớn nhất
trong pháp luật Việt Nam là, nguyên tắc “Mọi trách nhiệm đều
có giới hạn” đã được thừa nhận nhưng không được quy định cụ
thể. Nếu như từ một lỗi mà có nhiều thiệt hại phát sinh cùng
một lúc, hoặc liên tục xảy ra thì người có lỗi chỉ cần chịu trách
nhiệm đến một giới hạn nào đó. Tuy nhiên, “giới hạn” này là gì
thì chưa có luật hay văn bản dưới luật nào hướng dẫn chi tiết .
VD: A đánh B tàn bạo do ghen tng, làm B bị thương nặng và
tồn bộ gương mặt bị huỷ hoại. B nhập viện điều trị, mẹ B vốn
có bệnh cao huyết áp, do quá thương xót con gái nên bị tăng
xơng và đột quỵ, cũng phải nhập viện điều trị. Vậy A có phải
chịu trách nhiệm bồi thường cho việc mẹ B nhập viện vì đột quỵ
khơng?
Trong trường hợp này, nếu như A muốn giới hạn trách nhiệm bồi
thường, chỉ bồi thường cho thiệt hại của B, thì A phải chứng
minh được mẹ B nhập viện vì đột quỵ khơng phải là hậu quả trực
tiếp từ hành vi của A, căn cứ theo Điều 584 BLDS 2015. Tuy
nhiên, có thể thấy việc giới hạn trách nhiệm khơng rõ ràng có
thể dẫn đến hậu quả khơng đảm bảo được mục đích của chế
định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, là khuyến khích cách
ứng xử văn minh, thiện chí, chủ động khắc phục hậu quả sau khi
gây thiệt hại cho người khác. 2.3. Nguyên tắc thiệt hại do nhiều

nguyên nhân:
So sánh với thuyết “tương đương điều kiện” của pháp luật Pháp,
Điều 589 trong Bộ luật dân sự 2015 cũng đã có những quy định
cho các trường hợp có “nhiều người cùng gây thiệt hại”. Tại điều
luật này, quan trọng cần xác định những hành vi của nhiều
người đã liên kết với nhau từ trước đó tạo thành một tập hợp
hành vi trực tiếp gây thiệt hại. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có
những trường hợp không phải chịu trách nhiệm mặc dù cùng
trực tiếp gây ra thiệt hại.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không làm rõ các tiêu chí xác định
mối quan hệ nhân quả mà chỉ đang tồn tại hướng giải quyết rất
chung chung tại Nghị quyết số 03/2006 yêu cầu: “Thiệt hại xảy
ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái với pháp luật và


10
ngược lại.” Chính
trong trường hợp
ra một thiệt hại,
chính cũng khơng

vì khơng làm rõ khái niệm “tất yếu” này nên
có nhiều ngun nhân cùng có khả năng gây
thì căn cứ để xác định đâu là nguyên nhân
được làm rõ.

VD: Anh A nhờ anh B chở mình về nhà. Đang đi trên đường bỗng
anh B phải tránh xe anh C phóng nhanh nên đã lao vào một
người đi đường, gây tai nạn. Trong trường hợp này rất nhiều các
tác nhân trước đó đã hình thành nên trực tiếp vụ việc tai nạn

nhưng khơng thể coi đó là đồng ngun nhân để quy trách
nhiệm bồi thường theo Điều 589. Do đó theo cách hợp lý thì anh
C phải là người chịu trách nhiệm nhưng anh B do là người trực
tiếp đâm người đi đường nên anh B phải chứng minh được mình
đã đi đúng luật.
2.3 So sánh quy định về mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và
thiệt hại xảy ra trong quy định pháp luật Việt Nam và Bộ nguyên
tắc Luật BTTHNHĐ của Châu Âu: Bộ nguyên tắc Luật BTTHNHĐ
của Châu Âu có nhiều “phép thử” để kiểm chứung mối liên hệ
nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra. Đầu tiên là “Điều kiện
không thể thiếu” (conditio sine qua non) như sau: “Một hành vi
là nguyên nhân gây thiệt hại, nếu hành vi đó khơng xảy ra thì
thiệt hại không xảy ra”. Chẳng hạn, nếu nhiều hành vi cùng có
khả năng gây ra thiệt hại một cách riêng rẽ mà lại xảy ra đồng
thời thì chúng đều được xem là nguyên nhân. Nhiều hành vi
cùng có khả năng tự mình gây thiệt hại mà khơng rõ hành vi nào
đã thực sự gây thiệt hại trên thực tế, thì tất cả đều bị coi là
nguyên nhân, với tỷ lệ tương ứng khả năng mà hành vi đó có thể
gây thiệt hại.
Bộ ngun tắc cịn tính đến trường hợp một hành vi A đã chắc
chắn gây thiệt hại thì dù có hành vi B khác có thể gây thiệt hại
xảy ra ngay sau cũng không bị coi là một nguyên nhân của thiệt
hại kể trên, trừ khi hành vi B có khả năng làm gia tăng thiệt hại.
Còn nếu nhiều hành vi có thể là nguyên nhân nhưng từng hành
vi riêng rẽ khơng có khả năng tạo ra thiệt hại hoặc một phần
thiệt hại, những hành vi nào có khả năng góp phần (dù là rất
nhỏ) gây ra thiệt hại đều được coi đã gây ra thiệt hại một phần
bằng nhau7.



11
Thực tế, BLDS 2015 hiện nay đang khơng có quy định cụ thể về
việc xác định tính tất yếu của hậu quả gây ra bởi hành vi gây
thiệt hại. Bộ nguyên tắc Luật BTTHNHĐ có thể là một kinh
nghiệm để áp dụng và sửa đổi luật.
3. Mối quan hệ nhân quả thể hiện trong các bản án tiêu biểu về
BTTHNHĐ: Bản án số: 32/2018/DS-ST, ngày 29/6/2018
Nguyên đơn: Phạm Tuấn M
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị C và anh Hoàng Xuân Th
Vấn đề pháp lý: Bồi thường thiệt hại về sức khỏe do điều khiển
phương tiện có rủi ro cao (mơ tơ) mà khơng có giấy phép lái xe.
Tóm tắt vụ việc: Anh M và anh Th đều điều khiển mô tô, bị va
chạm do anh th chuyển hướng không nhường đường, vi phạm
Luật GTĐB. Anh M bị thương tích 10%, mơ tô hư hỏng. Anh M
yêu cầu bồi thường tổn thất sức khỏe, tinh thần và chi phí sửa
xe là 21tr. Anh Th và chủ xe là bà C không đồng ý bồi thường bất
kỳ khoản nào.
Toà ST quyết định: Anh M và bà C liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường 20tr (sau khi trừ đi các khoản chi phí điều trị khơng có
hố đơn)
Bình luận về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và
hậu quả thiệt hại: Có 2 hành vi dẫn đến thiệt hại của anh M: bà
C chủ sở hữu xe đã không giám sát, bảo quản xe để anh Th điều
khiển khi không có bằng lái, và anh Th chuyển hướng khơng
nhường đường và đâm vào anh M.
Hành vi của anh Th là hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại về cả sức
khoẻ, tinh thần và vật chất cho anh M. Mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi của anh Th và thiệt hại của anh M rất rõ ràng,
khơng có điểm gây tranh cãi.
Trong khi đó, hành vi của bà C là một vấn đề cần tranh cãi: Liệu

việc bà C khơng bảo quản xe có thực sự dẫn đến hậu quả là anh
M bị tai nạn hay không?
Căn cứ pháp lý của Tòa: Khoản 1, Khoản 4 Điều 601 BLDS 2015:
Bà C có lỗi khi để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật nên phải liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.


12
Xét theo học thuyết về sự tương đương giữa các điều kiện: Tất
cả các tình huống dẫn đến hậu quả thiệt hại đều được coi là
nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại, nên bà C có lỗi và phải liên
đới chịu trách nhiệm bồi thường
Xét theo học thuyết về mối liên hệ nhân quả thích ứng: Chỉ có
tình huống trực tiếp tạo rủi ro dẫn đến thiệt hại mới được coi là
nguyên nhân trực tiếp. Việc bà C không trông coi xe không phải
điều kiện cơ bản và trực tiếp dẫn đến việc anh M bị đâm, do anh
Th lấy xe khi bà C khơng có nhà, việc này nằm ngồi sự kiểm
sốt của bà C, vậy bà C khơng có lỗi
Xét theo ngun tắc but-for causation (nếu như khơng có hành
vi đó thì hậu quả khơng xảy ra): Kể cả anh Th có khơng đi xe của
bà C mà đi xe của người khác, anh Th vẫn sẽ bất cẩn và gây ra
tai nạn. Vậy bà C khơng có có lỗi.
Sự xung đột giữa các học thuyết về mối quan hệ nhân quả của
hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại yêu cầu sự cân nhắc
kỹ lưỡng vào đặc thù của từng tình huống mà thiệt hại xảy ra.
Quan điểm người viết cho rằng, quyết định của Tòa đang dựa
vào nguyên tắc sự tương đương giữa các điều kiện, tuy nhiên,
đây không phải nguyên tắc được áp dụng trong quy định pháp
luật Việt Nam. Điều 584 nhấn mạnh vào tính “trực tiếp” và “tất

yếu” của hậu quả thiệt hại xảy ra, chứ không coi tất cả mọi
nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đều là nguyên nhân trực tiếp. Vì
vậy, trong vụ án này, quyết định của Tồ là chưa hoàn toàn thoả
đáng và cần phải xem xét loại bỏ trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại của bà C.
Quyết định thiếu thoả đáng này của Toà xảy ra trên thực tế là do
quy định về “tính tất yếu” của hậu quả xảy ra sau hành vi gây
thiệt hại chưa được cụ thể. Tồ có thẩm quyền vơ cùng rộng lớn
trong việc định nghĩa thế nào là tất yếu, và có thể xảy ra trường
hợp quy kết trách nhiệm cho người không trực tiếp gây ra hậu
quả. Kết luận
Mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt
hại trong pháp luật Việt Nam là một vấn đề cơ bản, tuy nhiên,
vẫn cần bổ sung các quy định cụ thể hơn. Thứ nhất là giới hạn
trách nhiệm của người gây ra thiệt hại, thứ hai là xác định tính
trực tiếp và tất yếu của hậu quả xảy ra sau hành vi gây thiệt hại.


13
Kinh nghiệm cho Việt Nam là các phép thử trong pháp luật của
nước ngoài, như Bộ nguyên tắc Luật BTTHNHĐ của Châu Âu. Chế
định BTTHNHĐ sẽ cịn cần phải hồn thiện hơn, để bảo đảm mục
tiêu tốt đẹp của nó, là đem lại sự bù đắp thoả đáng cho nạn
nhân và khuyến khích hành vi ứng xử thiện chí giữa người với
người trong xã hội hiện đại. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Khoa Luật,
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
2. Đinh Trung Tụng, Bình luận khoa học về Bộ luật Dân sự
2015
3. TS. Đỗ Giang Nam, THS.NCS. Đào Trọng Khơi, “Pháp luật bồi

thường thiệt hại ngồi hợp đồng trước thách thức của trí tuệ
nhân tạo và cơng nghệ số mới nổi”, ngày 4/12/2022. Trích xuất
từ />4. Shavell, Causation and Tort Liability, Stanford Encyclopedia
of
Philosophy.
Trích
xuất
từ
/>


×