Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cách nuôi chim chào mào pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.89 KB, 4 trang )

Cách nuôi chim chào mào
Chào mào (ở miền trung gọi là chim đội mũ đít đỏ vì có mào nhọn và đít màu đỏ, gọi
vậy để phân biệt với loài tương tự nhưng đít có màu vàng) Loại này dễ nuôi, có thể
cho ăn được rất nhiều thứ như: thịt, cám, trái cây
Điều kiện nuôi
Chào Mào thật đơn giản, không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt
là trái cây, ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như:
cà chua, tớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam và đặc biệt là cà rốt thì rất tốt. Vì vậy
Chào mào được gọi là vua của rau quả. Có thể hấp mềm rau quả cho chim ăn. Theo
kinh nghiệm thì những loại rau có sắc màu đỏ sẽ giúp chim giữ đít màu đỏ đẹp cho
dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên như cây xanh
hoặc hoa hòe màu đỏ sẽ khiến chim có bộ lộng đẹp hơn.
Nuôi chim từ nhỏ
Khi còn non, cho Chào mào ăn cám chim, trộn cám đều và hơn sệt để cho ăn, ngoài
ra cần cho ăn thêm hoa quả và bánh kẹo mềm có vị ngọt, nếu mua được sâu cho ăn
thêm. Có thể thay sâu bằng cách cho ăn thịt heo hoặc thịt bò đều được (không nên ăn
thịt sống vì dễ bị nhiễm bệnh từ gia súc). Không nên cho ăn cào cào để tránh bị bệnh
giun sán.
Khi cho ăn dùng que mỏng xúc cám bón cho chim. Chim mọc đủ lông bón nhấp nhứ
gần mỏ, chim đói sẽ đớp mồi, thấy chim đớp mồi thì không bón đút nữa mà bón nhấp
nhứ gần mỏ cho chim tự mổ. Chim mổ quen thì nhử dần que bón xuống máng và xúc
cám ở máng cho chim nhìn thấy, dần dần chim tự mổ cám ở máng để ăn.
Nuôi chim bồi
Chim bồi là chim đánh bẫy được hoặc mua từ những người khác đánh bẫy từ tự
nhiên. Bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tích thì khá nhát, nên ta
phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của chim còn nhiều thì che bớt nữa lồng
rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung
đầu như lồng che bằng lưới ruồi,để chim không chui đầu ra gây tróc đầu chảy máu.
Nếu tróc đầu chảy máu thì đừng quá lo lắng, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc
đi và mọc lông lên lại.
Cách tập cho chim dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang


nửa thân người, khi chim ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho ăn hơn là bỏ vào
vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp chim dạn hơn với chủ.
Khi nuôi được cỡ khoảng 5 tháng chim phải khá dạn và hót siêng rồi, lúc này ta nên
để ý siêng tắm cho chim hơn. Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi ngay từ
đầu ta nên treo nhiều chỗ khác nhau, xung quanh nhà hay đặc biệt là trên cây, việc
này giúp chim làm quen với chỗ lạ,để sau này chim có thể đấu bất cứ nơi nào. Lưu ý
tránh cho đấu với chim mồi khác nhiều (chỉ đôi khi cần thiết) vì đấu nhiều lần sẽ
khiến chim sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định,
còn sợ người không đấu hết sức mặc dù nhìn nó vẫn đấu bình thường) Nếu có đấu với
chim mồi thì không nên cho đấu lâu bởi đấu với nhiều chim mồi hay sau này hễ gặp
đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng. Nên cho chim đấu với con ngang lứa với nó để
chim quen dần. Cách này giúp cho độ sung của chim về sau tăng lên (tránh nhất thời
thấy chim sung mà cho đấu đá vô độ).
Làm chim bẫy
Trong thời gian nuôi, nếu muốn sử dụng chim dùng để bẫy sau này thì nên cho chim
làm quen với sào. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần
nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì sẽ
khiến chim sợ sào. Vì vậy ta cần tập để chim quen hơn. Cách thực hiện là cầm cây
sao đưa tới lồng, bản năng sẽ khiến chim nghĩ mình sẽ dùng sào xua đuổi nên sẽ
hoảng sợ. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta
đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần chim sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi
cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung
của nó thế nào thì 1 chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào
khi nghe giọng chim lạ hót sẽ hót đối lại rất hăng, nếu chim hay thì sẽ rút như vít vít
vít liên hồi, đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới
lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế.
Nếu cho đấu mà thấy độ sung mãn của chim đấu mạnh, cách nhấp liên hồi, trận đấu
kéo dài thì đã thành công. Còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra
khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải
hơn 2 tuần. Các bạn vẫn có thể mang đi thử, theo kinh nghiệm thì nếu nuôi đúng một

năm thì có thể cho đi tập trận được, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải
khuất không cho nhìn thấy chim khác. Khi nuôi qua năm (một mùa thay lông) là
mang đi bẫy tập trận cho vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung và đi vài
lần nó sẽ sung hẳn lên, hay lên thấy rõ. Và sau thêm 1 thời gian trôi nữa, ta chợt thấy
chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng
có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện.
Phụ kiện lồng chim
Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim
nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận
động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để
ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng.
Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại
này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển,
không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.
Cầu cho chim
Chỉ nên dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi
vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra nhanh chóng và chân không bám
vững khi đậu.
Nguồn: Sưu tầm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×