Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kinh nghiệm chọn lồng chim phù hợp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.89 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm chọn lồng chim phù hợp
Nuôi chim công phu, chọn lồng chim cũng phải chăm chút sao cho phù hợp với
đặc điểm của từng loại chim. Lồng chim mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
nó là yếu tố quan trọng làm tôn thêm vẻ đẹp, hấp dẫn của con chim trong lồng.
Lồng chim được làm bằng nhiều loại như gỗ, sắt, xương…
Nhưng phổ biến nhất hiện nay là lồng gỗ. Với người mới chơi hay người đã có kinh
nghiệm nuôi chim cảnh, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đảm bảo cho
chim nuôi được sống tương đối dễ chịu là việc chọn lồng, chuồng nuôi thích hợp.
Dưới đây là một số lời khuyên khi chọn lồng cho chim cảnh.
Chuồng, lồng nuôi chim thích hợp cho chim trước hết phải phù hợp với tập tính, thói
quen sinh hoạt của chim, đảm bảo cho chúng một không gian tương đối đủ rộng để
chúng có thể thoải mái bay nhảy.
Với các loài chim nuôi đẻ, không gian chuồng nuôi đóng vai trò cực kì quan trọng
trong việc kích thích chúng bắt cặp, làm tổ và nuôi con.
Còn thông thường, sống trong không gian thoải mái thì chim sẽ có nhiều điều kiện
tập bay từng quãng ngắn - một hình thức tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi, giúp
chúng khỏe mạnh hơn, tươi tắn hơn, ít bệnh tật hơn và sống lâu hơn.
Nhưng chuồng nuôi chim phải có kích cỡ như thế nào, để đảm bảo tương đối nhu
cầu sống của chim mà vẫn tiết kiệm được diện tích nhà ở, tiết kiệm được chí phí làm
chuồng?
Đương nhiên không thể có một mẫu số chung về kích thước chuồng nuôi cho tất cả
các loại chim, bởi mỗi loại chim có một tập tính sinh hoạt riêng, thói quen sống riêng.
Các loại chim hót có xu hướng độc chiếm lãnh địa, vì vậy chúng phải được nuôi
trong từng lồng riêng biệt; ngược lại có những loài chim thích sống bầy đàn, người ta
có thể nuôi nhiều cá thể trong một chuồng chung.
Trong quá trình chơi, người ta thường chia ra một vài khái niệm về chuồng-lồng nuôi
chim như sau:
Lồng vận chuyển: Là loại lồng đặc biệt, kích thước nhỏ gọn, thường được bao bọc
xung quanh bằng gỗ hoặc che chắn bằng mút mềm, tối cho chim đỡ sợ, có đục lỗ
thông hơi, đựng thức ăn nước uống đủ cho chim trong thời gian vận chuyển chim từ
địa điểm này sang địa điểm khác. Trong trường hợp vận chuyển bằng máy bay, lồng


vận chuyển được bịt bằng kính để hạn chế không khí lạnh, thậm chí có thêm đèn sưởi
dảm bảo cho chim được ấm.
Lồng nuôi tạm thời.
Lồng cách li: Chim mới mua về không thể cho sống gần gũi ngay với chim nhà đã
nuôi vì rất có thể chúng mang mầm bệnh lây lan. Vì vậy cần phải cách li chúng một
thời gian để theo dõi. Với chim nuôi bị bệnh cần tách riêng để chữa trị người ta cũng
thường sử dụng loại lồng này. Còn với những chim bệnh nặng cần sưởi ấm thì lại có
lồng sưởi riêng.
Lồng nuôi bình thường: Chim sẽ được thường xuyên nuôi trong lồng này.
Chuồng tập thể: Loại lồng lớn để nuôi một lúc nhiều cá thể chim với nhau.
Sau đây là một vài gợi ý của các nhà điểu học về kích thước lồng, chuồng nuôi chim
cảnh, đặc biệt rất có ý nghĩa với các loại chim nuôi đẻ (người nuôi chim có thể so
sanh kích thước các loại chim tiêu biểu trong bảng để xác định kích thước lồng
chuồng cần thiết cho những chú chim mình nuôi)
Nguồn: Sưu tầm

×