Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐỀ tài lý LUẬN của v i LÊNIN về CHỦ NGHĨA tư bản độc QUYỀN và LIÊN hệ với sự PHÁT TRIỂN của các tập đoàn UNILIVER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.87 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MƠN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ
LIÊN HỆ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN UNILIVER

LỚP: CC02 NHĨM: Nhóm F
HK211

GVHD: Nguyễn Trung Hiếu
SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT

MSSV

HỌ

TÊN

1
2

2053325 Trần Trang Kỳ
1852287 Giang Liễu

Phong
Dinh



3
4

2052644 Trần Duy
2052277 Nguyễn Mỹ

Phát
Tiên

5

2052285 Phạm Hồng Minh

Trang

% ĐIỂM
BTL
100%
80%
100%

ĐIỂM
BTL

100%
100%

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
1

2

0

GHI
CHÚ


STT

Mã số
SV

Họ và tên

Nhiệm vụ
được phân
công

%
Điểm
BTL

1

2053325 Trần Trang Kỳ Phong


1.3, 2.2.1, 1.2

100%

2

1852287 Giang Liễu Dinh

Mở đầu, 1.1

80%

3

2052644 Trần Duy Phát

Kết luận, 2.3

100%

4

2052277 Nguyễn Mỹ Tiên

2.3, 2.2

100%

5


2052285 Phạm Hồng Minh Trang

2.1, 2.2.2

100%

Điểm
BTL

Ký tên

Họ và tên nhóm trưởng:Trần Trang Kỳ Phong
Số ĐT: 0903029234
Email:
Nhận xét của GV:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN
(Ký và ghi rõ họ, tên)

NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu

Trần Trang Kỳ Phong

2


2

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
Chương 1: LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1.1 Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền.............................................5
1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền...........................6
1.3. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền ngày nay............................7
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN UNILIVER
2.1. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của tập đoàn UNILIVER.....................10
2.2. Thực trạng phát triển của tập đoàn UNILIVER....................................................12
2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó............................................12
2.2.1.1. Những thành tựu đạt được...............................................................................12
2.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu..................................................................16
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó..................................................17
2.2.2.1. Những hạn chế, tồn tại....................................................................................17
2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại..........................................................20
2.3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn UNILIVER
theo cơ chế thị trường tự do cạnh tranh trong thời gian tới..........................................21
2.3.1. Định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn UNILIVER theo cơ chế
thị trường tự do cạnh tranh trong thời gian tới.............................................................21
2.3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn UNILIVER theo cơ chế thị
trường tự do cạnh tranh trong thời gian tới..................................................................23
KẾT LUẬN.................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................24


3

2

0


MỞ ĐẦU
Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn
là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước. Đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ
nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến
động mới trong tình hình kinh tế -chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX
cho đến nay.
Từ những luận điểm trên, nhóm chúng em xin chọn đề tài "Lý luận của VI.Lênin về
Chủ nghĩa tư bản độc quyền và liên hệ với sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia
hiện nay (MNC), tập đoàn xuyên quốc gia (TNCS)" để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này.
Mục tiêu chính của bài tiểu luận:
Một là, làm sáng tỏ luận điểm, khái niệm chuyên của C.Mác về phạm trù hàng hoá,
sức lao động và thị trường lao động.
Hai là, phân tích thực trạng thị trường sức lao động (thị trường lao động) trên thế giới
hiện nay.
Ba là, đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và nâng
cao thị trường lao động trong thời gian tới đây.

4

2

0



Chương 1: LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1.1. Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự xuất
hiện q trình tích tụ sản xuất và dẫn tới ra đời tư bản độc quyền do những nguyên
nhân chủ yếu sau đây:
Một là: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học – kỹ
thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu, nó đã là những ngành có
trình độ tích tụ tư bản cao, địi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới, đó là những xí
nghiệp lớn, sản xuất lớn có ưu thế rõ rệt so với sản xuất nhỏ và đã phát triển rất mạnh.
Mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao dộng, tăng sản xuất giá trị thặng dư tương
đối. Việc nâng cao tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã mở rộng khả năng tích lũy
tư bản, thúc đẩy sự phát triển sản xuất lớn, tăng tích tụ tư bản và sản xuất.
Hai là, cạnh tranh tự do. Một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy
mơ tích tụ tư bản. Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật
kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thơn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững
trong cạnh tranh làm cho q trình tích tụ tư bản tăng lên. Vì vậy, xuất hiện một số xí
nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành cơng nghiệp.
Điển hình nhất là vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật
mới xuất hiện như lị luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tơmát, v.v. đã tạo ra sản
lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hoá chất mới như axit sulfuric
(H2S04), thuốc nhuộm, v.v.; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy
tiện, máy phay, v.v.; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe
điện, máy bay, v.v. và đặc biệt là đường sắt.
Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số
sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy q trình tập
trung sản xuất.

Bốn là, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa

làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng q trình tích tụ và

5

2

0


tập trung tư bản. Do điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các
quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ,
v.v. ngày càng mạnh mẽ, vì vậy đã dẫn đến những cuộc cạnh tranh khốc liệt buộc các
nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mơ tích luỹ để thắng thế trong cạnh
tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn
các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày
càng to lớn. Từ đó, tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ
thúc đẩy q trình tích tụ sản xuất trong nền kinh tế tăng cao hơn. Trong điều kiện lúc
bấy giờ, những xí nghiệp và cơng ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh
với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, làm nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ
đó hình thành các tổ chức độc quyền. Các tổ chức độc quyền xuất hiện phổ biến và
thống trị toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia đã tạo ra thời đại của CNTB độc quyền.
1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền
5 Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
1.2.1. Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền.
-

Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập
trung được biểu hiện:
+ Số lượng công nhân, sản phẩm trong các xí nghiệp quy mơ lớn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng lực lượng lao động xã hội.

+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mơ lớn thì chúng có khuynh hướng
liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
1.2.2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.

-

Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trị mới của Ngân hang.

-

Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng đoạn cả về
kinh tế và chính trị:
+ Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các công ty con,
các chi nhánh.

6

2

0


+ Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà
nước.
1.2.3. Xuất khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao:
-

Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là
đưa hàng ra nước ngoài để thực hiện giá trị.


-

Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động từ những
nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia
nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc,
cạn kiệt tài nguyên.
1.2.4. Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh
tế.
Xu hướng tịan cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các
tập đoàn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về
thương mại, thuế quan, sản xuất, …).
Các liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.
1.2.5. Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới.

-

Do sự hoạt động của quy luật phát triển khơng đều trong giai đoạn độc quyền thì một
nước đang phát triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển.

-

Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến khơng đều về qn sự, chính trị làm thay
đổi tương quan lực lượng và đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến xung đột quân
sự để chia lại lãnh thổ thế giới, đó là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới
(1914 - 1918 và 1939 - 1945).
1.3. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền ngày nay.
1.3.1. Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công
ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ
Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các consơn và

cônglômêrát ngày càng được tăng cường. Cách mạng khoa học và công nghệ dường

7

2

0


như biểu lộ thành hai xu hướng đối lập nhau nhưng thực ra là thống nhất với nhau: xu
hướng tập trung và xu hướng phi tập trung hóa.
Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do
1.3.1.1. Thứ nhất.
Việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và cơng nghệ cho phép tiêu chuẩn
hóa và chun mơn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hình thành hệ thống gia
công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện, cơ khí, dệt, may mặc,
đồ trang sức, xây dựng nhà ở.
Nhìn bề ngồi, dường như đó là hiện tượng «phi tập trung hóa», nhưng thực chất đó
chỉ là một biểu hiện mới của sự tập trung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệ
thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị trường, v.v..
1.3.1.2. Thứ hai.
Những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường.
1.3.2. Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài
chinh.
Thích ứng với sự biến đổi mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài
chính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào
nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.
Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn.
Vai trị kinh tế và chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, khơng chỉ trong khn
khổ quốc gia mà cịn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên thế giới.

Trùm tài chính khơng chỉ tăng cường địa vị thống trị về kinh tế mà cịn tăng cường sự
khống chế và lợi dụng chính quyền nhà nước. Trong chính phủ, họ có nhiều người đại
diện hơn, hơn nữa, việc tự mình đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ
ngày càng phổ biến.
1.3.3. Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh,
nhưng quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước
phát triển mới

8

2

0


Có sự tăng trưởng rất nhanh của việc xuất khẩu tư bản của các nước tư bản phát triển.
Nguyên nhân của quy mô xuất khẩu tư bản ngày càng lớn, một mặt, là do cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển của việc phân cơng quốc
tế, việc quốc tế hố sản xuất và việc tăng nhanh tư bản «dư thừa» trong các nước; mặt
khác là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến tranh.
Từ những năm 70, của thế kỷ XX đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua chảy lại giữa
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau.
– Về phía các nước đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình hình chính
trị thiếu ổn định. Thiếu mơi trường đầu tư an tồn và thuận lợi; thiếu đội ngũ chuyên
gia, cán bộ khoa học – kỹ thuật, cơng nhân lành nghề; trình độ dân trí thấp và tích luỹ
từ nội bộ nền kinh tế quốc dân ít, khơng đủ mức cần thiết để tiếp nhận đầu tư nước
ngồi.
Các cơng ty này cắm chi nhánh ở nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt
ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Để vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch
và khắc phục những trở ngại do việc hình thành các khối liên kết như EU, NAFTA…

các công ty xuyên quốc gia đã đưa tư bản vào trong các khối đó để phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, một loạt công ty ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan… đã vượt qua cả lệnh cấm
vận của Mỹ để đầu tư vào các nước đang phát triển.
1.3.4. Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng
quốc tế hóa, tồn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vục hóa nền
kinh tế
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia tăng lên
càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh
hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước quốc tế.
Ngày càng có nhiều nước tham gia vào các Liên minh Mậu dịch tự do hoặc các Liên
minh Thuế quan . FTA là khu vực trong đó các nước thành viên cam kết xoá bỏ hàng
rào thuế quan đối với hàng hóa của nhau.

9

2

0


CU là liên minh trong đó các nước thành viên có mức thuế chung đối với hàng hóa
nhập khẩu từ các nước ngoài khối.
1.3.5. Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình
thức cạnh tranh và thống trị mới
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu,
nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh
giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện «Chiến lược biên giới mềm», ra
sức bành trướng «biên giới kinh tế» rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các
nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, cơng nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị

vào các cường quốc.
Những cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh vào ápganixtan, Irắc… chứng tỏ chủ
nghĩa đế quốc vẫn là một đặc điểm trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư
bản.
Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển của năm đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư
bản độc quyền mà thôi.

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐỒN UNILIVER
2.1 . Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn UNILIVER
2.1.1.1

Giới thiệu về tập đoàn Unilever.

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia, được thành lập bởi hai nước Hà Lan và Anh
Quốc, được thành lập vào năm 1930 bởi sự sáp nhập của hai doanh nghiệp Magarine
Unie (doanh nghiệp sản xuất bơ thực vật ở Hà Lan) và Lever Brothers (công ty sản
xuất xà bông tại Anh). Hiện nay, Unilever tập trung vào sản xuất và cung cấp các mặt
hàng tiêu dùng như dầu gội, hoát chất giặt tẩy, mỹ phẩm, thực phẩm, … với nhiều
cơng ty con trên tồn thế giới, hơn 400 nhãn hiệu nổi tiếng thuộc vào tập đoàn
Unilever, trong đó có thể kể đến một số nhãn hiệu như: OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr
Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif
(Jif), Sunsilk, Sunlight, ... Trụ sở chính của tập đồn được đặt hai nơi là London và

10

2

0



Rotterdam. Doanh nghiệp đặt ra sứ mệnh là: “To add vitality to life” (Tiếp thêm sinh
khí cho cuộc sống).
2.1.1.2

. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đồn Uniliver

Tiền thân của tập đồn Unilever chính là cơng ty Lever Brothers, một cơng ty sản xuất
xà phịng được sáng lập bởi William Hesketh Lever tại Anh Quốc. Năm 1980, ông mở
rộng quy mơ kinh doanh của mình ra các nước khác trên thế giới như Úc, Thụy Sĩ,
Canada, … Năm 1911, công ty của ông chiếm phần lớn thị phần sản phẩm ngành xà
phịng trong mơi trường tiêu thụ. Cơng ty Lever Brothers đã mua lại một số công ty
khác để bánh trường thị trường của mình như Vinolia, Hudson’s, Pears, … Năm 1930,
cơng ty Lever Brothers kí kết sáp nhập với doanh nghiệp chuyên sản xuất bơ thực vật
Magarine Unie ở Hà Lan. Từ đây tập đoàn liên doanh Unilever được ra đời, đánh dấu
một sự thay đổi mang tính thế kỉ
Khi nền kinh tế thế giới mở rộng, Unilever đã bắt đầu vạch ra một chiến lược tung ra
thị trường các sản phẩm mới và một loạt kế hoạch mua lại các thương hiệu khác. Công
ty mới sau khi sáp nhập đã tạo ra những bước tiến mới ở nhiều lĩnh vực sản phẩm khác
nhau. Trong đó, Unilever đặc biệt chú trọng đến sự đa dạng hóa của các sản phẩm
được chế xuất từ chất béo và dầu, ở nửa sau của những năm thế kỉ 20. Những năm sau
đó, nhiều thương hiệu đã được Unilever mua lại như Lipton (1971), Brooke Bond
(1984), Best Food (2000), Dollar Shave (2016), … Từ năm 2015, doanh thu bắt đầu
tăng trưởng mạnh, dưới sự lãnh đạo của Paul Polman, doanh nghiệp chuyển hướng
phát triển đến các thương hiệu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe và tiến đến các mặt hàng
khác như nước giải khát, gia vị nấu ăn, … Unilever là tập đoàn dẫn đầu trong việc phát
triển bền vững. Hiện tại, Unilever sỡ hữu hơn 500 công ty con có mặt ở 90 quốc gia
trên tồn thế giới với doanh thu mỗi năm được tính theo đơn vị chục tỷ Euro, là tập
đoàn tiêu biểu nhất trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng chăm sóc sức khỏe người tiêu
dùng, và được dự đốn sẽ cịn tăng trưởng mạnh trong tương lai.
2.2. Thực trạng phát triển của tập đoàn UNILIVER.

2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó.
2.2.1.1. Những thành tựu đạt được.

11

2

0


2.2.1.1.1. Giá trị thương hiệu.
Ra đời trong khoảng thời gian chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển trong lòng xã
hội châu Âu, Unilever đã vươn lên trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia
hàng đầu với lượng sản phẩm có sẵn ở hơn 190 quốc gia trên thế giới. Hiện nay,
Unilever đã có mặt ở hầu hết các thị trường hàng hóa như: kem đánh răng, các sản
phẩm chăm sóc da và tóc, chất tẩy rửa, gia vị… Có đến 14 nhãn hàng của tập đồn lọt
vào top 50 nhãn hàng toàn cầu của Kantar. Bên cạnh đó, mạng lưới phân phối của
Unilever cũng khá dày đặc với khoảng 25 triệu nhà bán lẻ trên toàn cầu.
Unilever vẫn luôn nổi tiếng với giá trị cốt lõi là hội nhập, tôn trọng, trách nhiệm và
tiên phong. Unilever đã đưa những giá trị này vào những hoạt động thực tiễn của tập
đồn, từ đó tạo nên cơ sở để giúp tập đoàn đưa ra những lựa chọn phù hợp và đúng
đắn. Vì vậy, Unilever ln cam kết mang đến những sản phẩm với chất lượng cùng giá
cả ổn định và hơn hết là an toàn với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, giá trị thương hiệu của Unilever gắn liền với hình ảnh một tập đồn thân
thiện với mơi trường. Cụ thể, lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính từ mỗi sản phẩm
đã được tập đồn cắt giảm khoảng 3% (2018), 8% (2019) và 10% (2020) so với năm
2010. Trong tương lai, tập đoàn cũng hướng đến mục tiêu giảm được 50% lượng khí
thải gây hại này vào năm 2030. Đặc biệt, tại Việt Nam, các nhà máy của Unilever đã
chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thay vì năng lượng hóa
thạch (đốt cháy nhiên liệu). Unilever cũng thể hiện sự quan tâm về môi trường thông

qua việc lựa chọn, sử dụng và tiết kiệm nguồn nước trong dây chuyền sản xuất của tập
đoàn. Mặc dù, Unilever chưa đạt được chỉ tiêu do chính mình đề ra trong năm 2020
nhưng tập đồn đã cắt giảm được lượng nước sử dụng trong sản xuất xuống khoảng
49% so với năm 2008. Bằng chương trình quản lý lượng nước trong quá trình sản xuất,
từ năm 2013, Unilever Ấn Độ đã tiết kiệm được 50 tỷ lít nước. Nhờ vào kết quả tích
cực này, Unilever cũng đã xem xét và bàn luận với chính phủ một số quốc gia như
Brazil, Việt Nam, Bangladesh để tiến hành thực hiện chương trình tiết kiệm nước này.
Ngồi ra, độ thân thiện với mơi trường của các loại bao bì sản phẩm cũng là một vấn
đề Unilever quan tâm. Vào những năm 2019-2020, tổng lượng bao bì các sản phẩm

12

2

0


của Unilever là khoảng 690.000 tấn mà trong đó có 52% là những bao bì có thể tái sử
dụng hoặc tự phân hủy.
2.2.1.1.2. Doanh thu và lợi nhuận

Nguồn: Unilever
Về mặt doanh thu, Unilever đã mang về lợi nhuận thuần là 52,4 tỷ euro vào năm 2020,
tăng khoảng 16% so với lợi nhuận thu được vào năm 2014 (48,4 tỷ euro). Bảng số liệu
trên cũng cho thấy Unilever có sự biến động nhẹ nhưng nhìn chung vẫn tang cao
Đặc biệt tại Việt Nam, trong 20 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của
Unilever cũng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường - một trong những đóng
góp to lớn của Unilever vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thương mại điện tử đã trở thành một trong những xu hướng của những năm gần đây
và Unilever cũng đã bắt kịp xu hướng bằng việc đưa sản phẩm đến với người tiêu

dùng thông qua các trang thương mại điện tử như Amazon, Lazada, Shopee… Đây
cũng là một trong những nguồn thu to lớn của tập đoàn Unilever. Việc Unilever phát

13

2

0


triển mảng thương mại điện tử lại càng trở nên phù hợp và hữu ích trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp kể từ năm 2020. Cụ thể, doanh số của các dịng sản
phẩm chăm sóc sắc đẹp cao cấp ghi nhận những kết quả tích cực và hơn 50% doanh số
này đến từ các trang thương mại điện tử.
2.2.1.1.3. Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Unilever nổi tiếng với nhiều nhãn hàng sản phẩm ở nhiều ngành hàng khác nhau như
Cif (chất tẩy rửa), Comfort (nước xả vải), Omo (bột giặt), Sunlight (nước rửa chén),
Knorr (gia vị)... Dù tập đoàn kinh doanh đa dạng ngành hàng nhưng mỗi nhãn hàng
đều có vị thế của riêng mình trong từng thị trường.
Lifebuoy, một trong những thương hiệu đi cùng Unilever từ những ngày đầu tiên, là
một thương hiệu toàn cầu được phần lớn các khách hàng cơng nhận. Ra đời từ những
năm đầu 1890, xà phịng khử trùng Lifebuoy đã có thể tiếp cận được với hầu hết mọi
người dân bởi nó đem đến sự cải thiện trong điều kiện vệ sinh. Vừa ra đời, sản phẩm
của Lifebuoy đã được phân phối đến nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ - thị
trường dẫn đầu của Lifebuoy ngày nay. Một trong những điểm mạnh giúp Lifebuoy có
thể cạnh tranh với các thương hiệu khác trong thị trường là uy tín thương hiệu lâu năm
cùng với mục tiêu lấy sức khỏe làm trung tâm. Việc thương hiệu nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc rửa tay là hồn tồn đúng đắn bởi một bánh xà phịng, một chai nước
rửa tay khi được sử dụng đúng lúc và đúng cách có thể giúp mọi người tránh được các
loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi dịch Covid-19 vẫn còn

diễn biến phức tạp. Vì vậy, Lifebuoy đã đưa ra chiến dịch mang 30 triệu bánh xà
phịng đến những người dân khó khăn trên tồn thế giới. Bên cạnh đó, chiến dịch hỗ
trợ truyền thông của nhãn hàng với những đoạn video rửa tay trên Tik Tok cũng đạt
được tích cực với 60 tỷ lượt chia sẻ.
Một thương hiệu tiêu biểu khác của Unilever là Knorr. Knorr nổi tiếng là một trong
những thương hiệu sản phẩm lớn nhất thế giới và có mặt tại hơn 87 quốc gia. Bắt
nguồn từ năm 1838, Knorr đến nay đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm như các loại
súp, viên súp, chiết xuất nước hầm cùng nhiều loại gia vị và nước xốt khác. Hiện nay,
Knorr đã trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất và được yêu mến nhất tại

14

2

0


Unilever. Bên cạnh đó, Knorr cùng với Maggi vẫn ln cạnh tranh cho vị trí hàng đầu
trong ngành hàng này, đặc biệt là ở dòng sản phẩm hạt nêm.
P/S - một thương hiệu Việt Nam được nhượng quyền cho tập đoàn Unilever - là một
nhãn hàng chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc răng miệng. P/S vẫn ln đồng
hành cùng người dân trong hành trình bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. Một trong
những nhãn hiệu cạnh tranh với P/S hiện nay là thương hiệu Colgate đến từ Mỹ. Nhằm
tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình, P/S đã thực hiện chiến dịch “Sứ mệnh
bảo vệ nụ cười Việt Nam” với mục tiêu mang sản phẩm của mình đến gần với nhiều
người hơn. Chiến dịch của P/S đi đến những vùng khó khăn với mong muốn khám
chữa răng miệng cho học sinh ở khắp nơi trên đất nước. Tính đến năm 2016, hơn 8
triệu sản phẩm chăm sóc răng miệng đã được trao đến tay các bé học sinh và đến năm
2019, P/S đã tự hào tuyên bố chiến dịch đã giúp giảm sâu răng cho hơn 12 triệu người
dân Việt Nam.

Ngoài ra, các thương hiệu khác của Unilever như Clear, Lipton, Vaseline, Vim,... cũng
có khả năng cạnh tranh cho vị trí thương hiệu đầu ngành. Qua đó, có thể thấy được các
sản phẩm của Unilever có khả năng cạnh tranh khá tốt trên thị trường tiêu thụ tồn cầu
nói chung và Việt Nam nói riêng.
2.2.1.1.4. Thị phần
Unilever sở hữu hơn 400 nhãn hàng quen thuộc với mọi gia đình, với 81% nhãn hàng
dẫn đầu thị trường. Theo ước tính có đến 2,5 tỷ người sử dụng sản phẩm của Unilever
hàng ngày. 13 thương hiệu của Unilever lọt vào top 50 thương hiệu toàn cầu theo
thống kê của Kantar Worldpanel lần lượt là Lifebuoy (xếp thứ 3), Sunsilk (thứ 10),
Knorr (thứ 11), Dove (thứ 12), Lux (thứ 13), Sunlight (thứ 14), Pepsodent (thứ 18),
Surf (thứ 27), Rexona (thứ 28), Vim (thứ 29), Brooke Bond (thứ 34), Close Up (thứ
42) và Lipton (thứ 48).
2.2.1.1.5. Tạo công ăn việc làm
Không chỉ kinh doanh đưa hàng tỷ sản phẩm đến tay người tiêu dùng, Unilever còn tạo
nguồn vốn vay, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu chị em phụ nữ nghèo phát triển

15

2

0


kinh tế, cải thiện đời sống và nâng cao nhận thức về sức khoẻ, vệ sinh, dinh dưỡng
chăm sóc gia đình.
Unilever Việt Nam được vinh danh là một trong các cơng ty có mơi trường làm việc
tốt nhất tại Châu Á, Giải thưởng thường niên được tổ chức bởi Tạp chí uy tín HR Asia
– tạp chí dành cho các chuyên gia nhân sự cấp cao tại Châu Á. Kết quả này được cơng
bố sau quy trình đánh giá gắt gao của các chuyên gia nhân sự, các tổ chức độc lập, các
học giả, nhà báo, đồng thời dựa vào kết quả khảo sát nội bộ đã được thực hiện trước đó

tại gần 300 cơng ty, doanh nghiệp theo tiêu chuẩn độc lập toàn Châu Á..
2.2.1.2. nguyên nhân của những thành tựu.
2.2.1.2.1. Công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Một trong những nhân tố đóng vai trị quan trọng trong doanh thu to lớn của Unilever
là việc áp dụng thành công các công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào dây chuyền sản xuất,
góp phần tiết kiệm thời gian lao động cũng như cắt giảm chi phí sản xuất. Một ví dụ
minh chứng cho điều này là sau khi lắp đặt hệ thống Vision, Unilever đã có thể cắt
giảm 10 người trong khâu kiểm tra chất lượng các sản phẩm Rexona. So với 10 cơng
nhân, hệ thống này có tốc độ nhanh hơn (220 chai/phút) và cũng có thể giảm thiểu
những sai sót mà cơng nhân có thể mắc phải do số lượng sản phẩm cần kiểm kê quá
lớn.
2.2.1.2.2. Chiến lược.
Một phần thành cơng của Unilever là nhờ vào chương trình quản lý lượng nước sử
dụng trong sản xuất. Nó giúp tiết kiệm nguồn nước, đặc biệt là ở những quốc gia gặp
hạn chế trong việc tìm kiếm và xử lý nguồn nước. Từ đó, Unilever có thể đứng vững
trong thị trường những quốc gia này nhờ vào những sản phẩm sản xuất trong nước bởi
chi phí của chúng thấp hơn so với những sản phẩm sản xuất ở nước ngoài và vận
chuyển về.
Người tiêu dùng hiện nay dường như đang dần chuyển sang mua sắm trên các hệ
thống thương mại điện tử, đặc biệt là các sản phẩm nằm trong danh mục hàng hóa của
Unilever. Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng trong thời đại công nghệ 4.0,

16

2

0


Unilever đã phân phối các sản phẩm của mình qua các trang thương mại trực tuyến và

không ngừng thúc đẩy mảng này phát triển. Thông qua việc đáp ứng nhu cầu mua sắm
online của khách hàng, doanh thu từ thương mại điện tử đã tăng lên đáng kể, đặc biệt
là trong mùa dịch 2020.
2.2.1.2.3. Hình ảnh thương hiệu.
Để có thể giữ lại trong lịng khách hàng một hình ảnh thân thiện với môi trường xung
quanh, những chiến lược và chương trình mà Unilever đề ra đã đóng góp khơng nhỏ để
tạo dựng nên hình tượng này. Bên cạnh việc giúp bảo vệ mơi trường, điều này cịn
giúp Unilever tạo dựng niềm tin trong người tiêu dùng, đặc biệt là những người quan
tâm đến những vấn đề nhạy cảm của môi trường. Ngoài ra, tập đoàn cũng chú trọng
đến các vấn đề về con người và xã hội thông qua việc tổ chức các chiến dịch cũng như
hoạt động từ thiện. Thơng qua đó, Unilever cũng có thể quảng bá các thương hiệu của
mình, giúp cho sản phẩm được tiếp xúc với nhiều người hơn và trên hết là để lại một
ấn tượng sâu sắc và đẹp đẽ trong lòng mọi người. Với một hình ảnh thương hiệu tích
cực như trên, Unilever có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng khác đến với các sản
phẩm của mình.
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó
2.2.2.1. Những hạn chế, tồn tại
2.2.2.1.1. Doanh thu và lợi nhuận
Trong những năm gần đây, trước sự tác động của đại dịch Covid – 19, nền kinh tế bị
ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới, kéo theo đó là sự trì trệ trong thị trường
kinh doanh. Trước sự suy thoái kinh tế, nhiều cơng ty, tập đồn rơi vào tình trạng khó
khăn trong đó có cả những tập đồn lớn như Unilever. Việc đóng cửa thành phố và tạm
ngưng kinh doanh để khiến các cơng ty con của tập đồn gặp nhiều thách thức lớn khi
doanh thu liên tục bị sụt giảm. Trong đó, các dịch vụ ăn uống giảm gần 40%, cụ thể
hơn là nhãn hiệu kem Ben & Jerry báo cáo doanh số bán ra giảm gần 30% so với cùng
kì năm trước. Một số chi nhánh Unilever ở khu vực châu Á cũng gặp tình trạng khủng
hoảng khi các lệnh cấm liên tục được thực hiện, điển hình là ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Đây được coi lại thị trường kinh doanh đem lại nguồn thu lớn cho hầu hết các tập đoàn

17


2

0


đa quốc gia. Do đó, khi lợi nhuận ở hai quốc gia này giảm, tổng lợi nhuận chung sẽ bị
giảm theo. Trường hợp ở Unilever Việt Nam, trước sự hoành hành của dịch bệnh,
doanh số của cơng ty đã có sự sụt giảm so với những năm trước đó. Cụ thể vào năm
2020, Doanh số bán cơ bản giảm 0,1% với khối lượng giảm 0,3% và giá tăng 0,2%.
Các thị trường đã phát triển tăng 2,4% trong khi các thị trường mới nổi giảm 1,9%.
Nhìn chung, Unilever vẫn kiểm sốt tốt tình hình doanh thu tuy nhiên, trước những tác
động khách quan, tập đoàn đã và đang gặp hạn chế trước tình hình kinh tế biến động.
2.2.2.1.2. Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Unilever là tập đoàn nổi tiếng với ngành hàng tiêu dùng, những sản phẩm của tập đoàn
này được phân phối rộng rãi ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một tập đoàn
chuyên về hàng tiêu dùng với số lượng sản phẩm lên hàng ngàn. Tuy nhiên đây vừa
được xem là điểm mạnh và cũng là một điểm yếu khi Unilever được nhiều chuyên gia
đánh giá có bộ máy tổ chức quá cồng kềnh và có quá nhiều sản phẩm. Mỗi năm, tập
đoàn này lại tung ra nhiều loại sản phẩm mới, tuy nhiên sự đa dạng này khiến cái mặt
hàng này bị bão hịa và khơng có một sản phẩm mũi nhọn và độc quyền để có thể giúp
khẳng định hơn vị thế của Unilerver.
Thế mạnh trong việc sản xuất mặt hàng tiêu dùng cũng mang lại cho tập đoàn này một
hạn chế đó là bản chất của các loại sản phẩm được sử dụng thường ngày rất dễ bị bắt
chước hoặc bị làm giả. Nhiều cơng ty khác có thể sản xuất mặt hàng tương tự, có cùng
nhãn hiệu nhưng bán ra thị trường với giá thấp hơn và kèm theo đó là chất lượng sản
phẩm cũng thấp hơn. Ngồi ra nhiều nhà bán lẻ, có thể sản xuất sản phẩm theo mặt
hàng của Unilever và lấy tên một thương hiệu khác để đưa hàng ra bán ở những nơi
phân phối nhỏ lẻ. Đây là một hạn chế khách quan do không phải Unilever tác động
trực tiếp, tuy nhiên việc bị các công ty khác phá giá hay đạo nhái đã vơ hình chung

làm ảnh hưởng phần nào đó đến doanh thu và mang lại một số bất lợi nhất định đến
tập đoàn. Ngoài ra, các nhà bán lẻ phát triển các thương hiệu nội địa có lợi thế là có
các kênh bán hàng riêng của họ. Ngược lại, các thương hiệu Unilever phụ thuộc vào
các bên khác (nhà bán lẻ) về khối lượng bán hàng. Điều này đã dẫn đến một hạn chế
khác của tập đoàn. Đặc biệt ở các thị trường châu Phi và châu Á, tại các địa phương thì

18

2

0


người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên, mang tính chất truyền
thống giá rẻ.
2.2.2.1.3. Thị phần và sự phân phối sản phẩm
Theo báo cáo thường niên của Unilever vào năm 2017, công ty chủ trương hoạt động
dựa trên bốn nhóm sản phẩm chính bao gồm: thực phẩm, chăm sóc cá nhân, chăm sóc
tại nhà và sản phẩm giải khát. Trong số bốn mảng sản phẩm trên, chăm sóc cá nhân là
mảng đem lại doanh số cao nhất, đây cũng là tiền đề giúp Unilever tiếp tục xây dựng,
phát triển và khẳng định tên tuổi trên thị trường toàn cầu. Các phân khúc sản phẩm này
cũng đồng thời là động lực để Unilever mạnh dạn xây dựng kênh phân phối khác biệt.
Unilever không áp dụng các kênh phân phối phổ thông như sơ cấp hay thứ cấp, mà tập
trung toàn diện cho kênh phân phối chặng cuối. Xây dựng kênh phân phối chăng cuối
là một thử thách đối với nhiều tập đồn cơng ty. Đặc biệt là các tập đoàn đa ngành hay
đa quốc gia mà điển hình ở đây là Unilever. Bởi đặc tính và địa điểm cư dân của từng
địa phương hay đất nước là hồn tồn khác nhau. Do đó, Unilver có thể gặp sự chênh
lệch và mẫu thuẫn ở những lãnh thổ khác nhau khi phân phối sản phẩm của mình.
Với sự bành trướng của mình, Unilever là một cơng ty tồn cầu, bởi sự hiện diện của
nó có ở hầu như khắp mọi nơi trên tồn thế giới. Do đó, ở các khu vực địa lý khác

nhau, doanh thu của tập đồn có thể bị ảnh hưởng bởi sức mạnh tương đối của đồng
nội tệ. Việc phá giá đồng tiền có thể có tác động tiêu cực đến kết quả tài chính. Một ví
dụ để chứng minh cho câu nói trên, doanh thu của Unilever vào năm 2020 bị ảnh
hưởng tiêu cực 5,4% từ các mặt hàng liên quan đến tiền tệ. Rủi ro này là một phần của
việc trở thành một tập đoàn đa quốc gia, các đối thủ cạnh tranh của Unilever cũng phải
đối phó với điều này. Mặt trái là nó cũng có thể có tác động tích cực. Điều này xảy ra
vào năm 2019, khi có tác động tích cực liên quan đến tiền tệ là 2,4% đối với doanh thu
của tổ chức.
Có thể nói Unilever là một doanh nghiệp lớn với số lượng sản phẩm chiếm thị phần
lớn trên thị trường ngành hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, Unilever phụ thuộc gần như hoàn
toàn vào các nhà bán lẻ như một kênh bánh hàng. Công ty không trực tiếp bán sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng mà thường cần phải qua một bên trung gian như
siêu thị, tạp hóa, ... Tùy thuộc vào mức độ lớn của một nhà bán lẻ trong một khu vực

19

2

0


địa lý nhất định, điều này có thể mang lại cho các nhà bán lẻ này một vị thế quyền lực.
Đây là một ví dụ điển hình về khả năng thương lượng của người mua, một trong năm
lực lượng trong Mơ hình Năm Lực lượng của Michael Porter. Để bớt phụ thuộc vào
các nhà bán lẻ này và giảm tác động của điểm yếu này, Unilever nên xem xét việc tìm
kiếm các kênh bán hàng mới.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.
Doanh thu của Unilever trong một hai năm gần đây có sự biến động nhẹ, và đang trên
đà khôi phục, phát triển trở lại. Tuy nhiên do tập đồn chưa có sự khai thác triệt để
tiềm năng của mảng kinh doanh điện tử (E – commerce). Do đó trước sự ảnh hưởng

của dịch Covid – 19, doanh số và lợi nhuận của Unilever đã có sự giảm sút so với
những năm gần đây. Là một tập đoàn đa quốc gia, doanh thu của Unilever phụ thuộc
khá nhiều vào từng chi nhánh ở các quốc gia khác nhau. Từ đó dẫn đến một hiện tượng
đó là tập đồn có thể bị ảnh hưởng bởi đồng nội tệ ở các nước. Việc phá giá tiền tệ một
cách nào đó dẫn đến những kết quả tiêu cực trong tài chính. Mục tiêu của phá giá tiền
tệ là tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa quốc gia và do đó cải thiện cán cân thanh
toán. Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa, kéo theo tỷ giá thực tăng
sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Phá giá
tiền tệ có thể có tác động gián tiếp đến ngân sách, có thể cải thiện hoặc giảm thâm hụt
ngân sách. Nó phụ thuộc vào mức thu nhập và chi tiêu chịu tác động trực tiếp của tỷ
giá hối đoái.
Các sản phẩm của tập đoàn Unilever được bán ra thị trường thơng qua sự phân phối
và, hồn tồn phụ thuộc vào bên thứ ba là các nhà phân phối và các kênh bán lẻ như
tạp hóa, siêu thị, … Do khơng trực tiếp bán ra các mặt hàng, tập đồn khơng kiểm sốt
được triệt để nguồn hàng được bán ra, dựa vào lỗ hổng đó, một số nhà phân phối có
thể dễ dàng làm giả sản phẩm hoặc bán phá giá, gây ản hưởng trực tiếp đến hình ảnh
thương hiệu. Ngoài ra, các sản phẩm liên quan đến mặt hàng tiêu dùng thường có đặc
điểm là đại trà và hình thức khá giống nhau. Ngành hàng tiêu dùng là một ngành khá
cạnh tranh trên thị trường, bởi sự đa dạng và phổ biến của chúng. Với tính chất đại trà
và dễ làm lại, nhiều công ty đã bắt chước và phân phối mặt hàng đó với giá thấp hơn
và chất lượng kém hơn. Phần đông người tiêu dùng luôn mong muốn chọn mua những

20

2

0


sản phẩm với giá rẻ và chất lượng tốt. Người tiêu dùng khi mua những sản phẩm này

thường nhìn vào giá cả bởi hình thức bên ngồi của những mặt hàng này khá giống
nhau mặc dù chúng đến từ những nơi khác nhau. Từ đó, Unilever có thể bị thất thế
trước những sản phẩm đạo nhái do chúng có giá thành thấp hơn so với mặt hàng chính
gốc.
2.3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn
UNILIVER theo cơ chế thị trường tự do cạnh tranh trong thời gian tới.
2.3.1 Định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn UNILIVER theo cơ
chế thị trường tự do cạnh tranh trong thời gian tới.
Các định hướng và chiến lược để phát triển tập đoàn UNILIVER theo cơ chế tự do thị
trường:
2.3.1.1. Định hướng phân phối.
Tạo ra hệ thống phân phối và bán lẻ trên khắp thế giới, đem lại khái niệm tiêu thụ bán
lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, các
nhân viên có nhiệm vụ chào hàng mới, giao hàng, chấp nhận tín dụng cho các đơn
hàng tiếp theo.
Sử dụng các sàn thương mại lớn và phụ thuộc vào từng khu vực của các nước để bán
online như Shopee, lazada, Amazon,...
2.3.1.2. Định hướng sản phẩm.
Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm, nhưng thích nghi với
nhu cầu của những nơi mà UNILIVER nhắm tới, tìm hiểu sâu sắc nhu cầu của mỗi
nơi, mỗi khu vực khác nhau để tùy biến hóa lại sản phẩm của mình
Cần phải hiểu nhu cầu của người tiêu dùng ở nơi bán cần gì, thích gì, sau đó mang đến
những sản phẩm phù hợp với họ. để có được những sản phẩm thoả mãn thị hiếu người
tiêu dùng, Công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, hiểu
biết tường tận tập qn văn hố kinh doanh và sở thích.
2.3.1.3. Định hướng quảng cáo.

21

2


0


Kết hợp các chiến lược quảng bá của mình Above-the-Line”(quảng bá trực tiếp) và
“Below-the-Line” (quảng bá gián tiếp).
Với quảng bá trược tiếp là sản phẩm trên truyền hình, báo chí… nhằm đạt một hay một
số mục đích nhất định, như thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm mới, hướng
dẫn sử dụng sản phẩm..., với sự phát triển ngày nay của thời đại công nghệ, quảng bá
trên Youtube, Facebook, các nền tảng xã hội tỷ người dùng luôn trược sẵn, phải dựa
vào những mục tiêu nhắm đến, vào bản chất của sản phẩm, loại kênh phân phối sử
dụng và khách hàng mục tiêu.
2.3.1.4. Định hướng giá.
Để tồn tại và chiếm lĩnh ưu thế trong thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG,
Unilever đã và đang thực Sản phẩm các ngành tiêu dung nhanh thường khơng có q
nhiều sự khác biệt, chủ yếu là cạnh tranh về chi phí thấp, tuy nhiên Unilever lại chi phí
cho việc sử dụng các hoạt động Marketing, sản xuất và R&D của Unilever là rất cao.
2.3.1.5. Con người.
Ngoài marketing và giá thành một nhân tố khơng kém phần quan trọng khác đó chính
là con người, luôn coi trọng nguồng nhân lực để phát triển bền vững và để phát triển
“hệ thống rễ” giúp Công ty có thể bám sâu vào thị trường, Unilever đã xây dựng một
đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp và thường xuyên chú trọng đến các chương
trình huấn luyện nhân viên. Quan điểm của Unilever là “Phát triển thông qua con
người”, nên Công ty luôn quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và sẵn sàng hỗ trợ họ
trong các lĩnh vực công tác.
2.3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn UNILIVER theo cơ
chế thị trường tự do cạnh tranh trong thời gian tới.
2.3.2.1. Giải pháp phân phối.
Thương mại điện tử đã trở thành một trong những xu hướng của những năm gần đây
và Unilever phải bắt kịp xu hướng bằng việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng

thông qua các trang thương mại điện tử như Amazon, Lazada, Shopee...
Tiếp tục phân phối đến các nơi bán lẻ trên khắp thế giới, hợp tác với nhiều xí nghiệp
nội địa trong sản xuất gia cơng.

22

2

0


2.3.2.2. Giải pháp sản phẩm.
Liên tục đổi mới sản phẩm của mình để tạo ra sự khác biệt và ln tập trung vào nhu
cầu của khách hang, Mỗi một sản phẩm, đều có những chiến dịch tiếp thị quảng cáo
riêng gắn liền với những thông điệp gần gũi mà độc đáo.
2.3.2.3. Giải pháp cho quảng cáo.
Thực hiện và lợi dụng triệt để các phương tiện tuyên truyền và thông tin quảng cáo để
thu hút và lôi kéo khách hàng ( Quảng cáo trên truyền hình, báo chí, panơ áp phích, tài
trợ các chương trình, phát qùa tặng khuyến mại ....).
Đi kèm với đó là các hình thức phổ biến thường thấy như coupon, giảm giá, tặng kèm,
hoằn tiền, đổi mới sản phẩm cho khách hàng, tặng sản phẩm, tặng mẫu thử cho khách,
chương trình khuyến mãi rút thăm hoặc cào trúng thưởng những phần quà có giá trị,
tài trợ cho các cuộc thi và những chuyên mục trên truyền hình… Những hoạt động như
vậy đã tạo dựng được hình ảnh các nhãn hàng (brand imge) của Unilever nơi người
tiêu dùng.
2.3.2.4. Giải pháp về giá cả.
Nhận biết các khu vực người tiêu dùng ở nơng thơn có thu nhập thấp, đề ra các giải
pháp hạ giá thành để tiếp cận người tiêu dùng, sản suất mang lại giá cả hợp lý, Công ty
đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế
một số loại phải nhập khẩu, điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế

nhập khẩu ít hơn.
Làm cho người tiêu dùng cảm thấy và đánh giá cao sản phẩm của công ty so với các
sản phẩm cùng loại trên thị trường.
2.3.2.5. Con người.
Luôn ưu tiên người tiêu dùng, sau đến khách hàng, nhân viên và cộng đồng. Cung cấp
cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao với mức giá hợp lý ở bất cứ
đâu và bất cứ khi nào họ cần.

23

2

0


Unilever cịn tạo nguồn vốn vay, tạo cơng ăn việc làm cho hàng triệu chị em phụ nữ
nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và nâng cao nhận thức về sức khoẻ, vệ
sinh, dinh dưỡng chăm sóc gia đình.
KẾT LUẬN
Chú ý : Xem hướng dẫn các nhóm trước
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt và có hiệu
quả lý luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền trong việc điều hành nền kinh tế, xây dựng
nền kinh tế nhiều thành phần. Để hiểu rõ hơn về Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền Nhà
Nước, bài tiểu luận với đề tài "Lý luận của VI.Lênin về Chủ nghĩa tư bản độc
quyền và liên hệ với sự phát triển của các tập đoàn Uniliver" sẽ làm sáng tỏ vấn đề
này. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nhà nước trong quản lý kinh tế của Việt
Nam hiện nay. Bài tiểu luận đã hồn thành nhưng do hiểu biết cịn hạn chế nên việc
nghiên cứu và phân tích của chúng em khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng em rất
mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của Thầy để bài tiểu luận được hoàn
chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy.

KẾT LUẬN
Với bức tranh toàn cảnh hiện nay của toàn cầu, chủ nghĩa tư bản đang ngày càng
lớn mạnh và có những đóng góp khơng ngừng nghỉ cho sự phát triển của nhân loại.
Tuy nhiên để có thể đánh giá rõ hơn về sự vận động phát triển cũng như có những dự
đốn về những bước tiếp theo của chủ nghĩa tư bản, chúng tôi đã cùng nhau nghiên
cứu dịng chảy lịch sử của chủ nhĩa này thơng qua học thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư
bản độc quyền. Trên cơ sở lý luận của chủ ghĩa Mác- Lênin về các học thuyết kinh tế,
chúng tôi đã cùng nhau phân tích và trình bày các ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản độc
quyền đối với thế giới, trong bối cảnh lịch sử và sự phát triển không ngừng của chủ
nghĩa tư bản hiện đại ngày nay.
Qua việc nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền đồng thời là sự liên hệ với
sự phát triển của các tập đồn UNILIVER, nhóm chúng tơi đã nhìn thấy được những
mặt tích cực của khi áp dụng mơ hình của chủ nghĩa tư bản độc quyền, cũng như
những vấn đề còn thiếu sót trong q trình phát triển ở UNILIVER. Dựa trên cơ sở lý
thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền đã nghiên cứu được cũng như những số liệu mà

24

2

0


nhóm đã thu thập, chúng tơi mạnh dạn trình bày những mặt hạn chế mà tập đoàn
UNILIVER đã và đang gặp phải, nhằm hướng đến sự thích ứng và thay đổi tích cực.
Sự đổi mới khơng ngừng chính là động lực của phát triển. Thơng qua những giải
pháp được trình bày ở trên, nhóm chúng tơi mong rằng có thể góp phần định hướng
tích cực vào cơng cuộc phát triển lớn mạnh của tập đoàn UNILIVER. Trong tương lai,
đây sẽ là bước đệm quan trọng để đưa tập đồn có thể phát triển bền vững, lâu dài.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên tập đoàn Unilever năm 2020
/>5aed8295af77149fe3.pdf/annual-report-and-accounts-2020.pdf
2. Báo cáo thường niên tập đoàn Unilever năm 2015
/>c=yapw9tBOUPD1J4TrE8DW7mQLJQUGnwN9CgGfNEcCYEyfsMLi2kaBzN
jzDotHVuPh
3. Website Unilever








/> /> /> />
4. Chính sách quy tắc và quy tắc ứng xử trong kinh doanh tập đoàn Unilever
/>f7e3636e20e70bb2c8.pdf

25

2

0


×