Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Nghiên cứu tổng hợp, biến tính bề mặt hệ nano dendrimer Polyamidoamin mang thuốc kháng virus HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.08 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN THỊ THỊNH

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, BIẾN TÍNH
BỀ MẶT HỆ NANO DENDRIMER POLYAMIDOAMIN
MANG THUỐC KHÁNG VIRUS HIV

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, BIẾN TÍNH
BỀ MẶT HỆ NANO DENDRIMER POLYAMIDOAMIN
MANG THUỐC KHÁNG VIRUS HIV
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ


Mã số: 9 44 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. NGUYỄN CỬU KHOA
2. TS. HỒ VIỆT ANH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Cơng trình được thực hiện tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng – Viện Hàn lâm
Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm
thuốc Thành phố Hồ Chí Minh
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn khoa
học của GS. TS. Nguyễn Cửu Khoa và TS. Hồ Việt Anh. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực, được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào
khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thịnh


i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Cửu Khoa và

TS. Hồ Việt Anh đã định hướng khoa học, sự giúp đỡ tận tình và động viên trong suốt
quá trình thực hiện luận án. Xin gửi đến Thầy và Cô những lời biết ơn chân thành nhất
Tôi xin cảm ơn đến Học Viện Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án này.
Tơi xin cảm ơn sự hỗ trợ của các Anh Chị và các Em trong Viện Khoa học Vật
liệu ứng dụng - Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam trong q trình thực
hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của PGS.TS. Trần
Việt Hùng cùng toàn thể các Anh Chị, các Em đồng nghiệp của Viện Kiểm nghiệm
thuốc Thành phố Hồ Chí Minh
Sau cùng, tôi xin cảm ơn và thực sự không thể quên được sự giúp đỡ tận tình của
gia đình, bạn bè, anh em xa gần đã động viên, tạo điều kiện trong suốt q trình tơi
hồn thành luận án này.
Tác giả

Nguyễn Thị Thịnh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................................. ii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ........................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC..........................................................................................................xii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1.


Đặt vấn đề.......................................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................2

3.

Các nội dung nghiên cứu chính của luận án...................................................................... 2

4.

Đóng góp mới của luận án................................................................................................. 3

5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...............................................................................3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN......................................................................................................4
1.1.

Virus HIV/AIDS và thuốc điều trị................................................................................4

1.1.1.

Virus HIV/AIDS.............................................................................................................4

1.1.2.


Lịch sử phát triển liệu pháp điều trị HIV/AIDS............................................................5

1.1.3.

Cơ chế tác động của thuốc điều trị HIV....................................................................... 6

1.1.3.1. Lamivudin..................................................................................................................... 8
1.1.3.2. Zidovudin...................................................................................................................... 9
1.1.3.3. Tenofovir disoproxil fumarat.........................................................................................9
1.1.3.4. Ritonavir....................................................................................................................... 9
1.1.4.

Liệu pháp điều trị ARV kết hợp...................................................................................10

1.1.5.

Những tồn tại của liệu pháp kháng HIV thông thường...............................................12

1.2.

Giải pháp thuốc phóng thích kéo dài.......................................................................... 15

1.2.1.

Ưu điểm của phóng thích kéo dài............................................................................... 17

1.2.2.

Nhược điểm của phóng thích kéo dài..........................................................................17


1.3.

Các chiến lược điều trị HIV hướng đến hiện nay....................................................... 17

1.3.1

Thuốc hướng đích....................................................................................................... 17

1.3.2

Thuốc có tác dụng kéo dài.......................................................................................... 20

1.3.3

Vacccin điều trị........................................................................................................... 24

1.4.

Dendrimer PAMAM biến tính và tiềm năng mang thuốc...........................................24

1.5.

Các tác nhân biến tính.................................................................................................26

1.5.1.

Poly(ethylen glycol), PEG và dẫn xuất methoxy poly(ethylen glycol), mPEG...........26

1.5.2.


Pluronic.......................................................................................................................30


iii

1.6.

Tình hình nghiên cứu về thuốc ARV sử dụng chất mang nano.................................32

1.6.1.

Thế giới......................................................................................................................32

1.6.2.

Trong nước.................................................................................................................33

2.1.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................35

2.2.

Nguyên liệu - hóa chất, dụng cụ - thiết bị................................................................. 37

2.1.1.

Nguyên liệu - hóa chất...............................................................................................37

2.1.2.


Dụng cụ - thiết bị.......................................................................................................38

2.3.

Tổng hợp dendrimer PAMAM.................................................................................. 39

2.3.1.

Tổng hợp dendrimer PAMAM từ G-0.5 đến G3.0..................................................... 39

2.3.1.1. Tổng hợp dendrimer PAMAM G-0.5, G0.5, G1.5 và G2.5........................................40
2.3.1.2. Tổng hợp dendrimer PAMAM G0.0, G1.0, G2.0 và G3.0......................................... 41
2.3.2.

Biến tính PAMAM dendrimer.................................................................................... 43

2.3.2.1. Chuẩn bị tác nhân biến tính...................................................................................... 43
2.3.2.2. Tổng hợp PAMAM dendrimer biến tính.................................................................... 47
2.4.

Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định các ARV.........................................49

2.4.1.

Xây dựng phương pháp xác định AZT, 3TC, TDF VÀ RTV.......................................50

2.4.1.1. Xác định AZT, 3TC và xác định đồng thời AZT, 3TC................................................50
2.4.1.2. Xác định TDF, RTV và xác định đồng thời TDF và RTV.......................................... 51
2.4.2.


Thẩm định phương pháp xác định AZT, 3TC, TDF và RTV......................................52

2.4.2.1. Tính tương thích hệ thống HPLC.............................................................................. 53
2.4.2.2. Tính đặc hiệu, LOD và LOQ..................................................................................... 53
2.4.2.3. Tính tuyến tính...........................................................................................................54
2.4.2.4. Độ đúng.....................................................................................................................54
2.4.2.5. Độ chính xác..............................................................................................................54
2.4.2.6. Khoảng xác định........................................................................................................55
2.5.

Tạo hệ dẫn truyền thuốc nano................................................................................... 55

2.5.1.

Chuẩn bị dung dịch hoạt chất................................................................................... 56

2.5.2.

Chuẩn bị dung dịch hệ G3.0@mPEG và

2.5.3.

Dẫn truyền hoạt chất.................................................................................................56

2.5.4.

Loại hoạt chất tự do.................................................................................................. 57

2.5.5.


Đông khơ................................................................................................................... 57

2.6.

Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất in vitro và thử hoạt tính sinh học..............57

2.6.1.

Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất..................................................................57

2.6.2.

Thử hoạt tính sinh học...............................................................................................58

2.6.2.1. Thử độc tính tế bào....................................................................................................58
2.6.2.2. Thử hoạt tính ức chế pepsin...................................................................................... 59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................................................62
3.1. TỔNG HỢP DENDRIMER PAMAM THẾ HỆ G-0.5 - G3.0........................................ 62


iv

3.1.1.

Phổ hồng ngoại FTIR..................................................................................................62

3.1.2.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR........................................................................63


3.1.3.

Phổ khối lượng MS và sắc ký lọc gel GPC.................................................................65

3.1.4.

Tính tốn khối lượng phân tử dendrimer PAMAM bằng phổ 1H-NMR......................67

3.1.5.

Hiệu suất phản ứng tổng hợp dendrimer PAMAM......................................................69

3.2.

BIẾN TÍNH PAMAM DENDRIMER G3.0 VỚI mPEG VÀ PLURONIC F127.......69

3.2.1.

Hình thái, kích thước.................................................................................................. 69

3.2.2.

Phổ hồng ngoại FTIR..................................................................................................71

3.2.3.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR........................................................................72

3.3.


KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP.............................................................. 75

3.3.1.

Tính tương thích của hệ thống sắc ký.........................................................................75

3.3.2.

Tính đặc hiệu...............................................................................................................75

3.3.3.

Tính tuyến tính............................................................................................................ 76

3.3.4.

Độ chính xác............................................................................................................... 77

3.3.4.1. Độ lặp…….................................................................................................................. 77
3.3.4.2. Độ chính xác trung gian............................................................................................. 78
3.3.5.

Độ đúng.......................................................................................................................78

3.4.

KẾT QUẢ DẪN TRUYỀN HĨA HOẠT CHẤT.......................................................80

3.4.1.


Kết quả dẫn truyền hóa hoạt chất tạo hệ dẫn truyền thuốc đơn.................................80

3.4.1.1. Hình thái, kích thước.................................................................................................. 80
3.4.1.2. Phổ hồng ngoại FTIR.................................................................................................82
3.4.1.3. Kết quả dẫn truyền hoạt chất đơn...............................................................................85
3.4.2.

Kết quả dẫn truyền hóa hoạt chất kết hợp.................................................................88

3.5.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG HOẠT CHẤT........................90

3.5.1.

Kết quả giải phóng hoạt chất trên hệ dẫn truyền thuốc đơn...................................... 90

3.5.2.

Kết quả giải phóng hoạt chất trên hệ dẫn truyền thuốc kết hợp.................................94

3.6.

KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC................................................................99

3.6.1.

Kết quả thử độc tính tế bào.........................................................................................99


3.6.2.

Kết quả thử hoạt tính ức chế pepsin......................................................................... 102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................107
KẾT LUẬN............................................................................................................................107
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................108
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ..............................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................110
PHỤ LỤC...............................................................................................................................122


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

ART

Anti-retroviral therapy, Liệu pháp kháng virus

3TC

Lamivudin, thuốc điều trị HIV

AIDS

Acquired Immuno Deficiency Syndrome, Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải


ARV

Antiretroviral, Thuốc kháng HIV

AZT

Zidovudin, thuốc điều trị HIV

CM

Chất mang

d4T

Stavudine, Thuốc điều trị HIV

DMEM

Dulbecco’s modified Eagle’s medium, môi trường DMEM

DLS

Dynamic Light Scattering

EDA

Ethylene diamin

EI&FI


Entry/fusion inhibitor, Nhóm ức chế hịa màng/xâm nhập

FDA

Food and Drug Administration, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Mỹ

FTIR

Fourier transform infared spectroscopy, Phổ hồng ngoại biến đổi
Fourier

GHO

Global Health Observatory, Đài Quan sát sức khỏe toàn cầu

GPC

Gel permeation chromatography, Sắc ký lọc gel

HIV

Human Immunodeficiency Virus, Virus suy giảm miễn dịch ở người

HIV-1

Human immunodeficiency virus type 1, Virus suy giảm miễn dịch ở
người loại 1

HPLC


High-performance liquid chromatography, sắc ký lỏng hiệu năng cao

IC50

Half maximal inhibitory concentration, Nồng độ ức chế 50 %

INSTI

Integrase inhibitor resistance, Nhóm ức chế enzyme tích hợp

MA

Methylacrylat

mPEG

Methoxy poly(ethylen glycol)

NMR

Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy, Phổ cộng hưởng từ hạt
nhân


NNRTI

Tenofovir disoproxil fumarat, thuốc điều trị HIV

NPC


p-nitrophenyl cloroformat

NRTI

Nucleotide Reverse Transcriptase Inhibitors, Nhóm ức chế enzym sao
chép ngược tương tự nucleotid

PAMAM

Polyamidoamin

PEG

Polyethylen glycol

PI

Protease inhibitor, Nhóm ức chế men protease

PR

Protease, Enzyme protease

RT

Reverse transcriptase, Men sao chép ngược

RTV


Ritonavir, thuốc điều trị HIV

T-BĐ

Thuốc ban đầu

TDF

Tenofovir disoproxil fumarate, thuốc điều trị HIV

TGA

Thermal Gravimetry Analysis

T-NH

Thuốc được dẫn truyền hóa

T-TD

Thuốc tự do

USP

United State Pharmacopeia, Dược điển Mỹ

WHO

World Health Organization, Tổ chức Y tế Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các loại thuốc PEG hóa được FDA chấp thuận........................28
Bảng 1.2. Đặc tính của chất đồng trùng hợp khối pluronic....................................... 31
Bảng 2.1. Danh mục nguyên liệu - hóa chất.............................................................. 37
Bảng 2.2. Danh mục dụng cụ - thiết bị...................................................................... 38
Bảng 2.3. Tổng hợp dendrimer PAMAM thế hệ lẻ (G-0.5, G0.5, G1.5, G2.5)..........40
Bảng 2 4. Tổng hợp dendrimer PAMAM thế hệ lẻ (G0.0, G1.0, G2.0, G3.0)...........41
Bảng 2.5. Thành phần và khối lượng các chất tham gia phản ứng trong tổng hợp
G3.0-PEG.................................................................................................. 49
Bảng 2.6. Thành phần và khối lượng các chất tham gia phản ứng trong tổng hợp
49
Bảng 2.7. Trình tự thực hiện thử hoạt tính ức chế pepsin.......................................... 61
Bảng 3.1. Tần số hấp thụ phổ FTIR của dendrimer PAMAM từ thế hệ G-0.5 đến
G3.0.......................................................................................................... 62
Bảng 3. 2. Dữ liệu phổ 1H-NMR của dendrimer PAMAM từ thế hệ G-0.5 đến G3.0 . 64
Bảng 3.3. Khối lượng phân tử của PAMAM theo MS............................................... 66
Bảng 3.4. Khối lượng phân tử của PAMAM theo GPC............................................. 66
Bảng 3.5. Khối lượng phân tử của PAMAM tính theo 1H-NMR..............................67
Bảng 3 6. Khối lượng phân tử của PAMAM tổng hợp so với cấu trúc PAMAM theo
lý thuyết.................................................................................................... 68
Bảng 3.7. Hiệu suất phản ứng tổng hợp dendrimer PAMAM từ G-0.5 đến G3.0......69
Bảng 3.8. Tần số hấp thụ phổ FTIR của dendrimer PAMAM G3.0, mPEG-NPC,
G3.0@mPEG, NPC-F127-OH và 72
Bảng 3.9. Tính tương thích hệ thống sắc ký xác định AZT, 3TC..............................75
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tính tuyến tính AZT....................................................... 76
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát tính tuyến tính 3TC........................................................ 77
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ lặp AZT, 3TC............................................................ 77
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian AZT, 3TC................................ 78
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát độ đúng của AZT........................................................... 78



Bảng 3.15. Kết quả khảo sát độ đúng của 3TC........................................................... 79
Bảng 3.16. Báo cáo tóm tắt kết quả thẩm định phương pháp xác định hàm lượng AZT,
3TC........................................................................................................... 79
Bảng 3.17. Kết quả xác định kích thước của hệ dẫn truyền thuốc bằng DLS..............81
Bảng 3.18. Tần số hấp thụ phổ FTIR của hệ dẫn truyền thuốc @mPEG,
@mPEG................................................................................. 83
Bảng 3.19. Tần số hấp thụ phổ FTIR của hệ dẫn truyền thuốc @mPEG,
@mPEG................................................................................. 83
Bảng 3.20. Tần số hấp thụ phổ FTIR của hệ dẫn truyền thuốc @F127,
@F127................................................................................... 84
Bảng 3.21. Tần số hấp thụ phổ FTIR của hệ dẫn truyền thuốc @F127,
@F127................................................................................... 84
Bảng 3.22. Sự dịch chuyển quang phổ FTIR một số tín hiệu...................................... 84
Bảng 3.23. Kết quả dẫn truyền hóa AZT..................................................................... 85
Bảng 3.24. Kết quả dẫn truyền hóa 3TC..................................................................... 85
Bảng 3.25. Kết quả dẫn truyền hóa TDF..................................................................... 85
Bảng 3.26. Kết quả dẫn truyền hóa RTV..................................................................... 85
Bảng 3.27. Kết quả dẫn truyền kết hợp AZT, 3TC...................................................... 88
Bảng 3.28. Kết quả dẫn truyền kết hợp TDF, RTV..................................................... 88
Bảng 3.29. Kết quả giải phóng hoạt chất AZT, 3TC trong hệ dẫn truyền đơn thuốc
@mPEG................................................................................. 90
Bảng 3.30. Kết quả giải phóng hoạt chất TDF, RTV trong hệ dẫn truyền đơn
@mPEG................................................................................. 90
Bảng 3.31. Kết quả giải phóng hoạt chất AZT, 3TC trong hệ dẫn truyền thuốc đơn
@F127................................................................................... 91
Bảng 3.32. Kết quả giải phóng hoạt chất TDF, RTV trong hệ dẫn truyền thuốc đơn
@F127................................................................................... 91
Bảng 3.33. Kết quả giải phóng AZT, 3TC trong hệ dẫn truyền thuốc kết hợp AZT,

@mPEG.................................................................................. 94
Bảng 3.34. Kết quả giải phóng TDF, RTV trong hệ dẫn truyền thuốc kết hợp TDF,
@mPEG................................................................................. 94


Bảng 3.35. Kết quả giải phóng AZT, 3TC trong hệ dẫn truyền thuốc kết hợp AZT,
@F127.................................................................................... 95
Bảng 3.36. Kết quả giải phóng TDF, RTV trong hệ dẫn truyền thuốc kết hợp TDF,
@F127................................................................................... 96
Bảng 3.37. Thời gian phóng thích hệ dẫn truyền đơn và hệ dẫn truyền kết hợp..........98
Bảng 3.38. Kết quả tỷ lệ tế bào sống trên hệ G3.0, G3.0@mPEG và
Bảng 3.39. Kết quả tỷ lệ tế bào sống trên các hệ dẫn truyền thuốc đơn và phối hợp. 100
Bảng 3.40. Kết quả thử hoạt tính ức chế của ARV chuẩn đối với pepsin...................102
Bảng 3.41. Kết quả thử hoạt tính ức chế của @mPEG đối với pepsin...103


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chu trình nhân bản HIV..............................................................................................4
Hình 1.2. Cơ chế tác động của thuốc ARV lên chu trình nhân bản HIV [8]...............................7
Hình 1.3. Đồ thị nồng độ thuốc theo thời gian ở các dạng thuốc khác nhau............................17
Hình 1.4. Cấu trúc dendrimer điển hình................................................................................... 25
Hình 1.5. Một số kiểu kết hợp giữa dendrimer và thuốc.......................................................... 26
Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp G3.0 từ lõi là ethylendiamin [4], [70], [87].....................................39
Hình 2.2. Cơ chế phản ứng alkyl hóa........................................................................................39
Hình 2.3. Cơ chế phản ứng amid hóa........................................................................................40
Hình 2.6. Phản ứng tổng hợp PEG-NPC [79]...........................................................................43
Hình 2.7. Quy trình tổng hợp mPEG-NP..................................................................................44
Hình 2.8. Phản ứng tổng hợp NPC-F127-NPC.........................................................................45
Hình 2.9. Phản ứng tổng hợp HO-F127-NPC...........................................................................46
Hình 2.11. Phản ứng tổng hợp (A) G3.0@mPEG và (B)

Hình 2.42. Sơ đồ dẫn truyền hoạt chất ARV vào hệ G3.0@mPEG và
Hình 3.1. Phổ FTIR của dendrimer PAMAM từ thế hệ G-0.5 đến G3.0.................................. 62
Hình 3.2. Phổ 1H-NMR các dendrimer PAMAM G-0.5-G3.0..................................................64
Hình 3.3. Phổ 1H-NMR dendrimer PAMAM G-0.5 (bên trái) và G0.0 (bên phải)...................65
Hình 3.4. Phổ 1H-NMR dendrimer PAMAM G0.5 (bên trái) và GPC G3.0 (bên phải)...........66
Hình 3.5. Xác định khối lượng phân tử của PAMAM G 1.0 đến G 2.5 bằng 1H-NMR...........67
Hình 3.6. Hình thái, kích thước hạt của G3.0,
Hình 3.7. Hình thái, kích thước hạt của 70
Hình 3.8. Phổ FTIR của G3.0; mPEG-NPC và 71
Hình 3.9. Phổ FTIR của G3.0; NPC-F127-OH và 71
Hình 3.10. Phổ 1H-NMR của G3.0, PEG-NPC và
.................................................................................................................................................. 73
Hình 3.11. Phổ 1H-NMR của G3.0, NPC-F127-OH và
Hình 3.12. Tính đặc hiệu của phương pháp xác định AZT, 3TC và xác định đồng thời AZT,
3TC........................................................................................................................................... 76
Hình 3.13. Hình thái, kích thước hạt của @mPEG............................................... 81
Hình 3.14. Hình thái, kích thước hạt của @F127..................................................81
Hình 3.15. Phổ FTIR của hệ dẫn truyền thuốc @mPEG và @mPEG 82
Hình 3.16. Phổ FTIR của hệ dẫn truyền thuốc @mPEG và @mPEG
.................................................................................................................................................. 82
Hình 3.17. Phổ FTIR của hệ dẫn truyền thuốc @F127 và @F127.....83
Hình 3.18. Phổ FTIR của hệ dẫn truyền thuốc @F127 và @F127....83
Hình 3.19. Phần trăm hiệu suất dẫn truyền (% DLE) của ARV............................................... 86
Hình 3.20. Phần trăm khả năng dẫn truyền (% DLC) của ARV...............................................86
Hình 3.21. Phần trăm hiệu suất dẫn truyền kết hợp (% DLE) của ARV.................................. 88
Hình 3.22. Phần trăm khả năng dẫn truyền kết hợp (% DLE) của ARV.................................. 89
Hình 3.23. Đồ thị biểu diễn % 3TC (A), % AZT (B), % TDF (C) và % RTV (D) giải phóng
trong hệ dẫn truyền thuốc đơn @mPEG............................................................... 91
Hình 3.24. Đồ thị biểu diễn % 3TC (E), % AZT (F), % TDF (G) và % RTV (H) giải phóng
trong hệ dẫn truyền thuốc đơn @F127..................................................................92

Hình 3.25. Đồ thị biểu diễn % AZT (I), % 3TC (J), % TDF (K) và % RTV (L) giải phóng
trong hệ dẫn truyền thuốc kết hợp @PEG.............................................................95
Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn % AZT (M), % 3TC (N), % TDF (O) và % RTV (P) giải phóng
trong hệ dẫn truyền thuốc kết hợp @F127............................................................96


Hình 3.28. Kết quả về cảm ứng chết của tế bào trên hệ dẫn truyền thuốc đơn và kết hợp
@F127, @mPEG.............................................................................101
Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn hoạt tính ức chế của ARV đối với pepsin...................................104


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phổ cấu trúc sản phẩm dendrimer PAMAM G-0.5, G0.0, G0.5, G1.0, G1.5,
G2.0, G2.5, G3.0
Phụ lục 2. Phổ cấu trúc sản phẩm dendrimer PAMAM biến tính với PEG và Pluronic
Phụ lục 3. Kết quả thẩm định phương pháp xác định TDF, RTV và xác định đồng thời
TDF, RTV
Phụ lục 4. Sắc ký đồ dẫn truyền AZT trên hệ G3.0@mPEG và G3.0@F127
Phụ lục 5. Sắc ký đồ dẫn truyền 3TC trên hệ G3.0@mPEG và G3.0@F127
Phụ lục 6. Sắc ký đồ dẫn truyền TDF trên hệ G3.0@mPEG và G3.0@F127
Phụ lục 7. Sắc ký đồ dẫn truyền RTV trên hê G3.0@mPEG và G3.0@F127


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
HIV là căn bệnh thế kỷ có khả năng tấn cơng và phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể,

xảy ra trên toàn thế giới, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn chưa có
phương pháp điều trị dứt điểm cho căn bệnh này trong khi số người mắc bệnh vẫn tăng
lên.
Theo số liệu của của Đài quan sát sức khỏe toàn cầu GHO (Global Health
Observatory), từ khi khởi phát dịch HIV đến năm 2019, số người nhiễm virus HIV đã
lên đến 79,3 triệu người với khoảng 33,6 triệu người tử vong vì HIV/AIDS [1]. Trên
tồn cầu, có khoảng 38 triệu người đang sống với HIV.
Tại Việt Nam, theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số người nhiễm HIV hiện
đang còn sống được báo cáo đến thời điểm 30/9/2021 là 212.769 trường hợp [2]. Số
người nhiễm HIV tử vong lũy tích tính từ đầu vụ dịch đến nay là 108.849 trường hợp.
Hiện nay, điều trị nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (ARV- Antiretroviral).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù thuốc ARV giúp cứu sống và cải
thiện cuộc sống cho bệnh nhân HIV/AIDS, nhưng trong quá trình sử dụng vẫn thường
xảy ra các vấn đề liên quan đến an toàn thuốc, đặc biệt là các phản ứng có hại (ADRAdverse Drug Reaction) nghiêm trọng xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc dài. Các
ADR này làm giảm tuân thủ điều trị của bệnh nhân dẫn tới thất bại điều trị và làm tăng
khả năng xuất hiện virus kháng thuốc.
Bên cạnh đó, các liệu pháp điều trị HIV bằng ARV đều sử dụng kết hợp ít nhất
hai loại thuốc ARV dạng uống do vấn đề kháng thuốc và do hấp thu kém, sinh khả
dụng của thuốc không cao (saquinavir mesilat hấp thu khoảng 30 - 40% và bị chuyển
hóa mạnh ở gan, nên sinh khả dụng chỉ là 4% khi uống) [3]
Nhằm khắc phục các nhược điểm trên, sử dụng hệ phụ trợ chất mang kích thước
nano mang thuốc ARV nhằm mục đích đem lại hiệu quả vượt trội so với dạng bào chế
thông thường như: tác dụng kéo dài, giảm độc tính…dựa trên các dược chất sẵn có.
Dendrimer PAMAM là một loại vật liệu nanopolyme có cấu trúc và trình tự
khơng gian lặp đi lặp lại nhiều lần ở cấp độ nano. Trái ngược với các polymer tuyến
tính, dendrimer PAMAM có các nhóm chức được kiểm sốt chính xác và tinh chỉnh
được. Dendrimer có nhiều hiệu ứng y sinh tích cực trong cơ thể sống như: (1) có cấu
trúc phân



tử ở mức độ chính xác cao; (2) có cấu trúc đa dạng và linh hoạt; (3) có tính chất hóa –
sinh đặc biệt và đa hóa trị [4]. Sau khi biến tính với các polyme ưa nước có tính tương
hợp sinh học cao, không độc, không gây miễn dịch là methoxy polyethyleneglycol [5]
và pluronic, dendrimer PAMAM biến tính có khả năng tránh được sự loại bỏ khỏi hệ
tuần hoàn bởi lưới nội chất, đồng thời tăng lượng thuốc dẫn truyền thông qua cơ chế
hấp phụ trên bề mặt hạt, cuốn vào và liên kết với các nhóm chức bên trong hạt. Điều
này không chỉ giúp vận chuyển thuốc thụ động đến đúng mục tiêu, tác dụng hiệp đồng
của các ARV khi mang thuốc phối hợp giúp giảm kháng thuốc, giảm lượng thuốc sử
dụng, giảm độc tính và giảm số lần sử dụng do tác dụng kéo dài. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng ARV có thể được mang bên trong các dendrimer PAMAM biến tính
như một hệ thống phân phối thuốc
Trên cơ sở đó, chúng tơi đề xuất luận án: “Nghiên cứu tổng hợp, biến tính bề
mặt hệ nano dendrimer polyamidoamin mang thuốc kháng virus HIV”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp hệ nano dendrimer PAMAM biến tính với methoxy polyethylen glycol
(mPEG) và pluronic F127 (F127) mang thuốc kháng virus HIV tạo hệ dẫn truyền
thuốc HIV đơn và HIV kết hợp có khả năng phóng thích kéo dài.
3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
Điều chế dendrimer đến thế hệ G3.0 và các dẫn xuất của G3.0: G3.0@mPEG,
G3.0@ F127. Xác định cấu trúc các dẫn xuất bằng phương pháp FTIR, 1H-NMR,
GPC, MS và MS dựa trên phổ 1H-NMR
Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định AZT, 3TC, TDF và RTV trong hệ
dẫn truyền thuốc đơn và phối hợp bằng phương pháp HPLC-PDA.
Đánh giá hiệu suất dẫn truyền, khả năng dẫn truyền của @mPEG và
@F127.
Khảo sát giải phóng hoạt chất từ hệ dẫn truyền thuốc @mPEG và
@F127 trong 4 môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8; và pH7,4.
Thử độc tính tế bào trên dịng tế bào fibroblast và thử hoạt tính sinh học (hoạt
tính ức chế pepsin) của dendrimer PAMAM G3.0, G3.0@mPEG, G3.0@F127 và
@mPEG và @F127.



4. Đóng góp mới của luận án

Luận án đã dẫn truyền 4 hoạt chất AZT, 3TC, TDF và RTV trên chất
mang nano dendrimer PAMAM sau biến tính với các polymer sinh học là
G3.0@mPEG và G3.0@F127, tạo các hệ dẫn truyền thuốc đơn và hệ dẫn truyền
thuốc phối hợp kháng HIV
Luận án đã xây dựng phương pháp xác định AZT, 3TC, TDF, RTV trong
hệ dẫn truyền thuốc đơn. Đặc biệt xác định đồng thời AZT, 3TC và TDF, RTV
trong các hệ dẫn truyền phối hợp, cung cấp bộ dữ liệu thẩm định phương pháp
chứng minh sự phù hợp của phương pháp HPLC-PDA đã xây dựng trên hệ dẫn
truyền thuốc đơn và thuốc phối hợp
Khả năng tải thuốc của hệ G3.0@F127 tốt hơn hệ G3.0@mPEG do
pluronic F127 trong cấu trúc có 65 nhóm PO có tính kỵ nước nên các tương tác
kỵ nước của thuốc sẽ tương tác với nhóm PO của F127 do vậy lượng thuốc được
đóng gói nhiều hơn. Kết quả khảo sát giải phóng hoạt chất từ
@mPEG và @F127 trong 4 môi trường pH 1,2; pH 4,5;
pH 6,8 và pH 7,4 cho thấy có khả năng phóng thích kéo dài và có hoạt tính ức
chế pepsin trên hệ dẫn truyền thuốc AZT và RTV
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu mới của nghiên cứu sinh có ý nghĩa khoa học cho sự phát
triển của các hệ chất mang nano dẫn truyền thuốc kháng virus HIV giúp giảm độc tính,
có tác dụng kéo dài và đặc biệt cho phép phát triển các liệu pháp kết hợp trong việc
dẫn truyền kết hợp các ARV
Kết quả đạt được của luận án đóng góp ý nghĩa quan trọng trong việc định
hướng nghiên cứu phát triển hệ dẫn truyền thuốc điều trị HIV/AIDS kết hợp nhằm hỗ
trợ việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong việc uống thuốc hàng ngày kéo dài suốt
đời với bệnh mãn tính và đe dọa tính mạng như HIV/ AIDS, qua đó cải thiện việc tuân
thủ điều trị giúp giảm chi phí và nguồn lực xã hội trong chiến lược điều trị HIV/

AIDS.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.

Virus HIV/AIDS và thuốc điều trị

1.1.1. Virus HIV/AIDS
Virus HIV (gồm HIV-1 và HIV-2) thuộc vào họ Retroviridae, giống
Lentivirus. Những virus này có dạng hình cầu, có vỏ, kích thước hạt virus 80 -100 nm
về đường kính, genom chứa ARN chuỗi đơn. Quá trình sao chép acid nucleic của
chúng (ARN) tạo ra chuỗi đôi cDNA (ADN bổ sung) qua trung gian của enzyme
reverse transcriptase. Sự hình thành dạng tiền virus ở chromosom của tế bào vật chủ là
một bước bắt buộc trong chu kỳ phát triển của chúng [6]
Genom của HIV có kích thước 9,8 kb
(kilobase), gen mã hố của các HIV có 3 đoạn
lớn đó là đoạn gen gag mã hoá cho sự tổng
hợp cho các protein cấu trúc của lõi của virus,
gen pol mã hoá cho sự hình thành các protein
enzyme

của

virus

(integrase,

reverse


transcriptase/RNase, protease) và đoạn gen
env mã hố cho sự hình thành các
glycoprotein của vỏ virus (gp 120, gp 41).
Nhiều đoạn gen nhỏ mã hoá cho các protein
có vai trị trong q trình nhiễm trùng và phát
triển của virus trong tế bào [6].
 Chu kỳ sinh học của HIV trong tế bào:
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV bắt
đầu tấn công một loại tế bào trong máu có tên
là tế bào CD4 (hay lympho bào T4). Chu
trình của
HIV trong tế bào vật chủ bao gồm các bước (xem Hình 1:1)
Hình 1.1. Chu trình nhân bản HIV
(1) Xâm nhập vào tế bào


Để xâm nhập vào tế bào, gp120 của HIV gắn vào các receptor của tế bào gồm
phân tử CD4+ và receptor CCR5
(2) Sao chép ngược từ ARN thành AND
Trong nguyên tương của tế bào ARN sợi đơn của virus được sao mã ngược để
trở thành ADN chuổi đôi qua trung gian của enzyme reverse transcriptase
(3) Tích hợp vào bộ gen của tế bào vật chủ
ADN chuỗi đôi tạo thành được chuyển vào nhân tế bào và tích hợp vào nhiễm
sắc thể của tế bào, gọi là tiền virus (provirus), qua trung gian của enzym integrase
(4) Sao chép và dịch mã gen của virus
ADN tiền virus là bản nền (template) cho việc tạo ra ARN của virus mới và ARN
thông tin cho sự tổng hợp protein của virus
(5) Tổ hợp và xâm nhiễm các tế bào khác
Sự tổ hợp và hình thành virus mới xảy ra ở màng tế bào. Ở đây ARN mới tạo

thành của virus được gói trong các protein của lõi capsid. Capsid tiếp đó nhận được vỏ
ngồi khi hạt virus đi qua màng tế bào bằng phương thức đẩy từ từ hạt virus ra ngoài
như sự nảy mầm cây [6].
Ở người lớn khỏe mạnh số lượng CD4 dao động khoảng 500 - 1500 tế bào/mm 3
máu. Ở người mắc HIV, nếu CD4 ở mức từ 350 - 500 tế bào/mm 3 máu tức là hệ miễn
dịch suy giảm nhẹ. Nếu CD4 ≤ 200 tế bào/mm 3 máu đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch
bị suy giảm nặng, HIV chuyển sang AIDS và khơng có khả năng chống đỡ các bệnh
nhiễm trùng thông thường, cơ thể xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và
chính các bệnh này thường là nguyên nhân gây tử vong cho người bệnh [7].
1.1.2. Lịch sử phát triển liệu pháp điều trị HIV/AIDS
Năm 1985, thuốc điều trị HIV đầu tiên được phát triển và đưa vào thử nghiệm
lâm sàng là azidothymidin (AZT, sau này gọi là zidovudin) - một dẫn chất thuộc nhóm
ức chế enzym sao chép ngược tương tự nucleosid (NRTI). Mặc dù vẫn còn những hạn
chế và tác dụng phụ (như giảm bạch cầu, thiếu máu, viêm cơ, buồn nôn và nôn), AZT
đã được phê duyệt vào năm 1987 để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV mức độ
nặng [8].
Năm 1995, việc nghiên cứu ra lamivudin (3TC) đã đem đến một bước tiến mới
trong điều trị HIV/AIDS. Trong khi sự kháng thuốc diễn ra nhanh chóng với các liệu
pháp đơn trị liệu, lamivudin đã có tác dụng hiệp đồng với các nucleosid khác và khả


năng dung nạp tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn không có phối hợp kép nào có thể kiểm
sốt lây nhiễm HIV được lâu dài [8].
Liệu pháp điều trị HIV tiếp theo là sự phát triển của các thuốc thuộc nhóm ức chế
enzym sao chép ngược khơng có cấu trúc nucleosid (NNRTI) và nhóm ức chế enzym
protease (PI), cả hai nhóm này đều tác động trực tiếp lên HIV. Nevirapin là thuốc
thuộc nhóm NNRTI đầu tiên được phê duyệt vào năm 1996. Sự kháng thuốc phát triển
nhanh chóng nếu chỉ sử dụng nevirapin đơn trị liệu. Tuy nhiên, khi kết hợp nevirapin
với 2 thuốc thuộc nhóm NNRT thành phác đồ phối hợp 3 thuốc đem lại hiệu quả điều
trị mong muốn. Các thử nghiệm đầu tiên chứng minh hiệu quả này được thực hiện tại

Ý, Hà Lan, Canada và Úc. Saquinavir (1995) là thuốc đầu tiên thuộc nhóm PI được
phê duyệt, tiếp đến là indinavir (1996) đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh điều trị, mở ra
thời kỳ sử dụng phác đồ kháng retrovirus hiệu lực cao (highly active antiretroviral
therapy - HAART) [8].
Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành Hướng dẫn điều trị
HIV/AIDS đầu tiên, khuyến cáo sử dụng phác đồ phối hợp 3 thuốc bao gồm 2 thuốc
nhóm NRTI và 1 thuốc nhóm NNRTI (hoặc PI), hoặc 3 thuốc nhóm NRTI. Phác đồ ưu
tiên là phác đồ có chứa AZT hoặc d4T. Tuy nhiên, đến năm 2010, Tổ chức Y tế thế
giới đã khuyến cáo không sử dụng d4T trong phác đồ điều trị HIV/AIDS do gây ra
ADR nghiêm trọng bao gồm nhiễm toan chuyển hóa lactic, rối loạn phân bố mỡ và
bệnh lý thần kinh ngoại vi. Hiện nay, phác đồ điều trị ưu tiên là phác đồ có chứa TDF.
Tóm lại, việc theo dõi, phát hiện, đánh giá và phòng tránh các ADR liên quan tới thuốc
ARV có vai trị quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí,
ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của
người bệnh [8].
1.1.3. Cơ chế tác động của thuốc điều trị HIV
Hiện nay trên thế giới có 5 nhóm thuốc ARV được phân chia theo tác động của
chúng lên những bước khác nhau trong chu trình nhân bản của HIV trong tế bào vật
chủ (Hình 2), bao gồm: (1) Nhóm ức chế enzym sao chép ngược tương tự nucleosid
(NRTI);
(2) Nhóm ức chế enzym sao chép ngược khơng có cấu trúc nucleosid (NNRTI); (3)
Nhóm ức chế enzym protease (PI); (4) Nhóm ức chế enzym tích hợp (INSTI); (5)
Nhóm ức chế xâm nhập và ức chế hòa màng (EI&FI) [8-9]


Hình 1.2. Cơ chế tác động của thuốc ARV lên chu trình nhân bản HIV
(1) Các NRTI ức chế enzym sao chép ngược bằng cách gắn các nucleic giả vào
ADN của virus mới được tạo thành làm dây ADN đó khơng thể kéo dài. Độc tính của
nhóm này gồm suy thận (TDF), thiếu máu (AZT), quá mẫn (ABC).
(2) Các NNRTI ức chế enzym sao chép ngược bằng cách gắn trực tiếp vào enzym

sao chép ngược tại vị trí xúc tác làm virus khơng thể trưởng thành và khơng có khả
năng gây nhiễm. Nhóm này gây ra dị ứng, thường gặp nhất là với NVP; độc tính với
gan cũng thường liên quan đến NVP và gặp ít hơn với EFV. EFV có thể gây tác dụng
phụ trên hệ thần kinh trung ương.
(3) Các PI ức chế sự trưởng thành của virus. Do protease tác dụng ở giai đoạn
cuối của chu kỳ phát triển của virus nên PI ức chế sự sao chép của HIV của bất cứ tế
bào bị nhiễm nào và ở bất cứ giai đoạn nào của chu kỳ. PI làm rối loạn tiêu hóa (tiêu
chảy, buồn nơn, nơn), vàng da, viêm gan, các rối loạn chuyển hóa (tăng mỡ máu, rối
loạn phân bố mỡ, tiểu đường).
(4) Các INSTI ức chế enzym integrase - enzym tích hợp ADN của virus vào
ADN của tế bào vật chủ, do đó ngăn cản quá trình sao chép tạo ra virus mới. Độc tính
của nhóm này là ức chế đào thải creatinin tại ống lượn gần của thận, làm tăng nhẹ
creatinin huyết thanh.
(5) Maraviroc - MVC là chất ức chế xâm nhập gắn chọn lọc vào thụ thể CCR5
trên màng tế bào vật chủ và ngăn cản tương tác giữa glycoprotein 120 của HIV-1 với
CCR5, dẫn đến ngăn cản sự xâm nhập của HIV vào tế bào vật chủ. Enfuvirtid - chất ức
chế hòa màng ngăn cản bước thứ 2 trong con đường hòa màng bằng cách gắn vào
vùng HR1 của


glycoprotein 41 (gp41) và ngăn cản tương tác giữa HR1 và HR2, do đó ngăn cản sự
thay đổi về hình dạng của gp41 để hoàn thành bước cuối cùng của q trình hịa màng.
Độc tính của MVC bao gồm nhiễm trùng đường hơ hấp trên, ho, sốt, phát ban và
chóng mặt; độc tính với gan có thể xuất hiện sau phát ban nặng và các biểu hiện dị ứng
toàn thân khác (sốt, tăng bạch cầu ái toan).
Tại Việt Nam, theo quyết định số 5968/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 31 tháng 12
năm 2021 Về việc ban hành hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS trong đó phác
đồ ARV bậc 1 phối hợp 3 thuốc là AZT + 3TC + RAL (Raltergravir-PI) là phác đồ ưu
tiên sử dụng [10]. Do vậy, trong nghiên cứu này, bốn thuốc được chọn để nghiên cứu
là: zidovudin, lamivudin, tenofovir disoproxil fumarat thuộc nhóm thuốc ức chế enzym

sao chép ngược tương tự nucleosid và nucleotid (NRTI) và ritonavir thuộc nhóm thuốc
ức chế men protease (PI) do là các thuốc nằm trong phác đồ điều trị HIV/AIDS của Bộ
y tế và đại diện cho hai thuộc tính thuốc tan trong nước là AZT, 3TC và kém tan/không
tan trong nước là TDF, RTV.
1.1.3.1. Lamivudin
Danh pháp IPAC: (3TC; 2',3'-dideoxy-3'thiacytidine)
Công thức phân tử: C8H11N3O3S
Khối lượng phân tử: 229,26 g.mol-1
2′,3′-Dideoxy-3′-thiacytidin

Lamivudin là chất thứ năm trong số các loại thuốc được cấp phép sử dụng tại
Hoa kỳ. Chúng thuộc nhóm NRTI, lamivudin có hoạt tính kìm virus in vitro đối với
HIV-1, HIV-2 và có hoạt tính kháng virus viêm gan B. Trong tế bào, lamivudin được
phosphoryl hóa và được chuyển đổi nhờ các enzym trong tế bào thành chất chuyển hóa
có hoạt tính 5 - triphosphat. Thuốc cạnh tranh với deoxycytidin triphosphat tự nhiên để
hợp nhất vào ADN của virus bởi enzym sao chép ngược, gây kết thúc sớm tổng hợp
ADN của virus. Lamivudin có độc tính thấp đối với tế bào [8].
1.1.3.2. Zidovudin

Danh pháp IPAC: (AZT; 3'-azido-2',3'-dideoxythymidine)
Công thức phân tử: C10H13N5O4
Khối lượng phân tử: 267,24 g.mol-1
Thông tin qui chế: Thuốc độc bảng A.


Zidovudin là thuốc đầu tiên được phê duyệt để điều trị HIV và là chất tương tự
nucleosid nguyên mẫu. Khi được đưa vào cơ thể, zidovudin bị phosphoryl hoá 3 lần để
tạo thành dạng có hoạt tính là triphosphat. Zidovudin triphosphat ức chế cạnh tranh với
thymidin triphosphat của enzym sao chép ngược, nhưng vì trong cấu trúc của
zidovudin triphosphat thiếu nhóm -OH ở vị trí 3 nên dây nối phosphodiester ở vị trí

3',5' khơng được tạo thành. Vì vậy q trình tổng hợp ADN bị kết thúc sớm [8].
1.1.3.3. Tenofovir disoproxil fumarat
Danh pháp IPAC:

Công thức phân tử: C19H30N5O10P.C4H4O4
Khối lượng phân tử: 635,51 gmol-1
Tenofovir disoproxil fumarat là ester fumarat của tenofovir disoproxil. Tenofovir
disoproxil được hấp thu và chuyển hóa thành dạng có hoạt tính tenofovir
monophosphat. Sau đó, trong tế bào được chuyển thành tenofovir diphosphat. Dạng
diphosphat này sẽ gắn vào ADN, ức chế cạnh tranh enzym sao chép ngược của HIV
làm ngừng tổng hợp ADN của HIV-1. Thuốc cũng ức chế polymerase của virus viêm
gan B [8]
1.1.3.4. Ritonavir
Danh pháp IPAC:

Công thức phân tử: C37H48N6O5S2
Khối lượng phân tử: 720,94 gmol-1


Ritonavir là chất ức chế chọn lọc, cạnh tranh thuận nghịch enzym protease của
HIV. Trong quá trình sao chép của HIV, enzym HIV protease chịu trách nhiệm phân
cắt chuỗi polypeptid gag và gag-pol để tạo thành các protein cấu trúc của hạt virus và
các enzym thiết yếu của virus (như enzym sao chép ngược, integrase, protease).
Ritonavir can thiệp vào quá trình hình thành các protein và enzym thiết yếu nên ngăn
cản sự hoàn thiện của virus và tạo ra các mảnh virus rối loạn về chức năng, không
trưởng thành và khơng gây nhiễm. Ritonavir có phổ kháng virus giới hạn. Thuốc có
hoạt tính kháng retrovirus người in vitro, bao gồm HIV-1 và cũng có một số hoạt tính
in vitro đối với HIV-2 [8].
1.1.4. Liệu pháp điều trị ARV kết hợp
Điều trị ARV kết hợp thường có thể đạt được mục tiêu nếu bệnh nhân dùng thuốc

> 95% thời gian. Tuy nhiên, duy trì mức độ tn thủ này là khó khăn. Sự ức chế một
phần (giảm nồng độ huyết tương xuống mức khơng thể phát hiện) có thể lựa chọn cho
một hoặc nhiều đột biến tích lũy của virus HIV làm cho virus kháng một phần hoặc
hoàn toàn đối với một loại thuốc đơn lẻ hoặc toàn bộ các thuốc. Điều trị có thể sẽ
khơng thành cơng trừ khi điều trị tiếp theo sử dụng các loại thuốc của các lớp khác mà
vi rút HIV vẫn còn nhạy cảm.
Nếu điều trị khơng thành cơng, đánh giá tính nhạy cảm với thuốc (kháng thuốc)
có thể xác định mức độ nhạy cảm của virus HIV đối với tất cả các loại thuốc hiện có.
Các thử nghiệm về kiểu gen và kiểu hình có sẵn và có thể giúp các bác sỹ lâm sàng
lựa chọn một phác đồ mới có chứa ít nhất 2 và tốt hơn là 3 loại thuốc mà chủng HIV
nhạy cảm hơn.
Kháng thuốc đối với HIV ở người là yếu tố chính dẫn đến thất bại trong điều trị.
Mỗi phác đồ điều trị phải có ít nhất 3 thuốc ARV để bảo đảm hiệu lực ức chế virus và
giảm nguy cơ kháng thuốc (Phác đồ kháng retrovirus hiệu lực cao - HAART) [8], [10]
Người nhiễm HIV cần được điều trị ARV sớm nhất có thể, theo tiêu chí điều trị
của quốc gia, để có hiệu quả cao nhất trong việc phục hồi miễn dịch và giảm lây truyền
HIV trong cộng đồng. Người nhiễm HIV cần được điều trị ARV suốt đời, phải tuân
thủ điều trị đầy đủ và được theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
Trong quá trình điều trị ARV kết hợp, tương tác giữa các thuốc kháng retrovirus
có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả. Ví dụ, hiệu quả có thể tăng lên bằng cách kết hợp
liều thấp của ritonavir với các PI khác. Ritonavir ức chế men gan để chuyển hóa PI.


×