Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện lớp hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 22 trang )

1

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

1

1.1. Cơ sở lí luận

1

1.2. Cơ sở thực tiễn

2

2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Giải pháp 1: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật

5
5

dạy học tích cực theo hướng phát huy năng lực của học sinh.
2.2. Giải pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.

9

2.3. Giải pháp 3: Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho



11

học sinh.
2.4. Giải pháp 4: Đổi mới nhận xét, đánh giá để tạo hứng thú

15

cho học sinh học Kể chuyện.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

17
19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

BÁO CÁO
Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
PHÂN MƠN KỂ CHUYỆN LỚP HAI”
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận


2

- Như chúng ta đã biết, năm học 2021-2022 là năm học thứ 2 tiếp tục thực

hiện chương trình GDPT 2018. Trong chương trình GDPT 2018 ở cấp Tiểu học,
mơn Tiếng Việt có một vị trí quan trọng. Nội dung mơn Tiếng Việt mang tính
tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều
môn học là hoạt động giáo dục khác như Đạo đức, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Tự
nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… Môn Tiếng Việt cũng liên quan mật
thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống
thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực
tiễn.
- Trong đó, nhiệm vụ của phân mơn Kể chuyện ở lớp 2 là giúp học sinh phát
triển các kĩ năng nói và nghe, củng cố, mở rộng và vốn từ ngữ, nâng cao sự hiểu
biết của các em về đời sống qua những câu chuyện có nội dung phong phú và
phức tạp hơn so với lớp 1, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và
kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ cho học sinh trong hoạt động học tập.
- Song song với việc thực hiện chương trình GDPT 2018 thì Quy định đánh giá
học sinh tiểu học theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT cũng được thực hiện theo
lộ trình từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2. Trong đó, qui định Nội dung đánh
giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua 5
phẩm chất chủ yếu, 3 năng lực chung, 5 năng lực đặc thù. Một trong những năng
lực đặc thù là năng lực về ngôn ngữ, đây cũng chính là một trong những mục
tiêu của chưong trình mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Kể chuyện nói
riêng.
- Mặt khác, do tình hình dịch bệnh Covid nên toàn ngành giáo dục cũng đã
thực hiện theo Chỉ thị 800/ CT - BGD ĐT về việc thực hiện nhiệm vụ năm học
2021-2022 ứng phó với dịch Covd – 19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục
tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo. Bộ đã chỉ rõ, năm học 2021 – 2022 là năm
học toàn ngành thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp
phòng chống dịch Covid – 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, đảm bảo an toàn
trường học, ra sức phấn đấu, khắc phụ khó khăn hồn thành nhiệm vụ năm học,
đáp ứng yêu cầu đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo.



3

1.2. Cơ sở thực tiễn
- Kể chuyện là một phân mơn lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu
học. Tiết Kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và
thích thú. Nội dung phân mơn Kể chuyện lớp Hai có tổng số 17 tiết/ 35 tuần,
bao gồm các nội dung hướng dẫn, gợi ý cho hoạt động kể chuyện theo các hình
thức nghe – kể, xem – kể, đọc – kể như: tên truyện, tranh minh họa kèm câu/ từ
ngữ gợi ý/ câu hỏi về nội dung và ý nghĩa truyện, kĩ năng kể ( kể từng đoạn, kể
toàn bộ, kể phân vai). Cụ thể số lượng các dạng bài Kể chuyện của TV2 Chân
trời sáng tạo như sau:
Dạng bài Nghe – kể: 8 tiết (Tuần 2, 4, 6, 13, 22, 24, 26, 33)
Dạng bài Xem – kể: 4 tiết (Tuần 8, 9, 11, 34)
Dạng bài Đọc - kể: 5 tiết (Tuần 15, 17, 29, 31)
- Phân mơn Kể chuyện trong chương trình GDPTTT 2018 cũng khác với
chương trình cũ về số tiết dạy trong tuần và về nội dung của các bài kể chuyện:
+ Phân mơn Kể chuyện trong chương trình cũ thực hiện 1 tuần 1 tiết. Phân
môn Kể chuyện trong chương trình GDPTTT 2018 được thực hiện trong tuần
chẵn.
+ Một số câu chuyện kể lớp Hai theo chương trình GDPTTT 2018 là những
câu chuyện mới lạ được biên soạn theo từng chủ đề không phải là câu chuyện
trong bài tập đọc như chương trình cũ.
- Năm học 2021-2022, tơi nhận chủ nhiệm lớp với 41 học sinh, do dịch
bệnh Covid-19 nên học sinh phải học trực tuyến ở học kì 1 và tuần 19 của học kì
2. Trong quá trình giảng dạy phân mơn Kể chuyện, tơi có những thuận lợi và
khó khăn như sau:
* Thuận lợi
- Ban Giám hiệu nhà trường ln quan tâm tạo khơng khí thi đua sôi nổi
trong đội ngũ nhà giáo để nâng cao chất lượng dạy và học, thường xuyên động

viên, đôn đốc giáo viên thực hiện tiết dạy tốt, giáo án tốt, khai thác hiệu quả đồ
dùng dạy học hiện có và đồ dùng tự làm.


4

- Bản thân tôi là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền, có ý thức tự học, tự bồi
dưỡng, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy và
theo sát các đối tượng học sinh, tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
giảng dạy.
- Học sinh của lớp cùng độ tuổi, khả năng tiếp thu khá nhanh, các em đã
được tiếp cận CT GDPT 2018 ở năm học trước. 100% các em có đầy đủ đồ dùng
học tập, thiết bị học tập học trực tuyến.
- Phụ huynh của lớp hầu hết là người có tri thức, gia đình có kinh tế khá ổn
định, họ đều quan tâm và mong muốn con em được giáo dục phát triển toàn
diện, năng động và tự tin theo xu hướng của xã hội.
- Đặc biệt, công tác và hoạt động giáo dục đã diễn ra trong điều kiện bất
cập và khó khăn do dịch Covid 19 nhưng 100% CB, GV, NV nhà trường đã tích
cực và linh hoạt ứng phó kịp thời để đảm bảo q trình giáo dục được diễn ra
trong an tồn và hiệu quả.
* Khó khăn
- Trong tình hình dịch bệnh Covid, ngay từ đầu năm học 2021-2022 học
sinh đã phải học trực tuyến nên giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc rèn kĩ
năng kể chuyện cho học sinh. Đường truyền mạng kém cũng ảnh hưởng rất
nhiều đến chất lượng của tiết dạy.
- Các câu chuyện kể lớp 2 theo CT GDPT 2018 đa số là những câu chuyện
mới lạ được biên soạn theo từng chủ đề không phải là câu chuyện trong bài tập
đọc như chương trình cũ. Điều này đã giúp học sinh hứng thú, sự hào hứng chờ
đợi nhưng cũng gây khó khăn cho các em khi ghi nhớ chi tiết, diễn biến câu
chuyện.

- Với phân môn Kể chuyện, sau vài tuần nhận lớp tơi thấy thực tế tình hình
học

sinh

lớp

tơi





năng

kể

chuyện

chưa

cao.

+ Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em chưa nhớ nội dung
truyện.
+ Các em còn lúng túng khi dùng từ ngữ, đặt câu để diễn đạt ý, liên kết
các ý trong câu chuyện.


5


+ Một số học sinh còn ngại ngùng, rụt rè, chưa bộc lộ khả năng diễn đạt
của mình trước lớp.
Số liệu khảo sát cụ thể như sau:
LỚP



THỜI

SỐ

GIAN

Nắm nội dung
câu chuyện
Nắm
Chưa

2A1

41

Đầu
năm

KẾT QUẢ HS KỂ
Cách diễn đạt
Thành


Kể

Kể tự

Kể

câu

bằng

nhiên

chưa tự

nội

nắm nội

dung

dung

lời

7

mình
11

34


Cách thể hiện

30

(82,9%) (17,1%) (73,1%
)

(26,9%
)

nhiên
25

16

(60,9% (39,1%)
)

* Nguyên nhân
- Khi tổ chức các hoạt động dạy trong giờ kể chuyện giáo viên còn lúng
túng khi sử dụng các phương pháp nên chưa phát huy được tính tích cực, sáng
tạo, năng động của học sinh. Chưa linh hoạt khi xử lí các tình huống có vấn đề
khi dạy giờ Kể chuyện.
- Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2 còn ham chơi, chưa tập trung.
Vốn từ ngữ chưa phong phú, khi kể chuyện các em chưa phân biệt được các
mức độ kể: kể bằng lời trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời của các
nhân vật trong câu chuyện. Các em diễn đạt chưa lưu loát, chưa biết thay đổi
giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, chưa biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ
cho lời kể. Vì vậy mà các em chưa thực sự tự tin khi diễn đạt, trình bày trước

lớp.
- Mặt khác, do ảnh hưởng của mạng internet, nhiều em mải chơi game hoặc
chỉ ham thích những video giải trí chưa có tính giáo dục cao, dẫn đến ít vốn từ
ngữ và hạn chế về cách diễn đạt.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn vừa nêu, bản thân tôi cũng
nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học


6

phân môn Kể chuyện trong nhiệm vụ giáo dục của mình. Đó là lý do tơi chọn đề
tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp
Hai”.
2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Giải pháp 1: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực phát huy năng lực kể chuyện của học sinh
Sau khi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình và quy trình của phân
mơn Kể chuyện, tơi đã rút ra được một số giải pháp cho bản thân về phương
pháp, hình thức tổ chức để đạt hiệu quả trong từng hoạt động dạy - học như sau:
2.1.1. Hoạt động Mở đầu
- Tùy từng bài mà tôi lựa chọn hình thức phù hợp tổ chức cho HS (hát và
vận động theo bài hát hoặc trò chơi,...).
- Từ bài hát hoặc trờ chơi đó tơi đặt ra một số câu hỏi kết nối vào bài học.
- Ví dụ:
Trong tiết Kể chuyện tuần 15: Đọc - kể “Chuyện của thước kẻ” tơi đã lựa
chọn tổ chức trị chơi Lật mảnh ghép, học sinh trả lời đúng câu hỏi thì sẽ lật
được 1 mảnh ghép trong bức tranh. Các câu hỏi tôi đưa ra là các câu đố về các
đồ dùng học tập. Khi trả lời hết các câu hỏi sẽ hiện ra bức tranh liên quan đến
nội dung bài học. Tôi thấy được sự hứng thú của học sinh khi tham gia trị chơi
và qua đó tơi cũng kết nối từ trò chơi tới nội dung bài học một cách nhẹ nhàng.



7

Giáo viên tổ chức trò chơi lật mảnh ghép ( lật hình)
2.1.2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
- Tơi cho HS quan sát các bức tranh (sách học sinh hoặc màn hình) và kết
hợp đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để dẫn dắt học sinh nhận biết được các nhân
vật trong tranh và phán đoán nội dung của câu chuyện. Khi đưa ra những câu hỏi
gợi ý tôi lựa chọn những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, khai thác nội dung tranh phù
hợp, gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét – cảm nghĩ, hướng dẫn học sinh tập
kể bằng lời của mình.


8

Tiết Nghe – kể: “Loài chim học xây tổ” - TV1 – Trang 112
- Sau khi cho học sinh nêu sự phán đốn của mình, tơi kể câu chuyện. Khi
kể tôi cũng chú ý tốc độ kể, tạo sự chú ý cho học sinh bằng giọng điệu, ánh mắt,
cử chỉ phù hợp với câu chuyện. Bên cạnh đó, trong khi kể tôi cũng đặt một vài
câu hỏi mở để tạo sự tị mị, kích thích học sinh phỏng đốn câu chuyện, kết hợp
chỉ các hình ảnh trong các bức tranh minh họa để HS nhớ chi tiết nội dung từng
đoạn của câu chuyện.
- Khi cho học sinh làm việc nhóm 4 sắp xếp tranh theo đúng trình tự sự việc
diễn biến của câu chuyện, tôi cũng chú ý giao việc rõ ràng trước khi cho các em
thảo luận.
Ví dụ: Tiết Đọc – kể “Mẹ của Oanh” – Tuần 17. tôi đưa ra 2 nhiệm vụ khi
Hs TLN
+ Quan sát tranh, nhớ lại nội dung từng bức tranh.
+ Trao đổi trong nhóm sắp xếp các tranh theo trình tự diễn biến câu

chuyện.
- Khi các nhóm thảo luận ở trên lớp học trực tiếp hay học online, tôi đều
quan sát chú ý để giúp đỡ kịp thời học sinh còn lúng túng.

Giáo viên hỗ trợ học sinh hoạt động nhóm (trực tiếp, online)


9

- Để hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện tôi sẽ đưa ra câu
hỏi gợi ý cho từng tranh để học sinh phát triển ý tưởng cho từng đoạn của câu
chuyện. Tôi hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nêu ý chính cho
từng đoạn truyện để học sinh tái hiện nội dung và tập kể chuyện được dễ dàng.
Khi học sinh kể tôi chú ý sửa từ, sửa lời kể của các em cho phù hợp với tình
huống.

Tiết Nghe – kể: “Loài chim học xây tổ” – TV 1 – Trang 112
2.1.3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
- Yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt là nhớ và kể lại được một đoạn của câu
chuyện đã học trong bài tập đọc đã học.
- Tùy theo đối tượng học sinh mà tơi có thể u cầu học sinh kể lại tồn bộ
câu chuyện, kể phân vai bằng giọng điệu, cảm xúc... của chính học sinh.
- Đối với yêu cầu kể sáng tạo, phân vai tôi cho các em đọc lại văn bản
truyện theo lối phân vai. Sau khi đã nhớ vai, nhớ nội dung truyện cùng lời thoại
của mình, học sinh sẽ tập kể được dễ dàng, có cơ sở để sáng tạo lời diễn đạt.
- Tôi cũng đưa ra tiêu chí đánh giá để học sinh dựa vào đó tự đánh giá
mình, đánh giá bạn.
2.2.4. Hoạt động vận dụng
- Tơi sẽ cho học sinh thảo luận nhóm đơi trao đổi về nội dung câu chuyện,
sau đó mời học sinh chia sẻ trước lớp và giáo viên là người chốt lại nội dung.



10

Ví dụ: Tiết Đọc – kể Mẹ của Oanh – Tuần 17, sau khi học sinh chia sẻ ý
kiến tôi chốt lại nội dung câu chuyện” Người làm nghề nào cũng đáng quý. Phải
biết kính trọng và biết ơn người lao động.” Sau đó cho học sinh nêu cụ thể
những việc làm thể hiện sự quý trọng, biết ơn người lao động.
- Sau khi các em đã hiểu được nội dung câu chuyện, tôi tổ chức cho học
sinh thể hiện cảm nhận của mình về câu chuyện bằng hoạt động viết hoặc vẽ và
cho các em trưng bày sản phẩm của mình (Giấy vẽ và viết tơi đã dặn dị các em
chuẩn bị từ tiết trước). Từ hoạt động này, tôi đặt câu hỏi giáo dục tư tưởng, liên
hệ thực tế góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp, hứng thú
đọc truyện.
- Việc dặn dò học sinh cũng rất quan trọng, nó góp phần làm cho buổi học
sau được diễn ra sôi nổi và hứng thú hơn, nên cuối tiết học tôi nhắc nhở các em
về nhà luyện kể lại cho người thân nghe, xem trước tranh ảnh của bài mới,
chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết cho tiết học sau.
2.2. Giải pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học
- Hình ảnh minh họa cho câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt rất
sinh động, bắt mắt nên tôi rèn cho học sinh phải quan sát tranh minh họa trong
sách giáo khoa đồng thời kết hợp các câu hỏi gợi ý của giáo viên để phán đoán,
ghi nhớ chi tiết, diễn biến của từng đoạn, của cả toàn bộ câu chuyện.


11

Hình ảnh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo
- Khi dùng tranh ảnh minh họa trong bộ thiết bị dạy học Kể chuyện tôi cũng
chú ý vị trí để tranh trên bảng lớp sao cho cho cân đối, vừa tầm nhìn để học sinh

dễ quan sát.
- Trong các tiết học, tôi cũng thường xuyên sử dụng các bài giảng
powerpoint để trình chiếu tranh ảnh kết hợp tạo hiệu ứng hoặc các video, ảnh
động minh họa để thu hút sự chú ý, tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu và ghi
nhớ nội dung câu chuyện.
- Trong thời gian dạy oline, bên cạnh việc khai thác các bài giảng điện tử,
tôi cũng sử dụng các chức năng sẵn có của phần mềm dạy học trực tuyến hoặc
các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến để ứng dụng vào tiết dạy như chức
năng chia nhóm, sử dụng ô chat để thu thập câu trả lời của học sinh, sử dụng
biểu tượng để bày tỏ cảm xúc, link Quizziz để học sinh chọn câu trả lời đúng…

Sử dụng ô chát để thu thập câu trả lời của học sinh


12

2.3. Giải pháp 3: Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh
2.3.1. Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh qua các
phân môn Tiếng Việt
- Cung cấp vốn từ giúp học sinh có vốn từ phong phú, tự tin trong giao tiếp,
khi kể chuyện các em có khả năng diễn đạt được trí tưởng tượng của mình trong
từng câu chuyện kể.
- Các phân mơn Tập Đọc, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Tập làm văn, Kể
chuyện, Đọc mở rộng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để học tốt được phân
môn Kể chuyện tôi cũng chú ý mở rộng vốn từ cho học sinh khi học các phân
môn khác của môn Tiếng Việt.
- Khi dạy Luyện từ và câu tôi đã chú trọng mở rộng vốn từ cho học sinh,
bằng cách cho các em thi nhau tìm những từ ngữ thuộc chủ đề, chủ điểm các em
đang học. Khi học sinh khơng tìm được từ nhiều, tơi đã nêu câu hỏi gợi mở để
các em hiểu và tìm được. Bên cạnh đó, tơi đã giới thiệu, cung cấp thêm các từ

đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa phù hợp với chủ đề các em học.

Học sinh thi tìm từ trong tiết Luyện từ và câu
- Khi dạy tiết Tập đọc tôi ngồi việc rèn đọc cho học sinh, tơi cũng chú ý
đến việc giải nghĩa từ khó hiểu ( bằng lời hoặc bình hình ảnh), sau đó cho học
sinh đặt câu với từ đó để học sinh vận dụng được từ ngữ vào tình huống phù
hợp.


13

Ví dụ: Bài: “Con suối bản tơi” – TV 2 – Tập 2 – Trang 13
Để giúp học sinh hiểu từ “xiết” tơi đưa ra hình ảnh (hoặc clip minh họa) và
giải nghĩa từ “xiết”

Xiết: chảy rất mạnh và nhanh
- Ngồi ra, tơi cũng chú trọng cách dùng từ đặt câu của học sinh trong các
tiết Luyện từ và câu hoặc cách trả lời câu hỏi của học sinh trong các tiết Tập
đọc. Khi học sinh dùng từ chưa phù hợp tôi sẽ sửa lại cho học sinh để các em rút
kinh nghiệm khi vận dụng từ ngữ đó vào tình huống khác.
2.3.2. Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh qua các
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Trong năm học trước, trường tôi đã đổi mới tiết sinh hoạt Chào cờ, lồng
ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kiến
thức về văn hóa, xã hội… thành “Câu chuyện dưới cờ” bằng hình thức sân khấu
hóa (ca nhạc, tiểu phẩm, kể chuyện, hát...). Qua tiết sinh hoạt này học sinh được
xem, được tham gia những tiểu phẩm hoặc được kể những câu chuyện có nội
dung giáo dục tình u thương, đồn kết, chia sẻ........ Từ đó đã góp phần bồi
dưỡng thêm vốn từ ngữ cho học sinh, giúp các em thêm yêu những câu chuyện,
từ nội dung câu chuyện vận dụng vào cuộc sống....



14

- Đặc biệt, năm học 2021 -2022, trong thời gian học online, các video giáo
dục học sinh qua các câu chuyện cũng được trường tôi thực hiện rất nhiều. Qua
những video này, không chỉ giáo dục cho các em những phẩm chất tốt đẹp mà
còn giúp các em mở rộng thêm vốn từ ngữ.
- Nhà trường cũng đã tổ chức cuộc thi “Những câu chuyện hay” cấp trường.
Qua đó, học sinh có cơ hội được thể hiện sự tự tin, giọng kể của mình khi kể lại
các câu chuyện mà các em đã nghe, đã đọc. Từ cuộc thi cũng đã phát hiện ra
nhiều em học sinh có năng khiếu kể chuyện và tạo cho học sinh thêm hứng thú
đọc sách, đọc truyện.

Video giáo dục học sinh qua các câu chuyện theo chủ điểm
2.3.3. Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh qua tiết Đọc
sách
- Đọc sách là hình thức mở mang kiến thức và là một trong những hoạt
động tốt nhất giúp nâng cao, mở rộng vốn từ cho các em học sinh. Tiết đọc sách
luôn được tôi thực hiện một cách nghiêm túc, tiết đọc sách có thể thực hiện
trong lớp hoặc ở thư viện.
- Ngoài đọc sách trong tiết đọc sách, học sinh còn được đọc và mượn sách ở
thư viện hoặc trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiện nay, thư viện nhà
trường có rất nhiều sách đáp ứng nhu cầu đọc sách của học sinh, có đầy đủ bàn


15

ghế cho học sinh ngồi đọc. Ngoài sách thư viện, các em mua báo thiếu niên tiền
phong, báo nhi đồng do Liên Đội phát động, góp truyện để xây dựng “Tủ sách

lớp em”. Như vậy nguồn sách báo càng thêm phong phú, phục vụ nhu cầu đọc
sách, báo vừa nâng cao ý thức bảo vệ và ham thích đọc sách của các em. Qua đó
các em được mở rộng, nâng cao vốn từ ngữ của bản thân thơng qua hình thức kể
cho bạn nghe, giới thiệu sách cho bạn………

Thư viện trường

“Tủ sách lớp em”
- Một tuần 2 lần, vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ, tôi cho học sinh kể trước
lớp một câu chuyện mà các em đã nghe, đã đọc. Cuối tháng, tôi tổng kết và cho


16

cả lớp bình chọn bạn kể hay để khuyến khích các em tự tin chia sẻ các câu
chuyện trước lớp. Dần dần, vốn từ ngữ của các em sẽ càng được mở rộng, từ đó
nâng cao kĩ năng kể chuyện của bản thân.
- Trong thời gian học online, tôi cũng thực hiện như trên, ngồi ra tơi cịn
khuyến khích các em nhờ bố mẹ quay những video các em kể chuyện để trình
chiếu cho lớp xem. Đa số các em rất thích hình thức này và có khá nhiều học
sinh trong lớp quay video để gửi cho giáo viên.
2.4. Giải pháp 4: Đổi mới nhận xét, đánh giá để tạo hứng thú cho học sinh
học Kể chuyện
- Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh tiểu học.
Lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập. Hiện nay, cả
giáo viên và phụ huynh đều đánh giá cao sự khích lệ, động viên học sinh của
thông tư 27. Việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp học sinh tự tin,
nhân cách của học sinh ngày càng được kiện tồn, hành vi tích cực sẽ được phát
huy.
- Trong các tiết học, tôi rèn cho học sinh tự nhận xét, sau đó mời bạn khác

nhận xét mình. Tơi lắng nghe những lời học sinh tự nhận xét, nhận xét bạn và
lưu ý cho học sinh khi nhận xét bạn phải dùng những lời nói mang tính tích cực,
động viên để tránh làm các bạn xấu hổ hay ngại ngùng.
- Tôi cũng dành cho các em những lời khen ngợi chân thành khi các em có
sự tiến bộ dù là nhỏ. Đối với những em thực hiện chưa tốt, tôi sẽ đưa ra các câu
hỏi gợi ý để các em trả lời lại dưới sự dẫn dắt của cô giáo, sau đó tơi khuyến
khích, động viên các em thực hiện tốt hơn ở những lần sau.
- Ngoài nhận xét bằng lời, tôi dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười…. để khích lệ
các em. Những em nào tiến bộ tơi có thể thưởng sao, bông hoa, sticker để dán
vào sổ thi đua của các em hay thư khen cuối tuần gửi cho phụ huynh qua zalo.
Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các em cảm thấy rất vui,
có động lực để cố gắng hơn trong học tập và dần dần tự tin thể hiện bản thân
trước lớp.


17

Giáo viên thưởng quà cho học sinh có tiến bộ
- Bên cạnh đó, tơi thường xun lắng nghe ý kiến và phối hợp với phụ
huynh học sinh về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù
hợp để giúp đỡ, động viên học sinh học tập, rèn luyện và phát triển phẩm chất
năng lực. Hình thức liên lạc tôi thường thực hiện là nhắn tin, gọi điện, gửi hình
ảnh, video qua zalo.

Giáo viên liên hệ với phụ huynh học sinh qua zalo
* Thời gian áp dụng giải pháp: Các giải pháp đã được tôi áp dụng trong
học kì 1 năm học 2021-2022 có hiệu quả và tiếp tục áp dụng ở học kì 2. Biệp
pháp này có thể thực hiện ở những năm học sau với khối lớp 2.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC



18

Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp Hai” ở lớp tôi đang chủ
nhiệm, tôi nhận thấy đề tài đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
* Đối với học sinh
- Học sinh hứng thú và chủ động hơn trong thể hiện kĩ năng nói, trình bày
trong giờ Kể chuyện và cảm thấy u thích phân mơn này. Số học sinh kể
chuyện chưa đạt yêu cầu đã giảm rất nhiều, số học sinh kể chuyện tốt đã được
nâng lên.
- Các tiết học Kể chuyện diễn ra nhẹ nhàng, học sinh thích tích cực sưu tầm
tư liệu làm cho tiết học sinh động hơn, cuốn hút được những học sinh có tư
tưởng ngại học mơn Tiếng Việt.
- Kết quả học môn phân môn Kể chuyện nâng lên một cách rõ rệt. Từ đó,
chất lượng mơn Tiếng Việt cũng được nâng lên.
* Minh chứng: Sau thời gian thực hiện hệ thống các giải pháp trên tôi đã
thu được kết quả cụ thể như sau:
KHẢO SÁT THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC PHÂN MÔN KỂ
CHUYỆN CỦA HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
LỚP

2A1

2A1

2A1


SỐ


41

41

41

THỜI
GIAN

KẾT QUẢ HS KỂ
Nắm nội dung câu
chuyện
Nắm
Chưa
nội
nắm nội
dung
dung

Đầu
năm

34
(82,9%)

Giữa
HK1

36

(87,8%)

Cuối

38

7

Cách diễn đạt
Thành
câu

30

Kể
bằng
lời
mình
11

Cách thể hiện
Kể tự
nhiên

Kể
chưa tự
nhiên

25


16

(17,1%) (73,1% (26,9%) (60,9% (39,1%)
)
)
5

28

13

27

14

(12,2%) (68,2% (32,8%) (65,8% (34,2%)
)
)
3

24

17

30

11


19


HK1

(92,6%)
(7,4%)

(58,5% (41,5%)
)

(73,1%
)

(26,9%)

Nhận xét:
- Nhìn vào bảng kết quả trên, cho thấy cách tổ chức học sinh kể chuyện theo
hướng đã trình bày ở trên giúp học sinh kể chắc chắn, thành thạo, chất lượng kể
chuyện của học sinh tăng lên qua từng tuần….
- Trong các tiết Kể chuyện, tỉ lệ học sinh nắm được nội dung của câu
chuyện tăng dần. Nếu như đầu năm tỉ lệ học sinh nắm nội dung câu chuyện là
82,9% thì đến cuối học kì 1 đã tăng lên 92,6%. Những em đầu năm chưa nhớ
được nội dung câu chuyện như Việt Tiến, Công Minh, Minh Phong, Quế Anh thì
đến cuối học kì 1 đã nắm được nội dung câu chuyện sau khi quan sát tranh, nghe
giáo viên hướng dẫn, khi được các bạn giúp đỡ trong nhóm.
- Tỉ lệ học sinh phân biệt được các mức độ kể tăng dần. Các em biết cách
diễn đạt lưu loát hơn, biết vận dụng vốn từ để diễn đạt tình tiết câu chuyện theo
ý của mình. Số học sinh này tăng lên 6 em so với đầu năm học, như em Anh
Quân, Quốc Anh, Trâm Anh….
- Các em cũng đã biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, biết
sử dụng điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ cho lời kể một cách tự nhiên phù hợp với nội

dung của các câu chuyện và phù hợp với lứa tuổi của các em. Một số em đã có
tiến bộ rõ rệt khi thể hiện giọng điệu, điệu bộ, cử chỉ khi kể như Phương Thảo,
Minh Thảo, Quang Vinh.
- Từ sự động viên, khuyến khích của cơ nên học sinh lớp tôi cũng dần mạnh
dạn, tự tin hơn khi kể chuyện trước lớp. Qua quá trình dạy thực nghiệm trên lớp,
tôi thấy giờ học diễn ra sôi nổi. Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, tự giác,
tích cực trong hoạt động cá nhân và khi hoạt động nhóm.
- Từ việc học sinh học tốt phân mơn Kể chuyện, cũng kéo theo việc các em
học tốt hơn ở phân mơn Tập Làm văn, Luyện từ và câu, nói và nghe. Các em đã
diễn đạt câu trôi chảy hơn, hiểu được nghĩa của từ, biết dùng từ đặt câu phù hợp


20

với tình huống, cách liên kết các ý văn cũng chặt chẽ, hợp lý hơn. Chất lượng
môn Tiếng Việt cũng được nâng lên.
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2021 – 2022
Tổng
số học
sinh

GIỮA HỌC KÌ I
HTT

HT

CUỐI HỌC KÌ I
CHT


HTT

HT

CHT

30

11

0

34

7

0

75,6 %

24,4 %

0%

82,9 %

17,1 %

0%


41

Số HS HTT ở cuối HK1 tăng lên so với giữa học kì 1. Và số HS chưa hồn
thành là khơng có.
- Đặc biệt qua hội thi kể chuyện cấp trường vừa qua lớp có 2 em tham gia
thì cả 2 em đều đạt (1 giải khuyến khích, 1 giải nhì ).
- Cịn riêng bản thân, tơi thấy mỗi giờ dạy mình rất say mê, hứng thú trong
việc rèn cho các em học Kể chuyện. Cho nên tiết Kể chuyện bây giờ trở nên nhẹ
nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước. Học sinh rất mong muốn, phấn khởi chờ
đón giờ Kể chuyện. Học sinh lớp tôi đã ý thức hơn trong các giờ học kể chuyện,
học sinh tự tin và hứng thú học tập.
- Phụ huynh học sinh cũng có những phản hồi tốt về sự tiến bộ của con em
và rất hợp tác với giáo viên để phối hợp giáo dục con em, rất nhiều video quay
các con kể chuyện ở nhà cũng đã được phụ huynh quay và gửi cho giáo viên.
- Khi áp dụng những biện pháp trên, tôi nhận thấy không những nâng cao
được chất lượng của tiết Kể chuyện mà còn giúp học sinh phát triển được những
phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, biết yêu thương, chia sẻ, trung thực thật thà…..
4. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
* Đối với Sở giáo dục:


21

- Quay video những mơ hình dạy tiết Kể chuyện hay, có tính thiết thực của
các huyện, thành phố để làm kho tư liệu cho giáo viên học hỏi và vận dụng vào
bài học để giờ dạy đạt kết quả cao hơn.
* Đối với Phòng giáo dục:
- Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề Kể chuyện để giáo viên học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau.
* Đối với nhà trường:

- Trang bị thêm tranh kể chuyện cho tất cả các khối lớp, mua thêm một số
đồ dùng cần thiết, tài liệu để phục vụ cho việc dạy học kể chuyện như: bút chỉ
tranh kể chuyện, ….
- Tổ chức các phong trào, hội thi kể chuyện để học sinh tham gia thi đua
học tập rèn luyện, giao lưu giữa các khối lớp với nhau. Qua những nội dung
được thi đua, giao lưu học tập các em sẽ phát triển được kĩ năng kể chuyện, qua
đó rèn luyện sự tự tin, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp.
– Tổ chức các cuộc thi thiết kế tranh ảnh, video phục vụ cho dạy và học tiết
Kể chuyện.
Việc áp dụng các giải pháp đòi hỏi phải thường xun, liên tục thì mới có
hiệu quả. Tơi tin rằng với sự tâm huyết của giáo viên cùng với sự chung tay phối
hợp của các lực lượng xã hội thì nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển những
phẩm chất tốt đẹp cho học sinh là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Vũng Tàu, ngày 10 tháng 03 năm 2022
Xác nhận của Hiệu trưởng

Người viết

…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………

Trần Thị Oanh


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Lê Phương Nga – Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh, Phương pháp dạy học Tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.
- Trần Trọng Kim, Việt Nam văn phạm, Nxb Thanh niên, Hà Nội, Đoàn Thiện
Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Lê Trung Hoa, Lỗi chính tả và cách khắc phục, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ
Chí Minh, 2005.
- Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Trịnh Cam Ly, Phạm
Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến, Tiếng Việt 2, tập 1.
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
- Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trịnh Cam
Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn
Thị Xuân Yến, Tiếng Việt 2, tập 2. (Bộ sách: Chân trời sáng tạo)



×