Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và và tiền chất thuốc nổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 102 trang )

Tai lieu, luan van1 of 109.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
……..o0o……..

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP VÀ TIỀN CHẤT THUỐC NỔ CỦA
TỔNG CƠNG TY CƠNG NGHIỆP HĨA CHẤT MỎ
VINACOMIN – MICCO: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN MAI TRANG

Hà Nội, năm 2022
document 1 of 109.


Tai lieu, luan van2 of 109.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP VÀ TIỀN CHẤT THUỐC NỔ CỦA
TỔNG CƠNG TY CƠNG NGHIỆP HĨA CHẤT MỎ
VINACOMIN – MICCO: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

Họ và tên học viên: Nguyễn Mai Trang
Người hướng dẫn: PGS, TS Vũ Sĩ Tuấn

Hà Nội, năm 2022

document 2 of 109.


Tai lieu, luan van3 of 109.

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công
nghiệp và và tiền chất thuốc nổ của Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ
Vinacomin – MICCO: Thực trạng và giải pháp” là cơng trình nghiên cứu của bản
thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong
phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực, nếu sai tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của nhà
trường đề ra.
Hà Nội, tháng 4 năm 2022
Tác giả đề tài

Nguyễn Mai Trang

document 3 of 109.



Tai lieu, luan van4 of 109.

ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Vũ Sĩ Tuấn – Viện
Kinh tế và kinh doanh quốc tế – ĐH Ngoại Thương, người thầy đã đồng hành hướng
dẫn, chỉ bảo và đưa ra những nhận xét tận tâm, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh doanh thương mại đã tận tình giảng dạy,
đem lại những kiến thức quý báu cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô công tác tại khoa Sau Đại học đã luôn hỗ trợ tôi
nhiệt tình trong khóa học.
Tơi xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp tại Tổng công ty Cơng
nghiệp Hóa chất mỏ Vinacomin – MICCO đã hỗ trợ cung cấp thông tin và các dữ liệu
cần thiết.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, những người đã luôn đồng hành
và sẵn sàng giúp đỡ tôi, là nguồn cổ vũ to lớn đối với tôi để tơi có thể chun tâm
hồn thành luận văn.
Dù đã cố gắng hồn thành nhưng do bản thân cịn nhiều hạn chế về kiến thức và
lý luận, chắc chắn luận văn này sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các
thầy cô cảm thông và đưa ra những ý kiến đóng góp giúp cho bài luận văn của tơi
được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

document 4 of 109.


Tai lieu, luan van5 of 109.

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... viii
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP VÀ TIỀN CHẤT THUỐC NỔ ................................................... 7
1.1. Khái quát về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ ..................7
1.1.1. Khái niệm vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ .............7
1.1.2. Đặc điểm, phân loại vật liệu nổ công nghiệp ................................8
1.1.3. Đặc điểm, phân loại tiền chất thuốc nổ .........................................9
1.2. Quy định về doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và tiền
chất thuốc nổ ...................................................................................................13
1.2.1. Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp ....................13
1.2.2. Doanh nghiệp kinh doanh tiền chất thuốc nổ ............................15
1.3. Một số quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc
nổ ......................................................................................................................17
1.3.1. Các văn bản quản lý chuyên ngành .............................................17
1.3.2. Các văn bản pháp lý quy định về thương mại, xuất nhập khẩu .17
1.3.3. Bộ máy quản lý nhà nước đối với vật liệu nổ công nghiệp và tiền
chất thuốc nổ ...........................................................................................18
1.4. Hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ tại
Việt Nam ..........................................................................................................19
1.5. Kinh nghiệm về việc phát triển hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ tại một
số doanh nghiệp trong và ngoài nước ...........................................................27
1.5.1. Công ty NORINCO (Quảng Tây, Trung Quốc)...........................27


document 5 of 109.


Tai lieu, luan van6 of 109.

iv
1.5.2. Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật Cơng nghiệp quốc phịng - GAET
..................................................................................................................28
1.5.3. Tập đồn cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) .....29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP VÀ TIỀN CHẤT THUỐC NỔ CỦA TỔNG CÔNG TY CƠNG
NGHIỆP HĨA CHẤT MỎ - MICCO ................................................................... 31
2.1 Giới thiệu Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO ............31
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất
thuốc nổ của Tổng công ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO ..............35
2.2.1 Thị trường và sự cạnh tranh .........................................................35
2.2.2. Nội lực và kết quả hoạt động xuất khẩu của MICCO giai đoạn
2019 - 2021 ..............................................................................................38
2.2.3 Hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu ..........................................55
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và
tiền chất thuốc nổ của MICCO .....................................................................61
2.3.1. Thị trường và sự cạnh tranh ........................................................61
2.3.2. Nội lực và kết quả hoạt động xuất khẩu của MICCO giai đoạn
2019 – 2021..............................................................................................62
2.3.3. Hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu .........................................66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
CỦA TỔNG CƠNG TY CƠNG NGHIỆP HĨA CHẤT MỎ – MICCO ........... 69
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ
công nghiệp và tiền chất thuốc nổ của MICCO ...........................................69

3.1.1. Mục tiêu .........................................................................................69
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của MICCO .........70
3.2. Áp dụng bài học kinh nghiệm về việc phát triển hoạt động xuất khẩu
của MICCO .....................................................................................................71
3.2.1. Thực hiện khoa học công tác khảo sát và nghiên cứu thị trường
..................................................................................................................72

document 6 of 109.


Tai lieu, luan van7 of 109.

v
3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn khách hàng, áp dụng các chính sách giá
linh hoạt...................................................................................................74
3.2.3. Ln đề cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận khách hàng, giới thiệu
sản phẩm .................................................................................................74
3.2.4 Quan tâm đến nguồn nhân lực .....................................................75
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của MICCO
..........................................................................................................................75
3.3.1. Giải pháp về công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu ............75
3.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm ...................................................77
3.3.3. Giải pháp về kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm ............................78
3.3.4. Giải pháp về chính sách Marketing - mix ...................................79
3.3.5. Giải pháp về công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ xuất khẩu ....85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87

document 7 of 109.



Tai lieu, luan van8 of 109.

vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

document 8 of 109.

Nội dung

VLNCN

Vật liệu nổ công nghiệp

TCTN

Tiền chất thuốc nổ

QLNN

Quản lý nhà nước

MICCO

Tổng Cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm


TKV

Tập đồn cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam


Tai lieu, luan van9 of 109.

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Danh mục TCTN sử dụng để sản xuất VLNCN tại Việt Nam ..................12
Bảng 1.2 Xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp của Việt Nam trong 3 năm 2019 – 2021
và 5 tháng đầu năm 2022 ..........................................................................................21
Bảng 1.3 Xuất khẩu tiền chất thuốc nổ của Việt Nam trong 3 năm 2019 – 2021 và 5
tháng đầu năm 2022 ..................................................................................................23
Bảng 1.4 Xuất khẩu Amôni Nitrat (NH4NO3) của Việt Nam đến các thành phần thị
trường giai đoạn năm 2020 - 2021 ............................................................................24
Bảng 1.5 Xuất khẩu Natri Nitrat (NaNO3) của Việt Nam đến các thành phần thị
trường ........................................................................................................................26
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của MICCO từ năm 2019-2021 .................33
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu và số lượng line hàng xuất khẩu của Tổng công ty
MICCO giai đoạn 2019 – 2021 .................................................................................40
Bảng 2.3: So sánh kim ngạch xuất khẩu và số lượng đơn hàng mặt hàng vật liệu nổ
và tiền chất thuốc nổ của MICCO giai đoạn 2019 – 2021 .......................................42
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu và số lần xuất khẩu ( tính theo lơ hàng ) theo thị
trường giai đoạn 2019 - 2021 của MICCO ...............................................................44
Bảng 2.5 Một số công nghệ sản xuất của MICCO....................................................51
Bảng 2.6: Một số hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của MICCO ...........................53
Bảng 2.7: Số lượng và tỉ lệ số line hàng giao đúng và trễ hạn giai đoạn 2019 - 2021
của MICCO ...............................................................................................................57

Bảng 2.9 Quy cách đóng gói và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ............................59

document 9 of 109.


Tai lieu, luan van10 of 109.

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Bộ máy quản lý nhà nước về tiền chất thuốc nổ ........................................ 18
Hình 1.2: Biểu đồ xuất khẩu Amơni Nitrat (NH4NO3) của Việt Nam đến các thành
phần thị trường năm 2020 ......................................................................................... 25
Hình 1.3: Biểu đồ xuất khẩu Amơni Nitrat (NH4NO3) của Việt Nam đến các thành
phần thị trường năm 2021 ......................................................................................... 26
Hình 2.1 Biểu đồ tình hình lợi nhuận của MICCO năm 2019 -2021 ........................ 38
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn nhân lực của MICCO ............................................. 53
Hình 2.3 Biểu đồ sản phẩm lỗi bị trả lại giai đoạn 2019-2021 ................................. 60

document 10 of 109.


Tai lieu, luan van11 of 109.

ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1- Lý do nghiên cứu đề tài
Khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh là
điều tất yếu khi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Bên cạnh việc tiến hành
phát triển thị trường, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu.

Đó là một yêu cầu cần thiết trong kinh doanh vì hoạt động xuất khẩu mang lại giá trị
lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu cơ bản bao gồm lợi nhuận,
thế lực, thương hiệu. Để thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra, phải xác định được
những ưu tiên về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; năng lực và nguồn lực cần
huy động và phát triển; khách hàng mục tiêu và sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp cho
khách hàng; trên cơ sở đó tạo dựng vị thế cạnh tranh trong ngành và thực hiện mục
tiêu dài hạn đã xác định. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã quyết
định lựa chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và và tiền chất
thuốc nổ của Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ Vinacomin – MICCO:
Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Trên cơ sở áp dụng những kiến thức lý luận đã được học, luận văn tập trung
phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng VLNCN và TCTN của MICCO từ khi thành
lập cho đến nay và đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng
cơng ty.
Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất
khẩu VLNCN và TCTN;

-

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN của
MICCO. Chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN;

document 11 of 109.



Tai lieu, luan van12 of 109.

x
-

Đề xuất một số giải pháp hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN của MICCO.

2- Kết quả nghiên cứu luận văn
Chương 1 – Tổng quan về hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền
chất thuốc nổ
1.1 Khái quát về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
Phần này nêu lên các khái niệm, đặc điểm và phân loại VLNCN và TCTN
1.2. Quy định về doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất
thuốc nổ
Phần này nêu các điều kiện theo quy định của pháp luật để một doanh nghiệp
được cung ứng, xuất khẩu VLNCN và TCTN.
1.3. Hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ tại Việt
Nam
Trên cơ sở bảng biểu số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu VLNCN và TCTN
của Việt Nam trong 3 năm 2019 – 2021 và 5 tháng đầu năm 2022, phần này đã phân
tích hiện trạng xuất khẩu VLNCN và TCTN của Việt Nam.
1.4. Kinh nghiệm về việc phát triển hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ tại một số
doanh nghiệp trong và ngoài nước
Nội dung phần này giới thiệu kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu vật liệu
nổ của Công ty NORINCO (Quảng Tây, Trung Quốc), Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật
Công nghiệp quốc phịng - GAET và Tập đồn cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam (TKV).
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất
thuốc nổ của Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO

2.1 Giới thiệu Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO
Phần này giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Công ty; đánh giá hoạt
động sản xuất và kinh doanh VLNCN và TCTN của MICCO trên cơ sở phân tích số
liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh thu thập được từ những nguồn hợp pháp.

document 12 of 109.


Tai lieu, luan van13 of 109.

xi
Phần này cũng giới thiệu đầy đủ các sản phẩm VLNCN và TCTN do MICCO
sản xuất, kinh doanh.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc
nổ của Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO
Phần này giới thiệu một số quy định về quản lý VLNCN và TCTN gồm: các văn
bản quản lý chuyên ngành và văn bản quy định về thương mại, xuất nhập khẩu
VLNCN và TCTN, bộ máy quản lý nhà nước về VLNCN và TCTN.
Phần này đã đưa ra thực trạng hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN về thị
trường và sự cạnh tranh, về nội lực và kết quả hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2019 –
2021, về hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu của MICCO.
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất
thuốc nổ của MICCO
Trên cơ sở thực trạng hoạt động VLNCN và TCTN của Tổng cơng ty Cơng
nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO nêu ở phần 2.2, phần này đã đưa ra những ý kiến đánh
giá thực trạng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động VLNCN và TCTN của
MICCO.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ
công nghiệp và tiền chất thuốc nổ của Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ –
MICCO

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công
nghiệp và tiền chất thuốc nổ của MICCO
Phần này đã đưa ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và định hướng phát triển
hoạt động xuất khẩu của MICCO.
3.2. Kinh nghiệm về việc phát triển hoạt động xuất khẩu của MICCO
Phần này nêu lên những bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty MICCO như:
-

Việc thực hiện khảo sát và nghiên cứu thị trường phải được thực hiện khoa học,
bài bản và gắn với thực tế;

document 13 of 109.


Tai lieu, luan van14 of 109.

xii
-

Nghiên cứu lựa chọn khách hàng, áp dụng các chính sách giá linh hoạt, phù hợp
với nhu cầu thị trường đặc biệt là đối với các thị trường khó tính và nhạy cảm;

-

Ln khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh
không những ở trong nước mà các nước trên thế giới, không ngừng tiếp cận,
giới thiệu sản phẩm với các doanh nghiệp để mở rộng thị phần tiêu thụ;

-


Quan tâm đến nguồn nhân lực tại cơng ty, vì con người là yếu tố quan trọng
trong việc duy trì và phát triển của công ty.
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của MICCO
Với những kinh nghiệm và bài học rút ra trong hoạt động xuất khẩu, phần này

kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của MICCO.
-

Giải pháp về công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu;

-

Nâng cao chất lượng sản phẩm;

-

Giải pháp về kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm;

-

Giải pháp về chính sách Marketing - mix;

-

Giải pháp về cơng tác tổ chức hoạt động tiêu thụ xuất khẩu.
Các kiến nghị đưa ra được cân nhắc giữa yêu cầu thực tế và khả năng thực hiện

được trong điều kiện hiện tại.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dung luận văn sẽ có một số hạn chế.
Tuy vậy, đề tài cũng đã đạt được mục tiêu cơ bản là đánh giá thực trạng và đưa ra một

số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của MICCO. Trong q trình ứng
dụng cần tiếp tục dựa vào hồn cảnh thực tiễn để có các điều chỉnh thích hợp, hiệu
quả hơn.

document 14 of 109.


Tai lieu, luan van15 of 109.

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế mở rộng giao lưu, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, số lượng các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ngày càng tăng mạnh. Hoạt
động xuất khẩu hàng hố ra nước ngồi thường phức tạp hơn rất nhiều so với kinh
doanh trên thị trường nội địa vì quy mơ thị trường rộng lớn khó kiểm sốt. Doanh
nghiệp khó nắm bắt thông hiểu một cách cặn kẽ, lại phải tuân thủ các phong tục tập
quán, luật lệ của các quốc gia, ... nhưng bù lại doanh nghiệp sẽ giải quyết được tình
trạng nhu cầu của thị trường nội địa nhỏ bé, sức mua thấp hoặc cạnh tranh gay gắt và
sẽ khai thác được tiềm năng tiêu thụ của thị trường quốc tế rộng lớn, thu được ngoại
tệ, tạo nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Ngày 01/01/2011, Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ Vinacomin –
MICCO đã bắt đầu đi vào hoạt động. MICCO đã và đang đầu tư nhiều dây chuyền
sản xuất thuốc nổ hiện đại như sản xuất thuốc nổ ANFO, thuốc nổ nhũ tương rời, nhũ
tương hầm lò, nguyên liệu Amoni nitrat để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và một
số sản phẩm công nghiệp khác, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu trước mắt cũng
như dài hạn. Là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đặc thù, MICCO đã có những
hướng đi đúng để vượt qua những thách thức mà hội nhập kinh tế tạo ra cũng như đã
tận dụng hiệu quả những cơ hội mang lại để phát triển, chiếm 70% thị phần thị trường
nội địa. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây và trong thời gian tới, những thay đổi

và bất ổn trong nền kinh tế nói chung và những khó khăn tại thị trường nội địa cũng
như thế giới, hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của cơng ty đang có những diễn biến
phức tạp, khó lường và có nhiều thách thức.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối
thủ trong và ngoài nước khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Sự cạnh tranh
là điều tất yếu khi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Khi đó, doanh nghiệp
phải tiến hành phát triển thị trường, xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu. Đó
là một yêu cầu cần thiết trong kinh doanh vì hoạt động xuất khẩu mang lại giá trị lớn
sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu cơ bản bao gồm lợi nhuận, thế

document 15 of 109.


Tai lieu, luan van16 of 109.

2
lực, thương hiệu. Để thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra, phải xác định được
những ưu tiên về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; năng lực và nguồn lực cần
huy động và phát triển; khách hàng mục tiêu và sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp cho
khách hàng; trên cơ sở đó tạo dựng vị thế cạnh tranh trong ngành và thực hiện mục
tiêu dài hạn đã xác định. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã quyết
định lựa chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và và tiền chất
thuốc nổ của Tổng cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ Vinacomin – MICCO:
Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam, việc kinh doanh VLNCN và TCTN đang ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng
trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về việc phát triển hoạt động
xuất khẩu VLNCN và TCTN vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay, sản phẩm VLNCN và
TCTN chỉ được một số ít luận văn lấy làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên các cơng

trình nghiên cứu này đa phần tập trung tiếp cận vào kế toán bán hàng trong hoạt động
kinh doanh VLNCN và TCTN, quản trị rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu hoặc
đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh và hiệu quả kinh
doanh. Một số đề tài, đề án mơn học có liên quan như:
-

Somxay VatthanaS (2007), đã nghiên cứu về thực trạng và hoạt động xuất khẩu
vật liệu nổ và tiền chất nổ tại Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra cơ sở lý luận chung về
tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp. Tại đề tài cũng đã chỉ ra
được thực trạng về thị trường vật liệu nổ tại Việt Nam. Tác giả cũng đã đưa ra
được một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ VLNCN và TCTN như:
giải pháp về sản phẩm (nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm)
giải pháp về công tác tiêu thụ sản phẩm (đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị
trường, hoàn thiện cơng tác tiêu thụ sản phẩm, hồn thiện cơng tác phát triển đại
lý), nhóm giải pháp về cơng tác tổ chức (hoàn thiện bộ máy tổ chức, bồi dưỡng,
nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên công ty).

-

document 16 of 109.

Nguyễn Thị Phương Thúy (2013), Nâng cao hiệu quả kinh doanh vật liệu nổ và


Tai lieu, luan van17 of 109.

3
tiền chất nổ công nghiệp tại Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc
phòng, tác giả đã nghiên cứu các nội dung:
+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh trong doanh

nghiệp, trong đó đề cập đến các vấn đề như sự cần thiết phải nâng cao hiệu
quả kinh doanh trong doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng đến điều
đó.
+ Phân tích thực trạng kinh doanh tại Tổng cơng ty kinh tế kỹ thuật cơng
nghiệp quốc phịng, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế cần khắc
phục và nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế đó.
+ Đề xuất một số giải pháp và đồng thời kiến nghị một số vấn đề với các cơ
quan liên quan dựa trên cơ sở mục tiêu, định hướng phát triển của Tổng
cơng ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh VLNCN tại Tổng công ty
Kinh tế kỹ thuật Cơng nghiệp Quốc phịng.
Mặc dù đã có cơng trình nghiên cứu về phát triển thị triển hoạt động xuất khẩu
VLNCN và TCTN, tuy nhiên cho tới nay chưa có cơng trình nghiên cứu tại Tổng
cơng ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở áp dụng những kiến thức lý luận đã được học, luận văn tập trung
phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng VLNCN và TCTN của MICCO từ khi thành
lập cho đến nay và đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng
cơng ty.
3.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất
khẩu VLNCN và TCTN;

-

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN của
MICCO. Chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN;


document 17 of 109.


Tai lieu, luan van18 of 109.

4
-

Đề xuất một số giải pháp hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN của MICCO.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN và giải pháp phát triển hoạt động xuất
khẩu VLNCN và TCTN của MICCO.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu tại MICCO và phạm vi xuất khẩu từ MICCO sang
thị trường quốc tế.
4.2.2. Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng để phân tích được thu thập trong khoảng thời gian 2019- 2021.
4.2.3. Phạm vi nội dung
Tập trung nghiên cứu các mảng kinh doanh VLNCN và TCTN bao gồm:
-

Nghiên cứu những nội dung cụ thể và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu VLNCN
và TCTN.

-


Phân tích những thuận lợi và khó khăn về hoạt động xuất khẩu VLNCN và
TCTN của MICCO.

-

Những giải pháp hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN của MICCO.

5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn
Phương pháp thu thập thông tin
-

Phương pháp phân tích sử dụng khung pháp lý về QLNN đối với VLNCN và
TCTN;

-

Phương pháp định tính dựa trên việc thu thập dữ liệu. Nguồn dữ liệu bao gồm
các thông tin tham khảo trong và ngoài nước; số liệu thống kê có liên quan của
MICCO và một số các cơ quan, tổ chức đáng tin cậy như Cục Hóa chất – Bộ
Công thương, Cục Hải quan Hà Nội, quan sát thực tế và các thơng tin từ báo chí,

document 18 of 109.


Tai lieu, luan van19 of 109.

5
mạng internet...;
Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý các thông tin đã được thu thập theo từng danh mục nội dung chương,

phần nghiên cứu thông qua việc kết hợp các phương pháp phân tích, phương pháp hệ
thống hoá, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.
-

Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu
tổng quan khái niệm, phân loại, vai trò, … của hoạt động xuất khẩu VLNCN và
TCTN như các vấn đề về quy định, pháp lý dựa trên các quy định, quyết định,
văn bản luật, …

-

Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng xuất khẩu VLNCN và TCTN của MICCO.
Các nguồn thông tin, dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập từ các cơ quan trong
và ngoài nước được thống kê và tổng hợp dưới dạng bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ,
đồ thị, sau đó được đánh giá, phân tích, so sánh quy mơ theo khơng gian và thời
gian.

-

Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được để lập luận và nghiên cứu
đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN của
MICCO.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Đánh giá một cách khoa học thực trạng hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN
tại MICCO.


-

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn nêu lên một số phương hướng
và giải pháp cơ bản nhằm hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN tại MICCO.

-

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các
nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này và cũng góp phần đóng góp xây dựng các chính
sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu VLNCN và TCTN tại MICCO.

document 19 of 109.


Tai lieu, luan van20 of 109.

6
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất
thuốc nổ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất
thuốc nổ của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - MICCO.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động xuất khẩu vật liệu nổ
cơng nghiệp và tiền chất thuốc nổ của Tổng công ty Cơng nghiệp Hóa chất mỏ MICCO.

document 20 of 109.


Tai lieu, luan van21 of 109.


7
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP VÀ TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
1.1. Khái quát về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
Tiền chất thuốc nổ là nguyên liệu, hóa chất dùng để sản xuất vật liệu nổ cơng
nghiệp. Chúng là các hóa chất lưỡng dụng vừa là nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu
nổ công nghiệp, vừa là nguyên liệu phục vụ cho nhiều ngành cơng nghiệp khác như
hóa chất cơ bản, phân bón, nhơm kính, thủy tinh, ...
Vật liệu nổ cơng nghiệp phục vụ cho mục đích khai thác cơng nghiệp và dân
dụng và là đầu vào không thể thiếu của các ngành khai thác than, đá, khoáng sản, vật
liệu xây dựng, ... trên thế giới.
Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng, địa hình, quy mơ khai thác…,
các nước trên thế giới đã nghiên cứu và phát triển rất nhiều chủng loại thuốc nổ, phụ
kiện nổ đa dạng theo đó là cơng nghiệp sản xuất hóa chất làm ngun liệu cho sản
xuất thuốc nổ cũng rất đa dạng, phong phú và tương đối hoàn chỉnh.
1.1.1. Khái niệm vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản
ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm
thuốc nổ và phụ kiện nổ.
Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra
phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích.
Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ
có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên
dùng có chứa thuốc nổ.
Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.
Tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ.
(Trích Quốc hội, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ quy
định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, 2017, Điều 3)


document 21 of 109.


Tai lieu, luan van22 of 109.

8
1.1.2. Đặc điểm, phân loại vật liệu nổ cơng nghiệp
1.1.2.1. Phân loại VLNCN theo tính chất nguy hiểm nổ
a) Thuốc nổ có tính nổ mạnh (hiệu ứng nổ xảy ra tức thời với hầu như tồn bộ lượng
thuốc nổ). Ví dụ: Dynamite, thuốc nổ đen, azit chì, kíp nổ mạnh, mồi nổ,
nitroglycerin khử nhạy;
b) Chất, hỗn hợp và sản phẩm có đặc tính thuốc phóng nhưng nổ yếu. Ví dụ: Các
loại đạn rocket, pháo sáng;
c) Chất, hỗn hợp, sản phẩm có tính nổ yếu, phóng yếu hoặc cả hai nhưng có tính
cháy. Ví dụ: Thuốc nổ khơng khói, pháo hoa, đạn khi cháy kèm theo tăng mạnh
về bức xạ nhiệt hoặc quá trình cháy theo lớp, có khả năng nổ yếu hoặc phóng yếu
hoặc cả hai;
d) Sản phẩm có rủi ro khơng đáng kể về nổ trong quá trình vận chuyển, tác dụng nổ
bị hạn chế đáng kể trong vỏ, bao bì và khơng có nguy cơ văng mảnh khi nổ. Cháy
bên ngồi khơng làm kích nổ tồn bộ lượng thuốc trong sản phẩm. Ví dụ: Một số
loại kíp phi điện, dây nổ;
e) Chất hoặc hỗn hợp rất kém nhạy nổ nhưng có tính nổ mạnh, ít có nguy cơ chuyển
cháy thành nổ ở điều kiện bình thường. Ví dụ: Thuốc nổ ANFO, thuốc nổ nhũ
tương;
f) Chất hoặc hỗn hợp cực kỳ kém nhạy và khơng có nguy hiểm nổ.
(Trích Bộ Cơng Thương, QCVN 01:2019/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng,
tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2019/TT-BCT, 2019, Phụ lục 1)
1.1.2.2. Phân loại theo nhóm thuốc nổ tương thích

a) Thuốc nổ sơ cấp;
b) Phụ kiện chứa thuốc nổ sơ cấp không kèm theo cơ cấu bảo vệ (cơ cấu an tồn).
Ví dụ: Mồi nổ, kíp nổ;

document 22 of 109.


Tai lieu, luan van23 of 109.

9
c) Thuốc nổ đẩy, thuốc cháy hoặc sản phẩm chứa chúng;
d) Thuốc nổ thứ cấp, thuốc nổ đen hoặc sản phẩm chứa thuốc nổ thứ cấp nhưng
khơng lắp cơ cấu kích nổ, khơng có lượng thuốc phóng; sản phẩm chứa thuốc nổ
sơ cấp có kèm theo cơ cấu bảo vệ;
e) Phụ kiện chứa thuốc nổ thứ cấp khơng lắp cơ cấu kích nổ nhưng có lượng thuốc
phóng;
f) Các sản phẩm chứa thuốc nổ và các chất tạo hiệu ứng ánh sáng, khói;
g) Chất, sản phẩm được đóng gói hoặc thiết kế sao cho những ảnh hưởng nguy hiểm
phát sinh từ sự cố bị hạn chế bên trong bao gói trừ trường hợp bao gói đã bị phá
hủy do cháy.
(Trích Bộ Cơng Thương, QCVN 01:2019/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng,
tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2019/TT-BCT, 2019, Phụ lục 1)
1.1.3. Đặc điểm, phân loại tiền chất thuốc nổ
Các hóa chất dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc nổ được chia thành nhóm.
Tùy theo cơng năng của thuốc nổ, người ta sẽ lựa chọn các nhóm ngun liệu thích
hợp. Cụ thể các nhóm như sau :
-


Chất oxy hố: chất có thừa ơxy dùng để ơxy hố các ngun tố cháy như Amơn
nitrat, kali clorat ....

-

Chất cháy: là một thành phần cơ bản đóng vai trị ngun liệu cho phản ứng ơxy
hóa mãnh liệt tạo thành vụ nổ bao gồm bột than, nhôm, bột gỗ, bột ma nhê ...

-

Chất tăng nhậy: điều chỉnh tăng độ nhậy của thuốc nổ theo mục đích thiết kế.
Thơng thường được sử dụng để làm tăng độ nhậy đối với kíp của một số thuốc nổ.
Các chất cháy hoặc thuốc nổ đơn chất đôi khi cũng được sử dụng như chất tăng
nhậy. Các chất tăng nhậy được phân tán trong khối thuốc nổ và tạo ra những điểm
cung cấp nhiệt lượng giúp kích hoạt và duy trì phản ứng nổ trong tồn bộ khối
thuốc. VD: Bọt khí, vi cầu thuỷ tinh, một số thuốc nổ ...

document 23 of 109.


Tai lieu, luan van24 of 109.

10
-

Chất ổn định: làm tăng độ bền lý học hoặc hoá học của chất nổ như: than bùn, bột
vỏ thông, kẽm stearat, chất ổn định nhũ ...

-


Chất đập tắt ngọn lửa: chỉ cho vào chất nổ an tồn để giảm nhiệt độ nổ khơng gây
ra cháy nổ bầu khơng khí có khí nổ mêtan hoặc các khí nổ khác thường dùng natri
clorua, amơni clorua...
Các nước trên thế giới có các quy định khác nhau về phân loại danh mục các

hóa chất nào trong các nhóm chất nêu trên là TCTN.
Tại Mỹ, danh mục hóa chất TCTN có khoảng 300 loại hóa chất.
Các TCTN có nguy cơ cao do Cơ quan hóa chất châu Âu kiểm soát bao gồm 12
chất sau :
-

Hydrogen peroxide nồng độ 12%

-

Nitromethane nồng độ 30%

-

Nitric acid nồng độ 3%

-

Potassium chlorate nồng độ 40%

-

Potassium perchlorate nồng độ 40%

-


Sodium perchlorate nồng độ 40%

-

Ammonium nitrate nồng độ 16% tính theo trọng lượng của nitơ liên quan đến
amoni nitrat

-

Hexamine nồng độ 30%

-

Acetone nồng độ 95%

-

Potassium nitrate nồng độ 5% tính theo trọng lượng của nitơ so với kali nitrat

-

Sodium nitrate nồng độ 5% tính theo trọng lượng của nitơ so với natri nitrat

-

Calcium nitrate nồng độ 5% tính theo trọng lượng của nitơ so với canxi nitrat
Singapore quy định 15 loại hóa chất là TCTN có nguy cơ cao do Chính phủ

Singapore kiểm sốt bao gồm:


document 24 of 109.

-

Ammonium nitrate

-

Ammonium perchlorate


Tai lieu, luan van25 of 109.

11
-

Barium nitrate

-

Guanidine nitrate

-

Hydrogen peroxide

-

Potassium chlorate


-

Potassium nitrate

-

Potassium nitrite

-

Potassium perchlorate

-

Sodium chlorate

-

Sodium nitrate

-

Sodium nitrite

-

Sodium perchlorate

-


Perchloric acid

-

Tetranitromethane
Australia quy định 11 loại hóa chất là TCTN có nguy cơ cao do Chính phủ

Australia kiểm sốt bao gồm:

document 25 of 109.

-

Hydrogen peroxide (H2O2)

-

Sodium chlorate (NaClO3)

-

Nitric acid (HNO3)

-

Potassium chlorate (KClO3)

-


Sodium perchlorate (NaClO4)

-

Potassium perchlorate (KClO4)

-

Ammonium perchlorate (NH4ClO4)

-

Sodium nitrate (NaNO3)

-

Potassium nitrate (KNO3)

-

Nitromethane (CH3NO2)

-

Sodium azide (NaN3)


×