Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.46 KB, 23 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Văn mẫu lớp 11
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế
Xương
1. Dàn ý mẫu Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của
Trần Tế Xương
I. Mở bài
- Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại:
Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu
sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…
- Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết
về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành cơng hình tượng bà Tú
II. Thân bài
a. Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ
- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom
sông”
+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm
này qua năm khác
+ Địa điểm “mom sơng”:phần đất nhơ ra phía lịng sơng khơng ổn định.
⇒ Cơng việc và hồn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng,
ổn định, bà không những phỉ ni cịn mà phải ni chồng
- Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:
+”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cị”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi
đau thân phận và mang tình khái quát
+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy
những nguy hiểm lo âu
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ
thuật ẩn dụ


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

+ Eo sèo… buổi đị đơng: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự
bất trắc
+ Buổi đị đơng: Sự chen lấn, xơ đẩy trong hồn cranh đông đúc cũng
chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân
gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy
hiểm đồng thời thể hiện lịng xót thương da diết của ông Tú.
- Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều
⇒ Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú
b. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng
trọng
- Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :
+ “ni”: chăm sóc hồn tồn
+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải ni cả gia đình,
khơng thiếu
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
- Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần
tảo đảm đang
+ “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu
đành phận”, không than vẫn
+ “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà
hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

⇒ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp
của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lịng vì chồng vì con của bà Tú
⇒ Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến
c. Nghệ thuật thể hiện thành cơng hình tượng bà Tú
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngơn ngữ của văn học dân gian.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo.
- Việt hóa thơ Đường
III. Kết bài
- Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú
- Trình bày suy nghĩ bản thân
2. Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của
Trần Tế Xương
2.1. Bài Mẫu Số 1: Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần
Tế Xương
Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những
hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư
cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm.
Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ
là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xương, được tái hiện bằng tất cả tấm
lòng chân thành của một người chồng dành cho vợ.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khó
nhọc. Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng

bn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để lặn lội kiếm
sống. Cái gian truân khó nhọc được cụ thể hố bằng thời gian quanh năm, bằng
khơng gian ven sơng, qng vắng, buổi đị đơng. Nghĩa là triền miên suốt năm
suốt tháng không ngơi không nghỉ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Đặt trong
những không gian, thời gian trên hình ảnh bà Tú dường như lại càng trở nên nhỏ
bé, cô đơn, tội nghiệp hơn. Cái vất vả nhọc nhằn còn được hiện rõ trong gánh
nặng mà bà Tú phải gánh trên vai: Một gia đình với năm con và một chồng.
Năm đứa con với biết bao nhu cầu, bao địi hỏi hàng ngày, bên cạnh đó đức ông
chồng giàu chữ nghĩa đã không giúp vợ được gì lại còn trở thành một mối bận
tấm lo lắng của vợ, mà nhu cầu của ơng chồng ấy nào có ít ỏi gì, nó đủ làm
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

thành một phía để cân bằng với phía năm đứa con. Thế mới biết cuộc sống hằng
ngày của bà Tú là như thế nào. Lo cho con, lo cho chồng, mà phải lo làm sao
cho đủ tức là không thừa nhưng cũng không được thiếu. Bằng chừng ấy nỗi lo
trĩu nặng trên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ ấy. Chính vì vậy mà phải
bươn chải nắng mưa khuya sớm, bất kể hiểm nguy hay đơn độc. Nói sao cho
xiết những nhọc nhằn cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình.
Hình ảnh bà Tú gợi cho ta nghĩ tới hình ảnh của những người đàn bà đảm đang,
lam lũ, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con đã lặng lẽ đi qua trong cuộc sống
dân tộc.
Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thịi của bà Tú. Thế nhưng
cũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này,
vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một
gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cơ đơn thui thủi một

mình, khơng người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút
chểnh mảng, bỏ bê công việc. Bà Tú cứ vậy, chăm chỉ, miệt mài, chịu thương,
chịu khó, khơng nề hà khó khăn nguy hiểm, khơng quản ngại nắng mưa khuya
sớm. Hình ảnh thơ khơng chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫn
nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú. Diễn tả đầy đủ
nhất điều này có lẽ khơng câu thơ nào hơn hai câu:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng."
Con cị, thân cị là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, là
biểu tượng cho người nơng dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Dùng hình ảnh "lặn lội thận cị", Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất
đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự
tần tảo, chịu thương chịu khó.
Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con.
Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật khơng dễ dàng gì, nhưng không lúc nào
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại
đua chen giành giật chốn đị đơng. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: ni đủ
năm con với một chồng. Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo
kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sung
túc nhưng khơng đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có. Đó là
minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về
tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.
Khơng chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một

đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn khơng một lời kêu
than phàn nàn, khơng một lời ốn trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn
gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ
chồng, một duyên hai nợ thì bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về
phía mình - Năm nắng mười mưa dám qn cơng. Đó là sự hi sinh qn mình, là
tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.
Được tái hiện bằng tấm lịng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú
Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành mội hình ảnh đẹp tiêu biểu,
điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.
2.2. Bài mẫu số 2: Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần
Tế Xương
Trong sự nghiệp thơ ca phong phú, đa dạng của Tú Xương, "Thương vợ"
được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất. Cái hay của bài thơ là đã thể
hiện được một cách thấm thía, cảm động thái độ trân trọng, tri ân của nhà thơ
đối với sự hi sinh, tảo tần của vợ. Quan trọng hơn từ tác phẩm này người ta thấy
hiện lên bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam với những nét phẩm chất
điển hình.
Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn, xuất thân dòng dõi nho gia "con gái nhà
dòng, lấy chồng kẻ chợ". Bà nhẫn nại, cam phận làm người vợ thảo hiền, làm

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

chỗ dựa tinh thần cho cuộc đời Tú Xương - một trí thức khơng gặp thời, long
đong trên con đường sự nghiệp.
Có lẽ vì thế mà hình tượng người vợ trở thành đề tài quen thuộc trong thơ

của Tú Xương. Những bài thơ của ông viết về vợ thường mang nhiều sắc điệu:
có khi là lời thủ thỉ tâm tình, lời bơng đùa hóm hỉnh, cũng có lúc là nỗi niềm
chua chát, xót xa nhưng bao trùm tất cả vẫn là thái độ trân trọng cảm thông, sự
hàm ơn chân thành.
Nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến khơng gian gia đình, ở đó
người vợ có vai trò quan trọng trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vị
của chồng. Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào buổi Tây, Tàu nhốn
nháo, không còn đâu cái cảnh thơ mộng "bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ",
bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời phiền tạp, dạt theo cuộc
bươn chải với đổi chác, bán mua :
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"
Chân dung của bà Tú hiện lên khơng phải từ dáng vóc, hình hài mà từ
không gian và thời gian công việc. "Quanh năm" khơng chỉ là độ dài thời lượng
mà cịn gợi ra cái vịng vơ kì hạn của thời gian, nó chứng tỏ cuộc mưu sinh
khơng có hồi kết thúc. Khơng gian "mom sơng" vừa có giá trị tả thực - là doi đất
nhơ hẳn ra lịng sơng, vừa gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh, chông chênh.
Bà Tú phải hằng ngày xuất gia chường mặt ra với đời bởi trên vai bà là cả
một gánh nặng gia đình: "Ni đủ năm con với một chồng". Biết bao hàm ý tốt
lên trong cụm từ "ni đủ", nó vừa thể hiện sự chăm lo tận tụy chuyện cơm ăn
áo mặc lại vừa hàm chỉ sự chịu đựng. Cách nói của nhà thơ đầy ý vị "năm con
với một chồng". Nhà thơ đã tự hạ mình ngang hàng với các con khi cay đắng, tủi
hổ, xót xa nhận ra mình cũng là một thứ con trong gánh nặng của vợ.
Ca dao xưa khi nói tới hình tượng người phụ nữ thường liên tưởng tới
hình ảnh con cị:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn

phí

"Con cị lặn lội bờ sơng
Gánh gạo ni chồng tiếng khóc nỉ non"
Tú Xương đã vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao trong hai câu thơ:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
Nhà thơ vừa tiếp thu, vận dụng văn học dân gian lại vừa có những sáng
tạo độc đáo. Với việc dùng từ "thân cò", tác giả vừa thể hiện danh phận khiêm
nhường vừa làm nổi rõ số kiếp lận đận của bà Tú. Trong cấu trúc cú pháp của
câu thơ, biện pháp đảo ngữ đã được sử dụng nhằm nhấn mạnh, gia tăng tính chất
âm thầm nhọc nhằn trong cơng việc của bà Tú. Nếu như hình ảnh "đị đơng" thể
hiện tính chất bấp bênh trong cuộc mưu sinh thì từ láy "eo sèo" đã diễn tả sinh
động sự ồn ào, nhốn nháo, phức tạp, nhục nhằn trong công việc hằng ngày mà
bà Tú phải chịu đựng.
Không chỉ tần tảo, lam làm, chịu thương chịu khó, bà Tú trong "Thương
vợ" của Tú Xương còn là con người bổn phận vị tha, lấy hi sinh làm hạnh phúc
và lẽ sống của mình.
Hóa thân vào nhân vật bà Tú, nhà thơ đã nói hộ nỗi niềm tâm sự của vợ,
đó là thái độ chín chắn trước duyên phận, độ lượng trước gia cảnh. Hiện lên
trong tâm trí người đọc là hình ảnh một người phụ nữ lặng lẽ an phận, ráng sức
lo toan, khơng trách phận than thân, khơng phiền lịng phẫn chí. Việc vận dụng
thành ngữ số từ "một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" làm cho lời thơ trở
nên cô đúc. Lời kể công, kể khổ của Tú Xương dành cho vợ trở nên trĩu nặng
hơn, day dứt hơn. Sự cam chịu và đức hi sinh của bà Tú như càng nổi bật hơn.
Ý thức được nỗi nhọc nhằn gian truân của vợ mà không thể san sẻ, đỡ
đần, hai câu kết của bài thơ là tiếng lòng mang nặng nỗi niềm chất chứa:
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như khơng"


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

"Thói đời" ở đây phải chăng là sản phẩm của buổi giao thời đã tạo ra
những người chồng hờ hững? để rồi người phụ nữ phải mang gánh nặng trụ cột
gia đình. Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt, thái độ chân thành tự trách mình của nhà
thơ đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức:
trở thành người thừa ngay trong chính gia đình của mình.
Có thể nói với "Thương vợ", Tú Xương đã khắc hoạ rõ nét và sống động
hình ảnh người vợ tảo tần với những nét phẩm chất điển hình của người phụ nữ
Việt Nam: đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.
Đằng sau tiếng thơ là tiếng lòng tri ân trân trọng, cảm thông đồng thời là nỗi day
dứt khôn nguôi của nhà thơ đối với người vợ thảo hiền.
2.3. Bài mẫu số 3: Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần
Tế Xương
Viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đã từng có rất nhiều
những áng thơ văn nói lên nỗi khổ hạnh, buồn tủi của số phận nữ nhi bất hạnh,
khổ đau. Nhà thơ Trần Tế Xương cũng vậy, người phụ nữ trong thơ ơng khơng
phải ai khác mà chính là người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh của mình. Với những
tình cảm chân thành, mộc mạc, ơng đã khắc họa lại hình ảnh bà Tú trong bài thơ
"Thương vợ" một cách rất chân thực và giàu cảm xúc.
Bà vừa là một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh, vừa là một người mẹ
giàu lịng u thương. Mọi khó khăn, khổ cực trên cuộc đời này chẳng là gì so
với người phụ nữ can đảm, chịu thương chịu khó ấy.
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng."
Hình ảnh một người phụ nữ tảo tần, vất vả ở mom sông - nơi ẩn chứa rất
nhiều mối hiểm nguy, thậm chí có thể mất mạng bất cứ lúc nào - đã gợi lên bao
cảm xúc cho người đọc. Trong thời buổi khó khăn, kiếm được đồng tiền rất cực
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

khổ, ni được thân mình thơi đã là vất vả lắm rồi. Vậy mà bà Tú của Tế Xương
cịn phải "Ni đủ năm con với một chồng". "Đủ" khơng những đủ ăn mà cịn đủ
mặc, dù khơng dư giả hay cao sang nhưng cũng khơng thiếu thứ gì. Mặt khác,
hai vế của câu thơ "năm con với một chồng" giống như một chiếc địn gánh vơ
hình nhưng rất dài đang đè nặng lên đôi vai gầy của người phụ nữ đáng thương.
Nhưng bà không hề than vãn hay kêu ca nửa lời. Bà cam chịu, hi sinh bằng tất
cả tấm lịng nhân ái và u thương của mình. Tế Xương đã tự ví bà với "thân cị"
- một hình ảnh rất đẹp, rất nhân văn và quen thuộc khi nói về những người nơng
dân lam lũ, vất vả. Bà lặn lội khi quãng vắng, rồi lại "eo sèo mặt nước buổi đị
đơng". Trong hai câu thơ này, tác giả đã cố tình dùng phép đảo ngữ đẩy hai từ
"lặn lội", "eo sèo" lên đầu câu để nhấn mạnh thêm nữa sự vất vả, bon chen của
bà Tú. Người phụ nữ ấy khơng những u chồng, thương cịn mà cịn rất sắc sảo,
nhanh nhẹn. Vì thế bà mới có thể vững chân làm nghề buôn bán quanh năm
được. Nhất là trong lúc khó khăn, ai ai cũng cố gắng hết mình để giành giật lấy
từng đồng từng xu, bà Tú cũng vậy, bà cũng phải bon chen lắm, nỗ lực lắm mới
có thể "ni đủ năm con với một chồng", cộng thêm cả bản thân bà nữa bẩy
người. Một mình bà ni cả bẩy miệng ăn.
Nhưng dù có khổ cực đến đâu đi nữa, người phụ nữ ấy vẫn luôn đứng

vững và cam chịu tất cả:
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không."
Duyên nợ long đong lận đận, kiếp sống khổ cực, nhọc nhằn nhưng xun
suốt cả bài thơ, khơng có một từ nào nói lên sự than thở, kêu than của bà Tú.
Người phụ nữ ấy có tấm lịng u thương quá lớn. Bà đã hi sinh tất cả cho chồng
cho con, hi sinh cả tuổi thanh xuân đầy khát vọng của mình. Dù "năm nắng" hay
"mười mưa" bà nào có "quản cơng". Một mình bà sẵn sàng gánh vác cả gia đình.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Cũng may, trong thời ấy, dù nhiều người phụ nữ khác cũng lam lũ, cũng vất vả
nhưng chẳng mấy ai được chồng cảm thơng và thương xót như Bà Tú. Chỉ tiếng
rằng ngồi tình thương, Tế Xương cũng khơng thể làm gì giúp vợ được. Thế
nên, ơng mới tự nhận "Có chồng hờ hững cũng như khơng". Bà khơng cần nói
nhưng những việc bà làm đã khiến Tế Xương chồng bà phải khâm phục và nể
trọng.
Bà là đại diện cho những người phụ nữ truyền thống của Việt Nam với
đức tính chịu thương chịu khó, hi sinh vất vả và giàu lòng yêu thương. Tuy
nhiên, trong cuộc sống hiện đại, do có quá nhiều thứ bon chen, chi phối, một số
người đã khơng cịn gìn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, cao quý ấy nữa. Họ
sống vì lợi danh, sống ganh đua, chua chát. Khơng ít kẻ đã trà đạp lên nhau,
giẫm chân lên nhau mà sống. Ai cũng vì lợi ích riêng của bản thân mình mà
quên đi mất những phẩm giá tốt đẹp vốn có của con người. Chưa kể đến có

những bà lười biếng, thích ăn khơng ngồi rồi, thích hưởng thụ, thích sai khiến
người khác phải phục tùng mọi ý muốn của mình. Khơng mấy ai cịn phải vất vả
như bà Tú nhưng cũng cũng chẳng có nhiều tấm lịng giàu tình u thương và vị
tha như vậy nữa.
Giữa thời thế xô bồ hỗn độn, hình ảnh bà Tú lại xuất hiện với những câu
thơ chân thành, mộc mạc của Tế Xương như một lời động viên, khích lệ và
khuyên nhủ những người phụ nữ hãy nhìn nhận lại bản thân mình, hãy cố gắng
vươn lên trong mọi hồn cảnh. Đừng vì đồng tiên hay vì bất kỳ một điều gì khác
mà làm mất đi danh dự và phẩm giá cao quý của mình. Mặt khác, những người
chồng, người đàn ơng cũng hãy cảm thông, thương yêu và quý trọng người phụ
nữ của đời mình, hãy cùng nhau sẻ chia và gánh vác mọi chuyện trong gia đình,
cũng như trong cuộc sống. Tế Xương thương vợ, nhưng ông không bắt tay làm
cùng vợ được. Bởi đó là do thời thế lúc bấy giờ như vậy. Hơn nữa, nghề của ông
là viết văn, làm thơ nên ơng cũng khơng có thời gian để làm cùng vợ. Chỉ tiếc
rằng, cái nghề của ông không mang lại nhiều tiền bạc, của cải để gánh vác gia
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

đình, để bà Tú bớt vất vả, để thân cị ấy khơng phải lặn lội hay eo sèo trong
những buổi đị đơng.
Bài thơ đã khép lại với hình ảnh chân thực về người vợ tảo tần, giàu đức
hi sinh. Bà là một tấm gương sáng cho những người phụ nữ hiện đại soi lại
chính mình.
Bài văn mẫu số 4
Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nền văn học trung
đại Việt Nam. Ông đã dùng ngịi bút sắc bén của mình để đả kích, trào lộng một

cách chua cay, sâu sắc về xã hội nửa tây nửa ta, về nạn tham nhũng, thi cử. Nét
đặc biệt nhất là ơng cịn viết những vần thơ trào lộng chính mình. Trong bài thơ
“Thương vợ”, Tú Xương khơng chỉ thể hiện tình thương sâu nặng với vợ thông
qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian lao của bà Tú mà cịn châm biếm chính mình vì
làm thân nam nhi nhưng lại làm gánh nặng cho vợ con.
Đọc thơ Trần Tế Xương ta có thể dễ dàng bắt gặp những vần thơ trào
lộng, châm biếm về chính bản thân nhà thơ. Bài thơ “Thương vợ” cũng là một
tác phẩm như vậy. Đọc thơ, ta đồng cảm sâu sắc với tình thương mà Tú Xương
dành cho vợ, cũng cảm nhận được cái “tơi” đầy ý thức, tình nghĩa của Trần Tế
Xương. Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã vẽ ra không gian lao động đầy lam lũ, vất vả
của bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
“Quanh năm” gợi ra cái dằng dặc của thời gian sống cũng gợi ra cái đều
đặn của hành động, mang theo được cả những nỗi gian truân, vất vả mà bà Tú
phải gánh vác “buôn bán ở mom sông”. “Buôn bán ở mom sông” gợi ra cái
không gian nhỏ hẹp nhưng đầy bát nháo, xô bồ của những người buôn, kẻ bán.
Trong cái không gian xô bồ, chật hẹp ấy, hình ảnh bà Tú hiện lên thật khiến cho
người đọc phải xót xa. Trong quan niệm của người Phương Đông, người phụ nữ
ở trong nhà là “an”, ra ngoài là bất an, người phụ nữ được sống trong sự chở
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

che, yêu thương của người chồng là an, phải sống trong sự xô bồ của cuộc sống
“con buôn” là vô cùng gian nan, khổ cực.
Bà Tú quanh năm vất vả với công việc buôn bán bởi trách nhiệm cơm

áo gạo tiền để duy trì cuộc sống hàng ngày, cũng là bởi trên vai gánh nặng trách
nhiệm chồng con: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Ở đây, Tế Xương đã gộp
mình vào những đứa con, là một trong những gánh nặng mà bà Tú phải gánh
vác, nhà thơ tự trách mình vì sống là thân nam nhi, khơng những khơng làm chỗ
dựa được cho vợ mà cịn chất chồng thêm những gian khổ nên người phụ nữ ấy.
Hình ảnh bà Tú tiếp tục được Tế Xương khắc họa bằng những gian
khổ, bằng tình thương sâu sắc dành cho vợ nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bất
lực của bản thân khi khơng thể làm gì hơn để giúp vợ:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng”
“Lặn lội”, “eo sèo” thể hiện được cuộc sống nổi trôi, những thăng trầm
trong công việc bán buôn. Hình ảnh con cị thường là hình ảnh biểu tượng cho
những người phụ nữ. Ở đây, nhà thơ dùng từ “thân cị” để nói về hình dáng
mỏng manh, đầy khổ cực của bà Tú trong công việc, vừa thể hiện được sự xót
xa, đau đớn khi chứng kiến sự cực nhọc của người vợ, nhất là khi công việc
buôn bán khơng thuận lợi, nhiều khó khăn “qng vắng”, “buổi đị đông”.
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nếu những câu thơ trên, Trần Tế Xương nói về cơng việc bn bán
đầy cực nhọc cũng như nỗi gian truân, vất vả của bà Tú thì đến câu thơ này, nhà
văn nhấn mạnh đến những phẩm chất tốt đẹp của vợ mình. Đó chính là sự hi
sinh vơ điều kiện vì chồng con. Vất vả là thế, cực nhọc là thế nhưng bà Tú vẫn
không hề “quản cơng”, khơng một lời than trách mà coi nó là trách nhiệm của
mình “âu đành phận” vì con, vì chồng “một duyên, hai nợ”. Nhấn mạnh đến sự

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn

phí

hi sinh, tấm lịng vĩ đại của bà Tú, Tế Xương đã sử dụng đến hình ảnh “năm
nắng mười mưa” để làm nổi bật lên vẻ đẹp đức hạnh ấy.
Càng thương vợ bao nhiêu thì Tế Xương càng tự trách mình bấy nhiêu,
vì làm chồng mà khơng giúp được gì cho vợ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Tế Xương đã dùng những ngơn ngữ thơng tục để nói về sự bạc bẽo của
cuộc đời, về sự trớ trêu của hoàn cảnh “cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. Cất tiếng
“chửi” đời cũng là điểm nhấn để Tế Xương tự giễu chính bản thân mình “Có
chồng hờ hững cũng như khơng”. Hận thói bạc bẽo của cuộc đời bao nhiêu thì
ơng hận chính mình bấy nhiêu. Câu thơ thể hiện sự thương vợ song cũng tự ý
thức về trách nhiệm của chính mình, Tế Xương cho rằng ơng đã khơng hồn
thành được trách nhiệm, bổn phận của một người chồng, không những vậy cịn
làm tăng thêm gánh nặng cho vợ. Ơng trào lộng mình như cách nói tiếng thương
cảm chân thành với người vợ của mình “có chồng cũng như khơng”.
Như vậy, qua bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương, hình ảnh bà Tú
hiện lên với bao vẻ cực nhọc, đáng thương song cũng mang đầy vẻ đẹp của
phẩm chất, đạo đức. Khơng thể khơng nhắc tới ở đây chính là hình ảnh tự họa
của chính nhà thơ, tuy Tế Xương trách mình, hận mình song độc giả cũng cảm
nhận được tấm lòng thương vợ sâu sắc, ở sự nghiêm khắc với bản thân. Đây là
điều mà không phải ai cũng làm được. Nên vậy, hình ảnh Tú Xương hiện lên vẫn
rất đáng trân trọng.
Bài làm 5
Tú Xương là người có tố chất thông minh từ nhỏ, ông từng tám lần đi thi
nhưng chỉ đậu đến Tú tài vì phạm húy. Cuộc đời ông đầy những chua chát, đắng
cay và tất cả những điều đó đã được thể hiện đầy đủ trong các bài thơ của ông.
Thơ của Tú Xương dành một dung lượng khá lớn viết về vợ của mình, một điều
hiếm thấy xưa nay. Và trong chùm đề tài ấy bài thơ Thương vợ là bài hay nhất,

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

chỉ với bài thơ này nhưng hình ảnh bà Tú đã hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp cũng
như số phận của người phụ nữ.
Mở đầu bài thơ, Tú Xương giới thiệu về công việc của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Câu thơ đã giúp người đọc đã hình dung được cơng việc của bà Tú đó
là làm nghề bn bán gạo, cơng việc đó kéo dài triền miên, mang tính tuần hồn
hết tuần này nối tiếp đến tuần khác, dường như trong cuộc đời bà khơng có lấy
một giây phút được nghỉ ngơi, thư giãn. Hơn nữa nơi bà làm ăn buôn bán lại
chứa đựng đầy sự nguy hiểm – mom sơng – phần đất nhơ ra phía lịng sơng, đây
là phần đất chênh vênh và có thể bị ngã bất cứ lúc nào. Bà Tú đã phải chịu đựng
biết bao vất vả, cực nhọc, cuộc sống mưu sinh đầy gian truân khiến cho bà dù
biết những nguy hiểm nhưng vẫn không thể bỏ bởi phải: “Nuôi đủ năm con với
một chồng”. Trong xã hội phong kiến, người đàn ông vốn được mặc định coi là
trụ cột gia đình, lo toan về kinh tế cho cả nhà, nhưng ở đây trong gia đình Tú
Xương trụ cột ấy lại chính là bà Tú. Bà không chỉ nuôi con mà nuôi cả chồng,
như vậy là sáu miệng ăn chưa tính đến bà. Chữ “đủ” chứa đựng nhiều ý nghĩa,
đủ là nuôi cả gia đình; đủ cịn có thể hiểu là đủ ăn đủ mặc, và đủ cả những thú
vui thanh cao, tao nhã của ông Tú. Đặc biệt trong cách đếm “năm con với một
chồng” là cách đếm lạ, Tú Xương tự tách mình riêng, đặt sau con cho thấy nỗi
hổ thẹn trong ơng khi khơng giúp được gì cho bà Tú, và sự trách sự vơ tích sự
của bản thân. Câu thơ như một lời tự trào chính mình của tác giả. Hai câu thơ
đầu tiền, tác giả đã khắc họa thành công sự tảo tần, tháo vát mà cũng đầy vất vả,

cơ cực của bà Tú.
Không dừng lại ở đó, hai câu thơ tiếp theo càng tơ đậm hơn nữa sự vất
vả của bà Tú trong công cuộc mưu sinh: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo
sèo mặt nước buổi đị đơng”. Hai từ “lặn lội”, “eo sèo” được đảo lên đầu câu tô
đậm nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà Tú. Đồng thời từ "lặn lội" kết hợp với hình
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

ảnh "thân cị" đầy ám ảnh đã khắc đậm nỗi trn chun của bà Tú. Hình ảnh
con cị trong ca dao vốn để chỉ những người nông dân nhọc nhằn, vất vả:
Cái cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ơng ơi ơng vướt tơi nao
Tơi có lịng nào ơng hãy xáo măng ….
Và bà Tú cũng chẳng khác những thân cị kia, một mình lặn lội kiếm
ăn, chịu đựng để nuôi chồng, nuôi con. Công việc ấy lại vô vàn nguy hiểm “khi
quãng vắng”, “buổi đị đơng” phải chen lấn, xơ đẩy, đầy cực nhọc, vất vả. Với
hai câu thơ ba và bốn, đã khắc sâu hơn nữa nỗi nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh
của bà Tú. Đằng sau đó, ta cịn thấy tiếng uất nghẹn của một người chồng nhìn
thấy nỗi cơ cực của vợ mà không thể đỡ đần. Và hơn cả là nỗi niềm thương xót,
cảm phục và biết ơn vợ sâu sắc của Tú Xương.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Trong hai câu thơ tác giả sử dụng thành ngữ và cách nói tăng cấp: “một
duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa” đã khắc họa cuộc đời cơ cực, tủi nhục của
bà Tú. Bà với ơng Tú, dun thì ít mà nợ thì nhiều. Ông Tú tự thấy mình là một

gánh nợ trong suốt cuộc đời người vợ. Nhưng người mẹ, người vợ đó khơng hề
ý thức rằng đó là sự hi sinh. Như bao người phụ nữ Việt Nam khác, bà làm mọi
việc một cách tự nhiên, âm thầm, khơng hề địi hỏi, ốn trách. Bà Tú coi đó như
một lẽ thường tình, nào có kể cơng. Cách nói cam chịu “âu đành phận”, “dám
quản cơng” là ơng Tú ngao ngán về chính mình, xót xa cho thân phận bà Tú mà
thốt lên, mà kể cơng thay cho bà.
Khắc họa hình ảnh bà Tú, Tú Xương đã vận dụng tài tình nghệ thuật
đảo ngữ (lặn lội, eo sèo), sử dụng thành ngữ (một duyên hai nợ, năm nắng mười
mưa). Giọng điệu đan xen hài hịa giữa trữ tình và trào phúng trong đó giọng trữ
tình là chủ đạo để làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất của bà Tú.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Bài thơ khắc họa một cách chân thực, xúc động hình ảnh bà Tú đảm
đang, tháo vát, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Bà Tú là điển hình cho đức hi
sinh, sự tảo tần của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời tác phẩm cũng cho ta
thấy bức chân dung tinh thần của chính nhà thơ – một con người bất đắc chí
nhưng nhân cách cao đẹp.
Bài làm 6
Phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ các tác phẩm văn
chương hiện lên với vẻ đẹp chân dung, đức hạnh trên nhiều bình diện. Tuy nhiên
hiếm có thi nhân nào viết về người phụ nữ với tư cách là người vợ bằng tình
cảm chân thành của một người chồng như trong thơ Trần Tế Xương. “Thương
vợ” là một bài thơ tiêu biểu khắc họa sinh động hình ảnh bà Tú cùng với những
phẩm chất tốt đẹp giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó và nhẫn nại, kiên
cường vì chồng con. Hình ảnh ấy đã trở thành điển hình cho nét đẹp của người

phụ nữ Việt.
Hình ảnh bà Tú xuất hiện với công việc vất vả và gian truân, gánh nặng
trách nhiệm gia đình đè lơi vai người vợ hiện lên thật sinh động, giàu giá trị
nhân văn qua bốn câu thơ đầu:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo nước mặt buổi đị đơng”
Nghề nghiệp của bà Tú là buôn bán. Nhắc đến nghề buôn là người ta
thường nghĩ ngay đến sự an nhan và giàu có “Phi thương bất phú” nhưng với bà
Tú lại đối lập hoàn toàn với điều đó. Khơng gian bn bán ở đây là “mom sơng”
- nơi “đầu sóng ngọn gió” với bao nguy hiểm, là “cái địa điểm cheo leo chênh
vênh, chứ không phải ở cái bến ngang sơng tấp nập bình thường”. Thời gian làm
việc là “quanh năm” thời gian đằng đẵng hết ngày này, tháng khác lại năm nọ
chẳng bao giờ được nghỉ ngơi dù là ngày nắng hay ngày mưa. Vì miếng cơm
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

manh áo để “Ni đủ năm con với một chồng” không cho phép bà được an nhàn
một giờ khắc. “Đủ” ở đây là đủ không chỉ về cơm ăn mà cịn áo mặc, mọi thứ
khơng thừa nhưng cũng khơng thể thiếu. Nào có phải là một chồng hai con như
xã hội hiện đại mà là “năm con” rất đông, con số nhiều được đặt ngang hàng để
đối với “một chồng” số ít tạo nên một địn gánh cân bằng trên đơi vai của bà Tú.
Chi phí cho ơng Tú_ nhà Nho “dài lưng tốn vải” ngang bằng với cơm ăn áo mặc
của năm đứa con gộp lại. Điều đó cho thấy trách nhiệm lo kinh tế gia đình thật
chẳng hề dễ dàng đối với một người phụ nữ sống trong thời buổi khó khăn con

người ta bon chen nhau kiếm từng xu từng hào.
Hình ảnh “Thân cị” lặn lội càng gợi thêm sự cơ cực và cô độc của người
đàn bà tảo tần. Thân cò trong văn học truyền thống là biểu tượng cho người
nơng dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Hình ảnh “Thân cò”
với nghệ thuật đảo ngữ “lặn lội thân cò” gợi lên một thân phận, số phận cụ thể,
nhỏ bé, mong manh giữa cuộc đời. Tú Xương đã vận dụng thành công ngôn ngữ
của dân gian vào trong ý thơ của mình để đặc tả sự gian truân mà bà Tú phải
chịu. Khi thì “lặn lội” lúc “quãng vắng”, khi thì “eo sèo” lúc “buổi đị đơng”. Tú
Xương phả là một người chồng hết mực yêu thương và cảm thông với vợ mới có
thể viết được những câu thơ hay và đặc sắc khi nói về cái vất vả mà vợ mình
phải gánh chịu.
Bấy nhiêu cực khổ ấy nhưng bà Tú chẳng nề hà, kêu than lấy một lời. Bà
giàu đức hi sinh và rộng lượng để âm thầm cam chịu, chấp nhận tất cả những
gian nan, cực khổ một lịng vì chồng vì con vì mái ấm gia đình.
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản cơng”
Là như vậy, dù cho “ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc” và “Có chồng hờ hững
cũng như khơng” nhưng bà vẫn khơng một lời ốn trách. Bà coi đó là cái dun
phận, tình nghĩa vợ chồng và là trách nhiệm của một người vợ có chồng là thi sĩ.
Bốn câu thơ cuối là lời của Tú Xương thác ra giọng của bà Tú để bày tỏ, để nói
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

hộ lịng vợ. Ơng cũng tự trách bản thân mình là một người chồng “hờ hững”
khơng giúp gì được cho vợ mà ngược lại còn là gánh nặng trên đơi vai của bậc
hiền phụ. Trách mình trách đời cũng là cách gián tiếp để ông Tú ca ngợi, đề cao

công lao và phẩm chất của vợ theo cái cách chưa từng có trong thơ văn trung
đại:
“Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh”.
Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương với những bút pháp nghệ thuật
đặc sắc kết hợp tài tình giữa ngơn ngữ đời thường với ngôn ngữ bác học trong
tám câu thơ Đường luật giải quy phạm đã khắc họa thành cơng hình ảnh bà Tú_
người vợ, người phụ nữ đảm đang, tháo vát giàu lòng yêu thương, rộng đức hi
sinh vì gia đình. Con người ấy xuất hiện trong những câu thơ trữ tình sâu lắng
trở thành một biểu tượng đẹp cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
Trong xã hội ngày nay với những xô bồ của cuộc sống khơng ít những
phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ bị vùi lấp đi bởi giá trị của đồng tiền, của
danh vọng và địa vị. Bài thơ “Thương vợ” được đưa vào chương trình phổ thơng
là một bài học giàu giá trị nhân văn để các em học tập và là tấm gương để những
người phụ nữ hiện đại phần nào soi mình vào đó gìn giữ nét đẹp truyền thống
mà vẫn phù hợp với thời đại.
Bài làm 7
Với phong cách trào phúng quen thuộc, tác giả Trần Tế Xương đã dùng
ngịi bút sắc bén của mình để đả kích, trào phúng sâu cay về xã hội nửa tây nửa
ta cùng những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Có thể nói Tế Xương là nhà thơ
thấu tình đạt lí với cái nhìn chủ quan, tỉnh táo. Trong sự nghiệp sáng tác của ơng,
độc giả khơng ít lần bắt gặp ơng mang chính mình ra để trào lộng, chế giễu, điển
hình nhất có thể kể đến bài thơ Thương vợ.
Thơng qua bài thơ Thương vợ, tác giả Tế Xương đã xây dựng lên chân dung đầy
sống động về bà Tú, một người vợ hiền, mẹ tốt cả đời tần tảo, lam lũ mưu sinh
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn

phí

vì chồng, vì con. Ngay phần mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra không gian lam lũ
cùng công việc vất vả của bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
“Quanh năm” mang đến ấn tượng về thời gian dài dặc, lặp đi lặp lại hết ngày
này qua tháng khác, đó cũng là những tháng ngày gian khổ vì mưu sinh của bà
Tú cùng công việc “buôn bán ở mom sông”. “Mom sơng” là khơng gian vơ
cùng đặc biệt, đó là vùng đất bồi ven sơng, đồng thời qua hình ảnh này, tác giả
Tế Xương còn mang đến cho người đọc ấn tượng về một không gian nhỏ hẹp
nhưng xô bồ, bát nháo với người mua, kẻ bán. Trong không gian ấy, hình ảnh
bươn trải của bà Tú hiện lên sao thật xót xa.
Quanh năm bn bán vất vả, khơng quản nắng mưa, dãi dầu bởi trên vai bà Tú
không chỉ có gánh nặng về cơm áo gạo tiền mà cịn là trách nhiệm lớn lao đối
với chồng, với con. Trong cách nói có phần hài hước mà khơng kém phần cay
đắng “nuôi đủ năm con với một chồng”, Tế Xương khơng chỉ thể hiện được tấm
lịng u thương, đức hi sinh đầy cao cả của bà Tú mà còn là lời châm biếm sâu
cay với chính bản thân mình khi thân là nam nhi nhưng lại mang đến những
gánh nặng cho người vợ.
Nối liền mạch cảm xúc của 2 câu thơ đầu của bài thơ, ở câu thơ 3, 4 tác giả Tế
Xương tiếp tục phác họa lên chân dung tần tảo bà Tú bằng những hình ảnh tả
thực đầy chân thực:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng”
Tế Xương đã gợi ra hai khơng gian mang tính đối lập, đó là khơng gian hoang
vắng, rợn ngợp của quãng vắng và cái ồn ào, chen chúc đầy thị phi khi gặp buổi
đị đơng. “Lặn lội”, “eo sèo” gợi ra cuộc sống vất vả, nổi trôi của bà Tú với công
việc buôn bán vất vả. Mượn hình ảnh con cị trong ca sao, tác giả Tế Xương đã
có sự sáng tạo đặc biệt qua từ “thân cò”. Nếu “con cò” chỉ gợi ra cái cơ cực của

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

những người phụ nữ xưa thì “thân cị” còn gợi ra dáng vẻ mong manh, nhỏ bé
đầy lam lũ của bà Tú trong công việc mưu sinh thường ngày.
Bà Tú đẹp ở sự đam đang, tháo vát với những công việc nhà, việc chợ để thực
hiện trách nhiệm với chồng, với con. Khung cảnh làm ăn đầy những lam lũ, xô
bồ nhưng bà Tú chưa bao giờ chùn bước mà vẫn mạnh mẽ lặn lội nơi quãng
vắng, vững vàng đứng vững chốn đị đơng.
“Một dun hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Tuy phải bươn chải trong cuộc sống xô bồ đầy cực khổ nhưng bà Tú vẫn khơng
một lời ốn thán mà vẫn mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn để lo cho chồng, cho
con “năm nắng mười mưa dám quản công”. Bà Tú hiện lên với vẻ đẹp của sự tần
tảo, hi sinh một nét đẹp điển hình của những người phụ nữ Việt Nam.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trong bài thơ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ với công
việc bn bán để lo lắng chu tồn cho chồng con. Hình ảnh đó thật đẹp và đáng
trân trọng biết bao. Bài thơ cũng thể hiện được cái tôi ý thức, giàu yêu thương.
Bài làm 8
Trong văn học Việt Nam thời kì trước, hình ảnh người phụ nữ đã trở nên quen
thuộc trong những bài ca dao, những vần thơ bay bổng. Những người nghệ sĩ
nhìn họ với sự đồng cảm, xót thương và yêu mến. Nhưng hiếm khi ca ngợi họ
bằng giọng điệu của một người chồng như nhà thơ Tú Xương đã khắc họa hình
ảnh vợ mình trong Thương Vợ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đầu đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản cơng
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Có chồng hờ hững cũng như khơng
Tú Xương là một nhà thơ hào hoa phong nhã, có một chút ngông nhưng khi là
một người chồng, ông luôn hết mực yêu thương và ca ngợi vợ của mình. Mở đầu
bài thơ, ơng khắc họa hình ảnh tảo tần của bà Tú với công việc hàng ngày:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Một người vợ đảm đang tảo tần, với nghề buôn bán, người vợ ấy "quanh năm" ở
ven sông chăm chỉ với công việc của mình. Hai từ "quanh năm" diễn tả thời gian
dài đằng đẵng, lặp đi lặp lại như một vòng tuần hồn, cứ năm này qua năm khác,
bà bn bán ở bờ sơng, địa thế trắc trở, đó là một mô đất nhô ra sông, nơi những
con thuyền dừng lại và diễn ra các hoạt động trao đổi buôn qua bán lại đông đúc
và tạp nham. Một người phụ nữ có lẽ phải ở nhà dệt vải thuê thùa chăm sóc gia
đình nhưng ngược lại bà Tú hàng ngày phải kiếm kế sinh nhai ni cả gia đình:
"Ni đủ năm con với một chồng". Bà Tú không những vất vả đảm đang mà cịn
hết mực chăm sóc cho chồng con. Đặc biệt "năm đứa con" và "một chồng", nghe
có vẻ khập khiễng nhưng đây là lối so sánh rất độc đáo và sáng tạo của tác giả
khi nói về gánh nặng đang đè nặng lên đôi vai gầy của bà Tú. Vả lại, ơng đặt
mình bằng năm đứa con thơ là cách ơng tự chế giễu chính mình, là đấng nam nhi

nhưng lại là người tạo ra gánh nặng cho gia đình, cho vợ con. Bà Tú cần mẫn là
thế, chỉ làm ra "nuôi đủ" chứ không thừa cũng không thiếu, sự khéo léo trong
tính tốn cuộc sống của người mẹ hiền ấy đã ni sống cả gia đình bảy người.
Có lẽ "đủ" với ơng Tú khơng phải là chăn ấm đệm êm mà cịn ni đủ những thú
vui cao sang, những lần nghe hát ả đào, uống rượu ngâm thơ,.. Chính sự hy sinh
ấy khiến ơng Tú vừa hổ thẹn vừa tự hào và thương xót vợ mình. Thương bà gầy
gò vất vả:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đầu đông

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Con cị trong ca dao xưa là biểu tượng quen thuộc cho những người nông dân
cần cù chăm chỉ. Tú Xương cũng sử dụng hình ảnh này để tả thực về vợ mình.
Nhưng ơng có sự sáng tạo độc đáo mang đậm phong cách tác giả: "thân cò".
Thân hình gầy guộc cặm cụi sớm hơm. Một chữ "thân" làm nổi bật thân phận
nhỏ bé vất vả gian truân mà trong ca dao xưa cũng có câu:
Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Khơng chỉ sử dụng hình ảnh " thân cị" mà tác giả kết hợp với đảo ngữ từ láy
"lặn lội" nhằm nhấn mạnh sự vất vả gian truân của bà Tú nơi mom sông buôn
bán quanh năm suốt tháng. Bất kể thời gian nào ngay cả "khi quãng vắng" mở ra
một không gian mênh mang rợn ngợp u ám và sự khắc khoải khơn ngi của
thời gian vũ trụ. Chính giữa khơng gian rộng lớn ấy là hình ảnh nhỏ bé của
người phụ nữ tần tảo sớm hơm. Có khi bà Tú lại ngược xi giữa "buổi đị

đơng" , sự bận rộn của bà lại một lần nữa tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ "eo
sèo" gợi sự tấp nập ồn ã nơi chợ búa đông đúc, nơi người ta vì miếng cơm manh
áo mà bon chen.
Với những vần thơ tiếp , tác giả như nhập vai vào chủ thể trữ tình, mượn lời tâm
sự của vợ để ngầm ca ngợi những cơng lao âm thầm vì chồng vì con mà bà Tú
một mình gồng gánh trên đơi vai:
Một dun hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản cơng
Dun và nợ ln gắn liền với nhau, Có dun mới có nợ. Thường hai chữ ấy
nói đến quan hệ phu thê thời phong kiến xưa. Nó cịn mang nặng lễ giáo, tư
tưởng xưa. Nhưng trong thơ Tú Xương, chữ duyên và nợ không trở nên nặng nề
kết hợp với các thành ngữ "năm nắng mười mưa" , "một duyên hai nợ" tạo nên
tính nhạc trầm bổng, sự hàm súc cho câu thơ. Cái duyên vợ chồng, cái nợ phu
thê khiến bà Tú phải "năm nắng mười mưa" suốt những năm dài tháng rộng. Các
từ chỉ số lượng như "năm, mười" song hành cùng hình ảnh thiên nhiên "mưa,
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

nắng" làm tăng sự vất vả của bà Tú- một người vợ, một người mẹ đảm đang,
không bao giờ than phiền trước số phận. Chính vì thế mà ông Tú đã cất tiếng nói
thay cho người vợ tần tảo của mình:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như khơng.
Vì tình thương và lịng biết ơn vợ, ơng cất tiếng chửi đời, chửi mình. Vì xã hội
trọng nam khinh nữ kia đã biến ông thành ơng chồng vơ tích sự. Ơng khơng cịn
ẩn mình dưới những lời ca ngợi bà Tú nữa mà xuất hiện cất tiếng chửi gay gắt có

phần thơ cứng: " cha mẹ thói đời". Câu chửi mang tính dân giã, suồng sã nhưng
ngược lại hợp với giọng thơ trào phúng của Tú Xương. Ông coi thường cái xã
hội Tây Tàu Lố Lăng, nạn thi cử khiến ông trở thành gánh nặng, thành người
chồng vơ tích sự khơng gánh nổi gia đình vợ con. Sự cay đắng, phẫn uất trong
lịng mình đã phát ra với tiếng cười trào phúng, với cách tự chửi mình:" có
chồng hờ hững cũng như khơng". Hai chữ "hờ hững" là thái độ dửng dưng, coi
nhẹ trách nhiệm. Một ông chồng "hờ hững" chẳng thể lo nổi cho vợ con thì có lẽ
"như khơng". Ta thà khơng có cịn hơn là có đấng phu qn nằm trong chăn ấm
đệm êm, vợ nuôi như vậy. Nhưng trong câu thơ, tuy sự trào phúng cao độ bộc lộ
qua tiếng chửi của ơng Tú, chính trong lời thơ ấy ẩn chứa một tấm lịng u
thương, kính trọng và ln dõi theo người vợ của mình. Có lẽ đây là cách ơng
Tú bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với người vợ hiền tảo tần của mình.
Thi phẩm khép lại với hai câu thơ mang âm điệu day dứt, làm cho người ta phải
suy nghĩ về cái xã hội bất công kia, thương cho thân phận bà Tú, xót cho cái tài
năng của Tú Xương. Để lại trong ta những ấn tượng khó phai.
Xem thêm các bài tiếp theo tại: />
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188



×