Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ và dự báo tác ĐỘNG DO THIÊN TAI đến TRỒNG TRỌT TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN có xét đến yếu tố BIẾN đổi KHÍ hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐẶNG VĂN THANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG DO
THIÊN TAI ĐẾN TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN CÓ XÉT ĐẾN YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐẶNG VĂN THANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG DO
THIÊN TAI ĐẾN TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN CÓ XÉT ĐẾN YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước
Mã số: 9580212

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



1. TS. ĐỖ VĂN QUANG
2. PGS.TS. LÊ VĂN CHÍN

HÀ NỘI, NĂM 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận án

Đặng Văn Thanh

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin trân trọng cám ơn người hướng dẫn đã luôn hỗ trợ, động viên tác giả trong
suốt q trình hồn thiện luận án. Tác giả xin trân trọng cám ơn Bộ môn Kỹ thuật tài
nguyên nước, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu trường
Đại học Thuỷ Lợi luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện. Tác giả đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, Chi cục thuỷ lợi tỉnh Nghệ An
và cá nhân, tổ chức tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp số liệu, trao đổi các kiến thức

thực tiễn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tác
giả nhận được sự chia sẻ về chuyên môn từ các lãnh đạo, chuyên viên của Tổng cục
thuỷ lợi, của các thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp trong và ngồi
trường.
Tác giả khơng thể quên sự động viên, cổ vũ, chia sẻ cả về tinh thần và vật chất từ phía
họ hàng, gia đình nội ngoại, các bạn thân thiết trong những năm học tập.
Xin trân trọng cám ơn!

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................viii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu của đề tài .................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 3
4.1 Cách tiếp cận.................................................................................................. 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Khung phân tích lý thuyết của luận án ..................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 7
6.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 7
6.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 7
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................. 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG DO
THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TRỒNG TRỌT ..................................... 8
1.1 Cơ sở lý luận về thiên tai và biến đổi khí hậu tác động đến trồng trọt ................... 8
1.1.1 Khái niệm về sản xuất nông nghiệp, trồng trọt ............................................ 8
1.1.2 Tác động do thiên tai đến trồng trọt ............................................................ 8
1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt ............................................ 12
1.2 Tổng quan các nghiên cứu tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu đến trồng trọt
................................................................................................................................... 18
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về tác động do thiên tai và biến đổi khí đến trồng
trọt ..................................................................................................................... 18
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu các phương pháp đánh giá tác động do thiên tai và
biến đổi khí hậu đến trồng trọt ........................................................................... 22
1.3 Kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu ................. 30

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.4 Khoảng trống nghiên cứu của luận án ................................................................. 36
1.4.1 Khoảng trống về nội dung nghiên cứu ...................................................... 36
1.4.2 Khoảng trống về không gian nghiên cứu ................................................... 36
1.5 Giới thiệu vùng nghiên cứu ................................................................................. 36
1.5.1 Lựa chọn địa điểm vùng nghiên cứu ......................................................... 36
1.5.2 Phân tích, lựa chọn lĩnh vực, đối tượng nghiên cứu ................................... 38
1.6 Các vấn đề luận án cần giải quyết ....................................................................... 40
1.7 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 40
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 42
2.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu và Quy trình nghiên cứu.............................. 42
2.1.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ........................................................... 42

2.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 44
2.1.3 Phương pháp thu thập xử lý số liệu ........................................................... 45
2.2 Phương pháp ứng dụng mô hình kinh tế để lượng hóa tác động do thiên tai đến
trồng trọt có xét đến biến đổi khí hậu ......................................................................... 52
2.2.1 Mơ hình Ricardo trong đo lường tác động do thiên tai đến trồng trọt có xét
đến biến đổi khí hậu ........................................................................................... 52
2.2.2 Ứng dụng mơ hình Ricardo đo lường tác động do thiên tai đến trồng trọt có
xét đến biến đổi khí hậu ..................................................................................... 55
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đo lường thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu
theo các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau ..................................................... 60
2.3 Mơ hình phân tích tác động của các biện pháp ứng phó với thiên tai có xét đến
yếu tố biến đổi khí hậu của hộ nơng dân .................................................................... 61
2.3.1 Mơ hình hồi quy tuyến tính OLS............................................................... 61
2.3.2 Mơ hình thực nghiệm đánh giá tác động các biện pháp ứng phó với thiên tai
tại Nghệ An........................................................................................................ 62
2.4 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 63
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG DO
THIÊN TAI ĐẾN TRỒNG TRỌT CÓ XÉT ĐẾN YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI
TỈNH NGHỆ AN ....................................................................................................... 64

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.1 Thực trạng tác động do thiên tai đến trồng trọt tại tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố
biến đổi khí hậu .......................................................................................................... 64
3.1.1 Đặc điểm địa lý, tự nhiên và kinh tế .......................................................... 64
3.1.2 Tình tình thiên tai, biến đổi khí hậu tại tỉnh Nghệ An ................................ 67
3.1.3 Tình hình trồng trọt tại tỉnh Nghệ An ........................................................ 72

3.1.4 Tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu tác động đến trồng trọt tỉnh Nghệ An 76
3.1.5 Thực trạng các chính sách giảm thiểu tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu
tại tỉnh Nghệ An................................................................................................. 82
3.2 Kết quả đánh giá tác và dự báo động do thiên tai đến trồng trọt có xét đến yếu tố
biến đổi khí hậu .......................................................................................................... 95
3.2.1 Mô tả dữ liệu ............................................................................................ 95
3.2.2 Kết quả đánh giá tác động do thiên tai đến hoạt động trồng trọt có xét đến
yếu tố biến đổi khí hậu ....................................................................................... 96
3.2.3 Kết quả dự báo tác động thiên tai và biến đổi khí hậu đến trồng trọt theo các
kịch bản biến đổi khí hậu ................................................................................. 109
3.3 Kết quả phân tích tác động của các biện pháp ứng phó với thiên tai có xét đến yếu
tố biến đổi khí hậu của hộ nông dân trồng trọt tại tỉnh Nghệ An .............................. 112
3.4 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 116
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG DO THIÊN TAI VÀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TRỒNG TRỌT TẠI TỈNH NGHỆ AN .................................. 118
4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ..................................................................................... 118
4.2 Một số đề xuất giải pháp cho tỉnh Nghệ An ...................................................... 118
4.2.1 Nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai dựa
vào cộng đồng .................................................................................................. 118
4.2.2 Rà sốt, hồn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về phòng,
chống thiên tai ................................................................................................. 119
4.2.3 Kiện tồn tổ chức bộ máy phịng chống thiên tai ..................................... 120
4.2.4 Nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai ở tỉnh ......... 121
4.2.5 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai ......................... 121
4.2.6 Tăng cường nguồn lực tài chính phịng chống thiên tai ........................... 122
4.2.7 Giải pháp và chính sách để phòng chống bão và hạn ............................... 123

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



4.3 Giải pháp phòng chống thiên tai và BĐKH đối với các hộ gia đình trồng trọt .. 125
4.4 Kết luận chương 4 ............................................................................................. 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 127
1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 127
2. Những đóng góp mới........................................................................................... 131
3. Một số tồn tại và hướng nghiên cứu mới ............................................................. 131
4. Kiến nghị.............................................................................................................. 132
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .......................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 135
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 139

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 0.1 Khung nghiên cứu lý thuyết .......................................................................... 5
Hình 1.1 Nguyên nhân gây ra thiên tai ......................................................................... 9
Hình 1.2 Nguyên nhân gây ra hạn hán ....................................................................... 11
Hình 1.3 Ngun nhân và ứng phó với BĐKH ........................................................... 14
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................... 45
Hình 3.1 Vị trí địa lý tỉnh Nghệ An ............................................................................ 65
Hình 3.2 Số đợt nắng nóng ở Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020 ................................... 72
Hình 3.3 Diện tích trồng trọt tỉnh Nghệ An ................................................................ 73
Hình 3.4 Sản lượng trồng trọt tỉnh Nghệ An .............................................................. 73
Hình 3.5 Tổng hợp thiệt hại lĩnh vực nơng nghiệp tỉnh Nghệ An do thiên tai và BĐKH
giai đoạn 2009 - 2020 ................................................................................................ 81

Hình 3.6 Thay đổi về doanh thu trung bình hộ gia đình do mức độ hạn.................... 100
Hình 3.7 Thay đổi về doanh thu trung bình hộ gia đình do độ mặn .......................... 101
Hình 3.8 Thay đổi về doanh thu trung bình hộ gia đình do cường bộ bão................. 102
Hình 3.9 Thay đổi doanh thu trung bình hộ gia đình do mưa đơng xn .................. 107
Hình 3.10 Thay đổi doanh thu trung bình hộ gia đình do mưa hè thu ....................... 107
Hình 3.11 Thay đổi doanh thu trung bình hộ gia đình do nhiệt độ lớn nhất vụ đơng
xn ......................................................................................................................... 108
Hình 3.12 Thay đổi doanh thu trung bình hộ gia đình do nhiệt độ lớn nhất vụ hè thu
................................................................................................................................ 108
Hình 3.13 Thay đổi doanh thu trung bình hộ gia đình do nhiệt độ nhỏ nhất vụ đơng
xn ......................................................................................................................... 109
Hình 3.14 Thay đổi doanh thu trung bình hộ gia đình do nhiệt độ nhỏ nhất vụ hè thu
................................................................................................................................ 109

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1 Bảng tổng hợp phạm vi, đối tượng, lĩnh vực, phương pháp và mục tiêu
nghiên cứu của các mơ hình ......................................................................................... 6
Bảng 1.1 Một số nghiên cứu nước ngoài đánh giá tác động do thiên tai, BĐKH đến
trồng trọt .................................................................................................................... 24
Bảng 1.2 Một số nghiên cứu trong nước đánh giá tác động do thiên tai, BĐKH đến
trồng trọt .................................................................................................................... 28
Bảng 2.1 Tài liệu thứ cấp thu thập tỉnh Nghệ An ....................................................... 47
Bảng 2.2 Bảng tính tốn kích thước mẫu hộ dân trồng trọt......................................... 48
Bảng 2.3 Kết quả điều tra số lượng phiếu thu thập từ các huyện ................................ 49
Bảng 2.4 Cơng thức tính chỉ số Chỉ số Sazonov (Sa.I) ............................................... 57

Bảng 2.5 Mô tả các biến số trong mơ hình ................................................................. 59
Bảng 3.1 Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An ............................................ 70
Bảng 3.2 Số ngày có lượng mưa lớn, lượng mưa ngày lớn nhất trạm TV Vinh .......... 70
Bảng 3.3 Số ngày có lượng mưa lớn, lượng mưa ngày lớn nhất trạm Quỳnh Lưu ...... 70
Bảng 3.4 Nhiệt độ khơng khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An ....................... 71
Bảng 3.5 Quy mơ sản xuất của một số cây chính hàng năm ....................................... 74
Bảng 3.6 Quy mô sản xuất một số cây lâu năm chính ................................................ 75
Bảng 3.7 Năng suất lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020 ..................................... 76
Bảng 3.8 Thống kê mô tả một số biến số ................................................................... 96
Bảng 3.9 Kết quả hồi quy tác động thiên tai đến doanh thu hoạt động trồng trọt ........ 97
Bảng 3.10 Kết quả dự báo thiệt hại của các yếu tố thiên tai khi khơng và có biện pháp
ứng phó đến doanh thu hộ nông dân .......................................................................... 98
Bảng 3.11 Kết quả hồi quy tác động do thiên tai đến doanh thu hoạt động trồng trọt có
xét đến biến đổi khí hậu ........................................................................................... 103
Bảng 3.12 Kết quả dự báo thiệt hại của yếu tố biến đổi khí hậu đến doanh thu hoạt
động trồng trọt của hộ dân khi có và khơng áp dụng biện pháp ứng phó .................. 105
Bảng 3.13 Kết quả dự báo tác động thiên tai và biến đổi khí hậu đến doanh thu (%)
trồng trọt theo các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau ........................................... 110
Bảng 3.14 Kết quả đo lường sai số dự báo của mơ hình so với thực tế ..................... 112

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 3.15 Các biện pháp ứng phó với thiên tai của hộ trồng trọt Nghệ An .............. 113
Bảng 3.16 Kết quả mơ hình phân tích tác động các biện pháp ứng phó với thiên tai đến
doanh thu hộ trồng trọt Nghệ An ............................................................................. 114
Bảng 3.17 Kết quả đo lường sai số dự báo của mơ hình so với thực tế ..................... 115


ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSHTTL

Cơ sở hạ tầng thủy lợi

DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long


GSO

Tổng cục thống kê

GTGT

Giá trị gia tăng

HQ

Hiệu quả

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học Công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KH KTTV&MT

Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

PCGNTT

Phòng chống giảm nhẹ thiên tai

PCTT

Phòng chống thiên tai

SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

RCP

Kịch bản biến đổi khí hậu

VHLSS

Mức sống hộ dân cư

XNM

Xâm nhập mặn

UBND

Ủy ban nhân dân


UNDP

Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu của đề tài
Tác động của các loại thiên tai, đặc trưng như bão, hạn, mặn đến đời sống hàng ngày
của người dân trong các quốc gia ngày càng khốc liệt; diễn biến thất thường cả về tần
suất và cường độ của các loại hình thiên tai đã gây ra tác hại nặng nề về kinh tế - xã
hội (KT-XH) cho nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Biến đổi khí hậu (BĐKH)
cũng là một trong những thách thức to lớn đối với mỗi quốc gia; đó là sự thay đổi đáng
kể trong khí hậu như nhiệt độ, nắng nóng hay mưa kéo dài trong một khoảng thời gian,
thường là nhiều thập kỷ, dù là thay đổi tự nhiên hoặc hoạt động của con người; BĐKH
đã và đang tác động xấu nghiêm trọng đến sản xuất, trồng trọt, đời sống, môi trường…
trên phạm vi tồn thế giới.
Việt Nam thuộc vùng Đơng Nam Á có bờ biển kéo dài, chịu tác động của nhiều loại
hình thiên tai xuất hiện bất ngờ, phức tạp cộng thêm BĐKH, nhiệt độ, nắng nóng,
lượng mưa khó lường. Do vậy, Việt Nam trở thành quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên
thế giới và nó ngày càng tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội; trong đó lĩnh vực trồng
trọt của các hộ nơng dân thuộc ngành nông nghiệp cũng là lĩnh vực chịu thiệt hại nặng
nề trong nền kinh tế quốc dân.
Lĩnh vực nông nghiệp, nhất là trồng trọt có vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo
an ninh lương thực, góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân ở
Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp, trồng trọt ở Việt Nam chịu ảnh hưởng
thiệt hại rất nhiều do bị tác động từ các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là thiên tai ngày càng

diễn biến phức tạp, cùng với BĐKH, nắng nóng, lượng mưa. Thực tế, trong nhiều năm
qua đã cho thấy, hoạt động trồng trọt của người dân chịu thiệt hại nặng nề so với các
hoạt động khác.
Nghệ An là địa phương luôn chịu thiệt hại nặng do bị tác động của thiên tai, BĐKH.
Hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất và mức độ khốc liệt ngày càng cao như bão,
áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), hạn hán và xâm nhập mặn (XNM) ảnh hưởng không nhỏ
đến trồng trọt của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong hai thập kỷ qua, số
lượng cơn bão tác động đến Bắc Trung Bộ là 38 trong đó trực tiếp vào Nghệ An là 10
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cơn chiếm 26%. Những năm gần đây, ở Nghệ An đã có những biểu hiện nhiệt độ trung
bình có xu hướng tăng lên, mỗi năm bình qn có tới 8-10 đợt nắng nóng, lượng mưa
nhiều vùng đã giảm rõ rệt (10-15%) làm cho hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, nước
mặn lấn sâu hơn. Cụ thể, trong năm 2020, tỉnh Nghệ An đã chịu tác động lớn của thiên
tai và biến đổi khí hậu đến các hộ dân sinh, kinh tế xã hội; ảnh hưởng lớn đến người
dân, hộ trồng trọt nơng nghiệp, ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 1.327,019 tỷ đồng,
trong đó (giơng, lốc, sét, mưa đá 250,12 tỷ đồng, bão số 5: 141,053 tỷ đồng, đợt mưa
từ ngày 15 đến ngày 20/10: 149,349 tỷ đồng; hoàn lưu bão số 9: 786,497 tỷ đồng) [1].
Trong số các đối tượng bị thiệt hại thì người dân vẫn chịu tổn thương lớn nhất, đặc biệt
là nguồn sinh kế từ trồng trọt nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ
An luôn bị thiệt hại nặng nề.
Do vậy, tác giả đã lựa chọn luận án “Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do
thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí
hậu” để nghiên cứu là thực sự cần thiết và mang ý nghĩa khoa học thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Ứng dụng mô hình Ricardo dạng dữ liệu chéo để lượng hóa thiệt hại do thiên tai
(bão, hạn, mặn) đến trồng trọt; kết quả mơ hình nghiên cứu thực nghiệm, đã dự báo

được thiệt hại do thiên tai có xét đến yếu tố theo các kịch bản BĐKH (nhiệt độ, mưa)
đến trồng trọt tại tỉnh Nghệ An.
(2) Ứng dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa tác động của các biện
pháp ứng phó thiên tai đến doanh thu hộ trồng trọt tại tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động do thiên tai đến trồng trọt của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét
đến yếu tố BĐKH.
Đối tượng thu thập thơng tin là hộ gia đình và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực
nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu lượng hóa tác động do thiên tai (bão, hạn, mặn)
đến trồng trọt có xét đến yếu tố BĐKH (lượng mưa và nhiệt độ). Phân tích tác động
của các biện pháp ứng phó của hộ gia đình với thiên tai, BĐKH tại địa bàn tỉnh Nghệ
An. Cụ thể:
+ Lượng hóa tác động do thiên tai có xét đến yếu tố BĐKH tới hoạt động trồng trọt
(cây lúa, chè, cam) của hộ gia đình tại tỉnh Nghệ An năm 2001-2020.
+ Lượng hóa tác động của các biện pháp ứng phó của hộ gia đình với thiên tai tại Nghệ
An.
+ Dự báo tác động do thiên tai và BĐKH đến trồng trọt với các kịch bản BĐKH do Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định. Theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài ngun và Mơi
trường thì chỉ đưa ra kịch bản là trung bình (RCP 4.5) và cao (RCP 8.5), khơng có
kịch bản thấp (RCP 2.6).
+ Đánh giá các giải pháp, ứng phó của các hộ gia đình và đề xuất giải pháp giảm thiểu

tác động tiêu cực do thiên tai, BĐKH tại tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian và không gian:
+ Số liệu thứ cấp trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2001 đến năm 2020.
+ Số liệu sơ cấp từ kết quả khảo sát trực tiếp tại Nghệ An năm 2020.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả đã tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên
cứu có liên quan trong nước và trên thế giới từ đó lựa chọn hướng tiếp cận vừa mang
tính kế thừa vừa mang tính sáng tạo và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng chủ
yếu như sau:

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phương pháp kế thừa: Kế thừa những kết quả nghiên cứu về thiên tai, biến đổi khí
hậu tại vùng nghiên cứu, sử dụng các nguồn tài liệu, số liệu sơ cấp, thứ cấp có liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng nhằm phân tích, đưa ra các các biến số cần
thiết cho nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu
nhằm xây dựng bảng hỏi, tính tốn thí điểm thu thập số liệu sơ cấp tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp phân tích, xử lý, tổng hợp:
Dựa trên các số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được, luận án sử dụng phương pháp xử lý
số liệu thông qua các phần mềm ứng dụng Excel, Stata.
- Phương pháp chuyên gia: Tiếp cận tri thức của các nhà khoa học, nhà quản lý có
kinh nghiệm trong các nội dung nghiên cứu nhằm bổ sung và hồn thiện những phân

tích, đánh giá giúp nghiên cứu có cái nhìn tổng qt và đầy đủ hơn về vấn đề nghiên
cứu cũng như để kiểm tra tính phù hợp và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu (Ariel
Dinar, 2011).
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng các mơ hình nghiên cứu định
lượng cơ bản Ricardo và mơ hình hồi quy tuyến tính OLS.
5. Khung phân tích lý thuyết của luận án
Khung nghiên cứu lý thuyết của luận án được thể hiện trong Hình 0.1. Trong đó để
đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động do thiên tai đến trồng trọt có xét đến BĐKH tại
tỉnh Nghệ An có 4 nội dung chính.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phạm vi và đối
tượng nghiên cứu

Tác động do
thiên tai (bão,
hạn, mặn) đến
trồng trọt (lúa,
chè, cam) có xét
đến yếu tố biến
đổi khí hậu trên
địa bàn tỉnh
Nghệ An

Mơ hình nghiên cứu


Kết quả

Mơ hình
Ricardo
(Dữ liệu
chéo)

Đánh giá và
dự báo tác
động do
thiên tai đến
trồng trọt

Mơ hình Hồi
quy tuyến tính
OLS

Đánh giá các
biện pháp
ứng phó của
các hộ dân
trồng trọt

Đề xuất giải pháp

Giảm thiểu
thiệt hại do
thiên tai và
BĐKH


Hình 0.1 Khung nghiên cứu lý thuyết
Nội dung 1: Xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Tập trung vào tác động của
bão, hạn, mặn đến trồng trọt có xét đến BĐKH.
Nội dung 2: Xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp với nội dung nghiên cứu. Vận
dụng các mô hình kinh tế để lượng hóa tác động do thiên tai đến trồng trọt có xét đến
BĐKH tại tỉnh Nghệ An như mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến, mơ hình Ricardo.
Nội dung 3: Dự báo tác động của thiệt hại đến trồng trọt có xét đến yếu tố BĐKH.
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp trong lĩnh vực trồng trọt nhằm hạn chế tác động do
thiên tai có xét đến yếu tố BĐKH trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 0.1 Bảng tổng hợp phạm vi, đối tượng, lĩnh vực, phương pháp và mục tiêu nghiên cứu của các mơ hình
TT

Phạm vi thời gian

Đối tượng

Lĩnh
vực

Phương pháp
nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
- Lượng hóa tác động tích cực, tiêu cực của thiên

tai và BĐKH, đánh giá cường độ tác động các

Kết quả 1
(Đánh giá và

yếu tố có tính đến các biện pháp ứng phó và loại
Sử dụng bộ dữ liệu

dự báo tác
điều tra sơ cấp trực
động do thiên
tiếp hộ nông dân trồng
tai đến trồng
trọt năm 2020
trọt)

Doanh thu hộ

Trồng

nơng dân

trọt

Mơ hình

cây trồng.

Ricardo dạng


- Tính tốn thiệt hại về doanh thu hộ nơng dân

dữ liệu chéo

lĩnh vực trồng trọt theo từng yếu tố thiên tai,
BĐKH và theo các kịch bản BĐKH khác nhau.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị dựa trên
kết quả phân tích định lượng
- Đánh giá tác động của các biện pháp ứng phó

Kết quả 2
(Đánh giá các
biện pháp ứng
phó của các
hộ dân trồng
trọt)

đến hộ nơng dân trồng trọt để xem các nhân tố

Sử dụng bộ dữ liệu Biện pháp ứng
điều tra sơ cấp trực

phó thiên tai

Trồng

tiếp hộ nơng dân trồng

BĐKH trong


trọt

trọt

OLS dạng dữ tích cực và tiêu cực tác động tới việc lựa chọn
liệu chéo

trồng trọt

các biện pháp ứng phó.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị dựa trên
kết quả phân tích định lượng

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào cơ sở lý luận về nghiên cứu thiệt hại
kinh tế do thiên tai đến trồng trọt hộ gia đình trong điều kiện BĐKH của tỉnh Nghệ
An.
Đánh giá, lượng hóa thiệt hại kinh tế do thiên tai (bão, hạn, mặn) đến trồng trọt hộ gia
đình trong điều kiện BĐKH sẽ là cơ sở để đề xuất các chính sách hợp lý góp phần
mang lại hiệu quả (HQ) kinh tế - xã hội trong việc phòng chống, ứng phó và dự báo
các tác động do thiên tai, BĐKH gây ra tại tỉnh Nghệ An.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tham khảo áp dụng phục vụ cơng tác quản lý
nhằm phịng chống, ứng phó và dự báo tác động do thiên tai (bão, hạn, mặn) đến

doanh thu trồng trọt hộ gia đình trong điều kiện BĐKH trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các phát hiện này là căn cứ quan trọng có giá trị tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch
định chính sách và các nhà khoa học.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được cấu trúc với 4 chương nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu tác động do thiên tai và biến đổi khí
hậu đến trồng trọt
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng và kết quả đánh giá, dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt
có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu tại tỉnh Nghệ An
Chương 4: Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai và biến đổi khí hậu đến
trồng trọt tại tỉnh Nghệ An

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC
ĐỘNG DO THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TRỒNG TRỌT
1.1 Cơ sở lý luận về thiên tai và biến đổi khí hậu tác động đến trồng trọt
1.1.1 Khái niệm về sản xuất nông nghiệp, trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp (SXNN), trồng trọt là ngành sản xuất cơ bản của xã hội, tạo ra
các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người [2]. Đây là q trình
tạo ra sản phẩm từ chính những gì mình có. Sản phẩm của SXNN, trồng trọt khơng chỉ
là lương thực mà còn cả việc xử lý, chế biến để phục vụ cho toàn xã hội. [3] cho rằng
SXNN là một ngành sản xuất vật chất cơ bản trong xã hội. Quan điểm này nhấn mạnh
đến hoạt động SXNN là việc sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất, nước, giống và tự
sản xuất nông sản trên chính những gì mình có [4] khẳng định rằng SXNN là ngành
sản xuất lâu đời nhất và cơ bản nhất của xã hội. Hoạt động SXNN trải dài qua các thời

kỳ lịch sử và các vùng miền khác nhau. Tác giả cho rằng SXNN trong tương lai vẫn là
trụ cột phát triển của nền kinh tế, là chỗ dựa và nền tảng cho các ngành nghề khác phát
triển. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát
triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Nông nghiệp là trụ
cột cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, là khởi nguồn cho công nghiệp và dịch vụ. Hiểu
theo nghĩa hẹp thì nơng nghiệp bao gồm ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong
nông nghiệp. Cịn hiểu theo nghĩa rộng thì nơng nghiệp bao gồm cả ngành lâm nghiệp.
1.1.2 Tác động do thiên tai đến trồng trọt
1.1.2.1 Khái niệm thiên tai
Thiên tai là do các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã
hội làm thay đổi nghiêm trọng trong chức năng bình thường của một cộng đồng hay một
xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp đối với con người, vật chất, kinh tế hay
mơi trường, địi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp bách của con
người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hồi [5].
Theo khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống thiên tai tại Việt Nam định nghĩa “Thiên
tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường,

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,
sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do
mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa
đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác [6].
Thiên tai được chỉ ra do hai nhóm ngun nhân theo hình vẽ dưới đây:
Thảm họa thiên nhiên

Thảm họa do con người gây ra


Khí tượng (lũ lụt, lốc xốy,
bão, bão tuyết)

Cơng nghệ (tai nạn giao thông,
hỏa hoạn)

Đại chất (động đất, núi lửa
phun trào, lở đất, sóng thần)

Cơng nghiệp (tràn hóa chất,
bức xạ, chất độc, rị rỉ khí)

Mơi trường/sinh học (nóng
lên tồn cầu, biến đối khí
hậu, suy giảm tầng ozon,
dịch bệnh)

Chiến tranh (chiến tranh, khủng
bố, xung đột nội chính, bất ổn
dân sự)

Hình 1.1 Nguyên nhân gây ra thiên tai
1.1.2.2 Tác động do thiên tai đến trồng trọt
Thiên tai xảy ra sẽ gây tác động lớn tới hoạt động sản xuất của các hộ gia đình của
doanh nghiệp (DN) cũng như của tồn bộ nền kinh tế. Trong thực tế có khoảng 21 loại
hình thiên tai khác nhau mỗi loại thiên tai sẽ gây ra những tác động đến các đối tượng
khác nhau. Trong nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích ba loại hình thiên tai chính là
bão, hạn và xâm nhập mặn.
a) Áp thấp nhiệt đới, bão

Áp thấp nhiệt đới là một xốy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7
và có thể có gió giật; Bão là một xốy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8
trở lên và có thể có gió giật. Đây là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và
nguy hiểm ở Việt Nam.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


b) Hạn hán
Hạn hán là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng trong thời gian
dài do khơng có mưa và cạn kiện nguồn nước. Hạn hán làm ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống và các hoạt động sản xuất của người dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp,
thủy sản, lâm nghiệp và chăn nuôi. Hạn hán là hậu quả trực tiếp của BĐKH nhưng
cũng còn một nguyên nhân quan trọng khác là hoạt động của con người tác động đến
thiên nhiên, tàn phá rừng, mở rộng canh tác tràn lan, xây dựng hồ đập không có quy
hoạch hợp lý đã dẫn đến suy giảm nguồn nước trong khi nhu cầu sử dụng nước cho
sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế không ngừng tăng lên. Hình 1.2 mơ tả tổng
hợp những loại hình hạn hán bao gồm: hạn khí tượng, hạn đất và hạn thuỷ văn.
Tác động của hạn hán là rất lớn, riêng về nơng nghiệp, thủy sản, hạn hán có thể làm
giảm năng suất, sản lượng của các mùa vụ, cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm và
thủy hải sản; hạn hán có thể ảnh hưởng đến các vật ni, gia súc, gia cầm do thiếu
nước cho chăn nuôi (bị chết hoặc giảm năng suất). Hạn hán làm ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân và có tác động lớn đến nền kinh tế của nơi xảy ra thiên tai. Ngoài
ra, một thiệt hại gián tiếp là khi hạn hán xảy ra làm cho lưu lượng nước trong sông,
nước ngầm bị suy kiệt dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn, nhiễm mặn ở khu vực cửa
sông, ven biển.

10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Biến đổi khí hậu tự nhiên

Các hệ thống xốy nghịch
bền vững

Khơng có mưa hoặc
ít mưa

Hạn khí tượng

Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, số giờ chiếu
sáng dài và bức xạ mặt trời mạnh

Thiếu hụt
mưa

Bốc hơi và thoát hơi nước gia
tăng

Thiếu hụt độ
ẩm đất

Hạn đất (độ ẩm
đất suy giảm)

Cây thiếu nước, bị giảm

sinh khối và sản lượng

Suy giảm bổ cập
nước ngầm

Hạn thủy văn

Thiếu hụt dịng
chảy

Hạ thấp mực và lượng
nước ngầm

Hình 1.2 Ngun nhân gây ra hạn hán
Nguồn: Đề tài KC.08-22
c) Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn khi hàm lượng nồng độ muối vượt
mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền. Nước biển mang theo
lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn. Dựa vào hàm
lượng NaCl trong muối biến người ta có thể phân loại mức độ xâm nhập mặn theo các
mức độ ít, trung bình và cao.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Có 3 ngun nhân chính dẫn đến xâm ngập mặn: (1) các hoạt động khai thác đất trồng
nông nghiệp quá mức, hiện tượng chặt phá rừng, (2) việc xây dựng cơng trình thủy lợi
được thực hiện dày đặc, (3) hiện tượng BĐKH sự nóng lên của khí hậu tồn cầu tác

động tiêu cực đến BĐKH, gây ra các thiên tai nước biển dâng cao dẫn diễn biến của
xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và tác hại ngày càng lớn.
Hậu quả của xâm ngập mặn là rất lớn, hạn mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp,
thiếu nước trong sản xuất làm cho diện tích trồng trọt bị thu hẹp và năng suất cây trồng
bị thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, xâm ngập mặn cịn gây ra tình trạng thiếu nước ngọt
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người dân.
1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt
1.1.3.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển,
thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trên thế giới, BĐKH đã xảy ra trên
phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên
trái đất. BĐKH làm cho thiên tai, thảm hoạ, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán, động đất,
sóng thần ngày càng gia tăng về tần suất.
Theo OECD (2004), BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó,
được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH
có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường
xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo
của khí quyển [7].
Theo Cơng ước khung của Liên hợp Quốc về BĐKH, BĐKH là sự thay đổi thành phần
khí quyển của Trái Đất. BĐKH là sự biến thiên tự nhiên của khí hậu. Những biến thiên
này được quan sát trên một chu kỳ có thời gian dài. Định nghĩa này đồng nghĩa với sự
nóng lên tồn cầu.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



1.1.3.2 Nguyên nhân dẫn tới BĐKH
Có thể chia nguyên dân dẫn tới BĐKH thành những nguyên nhân chủ quan và khách
quan trong đó những nguyên nhân chủ quan phải kể đến việc con người thay đổi mục
đích sử dụng đất và nguồn nước làm phá vỡ dòng chảy tự nhiên và sự gia tăng lượng
khí thải và một số loại khí nhà kính khác từ các hoạt động kinh tế của con người.
Những tác động này sẽ làm biến đổi bầu khí quyển của trái đất. Khi mật độ khí nhà
kính vượt mức báo động sẽ làm cho nhiệt độ của trái đất cũng tăng dần lên. Điều này
sẽ làm thay đổi thời tiết ở nhiều vùng trên trái đất.
Những nguyên nhân khách quan bao gồm: sự biến đổi của tự nhiên như sự biến đổi
các hoạt động của mặt trời, trái đất thay đổi quỹ đạo, quá trình kiến tạo núi và kiến tạo
các thềm lục địa, sự biến đổi của nhiều dòng hải lưu và sự lưu chuyển bên trong của hệ
thống khí quyển.
Hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được mối quan hệ giữa sự tăng nhiệt độ của
trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển.
Hiện nay thì hàm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng cao với một tốc độ
nhanh. Chính vì hàm lượng khí CO2 tăng lên sẽ làm cho nhiệt độ của trái đất tăng dần
lên.
BĐKH đang diễn ra ngày càng nhanh và nhanh hơn dự đoán của con người (IPCC,
2009). BĐKH diễn ra theo một chu trình mà ở đó khí hậu chịu tác động mạnh mẽ bởi
các hoạt động của trái đất, mối quan hệ giữa trái đất với hệ vũ trụ và đặc biệt là tác
động do các hoạt động của con người. Khi dân số và nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng
của con người gia tăng đòi hỏi phải tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên
để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa. Hậu quả là làm tăng phát thải chất thải và khí
nhà kính. Q trình này làm cho sự BĐKH theo hướng bất lợi cho sản xuất, tài nguyên
và con người ngày càng gia tăng. Hình 1.3 mơ tả mối những nguyên nhân và ứng phó
của BĐKH.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×