Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trung Nguyên gửi thông điệp gì cho Starbucks? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.12 KB, 7 trang )




Trung Nguyên gửi thông
điệp gì cho Starbucks?
Trong marketing, có một quy luật dành cho các thương hiệu không phải là
kẻ dẫn đầu thị trường: muốn thành công hãy gắn tên tuổi của mình vào
thương hiệu dẫn đầu.

Trung Nguyên gửi thông điệp gì cho Starbucks?
Tại sao gần đây truyền thông "bỗng nhiên" nhắc nhiều đến Trung Nguyên?
Do cà phê ngon hay do tinh thần yêu hàng Việt? Có thể là cả hai nhưng thêm
một nguyên nhân khác xuất phát từ một thông tin không liên quan đến Trung
Nguyên: thương hiệu cà phê Starbucks đã vào Việt Nam. Các phát ngôn của
ông chủ Trung Nguyên sở dĩ gây sốt cũng là do đề cập đến thương hiệu cà
phê số 1 thế giới này.

Trung Nguyên là tên tuổi hiếm hoi của thương hiệu Việt được biết đến tại
nước ngoài. Ở một mức độ nào đó, người Việt có thể tự hào về dấu ấn
thương hiệu mà Trung Nguyên đã làm được ngoài biên giới Việt Nam.

Dưới góc độ quản trị thương hiệu, thay vì chỉ lo lắng đối đầu, Trung Nguyên
có thể xem sự có mặt của Starbucks tại Việt Nam là một cơ hội để tái tạo
năng lượng cho vị thế hình ảnh thương hiệu của mình. Vì đây là cách các
thương hiệu trên thế giới đã làm, và họ đã rất thành công.

Avis rất khôn ngoan

Tại thị trường cho thuê xe hơi ở Mỹ, Hert là thương hiệu dẫn đầu trong suốt
một thời gian dài. Avis gia nhập thị trường và định vị bản thân là thương
hiệu "theo sau" với câu khẩu hiệu rất thông minh "We try harder" (tạm dịch:


Chúng tôi cố gắng hơn nữa). Điều đó có nghĩa Avis đã khôn ngoan tuyên bố
họ là số 2 trên thị trường và có được sự đồng cảm từ phía khách hàng tiềm
năng.

Thêm vào đó, việc gắn kết thương hiệu của mình với thương hiệu số 1 trong
nhóm ngành là một hành động khôn khéo. Bất kể Avis có thật sự "cố gắng
hơn nữa" hay không, điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến thành công
à máy rang xay cà phê
ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở một số thành phố như Seattle, New York, Boston. Để có
của họ. Thay vào đó, một cách rất tự nhiên, người tiêu dùng liên hệ Avis với
Hert, thương hiệu vốn đã là số 1 trong tâm trí họ.

Việc định vị là thương hiệu số 2 đã mang lại rất nhiều lợi ích và việc kinh
doanh của Avis ngày càng phát đạt nhờ chiến lược này. Một vài năm sau
chiến dịch đó, Avis đã tái định vị thương hiệu với tuyên bố "We will be
number one" (tạm dịch: Chúng tôi sẽ là số 1).

Không có gì ngạc nhiên khi việc kinh doanh bắt đầu giảm sút bởi lẽ định vị
này đi quá xa so với cảm nhận đã được hình thành trong tâm trí khách hàng
về Avis.

7Up rất sáng tạo

Năm 1968, thương hiệu nước uống 7Up trở thành bài học điển hình về thành
công nhờ định vị dựa vào kẻ dẫn đầu với chiến dịch "There is no coke like
the uncola" (tạm dịch: Chẳng có nước uống nào không có vị coke như
uncola). Xuất phát của chiến lược định vị này đến từ kết quả nghiên cứu thị
trường: Khi khách hàng uống 7Up đã thốt lên "thật sảng khoái, khác hẳn
cola".


Về chiến lược định vị thương hiệu, đây là một ý tưởng rất khôn ngoan. Khi
"dựa hơi" các tên tuổi sừng sỏ Coca và Pepsi, 7Up không mất thời gian và
tiền bạc để xây dựng nhận biết thương hiệu (thường rất tốn kém). Nhờ chiến
lược này, 7Up nhanh chóng nhảy lên vị trí thứ ba trên thị trường nước giải
khát ở Mỹ.

Manchester City hữu xạ tự nhiên hương

Nói đến bóng đá Anh, người ta thường nhắc đến tên tuổi lừng lẫy khắp toàn
cầu Manchester United của ngài Alex Ferguson. Sự thống trị tuyệt đối của
"quỷ đỏ” dẫn đến sự "nổi tiếng" của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ:
tại những thời điểm khác nhau, khi thì Arsenal, khi thì Liverpool và có lúc là
Chelsea.

Tuy nhiên, kể từ mùa bóng 2011- 2012, kẻ được "ăn theo" Man United
nhiều nhất là đội bóng cùng thành phố Manchester City. Sau khi được tỷ phú
Ả Rập đầu tư hàng trăm triệu đô la, "Man Xanh" bỗng dưng đổi đời và trở
thành đối trọng chính của kẻ láng giềng đáng ghét "Man Đỏ”.

Có lẽ truyền thông không nói về City nhiều đến vậy nếu họ không phải là
"người hàng xóm ồn ào" của Manchester United - thương hiệu đắt giá nhất
và được yêu thích nhất trên toàn thế giới.

Về hoạt động truyền thông, Man City hầu như chẳng có định hướng hoạt
động gì nhiều như Avis và 7Up đã làm. Họ chỉ cần trở thành kẻ thách thức
ngôi vô địch với Man United là đủ để đánh bóng danh tiếng thương hiệu của
mình.

Vậy cơ hội nào cho Trung Nguyên?


Như đã đề cập ở trên, sự xuất hiện của Starbucks là thách thức, đồng thời
cũng là cơ hội của Trung Nguyên để tái định vị vị thế cạnh tranh của mình.
Trước khi ồn ào với các hoạt động truyền thông, câu hỏi mang tầm chiến
lược đầu tiên mà Trung Nguyên cần làm sáng tỏ là: Tại thị trường Việt Nam,
họ xác định là thương hiệu dẫn đầu hay chỉ là kẻ thách thức?

Vị thế của thương hiệu sẽ quyết định "âm điệu" thông điệp truyền thông cần
chuyển tải. Dù đi theo chiến lược cạnh tranh nào, Trung Nguyên cũng nên
nhất quán về điểm nhấn của thông điệp.

Quả thật, hiện nay người tiêu dùng đang bối rối trước các phát ngôn khác
nhau của họ: "Chỉ có thể là Trung Nguyên" hay "Cà phê thứ thiệt cho người
thứ thiệt"; "Khơi nguồn sáng tạo" hay "Thống lĩnh nội địa, chinh phục thế
giới" ?

Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng ưu ái các thương hiệu Việt. Nhưng họ
cũng cần hiểu giá trị cốt lõi của mỗi thương hiệu nội mang lại là gì. Năng
lượng tràn đầy, nhưng cũng xin đừng "tỏ tình" nhiều quá. Chỉ một thông
điệp thôi, Trung Nguyên nhé!

×